Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây có giá trị lương thực thực phẩm tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân nha, tỉnh sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------

TRẦN THỊ THANH HƯƠNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
MỘT SỐ LOÀI CÂY CÓ GIÁ TRỊ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA, TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------

TRẦN THỊ THANH HƯƠNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
MỘT SỐ LOÀI CÂY CÓ GIÁ TRỊ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA, TỈNH SƠN LA


Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Mã số: 60.62.02.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH

Hà Nội - 2013


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm
nghiệp, tôi luôn nhận được sự quan tâm, dạy dỗ và chỉ bảo ân cần của các
thầy giáo, cô giáo. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban
Giám hiệu nhà trường, Khoa đào tạo Sau đại học, quý thầy cô cùng toàn thể
cán bộ trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trần Thị Phương Anh, là cô giáo đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Chi cục Kiểm lâm Sơn La, các phòng ban của UBND
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; Ban quản lý Khu BTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn
La. Lãnh đạo UBND các xã Chiềng Sơn, Lóng Sập, Tân Xuân. Ban quản lý
bản và người dân các bản thuộc 3 xã đã giúp đỡ tôi trong việc điều tra, nghiên
cứu thực tế để hoàn thành luận văn này.
Tôi vô cùng biết ơn sự quan tâm giúp đỡ động viên của gia đình, người
thân và bạn bè trong quá trình thực hiện luận văn này.
Thời gian qua mặc dù tôi đã làm việc với tinh thần nghiêm túc, nỗ lực
hết mình. Song do điều kiện về thời gian, nhân lực, tài chính cùng với kinh

nghiệm và kiến thức bản thân còn nhiều hạnh chế nên luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót. Vì vậy tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng
góp xây dựng từ các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa hoạc và bạn bè đồng
nghiệp để tôi có điều kiện hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Tác giả

Trần Thị Thanh Hương


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luân văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào.
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2013
Tác giả

Trần Thị Thanh Hương


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ........................................................................................................ i
Lời cam đoan ................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................ iii

Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................. v
Danh mục các bảng ....................................................................................... vii
Danh mục các hình ....................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .... 3
1.1. Lược sử nghiên cứu trên thế giới......................................................... 3
1.2. Lược sử nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................... 4
1.3 Lược sử nghiên cứu ở khu BTTN Xuân Nha………………….…….7
Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 8
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 8
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................... 8
2.1.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................. 8
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 8
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 9
2.3.1 Xây dựng danh lục các loài cây LTTP tại khu BTTN Xuân Nha,
tỉnh Sơn La. ................................................................................................ 9
2.3.2. Thành phần các loài cây LTTP tại khu vực nghiên cứu. .............. 9
2.3.3. Thực trạng quản lý, vai trò và sử dụng các loài cây LTTP tại khu
vực nghiên cứu........................................................................................... 9
2.3.4. Một số đặc điểm sinh học của một số loài cây LTTP có giá trị. .... 9
2.3.5. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây LTTP tại
khu vực nghiên cứu. .................................................................................. 9
2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 9


iv

2.4.1. Phương pháp kế thừa .................................................................... 10
2.4.2. Điều tra ngoại nghiệp .................................................................... 10
2.4.3. Phương pháp nội nghiệp ............................................................. 155

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU BẢO
TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA, TỈNH SƠN LA ............................... 199
3. 1. Vị trí và ranh giới ............................................................................. 199
3. 2. Địa hình ............................................................................................. 199
3. 3. Địa chất và thổ nhưỡng ................................................................. 2020
3. 4. Khí hậu, thuỷ văn ........................................................................... 2222
3. 5. Tình hình chung về khu hệ thực vật ............................................ 2323
3. 6. Dân số, dân tộc, lao động, phân bố dân cư, tỷ lệ tăng dân số ...... 266
3. 6.1. Dân số .......................................................................................... 266
3. 6.2. Dân tộc......................................................................................... 277
3. 7. Tập quán canh tác, sinh hoạt văn hoá ........................................... 288
3. 7.1. Tập quán canh tác ...................................................................... 288
3. 7.2. Sinh hoạt văn hoá, phong tục tập quán ..................................... 299
3. 8. Tình hình kinh tế .............................................................................. 299
3. 8.1. Các hoạt động kinh tế ................................................................. 299
3. 8.2. Những tác động ảnh hưởng tới khu BTTN ................................. 30
3.8.3. Phân mức độ giàu nghèo ............................................................... 30
3. 9. Văn hoá giáo dục, y tế, giao thông .................................................... 31
3. 9.1. Về văn hoá giáo dục...................................................................... 31
3. 9.2. Y tế ................................................................................................. 31
3. 9.3. Giao thông ..................................................................................... 31
3.10. Tình hình sử dụng đất đai tài nguyên ......................................... 3232
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 33
4.1. Danh lục các loài cây LTTP được tại khu BTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La. .....33


v

4.2. Thành phần các loài cây có giá trị LTTP tại khu vực nghiên cứu.
.................................................................................................................. 3333

4.2.1. Thành phần các loài cây có giá trị LTTP theo ngành thực vật. . 33
4.2.2. Các loài cây LTTP quý, hiếm tại khu BTTN Xuân Nha........... 377
4.2.3. Thành phần các loài cây có giá trị LTTP theo nhóm sử dụng.. 388
4.2.4. Thành phần các loài cây có giá trị LTTP theo dạng sống....... 4040
4.2.5. Thành phần các loài cây có giá trị LTTP theo các sinh cảnh sống
............................................................................................................................ 4242
4.2.6. Thành phần các loài cây có giá trị LTTP theo bộ phận sử dụng. 4444
4.3. Thực trạng quản lý, vai trò và sử dụng các loài cây LTTP tại khu
vực nghiên cứu.......................................................................................... 466
4.3.1. Thực trạng quản lý và vai trò của các loài cây LTTP tại khu vực
nghiên cứu................................................................................................ 46
4.3.2 Tình hình khai thác, sử dụng, gây trồng nguồn tài nguyên cây
LTTP tại khu BTTN Xuân Nha ............................................................ 499
4.3.3 Hoạt động mua bán một số loài cây LTTP tại khu vực nghiên cứu.
............................................................................................................................ 5555
4.3.4 Kinh nghiệm sử dụng các loài cây LTTP……………………..…59
4.4. Một số đặc điểm sinh học của một vài loài cây LTTP có giá trị. 7070
4.5. Một số giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây LTTP tại
khu vực nghiên cứu. ............................................................................... 7575
4.5.1 Nguyên nhân gây suy giảm các loài cây có giá trị LTTP tại khu
BTTN Xuân Nha. ................................................................................. 7575
4.5.2 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn phát triển một số loài cây có giá trị .. 7676
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 8181
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt

Nguyên nghĩa

BTTN

Bảo tồn thiên nhiên

LTTP

Lương thực thực phẩm

IUCN

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

NXB

Nhà xuất bản

SĐVN

Sách Đỏ Việt Nam

SL


Số lượng

VN

Việt Nam

VQG

Vườn Quốc gia


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

4.1

Thành phần các loài cây có giá trị LTTP tại khu BTTN Xuân Nha

28

4.2

So sánh thành phần loài cây có giá trị LTTP ở khu BTTN Xuân


31

Nha với một số vùng khác
4.3

Các loài cây LTTP quý, hiếm tại khu BTTN Xuân Nha

32

4.4

Thành phần các loài cây có giá trị LTTP theo nhóm sử dụng tại

33

khu BTTN Xuân Nha
4.5

Thành phần các loài cây có giá trị LTTP theo dạng sống tại khu

35

BTTN Xuân Nha
4.6

Thành phần các loài cây có giá trị LTTP theo sinh cảnh tại khu

37


BTTN Xuân Nha
4.7

Thành phần các loài cây có giá trị LTTP theo bộ phận sử dụng tại

39

khu BTTN Xuân Nha
4.8

Thời vụ thu hái cây có giá trị LTTP tại khu vực nghiên cứu

44

4.9

Số lượng loài cây rừng có giá trị LTTP theo dân tộc sử dụng

46

4.10 Một số phương thức sử dụng LTTP tại khu vực nghiên cứu

47

4.11 Các loài cây rừng có giá trị LTTP được người dân trồng tại khu

48

vực nghiên cứu
4.12 Giá bán một số loại lương thực, thực phẩm có giá trị tại khu vực


51

nghiên cứu
4.13 Một số kinh nghiệm sử dụng các loài cây có giá trị LTTP của

54

người dân tộc Thái tại khu vực nghiên cứu
4.14 Một số kinh nghiệm sử dụng các loài cây có giá trị LTTP của

58

người dân tộc Khơ Mú tại khu vực nghiên cứu
4.15 Một số kinh nghiệm sử dụng các loài cây có giá trị LTTP của

61

người dân tộc H’Mông tại khu vực nghiên cứu
4.16 Danh sách các loài lựa chọn gây trồng

73


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT


Tên hình

Trang

4.1

Biểu đồ tỷ lệ phần trăm số loài của các họ

29

4.2

Biểu đồ tỷ lệ phần trăm số loài của các chi

30


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thực vật Việt Nam rất đa dạng về thành phần loài, phong phú về
chủng loại. Tuy nhiên, những hiểu biết của chúng ta về thế giới thực vật còn
nhiều hạn chế, đặc biệt là hiểu biết về nhóm cây ăn được, nhóm cây đóng một
vai trò quan trọng đối với đời sống con người, nhất là đố i với đồng bào các
dân tộc sống ở trung du và miền núi. Hơn nữa, tập quán người vùng cao là
khai thác cây ăn được mọc hoang da ̣i từ tự nhiên, chưa chú ý nhiều đến việc
gieo trồng hay xây dựng một qui trình nhân giống nào đáng kể. Ngày nay với
sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là sinh học phân tử ứng dụng
trong công nghệ sinh học thì những ứng dụng nhằm phát triển nhóm cây ăn
được tại địa phương thông qua các chính sách Khuyến lâm là rất khả thi.
Nhưng trước hết đó phải là việc điều tra, nghiên cứu, bảo tồn sau đó mới phát

triển dựa vào các thành tựu mới của khoa học.
Khu Bảo tồn thiên nhiêu (BTTN) Xuân Nha, tỉnh Sơn La được ghi
nhận là nơi rất đa dạng về thành phân loài động, thực vật đến hệ sinh thái
rừng với nhiều loài động, thực vật quí hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen.
Theo thống kê chưa đầy đủ, ở khu vực này có khoảng 200 loài thực vật có thể
ăn được [18], nhóm cây thường được người dân khai thác và sử dụng dưới
nhiều hình thức khác nhau. Mặt khác, trong khi thu hái, người dân địa phương
chưa chú ý đến khai thác bền vững dẫn đến nguồn tài nguyên giá trị này đang
dần cạn kiệt. Để sử dụng bền vững cần tổ chức các đợt tuyên truyền cũng như
có sự hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ địa phương để nhân dân sử dụng một
cách bền vững. Khu vực Xuân Nha thuộc vùng núi cao nằm dọc biên giới
Việt - Lào, giao thông đi lại khó khăn, các dân tộc sinh sống trong khu BTTN
có dân tộc Thái, H’Mông và Khơ Mú, do đó việc nghiên cứu các loài thực vật
nói chung và các loài thực vật có thể ăn được nói riêng là rất cần thiết, từ đó


2
đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài có giá trị nhằm cải thiện cuộc
sống và nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên là rất quan trọng.
Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây
có giá trị lương thực thực phẩm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha,
tỉnh Sơn La” được thực hiện với mong muốn cung cấp những tư liệu cơ bản
về nguồn tài nguyên cây lương thực thực phẩm, từ đó tìm ra một số biện pháp
bảo tồn và phát triển một số loài có giá trị tại khu vực nhằm sử dụng hợp lý và
phát triển bền vững tài nguyên rừng.


3


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lược sử nghiên cứu trên thế giới
Lịch sử phát triển, tiến hoá của loài người gắn liền với quá trình sử
dụng ngày một hoàn thiện các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên Trái đất.
Ngay từ thời cổ xưa, trong quá trình săn bắt và hái lượm, con người đã biết
lựa chọn những cái gì ăn được, nuôi sống họ thì dần dần được coi là nguồn
lương thực, thực phẩm, những cái gì có độc thì tránh.
Kiến thức về cây cỏ được được ghi chép và lưu lại sớm nhất có lẽ là tác
phẩm của Aristole (384-322 trước công nguyên), tiếp đó là tác phẩm “Lịch sử
thực vật” của Theophraste (khoảng năm 340 trước Công nguyên), trong đó tác
giả đã mô tả, giới thiệu gần 500 loài cây cỏ với các chỉ dẫn về nơi mọc và
công dụng.
Plinus (79-23 trước Công nguyên) với bộ Bách khoa toàn thư đã giới
thiệu gần 1000 loài cây có ích, trong đó có đề cập đến các loài ăn được [6].
Trong quá trình phát triển của nhân loại và khoa học, đã có rất nhiều
nghiên cứu về các loài cây cỏ có giá trị lương thực, thực phẩm nhưng phần
lớn các tác giả chỉ nghiên cứu một số loài cây có giá trị kinh tế cao và các loài
cây nông nghiệp.
Gần đây có những nghiên cứu về các cây dại ăn được, các cuốn sách và
cẩm nang tra cứu ở châu Mỹ.
Nghiên cứu về cây tự nhiên ăn được ở Đông Dương có thể kể đến
Chevalier (1900) đã ghi nhận những sản phẩm chủ yếu ở Đông Dương trong
đó có đề cập đến một số loài ăn được.


4
Trong một số công trình nghiên cứu về Tài nguyên thực vật nói chung
bao gồm cả các cây tự nhiên, cây công nghiệp, cây nông nghiệp và cây trồng,
nhóm cây ăn được được xếp vào nhiều nhóm khác nhau và nhược điểm chung

là khó tách các cây tự nhiên và cây trồng.
Đáng chú ý nhất ở Đông Nam Á là bộ sách “Plant Resources of SouthEast Asia” đề cập đến tài nguyên thực vật ở Đông Nam Á, trong đó cây ăn
được gồm các nhóm: cây đậu ăn hạt, cây ăn quả, cây làm rau ăn, cây ngũ cốc,
cây chứa carbohydrat, cây làm gia vị … cách phân chia này dựa trên giá trị sử
dụng chính và các sản phẩm thực vật cung cấp. Trong bộ sách này, các loài
cây được mô tả, đề cập đến gây trồng, thu hoạch và năng suất đạt được. Tuy
nhiên, các bộ sách này cũng bao gồm cả các cây trồng (cây công nghiệp, cây
nông nghiệp ….) [23, 24, 25, 26, 27].
Ngoài ra còn có những nghiên cứu về lâm sản ngoài gỗ (Non timber
forest products) ở các nước lân cận như Trung Quốc, Lào …. trong đó cũng
có nhưng đề cập đến các cây ăn được và được xếp ở các nhóm khác nhau.
Trong các tài liệu khác nghiên cứu chung về các loài thực vật như thực
vật chí, danh lục thực vật … của các nước trên thế giới và các nước lân cận
Việt Nam qua nhiều giai đoạn, giá trị sử dụng cũng được đề cập đến nhưng
mới chỉ dừng ở ghi nhận chung.
1.2. Lược sử nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, theo các tài liệu đã công bố, Việt Nam có khoảng 17000
loài thực vật, trong đó ngành Tảo có 2200 loài, ngành Rêu 480 loài, ngành
Khuyết lá thông 1 loài, ngành Thông đất 55 loài, ngành Cỏ tháp bút 2 loài,
ngành Dương xỉ 700 loài, ngành Hạt trần 70 loài và ngành Hạt kín 13000 loài.
Trong số các loài cây này, nhân dân ta đã sử dụng hàng ngàn loài cho các nhu
cầu khác nhau của cuộc sống.


5
Hiện nay, tuy mức sống của nhân dân đã được nâng lên, nhưng nhu
cầu sử dụng cây cỏ trong đời sống vẫn rất lớn. Theo thống kê của
UNESCO năm 1992 thì ở vùng nông thôn các nước đang phát triển, trong
đó có Việt Nam, các sản phẩm lương thực – thực phẩm có nguồn gốc từ
rừng chiếm tỷ lệ 90-93%.

Cùng với những nghiên cứu về các loài thực vật nói chung, trong các công
trình công bố về các loài thực vật, các tác giả cũng đã ghi nhận những công
dụng, giá trị của các loài thực vật có nguồn gốc từ rừng, trong đó cũng có đề
cập đến công dụng ăn được của một số loài cây.
Những nghiên cứu cụ thể về tài nguyên thực vật nói chung ở Việt Nam
có thể kể đến Phan Kế Lộc, 1969 đã sắp xếp các nhóm cây tài nguyên trong
đó các cây ăn được được xếp vào nhóm “để phục vụ bản thân con người và
những động vật có ích khác” [16].
Trần Đình Lý [15] đã giới thiệu 1900 loài cây có ích ở Việt Nam trong
đó có các cây ăn được, nhưng công trình này chưa nêu công dụng cụ thể và bộ
phận sử dụng của các cây này.
Nguyễn Tiến Bân, Bùi Minh Đức đã mô tả, vẽ hình và cách sử dụng
cũng như bộ phận sử dụng của một số cây rau dại ăn được ở Việt Nam [2].
Võ Văn Chi, Trần Hợp đề cập đến các loài cây có ích ở Việt Nam,
trong đó các cây ăn được được chia cụ thể thành các nhóm: Nhóm cây lương
thực, cây cho bột đường; nhóm cây làm thực phẩm: cây cho củ, cây làm rau
ăn, cây cho quả và nhóm cây cho gia vị, nước uống [6], cách phân chia này
tương đối rõ ràng và các tác giả cũng đã đề cập phần nào đến bộ phận sử dụng
của các cây này.
Lưu Đàm Cư (2001), khi nghiên cứu về Thực vật dân tộc học, đã giới
thiệu cách phân nhóm các cây có ích của các cộng đồng, trong đó nhóm các


6
cây ăn được được phân thành các nhóm chính: Cây làm lương thực, các cây
rau, thực phẩm (đậu, đỗ …) và chế biến thực phẩm, các cây ăn quả, các cây
làm gia vị, các cây để uống (uống tươi hoặc đun uống, không chứa cồn) [9].
Trong “Tài liệu kỹ thuật gây trồng, nuôi một số loài Lâm sản ngoài
gỗ”, tác giả Trần Ngọc Hải đã trình bày tỉ mỉ kỹ thuật vườn ươm cho 6 loài
cây lâm sản ngoài gỗ (LSNG), kỹ thuật trồng 24 loài cây LSNG và kỹ thuật

nuôi 2 loài LSNG.
Trong tài liệu “Bảo tồn Lâm sản ngoài gỗ” (2006) tác giả Trần Ngọc Hải
đã khẳng định nước ta là nơi quy tụ nhiều hệ sinh thái: hệ sinh thái trên cạn, hệ
sinh thái đất ngập mặn, đây là những hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao
và là cơ sở để phát triển lâm sản ngoài gỗ, là nguồn tài nguyên quan trọng để
bảo tồn. Tài liệu cũng đã đề cập tới nội dung đề án Quốc gia về bảo tồn và phát
triển LSNG giai đoạn 2006 – 2020, trong đó có những định hướng phát triển
cho nhiều vùng trong cả nước với nhiều loài lâm sản ngoài gỗ trong các nhóm
tre trúc, song mây, cây dược liệu, cây cho nhựa, cây ăn được [11].
Triệu Văn Hùng (2007) đã giới thiệu các loài lâm sản ngoài gỗ, trong
đó cây lương thực thực phẩm (LTTP) gồm 30 loài đã được mô tả và có giới
thiệu cả kỹ thuật nhân giống, gây trồng. [14]
Youshitaka Tanaka, Nguyễn Văn Kế (2007) đã giới thiệu cuốn sách
“Edible wild plants of Vietnam: The Bountiful Garden” giới thiệu đặc điểm,
phân bố thành phần và cách sử dụng của 130 loài thực vật thuộc 59 họ thực
vật bậc cao được thống kê với 4 tiêu chí: Đặc điểm thực vật, phân bố, thành
phần và cách sử dụng [22].
Trần Minh Hợi, Nguyễn Xuân Đặng nghiên cứu tại Vườn Quốc gia
(VQG) Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã ghi nhận 123 loài thực vật ăn được gồm
các nhóm: rau ăn, cho quả ăn được và các bộ phận ăn được, cách phân chia


7
này chưa thật rõ ràng về bộ phận sử dụng và công dụng [13], các tác giả cũng
không nghiên cứu chi tiết về bộ phận sử dụng, sinh cảnh sống cũng như
phương thức sử dụng của người dân.
Nguyễn Quốc Đạt, Lưu Hồng Trường (2009) đã có những nghiên cứu,
đánh giá nhanh về tài nguyên thực vật rừng ăn được và các vấn đề liên quan ở
Khu BTTN Takóu [10], trong đánh giá nhanh này, ngoài tính đa dạng các tác
giả cũng đã nêu được giá trị thương phẩm của một số loài và cách sử dụng

của một số loài.
Một số công trình nghiên cứu, luận văn, chuyên đề tốt nghiệp khác
nghiên cứu về cây rau ăn được, tìm hiểu thành phần, dạng sống, bộ phận sử
dụng và kinh nghiệm sử dụng cây bản địa làm rau ăn và biện pháp nhân
giống, bảo tồn một số loài rau ăn ở một số địa phương như Lào Cai, Nghệ An,
Điện Biên, Yên Bái, Lâm Đồng …
1.3. Lược sử nghiên cứu tại khu BTTN Xuân Nha
Ở khu BTTN Xuân Nha, Sơn La cũng đã có chuyên đề tốt nghiệp
nghiên cứu thành phần, dạng sống, bộ phận sử dụng của các loài cây bản địa
tự nhiên làm rau ăn của đồng bào dân tộc Thái. Tuy nhiên giới hạn của
chuyên đề mới chỉ dừng ở nhóm làm rau ăn và của một dân tộc.
Ngoài ra, còn có những nghiên cứu về một số các loài tự nhiên như cây
ăn quả, làm rau ăn, cho tinh bột, đồ uống, gia vị … nói chung hay những
nghiên cứu ở một số khu BTTN và VQG, tuy nhiên những công trình này chỉ
đề cập đến một số nhóm cây ăn được hoặc chỉ tập trung nghiên cứu những
cây cụ thể.


8
Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tính đa dạng các loài cây LTTP cũng như kinh nghiệm bản địa của
người dân địa phương trong việc sử dụng tài nguyên có ích này nhằm góp phần
bảo tồn và phát triển bền vững một số loài có giá trị tại khu vực nghiên cứu.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng danh lục và đánh giá được tính đa dạng các loài cây có khả
năng cung cấp LTTP tại khu BTTN
- Tìm hiểu được thực trạng quản lý, sử dụng các loài cây có khả năng

cung cấp LTTP tại khu BTTN.
- Tìm hiểu được một số đặc điểm sinh học của một số loài cây có giá trị
về LTTP.
- Đề xuất được các biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững một số
loài cây LTTP tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Thực vật bậc cao có mạch tự nhiên hoặc được hoang dại
hóa có giá trị LTTP phân bố tại khu BTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Các loài cây có giá trị LTTP
+ Địa điểm nghiên cứu: Khu BTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La.


9
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Xây dựng danh lục các loài cây LTTP tại khu BTTN Xuân Nha, tỉnh
Sơn La.
2.3.2. Thành phần các loài cây LTTP tại khu vực nghiên cứu.
- Thành phần các loài cây LTTP theo ngành thực vật.
- Các loài cây LTTP quý, hiếm có phân bố trong khu vực nghiêm cứu
- Thành phần các loài cây LTTP theo nhóm sử dụng.
- Thành phần các loài cây LTTP theo dạng sống
- Thành phần các loài cây LTTP theo các sinh cảnh sống.
- Thành phần các loài cây LTTP theo bộ phận sử dụng.
2.3.3. Thực trạng quản lý, vai trò và sử dụng các loài cây LTTP tại khu vực
nghiên cứu.
- Thực trạng quản lý và vai trò của các loài cây LTTP tại khu vực nghiên cứu.
- Các hoạt động khai thác, gây trồng tài nguyên cây LTTP tại khu vực nghiên
cứu.
- Các hoạt động mua bán một số loài cây LTTP tại khu vực nghiên cứu.

- Kinh nghiệm sử dụng các loài cây lương thực thực phẩm.
2.3.4. Một số đặc điểm sinh học của một số loài cây LTTP có giá trị.
2.3.5. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây LTTP tại khu
vực nghiên cứu.
- Các nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên cây LTTP tại khu vực nghiên
cứu.
- Đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển một số loài cây có giá trị.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007).


10
2.4.1. Phương pháp kế thừa
Dựa trên các công trình nghiên cứu đã được thực hiện và công bố trước
đây về thành phần thực vật, tài nguyên thực vật tại khu BTTN Xuân Nha, tỉnh
Sơn La cũng như một số tài liệu có liên quan sau:


Bản đồ các loại: Bản đồ địa hình VN 2000, bản đồ hiện trạng tài

nguyên rừng mới nhất, bản đồ lập địa…


Kế thừa các kết quả của các nghiên cứu khoa học, các công trình

nghiên cứu, bài báo, các thông tin có liên quan tới các loài cây ăn được nói
chung và các loài thực vật có phân bố tại khu vực nghiên cứu.


Danh lục thực vật mới nhất đang được sử dụng tại khu BTTN Xuân




Thu thập các tài liệu nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã

Nha.
hội liên quan đến khu BTTN Xuân Nha.
Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan, chúng tôi tiến hành thống
kê, kiểm tra và hiệu chỉnh lại toàn bộ thông tin một cách chính xác trên cơ sở
các tại liệu tham khảo chuyên ngành từ đó xác định giá trị thông tin kế thừa.
2.4.2. Điều tra ngoại nghiệp
2.4.2.1. Điều tra theo tuyến
Dựa trên nền bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng rừng của khu BTTN
Xuân Nha kết hợp đi thực địa để xác định các hướng tuyến điều tra.
Nguyên tắc lập tuyến: Tuyến điều tra phải đại diện, phải đảm bảo đi
qua tất cả các kiểu rừng.
Lựa chọn người dân đi cùng để dẫn đường, phải là người biết nhiều về
cây rừng, thường xuyên đi rừng. Lựa chọn người dẫn đường thuộc nhiều
thành phần dân tộc trong khu vực nghiên cứu để khai thác được kiến thức bản
địa của người dân trong phương thức thu hái và sử dụng cây rừng có giá trị
LTTP.


11
Điều tra trên 9 tuyến:
Xã Chiềng Sơn lập 3 tuyến: Từ trung tâm xã đi các bản tiểu khu 7, bản
Hin Pén, bản Dân Quân.
Xã Lóng Sập lập 2 tuyến: Từ trung tâm xã đi bản A Má 1, bản A Má 2.
Xã Tân Xuân lập 4 tuyến: Từ trung tâm xã đi các bản Láy, A Lang, Cột
Mốc, Sa Lai.

Kết quả điều tra tuyến ghi vào
Biểu 01: Điều tra thực vật theo tuyến
Tên tuyến……………….. Độ dài tuyến: ……………………………
Ngày điều tra……………. Người điều tra:………………………….
Người dẫn đường……………………………………………..……...
Mô tả tuyến:………………………………………………………….
TT

Tên
Tên
Tên
khoa học Việt Nam dân tộc

Dạng
sống

Bộ phận
dung

Ghi chú

1
2
3
Trong quá trình điều tra ngoại nghiệp tiến hành thu mẫu, ghi chép, chụp
ảnh sau đó giám định mẫu trong phòng tiêu bản.
Với những mẫu chưa biết tên hoặc mẫu quý hiếm ngoài thực địa tiến
hành xử lý mẫu, ghi chép lại những đặc điểm dễ nhận biết như: Đặc điểm vỏ
cây, kích thước cây nhất là đặc điểm màu sắc, mùi vị… sau đó chuyển đến
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Việt Nam để giám định mẫu.

2.4.2.2. Điều tra thực trạng quản lý, vai trò và kinh nghiệm sử dụng của
người dân.
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân
(PRA), cán bộ quản lý, cán bộ khoa học tại khu BTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn


12
La. Kết hợp tra cứu một số tài liệu như: Tên cây rừng Việt Nam; Danh lục các
loài thực vật Việt Nam tập 2, tập 3; Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam.
Biểu 02: Lập danh sách người dân được phỏng vấn
TT

Họ tên

Tuổi

Nghề nghiệp

Thôn
(Bản)

Xã Dân tộc

1
2
3
Các câu hỏi cho hộ gia đình:
1. Họ và tên người được hỏi?
2. Tuổi
3. Giới tính

4. Dân tộc
5. Nghề nghiệp
6. Khả năng nói tiếng Việt
7. Số nhân khẩu trong nhà
8. Số người lao động trong nhà
9. Địa chỉ (Bản, Xã)
10. Loại hộ: (Giàu, khá giả, trung bình, nghèo, rất nghèo)
11. Diện tích đất được giao của gia đình của gia đình (Trồng lúa, nương
rẫy, vườn, vườn rừng)?
12. Nhà nước có hỗ trợ phát triển kinh tế hộ hay không? (cấp vốn,
giống cây trồng vật nuôi)?


13
13. Gia đình ông (bà) có thiếu lương thực hay không?
14. Nếu có thì thiếu bao nhiêu tháng trong một năm?
15. Gia đình ông (bà) làm gì khi thiếu gạo? (Vay mượn; Bán gia súc,
gia cầm; Ăn ngô sắn thay thế; Lấy sản phẩm từ rừng để bán, để ăn).
16. Gia đình ông (bà) có chăn nuôi không?
17. Nếu có thì chăn nuôi những loài gì:? Số lượng từng loài? Ông bà
chăn nuôi chúng với mục đích gì (Cày bừa, vận chuyển, bán, sử dụng trong
gia đình)?
18. Ông (bà ) có chăn thả gia súc không?
19. Ông (bà) chăn thả ở đâu? ( Trên nương, trong rừng, bãi chăn thả,
bãi chăn thả)?
20. Có người đi chăn gia súc không? Nếu có thì ai là người thực hiện
việc này?
21. Thu nhập mỗi năm của gia đình ước tính là bao nhiêu? (cả chăn
nuôi và trồng trọt).
22. Từ trước tới nay ông (bà ) có vào rừng thu hái cây ăn được hay

không ?
23. Nếu có thì thu hái những loài cây nào? Xin hãy kể tên các loài đó?
24. Với mỗi loài cây trên, ông bà lấy bộ phận nào của cây? Lấy bằng
cách nào? Lấy vào thời gian nào?
25. Sau khi thu hái các sản phẩm kể trên, ông (bà) vận chuyển và sơ
chế như thế nào?


14
26. Các sản phẩm trên thường được ông (bà) chế biến như thế nào để
làm thức ăn ?
27. Có loài cây nào trước đây ông (bà) hay người dân địa phương có
thu hái nhưng hiện tại không khai thác nữa không?
28. Tại sao không thu hái nữa?
29. Ông (bà) đã trồng cây lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ rừng
nào chưa?
30. Nếu có thì ông (bà) trồng cây đó như thế nào? Ông bà lấy được
giống cây đó từ đâu?
31. Ông bà trồng cây đó ở đâu? Số lượng cây và diện tích trông là bao
nhiêu? Chăm sóc, thu hoạch như thế nào?
32. Trong những loai cây trên thì loài nào được dùng để bán?
33. Ông (bà) mang ra chợ bán hay có người tới thu mua?
34. Giá bán của mỗi loại sản phẩm là bao nhiêu 1 kg (hoặc bó, mớ…)?
35. Khi vào rừng ông (bà) có phải xin phép ai không?
36. Cán bộ kiểm lâm có cấm khai thác/thu hái cây ăn được từ rừng ko?
37. Nếu có thì cấm những loài cây nào ?
38. Theo ông (bà) loài cây nào quan trọng với đời sống gia đình và bà
con dân bản (kinh tế và sử dụng)? Tại sao?
39. Trong những năm tới đây, gia đình ông (bà) có ý định thu hái hay
gây trồng những loài cây nào? Tại sao?



15
40. Theo ông (bà) những loài cây nào có thể đưa vào gây trồng tại địa
phương?
41. Theo ông (bà) có cách nào để duy trì và phát triển tài nguyên cây
rừng ăn được ở địa phương? Giải pháp nào khả thi nhất và cần có những điều
kiện gì để có thể thực hiện đươc?
42. Nguồn cây lương thực thực phẩm từ rừng của địa phương có thể
phát triển thành hàng hóa để cung cấp cho thị trường không?
Kết quả phỏng vấn hộ gia đình ghi vào mẫu biểu sau:
Biểu 03: Phỏng vấn người dân
Họ tên:........................................Tuổi...................................................
Nghề nghiệp:...............................Dân tộc...............................................
Người điều tra:.............................Ngày điều tra:....................................
Tên loài
TT

Tên

Sinh

Tên địa cảnh

thông
thường

phương sống

Bộ

Dạng phận
sống

sử
dụng

Cách Mùa
sử

thu

dụng

hái

Kỹ

Kỹ

Tình

thuật thuật trạng

Gây

khai



khai


trồng

thác

chế

thác

1
2
2.4.3. Phương pháp nội nghiệp
2.4.3.1. Cách xử lý, bảo quản mẫu
Sau khi lấy mẫu cần đeo nhãn cho mẫu. Trên nhãn ghi số hiệu mẫu.
Các thông tin về mẫu được ghi vào sổ riêng bao gồm:
- Số hiệu mẫu.
- Địa điểm (tỉnh, huyện, xã), nơi lấy mẫu (ven suối, thung lũng, sườn
núi, đỉnh…).
- Ngày lấy mẫu.


×