Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng trồng phòng hộ đầu nguồn tại huyện tam đảo tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.49 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN NAM

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
RỪNG TRỒNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN TẠI HUYỆN TAM
ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN NAM

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ RỪNG TRỒNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN TẠI HUYỆN
TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành : Lâm học
Mã số ngành : 60620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hồ Ngọc Sơn

THÁI NGUYÊN - 2017



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu thu thập, kết quả nghiên cứu tính toán, các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc. Công trình nghiên cứu của
bản luận văn tốt nghiệp này chưa công bố trong nghiên cứu nào khác. Nếu có
trường hợp sai phạm tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./.
TÁC GIẢ

Nguyễn Văn Nam


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Lâm học tại
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và được sự đồng ý của trường Đại học
Nông lâm Thái nguyên, Phòng đào tạo, Khoa Lâm nghiệp tôi thực hiện đề tài:
“Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng trồng phòng hộ đầu
nguồn tại huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc”
Sau thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp hết sức khẩn trương và
nghiêm
túc và với sự nỗ lực cố gắng của bản thân cùng với sự tận tình giúp đỡ của thầy
giáo TS. Hồ Ngọc Sơn, các thầy cô giáo trong trường, các đồng nghiệp, đến nay
tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Qua đây tác giả xin trân thành cảm ơn các thầy cô khoa Lâm nghiệp
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ trong quá trình học tập,
tác giả đặc biệt cảm ơn thầy giáo TS. Hồ Ngọc Sơn đã dành nhiều thời gian quý
báu để giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn khoa học trong quá trình thực hiện và
hoàn thiện luận văn.

Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc,
phòng Thống kê, Hạt Kiểm lâm, phòng NN&PTNT, Ban quản lý rừng phòng hộ
huyện Tam Đảo và các đơn vị liên quan cùng tất cả các bạn bè đồng nghiệp đã
giúp đỡ tác giả trong thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tuy bản thân đã có nhiều cố gắng, song do thời gian cùng như khả
năng tiếp cận thông tin về đối tượng ít nhiều bị hạn chế, nên luận văn
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy tác giả mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và các nhà khoa
học./.
Thái Nguyên, ngày

tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Nam


iii
iiii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................. vii DANH
MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. viii DANH
MỤC HÌNH .......................................................................................... ix MỞ
ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ......................................................................................................
1

2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................
3
3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 3
3.1. Ý nghĩa khoa học......................................................................................... 3
3.2. Ý nghĩa thực tễn ......................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4
1.1. Một số khái niệm liên quan ......................................................................... 4
1.1.1. Rừng phòng hộ .........................................................................................
4
1.1.2. Phân loại rừng phòng hộ ..........................................................................
4
1.1.3. Tiêu chí xác lập và phân cấp xung yếu rừng phòng hộ ............................. 5
1.2. Nghiên cứu trên thế giới ..............................................................................
6
1.2.1. Các biện pháp quản lý rừng ......................................................................
6
1.2.2. Sử dụng đất vùng phòng hộ ......................................................................
9
1.2.3. Các biện pháp kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ ....................................
11
1.2.4. Các chính sách tổ chức, quản lý rừng phòng hộ ......................................


13

iv
ivi

1.3. Nghiên cứu tại Việt Nam........................................................................... 14
1.3.1. Các biện pháp quản lý rừng ....................................................................

14
1.3.2. Sử dụng đất vùng phòng hộ ....................................................................
18
1.3.3. Các giải pháp kỹ thuật phục hồi rừng phòng hộ ......................................
19


iv
iv
1.3.4. Các chính sách tổ chức, quản lý rừng phòng hộ ...................................... 21
1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu .................................................................. 23
1.3.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 23
1.3.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 23
1.3.1.2. Địa hình............................................................................................... 23
1.3.1.3. Khí hậu thủy văn: ................................................................................ 24
1.3.1.4. Thổ nhưỡng đất đai.............................................................................. 24
1.3.2. Điều kiện kinh tế .................................................................................... 25
1.3.3. Điều kiện xã hội ..................................................................................... 25
1.3.3.1. Sự nghiệp giáo dục, y tế: ..................................................................... 25
1.3.3.2. Sự nghiệp văn hoá, thể thao, phát thanh, truyền hình ...........................
25
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................... 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 28
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 28
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 28
2.4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................
28
2.4.1. Phương pháp thừa kế các số liệu có chọn lọc.......................................... 28
2.4.2. Nghiên cứu thực trạng rừng trồng phòng hộ đầu nguồn của huyện
Tam

Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. ........................................................................................ 28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 40
3.1. Thực trạng rừng trồng phòng hộ đầu nguồn tại khu vực nghiên cứu ..........
40
3.1.1. Đặc điểm diện tch rừng trồng phòng hộ huyện Tam Đảo....................... 40
3.1.2. Hiện trạng thảm thực vật rừng phòng hộ.................................................
45
3.1.2.1 Rừng trên núi đất .................................................................................. 45
3.1.2.2. Rừng trồng .......................................................................................... 47
3.1.2.3 Trảng cây bụi........................................................................................ 48


v
v
3.1.2.4. Trảng cỏ ..............................................................................................
48


v
v
3.1.3. Đặc điểm biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng trồng phòng hộ
đầu nguồn tại khu vực nghiên cứu
.......................................................................... 49
3.1.3.1. Đặc điểm về cây giống. ....................................................................... 49
3.1.3.2. Đặc điểm về kỹ thuật trồng. ................................................................. 50
3.1.3.3. Thời vụ trồng và kỹ thuật chăm sóc rừng:............................................ 52
3.1.3.4. Kỹ thuật phòng chống sâu bệnh hại rừng: ............................................ 54
3.1.3.5. Nghiệm thu rừng trồng. ....................................................................... 55
3.2. Đánh giá hiệu quả rừng trồng phòng hộ Tam Đảo ..................................... 58
3.2.1. Đặc điểm sinh trưởng của các mô hình rừng trồng phòng hộ .................. 58

3.2.3. Đánh giá hiệu quả về kinh tế - xã hội của rừng trồng phòng hộ .............. 60
3.2.4. Hiệu quả sinh thái, môi trường ............................................................... 66
3.2.4.2. Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi của các mô hình rừng trồng phòng
hộ67
3.3. Vai trò các bên liên quan trong quản lý rừng phòng hộ Tam Đảo .............. 72
3.4. Phân tch cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý rừng phòng hộ
tại huyện Tam Đảo ................................................................................................
73
3.5.Đề xuất được các giải pháp QLBVR phòng hộ tại Tam Đảo ...................... 75
3.5.1. Nâng cấp chất lượng rừng....................................................................... 75
3.5.2. Phát triển rừng kinh tế sinh thái phục vụ du lịch, nghỉ ngơi cuối tuần ...........
75
3.5.3. Các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng ........................................................ 75
3.5.4. Một số giải pháp cụ thể khắc phục những nguyên nhân ảnh hưởng tiêu
cực
đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ...................................
75
3.5.4.1. Giải pháp về Chính sách ...................................................................... 77
3.5.4.2. Giải pháp về xây dựng hạ tầng cơ sở lâm nghiệp ................................. 78
3.5.4.3. Giải pháp về khoa học công nghệ ........................................................ 79
3.5.4.4. Giải pháp về Phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập cho cộng đồng


......... 79

vi
vi

3.5.4.5. Giải pháp về tăng cường thực thi luật pháp liên quan đến quản lý, bảo vệ
và phát triển tài nguyên rừng ............................................................................ 81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 82


vi
iv
1. Kết luận........................................................................................................ 82
2. Kiến nghị...................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 85
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 90


vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
D1.3

Đường kính trung bình tại vị trí 1,3 m

Dt

Đường kính tán trung bình

Hvn

Chiều cao vút ngọn trung bình

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

NPV


Giá trị lợi nhuận ròng

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

OTC

Ô tiêu chuẩn

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

RSX

Trồng rừng sản xuất

RSX

Rừng sản xuất

UBND

Ủy ban nhân dân

MH

Mô hình



viii
viiiv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp huyện Tam Đảo............... 40
Bảng 3.2. Diện tích đất rừng phân theo địa giới hành chính ............................. 42
Bảng 3.3. Các loại hóa chất được sử dụng cho rừng phòng hộ đầu nguồn ........
55
Bảng 3.4. Chỉ số sinh trưởng rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu ............... 58
Bảng 3.5. Chi phí cho 01 ha của rừng mô hình cho cả chu kỳ kinh doanh ........ 61
Bảng 3.6. Thu nhập từ khai thác cho 01 ha rừng trồng mô hình........................ 62
Bảng 3.7. Bảng cân đối thu chi cho 01 ha rừng trồng trong các mô hình .......... 63
Bảng 3.8. Hiệu quả kinh tế cho 01 ha rừng trồng trong các mô hình................. 65
Bảng 3.10. Kết quả khảo sát tầng cây bụi thảm tươi dưới tán các loại/ trạng
thái rừng ........................................................................................................... 67
Bảng 3.11. Độ xốp đất của các mô hình ........................................................... 69
Bảng 3.11. Lượng đất xói mòn và các nhân tố ảnh hưởng ................................ 70
Bảng 3.12. Một số hoạt động khắc phục những nguyên nhân ảnh hưởng đến
công tác QLBVR phòng hộ tại huyện Tam Đảo ............................................... 76


ix
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.3. Sơ đồ Venn ....................................................................................... 37
Hình 2.4. Khung SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)............... 39
Hình 3.1. Bản đồ hiện trạng rừng huyện Tam Đảo năm 2016 ........................... 41
Hình 3.2. Bản đồ hiện trạng rừng xã Minh Quang 2016 ................................... 43
Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng rừng xã Bồ Lý 2016 ............................................. 44

Hình 3.4. Bản đồ hiện trạng rừng thị trấn Tam Đảo 2016 ................................. 45
Hình 3.5. Biều đồ so sánh lượng đất xói mòn của khu vực nghiên cứu............. 71
Hình 3.6. Sơ đồ Venn về quản lý rừng phòng hộ Tam Đảo .............................. 72


1


2
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đồng hành với sự phát triển của xã hội loài người, rừng có vai trò rất
to lớn trong việc cung cấp lâm sản, bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch sinh thái
và phòng hộ bảo vệ môi trường. Ngày nay, giá trị phòng hộ môi trường đã vượt
xa giá trị cung cấp lâm sản truyền thống. Là một nước nằm trong vùng nhiệt đới
gió mùa, thường xuyên phải chịu những trận mưa, bão lớn thì rừng phòng hộ
mà đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò rất quan trọng đối với
nước ta. Từ đầu những năm 1990 hàng loạt các công trình thuỷ điện và thuỷ
lợi trọng điểm quốc gia xây dựng trong phạm vi cả nước như Hoà Bình, Sơn La,
Yaly, Đa nhim,… nhu cầu phòng hộ điều tiết nguồn nước, chống xói mòn trên
các lưu vực sông lớn ngày càng cao. Việc xây dựng và bảo vệ rừng phòng hộ
đầu nguồn vì thế mà trở nên rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội,
bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai ở nước ta. Xây dựng rừng phòng
hộ đầu nguồn cũng là giải pháp có hiệu quả để phòng chống nguy cơ sa mạc
hoá đất ở vùng đồi núi, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho hàng chục
triệu người, cung cấp thêm nhiều loại gỗ và lâm sản ngoài gỗ có giá trị phục vụ
cuộc sống và phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
Rừng trồng nói chung và trồng rừng phòng hộ nói riêng đóng vai trò quan
trọng ở các nước nhiệt đới vì hai lý do: thứ nhất để tái lập lại các hệ sinh thái
đã bị thoái hoá, thứ hai để đáp ứng nhu cầu gỗ ngày càng tăng trong khi gỗ

rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt
Chiến lược phát triển tới năm 2020 của ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã
được xây dựng trong đó đặc biệt quan tâm tới quản lý và sử dụng hợp lý tài
nguyên rừng, xây dựng và phát triển rừng sản xuất, rừng phòng hộ, quản lý
chặt chẽ rừng đặc dụng, nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Để thực
hiện chiến lược này, Chính phủ đã triển khai rất nhiều Chương trình và Dự án,
trong đó đặc biệt là Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (1998 - 2010)
bao gồm xây dựng mới 2 triệu ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và 3 triệu
ha rừng sản


xuất. Ngày 5/2/2007 Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số
18/2007/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai
đoạn 2006-2020.
Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng tại tỉnh Vĩnh Phúc được triển khai từ
năm
1999 với mục têu bảo vệ diện tích rừng hiện có, tăng độ che phủ của rừng, góp
phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh
thuỷ, sử dụng có hiệu quả đất trống đồi núi trọc, tạo thêm nhiều việc làm
cho người lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo. Tổng diện tch rừng và đất
rừng huyện Tam Đảo có 14.624,98 ha trong đó được chia thành 3 loại
rừng: Rừng đặc dụng: 12.328,60ha. Rừng Phòng hộ: 537,66. ha. (Rừng tự
nhiên : 143,8 ha, Rừng trồng: 393.86ha). Rừng sản xuất là 1.758,72 ha. Cơ cấu
cây trồng rừng phòng hộ gồm 04 loại hình trồng chính: rừng trồng Thông + Keo
; Thông + Lim, Thông + Bạch Đàn mô U6; Thông thuần loài
Với những kết quả đã đạt được, đã góp phần quan trọng trong việc
nâng cao độ che phủ của rừng toàn Tỉnh từ 38% (năm 1999) lên 43% (năm
2005) [21]. Trải qua giai đoạn I, II của Dự án (1998 - 2000; 2001 - 2005) và giai
đoạn III, IV (2006 - 2010; 2011-2015), qua quá trình vận dụng vào thực tiễn do
đặc điểm đa dạng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, nhân văn của các vùng

khác nhau nên việc triển khai dự án ở mỗi địa phương lại có những thuận lợi và
khó khăn riêng. Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ nhưng một
câu hỏi được thực tiễn đặt ra là với những biện pháp kỹ thuật, mô hình lâm
sinh, cơ chế chính sách đã áp dụng thì việc trồng rừng phòng hộ tại tỉnh Vĩnh
Phúc đã thực sự hiệu quả hay chưa?, Chất lượng trồng rừng hiện nay ra sao và
đảm bảo được vai trò phòng hộ hay không?, Còn những vấn đề gì vướng mắc
cần giải quyết?. Xuất phát từ thực tễn đó, nghiên cứu: “Đánh giá thực
trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng trồng phòng hộ đầu nguồn tại huyện
Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc” là rất cần thiết nhằm góp phần trả lời những câu hỏi
nêu trên cũng như đề xuất một số giải pháp cho việc phát triển rừng phòng
hộ tại huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc giai đoạn sau này.


2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại
huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, rút ra được ưu điểm, nhược điểm cũng như bài
học kinh nghiệm trong công tác quản lý rừng.
- Xây dựng được một số luận cứ cho việc đề xuất giải pháp quản lý, bảo
vệ và phát triển rừng phòng hộ tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu để nâng cao quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng phòng hộ tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần bổ sung thông tn và cơ sở khoa học cho các nhà quản lý
đánh giá một cách tổng quát về các chỉ tiêu quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
phòng hộ tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ tại huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh
Phúc.



Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Rừng phòng hộ
Theo luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 [31], rừng phòng hộ là
loại rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói
mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu góp phần bảo vệ môi
trường.
Rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng được xác lập nhằm tăng cường
khả năng điều tiết nguồn nước của các dòng chảy, hồ chứa nước để hạn chế lũ
lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, lòng hồ. Quy mô
của rừng phòng hộ đầu nguồn phù hợp với quy mô của lưu vực sông, hồ và
việc quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn gắn với công tác quản lý tổng hợp
lưu vực sông, hồ.
1.1.2. Phân loại rừng phòng hộ
a. Rừng phòng hộ đầu nguồn [19]
- Rừng phòng hộ đầu nguồn nhằm tăng cường khả năng điều tiết
nguồn nước cho các dòng chảy, hồ chứa nước, hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn,
bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng hồ và khu vực hạ du.
- Diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn gồm diện tch rừng và đất lâm
nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là
bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn.
- Quy mô của rừng phòng hộ đầu nguồn phù hợp với quy mô của lưu vực
sông, hồ và việc quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn gắn với công tác quản lý tổng
hợp lưu vực sông, hồ.
b. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay [19]
- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay nhằm giảm cường độ gió, chắn cát

di động, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, khu đô thị,
vùng sản xuất và các công trình khác;


- Diện tch rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay gồm diện tích rừng và đất
lâm nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu
là bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay.
c. Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển [19]
- Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển nhằm ngăn cản sóng, chống sạt
lở, bảo vệ đê và các công trình ven biển, ven sông, duy trì diễn thế tự nhiên của
hệ sinh thái;
- Diện tích rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển gồm diện tích rừng và
đất lâm nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ
yếu là bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
d. Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường [19]
- Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường góp phần điều hòa khí hậu, chống ô
nhiễm môi trường, tạo cảnh quan ở khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp,
kết hợp phục vụ du lịch, nghỉ ngơi;
- Diện tích rừng phòng hộ bảo vệ môi trường gồm diện tích rừng và đất
lâm nghiệp quy hoạch theo quy định của Nhà nước nhằm mục đích chủ yếu là
bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
1.1.3. Tiêu chí xác lập và phân cấp xung yếu rừng phòng hộ
Rừng phòng hộ đầu nguồn được phân ra cấp xung yếu và rất xung yếu
khi có đủ các tiêu chí sau [19]:
a) Cấp rất xung yếu
- Lượng mưa lớn hơn 2.000 milimét một năm hoặc lượng mưa từ 1.500
đến
2.000 milimét một năm, tập trung trong 2 đến 3 tháng.
- Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu lớn hơn 50 mét, độ dốc lớn hơn 35 độ;
địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu từ 25 đến 50 mét, độ dốc lớn hơn 25 độ; địa

hình đồi, núi và độ chia cắt sâu nhỏ hơn 25 mét, độ dốc lớn hơn 15 độ.
- Độ cao thuộc một phần ba phía trên của núi (đỉnh).


- Thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: Loại đất cát, cát pha, tầng
đất trung bình hay mỏng có độ dày tầng đất nhỏ hơn hoặc bằng 80 centimét;
đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất dưới 30 centmét.
b) Cấp xung yếu
- Lượng mưa từ 1.500 đến 2.000 milimét một năm hoặc lượng mưa
từ
1.000 đến dưới 1.500 milimét một năm, tập trung trong 2 đến 3 tháng.
- Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu lớn hơn 50 mét, độ dốc từ 26 độ đến
35 độ; địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu từ 25 đến 50 mét, độ dốc từ 15 độ
đến
25 độ; địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu nhỏ hơn 25 mét, độ dốc từ 8 độ
đến
15 độ.
- Độ cao thuộc một phần ba khoảng giữa của sườn núi.
- Loại đất cát hoặc cát pha, tầng đất dày lớn hơn 80 centimét; đất thịt
nhẹ
hoặc trung bình, độ dày tầng đất từ 30 centimét đến 80
centimét. c) Tiêu chí bổ sung
Trong quá trình phân cấp xung yếu rừng phòng hộ, tăng cấp xung
yếu thành cấp rất xung yếu đối với các trường hợp khu rừng phòng hộ liền
kề với các hồ, đập thủy lợi, thủy điện trọng điểm, các thành phố, thị xã, thị trấn,
đường giao thông miền núi; khu rừng phòng hộ ven hai bên bờ sông, suối
chính hoặc ven hồ, ven đập.
1.2. Nghiên cứu trên thế giới
Mục tiêu trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả là vấn đề mà các
nhà khoa học luôn quan tâm nghiên cứu. Cơ sở khoa học cho việc phát triển

trồng rừng ở các nước phát triển đã tương đối hoàn thiện từ công tác giống tới
các biện pháp tác động cho từng loại rừng, phục vụ đắc lực cho sản xuất lâm
nghiệp.
1.2.1. Các biện pháp quản lý rừng


Ngày nay, sự gia tăng dân số gây sức ép rất lớn đối với tài nguyên rừng,
phương thức quản lý rừng theo hướng tiếp cận đơn mục đích (chỉ chú ý tới khai
thác bền vững tài nguyên gỗ) đã không còn phù hợp nữa, xã hội loài người
bắt


đầu hướng tới một phương thức quản lý rừng mới mang tính bền vững hơn đó
là phương thức quản lý rừng đa mục đích.
Quản lý rừng theo hướng tiếp cận mới - quản lý đa mục đích là một đóng
góp rất đáng kể cùng với sự phát triển của ngành Lâm nghiệp, sự phát triển đó
phải mang lại lợi ích kinh tế, môi trường và xã hội, có thể cân bằng giữa nhu cầu
hiện tại và tương lai [24]. Giai đoạn đầu thế kỷ XX, vai trò của người dân trong
công tác quản lý rừng chưa được chú ý tới. Do vậy, người dân chỉ biết khai thác
lâm sản và phá rừng lấy đất canh tác nương rẫy mà không hề quan tâm tới việc
xây dựng và phát triển vốn rừng dẫn tới tài nguyên rừng trong giai đoạn này
bị suy thoái nghiêm trọng [39].
Việc quản lý rừng theo phương thức tập trung đã không mang lại kết quả
trong quản lý tài nguyên rừng như mong muốn của các nhà quản lý, người ta
bắt đầu nhận thấy tầm quan trọng của người dân, cộng đồng địa phương trong
việc tham gia quản lý tài nguyên rừng đó là cơ sở của sự ra đời phương thức
quản lý rừng dựa vào cộng đồng và khái niệm đồng quản lý trong tài nguyên
rừng cũng được ra đời từ đó. Phương thức quản lý rừng cộng đồng xuất hiện
đầu tiên ở ấn Độ và dần dần biến thái thành các hình thức quản lý khác nhau
như lâm nghiệp trang trại, lâm nghiệp xã hội (Nêpan, Thái Lan, Philippines)

[29]. Trong việc xây dựng mối quan hệ đồng quản lý tài nguyên rừng thì vai trò
của người dân được nhắc tới nhiều hơn, việc đồng quản lý nhằm gắn chặt
quyền lợi với nghĩa vụ của người dân khi tham gia quản lý rừng, để người
dân thực sự cảm nhận được vai trò làm chủ của mình đối với tài nguyên
rừng khi tham gia vào công tác quản lý rừng. Nhờ việc thực hiện theo
phương thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng, thực hiện đồng quản lý trong
việc chia sẻ lợi ích mà tại Ấn Độ đã có hơn 63.000 nhóm - tổ tham gia vào các
chương trình trồng mới 14 triệu ha rừng, mang lại hiệu quả tích cực trong việc
phục hồi và phát triển rừng của đất nước, góp phần giải quyết tranh chấp,
mâu thuẫn về lợi ích giữa nhà nước và người dân địa phương.


Ở Nam Phi tại vườn quốc gia Richtersveld việc nghiên cứu tìm ra phương
thức hợp tác quản lý với cộng đồng dân cư dựa trên hương ước quản lý bảo vệ
rừng, trong đó người dân cam kết bảo vệ đa dạng sinh học trên địa phận
của mình còn chính quyền và ban quản lý hỗ trợ người dân xây dựng cơ sở hạ
tầng và cải thiện các điều kiện kinh tế xã hội khác đã đóng góp rất tích cực cho
việc thực hiện quản lý rừng tại Vườn quốc gia [36]. Chính sách của nhà nước về
các giải pháp kinh tế, xã hội có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý
rừng. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới hiệu quả của công tác
quản lý rừng đó là sự rõ ràng trong quyền sử dụng/sở hữu rừng và đất rừng.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy những nơi mà quyền sở hữu/sử
dụng về rừng và đất rừng không được xác định rõ thì tài nguyên rừng nhanh
chóng bị khai thác cạn kiệt và chuyển sang các mục đích sử dụng khác,
không khuyến khích được việc bảo vệ đất, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác
quá mức vì lợi ích kinh tế trước mắt. Vì vậy, sự tham gia của các cộng đồng
trong quản lý và sử dụng đất được xem là một trong những chìa khoá để nâng
cao hiệu quả sử dụng đất. Một số nghiên cứu cho thấy các mối quan hệ
truyền thống trong xã hội có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những
vấn đề về sở hữu/sử dụng tài nguyên (Laslo Pancel, 1993) [46]. Thông qua các

nghiên cứu và thực tiễn sản xuất, chính phủ các nước đã đưa ra các chương
trình quan trọng như “Lâm nghiệp cộng đồng”, các chính sách quản lý tài
nguyên thiên nhiên và đều chú trọng đến sự tham gia của người dân, sự phân
cấp và chuyển giao trách nhiệm quản lý tài nguyên sang các cộng đồng địa
phương và các nhóm sử dụng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, mâu thuẫn
giữa việc muốn bảo vệ rừng và đất rừng của nhà nước và lợi ích của cộng đồng
địa phương có thể gây nên những xung đột về sử dụng tài nguyên ở vùng rừng
và đất rừng phòng hộ đầu nguồn cho các hồ thủy điện. Kết quả của sự canh
tác nông nghiệp không hợp lý dẫn đến xói mòn và rửa trôi đất xuống lòng hồ
làm suy giảm tuổi thọ của hồ thuỷ điện. Từ thực tế trên, một số quốc gia đã
đưa ra các biện pháp chống xói mòn như: Biện


pháp sử dụng đất tổng hợp để kiểm soát xói mòn xuống lòng hồ, đồng thời
nâng cao năng suất cây trồng và vật nuôi cho người dân, biện pháp đắp bờ,
trồng cây theo đường đồng mức, trồng băng cây phân xanh hay cỏ lâu năm
(Indonesia), canh tác trên đất dốc với 4 mô hình SALT (Philippines). Như vậy,
có thể thấy rằng người dân đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sử dụng
đất bền vững và là nhân tố quyết định tới việc quản lý bảo vệ, phục hồi
rừng phòng hộ. Ở Trung Quốc, Chính phủ khuyến khích sự tham gia của người
dân thông qua hệ thống hợp đồng quản lý đất (dẫn theo Vương Văn Quỳnh
và cộng sự, 2000) [35]. Ngoài ra, thông qua các chính sách đất đai cũng đã giải
quyết được vấn đề như thúc đẩy kinh tế, bình đẳng và công bằng xã hội, bảo vệ
môi trường và sử dụng đất bền vững (Ulrich,1996) (dẫn theo Nguyễn Văn Hùng,
2002) [23]. Như vậy, sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức, các chính sách về
đất đai, dựa trên những mục têu củng cố vai trò của người dân địa phương,
trong đó việc xác định rõ quyền sở hữu/sử dụng đất đai được coi như là cơ
bản cho việc sử dụng đất hiệu quả, bền vững và bảo vệ tài nguyên.
1.2.2. Sử dụng đất vùng phòng
hộ

Hiện nay, sự bùng nổ dân số là sức ép lên tài nguyên đất đai ngày
càng lớn, việc dân số gia tăng đòi hỏi con người phải sử dụng triệt để và có hiệu
quả mọi diện tích đất vốn có, do vậy việc sử dụng đất ở khu vực phòng hộ
đầu nguồn là không thể tránh khỏi. Những thành tựu về phân loại đất và xây
dựng bản đồ đất đã được sử dụng làm cơ sở quan trọng cho việc tăng năng
suất và sử dụng đất đai một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng đất ở
vùng phòng hộ đầu nguồn làm sao vừa mang lại hiệu quả kinh tế đáp ứng
nhu cầu sống của người dân sở tại mà lại không làm giảm vai trò phòng hộ đầu
nguồn của rừng là một nhu cầu thực tế đòi hỏi các nhà khoa học phải quan tâm
nghiên cứu.
Mô hình sử dụng đất đầu tiên là du canh, đất được phát quang để canh
tác trong một thời gian ngắn (Conklin, 1957). Du canh còn đang được xem xét


×