Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đánh giá hiện trạng sử dụng, khai thác lâm sản ngoài gỗ tại khu bảo tồn thiên nhiên bắc hướng hóa, tỉnh quảng trị​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----

BÙI QUANG DUẬN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG, KHAI THÁC
LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
BẮC HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ NGÀNH: 8620201

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. BÙI THẾ ĐỒI

Hà Nội, 2019


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi.
Tất cả số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được
người khác công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận văn


Bùi Quang Duận


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành Luận văn Thạc sĩ, tơi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của
cá nhân, tập thể và cơ quan.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS. TS.
Bùi Thế Đồi - Trường Đại học Lâm Nghiệp - người đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tơi tận tình về mặt chuyên môn cũng như tinh thần trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám hiệuTrường Đại học Lâm nghiệp, Khoa
Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo Sau Đại học, quý thầy cô thuộc bộ môn đã tạo
mọi điều kiện giúp tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban quản lý Khu bảo tồn thiên
nhiên Bắc Hướng Hóa và các cơ quan ban ngành liên quan đã nhiệt tình
hướng dẫn, góp ý, cung cấp cho tôi những thông tin, tài liệu cần thiết, tạo điều
kiện cho tơi hồn thành Khóa luận đúng thời hạn.
Tôi cũng xin cảm ơn Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị và các đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp tôi thực hiện đề tài.
Nhân dịp này cho phép tơi bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến gia đình,
bạn bè và tập thể lớp đã động viên, khích lệ tơi trong q trình thực hiện luận
văn này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2019

Bùi Quang Duận


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................ii
MỤC LỤC .....................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..........................................................................................vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................vii
ĐĂT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1
C

ng 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN C U................................... 3
1.1. Một số vấn đề cơ bản về Lâm sản ngoài gỗ ...................................... 3
1.1.1. Khái niệm Lâm sản ngoài gỗ .................................................... 3
1.1.2. Ý nghĩa của LSNG, các pháp chế liên quan .............................. 3
1.2. Tình hình nghiên cứu về Lâm sản ngồi gỗ ...................................... 4
1.2.1.Trên thế giới ............................................................................. 4
1.2.2. Ở Việt Nam .............................................................................. 6
1.2.3. Những nghiên cứu tại Quảng Trị .............................................. 8
1.3. Khái quát chung về khu BTTN Bắc Hướng Hóa ............................... 9
1.3.1. Lịch sử hình thành ................................................................... 9
1.3.2. Vị trí địa lý ............................................................................ 10
1.3.3. Phân khu chức năng và vùng đệm Khu BTTNBắc Hướng Hóa 11
1.3.4. Điều kiện tự nhiên .................................................................. 11
1.3.5. Điều kiện kinh tế - xã hội ....................................................... 15

C

ng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C U .20
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................... 20
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................. 20
2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................... 20

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................. 20
2.2.1.Đ i tư ng nghiên cứu ............................................................. 20
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................... 20
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 21


iv
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 22
2.4.1.Phư ng pháp kế th a tài liệu thứ c p ..................................... 22
2.4.2. Phư ng pháp nghiên cứu cụ thể ............................................. 22
C

ng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN C U VÀ THẢO LUẬN .................................26
3.1. Tài nguyên thiên nhiên và nhân văn của Khu BTNN Bắc Hướng Hóa .. 26
3.1.1. Tài nguyên thiên nhiên ........................................................... 26
3.1.2. Tài nguyên nhân văn .............................................................. 27
3.1.3. M i quan hệ giữa phát triển LSNG với Khu BTTN Bắc Hướng Hóa 28
3.2. Tính đa dạng các lồi cây lâm sản ngồi gỗ tại Khu BTTN Bắc
Hướng Hóa ............................................................................................ 29
3.2.1. Danh mục cây LSNG tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa.............. 29
3.2.2. Phân loại cây LSNG theo giá trị sử dụng ............................... 31
3.2.3. Phân loại cây LSNG theo dạng s ng thực v t ......................... 34
3.2.4. Phân loại cây LSNG theo mức độ nguy c p, quí hiếm ............. 34
3.3. Hiện trạng sử dụng, khai thác lâm sản ngoài gỗ tại Khu BTTN Bắc
Hướng Hóa ............................................................................................ 36
3.3.1. Hiện trạng khai thác, sử dụng LSNG của ngư i dân ản địa tại
Khu BTTN Bắc Hướng Hóa ............................................................. 36
3.3.2. Hiện trạng u n án LSNG tại vùng đệm Khu BTTN Bắc Hướng
Hóa ................................................................................................. 39
3.3.3. Thực trạng quản lý LSNG tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa ...... 41

3.3.4. Thu n l i và khó khăn trong c ng tác quản lý LSNG của Khu
Bảo t n Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa ............................................... 41
3.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển LSNG tại Khu BTTN Bắc
Hướng Hóa ............................................................................................ 42
3.4.1. Định hướng phát triển LSNG tại địa phư ng .......................... 42
3.4.2. Giải pháp ảo t n và phát triển LSNG ................................... 44

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................52
PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thống kê hệ thực vật có ở Khu bảo tồn Bắc Hướng Hố .............. 26
Bảng 3.2: Thành phần loài động vật rừng khu BTTN Bắc Hướng Hóa ......... 27
Bảng 3.3: Thành phần thực vật cho lâm sản ngoài gỗ phân bố ở các taxon ... 30
Bảng 3.4: Đa dạng về họ thực vật cho lâm sản ngoài gỗ ................................ 31
Bảng 3.5: Thực vật cho lâm sản ngoài gỗ theo giá trị sử dụng tại Khu BTTN
Bắc Hướng Hóa ............................................................................................... 32
Bảng 3.6: Dạng sống thực vật cho lâm sản ngoài gỗ ...................................... 34
Bảng 3.7: Danh lục các lồi LSNG tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có giá trị
bảo tồn ............................................................................................................. 35


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Trụ sở Ban quản lý Khu BTTNBắc Hướng Hóa.......................................21
Hình 2.2: Phân bố tuyến điều tra khảo sát LSNG tại Khu BTTN Bắc HH ..............23
Hình 3.1: Sơ đồ chuỗi thị trường LSNG tại địa phương............................................39

Hình 3.2: Khảo sát, điều tra tại cơ sở thu mua, chế biến LSNG tại huyện Hướng
Hóa, tỉnh Quảng Trị......................................................................................................40


vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

C ữ viết tắt
BQL
Khu BTTN

C ữ viết đầy đủ
Ban quản lý
Khu bảo tồn Thiên nhiên

BHH

Bắc Hướng Hóa

LSNG

Lâm sản ngồi gỗ

Cs

Cộng sự

PTNT

Phát triển nơng thơn


VHBĐ

Văn hóa bản địa

UBND

Ủy ban nhân dân

FAO

Food and Agriculture Organization of the
United Nations (Tổ chức Nông lương Liên
Hiệp Quốc)

WWF

World Wide Fund For Nature (Quỹ Quốc tế
Bảo vệ Thiên nhiên)


1
ĐĂT VẤN ĐỀ
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là thành phần quan trọng của rừng, có giá trị
kinh tế cao. Theo chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 28/3/2019 về một số nhiệm vụ
và giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành cơng nghiệp chế biến gỗ và
lâm sản ngồi gỗ phục vụ xuất khẩu đã nhấn mạnh. Gỗ và LSNG là ngành
hàng xuất khẩu quan trọng thứ 6 của Việt Nam và liên tục có tốc độ tăng
trưởng cao, bình qn đạt trên 13% năm trong giai đoạn 2010-2018. Chỉ thị
đã nhấn mạnh cần tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học

công nghệ trong chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu, xây dựng thương
hiệu gỗ và LSNG Việt Nam.
Lâm sản ngồi gỗ (LSNG) có một vai trò quan trọng đối với đời sống
của người dân ở nông thôn miền núi, đặc biệt là với đồng bào dân tộc thiểu số
sống gần rừng. Thực tiễn trong nhiều năm qua cho thấy LSNG đã góp phần
tạo việc làm, cải thiện sinh kế cho một bộ phận dân cư sống dựa vào rừng,
đồng thời cung cấp nguyên liệu cho cơng nghiệp chế biến và xuất khẩu lâm
sản, góp phần phát triển kinh tế địa phương, sử dụng có hiệu quả rừng và đất
rừng ở nước ta. Vì thế nhà nước ta rất quan tâm ban hành nhiều văn bản quy
định, khuyến khích, hướng dẫn phát triển LSNG từ trung ương đến địa
phương; cụ thể Bộ nông nghiệp &PTNT ban hành Quyết định số 2366/QĐBNN-LN, ngày 07/8/2006 về phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản
ngoài gỗ giai đoạn 2006-2020; tỉnh Quảng Trị ban hành Quyết định số
1775/QĐ-UB, ngày 04/8/2005 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt
Chiến lược phát triển Lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2005-2010 và
định hướng đến 2020[4,19].
Khu bảo tồn thiên nhiên (BTNN) Bắc Hướng Hóa, huyện Hướng Hóa,
tỉnh Quảng Trị được thành lập theo Quyết định số 479/QĐ-UBND ngày
14/03/2007 với tổng diện tích là 23.456,71ha. Đây là khu vực có địa hình cao


2
nhất của tỉnh Quảng Trị với hai đỉnh núi cao nổi trội là đỉnh Sa Mù (1.570 m)
và đỉnh Voi Mẹp (1.775 m). Khu vực này có tính đa dạng sinh học cao, phong
phú và độc đáo, là nơi giao lưu giữa các luồng thực vật Bắc Nam, khu vực
Đông Dương. Tài nguyên LSNG tại Khu BTTN cũng hết sức phong phú với
nhiều giá trị sử dụng như làm dược liệu, thuốc nhuộm, tinh bột, tanin, tinh
dầu, công nghiệp chế biến hay đồ thủ công mỹ nghệ... Tuy nhiên, đến nay vẫn
chưa có tài liệu nào thống kê, đánh giá đầy đủ nguồn tài nguyên LSNG tại
khu vực.Do việc khai thác và sử dụng chưa hợp lý nguồn tài nguyên LSNG ở
nhiều khu vực trên huyện Hướng Hóa đã làm cho tài nguyên LSNG bị ảnh

hưởng nghiêm trọng. Nhiều loài dược liệu quý như lan Kim tuyến
(Anoectochilus cetaceus), Cốt toái bổ (Drynaria fortunei), Thất diệp nhất chi
hoa (Paris polyphylla), Đẳng sâm (Codonopsis pilosula)… hay các lồi động
vật q hiếm đang bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, bảo tồn và phát triển
LSNG phải gắn liền với bảo vệ, phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng nhằm
sử dụng rừng bền vững mà vẫn phát huy các nguồn lợi từ rừng là hướng đi
cho nghiên cứu khoa học, cho các khu bảo tồn, sự vào cuộc của các cấp chính
quyền và sự quan tâm của các tổ chức bảo tồn trong và ngoài nước [8].
Xuất phát từ thực tiễn và những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng sử dụng, khai thác lâm sản ngoài
gỗ tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”, nhằm
kiểm kê nguồn LSNG tại Khu bảo tồn, đánh giá được thực trạng khai thác,
sử dụng của dân địa phương, từ đó tạo cơ sở cho các nhà quản lý có định
hướng phát triển và bảo tồn phù hợp.


3

C

ng 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN C U
1.1. Một số vấn đề c bản về Lâm sản ngoài gỗ
1.1.1. Khái niệm Lâm sản ngoài gỗ
Khái niệm về Lâm sản ngồi gỗ (LSNG) ln là chủ đề được bàn luận rất sơi
nổi, vì vậy, có nhiều khái niệm về LSNG được đưa ra, như một số khái niệm dưới đây:
“LSNG là tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ, được khai thác từ rừng tự
nhiên phục vụ mục đích của con người (WWF, 1989);
“LSNG là tất cả sản phẩm sinh vật (trừ gỗ trịn cơng nghiệp, gỗ làm dăm, gỗ

làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự nhiên, rừng trồng được dùng trong gia
đình, mua bán, hoặc có ý nghĩa tơn giáo, văn hóa hoặc xã hội (Wickens,1991);
“LSNG là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không kể gỗ, cũng
như những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng (FAO,1995);
"LSNG là các sản phẩm nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗ lớn, có ở rừng, ở đất
rừng và ở các cây bên ngoài rừng (FAO,1999);
“LSNG là những sản phẩm từ sinh vật hoặc có nguồn gốc từ sinh vật, khơng
phải gỗvà các dịch vụ từ sinh vật có được từ hệ sinh thái rừng và đất rừng phục vụ
cho mục đích sử dụng của con người. Mục đích sử dụng của con người tùy thuộc
vào đặc tính riêng của từng cộng đồng, từng quốc gia hay từng khu vực".

1.1.2. Ý nghĩa của LSNG, các pháp chế liên quan
- Nâng cao thu nhập;
- Tạo tính an tồn lương thực, sức khỏe, ngun nhiên liệu;
- Tăng đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng.
Phát triển LSNG nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế - xã hội mà
vẫn giữ được đa dạng sinh học, sự phát triển của hệ sinh thái và các hệ
thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người. LSNG có ý nghĩa lớn trong việc
hiện thực hóa vai trò của rừng và giúp người dân địa phương thấy r hơn
nguồn lợi từ rừng mà họ có được. Những đóng góp của LSNG được thể
hiện qua các mặt sau:


4
- Ý nghĩa về kinh tế:Phát triển LSNG đúng hướng, sẽ góp phần làm tăng
trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm cho người lao
động. Trong khi đó, tài nguyên thiên nhiên một mặt vẫn được khai thác để
phục vụ tăng trưởng, mặt khác vẫn được bảo tồn, gìn giữ đảm bảo cho sự tăng
trưởng kinh tế bền vững. Phát triểnLSNG góp phần tơn vinh những giá trị văn
hoá bản địa, các làng nghề truyền thống được duy trì, phát triển, đem lại lợi

ích kinh tế cho cộng đồng cũng như lợi ích quốc gia.
- Ý nghĩa về xã hội: LSNG luôn gắn liền với một phạm vi lãnh thổ nhất
định mà sự gắn kết cộng đồng được xem là nền tảng, là đặc tính hàng đầu
trong đời sống văn hoá bản địa. Hoạt động khai thác LSNGtạo điều kiện cho
cộng đồng dân cư địa phương cung cấp các kinh nghiệm truyền thống, bài
thuốc, phương thức tiêu d ng bản địa... Đồng thời, hoạt động khai thác LSNG
cũng đem lại cho người dân địa phương việc làm trực tiếp, thu nhập, hoạt
động giao lưu văn hố,… tạo ra được mối đồn kết trong cộng đồng, đoàn kết
dân tộc và quốc tế.
- Ý nghĩa về m i trư ng: Trong hoạt động kinh doanh LSNG, việc thực
hiện giáo dục và diễn giải môi trường sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm của
người dân, của các nhà quản lý bảo tồn và chính quyền địa phương. Từ đó,
người dân sẽ nỗ lực đối với bảo vệ, bảo tồn những nguồn tài nguyên đó. Hoạt
động khai thác LSNG sẽ đóng góp nguồn kinh phí thu được từ hoạt động khai
thác cho những nỗ lực nhằm bảo tồn thiên nhiên và văn hoá. Hoạt động khai
thác cần tránh được tình trạng q tải trong hoạt động từ đó mà giảm những
tác động tiêu cực.
1.2. Tìn

ìn ng iên cứu về Lâm sản ngoài gỗ

1.2.1.Trên thế giới
Cây và rừng cung cấp nhiều sản phẩm cần thiết cho những người sống
xung quanh chúng. Cải thiện sinh kế và cơ hội tạo thu nhập từ các sản phẩm
này là cần thiết cho các bên liên quan tại địa phương tham gia và phân bổ đủ


5
nguồn lực trong việc phục hồi và quản lý bền vững đất bị thối hóa. Các
LSNG là cần thiết và được sử dụng tại địa phương, có giá trị trong và ngoài

nước đáng kể. Tạo thu nhập và cung cấp các lợi ích khác là rất quan trọng để
đảm bảo sự cam kết của cộng đồng địa phương để phục hồi rừng. [25]
Ở Ấn Độ, LSNG gắn liền với đời sống kinh tế xã hội và văn hóa của
các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng trong điều kiện sinh thái và khí hậu
địa lý rộng khắp cả nước. Người ta ước tính rằng 275 triệu người nghèo ở
nơng thơn ở Ấn Độ phụ thuộc vào LSNG cho ít nhất một phần sinh kế và sinh
kế tiền mặt của họ. LSNG cũng đóng vai trị là mạng lưới an tồn sinh kế
quan trọng trong thời kỳ khó khăn.[23]
Tuy nhiên, sự cạn kiệt tài nguyên LSNG do khai thác bừa bãi, phá rừng
và suy thoái rừng là một vấn đề quan tâm lớn có thể ảnh hưởng đến sinh kế và
kinh tế dựa trên LSNG. [23]
Albert Ahenkan và cs (2011) Khi nghiên cứu về sự cải thiện dinh
dưỡng và sức khỏe thơng qua các sản phẩm lâm nghiệp ngồi gỗ ở Ghana,
thuộc Bỉ đã chỉ ra những đóng góp của LSNG vào dinh dưỡng, sức khỏe và
giảm nghèo. Đối với các hộ nghèo, việc thu thập LSNG từ rừng tự nhiên là
một biện pháp đối phó với việc cung cấp thực phẩm, dinh dưỡng, thuốc men
và thiếu tiền mặt. Các hộ gia đình sống gần rừng thường phụ thuộc nhiều nhất
vào các sản phẩm này và hầu hết những người thu gom LSNG tích cực trong
khu vực nghiên cứu. Sự phụ thuộc cao này vào LSNG, đặc biệt là bởi nhóm
thu nhập nghèo, cho thấy tầm quan trọng của chúng trong việc cải thiện sinh
kế, dinh dưỡng và sức khỏe. LSNG khơng chỉ bổ sung vitamin, protein,
khống chất và nhu cầu dinh dưỡng của cộng đồng, họ cịn đa dạng hóa chế
độ ăn uống và tăng cường cân bằng thực phẩm theo mùa.[24]
Thật không may, việc khai thác LSNG từ rừng tự nhiên đã hạn chế tiềm
năng cải thiện an ninh lương thực và dinh dưỡng của các hộ gia đình. Vì hầu
hết các sản phẩm này được hái tự do từ rừng trong mùa chúng nở hoa, điều


6
này rõ ràng là không bền vững. Những người thu hoạch LSNG bị buộc phải

bán khoảng 80% sản phẩm của họ do thiếu các cơ sở lưu trữ và chế biến. Hầu
hết các sản phẩm như nấm, bị hỏng trong vài ngày sau khi thu hoạch. Để tăng
cường sử dụng LSNG, điều quan trọng là các cơ sở chế biến được cung
cấp.[24]
Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng một tỷ lệ đáng kể những người
được hỏi đã dựa vào cây thuốc để điều trị các bệnh khác nhau. Như ở hầu hết
các khu vực hẻo lánh khác ở Ghana, do thiếu nhân viên y tế được đào tạo, các
dịch vụ y tế hiện đại khơng có sẵn cho hầu hết các khu vực nông thôn nơi
phần lớn dân số sinh sống. Do đó, hầu hết mọi người sử dụng một số cơ chế
đối phó để khắc phục các vấn đề liên quan đến sức khỏe của họ, bao gồm cả
việc sử dụng LSNG. [24]
Một số lượng tốt LSNG và cây thuốc được sử dụng trong dinh dưỡng
và chữa bệnh không được ghi nhận. Điều quan trọng là việc sử dụng truyền
thống của thực vật phải được ghi chép đúng cách, và hiệu quả điều trị của
chúng được phổ biến một cách hiệu quả.[24]
Susan J. Alexander và cs (2001). Nghiên cứu về năng suất sản phẩm
LSNG, khảo sát thị trường, phân tích giá, quản lý sản phẩm và lâm sinh, sử
dụng giải trí và phân tích chính sách. Khuyến nghị cho nghiên cứu trong
tương lai được vạch ra. Ngành lâm sản ngoài gỗ là một ngành rất đa dạng và
thường xuyên thay đổi, với các vấn đề từ tính bền vững sinh học đến công
bằng. Nghiên cứu xã hội và kinh tế giúp giải quyết các câu hỏi xung quanh
việc quản lý, thu hoạch, sản xuất và tiếp thị các sản phẩm có nhu cầu cao và
thường được hiểu kém này.[26]
1.2.2. Ở Việt Nam
Lâm sản ngoài gỗ được các nhà quản lý quan tâm từ lâu và đã có nhiều
nghiên cứu cụ thể ở từng vùng khác nhau.


7
Theo đánh giá của Nguyễn Huy Sơn (2015). LSNG do nhiều nguyên

nhân đang ngày càng suy giảm nghiêm trọng, trong đó phải kể đến các
ngun nhân chính như: Khai thác không đảm bảo tái sinh; Vấn đề du canh và
phát triển cây cơng nghiệp; Việc phát triển các cơng trình thủy điện; Sự suy
thoái tầng cây gỗ trong rừng tự nhiên và nguyên nhân biến đổi khí hậu. Nên
việc cần thiết là đưa ra các giải pháp hợp lý để bảo vệ và các giải pháp khoa
học và công nghệ để sử dụng bảo tồn hợp lý. [30]
Đào thị Minh Châu và cs (2015). Khi nghiên cứu Đa dạng các loài lâm
sản ngoài gỗ được khai thác tại v ng đệm Khu BTTN Pù Huống - Nghệ An
đã xác định LSNG có vai trị rất quan trọng đối với cơng tác bảo vệ rừng, bảo
tồn đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Với giá trị đa dạng sinh học cao
(528 lồi thuộc 382 chi, 155 họ), mà nó cịn là nguồn thu nhập có ý nghĩa với
cộng đồng địa phương (chiếm 25-38% tổng thu nhập hộ). Mục đích sử dụng
LSNG của người dân địa phương rất đa dạng, họ khai thác các bộ phận khác
nhau của cây rừng (thân, lá, hoa, quả, hạt, rễ,…) để sử dụng hàng ngày (ăn,
thuốc chữa bệnh, nuôi gia súc, làm dây buộc,…) hoặc để làm nhà cửa, để bán.
Các loại LSNG được chia làm 6 nhóm theo cơng dụng, trong đó số nhóm cây
thuốc có nhiều lồi nhất, tiếp đến là nhóm cây ăn được và nhóm cây cho
tanin, thuốc nhuộm.[7]
Theo kết quả điều tra LSNG của Nguyễn Thị Hạnh và cs (2017) tại
Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai, tại đây khá đa dạng và phong phú
về thành phần loài, dạng sống, bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng và giá trị
bảo tồn. Ghi nhận được 234 loài, 186 chi, 90 họ thuộc 3 ngành thực vật bậc
cao có mạch là Dương xỉ, Thơng và Ngọc lan. Trong đó, dạng thân bụi chiếm
tỷ trọng cao nhất (22,22%); thấp nhất là dạng thân bò (chiếm 1,28%), với lá là
bộ phận được sử dụng nhiều nhất. [11]
Nhìn chung độ đa dạng thực vật mang lại nguồn LSNG phong phú, tuy
nhiên chưa có sự quản lý và khai thác bền vững.


8

1.2.3. Những nghiên cứu tại Quảng Trị
Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là nguồn tài ngun có vai trị quan trọng
trong đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt đối với các cộng đồng có đời sống gắn
liền với rừng ở các huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị. Phần lớn người dân ở
đây vẫn coi rừng như một kho nguyên liệu sẵn sàng cung cấp mọi thứ cho
cuộc sống của họ, nên đã khai thác triệt để làm cạn kiệt nguồn tài ngun
rừng. Trước tình hình đó, chính quyền các cấp và các tổ chức phi chính phủ
đã triển khai một số mơ hình trồng LSNG trên địa bàn Hướng Hóa và
Đakrơng là hai huyện miền núi của tỉnh Quảng Trị và nhận được sự đồng tình
ủng hộ của người dân. Nhiều mơ hình lâm sản ngồi gỗ đã được hình thành
và phát triển, bao gồm các loại cây LSNG chủ yếu: Tre lấy măng, Sa nhân,
Mây nước, Bời lời đỏ và bước đầu đã mang lại những hiệu quả thiết thực.
Một số mơ hình trồng Bời lời đỏ, trồng tre lấy măng hàng năm cho lợi nhuận
từ 10-13 triệu đồng/ha. Các mơ hình đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cung
cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường và góp phần khơng nhỏ
trong phục hồi tài nguyên rừng. [20]
Theo báo cáo rà soát, xây dựng chương trình mục tiêu phát triển lâm
nghiệp bền vững giai đoạn 2016- 2020 tỉnh Quảng Trị, đã trình bày tình hình
khai thác LSNG chủ yếu là nhựa thơng (có tính bền vững cao, có khả năng tái
tạo) ngồi ra có song mây, tre nứa, lá nón,... chủ yếu dưới tán rừng tự nhiên
nên số lượng chưa nhiều, thiếu đồng nhất và không ổn định.[15]
Theo nghiên cứu chưa đầy đủ, Khu bảo tồn thiên nhiên BHH đã ghi
nhận được 920 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 518 chi và 130 họ. Trong
số đó có 17 lồi có tên trong sách đỏ Việt Nam và 23 loài trong Sách Đỏ Thế
giới (IUCN, 1996). Về giá trị sử dụng, đã thống kê được 125 loài cây cung
cấp gỗ, 161 loài cây làm thuốc, 44 loài cây làm cảnh và 89 loài cây làm thực
phẩm.[14]


9

Với nguồn thực vật đa dạng, Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có nhiều lồi
thực vật có giá trị, được khai thác trong những năm qua, nhưng chưa được
đánh giá đúng mức và chưa có biện pháp quản lý phù hợp.
1.3. K ái quát c ung về Khu BTTN Bắc H ớng Hóa
1.3.1. Lịch sử hình thành
Năm 2004, tổ chức BirdLife Quốc tế, chương trình Việt Nam phối hợp
với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị tiến hành điều tra, đánh giá đa dạng
sinh học tại khu vực rừng phòng hộ Bắc Hướng Hóa. Kết quả cho thấy,tại khu
vực có tính đa dạng sinh học cao,với nhiều loài động vật quý hiếm cần phải
bảo tồn như: Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), Bò Tót (Bos gaurus), Voọc
Hà Tĩnh (Semnopithecus laotum hatinhensis), Voọc vá chân nâu (Pygathrix
nemaeus), Vượn Sikivà Thỏ vằn; c ng với sự phát hiện nhiều loài chim đặc
hữu và quý hiếm như: Gà lôi lam mào trắng, Gà so trung bộ, Trĩ sao, Hồng
hồng, Niệc nâu và nhiều lồi chim có v ng phân bố hẹp.Trên cơ sở đó,
UBND tỉnh Quảng Trị đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn
thành lập mới Khu BTTN Bắc Hướng Hóa với Bộ Nơng nghiệp và PTNT và
Bộ đã có cơng văn số 1736/BNN-KL, ngày 13/7/2005 về việc thống nhất với
đề nghị của UBND tỉnh Quảng Trị. Hai khu rừng đặc dụng trên đã được Bộ
Nông nghiệp và PTNT đưa vào danh mục các khu rừng đặc dụng Việt Nam
quy hoạch đến năm 2010, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngồi ra, Bộ
Nông nghiệp và PTNT đề xuất UBND tỉnh Quảng Trị xây dựng luận chứng
kinh tế kỹ thuật (Dự án đầu tư) thành lập khu rừng đặc dụng để trình Bộ
NN&PTNT thẩm định.
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh giao cho Chi cục Kiểm lâm kết hợp với sự hỗ
trợ của Tổ chức BirdLife Quốc tế Chương trình Việt Nam về tài chính và
chuyên gia quy hoạch bảo tồn đã tiến hành xây dựng Dự án quy hoạch và đầu
tư Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị năm 2007. Dự án đã được
UBND tỉnh Quảng trị phê duyệt theo quyết định số 479/QĐ-UBND ngày
14/3/2007, với tổng diện tích tự nhiên là 25.200 ha.



10
Thực hiện Quyết định số 319/QĐ-UBND ngày 02 tháng 3 năm 2009, của
UBND tỉnh Quảng Trị về việc Phê duyệt điều chỉnh ranh giới, diện tích Khu
BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, theo đó diện tích được điều chỉnh từ
rừng đặc dụng sang rừng phòng hộ là 1.900 ha. Trong đó: xã Hướng Sơn:
880ha tại một phần của các tiểu khu 630, 635,644, 657; xã Hướng Việt: 200
ha (rừng tự nhiên: 80 ha, đất trống: 120 ha) tại một phần của tiểu khu 641; xã
Hướng Lập: 820ha (rừng tự nhiên: 656 ha, đất trống: 164 ha).
Năm 2010, Ban quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa được thành lập theo
Quyết định số 1183/QĐ-UBND, ngày 07/7/2010 của UBND tỉnh Quảng
Trị.Ngay sau đó, UBND tỉnh Quảng Trị ra Quyết định số 2688/QĐ-UBND
ngày 31/12/2010 về việc phê duyệt Đề cương và nhiệm vụ Quy hoạch tổng
thể Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đến năm 2020.
Năm 2012, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Trị tiến hành đo
đạc, xác định lại diện tích và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
Khu BTTN Bắc Hướng Hóa. Ngày 13/6/2012 UBND tỉnh Quảng Trị ra các
Quyết định cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Khu BTTN Bắc
Hướng Hóa với tổng diện tích đất tự nhiên của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa là
23.456,7 ha, nằm trên địa bàn thuộc 05 xã của huyện Hướng Hóa.
1.3.2. Vị trí địa lý
Khu BTTNBắc Hướng Hóa có diện tích 23.456,71ha (v ng đệm:
82.383,32 ha), nằm trên địa giới hành chính của 5 xã: Hướng Lập, Hướng
Việt, Hướng Ph ng, Hướng Sơn, Hướng Linh thuộc huyện Hướng Hóa tỉnh
Quảng Trị và nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị và thuộc phía Nam của dải
Trường Sơn Bắc, cách thành phố Đông Hà khoảng 100 km theo quốc lộ 9 đến
thị trấn Khe sanh và đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.
* Vị trí tọa độ địa lý:
+ Từ 16043'22’’ - 16059’55’’ vĩ độ Bắc;



11
+ Từ 106033' - 106047’03’’ kinh độ Đông.
* Phạm vi ranh giới:
+ Phía Bắc giáp ranh giới tỉnh Quảng Bình (khoảng 20 km);
+ Phía Nam giáp các xã: Hướng Linh, Hướng Sơn và Hướng Ph ng;
+ Phía Đơng giáp với 3 huyện Gio Linh, Vĩnh Linh, Đakrơng;
+ Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
1.3.3. Phân khu chức năng và vùng đệm Khu BTTNBắc Hướng Hóa
Phân khu chức năng: Khu BTTNBắc Hướng Hóa chia làm các phân
khu chức năng như sau:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt tổng diện tích (4.352,81 ha); bao gồm 03
phân khu (BVNN I: Chà Lỳ; BVNN II: Cha Lô - Sa Mù; BVNN III: Bị tót);
+ Phân khu phục hồi sinh thái tổng diện tích (6.971,73 ha); gồm 4 phân
khu (PKI: cụm thôn Cụp xã Hướng Lập; PK II: thôn Cuôi xã Hướng Lập; PK
III: các tiểu khu 638,641 A; PK IV: tiểu khu 630, 635, 636S, 644A, 644B);
+ Phân khu hành chính dịch vụ tổng diện tích (1.567,16 ha). Nằm ở
phía Tây Khu BTTN thuộc tiểu khu 641A, 652 và 652A, trên địa bàn giáp
ranh xã Hướng Việt, Hướng Ph ng và Hướng Sơn;
Phạm vi v ng đệm ngoài Khu BTTNBắc Hướng Hóa được xác định
nằm trên địa giới 5 xã: Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Ph ng, Hướng Sơn,
Hướng Linh (thuộc huyện Hướng Hóa); Hướng Hiệp (huyện Đakrơng); xã
Linh Thượng (huyện Gio Linh), xã Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh), với tổng diện
tích 82.383,32 ha. V ng đệm trong gồm 2 thôn Cựp và thôn Cuôi, xã Hướng
Lập, với tổng diện tích 793,01 ha.
1.3.4. Điều kiện tự nhiên
1.3.4.1. Đặc điểm địa hình, địa ch t
Khu BTTN Bắc Hướng Hóa nằm tại vị trí có địa hình là v ng núi thấp ở
phía Nam của dải Trường Sơn Bắc với các dãy núi cao trên 1.000 m chạy theo
hướng Tây Bắc-Đông Nam dọc ranh giới hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị.



12
Về phía Quảng Trị địa hình nâng cao hơn, chia cắt mạnh, độ dốc cao phổ biến
từ 15-25o, có nhiều nơi, nhiều chỗ dốc đứng. Trong khu vực có các đỉnh cao
điển hình như: đỉnh Sa M (1550m) gần đỉnh đèo Sa M và đỉnh Voi Mẹp
(1771m) ở phía Đơng Nam của KhuBTTN. Trong khu vực, ngoài đồi núi đất
chiếm đa số cịn lại có hai dãy núi đá vơi. Ở gần trung tâm là dãy đá vôi chạy
theo hướng Đông-Tây, ranh giới hai xã Hướng Lập và Hướng Việt, gần trung
tâm xã Hướng Việt có dãy núi đá vơi chạy theo hướng Bắc-Nam. Nơi đây có
đặc trưng của địa hình là bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sơng suối dọc theo 2
sườn Đông và Tây Trường Sơn, do đó việc phát triển giao thơng, mạng lưới
điện cũng như tổ chức sản xuất ở đây gặp khó khăn nhất định.
1.3.4.2. Khí h u, thủy văn
a. Khí h u
Khu BTTN Bắc Hướng Hố có đặc điểm khí hậu chung của huyện Hướng
Hóa, khí hậu chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió m a, vừa có đặc trưng
riêng của một tiểu v ng giao thoa khí hậu nhiệt đới gió m a và khí hậu lục địa
trên đỉnh Trường Sơn. Tại khu vực nghiên cứu có m a đơng lạnh, m a khô từ
tháng 1 đến tháng 5 (Biểu đồ khí hậu Việt Nam). M a đơng tương đối lạnh và
rất ẩm ướt do ảnh hưởng của gió m a Đơng Bắc, nhiệt độ trung bình trong các
tháng này ở v ng đồng bằng xuống dưới 22oC. Trên các v ng có độ cao từ 400500 m trở lên, nhiệt độ thường xuống dưới 20oC và nhiệt độ trung bình tháng
thấp nhất xuống dưới 15oC ở Khe Sanh vào tháng 12 và tháng 1. Ngược lại m a
hè do có sự hoạt động của gió Tây nên rất nóng và khơ. Có tới 3-4 tháng (từ
tháng 1 đến tháng 5) nhiệt độ khơng khí trung bình lớn hơn 25oC, tháng nóng
nhất thường là tháng 4 hoặc tháng 5 nhiệt độ trung bình lên tới 29oC, nhiệt độ
cao nhất tuyệt đối lên tới 39-40oC. So với khí hậu Quảng Trị, v ng này m a khô
đến sớm hơn và m a mưa cũng đến sớm hơn.
- Chế độ ẩm:
V ng nghiên cứu có lượng mưa rất lớn, lượng mưa trung bình năm đạt

tới 2400-2800mm hoặc lớn hơn và tập trung chủ yếu trong m a mưa, hai


13
tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 và 11, chiếm tới 45% tổng lượng mưa
cả năm. Mưa ít bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào tháng 11, tuy vậy lượng mưa
trung bình của tháng 5 ở Khe Sanh cũng đạt tới 157,4 mm.
Độ ẩm khơng khí trong v ng đạt tới 85-90%, trong m a mưa độ ẩm lên
tới 91%. Mặc d vậy những giá trị cực đoan thấp vẫn đo được trong thời kỳ
khơ nóng kéo dài. Lượng bốc hơi trung bình 874,3mm/năm trong đó các
tháng 1 - 4 có lượng bốc hơi cao nhất, đây là thời kỳ dễ gây khô hạn. Độ ẩm
trong các tháng này cũng xuống rất thấp, dưới 30%.
- Chế độ gió:
Hướng Hố chịu ảnh hưởng của gió Tây khơ nóng, tuy nhiên nhẹ hơn
nhiều so với các địa bàn khác trong tỉnh. Thời kỳ có gió khơ nóng độ ẩm hạ
thấp, lượng bay hơi lớn và nền nhiệt cao, ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển
của cây trồng. Trong v ng cịn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam từ tháng 5
đến tháng 8.
Tuy nhiên khí hậu của Hướng Hoá do chịu tác động của yếu tố độ
cao và sự phân chia địa hình, nên có thể phân thành 3 tiểu v ng khí hậu
khác nhau:
Tiểu v ng Đơng Trường Sơn: Chịu ảnh hưởng r nét của chế độ nhiệt
đới gió m a, khơ nóng về m a hè, ẩm ướt về m a đông. Phân bố chủ yếu ở
khu vực các xã: Hướng Linh, Hướng Sơn.
Tiểu v ng khí hậu chuyển tiếp: Chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu
phân hố bởi độ cao địa hình của đỉnh Trường Sơn với nền nhiệt bình quân
trong năm tương đối ôn hòa, phân bổ chủ yếu ở các xã: Tân Hợp, Khe Sanh,
Tân Liên, Tân Lập, Hướng Tân, Hướng Ph ng, Húc, Ba Tầng.
Tiểu v ng khí hậu Tây Trường Sơn: Thể hiện r nét của chế độ khí hậu
nhiệt đới, chịu ảnh hưởng mạnh của gió tây khơ nóng, lượng mưa thấp, phân

bổ chủ yếu ở các xã còn lại.
- Một s hiện tư ng th i tiết đặc iệt:


14
+ Gió Tây khơ nóng: Đây là v ng chịu nhiều ảnh hưởng của gió Tây
khơ nóng, hoạt động của gió Tây thường gây nên hạn hán trong thời kỳ đầu
và giữa m a hè (từ tháng 2-4). Trong những tháng này nhiệt độ tối cao có thể
vượt quá 39oC và độ ẩm tối thấp xuống dưới 30%.
+ Sạt lở đất: Đây là v ng có lượng mưa lớn hàng năm, do địa hình dốc,
các cơng trình giao thơng đang mở rộng và nâng cấp thường xảy ra sạt lỡ đất,
đôi khi lũ quét cục bộ trong những tháng m a mưa. Nhìn chung đây là một
trong những vùng khí hậu ít thuận lợi. Số liệu khí tượng một số trạm có liên
quan đến vùng quy hoạch được thể hiện trong Bảng 2, phần Phụ lục 2.
. Thủy văn
Nguồn nước mặt: Trên địa bàn Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có một
sông lớn và nhiều sông suối nhỏ.
+ Đông Bắc là sông Bến Hải, tất cả các con suối bắt nguồn từ sườn
đông đều chảy vào sông Bến Hải và đổ ra biển đơng ở Cửa T ng.
+ Phía Tây Bắc và Nam của khu bảo tồn là thượng nguồn sông Xê
Păng Hiêng chảy qua Lào vào sơng Mê Kơng.
+ Phía Đông Nam, bao gồm Bắc động Sa M và Đông động Voi Mẹp
là thượng nguồn của sông Cam Lộ (gọi là nguồn Rào) và đổ ra biển Đông tại
Cửa Việt.
+ Phía Nam là hệ thống suối của sơng Rào Qn, là một chi lưu của sông
Quảng Trị (Thạch Hãn). Thượng nguồn từ núi cao của xã Hướng Sơn, chảy
qua Hướng Linh, Tân Hợp rồi đổ vào sông Quảng Trị (tại xã Đakrông), sông
dài 30km, nguồn nước khá dồi dào. Hiện nay, đã xây dựng và đưa vào khai
thác sử dụng Hồ thủy lợi thủy điện Quảng Trị ở hạ lưu của Sông Rào Quán.
+ Suối Nậm Xê: Chảy qua xã Hướng Lập, theo hướng từ Đông sang

Tây và chảy sang nước CHDCND Lào.
+ Sông Cam và suối Tiên Hiên: Bắt nguồn từ dãy núi cao của xã
Hướng Sơn đổ ra sông Cam Lộ.


15
+ Khe Tà Bồng: Bắt nguồn từ phía Bắc xã Hướng Sơn chảy xuống phía
Nam xã rồi đổ vào sơng Rào Qn.
+ Ngồi ra cịn rất nhiều khe suối nhỏ có ở hầu hết các xã và đổ vào
sơng Rào Qn.
Nhìn chung hệ thống sơng, suối trong v ng khá dày đặc, nguồn nước
khá dồi dào, nhưng do địa hình quá dốc, nên việc khai thác phục vụ cho sản
xuất nơng nghiệp gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém.
Nguồn nước ao, hồ: Trên địa bàn có một số hồ đập quan trọng phục vụ cho
phát triển sản xuất và đời sống dân sinh, đồng thời góp phần cải tạo môi trường
như: Hồ XaKia (Hướng Ph ng), đập Hướng Tân (Hướng Tân), Hồ chứa nước
thuỷ lợi - thuỷ điện Quảng Trị…
- Ngu n nước ngầm: Qua điều tra thực tế cho thấy mực nước ngầm
trong v ng rất sâu, hầu hết các giếng đào có mạch nước ngầm sâu hơn 15 20m. Theo kết quả khảo sát của Công ty cấp thoát nước Quảng Trị tại các
điểm thị trấn Lao Bảo, thị trấn Khe Sanh cho thấy chất lượng nước ngầm
tương đối tốt, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh của nước sinh hoạt.
1.3.5. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.5.1. Về kinh tế
Thu nhập của nhân dân trong v ng chủ yếu từ các hoạt động sản xuất
nông lâm nghiệp. Tổng sản lượng cây lương thực 8 xã v ng đệm là 8.653,8
tấn, bình quân lương thực đầu người: 2.732,5kg/người/năm, trong đó riêng
thóc là 1.506,2 kg/người/năm.
Các nguồn thu nhập từ chăn nuôi, ngành nghề phụ không đáng kể. Một
số xã thuộc huyện Hướng Hóa đang phát triển trồng cây cơng nghiệp dài ngày
như cà phê đem lại thu nhập đáng kể cho kinh tế gia đình, như xã Hướng

Ph ng tổng diện tích trồng cà phê tồn xã là 1278.9 ha.
Tỷ lệ hộ nghèo bình quân trong v ng là 53,3%; Số hộ trung bình và khá
chiếm tỷ lệ nhỏ và chủ yếu tập trung ở những hộ gia đình có thêm ngành nghề


16
phụ, có người hưởng lương và biết lối làm ăn. Riêng 02 thơn trong v ng l i
có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 67,4% tổng số hộ (thôn Cuôi 66,7%, thôn Cựp
68,2%).
* Sản xuất nông nghiệp: Là ngành sản xuất chính của dân địa phương
trong v ng đệm, trong đó cây lúa và một số loại hoa màu vẫn là cây trồng chủ
yếu trong v ng. Việc tổ chức thực hiện và lồng ghép có hiệu quả các chương
trình dự án đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong phát triển nông nghiệp
và bộ mặt nông thôn mới, nhất là các xã v ng sâu, v ng xa đã có nhiều
chuyển biến tích cực.
Các v ng sản xuất tập trung như sắn, cà phê, cao su, chuối; Tạo ra một
số sản phẩm có giá trị kinh tế cao như: Cà phê, tiêu, sắn nguyên liệu, chuối.
Vi vậy, để tiếp cận thị trường và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng năng
suất, giá trị sản phẩm. Sản xuất nông sản gắn với các cơ sở thu mua, chế biến
đã góp phần tăng giá trị sản phẩm.
Việc tổ chức triển khai trồng cao su vẫn còn những vấn đề bất cập, việc
tiếp cận nguồn đầu tư từ nhà nước, doanh nghiệp cũng như nội lực của nơng
dân cịn hạn chế, nên phát triển diện tích trồng cây cao su tiểu điền không đạt
kế hoạch đề ra; việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thiếu nhất
là việc giao đất cho doanh nghiệp còn nhiều vướng mắc.
* Chăn nuôi:
Phần lớn sản phẩm chăn nuôi ở các xã v ng đệm chỉ mới phục vụ cho
sinh hoạt hàng ngày và lễ hội. Các xã v ng đệm có tiềm năng rất lớn để phát
triển chăn nuôi gia súc theo mơ hình trang trại nơng lâm kết hợp. Nhưng do
điều kiện kinh tế khó khăn, dân cư phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số,

chăn ni cịn theo hình thức thả rơng, khơng có thói quen làm chuồng trại,
chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình. Các loại giống gia súc, gia
cầm chủ yếu là các loại giống địa phương, tuy có khả năng thích nghi với các
điều kiện tự nhiên của v ng, nhưng năng suất thấp, chất lượng chưa cao.


17
Tồn tại: Do nguồn vốn hạn hẹp, thiếu nguồn thức ăn chế biến công
nghiệp, thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho chăn nuôi tập trung, áp dụng các tiến
bộ khoa học kỹ thuật còn chậm, c ng với mạng lưới thú y còn quá mỏng
manh nên bệnh dịch sảy ra khá phổ biến, hiệu quả kinh tế thấp và cịn gây ảnh
hưởng xấu đến tài ngun rừng và cơng tác bảo tồn.
* Sản xuất lâm nghiệp:
Trong những năm qua hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn các
xã v ng đệm chủ yếu là công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng theo chương
trình 661 và khoanh nuôi phục hồi rừng bằng tái sinh tự nhiên. Các cơ sở sản
xuất cây giống và chế biến lâm sản chưa phát triển, giá trị sản xuất ngành lâm
nghiệp chưa đúng tầm với địa bàn các xã miền núi.
Nhìn chung hoạt động sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn còn hạn chế,
công tác phát triển rừng, công tác khai thác chế biến lâm sản phụ chưa được
chú trọng tham gia của nhân dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng cịn ít,
đóng góp của ngành lâm nghiệp đối với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
còn thấp so với tiềm năng.
1.3.5.2. Về xã hội
* Dân số: V ng đệm Khu BTTNBắc Hướng Hóa có 19.116 khẩu, 4.467
hộ, mật độ trung bình 119,17 người/ km2. Mật độ dân cư các xã nằm trong v ng
đệm không đồng đều, xã có mật độ dân cư cao nhất là xã Hướng Ph ng có mật
độ 39,36 người/km2, xã Hướng Lập và xã Hướng Sơn có mật độ thấp nhất là 9,1
người/km2. Dân cư trong xã cũng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở khu
trung tâm xã, nơi có điều kiện thuận lợi như: địa hình tương đối bằng phẳng, có

khả năng làm lúa nước và có đường giao thơng qua lại. Mỗi hộ trung bình có
khoảng 4 người/hộ. Các xã v ng đệm có tỷ lệ tăng dân số khá cao trung bình đạt
1,83 % gồm cả tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tăng dân số cơ học.
Đặc biệt hiện nay trong khu vực Khu BTTN Bắc Hướng Hóa cịn có 40
hộ, với 215 nhân khẩu, thuộc 02 thôn (thôn Cựp và thôn Cuôi ), xã Hướng Lập
nằm trong ranh giới của Khu bảo tồn.


×