Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng trồng phòng hộ đầu nguồn của huyện lập thạch, tỉnh vĩnh phúc​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 104 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là luận văn nghiên cứu của riêng tôi. Các lập luận
và số liệu nêu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan khoa học
dựa trên kết quả khảo sát thực tế và các tài liệu tham khảo đã công bố. Đề tài
và các tư liệu được sử dụng trong luận văn khơng trùng lặp với bất cứ cơng
trình khoa học nào đã được cơng bố trước đó.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Tác giả

Trần Việt Khoa


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp “Đánh giá thực trạng và đề
xuất giải pháp quản lý rừng trồng phòng hộ đầu nguồn của huyện Lập
thạch tỉnh Vĩnh Phúc” được hồn thành theo chương trình đào tạo Cao học
khóa 20B chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng tại Trường đại học Lâm
nghiệp Xuân Mai, Hà Nội.
Có được luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban
giám hiệu, các thầy cô trong Phịng đào tạo sau đại học, các thầy cơ giáo trực
tiếp giảng dạy đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn
này. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Xuân Dũng người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tác giả từ khi hình thành
phát triển ý tưởng đến xây dựng đề cương, phương pháp luận, tìm tài liệu và
có những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu
và hoàn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện
của Ban lãnh đạo, các anh, chị trong BQL Dự án rừng phòng hộ huyện Lập


Thạch, các công tác viên, các nhà chuyên mơn, bạn bè, đồng nghiệp và người
thân trong gia đình đã động viên giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số
liệu ngoại nghiệp và xử lý nội nghiệp. Mặc dù đã nỗ lực hết mình, nhưng do
trình độ cịn hạn chế về nhiều mặt, nên luận văn khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và
xin chân thành tiếp thu mọi ý kiến đóng góp đó.
Tơi xin cam đoan nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2014
Tác giả

Trần Việt Khoa


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các từ viết tắt................................................................................... vi
Danh mục các bảng ......................................................................................... vii
Danh mục các hình ......................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4
1.1. Trên thế giới ........................................................................................... 4
1.2. Ở Việt Nam............................................................................................. 6

1.2.1. Các giai đoạn xây dựng và phát triển rừng phòng hộ ở Việt Nam .. 6
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu rừng phịng hộ ở Việt Nam .................. 8
1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ, các giai đoạn của trồng rừng phòng hộ (Dự án
trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661) [20]) ................................................ 12
1.4. Một số nhận xét và đánh giá chung ...................................................... 14
1.5. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.................................................... 15
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỒI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 17
2.1. Mục tiêu ................................................................................................ 17
2.1.1. Mục tiêu chung .............................................................................. 17
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 17
2.2. Đối tượng .............................................................................................. 17
2.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 17
2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 17


iv

2.4.1. Nghiên cứu thực trạng hệ thống rừng trồng phòng hộ đầu nguồn 17
2.4.2. Đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mơ hình rừng trồng phịng hộ
đầu nguồn................................................................................................. 17
2.4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và chức năng
phòng hộ của rừng trồng phòng hộ đầu nguồn. ....................................... 18
2.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 18
2.5.1. Nghiên cứu thực trạng hệ thống rừng trồng phòng hộ đầu nguồn
của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. ................................................... 18
2.5.2. Đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mơ hình rừng trồng phòng hộ
đầu nguồn................................................................................................. 20
2.5.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm đánh giá hiện trạng rừng trồng
phòng hộ đầu nguồn................................................................................. 28

Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN DÂN SINH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA
KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................ 29
3. Điều kiện tự nhiên: .................................................................................. 29
3.1. Vị trí địa lý. ....................................................................................... 29
3.2. Địa hình, địa chất và đất đai. ................................................................ 31
3.2.1. Địa hình. ........................................................................................ 31
3.2.2. Địa chất .......................................................................................... 32
3.2.3.Đất đai ............................................................................................. 32
3.3. Khí hậu, thuỷ Văn. ............................................................................... 33
3.3.1. Khí hậu........................................................................................... 33
3.3.3.Thủy văn ......................................................................................... 35
3.4. Đặc điểm cơ bản về kinh tế xã hội ....................................................... 35
3.4.1.Dân số, dân tộc và cơ cấu lao động ................................................ 35
3.4.2.Tình hình phát triển kinh tế chung ................................................. 37
3.4.3.Thuận lợi ......................................................................................... 37


v

3.4.4.Khó khăn ......................................................................................... 38
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 39
4.1. Thực trạng hệ thống rừng trồng phịng hộ đầu nguồn.......................... 39
4.1.1. Đặc điểm diện tích rừng trồng phòng hộ huyện Lập Thạch ......... 39
4.1.2. Đặc điểm biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trồng phòng
hộ đầu nguồn............................................................................................ 42
4.1.3. Đặc điểm sinh trưởng của các mơ hình rừng trồng phịng hộ đầu nguồn
.................................................................................................................. 51
4.2. Hiệu quả tổng hợp của các mơ hình rừng trồng phịng hộ đầu nguồn. 60
4.2.1. Hiệu quả kinh tế của các mơ hình.................................................. 60
4.2.2. Đánh giá hiệu quả mơi trường ....................................................... 64

4.2.3. Đánh giá hiệu quả xã hội. .............................................................. 70
4.3. Giải pháp để xây dựng cơ cấu canh tác hợp lý cho rừng phòng hộ đầu
nguồn ........................................................................................................... 74
4.3.1. Căn cứ để xác định giải pháp kỹ thuật lâm sinh ............................ 74
4.3.2. Đề xuất các giải pháp..................................................................... 79
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

D1,3

Đường kính tại vị trí 1,3m

DT

Đường kính tán

Hcbtt

Chiều cao cây bụi thảm tươi

HDC


Chiều cao dưới cành

Hvn

Chiều cao vút ngọn

TK,TM

Thảm khô, thảm mục

TC

Độ tàn che

CP

Độ che phủ

Lmm

Lượng đất mất đi qua thời gian

dmm

Lượng đất xói mịn qua cơng thức dự báo

Da

Đường kính ở vị trí 1,3 m theo hướng Đơng nam


Db

Đường kính ở vị trí 1,3 m theo hướng Tây bắc

OTC

Ơ tiêu chuẩn

ODB

Ơ dạng bản

TSTN

Tái sinh tự nhiên

BQL DA

Ban quản lý dự án


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

TT

Trang


3.1 Lượng mưa trung bình các tháng tỉnh Vĩnh Phúc (mm)

34

3.2 Dân số và mật độ dân số năm 2010

36

4.1 Diện tích, trạng thái rừng trong khu vực rừng phịng hộ.

40

4.2 Các loại hóa chất được sử dụng cho rừng phịng hộ đầu nguồn

48

4.3 Tình hình sinh trưởng của cây rừng cho vị trí D1.3 và Hvn

52

4.4 Độ tàn che tại khu vực nghiên cứu

55

4.5 Đặc điểm lớp cây bụi thảm tươi tại khu vực nghiên cứu

57

4.6 Mật độ cây và năm trồng ảnh hưởng đến thảm khô thảm mục


59

4.7

Hiệu quả kinh tế của cây phù trợ từ các mơ hình rừng trồng
phịng hộ đầu nguồn.

4.8 Lượng đất bị xói mịn thơng qua bệ đỡ cố định
4.9

Lượng đất xói mịn ở các mơ hình rừng trồng phòng hộ đầu
nguồn tại địa điểm nghiên cứu

4.10 Đánh giá hiệu quả xã hội người dân tham gia DA
4.11

4.12

Hiệu quả tổng hợp của các mơ hình rừng trồng phịng hộ đầu
nguồn
Cự ly trồng và độ tàn che thích hợp của một số loài cây đặc sản
trồng dưới tán rừng

63
65
67
70
73


85


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT

Trang

3.1

Bản đồ hiện trạng đất lâm nghiệp huyện Lâp Thạch

30

4.1

Diện tích các loại rừng của huyện Lập Thạch

39

4.2

Bản đồ hiện trạng rừng Phòng Hộ huyện Lập Thạch

41


4.3

Sinh trưởng rừng trồng đầu nguồn theo cấp đường kính.

52

4.4

Sinh trưởng rừng trồng đầu nguồn theo chiều cao

52

4.5

Biến đổi của độ tàn che theo tuổi rừng trồng

56

4.6

Đặc điểm lớp cây bụi thảm tươi tại khu vực nghiên cứu

58

4.7

Năm trồng ảnh hưởng thảm khô thảm mục

59


4.8

Chỉ tiêu lợi nhuận hiện tại dòng NPV

63

4.9

Chỉ tiêu IRR và BCR

63

4.10

Bề dày lớp đất mất đi phụ thuộc Che phủ.

65

4.11 Bề dày lớp đất mất đi phụ thuộc Tàn che

66

4.12 dày lớp đất mất đi phụ thuộc TK,TM.

66

4.13 Lượng đất xói mịn tại khu vực nghiên cứu.

68


4.14 Mối quan hệ lượng đất bị xói mịn với tuổi rừng

68

4.15

Hiệu quả xã hội của các mơ hình rừng trồng phòng hộ đầu
nguồn

70


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng có vai trị rất to lớn trong việc cung cấp lâm sản, bảo tồn đa dạng
sinh học, du lịch sinh thái và phịng hộ bảo vệ mơi trường. Ngày nay, giá trị
phịng hộ mơi trường đã vượt xa giá trị cung cấp lâm sản truyền thống. Là
một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thường xuyên phải chịu những
trận mưa, bão lớn thì rừng phịng hộ mà đặc biệt là rừng phịng hộ đầu nguồn
có vai trò rất quan trọng đối với nước ta. Từ đầu những năm 1990 hàng loạt
các cơng trình thuỷ điện và thuỷ lợi trọng điểm quốc gia xây dựng trong phạm
vi cả nước như Hồ Bình, Sơn La, Yaly, Đa nhim,…nhu cầu phịng hộ điều
tiết nguồn nước, chống xói mịn trên các lưu vực sông lớn ngày càng cao.
Việc xây dựng và bảo vệ rừng phịng hộ đầu nguồn vì thế mà trở nên rất quan
trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ mơi trường và phịng chống
thiên tai ở nước ta. Xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn cũng là giải pháp có
hiệu quả để phịng chống nguy cơ sa mạc hoá đất ở vùng đồi núi, góp phần
tạo thêm cơng ăn việc làm cho hàng chục triệu người, cung cấp thêm nhiều
loại gỗ và lâm sản ngồi gỗ có giá trị phục vụ cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội miền núi.

Rừng trồng nói chung và trồng rừng phịng hộ nói riêng đóng vai trị
quan trọng ở các nước nhiệt đới vì hai lý do: thứ nhất để tái lập lại các hệ sinh
thái đã bị thoái hoá, thứ hai để đáp ứng nhu cầu gỗ ngày càng tăng trong khi
gỗ rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ vừa qua
rừng nước ta đã bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Theo
báo cáo tóm tắt kết quả kiểm kê rừng theo chỉ thị 286/TTg (ngày 31 tháng 12
năm 2006) của Thủ tướng chính phủ, mặc dù độ che phủ của rừng đã được
tăng lên một cách đáng kể từ 28% năm 1995 tới 36.7% năm 2006 (tương
đương với 12.3 triệu ha rừng), tuy nhiên chất lượng rừng lại thấp và diện tích
đất trống đồi núi trọc còn rất lớn lên tới 6.7 triệu ha (Quy chế quản lý rừng


2

đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên (nguồn: Quy chế
quản lý ba loại rừng),ban hành kèm theo Quyết định số 08/2001/QĐ – TTg
ngày 11/01/2001 của Thủ tướng Chính phủ và Cẩm lang ngành lâm nghiệp
năm 2006).
Chiến lược phát triển tới năm 2020 của nghành Lâm nghiệp Việt Nam
đã được xây dựng trong đó đặc biệt quan tâm tới quản lý và sử dụng hợp lý tài
nguyên rừng, xây dựng và phát triển rừng sản xuất, rừng phòng hộ, quản lý
chặt chẽ rừng đặc dụng, nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Để thực
hiện chiến lược này, Chính phủ đã triển khai rất nhiều Chương trình và Dự án,
trong đó đặc biệt là Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (1998 – 2010) bao
gồm xây dựng mới 2 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và 3 triệu ha rừng
sản xuất. Ngày 5/2/2007 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số
18/2007/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam
giai đoạn 2006-2020.
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tại tỉnh Vĩnh Phúc được triển khai từ
năm 1999 với mục tiêu bảo vệ diện tích rừng hiện có, tăng độ che phủ của

rừng, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả
năng sinh thuỷ, sử dụng có hiệu quả đất trống đồi núi trọc, tạo thêm nhiều
việc làm cho người lao động, góp phần xố đói giảm nghèo,…Tổng diện tích
rừng và đất rừng huyện Lập Thạch có 4.323,44 ha trong đó được chia thành 2
loại rừng. Rừng Phòng hộ: 422,5 ha. (Rừng tự nhiên : 133,0 ha, Rừng trồng:
289,5 ha). Rừng sản xuất là 3.900,94 ha. Cơ cấu cây trồng rừng phòng hộ
gồm 02 loại hình trồng chính (rừng trồng Muồng + Lat +Keo chiếm 30%,
rừng trồng Muồng + Keo chiếm 70 % ).
Với những kết quả đã đạt được, đã góp phần quan trọng trong việc
nâng cao độ che phủ của rừng toàn Tỉnh từ 38% (năm 1999) lên 43% (năm
2005) [11]. Trải qua giai đoạn I, II của Dự án (1998 - 2000; 2001 - 2005) và


3

giai đoạn III (2006 – 2010), qua quá trình vận dụng vào thực tiễn do đặc điểm
đa dạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, nhân văn của các vùng khác
nhau nên việc triển khai dự án ở mỗi địa phương lại có những thuận lợi và
khó khăn riêng. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng một
câu hỏi được thực tiễn đặt ra là với những biện pháp kỹ thuật, mơ hình lâm
sinh, cơ chế chính sách đã áp dụng thì việc trồng rừng phòng hộ tại tỉnh Vĩnh
Phúc đã thực sự hiệu quả hay chưa?, Chất lượng trồng rừng hiện nay ra sao và
đảm bảo được vai trị phịng hộ hay khơng?, Cịn những vấn đề gì vướng mắc
cần giải quyết?. Từ yêu cầu trên, việc thực hiện khoá luận: “Đánh giá thực
trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng trồng phòng hộ đầu nguồn của
huyện Lập thạch tỉnh Vĩnh Phúc” là rất cần thiết nhằm góp phần trả lời
những câu hỏi nêu trên cũng như đề xuất một số giải pháp cho việc phát triển
rừng phòng hộ tại huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc giai đoạn sau này.



4

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Đối với mỗi quốc gia trên thế giới, rừng phòng hộ ln chiếm một vị trí
quan trọng trong kế hoạch bảo vệ mơi trường sinh thái và phịng chống thiên
tai. Vì vậy, nghiên cứu về rừng phòng hộ được rất nhiều tác giả quan tâm.
Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: xói mịn đất, thuỷ văn
rừng, xác định cấu trúc rừng phịng hộ,…có thể lược qua một số nét khái quát
như sau:
Việc xây dựng và quản lý rừng phịng hộ đầu nguồn thì việc tìm hiểu
ngun nhân xói mịn và hiện trạng xói mịn của đất vùng đầu nguồn rất được
quan tâm. Nhiều tác giả trên thế giới [9] đã nghiên cứu ảnh hưởng của kích
thước hạt mưa, cường độ mưa, phân bố mưa tới xói mịn đất như cơng trình
nghiên cứu của Hudson H.W (1971), Zakharop P.X (1981), ảnh hưởng của các
yếu tố độ dốc, chiều dài dốc, loại đất, lớp thực bì cũng được quan tâm nghiên
cứu và công bố rộng rãi trong nhiều cơng trình khoa học của các tác giả như
Smith D.D và Wichmeier W.H (1957), Chinh J.G (1978), Giacomin (1992).
Việc nghiên cứu định tính ảnh hưởng của các yếu tố tới xói mịn đất [9]
lần đầu tiên được V.A.Sing (1940) đưa ra khi tìm cách xác định ảnh hưởng
của chiều dài sườn dốc và độ dốc đến hoạt động của xói mịn. Sau đó Smith
D.D (1941) đã xác định lượng đất xói mịn cho phép và lần đầu tiên đã đánh
giá ảnh hưởng của các nhân tố cây trồng, cũng như việc áp dụng các biện
pháp bảo vệ đất ở các mức độ khác nhau đến xói mịn đất bằng các cơng trình
nhân tạo.
Nghiên cứu về thuỷ văn rừng nhằm tìm hiểu rõ những nguyên lý,
những quy luật thuỷ văn diễn ra trong rừng làm cơ sở cho việc xây dựng các



5

mơ hình rừng phịng hộ cũng được nhiều tác giả quan tâm. Các cơng trình
nghiên cứu thuỷ văn rừng trên thế giới [11] thường tập trung chủ yếu vào việc
đánh giá vai trị điều tiết nước của rừng, ví dụ như khả năng cản nước mưa
của tán rừng, lượng nước phân chia thành dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm,
lượng nước chảy men thân cây,… Nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của
Lutshev A.A (1940), Morozop G.F (1940), Moltranov A.A (1960, 1973);
Giacomin, Trucchi (1872),.. Ở các nước phát triển trên thế giới, các trạm
nghiên cứu thí nghiệm về thuỷ văn rừng được bố trí thành một mạng lưới trên
tồn quốc, hoặc ở các vùng sinh thái khác nhau. Tại các trạm nghiên cứu này,
các số liệu thí nghiệm được đo và lưu trữ liên tục trong một thời gian dài, đảm
bảo thiết lập được các quy luật khí hậu thuỷ văn rừng cho từng vùng.
Cấu trúc rừng có ý nghĩa rất lớn, nó quyết định đến khả năng phịng hộ
của rừng. Việc nghiên cứu cấu trúc rừng nhằm tìm ra những cấu trúc hợp lý,
có khả năng phịng hộ cao là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng các khu
rừng phịng hộ. Cơng trình nghiên cứu của Moltranov A.A (1960, 1973) và
Matveev P.N (1973) là những cơng trình lớn nhất đề cập tới cấu trúc rừng
phòng hộ đầu nguồn nước. Với trang thiết bị tạo mưa nhân tạo [11], các tác
giả đã nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố cấu trúc tới khả năng điều tiết
nước, bảo vệ đất của rừng như: cấu trúc tổ thành loài, cấu trúc tuổi, cấu trúc
tầng thứ và độ tàn che. Những nghiên cứu này đã đặt cơ sở cho viêc xây dựng
rừng phòng hộ đầu nguồn cũng như việc xác định các biện pháp kỹ thuật lâm
sinh tác động vào rừng ôn đới. Tuy vậy, do cấu trúc của rừng ôn đới không có
lớp thảm tươi, cây bụi dày như ở nước ta nên các tác giả chưa chú ý nhiều đến
vai trị của tầng mặt đất, ngồi ra cấu trúc tầng thứ cũng chưa được các tác giả
nghiên cứu sâu. Những thiếu sót này đã được Lui Wenyao và các cộng sự
(1992) bổ sung khi nghiên cứu ở tỉnh Yunnan, Trung Quốc.



6

Bên cạnh rừng phịng hộ đầu nguồn thì rừng phịng hộ ven biển cũng
rất được quan tâm chú ý. Các nghiên cứu [11] đều tập trung vào việc chọn
loài cây và xây dựng các đai rừng phòng hộ ven biển. Có thể kể đến một số
tác giả như Zheng Haishui (1996), Pinyopuarerk K. và House A.P.N (1993),
Nhikitin P.D,… Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả này thì rừng phòng
hộ trên đất cát ven biển nên được xây dựng thành các đai rừng, lồi cây có
khả năng phịng hộ tốt và được đề cập đến nhiều nhất là Phi lao. Hiện nay Phi
lao cũng được trồng nhiều ở nước ta trong các đai rừng chắn gió, chắn cát ven
biển đặc biệt là tỉnh Quảng Bình.
Như vậy, qua trình những nghiên cứu về chất lượng rừng trồng phòng
hộ, nghiên cứu các loài cây khác trên thế giới là rất nhiều, phong phú. Có rất
nhiều hướng nghiên cứu cách thức tiếp cận khác nhau. Có những nghiên cứu
chỉ mới dừng lại ở mặt lý thuyết, định tính. Nhưng một số nghiên cứu đã đưa
ra được những kết quả nghiên cứu định lượng cụ thể cho từng loài cây, trên
các dạng lập địa khác nhau. Nhưng những nghiên cứu đó vẫn chưa đủ đáp
ứng yêu cầu của sản xuất và khoa học kỹ thuật đặc biệt trong việc đánh giá về
chất lượng sinh trưởng của rừng phòng hộ trên các dạng lập địa khác nhau,
khả năng phịng hộ của các mơ hình đó...
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Các giai đoạn xây dựng và phát triển rừng phịng hộ ở Việt Nam
Q trình xây dựng và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn ở Việt Nam
[17] có thể được chia thành các giai đoạn sau đây:
- Giai đoạn trước năm 1986: trong giai đoạn này rừng phịng hộ nói
chung và rừng phịng hộ đầu nguồn nói riêng chưa được chú ý vì chưa có
phân biệt 3 loại rừng ở nước ta, rừng được xây dựng theo kế hoạch với mục
tiêu chủ yếu là phủ xanh.



7

- Giai đoạn 1986 - 1995 là giai đoạn quy hoạch và xây dựng các khu
RPHĐN trọng điểm trong toàn quốc. Năm 1986 đã ban hành Quy chế Quản lý
3 loại rừng - cơ sở Pháp lý để xây dựng và phát triển rừng phòng hộ. Mở đầu
là quy hoạch vùng đất xây dựng hệ thống rừng phòng hộ lưu vực sơng Đà và
thuỷ điện Hồ Bình (1989). Tiếp đó, hàng loạt các Dự án xây dựng rừng
phòng hộ khác cũng được phê duyệt và triển khai.
- Giai đoạn 1995 - 1998 ghi nhận sự đổi mới và đầu tư lớn về kinh phí
vào trồng rừng phịng hộ trong phạm vi cả nước theo Chương trình 327. Đến
ngày 12/9/1995 bằng Quyết định số: 556 - TTg của Thủ tướng Chính phủ đã
giới hạn Chương trình 327 thành Chương trình Quốc gia về “Bảo vệ, khơi
phục rừng phịng hộ, rừng đặc dụng” và cũng từ đây quy định cụ thể về
phương thức, kỹ thuật, lồi cây trồng rừng phịng hộ đầu nguồn được quy
định cụ thể hơn. Nhiều mơ hình rừng phịng hộ đầu nguồn có hiệu quả đã
được xây dựng thành công trong phạm vi cả nước.
- Giai đoạn 1998 đến nay: việc xây dựng RPHĐN được thực hiện theo
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, trong đó khoanh ni, xúc tiến tái sinh có
trồng bổ sung rừng phịng hộ và đặc dụng là 1 triệu ha, trồng mới 1 triệu ha
(tổng cộng là 2 triệu ha).
Vũ Tiến Hinh (1995) [13] qua nghiên cứu đã cho thấy mật độ lâm phần
có ảnh hưởng rõ nét đến sản lượng, đặc biệt là đến sinh trưởng đường kính.
Do đó, tác giả lưu ý việc tìm hiểu quy luật biến đổi của mật độ, vì đây là cơ sở
xác định biện pháp tác động hợp lý để lâm phần đạt sản lượng cao nhất.
Các loài cây bản địa chưa được các tác giả, nhà nghiên cứu chú ý đến.
Hầu hết các tác giả mới chỉ tập trung vào nghiên cứu sâu về các loài cây sinh
trưởng mạnh, nhập ngoại phục vụ cho mục đích kinh doanh gỗ. Các nghiên
cứu về các lồi cây bản địa cịn ít nếu có thì mới chỉ dừng ở mức: nghiên cứu
về hình thái, phân loại và làm giàu rừng, cịn ít cơng trình nghiên cứu sâu về



8

tình hình sinh trưởng nhất là các cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa
chất lượng và điều kiện lập địa, nghiên cứu về các biện pháp quản lý chất
lượng rừng đề tài nghiên cứu còn hạn chế.
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu rừng phịng hộ ở Việt Nam
Nghiên cứu về xói mịn đất là cơ sở khoa học quan trọng cho việc xây
dựng rừng phòng hộ. Ở nước ta vấn đề này được nhiều tác giả rất quan tâm.
Theo Nguyễn Quang Mỹ (1984) thì vấn đề xói mịn đất đã bắt đầu được quan
tâm ở nước ta từ trước năm 1954, bước đầu mới chỉ là những biện pháp chống
xói mịn sơ khai như làm ruộng bậc thang, xây kè, cống.
Nhiều tác giả đã đi sâu nghiên cứu và cho ra đời nhiều cơng trình khoa
học có giá trị về xói mịn đất như nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bình, Cao
Văn Vinh về ảnh hưởng của độ dốc tới xói mịn đất, góp phần đề ra các chỉ
tiêu và quy chế bảo vệ, sử dụng và khai thác đất dốc; Tơn Gia Hun (1967),
Chu Đình Hồng, Nguyễn Xn Quát, Bùi Ngạnh (1963) đã tập trung nghiên
cứu ở vùng Tây Bắc, Bắc Thái, Sơn La, Phú Thọ, Lào Cai về biện pháp và
cơng trình trồng cây phân xanh che phủ đất; nghiên cứu của Chu Đình Hồng
và Đào Khương về những nét đặc trưng chủ yếu của xói mịn vùng khí hậu
nhiệt đới Việt Nam. Nhiều phương pháp nghiên cứu hiện đại đã được áp
dụng, xây dựng hàng loạt các khu quan trắc xói mịn định vị bằng xi măng,
gạch, gỗ, kim loại như trạm nghiên cứu xói mịn An Châu (Hữu Lũng - Lạng
Sơn), trạm Ekmat (Buôn Mê Thuột), trạm nghiên cứu xói mịn đất Tây
Ngun [17].
Đối với đất vùng đầu nguồn tỉnh Hồ Bình [17], các nghiên cứu chủ
yếu tập trung vào việc sử dụng hợp lý đất dốc và những biện pháp bảo vệ nó.
Tiêu biểu như nghiên cứu về Canh tác trên đất dốc của Ngơ Đình Quế - Đinh
Văn Quang (1998); Nghiên cứu tính chất rừng bảo vệ đất của Nguyễn Hải
Tuất, Vương Văn Quỳnh và Hà Quang Khải. Quan điểm chung được các nhà



9

nghiên cứu xác định là trong điều kiện địa hình dốc, khả năng bảo vệ đất của
rừng chủ yếu là khả năng chống lại xói mịn đất.
Việc nghiên cứu và xác định cấu trúc hợp lý của rừng phòng hộ làm cơ
sở cho việc xây dựng các khu rừng phòng hộ có chất lượng cao cũng được
nhiều tác giả quan tâm. Năm 1996, Nguyễn Ngọc Lung và Võ Đại Hải đã
cơng bố cơng trình “Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn
nước của một số thảm thực vật chính và các ngun tắc xây dựng rừng phịng
hộ nguồn nước”. Trong đó, các tác giả đã đánh giá được năng lực phòng hộ
của một số dạng cấu trúc thảm thực vật rừng về mặt chống xói mịn và điều
tiết nguồn nước. Trên cơ sở đó đề xuất những mơ hình rừng phịng hộ đầu
nguồn có cấu trúc hợp lý.
Một số tác giả lại tập trung nghiên cứu vai trị điều tiết nguồn nước, xói
mịn của rừng, ảnh hưởng của thảm thực vật tới dòng chảy của các con sơng
[11] như cơng trình của Nguyễn Viết Phổ (1992), Vũ Văn Tuấn (1997,
1981),… Những nghiên cứu này đã cho ta thấy vai trò điều tiết nước rất hữu
hiệu của thảm thực vật rừng, đặc biệt là việc cung cấp nước cho các con sơng,
suối vào mùa khơ, dịng chảy kiệt ở những vùng có rừng cao hơn những vùng
khơng có rừng.
Theo Nguyễn Anh Dũng (2006) [1], thì ở nước ta hiện nay có 2 giải pháp
kỹ thuật chủ yếu để phục hồi và phát triển rừng, đó là trồng rừng và khoanh ni
xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung. Vấn đề khoanh nuôi phục hồi rừng ở nước ta
đã đặt ra từ rất sớm, vào khoảng những năm 1950 sau khi miền Bắc được giải
phóng, vấn đề này được đề cập đến trong thuật ngữ “Khoanh núi, nuôi rừng”.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà trong một thời gian rất dài sau đó người ta chỉ chú
ý đến khai thác rừng tự nhiên là chính. Mãi đến những năm 1990, cái được gọi là
“Khoanh núi, nuôi rừng” mới được định hình và phát triển theo cụm thuật ngữ



10

“Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh”. Điều này được thể hiện
trong 2 quy phạm ngành QPN 14 - 92 và QPN 21 - 98.
Trồng rừng phòng hộ là giải pháp duy nhất để khôi phục rừng trên
những vùng đất trống, đồi núi trọc, đất rừng đã bị thối hố. Trong đó việc lựa
chọn những lồi cây trồng là một khâu rất được chú ý vì nó góp phần quyết
định đến khả năng phịng hộ của rừng. Sau nhiều năm tiến hành nghiên cứu,
tuyển chọn, một danh sách gồm 34 lồi cây trồng rừng phịng hộ đã được đề
xuất cho trồng rừng phòng hộ trên cả nước. Hoàng Liên Sơn và các cộng tác
viên (2005) đã tổng kết và đưa ra danh sách 50 loài cây chia thành 4 nhóm
chính được sử dụng cho trồng rừng phịng hộ trong Dự án 661 trên phạm vi
toàn quốc [13].
Võ Đại Hải, Nguyễn Xuân Quát và Đào Công Khanh (1997) [11], đã
nghiên cứu xác định chủng loại cây bản địa phục vụ cho trồng rừng phòng hộ
ở một số vùng trọng điểm. Trên cơ sở tiêu chuẩn cây bản địa đưa vào trồng
rừng phòng hộ là phải phù hợp với tiểu vùng sinh thái, kết hợp được với nhau,
có tác dụng phù trợ lẫn nhau, giữ gìn điều tiết nguồn nước, chống xói mịn,
giữ đất, sống lâu năm, tán lá dày, rậm và thường xanh, bộ rễ phát triển
sâu,…các tác giả đã đưa ra mơ hình trồng rừng phịng hộ dự tuyển cho 7 vùng
sinh thái lâm nghiệp trên cả nước. Trong đó, vùng Tây Bắc có 2 mơ hình là:
- Thông 3 lá + Táo mèo: 1 hàng (3x2)m + 1 hàng (3x2)m.
- Long não + Trẩu ta: rạch 1 hàng (9x2)m + băng 2 hàng (3x2)m.
Võ Đại Hải (2000) [11], trong khi nghiên cứu những giải pháp cho
quản lý và xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Ngun đã đưa ra một
số mơ hình phục hồi rừng phịng hộ đầu nguồn khá thành cơng là các mơ hình
tại Kbang - Sơ Pai tiểu vùng Kon Hà Nừng; mơ hình trên Quốc lộ 22 gần
huyện Kơng - Plơng miền Đơng Kon Tum; mơ hình ở Tỉnh Lộ 674 Phú Thiệu

- Krông cho vùng Đông Nam Pleiku; mô hình gần Quốc lộ 20 vùng hồ Thuỷ


11

Tiên - Đà Lạt. Đây đều là các đối tượng rừng sau khai thác kiệt và rừng phục
hồi sau nương rẫy. Sau khi áp dụng khoanh ni có trồng sung các đối tượng
rừng trên đều phục hồi rất tốt.
Theo Hoàng Liên Sơn và các cộng sự (2005) [11], Dự án trồng mới 5
triệu ha rừng giai đoạn 1998 - 2004 đã xây dựng được khá nhiều mơ hình
rừng trồng phịng hộ đầu nguồn. Kết quả tổng hợp số liệu báo cáo của các tỉnh
trồng rừng phòng hộ đầu nguồn cho thấy các mơ hình khá đa dạng, tổng số có
tới 188 mơ hình trồng rừng phịng hộ đầu nguồn, mật độ trồng rừng rất khác
nhau tuỳ thuộc vào từng loài cây và kỹ thuật áp dụng trong mỗi mơ hình. Căn
cứ vào các lồi cây trồng rừng phịng hộ đầu nguồn có thể chia các mơ hình
trồng rừng phịng hộ đầu nguồn thành 4 nhóm chính là cây bản địa trồng
thuần loài và cây bản địa hỗn giao với cây phù trợ; các lồi Thơng trồng thuần
lồi và Thơng trồng hỗn giao với các loài cây khác; các loài Keo trồng thuần
loài và Keo trồng hỗn giao với các loài cây khác; các loài Tre, Luồng trồng
thuần loài. Trong những năm gần đây, các mơ hình này đã đa dạng và được
phát triển rộng hơn ở nhiều tỉnh. Ngoài ra, rừng Tre, Luồng có khả năng
chống xói mịn tốt do rụng nhiều và khó phân huỷ, rễ cây nhiều chủ yếu phân
bố bề mặt đất nên che phủ đất tốt.
Vấn đề nghiên cứu sinh trưởng của cây rừng trong các phương thức
trồng rừng cũng đã được quan tâm [3]. Đặc biệt là phương thức trồng rừng
hỗn loại: các nhà lâm học người Pháp và người Việt từ đầu thế kỷ tới nay đã
không ngừng thử nghiệm trồng rừng hỗn loại ở nhiều vùng với nhiều loài cây,
nhiều phương thức. Tuy vậy kết quả còn tản mạn, chưa được đúc kết, đánh
giá và chưa được đưa vào sản xuất với các quy mơ.
Năm 1990 Hồng Minh Giám và cộng sự [6] theo dõi tiếp cơng trình

của Cao Thọ Ứng năm 1986, cây trồng thí nghiệm 55 tháng tuổi, nhận thấy: Ở


12

tuổi 1 và tuổi 2, mật độ chưa ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng nhưng
đến 55 tháng tuổi thì ảnh hưởng rõ rệt hơn. Xét về trữ lượng thì 4 mật độ từ
1675 cây/ha đến 3481 cây/ha cho trữ lượng cao đạt từ 46.09 m3/ha đến 56.12
m3/ha. Trong đó mật độ 3481 cây/ha cho trữ lượng cao nhất (56.12 m3/ha).
Nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Anh và Huỳnh Đức Nhân (2004) [4] về
ảnh hưởng của mật độ tới sinh trưởng người trồng tại vùng Trung tâm Bắc Bộ
đưa ra kết luận là mật độ rừng hiệu quả là 1333 cây/ha. Tuy nhiên nơi có điều
kiện đất tốt nên trồng mật độ 1111 cây/ha, đất xấu trồng mật độ 1666 cây/ha.
Rừng trồng phịng hộ là loại rừng có tính đa dạng cao, chống xói mịn,
bảo vệ đất, giữ nguồn sinh thủy cho từng khu vực, các loài cây sinh trưởng
nhanh, gỗ tốt, có sản lượng cao, tuổi thành thục cơng nghệ ngắn, đem lại hiệu
quả kinh tế và có khả năng cung cấp gỗ, củi, bột giấy đáp ứng các nhu cầu
thiết yếu của cuộc sống đang ngày càng tăng lên của nhân dân và làm giảm
sức ép lên rừng tự nhiên. Nhưng việc nghiên cứu quản lý chất lượng phịng hộ
là chưa nhiều. Việc tìm hiểu để đánh giá năng suất chất lượng rừng trồng trên
các dạng lập địa khác nhau lại càng hạn chế.
Đã có một số tác giả nghiên cứu đánh giá năng xuất, chất lượng của cây
trồng bản địa nhưng phần lớn mới chỉ tập trung nghiên cứu về hình thái, phân
loại cải thiện giống và ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đến năng
suất và sinh trưởng, có ít cơng trình nghiên cứu sâu về tình hình sinh trưởng rừng
trồng phịng hộ trên các dạng lập địa khác nhau để lựa chọn ra nhiều lập địa phù
hợp nhất phục vụ cho công tác trồng rừng, quản lý, bảo vệ rừng.
1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ, các giai đoạn của trồng rừng phòng hộ (Dự án
trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661) [20])
Tại kỳ họp lần thứ 2 Quốc hội khoá X của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ

Nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết về “Dự án trồng mới 5 triệu ha


13

rừng” thời kỳ 1998 - 2010. Ngày 19/7/1998 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết
định số: 661/QĐ/TTg về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
* Mục tiêu của dự án trồng rừng phòng hộ:
- Trồng mới 5 triệu ha rừng cùng với bảo vệ diện tích rừng hiện có, để
tăng độ che phủ của rừng lên 43%, góp phần đảm bảo an ninh môi trường,
giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa
dạng sinh học.
- Sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm nhiều
việc làm cho người lao động, góp phần xố đói giảm nghèo, định canh, định
cư, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thơn miền núi, ổn định chính trị, xã
hội, quốc phịng, an ninh, nhất là vùng biên giới.
- Cung cấp gỗ làm nguyên liệu để sản xuất giấy, ván nhân tạo, đáp ứng
nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và sản xuất
hàng xuất khẩu, cùng với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, đưa lâm
nghiệp trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế, xã
hội miền núi.
* Nhiệm vụ của Dự án trồng rừng phòng hộ:
- Bảo vệ có hiệu quả vốn rừng hiện có, trước hết phải bảo vệ diện tích
rừng tự nhiên là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ở vùng rất xung yếu và xung
yếu; kể cả rừng phòng hộ đã trồng theo Chương trình 327, RSX có trữ lượng
giàu và trung bình. Thực hiện ngay từ giai đoạn đầu việc giao đất, giao rừng
cho các tổ chức, HGĐ, cá nhân gắn với định canh, định cư, xố đói giảm
nghèo để bảo vệ, khoanh nuôi rừng kết hợp trồng rừng bổ sung và trồng mới.
- Trồng rừng:

+ Trồng 2 triệu ha rừng phòng hộ, đặc dụng: khoanh nuôi tái sinh kết hợp
trồng bổ sung 1 triệu ha; trồng mới 1 triệu ha gắn với định canh, định cư dân.


14

+ Trồng 3 triệu ha RSX: rừng nguyên liệu công nghiệp giấy, ván nhân
tạo, gỗ trụ mỏ, cây đặc sản, rừng gỗ quý hiếm,…khoảng 2 triệu ha, cây công
nghiệp lâu năm và cây lấy quả khoảng 1 triệu ha, đồng thời huy động các tổ
chức và nhân dân triệt để tận dụng diện tích đất trống để trồng cây phân tán.
* Dự án 661 chia thành 3 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1998 - 2000: trồng mới 700.000 ha (trong đó 260.000 ha
rừng phịng hộ, đặc dụng), khoanh ni tái sinh kết hợp trồng bổ sung
350.000 ha).
- Giai đoạn 2001- 2005: trồng mới 1,3 triệu ha (trong đó 350.000 ha
rừng phịng hộ, đặc dụng), khoanh ni tái sinh kết hợp trồng bổ sung
650.000 ha).
- Giai đoạn 2006 - 2010: trồng mới 2 triệu ha (trong đó 890.000 ha
rừng phịng hộ, đặc dụng).
1.4. Một số nhận xét và đánh giá chung
Điểm qua những nét tổng quan chung có thể thấy rừng phòng hộ đặc
biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn được quan tâm chú ý ở nhiều nước trên thế
giới. Các nghiên cứu về rừng phòng hộ chủ yếu tập trung vào xói mịn đất,
xác định cấu trúc rừng hợp lý, thuỷ văn rừng,… Ở Việt Nam, việc xây dựng
và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn được Nhà nước đặc biệt quan tâm, rất
nhiều các cơng trình nghiên cứu, các Dự án quy hoạch vùng phòng hộ được
phê duyệt và triển khai. Các văn bản Pháp luật được ban hành đã tạo hành
lang pháp lý quan trọng cho việc xây dựng và phát triển rừng phòng hộ ở
nước ta. Trong thời gian qua, các cơng trình nghiên cứu tập trung vào hiện
tượng xói mịn đất, nghiên cứu cấu trúc hợp lý của rừng,…việc đánh giá các

mơ hình rừng trồng phòng hộ cũng được một số tác giả quan tâm nhưng nói
chung cịn ít. Đặc biệt là trong Dự án 661 đã xây dựng được một khối lượng
khá lớn rừng trồng phòng hộ, nhưng những nghiên cứu, đánh giá về vấn đề
này cịn ít hoặc nếu có thì mới chỉ thực hiện trên diện rộng, thiếu những
nghiên cứu cụ thể cho từng vùng, từng địa phương.


15

1.5. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
- Rừng phòng hộ: Theo luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 [23],
rừng phòng hộ là loại rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo
vệ đất, chống xói mịn, chống xa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hịa khí hậu
góp phần bảo vệ mơi trường.
Theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTG ngày 14/8/2006[26], đưa ra khái
niệm về rừng phòng hộ đầu nguồn là: Rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng được
xác lập nhằm tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước của các dòng chảy,
hồ chứa nước để hạn chế lũ lụt, giảm xói mịn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các
lịng sơng, lịng hồ.
Rừng phịng hộ đầu nguồn được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số
về diện tích, lượng mưa, độ dốc, độ cao, đất. Quy mơ của rừng phịng hộ đầu
nguồn phù hợp với quy mô của lưu vực sông và việc quản lý rừng phòng hộ
đầu nguồn gắn với việc quản lý tổng hợp lưu vực sông.
-Vùng đầu nguồn: Là hệ thống phức hợp do 3 hệ thống con tạo thành:
Hệ thống kinh tế, hệ thống sinh thái, hệ thống xã hội. Do sự tồn tại của điều
kiện tự nhiên kinh tế xã hội có tính chất khu vực, nên các hệ thống này có sự
khác biệt khá rõ nét về đặc điểm ranh giới, cấu trúc, chức năng, vật chất... về
thực chất là phân vùng đầu nguồn hoặc lưu vực thành các đơn vị diện tích
khác nhau, trong đó mỗi đơn vị diện tích đều có sự đồng nhất về kinh tế, sinh
thái và xã hội. Thông qua mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận tổ thành trong

nội bộ của các hệ thống đó sẽ là những căn cứ khoa học có tính chiến lược để
quy hoạch phát triển vùng đầu nguồn, cho việc lợi dụng hợp lý và bền vững
tài nguyên thiên nhiên nhằm thúc đẩy sự phát triển hài hòa và bền vững ở
vùng đầu nguồn
- Cấp phòng hộ đầu nguồn (vùng xung yếu)
Cấp phòng hộ đầu nguồn là một chỉ tiêu phản ánh nguy cơ suy thoái tài
nguyên nước và đất của một khoảnh đất nào nó, được biểu hiện bằng một
trong ba mức độ từ thấp đến cao, gồm: ít xung yếu (IXY), xung yếu (XY) và


16

rất xung yếu (RXY). Yêu cầu xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn cũng tăng
dần theo ba cấp phòng hộ đầu nguồn này.
Cấp đầu nguồn là tập hợp những cảnh quan có những đặc trưng nhất
định về mặt địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu thủy văn và kinh tế xã hội.
Mỗi cấp đầu nguồn thích hợp cho một kiểu sử dụng đất đặc trưng, như vậy
phân cấp đầu nguồn cho phép xác định vị trí của những vùng rủi ro có liên
quan đến sử dụng đất.
Phân cấp đầu nguồn là phân chia cảnh quan (hoặc diện tích đầu nguồn)
thành các cấp khác nhau, như là sự mô tả tiềm năng về nguy cơ xói mịn theo
đặc điểm tiềm năng địa hình dựa vào các đặc trưng địa lý và môi trường của
chúng. Phân cấp đầu nguồn tập trung vào q trình suy thối đất và nước
cũng như những biện pháp ngăn chặn chúng thông qua việc sử dụng đất thích
hợp [9].
- Đánh giá chất lượng rừng: Căn cứ vào chất lượng rừng chia thành 3
cấp rừng khác nhau [42]:
+ Rừng tốt (A) là rừng mật độ cây sồng đạt 85-100% cây trồng sống và
những cây có tán lá phát triển đều đặn, trịn, xanh biếc, có trục chính rõ ràng.
+ Rừng trung bình (B) là rừng mật độ cây trồng sồng đạt 60- 85% cây

sống là những cây có tán lá thưa, số lá ít, tăng trưởng chiều cao ít hơn hoặc
bằng so với chồi bên.
+ Rừng xấu (C) là rừng mật độ cây trồng sồng đạt < 60% cây sống là
những cây có tán lá kém phát triển, chồi ngọn gần như không phát triển, lá
gần như tập trung ở ngọn, cây cong queo, bị sâu bệnh.
- Tiểu hồn cảnh rừng cũng như tiểu điều kiện khí hậu ln là những nhân
tố có ảnh hưởng quyết định đến số lượng và chất lượng của rừng. Trong đó, tầng
cây cao và cây bụi thảm tươi là nhân tố chi phối tiểu hoàn cảnh rừng. Các biện
pháp bảo vệ rừng nhằm giải quyết mối quan hệ giữa các tầng cây của quần xã
thực vật khác nhau. Vì vậy, việc tìm ra các nhân tố ảnh hưởng của tầng cây cao
và cây bụi thảm tươi đến cây tái sinh là việc làm hết sức cần thiết.


17

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu
2.1.1. Mục tiêu chung
Nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý rừng trồng
phòng hộ đầu nguồn, từ đó hướng tới hồn thiện các giải pháp nhằm phát
triển bền vững nguồn tài nguyên rừng cho địa phương.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng hệ thống rừng trồng và hiệu quả tổng hợp
của các mơ hình rừng trồng phịng hộ đầu nguồn.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và chức
năng phòng hộ của rừng trồng phòng hộ đầu nguồn.
2.2. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu là một số mơ hình rừng trồng phịng hộ đầu

nguồn tại huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại các loại hình rừng
trồng phịng hộ đầu nguồn của huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu thực trạng hệ thống rừng trồng phòng hộ đầu nguồn
- Đặc điểm diện tích và phân bố rừng trồng.
- Đặc điểm biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng.
- Đặc điểm sinh trưởng của các mơ hình rừng trồng.
2.4.2. Đánh giá hiệu quả một số mơ hình rừng trồng phịng hộ đầu nguồn.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Đánh giá hiệu quả môi trường của rừng trồng.
- Đánh giá hiệu quả xã hội.


×