Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nghiên cứu bảo tồn thực vật ngành thông (pinophyta) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, tỉnh sơn la​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN TRỌNG KHUÊ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ KHẢ NĂNG
NHÂN GIỐNG LOÀI BƯƠNG MỐC (Dendrocalamus velutinus
N.-H. Xia,V. T. Nguyen & V. D. Vu)TẠI VÙNG ĐỆM, VƯỜN QUỐC
GIA BA VÌ - HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN TRỌNG KHUÊ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC VÀ KHẢ NĂNG
NHÂN GIỐNG LOÀI BƯƠNG MỐC (Dendrocalamus
velutinus N.-H. Xia, V. T. Nguyen & V. D. Vu) TẠI VÙNG ĐỆM,
VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ - HÀ NỘI


Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 60620211

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN NGỌC HẢI

Hà Nội, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sỹ “Nghiên cứu đặc điểm lâm học và khả năng nhân
giống loài Bương mốc (Dendrocalamus velutinus N.-H. Xia,V. T. Nguyen
& V. D. Vu) tại vùng đệm, vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội”. Chuyên ngành
Quản lý tài ngun rừng, là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân
tôi.
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị, một nghiên
cứu nào. Trong luận văn tơi có sử dụng các thơng tin, kết quả từ nhiều nguồn
dữ liệu khác nhau. Các thông tin trích dẫn được sử dụng đều được ghi rõ
nguồn gốc và xuất xứ.
Tác giả

Nguyễn Trọng Khuê


ii


LỜI CẢM ƠN
Trải qua một thời gian dài phấn đấu nghiên cứu, học tập. Được sự giúp
đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong khoa Quản lý tài nguyên rừng, khoa sau
đại học và các thầy cô trong các bộ mơn, các khoa đã giúp đỡ, chỉ dạy nhiệt
tình cho tơi trong qua trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đồng thời, cũng
nhờ sự đô ̣ng viên kip̣ thời của gia đình, ba ̣n bè. Đến nay tôi đã hồn thành
được bài luận văn của mình. Nhân dip̣ này tôi xin bày tỏ lòng biế t ơn sâu sắ c
đế n các thầy cô, bạn bè và gia đình, đặc biệt là TS. Trần Ngọc Hải, người thầy
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực tập
và viết luận văn tốt nghiệp của mình.
Cũng qua đây tơi xin gửi lời cảm ơn đế n Ban giám đốc vườn quốc gia Ba
Vì, cùng các cơ, chú ở các phịng ban, đặc biệt là chú Đinh Đức Hữu – phó
phịng Khoa học kỹ thuật, đã giúp đỡ tận tình cho tơi trong quá trình thực tập
tại khu vực vùng đệm của vườn quốc gia Ba Vì. Do năng lực cũng như kinh
nghiệm bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài cịn nhiều thiếu sót,
kính mong nhâ ̣n đươ ̣c những ý kiế n đóng góp quý báu của quý thầ y cô, các
nhà khoa ho ̣c và ba ̣n bè đờ ng nghiêp̣ để bản luận văn được hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 4 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Trọng Khuê


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................ vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các hình ......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................. 3
1.1. Tổng quan về các công trình đã cơng bố về đặc điểm lâm học và gây
trồng tre, trúc ..................................................................................................... 3
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 3
1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 7
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ....................................................... 14
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................................ 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 15
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................ 15
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 15
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 15
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 15
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 15
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 16
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài .......................................... 16
2.3.2. Nghiên cứu điều kiện hoàn cảnh nơi trồng Bương mốc ....................... 16


iv

2.3.3. Thực trạng bảo tồn và phát triển Bương mốc tại Ba Vì. ....................... 16
2.3.4. Thử nghiệm nhân giống Bương mốc. ................................................... 16

2.3.5. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật trong gây trồng rừng Bương mốc tại
vùng đệm VQG Ba Vì. .................................................................................... 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 16
2.4.1. Phương pháp luận .................................................................................. 16
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 17
Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, DÂN SINH, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU
VỰC NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 29
3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 29
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 29
3.1.2. Địa hình ................................................................................................. 29
3.1.3. Khí hậu thuỷ văn ................................................................................... 30
3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng ............................................................................. 32
3.1.5. Tài nguyên rừng .................................................................................... 32
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................ 33
3.2.1. Đặc điểm dân cư.................................................................................... 33
3.2.2. Tập quán sản xuất.................................................................................. 34
3.2.3. Hiện trạng sử dụng đất .......................................................................... 34
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 36
4.1. Đặc điểm sinh vật học của loài ................................................................ 36
4.1.1. Đặc điểm hình thái lồi Bương mốc ..................................................... 36
4.1.2. Đặc điểm vật hậu ................................................................................... 42
4.1.3. Kết quả phân tích cấu tạo giải phẫu lá và phân tích hàm lượng diệp lục .. 46
4.1.4. Sinh trưởng của Bương mốc ................................................................. 49
4.2. Nghiên cứu điều kiện hoàn cảnh nơi trồng Bương mốc .......................... 55
4.2.1. Điều kiện địa hình, đất đai nơi có trồng Bương mốc ............................ 55


v

4.2.2. Đặc điểm thực bì nơi trồng Bương mốc ............................................... 62

4.2.3. Sinh trưởng lâm phần Bương mốc ........................................................ 63
4.3. Thực trạng bảo tồn và phát triển Bương mốc tại Ba Vì ........................... 65
4.4. Kết quả thử nghiệm nhân giống Bương mốc ........................................... 73
4.4.1. Nhân giống bằng cành chiết .................................................................. 73
4.4.2. Nhân giống bằng tách gốc ..................................................................... 78
4.5. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật trong gây trồng rừng Bương mốc tại
vùng đệm VQG Ba Vì. .................................................................................... 79
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

Bộ NN & PTNT

Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn

BBT

Biểu bì trên

BBD

Biểu bì dưới


BDL

Bề dày lá

CTT

Cu tin trên

CTD

Cu tin dưới

D00

Đường kính gốc

D1.3

Đường kính đo ở vị trí 1.3

Hvn

Chiều cao vút ngọn

NXB

Nhà xuất bản

MĐH


Mơ đồng hóa

OTC

Ơ tiêu chuẩn

ODB

Ơ dạng bản

Sở NN&PTNT

Sở Nơng nghiệp và phát triển Nông thôn

VQG

Vườn quốc gia

TT PD

Thứ tự phẫu diện


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên bảng


Trang

1.1

Diện tích rừng tre nứa ở Việt Nam

9

4.1

Đặc điểm vật hậu Bương mốc

43

4.2

Tổng hợp kết quả phân tích cấu tạo giải phẫu lá

46

4.3

Kết quả phân tích hàm lượng diệp lục ở các vị trí

47

4.4

Đặc điểm khí hậu tại khu vực Ba Vì năm 2013


49

4.5

Sinh trưởng về D00 và Hvn theo thời gian

51

4.6

Sinh trưởng về D00 và Hvn theo thời gian

54

4.7

Sinh trưởng của Bương mốc ở một số dạng địa hình khác nhau

56

4.8

Tính chất vật lý của đất tại khu vực nghiên cứu

58

4.9

Tính chất hóa học của đất tại khu vực nghiên cứu


60

4.10 Tổng hợp sinh trưởng của Bương mốc tại 3 địa điểm nghiên cứu

63

4.11 Giá măng Bương mốc tươi năm 2013

71

4.12 Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỉ lệ ra rễ của cành chiết

74

4.13 Ảnh hưởng của tuổi cành đến khả năng ra rễ của Bương mốc

75

4.14 Ảnh hưởng của mùa vụ đến tỷ lệ sống cây tách gốc

78


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

STT


Trang

4.1

Thân ngầm và hiện tượng nâng búi

37

4.2

Gốc thân có mang rễ

38

4.3

Vịng mo và vịng rễ trên thân

38

4.4

Hình thái măng Bương mốc

39

4.5

Cành và cách phân cành


40

4.6

Hình thái mặt trong và mặt ngồi mo nang

41

4.7

Hình thái lá Bương mốc

42

4.8

Hình thái hoa Bương mốc

45

4.9

Giải phẫu lá Bương mốc

49

4.10 Biểu đồ sinh trưởng cá thể Bương mốc tại xã Tản Lĩnh

51


4.11 Sinh trưởng Bương mốc theo thời gian tại xã Tản Lĩnh

53

4.12 Biểu đồ sinh trưởng cá thể Bương mốc tại xã Vân Hòa

54

4.13 Sinh trưởng Bương mốc theo thời gian tại xã Vân Hòa

55

4.14 Phẫu diện đất tại khu vực nghiên cứu

58

4.15 Đặc điểm thực bì tại khu vực nghiên cứu

62

4.16 Sinh trưởng lâm phần Bương mốc tại khu vực nghiên cứu

65

4.17 Một số hình ảnh khai thác măng

70

4.18 Một số hình ảnh sơ chế măng


72

4.19 Cành chiết vào bầu tại vườn ươm

77


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tre, trúc bao gồm các loài cây thuộc phân họ Tre (Bambusoideae), họ
Hoà thảo (Poaceae). Việt Nam được coi là một trong những trung tâm quan
trọng phân bố tự nhiên của các loài tre, trúc trên thế giới. Theo số liệu của
tổng cục Lâm nghiệp tính đến cuối năm 2011, nước ta có khoảng hơn 1,3
triệu ha rừng tre nứa (gồm cả thuần loại và hỗn giao) [1]. Do có nhiều đặc
tính q nên tre nứa đã được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày cũng
như trong tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp hiện đại. Hiện nay đã thống kê
được hơn 30 công dụng của tre nứa, trong đó những cơng dụng chính là làm
hàng thủ công - mỹ nghệ, làm vật liệu xây dựng, làm nguyên liệu trong công
nghiệp giấy sợi và sản xuất măng tre làm thức ăn tươi hoặc khơ... Ngồi ra,
tre nứa là loài mọc nhanh, sớm cho sản phẩm, kỹ thuật gây trồng tương đối
đơn giản, có khả năng sinh trưởng trên đất khó canh tác và đất hoang hố. Từ
đó có thể thấy tài nguyên tre nứa giữ một vị trí rất quan trọng trong tài nguyên
rừng nước ta nên hiện nay.
Vườn quốc gia (VQG) Ba Vì nằm ở phía Tây Thủ đô Hà Nội, cách
trung tâm 50 (km) theo đường quốc lộ 21A và đường 87 có toạ độ địa lý
21001'' đến 21007'' vĩ độ Bắc; 105018'' đến 105025'' độ kinh Đơng. Vì là VQG
duy nhất đóng trên địa bàn thủ đơ, nên với vị trí địa lý thuận lợi như vậy nên
VQG Ba vì đã nhận được sự quan tâm đóng góp của các cấp các ngành. Đã

có rất nhiều trương trình, dự án với nhiều lồi cây đã được triển khai tại đây
nhằm hỗ trợ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân vùng đệm, nhằm hạn
chế và giảm thiểu đến mức thấp nhất sự tác động của nhân dân vùng đệm đến
diện tích của Vườn, trong đó có lồi cây Bương mốc.
Bương mốc (Dendrocalamus velutinus N.-H. Xia,V. T. Nguyen & V.
D. Vu) là loài tre mọc cụm, có kích thước lớn, phân bố ở một số tỉnh vùng
Tây Bắc Việt Nam. Tại VQG Ba Vì, Bương mốc được người dân tộc Dao


2

mang về trồng ở sườn và chân núi khoảng 100 năm gần đây, khi họ di cư đến
vùng này. Đã có một số đề tài nghiên cứu về lồi cây này, tuy nhiên mới chỉ
dừng lại ở một số mức độ nhất định. Xuất phát từ những vấn đề trên, việc
thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm học và khả năng nhân giống
loài Bương mốc (Dendrocalamus velutinus N.-H. Xia,V. T. Nguyen & V.
D. Vu) tại vùng đệm, vườn quốc gia Ba Vì - Hà Nội” là cần thiết nhằm xác
định được những cơ sở khoa học trong tạo giống Bương mốc, góp phần nâng
cao chất lượng cây giống về lâu dài, cải thiện và tăng thêm thu nhập cho nhân
dân xung quanh vùng đệm của VQG.


3

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về các cơng trình đã cơng bố về đặc điểm lâm học và gây
trồng tre, trúc
1.1.1. Trên thế giới
1.1.1.1. Những nghiên cứu về phân loại, phân bố tre trúc trên thế giới

Cơng trình nghiên cứu tre, trúc trên thế giới của tác giả Munro được
xuất bản vào năm 1868 với tựa đề: “Nghiên cứu về Bambusaceae”. Sau đó là
đến tác phẩm của tác giả Gamble viết về “Các loài tre trúc ở Ấn Độ” được
xuất bản vào năm 1896. Trong tác phẩm này, tác giả đã mô tả khá chi tiết về
đặc điểm hình thái của 151 lồi tre trúc phân bố ở Ấn Độ và một số loài tre
trúc phân bố ở Pakistan, Srilanca, Myanma, Malaysia và Inđônesia. Theo ý
kiến của Gamble (1896) thì các lồi tre trúc là loài thực vật chỉ thị rất tốt về
các đặc điểm và độ phì của đất. Ví dụ: lồi Bambusa polymorphe phân bố
trong tự nhiên đã chỉ thị cho đặc điểm đất đủ ẩm gần như quanh năm và có
hàm lượng các chất dinh dưỡng khống tương đối cao: “Đất có độ phì tự
nhiên cao hay đất tốt”; do đó, nó phân bố trong kiểu rừng tự nhiên thường
xanh, ẩm. Nhưng trái lại, loài Dendrocalamus strictus phân bố trong tự nhiên
lại chỉ thị cho điều kiện đất đai khô hạn, thuộc kiểu rừng tự nhiên, rụng lá.
Khi đề cập tới một số khía cạnh của nhân tố khu vực Châu Á và Thái
Bình Dương, tổ chức FAO (1992), (2007) đã đưa ra danh lục 192 loài, cũng
như đặc điểm phân bố theo đai độ cao của một số loài tre trúc.
Hsueh, C.J & Li, D.Z (1988), (1996), [25], [26] đã nghiên cứu về chi
Dendrocalamus làm cơ sở để phân loại một số lồi trong chi ở Trung Quốc và
khu vực Đơng Nam Á.
S.DransField and E.A.Widjaja (1995),[29] khi giới thiệu về tài liệu tre
trúc của Đông Nam Á đã đề cập tới các thông tin về tên khoa học, tên địa


4

phương, phân bố địa lí của lồi, giá trị sử dụng, đặc điểm nhận biết qua hình
thái và thơng tin vắn tắt về sinh thái một số loài, như đối với lồi Bương
(Dendrocalamus giganteus) có mọc tự nhiên ở cao nguyên nhiệt đới ẩm trên
1.200m tuy nhiên có thể mọc ở rừng thấp nhiệt đới ẩm, có tầng đất dày nhiều
mùn. Tại Thái Lan đã phát hiện thấy loài này mọc ở rừng cây Tếch.

Tác giả Zhu Zhaohua (2000) [35] cho biết: Ở đảo Hải Nam rất gần với
Việt Nam đã phát hiện được 46 lồi tre nứa, trong đó có 38 lồi phân bố tự
nhiên, chủ yếu có 3 loài mọc tản thuộc chi Phyllostachys và Sasa; tại tỉnh Vân
Nam có 250 lồi đã được phát hiện, diện tích tre nứa đạt tới 331000 ha, riêng
loài Phyllostachys heterocycta var. pubescens chiếm 80% diện tích kể trên.
Về nhân tố khí hậu: D.N.Tewari đã công bố số liệu cho biết trên thế
giới hiện nay 80% rừng tre trúc phân bố ở Châu Á, tất cả các vùng rừng nhiệt
đới và á nhiệt đới của thế giới đều có tre trúc xuất hiện. Độ cao phân bố của
chúng từ sát biển lên tới 4000 m. Tác giả đã xây dựng được vùng phân bố
chung cho tre trúc và bản đồ phân bố một số chi tre trúc quan trọng của thế
giới. Nhìn vào bản đồ phân bố này có thể thấy được trung tâm phân bố tre
trúc tập trung vào giải nhiệt đới và á nhiệt đới thuộc Châu Á, trong đó chủ yếu
là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia, Bắc Australia,
Trung Phi, Nam Mỹ và một phần nhỏ ở Bắc Mỹ.
Về nhân tố địa hình: theo D.N. Tewari (2001) [30] thì Ấn Độ là nước
có diện tích tre trúc lớn nhất thế giới, khoảng 2 triệu ha, phân bố từ sát biển
lên tới độ cao 3.700m sát chân núi Hymalaya. Có 50% số lồi tập trung phân
bố ở phía Tây Ấn Độ, đa số các lồi có thân mọc cụm như Bambusa,
Dendrocalamus, Gigantochloa, Oxytenanthera. Tác giả cũng đưa ra dẫn liệu
về độ cao phân bố của một số lồi cụ thể, nhưng khơng thấy đề cập các loài
trong chi Indosasa
A.N. Rao và V. Ramanatha Rao (1999) [27] đã đưa ra một số kết quả
về nghiên cứu có liên quan tới một số nhân tố sinh thái: loại đất, hàm lượng


5

mùn trong đất, lượng mưa, số ngày mưa trong năm của 19 lồi tre trúc của
Trung Quốc.
Cơng trình “Bamboo rediscovered” của Victor Cusack (1997) [33], đề

cập đến biện pháp bón phân làm cho nhiều loài tre trúc phát triển tốt, măng to,
nhưng phải bón một cách hợp lý tùy thuộc vào loài nhất định.
Tổ chức Plant Resources of South-East Asia (Prosea) [30] xuất bản tập
“Prosea 7: Bamboos” đã tiến hành mơ tả đặc điểm hình thái, sinh thái, phân
bố, gây trồng, sử dụng cho 75 lồi tre trúc thơng dụng, có giá trị ở vùng Đơng
Nam Á.
Do giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu của măng một số loài tre trúc cao và
nhu cầu tiêu thụ măng tre trúc trên thị trường quốc tế ngày càng tăng, nên lĩnh
vực nghiên cứu tre trúc để lấy măng được nhiều nước quan tâm, nhất là Trung
Quốc, Thái Lan.
Xiao Jianghua (1996) với “Cultivation & Utilization on Bamboos” đã
xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh măng, sinh trưởng
và phát triển của thân khí sinh là: Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng, cấu trúc rừng,
biện pháp lâm sinh, sâu bệnh. Đây là những nhân tố cần phải được quan tâm
khi áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất măng và thân khí sinh.
1.1.1.2. Những nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống tre trúc.
Theo nghiên cứu của A.N. Rao và V. Ramanatha (2000) cho thấy nhân
giống sinh dưỡng là phương pháp có thể áp dụng với hầu hết các loài tre.
Nhân giống bằng phương pháp giâm hom cành là một phương pháp có thể sử
dụng với tính thực tiễn và hiệu quả cao, là một phương pháp phổ biến cho các
vườn ươm thương mại với quy mô lớn. Phương pháp này thường được sử
dụng cho các lồi có rễ khí sinh tại gốc của các cành ngang. Các nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng cành lớn có nhiều khả năng ra rễ hơn cành nhỏ.
Nghiên cứu của Fu Maoyi và các cộng sự (2000) [24] về giâm hom
bằng cành cũng cho thấy chọn cành để giâm hom tốt nhất có độ tuổi 1- 2 năm


6

và lấy từ cây 3 năm tuổi. Kích thước hom dài từ 40 – 50 cm, có từ 2 đến 3

đốt, khi giâm hom được đặt nghiêng so với luống và lấp đất dày từ 5 - 6cm,
để đầu trên của cành trồi lên khỏi mặt đất. Luống giâm hom nên được che phủ
bằng lá hoặc rơm rạ và tưới nước đủ ẩm hàng ngày. Tác giả cho rằng nhân
giống bằng hom cành có nhiều thuận lợi, sẽ khơng hoặc có rất ít tổn thương
và khả năng ra măng ở gốc cây mẹ. Thời vụ giâm hom có thế tiến hành vào
tháng 2 đến tháng 9 hàng năm, tốt nhất từ tháng 2 - 3 cho tỷ lệ sống cao hơn,
cành lấy hom có kích cỡ nhỏ thường dễ dàng xử lý, vận chuyển và có chi phí
thấp hơn cành lớn. Trồng cây hom có sự phát triển tốt về hệ rễ và cho tỷ lệ
sống cao.
Nghiên cứu của Victor Cusack (1997) [30] cho thấy, nhân giống bằng
gốc có thể đạt được tỷ lệ sống 100%. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng cho những
lồi tre có kích thước nhỏ. Trong phương pháp này, gốc được đào bao gồm rễ
và phần đất xung quanh, mỗi gốc có từ 3 - 4 mắt, phần trên của thân khí sinh
để lại từ 3 - 4 đốt.
Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô cho các loài tre cũng đã
được một số nước trên thế giới thử nghiệm và đã đạt được những thành công
bước đầu. Trung tâm nghiên cứu tre Trung quốc (2008) [23] đã đưa ra một số
loại môi trường và mô cấy thường được sử dụng là: Phần mô cắt ở mắt có
chứa 1 chồi nách được đặt trong mơi trường bao gồm muối khoáng cơ bản
MS, vitamin bổ xung với đường mía saccarozơ 88 µm, 6g thạch trắng/lít,
NAA (2,7; 5,4 hoặc 10,8 µm), và BA (2,2; 4,4; 8,8; 22,0 hoặc 44,0µm). Phần
mơ lá (1cm2) từ măng non dưới đất được đặt trong môi trường MS bổ xung
2,4 – dichlorophenoxyacetic acid (2,4D) (4,5; 13,5; 27,0; 40,5; hoặc 81,1 µm)
và NAA (2,7 hoặc 5,4µm). Phần mơ phân sinh đỉnh cắt từ măng (0,1cm) sử
dụng môi trường MS + 2,4D (0,45; 2,3; 4,5 hoặc 9,0) + NAA (0,54; 2,7 hoặc
5,4) hoặc thay NAA bằng BA (2,2 hoặc 4,4mm) với nước dừa (10%, 20%).


7


Phần cụm hoa non gồm hoa mới kích thước nhỏ hơn 0,1cm được nuôi trong
tối và sáng trên môi trường MS+ 2,4D (11,3; 22,5; hoặc 45,0 µm) + NAA
(5,4µm). Phần hạt non với môi trường MS + BA (0,44; 1,1; 2,2; 4,4; hoặc 8,8)
+ NAA (2,7 hoặc 5,4) + 2,4D (0,45; 2,3; 4,5; 9,0; 13,5 hoặc 27).
Nghiên cứu của Zhou Fangchun (2000) [32] chỉ ra rằng sử dụng giống
gốc thích hợp cho các loài thuộc các chi Bambusa, Dendrocalamus,
sinocalamus… Gốc được lựa chọn từ những cây khoẻ mạnh, từ 2 - 3 năm
tuổi, khơng sâu bệnh. Chọn gốc có một ít rễ, cắt phần thân khí sinh chỉ để lại
chiều dài khoảng 1m, giữ lại rễ, thân ngầm và 5 - 6 cành lá ở các đốt gần gốc.
Kết quả nghiên cứu của Rungnapar Pattanavibool (1998) [28] cho 2
loài tre gồm Dendrocalamus membranaceus và D. brandisii tại Thái Lan cho
thấy cây con sau 4 tháng nuôi cấy mô đã đủ tiêu chuẩn cấy ra mơi trường
ngồi và sinh trưởng tốt trong vườn ươm. Nghiên cứu cũng cho thấy nhiều
loài tre được phát triển bằng phương pháp nuôi cấy mô đã khơng có sự bất
thường sau khi trồng sau từ 4-6 năm.
Như vậy, qua những tài liệu tham khảo về các cơng trình cơng bố trên
thế giới cho thấy, hiện nay hầu như chưa có có cơng trình nào nghiên cứu về
lồi cây Bương mốc. Vì vậy, trong tương lai cần phải tiếp tục có các cơng
trình nghiên cứu bổ sung.
1.1.2. Ở Việt Nam
1.1.2.1. Những nghiên cứu về phân bố, phân loại tre trúc
Ở Việt Nam, tre trúc là nguồn nguyên vật liệu quan trọng đứng thứ hai
sau gỗ, có vị trí quan trọng trong đời sống văn hố xã hội của người dân...Tre
trúc là nguyên liệu tạo ra hàng trăm loại mặt hàng tiêu dùng trong nước hoặc
xuất khẩu có giá trị nên từ lâu nó đã được đơng đảo các nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu.
Có thể nói cơng trình nghiên cứu đầu tiên về tre trúc ở Việt Nam là
cơng trình phân loại các lồi tre trúc ở Việt Nam do Le Comte chủ biên được



8

xuất bản vào năm 1923 trong bộ sách “Thực vật chí Đơng Dương”. Nhà khoa
học nghiên cứu về tre nứa tiếp đến là Phạm Văn Tích. Năm 1965, tác giả đã
tổng kết kinh nghiệm trồng Luồng Thanh Hoá [21].
Đến năm 1974, các nhà phân loại thực vật: Phan Kế Lộc, Vũ Văn Dũng
đã nghiên cứu phân loại các loài tre trúc ở miền Bắc Việt Nam. Năm 1971,
cuốn sách “Nhận biết, gây trồng bảo vệ và khai thác tre trúc” do Lê Nguyên
chủ biên (Nhà xuất bản Nông thôn) chỉ nói tới một số lồi tre trúc chủ yếu ở
miền Bắc Việt Nam.
Năm 1999, Phạm Hoàng Hộ đã phân loại các lồi tre trúc ở Việt Nam
có tới 123 lồi, thuộc 23 chi. Chính vì vậy, ngay từ những năm đầu của thế kỷ
XX, tài nguyên tre trúc ở nước ta đã được quan tâm nghiên cứu [7].
Theo Lê Viết Lâm (2005) [11] Việt Nam có thể có trên 200 loài tre
trúc, tới nay 22 chi, 122 loài được giám định tên, trong đó có rất nhiều lồi có
giá trị sử dụng và kinh tế cao cần được nghiên cứu phát triển. Ngồi các lồi
tre trúc thơng dụng được trồng để cung cấp thân khí sinh như nêu trên, nước
ta cịn có nhiều lồi tre trúc cho măng ăn ngon như: Bương mốc
(Dendrocalamus velutinus) Mai ống (Dendrocalamus giganteus), Tre gầy
(Dendrocalamus

sp.),

Luồng

(Dendrocalamus

barbatus),

Trúc


sào

(Phyllostachys pubescens), Lồ ô (Bambusa procera), Là ngà (Bambusa
bluemeana)..., tuy nhiên việc đầu tư cho nghiên cứu gây trồng, phát triển theo
hướng kinh doanh măng còn nhiều hạn chế.
Theo thống kê của Bộ NN & PTNT [1] tính đến cuối năm 2011 tổng
diện tích rừng tre, nứa của Việt Nam là 1.353.037 (ha); trong đó có 1.270.469
(ha) rừng tre nứa tự nhiên (bao gồm 561.635 (ha) rừng tre thuần loại; 708 834
(ha) rừng tre nứa hỗn giao) và 82.568 ha rừng luồng. (Bảng 1.1)


9

Bảng 1.1: Diện tích rừng tre nứa ở Việt Nam
Loại rừng
I. Rừng tự nhiên

Diện tích (ha)
1.270.469

1. Rừng tre nứa

561.635

2. Rừng hỗn giao (gỗ + tre nứa)

708.834

II. Rừng trồng luồng

Tổng cộng

82.568
1.353.037

(Nguồn: Bộ Nơng nghiệp & Phát triển Nơng thơn, 2011.)
Ngồi rừng tre mọc tự nhiên tập trung, còn hàng triệu cây tre được
trồng tập trung hoặc rải rác trong các gia đình ở vùng đồng bằng, trung du và
miền núi cũng tạo một trữ lượng tre nứa đáng kể.
*) Những nghiên cứu về đất trồng tre trúc
Nghiên cứu về đất trồng tre trúc nhìn chung cịn ít, chủ yếu tập trung
vào một số lồi rất phổ biến. Nguyễn Ngọc Bình với cơng trình “Bước đầu
nghiên cứu đặc điểm đất trồng Luồng” (1964) và “Đặc điểm đất trồng rừng
Tre Luồng và ảnh hưởng của các phương thức trồng rừng tre trúc Luồng đến
đất”(2001) [3] cho thấy: Luồng sinh trưởng tốt nơi đất chua pH(H2O): 4,85,9; pH(KCl): 4,2-5,0. ở tầng đất mặt hàm lượng mùn và N tổng số tương
quan rất chặt, hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất tương quan tương đối chặt cịn
hàm lượng P2O dễ tiêu lại tương quan khơng chặt với sinh trưởng về đường
kính của cây luồng. Nguyễn Ngọc Bình cũng cho rằng nên trồng Luồng theo
phương hỗn giao, thích hợp nhất là hỗn giao với cây họ Đậu như Keo để tránh
cho đất bị suy thối.
Hồng Xn Tý trong “Tìm hiểu đất dưới rừng tre trúc thuần loài”
(1972) cho biết: trồng tre Diễn và tre Gai thuần lồi làm cho tính chất vật lý
của đất bị thối hố nhanh chóng, giảm hàm lượng mùn, đạm, lân và kali, do
vậy khuyến cáo không nên trồng rừng tre trúc thuần loại, mà phải trồng xen
với cây gỗ để đảm bảo độ phì của đất và sản xuất được nhiều luân kỳ.


10

* Những nghiên cứu về nhân giống, chọn giống và kỹ thuật gây trồng

phát triển
Trong “Kỹ thuật trồng tre trúc”, Hồng Minh (1963) đã giới thiệu sơ
lược về đặc điểm hình thái, sinh thái, kỹ thuật chọn giống, gây trồng, chăm
sóc và bảo vệ cho 12 lồi tre trúc ở Miền Bắc Việt Nam.
Lê Nguyên Kế (1963) trong “Trồng tre trúc” đã đưa ra một số kết quả
nghiên cứu về những yêu cầu của đất trồng, giống, mật độ trồng.
Vương Tấn Nhị (1963) với “Kinh doanh khai thác rừng Nứa” đã nêu
rõ một số đặc điểm sinh thái học của cây Nứa như: nhiệt độ: 9-360C, lượng
mưa: 1250-4000 mm/năm (tối thiểu 1000mm/năm) và khuyến cáo để kinh
doanh tốt rừng Nứa cần phải có phương pháp khai thác bồi dưỡng thích hợp.
Lê Nguyên và các cộng sự (1971) [14] trong “Nhận biết, gây trồng bảo
vệ và khai thác tre trúc” tuy mới chỉ nghiên cứu tre trúc ở Miền Bắc nhưng đã
giới thiệu khá đầy đủ về gây trồng phát triển tre trúc mọc cụm và mọc tản cho
mục đích kinh tế, bao gồm: điều kiện nhân giống, gây trồng, kỹ thuật
trồng,…tuy nhiên nội dung còn quá khái quát, hầu như không đề cập đến biện
pháp thâm canh nào.
“Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật gây trồng Luồng
Thanh Hố và hồn thiện quy trình thâm canh rừng Luồng ở vùng trung tâm để
làm nguyên liệu giấy xi măng” của Lê Quang Liên (1990) [11] đã đưa ra được
mật độ trồng và phương thức trồng phù hợp cho cây Luồng ở vùng trung tâm.
Trịnh Đức Trình (1990) [20] với cơng trình nghiên cứu “Thâm canh
rừng Luồng lấy măng xuất khẩu” đã cho thấy: nếu quản lý khai thác măng
hợp lý có thể nâng hệ số đẻ măng lên 2 măng/cây mẹ.
Ngô Quang Đê (1994) [5] trong “Gây trồng tre trúc” đã giới thiệu kỹ
thuật gây trồng tre trúc cho 3 loài: Luồng, Mạy sang và Vầu đắng gồm các
khâu ươm giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và sử dụng.


11


Lê Quang Liên và cộng sự 2000 [9] đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ
thuật trồng tre trúc để lấy măng” cho 2 loài Luồng (Dendrocalamus barbatus)
và tre Gầy (Dendrocalamus sp.), trong đó có khảo nghiệm 3 cơng thức bón
phân NPK và khẳng định muốn trồng tre trúc để lấy cây hay lấy măng có
năng suất cao thì cần phải trồng thâm canh.
Lê Quang Liên (2001) [8] đã giới thiệu kết quả nghiên cứu “Nhân
giống Luồng bằng chiết cành” cho thấy cơng thức chiết tất cả cành (đã có và
khơng có rễ khí sinh), cành chiết được bọc bằng hỗn hợp bùn rơm phía ngồi
có bao nilon giữ ẩm cho kết quả số cành ra rễ đạt tỷ lệ 97,5 % cao nhất trong
3 cơng thức thí nghiệm.
Hứa Vĩnh Tùng (2001) trong “Khai thác đảm bảo tái sinh và sử dụng
tre Lồ ô cho nguyên liệu giấy” đã khảo nghiệm 4 công thức cho thấy: cường
độ khai thác 25% và 50% số cây trong lâm phần có ảnh hưởng lớn đến sinh
trưởng chiều cao và đường kính cây măng.
Sở NN&PTNT Thanh Hóa (2009) [18] đã phối hợp với GRET biên
soạn tài liệu về cây Luồng Thanh hóa đã giới thiệu được giá trị sử dụng của
cây Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li), đặc điểm nhận biết
của cây Luồng, kỹ thuật tạo giống Luồng bằng giống gốc, giống chét, giống
hom thân, giống cành và kỹ thuật chiết cành; kỹ thuật chọn đất trồng Luồng,
xác định phương thức trồng, thời vụ trồng, kỹ thuật làm đất, tiêu chuẩn cây
giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác thân khí sinh, măng. Tài liệu
cũng đề cập đến một số loài sâu bệnh hại phổ biến như: Châu chấu, Vòi voi
hại mang, bệnh Sọc tím, …
Cao Danh Thịnh (2011) [19] trong luận án tiến sĩ nghiên cứu về sinh
trưởng của Luồng tại Thanh Hóa đã phản ánh được cấu trúc theo tuổi, quan hệ
giữa đường kính và chiều cao của cây Luồng ở một số điều kiện lập địa khác
nhau, từ đó đưa ra những đề xuất và giải pháp kỹ thuật tác độn thích hợp
nhằm kéo dài tuổi thọ của rừng Luồng trồng, nâng cao năng suất cây trồng.



12

Trần Văn Mão, Trần Ngọc Hải (2006) [13] trong cuốn “Hỏi đáp về tre
trúc” đã đề cập tới mùa trồng tre, trúc cũng như các giai đoạn phát triển và
sinh trưởng của măng tre; đề cập tới một số phương pháp trồng rừng tre trúc
bằng gốc cây mẹ, cành chiết và tách chồi; giải pháp để nâng cao sản lượng và
kéo dài tuổi thọ của rừng tre, trúc.
Trần Ngọc Hải (2006) khi nghiên cứu về các giải pháp phát triển bền
vững tài nguyên tre trúc ở khu vực vùng núi cao tỉnh Hịa Bình, đã điều tra và
phát hiện các lồi tre trúc có phát hiện ở khu vực Mai Châu, trong đó có nhiều
lồi thuộc chi Dendrocalamus như: Mai, Bương phấn, Bương lớn, Bương
mốc…là những lồi tre có triển vọng phát triển tốt ở khu vực Hịa Bình và
Tây Bắc, [6].
Năm 2002 trong cuốn sách “Những điều nông dân miền núi cần biết”
do Cục Khuyến nông và khuyến lâm biên soạn đã giới thiệu kỹ thuật trồng
Luồng cho người dân áp dụng.
Lê Viết Lâm và cộng sự (2005) [10] với đề tài “Điều tra bổ sung thành
phần loài, phân bố và một số đặc điểm sinh thái các loài tre chủ yếu ở Việt
Nam” đã liệt kê thành phần loài tre trúc ở Việt Nam, giới thiệu 40 loài tre trúc
thơng dụng gồm: phân bố, đặc điểm hình thái, sinh thái và công dụng để làm cơ
sở tham khảo cho nghiên cứu và sản xuất.
Đỗ Văn Bản và các cộng sự (2005) [2] trong “Trồng thử nghiệm thâm
canh các loài tre nhập nội lấy măng” đã tuyển chọn 3 loài tre nhập nội trồng
để lấy măng: Điềm trúc (Dendrocalamus latiflorus), Lục trúc (Bambusa
oldhamii) và Tạp giao với 13,5 ha mơ hình thực nghiệm tại Phú Thọ và Thanh
Hố. Đề tài đã đưa ra được một số biện pháp thâm canh cho mơ hình trồng
thuần lồi: mật độ trồng, bón phân, điều chỉnh cây mẹ, đồng thời đã xây dựng
hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh, kỹ thuật khai thác măng và một số biện
pháp sơ chế bảo quản măng. Kết quả đề tài cho thấy: Điền trúc có năng suất



13

măng cao nhất, Lục trúc có năng suất thấp nhất, nên tập trung phát triển Điền
trúc vì năng suất và chất lượng măng cao.
*) Những nghiên cứu về loài Bương mốc
Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005) [15] khi nghiên cứu “Tre trúc Việt Nam”
đã mơ tả một số đặc điểm hình thái, sinh thái cây Bương mốc như sau: Bương
mốc là loài tre mọc cụm thưa cây, thân cây lớn, không gai, thân thẳng tròn
đều. Măng ra vào tháng 5 đến tháng 9. Tác giả đã khẳng định măng Bương
mốc ăn rất ngon, cho năng suất cao.
Cuốn "Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam II " (2007) [12], do một nhóm tác
giả biên soạn đã viết về đặc điểm sinh học, công dụng, kỹ thuật nhân giống
gây trồng, khai thác, chế biến và bảo quản của cây Bương mốc. Tác giả cho
rằng ngoài ý nghĩa về xây dựng, đồ dùng gia đình thì ý nghĩa lớn hơn là làm
thực phẩm. Măng bương to, ăn ngon, có thể dùng tươi, phơi khơ hoặc đóng
hộp; Khả năng sinh măng cao.
Theo Lê Viết Lâm, Nguyễn Văn Thọ, Vũ Văn Dũng và Nian-he-Xia, ở
chi Dendrocalamus trên thế giới đã phát hiện 52 lồi, trong đó đã ghi nhận
được 29 lồi ở Việt Nam và có 14 lồi đã xác định được tên khoa học. Những
loài thuộc chi Dendrocalamus phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới
của Châu Á từ Ấn Độ đến Nepan, Nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan,
Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia. Lồi Bương mốc Ba vì đã được nhóm tác
giả lấy mẫu, mô tả và định loại, đã xác định được tên khoa học của loài là
(Dendrocalamus velutinus N.-H. Xia,V. T. Nguyen & V. D. Vu).
Vũ Quốc Phương, (2013) [17] khi nghiên cứu đặc điểm sinh thái và kĩ
thuật trồng Bương mốc tại huyện Ba Vì đã đưa ra một số kết quả cho thấy
Bương mốc được trồng từ độ cao 80 – 685m so với mực nước biển, độ dốc từ
20 – 300 với mật độ trồng có thể từ 100 – 625 bụi/ha, năng suất măng trung
bình đạt từ 1,6-3,2 tấn/ha. Bương mốc được trồng chủ yếu vào mùa xuân,



14

mùa khai thác măng từ tháng 4-10 hàng năm.Tác giả cũng cho rằng loại thuốc
kích thích ra rễ thích hợp nhất để dùng trong chiết cành là IBA nồng độ 1.500
ppm, khi chiết và giâm hom cành 1 tuổi cho kết quả tốt hơn cành 2 tuổi, cây
con tạo được có bộ rễ đảm bảo hơn. Tuy nhiên, tác giả chưa thử nghiệm chiết
cành ở các mùa vụ khác nhau trong năm. Tác giả cũng thử nghiệm kĩ thuật
trồng thâm canh Bương mốc bằng phương pháp bón phân NPK kết hợp phân
vi sinh cũng như kĩ thuật phục tráng rừng Bương mốc già cối thông qua chặt
tỉa thưa cây già kết hợp bón phân NPK + Vi sinh đã cho kết quả khả quan.
Nguyễn Chước Nghĩa, (2013) [16] khi nghiên cứu đặc điểm lâm học
của Bương mốc tại VQG Ba Vì đã mơ tả được đặc điểm sinh học, cũng như
các đặc điểm bên ngoài để nhận biết được loài Bương Mốc.
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Từ các tài liệu tham khảo trong nước và trên thế giới cho thấy các
nghiên cứu về các loài tre trúc trên thế giới cũng như trong nước khá phong
phú, với nhiều cơng trình nghiên cứu về kỹ thuật trồng các loại tre trúc lấy
măng khác nhau. Tuy nhiên những nghiên cứu về Bương mốc cịn hạn chế,
tuy đã có một số đề tài nghiên cứu về loài cây này nhưng mới chỉ dừng lại ở
mức độ nhất định. Các nghiên cứu đó chưa tập trung đi sâu vào việc mơ tả
đặc điểm hình thái, vật hậu, đặc tính của loài với ánh sáng ở các giai đoạn
sinh trưởng của cá thể, quần thể cũng như nghiên cứu nhân giống Bương mốc
ở các mùa khác nhau. Đây là vấn đề cịn tồn tại, vì vậy cần phải triển khai
những nghiên cứu tiếp theo về đặc điểm lâm học, sinh trưởng cá thể, quần thể
và khả năng nhân giống loài Bương mốc ở các mùa khác nhau trong năm, kết
quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giải quyết được vấn đề trên đồng thời
là cơ sở khoa học trong kĩ thuật nhân giống và đề xuất giải pháp kỹ thuật
trồng Bương mốc có hiệu quả theo hướng bền vững.



15

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Làm cơ sở khoa học góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen Bương
mốc (Dendrocalamus velutinus N.-H. Xia,V. T. Nguyen & V. D. Vu), loài
cây đa tác dụng ở vùng đệm VQG Ba Vì – Hà Nội.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được đặc điểm hình thái, giải phẫu, vật hậu, sinh trưởng cá
thể và quần thể loài Bương mốc làm cơ sở khoa học cho việc thử nghiệm
nhân giống để phát triển trồng lồi cây có giá trị này ở vùng đệm VQG Ba Vì
- Hà Nội.
- Đúc kết và bổ xung được kết quả thử nghiệm nhân giống loài Bương
mốc bằng phương pháp tách gốc và chiết cành để góp phần chuyển giao kỹ
thuật nhân rộng.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Loài Bương mốc (Dendrocalamus velutinus N.-H. Xia,V. T. Nguyen &
V. D. Vu) trồng tại vùng đệm, vườn quốc gia Ba Vì – Hà Nội.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện thời gian và các hạn chế khác, nên đề tài chỉ giới hạn
nghiên cứu tại 3 địa điểm thuộc 3 xã có trồng Bương mốc: Tản Lĩnh, Ba Vì và
Vân Hồ thuộc vùng đệm thuộc VQG Ba Vì, Hà Nội.
Nội dung: Tập trung vào nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu lá, vật
hậu, sinh trưởng cá thể và quần thể của lồi, thử nghiệm nhân giống vơ tính



×