Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

chuyen de on tap van 6 hoc ki 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537 KB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO LONG BIÊN TRƯỜNG THCS PHÚC ĐỒNG. Giáo viên: HÀ THỊ BÍCH NGUYỆT.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> TiÕt 66:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> KIỂM TRA BÀI CŨ CÂU 1.Từ là gì? Từ có cấu tạo như thế nào? Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa dùng để đặt câu. CẤU TẠO TỪ TỪ PHỨC TỪ ĐƠN. Là từ gồm có hai hoặc nhiều tiếng có nghĩa. Là từ gồm có một tiếng có nghĩa Ví dụ: Bút, thước..... VD: Bút chì, thước kẻ.... TỪ GHÉP. TỪ LÁY. Các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa VD: Xe đạp, quyển vở. Các tiếng có quan hệ với nhau về âm VD: Lao xao, rì rầm..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> CÂU 2. Nghĩa của từ là gì? Từ nhiều nghĩa gồm những nghĩa nào? Là nội dung mà từ biểu thị. NGHĨA GỐC. NGHĨA CHUYỂN. Là nghĩa xuất hiện từ đầu VD: Mùa xuân. Là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc VD: Tuổi xuân.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> CÂU 3: Thế nào là từ thuần việt? Từ mượn?. TỪ THUẦN VIỆT. TỪ MƯỢN. Là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra VD: Đàn bà, trẻ em,bàn đạp.. Là từ mượn tiếng các nước khác VD: Phụ nữ, nhi đồng, pê đan. TỪ MƯỢN TiẾNG HÁN. TỪ GỐC HÁN. TỪ MƯỢN CÁC NƯỚC KHÁC: Anh, Pháp, Mỹ…. TỪ HÁN VIỆT.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> CÂU 4: Trong khi dùng từ ta thường gặp những lỗi gì?. LẶP TỪ. LẪN LỘN CÁC TỪ GẦN ÂM. DÙNG TỪ KHÔNG ĐÚNG NGHĨA.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> ÔN TẬP TIỀNG VIỆT:TỪ LOẠI VÀ CỤM TỪ. I. LÝ THUYẾT. Điền các từ loại đã học tương úng với các khái niệm sau?. A. TỪ LOẠI. DANH TỪ. 1 Là những từ chỉ người, vật hiện, tượng, khái niệm VD: Học sinh, Mưa,nhà…. ĐỘNG TỪ. 2 Là từ chỉ hành động trạng thái của sự vật VD: Chạy, đau, buồn.. TÍNH TỪ. 3 Là từ chỉ đặc điểm tinh chất của sự vật, hành động trạng thái VD: Xanh, đỏ, vàng. SỐ TỪ. 4 Là từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật VD: Một, hai, trăm.. LƯỢNG TỪ. 5 Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật VD: Cả, những, mọi.. CHỈ TỪ 6 Là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật VD: Này, kia, ấy.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> THẢO LUẬN NHÓM 6 TRONG 5 PHÚT MỖI NHÓM BỐC THĂM MỘT CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ TRẢ LỜI TRÊN BẢNG PHỤ. 1.Danh từ Danh từ gồm mấy loại lớn? Danh từ chỉ sự vật gồm mấy loại? Đặc điểm của mỗi loại? Vai trò của danh từ trong câu? Hãy nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng?. 2. Động từ Động từ là gì? Động từ có Đặc điểm như thế nào? Có mấy loại động từ?. 3.Tính từ Tính từ là gì? Tính từ có đặc điểm như thế nào? Có mấy loại tính từ?. 4.Số từ và lượng từ - Số từ là gì? Số từ có đặc điểm thế nào? - Lượng từ là gì? Lượng từ có đặc điểm thế nào?. 5. Chỉ từ Chỉ từ là gì? Hoạt động của chỉ từ trong câu như thế nào?. ?.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> ÔN TẬP TIẾNG VIỆT PHẦN TỪ LOẠI VÀ CỤM TỪ. I. LÝ THUYẾT. A. TỪ LOẠI. 1. Danh từ: - Là những từ chỉ người, vật hiện tượng, khái niệm .VD:Học sinh,mưa… - Danh từ gồm 2 loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. - Danh từ chỉ sự vật gồm có danh từ chung và danh từ riêng. + Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật. + Danh từ riêng là từ chỉ tên riêng của từng người,từng vật,địa phương… - Danh từ thường đứng đầu câu và làm chủ ngữ trong câu.. • Quy tắc viết hoa danh từ riêng: _ Khi viết danh từ riêng ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên tạo thành tên riêng đó..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> ÔN TẬP TIẾNG VIỆT PHẦN TỪ LOẠI VÀ CỤM TỪ. I. LÝ THUYẾT. A. TỪ LOẠI. 2. Động từ. -Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật. - Thường kết hợp với các từ đã ,sẽ ,đang cũng, vẫn, hãy, chớ,đừng…để tạo thành cụm động từ. -Động từ thường làm vị ngữ trong câu. - Có hai loại động từ chính: - Động từ tình thái thường đòi hỏi động từ khác đi kèm. - Động từ chỉ hoạt động ,trạng thái không đòi hỏi động từ khác đi kèm..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> ÔN TẬP TIẾNG VIỆT PHẦN TỪ LOẠI VÀ CỤM TỪ. I. LÝ THUYẾT. A. TỪ LOẠI. 3. Tính từ. -Tính từ là những từ chỉ đặc điểm,tính chất, trạng thái của sự vật hiện tượng. -Tính từ có thể kết hợp với các từ đã ,sẽ ,đang, cũng, vẫn, ..để tạo thành cụm tính từ. - Tính từ có thể làm vị ngữ ,chủ ngữ trong câu. - Có hai loại tính từ : +Tính từ chỉ đặc điểm tương đối ( có thể kết hợp với từ chỉ mức độ) + Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối ( không thể kết hợp với từ chỉ mức độ ).

<span class='text_page_counter'>(12)</span> ÔN TẬP TIẾNG VIỆT PHẦN TỪ LOẠI VÀ CỤM TỪ. I. LÝ THUYẾT. A. TỪ LOẠI. 4. Số từ: - Số từ là từ chỉ số lượng và số thứ tự của sự vật.Khi biểu thị số lượng sự vật,số từ thường đứng trước danh từ. Khi biểu thị số thứ tự,số từ đứng sau danh từ.. 5. Lượng từ: - Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. - Dựa vào vị trí trong cụm danh từ có thể chia lượng từ làm 2 nhóm: + Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể như: Tất cả,hết thảy,cả + Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối như: Những,mỗi,từng…. 6. Chỉ từ: - Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật,nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian như kia, ấy, nọ… - Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ, ngoài ra chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> B. CỤM TỪ I. Định nghĩa.. Điền tên các cụm từ tương ứng vào số các khái niệm sau?. CỤM DANH TỪ. CỤM ĐỘNG TỪ. CỤM TÍNH TỪ. 1. Là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành VD: Một túp lều nát.. 2. Là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. VD: Yêu thương Mị Nương hết mực.. 3.Là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. VD:Sừng sững như cái cột đình..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> B.CỤM TỪ II. Mô hình các cụm từ.. Hãy vẽ mô hình các cụm từ đã học?. 1. Cụm danh từ. Phần trước. Phần trung tâm. Phần sau. t2 Từ chỉ lượng tổng thể. t1 Từ chỉ lượng Chính xác,tập hợp,phân phối.. T1 Danh từ chỉ đơn vị. T2 Danh từ chỉ sự vật. s1 Từ chỉ đặc điểm. s2 Từ chỉ vị trí. Tất cả. những. em. học sinh. chăm ngoan. ấy. 2. Cụm động từ. Phần trước (Bổ sung ý nghĩa cho động từ về quan hệ thời gian,sự tiếp diễn,sự khẳng định hoặc phủ định hành động…). Phần trung tâm (Động từ). Phần sau ( Bổ sung ý nghĩa cho động từ về vị tri,địa điểm,mục đích,nguyên nhân,phương thức hành động…). Đã. đi. nhiều nơi.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> B2.CỤM TỪ II. Mô hình các cụm từ. 3.Cụm tính từ. Phần trước ( Biểu thị quan hệ thời gian;mức độ của đặc điểm,tính chất,sự khẳng định hay phủ định…). Phần trung tâm (Tính từ). Phần sau ( Biểu thị về vị tri,mức độ,sự so sánh…). Vẫn/còn/đang. trẻ. như một thanh niên.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> II. LUYỆN TẬP: BỐC THĂM CÂU HỎI.MỖI NHÓM 1 CÂU . THẢO LUẬN NHÓM 5 NGƯỜI 2 PHÚT. BÀI 1: Xác định Danh từ, động từ và tính từ trong đoan thơ sau: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh. Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng. BÀI 2: Xác định số từ và lượng từ trong câu thơ sau và phân tích ý nghĩa của các từ đó? Con đi trăm núi ngàn khe Không bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm. (Tố Hữu ). BÀI 3: *Xếp cụm động từ sau vào mô hình cụm động từ: “ yêu thương nàng hết mực” *Xếp cụm tính từ sau vào mô hình cụm tính từ: “đẹp như hoa” *Xếp cụm danh từ sau vào mô hình cụm danh từ: “ một người chồng thật xứng đáng”.. BÀI 4: Xác định các danh từ bị viết sai lỗi viết hoa danh từ riêng trong đoạn thơ sau và chữa lại cho đúng? Ai đi Nam Bộ tiền giang,hậu giang Ai vô thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng. Ai về thăm bưng biền đồng tháp việt bắc miền nam,mồ ma giặc Pháp Nơi chôn rau cắt rốn của ta! (Tố Hữu ).

<span class='text_page_counter'>(17)</span> II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1: . THẢO LUẬN NHÓM 2 PHÚT.. Xác định Danh từ, động từ và tính từ trong đoan thơ sau: Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh. Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng. Đáp án: Danh từ: chú bé, cái xắc, cái đầu, ca lô, mồm, chim chích, đường vàng. Động từ: đội, huýt, nhảy. Tính từ: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Bài tập 2 - Xác định số từ và lượng từ trong câu thơ sau và phân tích ý nghĩa của các từ đó? Con đi trăm núi ngàn khe Không bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm. (Tố Hữu ). Đáp án: - Các từ “trăm,ngàn” là số từ chỉ số lượng chính xác. - Từ “muôn” là lượng từ chỉ lượng không xác định cụ thể nhằm thể hiện nỗi vất vả,cực nhọc, đắng cay của người mẹ..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Mô hình cụm động từ. Phần trước. Phần trung tâm yêu thương. Phần sau nàng hết mực. Mô hình cụm tính từ. Phần trước. Phần trung tâm. Phần sau. đẹp. như hoa. Mô hình cụm danh từ. Phần trước t2. t1. Phần trung tâm T1. một. người. T2 chồng. Phần sau s1 thật xứng đáng. s2.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Bài 4: Xác định các danh từ bị viết sai lỗi viết hoa danh từ riêng trong đoạn thơ sau và chữa lại cho đúng?. Ai đi Nam Bộ tiền giang,hậu giang Ai vô thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng. Ai về thăm bưng biền đồng tháp việt bắc miền nam,mồ ma giặc Pháp Nơi chôn rau cắt rốn của ta!. Đáp án: Tiền Giang,Hậu Giang,Đồng Tháp,Việt Bắc miền Nam..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Quµ tÆng may m¾n. 1. 2. 3. PhÇn th ëng lµ mét lµ 10 PhÇn thPhÇn ëng th lµëng ®iÓm trµng ph¸o nh÷ng chiÕc tay kÑo.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Bài tập 5: Viết một đoạn văn 5-7 câu miêu tả cây bàng trong sân trường em, sử dụng gạch chân dưới ít nhất một cụm danh từ, một cụm động từ,một cụm tính từ (trong thời gian 3 phút). - Thểloại: Miêu tả - Nội dung: Làm rõ hình ảnh cây bàng trong sân trường em qua sự sát tinh • YÊU CẦU. của bản thân. - Hình thức: +Đủ bố cục 3 phần rõ ràng. •Câu mở đoạn.( Giới thiệu cây bàng) •Các câu khai triển đoan. ( Chi tiết hình ảnh cây bàng) •Câu kết đoan. ( Cảm xúc về cây bàng) + Có sử dụng ít nhất một cụm danh từ,một cụm động từ,một,một cụm tính t và gạch chân dưới các cụm từ đó. + Trình bày lưu loát, rõ ràng, sạch đẹp.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Hướng dẫn học bài ở nhà 1)Văn học: -Hệ thống văn bản văn học dân gian theo bảng sau: STT. Thể loại. Tên truyện. Nội dung ý nghĩa. - Tóm tắt các truyện dân gian đã học. 2) Tiếng Việt: - Ôn lại các kiến thức Tiếng Việt đã học - Làm lại các bài tập trong SGK sau mỗi bài. 3) Tập làm văn: -Ôn tập văn tự sự: + Đặc điểm của văn tự sự (khái niệm, sự việc, nhân vật, ngôi kể,…trong văn tự sự) + Cách làm bài văn kể chuyện đời thường, kể chuyện tưởng tượng.

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×