Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

on tap tam ly dai cuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.86 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TÂM LÝ
CÂU 1:


Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội , con người chỉ tồn tại và phát triển
khi thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu về sinh học. Đời sống hiện thực con người gồm ba mặt : tự
nhiên – tâm lý – xã hội.Do đó, tâm lý người có nguồn gốc và nội dung xã hội


Tâm lý người là sự tác động qua lại giữa não và thế giới khách quan. Thế giới khách quan
gồm có phần tự nhiên và phần xã hội, nhưng chính phần xã hội là cái quyết định nên tâm lý
người.


Trên thực tế, lịch sử có ghi chép lại những trường hợp các đứa trẻ “hoang dã’’ được tìm
thấy trong rừng, có cấu tạo thể chất bình thường nhưng biểu hiện hồn tồn khơng phải là tâm
lý người như khơng nói được, khơng giao tiếp được với người khác, di chuyển bằng hai tay hai
chân, dùng miệng ăn hoặc uống trực tiếp. Điều này thể hiện, con người khi bị tách khỏi các mối
quan hệ xã hội, người và người với nhau thì sẽ bị mất đi bản tính con người của mình.


Xã hội trải qua những thời đại khác nhau sẽ có những biến thiên nhất định và mỗi xã hội sẽ
được đặc trưng bởi một nên văn hóa, kinh tế, đạo đức, chính trị khác nhau.Chính vì vậy, tâm lý
con người ở mỗi thời đại khác nhau sẽ mang dấu ấn của thời đại và xã hội đó.Qua sự dạy dỗ của
cha mẹ, thầy cơ, người lớn và bằng hoạt động và giao tiếp của chính mình,con người lĩnh hội
chiếm lĩnh những cái chung của nền văn hóa xã hội để biến nó thành cái riêng của chính mình,
từ đó sáng tạo nên những cái mới góp phần làm nên văn hóa xã hội phong phú và đa dạng hơn
nữa. Sự phát triển tâm lý của mỗi người luôn luôn vận động và phát triển cùng với sự vận động
và phát triển của xã hội.


Mỗi con người theo thời gian có những biến cố, sự kiện xảy ra trong cuộc đời khiến cho tâm
lý người cũng thay đổi theo sự phát triển, vận động của lịch sử cá nhân người ấy.Từ đó cho thấy
tâm lý của mỗi con người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá
nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng.



Kết luận sư phạm:


Phải nghiên cứu nền văn hóa, quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động. Khi
giáo dục và nghiên cứu học sinh cần lưu ý đến đặc điểm thời đại dân tộc, địa phương gia đình.
Tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục, cũng như các hoạt động chủ đạo ở từng
giai đoạn lứa tuổi khác nhau. Quan tâm thích đáng đến đặc điểm cá nhân để đưa học sinh tiểu
học vào các hoạt động thích ứng mà hình thành và phát triển nhân cách.


Tạo cho các em có mơi trường giao lưu, giao tiếp bạn bè để các em tiếp nhận chủ động nền
văn hóa xã hội, hình thành tâm lý tích cực cho các em.


CÂU 2:


Khái niệm cảm giác: Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc
tính của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan. Cảm giác có những
đặc điểm sau:


_Cảm giác là một quá trình nhận thức, quá trình tâm lý: là một hiện tượng tâm lý xảy ra trong
thời gian ngắn, cảm giác có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách cụ thể và rõ ràng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

_ Cảm giác chỉ phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính cụ thể của sự vật, hiện tượng thơng
qua hoạt động của từng giác quan riêng lẻ.


_ Cảm giác của con ngưởi mang bản chất xã hội- lịch sử ( khác xa với cảm giác của các con
vật)


_ Cảm giác của con người mang bản chất xã hội và tính lịch sử.


Trong cuộc sống nói chung và trong hoạt động nhận thức nói riêng của con người, cảm giác
giữ vai trò quan trọng như sau:



_ Cảm giác là viên gạch đầu tiên để xây dựng lâu đài nhận thức.Cảm giác là hình thức đầu tiên
của hoạt động nhận thức nhờ các cơ quan cảm giác con người nhận được nguồn thông tin, tài
liệu phong phú từ thế giới bên ngoài, cũng như thơng tin về trạng thái cơ thể mình. Cảm giác là
nguồn cung cấp nguyên liệu để con người tiến hành những hoạt động tâm lý cao hơn.


_Cảm giác là mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và mơi trường xung quanh.
_Cảm giác cịn là điều kiện đảm bảo trạng thái hoạt động của vỏ não.


<i>a) Một mùi khó chịu tác động lâu sẽ khơng gây cảm giác nữa </i>


Đó là biểu hiện của quy luật về sự thích ứng của cảm giác.Dạng thích ứng này là sự mất cảm
giác trong thời gian tác động dài của cùng một kích thích.Mùi khó chịu tác động lên khướu
giác trong thời gian dài khiến cho khướu giác quen dần với nó và dần mất đi độ nhạy cảm
làm cho ta khơng cảm thấy nó khó chịu nữa.


<i>b) Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm:</i>


Điều này thể hiện trong quy luật tác động lẫn nhau giữa các cảm giác khác nhau.Trường hợp
trên thuộc cơ chế chuyển cảm giác, cảm giác này tạo nên một cảm giác khác trong sự tương
tác.Khi nhà cửa, bát đũa sạch sẽ gây cho ta cảm giác thoải mái hài lòng dẫn đến khi ăn cơm
cảm giác đó tạo nên cho ta cảm giác thức ăn ngon hơn.


Ứng dụng sư phạm:


Những quy luật của cảm giác chi phối mạnh mẽ đến cảm giác của cá nhân. Những quy luật
này cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến tính nhạy cảm của cảm giác. Vì vậy, con người cần chú ý
đến những quy luật này của cảm giác trong khi nhận thức cũng như rèn luyện tính nhạy cảm
của cảm giác.



CÂU 3:


Khái niệm: Tri giác là quá trình tâm lý phản ứng một cách trọn vẹn những thuộc tính của sự
vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan.


Đặc điểm:


_Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn.Tri giác giúp ta phản ánh sự vật
1 cách hoàn chỉnh, biết được rõ ràng sự vật này hay sự vật kia.Là do:


+ Tính trọn vẹn khách quan của bản thân sự vật và hiện tượng quy định
+ Sự phối hợp giữa các giác quan


_Là một quá trình tâm lý


_ Phản ánh những thuộc tính bề ngồi của sự vật


_Phản ánh sự vật hiện tượng một cách trực tiếp hay cá lẻ.
_Tri giác có tính kết cấu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

_Tri giác là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động của con
người trong mơi trường xing quanh. Hình ảnh của tri giác thực hiện chức năng là vật điều chỉnh
các hành động.


_ Hình thức tri giác chủ động có múc đích là sự quan san sát, giữ vai trò xác lập sự phù
hợp của các sản phẩm lao động với hình ảnh lý tưởng đã được hoạch định của nó.


a) <b>Trong một lớp học, giáo viên thường để ý những bạn có gì nổi bật </b>


<b>nhất, độc đáo nhất.</b>



Trường hợp này phản ánh quy luật về tình lựa chọn của tri giác.Tính lựa chọn của tri giác là
con người có khả năng chỉ phản ánh một vài đối tượng nào đó trong vơ số những sự vật hiện
tượng xung quanh.Tính lựa chọn phụ thuộc vào hứng thú, nhu cầu,tâm thế, ngôn ngữ, đặc
điểm của đối tượng.


Như vậy, người giáo viên có xu hướng để ý, quan tâm nhiều hơn đối với những học sinh có
những điểm nổi bật, độc đáo, khác với những học sinh khác trong lớp là do đặc tính của quy
luật này.


b) <b>Khi dùng ngôn ngữ, hay các giáo cụ trực quan trong dạy học.Nếu </b>


<b>giáo viên càng nói rõ ràng, càng chỉ rõ những chi tiết,tính chất, đặc </b>
<b>điểm, cơng dụng…thì càng làm cho tri giác của học sinh dễ dàng hơn.</b>
Trường hợp này phản ánh quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác.Những hình ảnh của tri
giác ln ln có một ý nghĩa xác định.Tri giác của con người được gắn chặt với tư duy, với
sự hiểu biết về bản chất của sự vật.Trong quá trình tri giác có cả những yếu tố của tư duy :
phân tích, so sánh các dấu hiệu của sự vật,hiện tượng rồi tổng hợp chúng lại…do đó hình
ảnh của đối tượng ngày càng được sáng tỏ.Giáo viên càng nói rõ ràng những chi tiết, tính
chất, đặc điểm..của sự vật thì càng giúp học sinh hiểu rõ sự vật hơn.


Ứng dụng sư phạm :


_ Trong dạy học giáo viên cần dùng phấn màu khi trình bày, đóng khung những phần
quan trọng…Hay việc tuân thủ nguyên tắc công bằng trong đối xử với học sinh.


_Giáo viên cần tính đến quy luật vế ý nghĩa của tri giác.Tài liệu trực quan bao giờ cũng
được học sinh tri giác một cách đầy đủ, sâu sắc hơn khi kèm với lời chỉ dẫn.Tên gọi của các sự
vật, hiện tượng mới cần được truyện đạt một cách đầy đủ và chính xác cho học sinh.



Câu 4 :


Khái niệm : Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm đã trải qua của con người
dưới hình thức biểu tượng.


Đặc điểm :


_Đối tượng của trí nhớ rất đa dạng : trí nhớ phản ánh hiện thực đã được tích lũy thành
kinh nghiệm, thành vốn riêng, thành hiểu biết dưới dạng hình ảnh cụ thể,cảm xúc,ý nghĩ , tư
tưởng, hành động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Vai trị :Trí nhớ có vai trị rất quan trọng trong đời sống và hoạt động của con người. Trí nhớ
giúp con người xác định phương hướng để thích nghi với ngoại giới. Nhờ có ghi nhớ mà con
người tích lũy được những kinh nghiệm đó ứng dụng vào thực tế cuộc sống.


Trí nhớ giúp con người học tập, tư duy và hiểu biết thế giới. Nếu khơng có trí nhớ thì con
người lúc nào cũng như đứa trẻ mới sinh ra.


Những người bị rồi loạn về trí nhớ rất khó khăn trong đời sống và hoạt động nhận thức
khơng đạt được hiệu quả.


Các q trình cơ bản của trí nhớ :


_Q trình ghi nhớ : ghi nhớ là quá trình ghi lại và giữ lại trong não con người những
hình ảnh của sự vật, hiện tượng trong quá trình tri giác.Gồm ghi nhớ khơng chủ định và ghi nhớ
có chủ định.


_Sự tái hiện : là một q trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ.Sự tái hiện
bao gồm sự nhận lại và nhớ lại.



_Sự quên : Quên là không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần
thiết.Sự quên có các mức độ như quên hoàn toàn, quên cục bộ từng phần, quên tạm thời hay
chốc lát.


Các loại trí nhớ :


_Dựa trên nguồn gốc hình thành : trí nhớ giống lồi, trí nhớ cá thể


_Dựa trên nguồn gốc phản ánh trong trí nhớ : trí nhớ vận động, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ
hình ảnh,trí nhớ từ ngữ logic.


_Dựa trên thời gian củng cố và giữ gìn : Trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn, trí nhớ thao
tác.


Tình huống :


Trường hợp những học sinh đó tự nghĩ ra các bài tốn thí các học sinh đó sẽ nhớ các chữ
số tốt hơn.


Câu 5 :


Khái niệm : Tình cảm là những rung động thể hiện thái độ của con người, có cường độ mạnh và
bền vững, ổn định.


Đặc điểm :


_ Trong tình cảm ln có khía cạnh nhận thức, nhận thức được nhu cầu cũng như sự vật,
hiện tượng thỏa mãn nhu cầu.


_Tình cảm mang tính chân thật, nó phản ánh chính xác nội tâm con người.


_Cũng như các hiện tượng tâm lý khác, tình cảm mang tính xã hội.


_Tình cảm được khái qt hóa và động hình hóa từ nhiều xúc cảm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

_Trong tình cảm xuất hiện những xúc cảm trái ngược nhau ở cùng một tình huống, hồn
cảnh.


Vai trị : Nhờ có tình cảm, con người nhận biết được về bản thân mình rõ nét hơn,bảo vệ con
người khỏi những nguy hiểm để đảm bảo sự sinh tồn, thông báo tình trạng cơ thể giúp con
người có những phản ứng hành động kịp thời.


Khi trải nghiệm, thể nghiệm một tình cảm con người nhận ra những nhu cầu của mình
một cách rõ ràng hơn và từ đó, có những thái độ điều chỉnh điều khiển hoặc tự giáo dục phù
hợp để phát triển nhân cách theo chiều hướng tốt hơn.Chính những tình cảm đặc trưng cho
nhân cách lại ảnh hưởng chi phối đến cách ứng xử của bạn bè, những người xung quanh chủ thể
đó và qua đó ảnh hưởng gián tiếp đến q trình hình thành nhân cách của chủ thể ấy.


Đối với nhận thức và hoạt động, đời sống tình cảm đóng vai trị như một động lực cho
quá trình con người tìm tòi, khám phá thế giới khách quan xung quanh, mở rộng tri thức, hiểu
biết cũng như hoạt động tích cực để thay đổi, cải tạo thế giới ấy.


Mức độ tình cảm : Dựa vào cường độ, sự tham gia của ý thức, tính ổn định và đối tượng phản
ánh mà đời sống tình cảm được phân chia thành các mức độ sau :


_ Màu sắc xúc cảm của cảm giác: Là mức độ thấp nhất của đời sống tình cảm.Đó là
những xúc cảm có cường độ rất yếu chỉ tồn tại thống qua cùng với q trình cảm giác nào
đó.Chẳng hạn như, một mùi nước hoa nhè nhẹ của cô gái lướt qua gây ra cảm xúc dễ chịu.


Xúc cảm: có cường độ mạnh hơn màu sắc xúc cảm của cảm giác, là thể nghiệm của một
tình cảm nào đó.Đặc điểm chung của xúc cảm là cường độ mạnh, rõ rệt, xảy ra nhanh chóng và


do những sự vật, hiện tượng cụ thể gây nên. Chẳng hạn như, niềm vui hạnh phúc khi con cái
thành đạt.


1. <b>“ vui lây, buồn lây ” </b><sub></sub> thuộc quy luật lây lan.


Xúc cảm, tình cảm về một sự vật hiện tượng nào đó từ chủ thể này có thể lan truyền sang
chủ thể khác. Nhờ có quy luật lây lan, con người mới có thể thơng cảm, đồng cảm cho nhau.


Có thể vận dụng quy luật này để tạo nên xúc cảm, tình cảm mong muốn nào đó với một
nhóm người, đám đơng trong cuộc sống hàng ngày, trong kinh doanh, trong chính trị hay
trong giáo dục như xây dựng tinh thần đoàn kết vững mạnh cho một tấp thể.


2. “ Gần thường, xa thương ” <sub></sub> thuộc quy luật thích ứng của cảm giác.
Trong đời sống tình cảm, nếu một xúc cảm hay tình cảm nào đó được nhắc đi nhắc lại nhiều
lần một cách không thay đổi sẽ bị suy yếu đi, bị lắng xuống. Đây chính là hiện tượng “chai
sạn” xúc cảm, tình cảm vẫn thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

3. “Giận cá chém thớt” <sub></sub> Quy luật di chuyển.


Xúc cảm, tình cảm có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác. Nghĩa là khi một
chủ thể có xúc cảm, tình cảm với một ai đó, việc gì đó, vật gì đó thì có thể chuyển cảm xúc,
tình cảm ấy sang một người khác, hiện tượng khác, sự vật khác có hoặc khơng có liên quan.


Đối với những xúc cảm âm tính như sự tức giận, một trong những nguyên nhân di chuyển
là vì sự thể hiện xúc cảm đó lên đối tượng khác sẽ an toàn hơn. Sự di chuyển này có thể hiểu
như một cơ chế tự vệ của con người. Quy luật di chuyển khiến xúc cảm, tình cảm của con
người tràn lan khơng biên giới nếu thiếu sự kiểm sốt, đơi khi dẫn đến những hậu quả nặng
nề nếu xúc cảm, tình cảm với đối tượng chính khơng được giái quyết.


4. “Cha sinh khơng bằng mẹ dưỡng” <sub></sub>Quy luật hình thành tình cảm


Tình cảm được hình thành trên cơ sở khái qt hóa, động hình hóa, tổng hợp hóa các xúc
cảm cùng loại.


Quy luật này cho thấy muốn hình thành tình cảm thì phải bắt đầu từ những xúc cảm cụ
thể trong những tình huống cụ thể. Nếu khơng có xúc cảm thì khơng thể có được tình cảm.
Do đó việc đưa con người vào đời sống thực, hoàn cảnh thực để trải nghiệm những rung
động là điều kiện cần thiết để xây dựng tình cảm cho người đó.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×