Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Làm gì để tránh biến chứng của bệnh đái tháo đường docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.32 KB, 5 trang )

Làm gì để tránh biến chứng của
bệnh đái tháo đường

Thường xuyên kiểm tra huyết áp.
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh kinh niên, chưa có thuốc chữa
tận gốc. Những thuốc hiện dùng có thể giúp ích bệnh nhân rất nhiều. Tuy
nhiên, nhiều biến chứng của bệnh vẫn xảy ra cho dù bệnh nhân có kiêng uống
hay chích thuốc đến đâu chăng nữa. Do đó, bệnh nhân ĐTĐ cần cẩn thận hơn
những người khác về việc chăm sóc sức khỏe tổng quát của mình, để giảm
thiểu nguy cơ bị những biến chứng.
Khám bệnh tổng quát hàng năm

Ngoài những lần đi khám bệnh theo định kỳ để theo dõi bệnh ĐTĐ, bạn
nên đi khám bệnh tổng quát hàng năm. Thời gian này, bác sĩ sẽ khám để tìm xem
bạn có triệu chứng khởi đầu của những biến chứng không. Ngoài ra, bác sĩ còn
chú trọng vào mắt, thận và tim của bạn là những vùng có nhiều biến chứng do
ĐTĐ gây ra. Những kiểm nghiệm thông thường như chụp hình vú, tầm soát Pap
smear cũng được “nhớ tới” trong kỳ khám bệnh tổng quát này, mà có thể bạn dễ
quên vì quá chú trọng vào bệnh ĐTĐ.

Khám mắt hàng năm

Bạn nên đi khám mắt ở bác sĩ chuyên khoa về mắt mỗi năm một lần, hầu có
thể phát hiện sớm những bệnh của mắt do ĐTĐ gây ra. Nếu bạn bị ĐTĐ nặng,
huyết áp cao, bệnh thận hay cholesterol cao, bạn cần đi khám mắt thường hơn, có
thể nhiều lần trong năm.

Khám răng 2 lần mỗi năm

Người bệnh ĐTĐ dễ bị bệnh nướu do miễn nhiễm của họ bị yếu, không
chống lại được những vi trùng thường có ở trong miệng.


Do đó, bạn nên đi khám răng thường hơn.

Nên chích ngừa đầy đủ
Cũng lý do kể trên, bệnh nhân ĐTĐ dễ bị lây bệnh cúm, nhất là khi họ đã bị
thêm biến chứng ở thận hay tim. Hơn nữa, một khi mắc bệnh cúm, họ dễ bị thêm
biến chứng nguy hiểm của cúm như hôn mê do đường huyết lên quá cao. Do đó,
bệnh nhân ĐTĐ rất cần đi chích ngừa cúm. Ngoài ra, nếu trong máu không có siêu
vi viêm gan B hay kháng thể, bạn cũng nên chích ngừa viêm gan B.

Săn sóc kỹ hai bàn chân ĐTĐ làm hư hại hệ thần kinh ở hai bàn chân, khiến
bệnh nhân không cảm thấy đau, do đó có thể bị lở, nổi phồng ở bàn chân mà
không biết. ĐTĐ còn làm những động mạch dẫn tới bàn chân bị hẹp lại khiến máu
khó tới bàn chân, do đó vết lở khó lành. Một vết cắt hay vết lở nhỏ nơi bàn chân
giấu trong vớ hay giày có thể trở thành một vết thương rất lớn. Do các lý do trên,
ĐTĐ là nguyên nhân thông thường nhất dẫn đến việc cưa chân.

Không hút thuốc

Bệnh nhân ĐTĐ mà còn hút thuốc thì dễ tử vong vì bệnh tim hay tai biến
mạch máu não, vì hút thuốc khiến động mạch bị hẹp lại. Ngoài ra, hút thuốc còn
làm dễ bị bệnh thận và hư hại hệ thần kinh, làm giảm miễn nhiễm khiến dễ bị
nhiễm trùng viêm phổi.

Theo dõi huyết áp 3/4 dân Mỹ mắc bệnh ĐTĐ bị cao huyết áp. Hai chứng
bệnh này hợp lại khiến nguy cơ biến chứng tăng cao. Huyết áp nên dưới 120/
80mmHg. Cần gặp bác sĩ để chữa bệnh cao huyết áp và uống thuốc đều đặn.

Giảm stress

Stress làm cơ thể tiết ra những kích thích tố ngăn chặn tác dụng của insulin,

khiến bệnh ĐTĐ tăng thêm. Do đó, cần hạn chế stress. Nên tham khảo với bác sĩ
về phương cách làm giảm stress.

×