Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

Bai 27

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KIỂM TRA BÀI CŨ Câu hỏi: Em hãy nêu tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương? Người lãnh đạo và địa bàn hoạt động của các cuộc khởi nghĩa đó ? Trả lời: - Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887). Địa bàn huyện Nga Sơn – Thanh Hóa, chỉ huy là Phạm Bành và Đinh Công Tráng. - Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892 ) Địa bàn hoạt động Bãi Sậy (Hưng Yên), chỉ huy là Nguyễn Thiện Thuật. - Khởi nghĩa Hương Khê (1885 -1895). Địa bàn hoạt động Nghệ An và Hà Tĩnh,chỉ huy cao nhất là Phan Đình Phùng..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tiết 42: (Bài 27) Khởi nghĩa Yên Thế & Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN BÁ PHÚC. NGA TIEN SENCONDARY SCHOOL.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ông là ai?  ÔNG LÀ: ĐỀ THÁM HAY CÒN GỌI LÀ HOÀNG HOA THÁM LÃNH TỤ PHONG TRÀO NÔNG DÂN YÊN THẾ 1884 -1913.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tiết 42: (Bài 27) Khởi nghĩa Yên Thế & Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX I.Khởi nghĩa Yên Thế ( 1884 - 1913) Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế? a.Nguyên nhân bùng nổ. - Tình hình kinh tế nông nghiệp dưới thời Nguyễn sa sút.Nhiều nồng dân đồng bằng Bắc Kỳ bỏ làng đi tìm nơi sinh sống. Một số lên Yên Thế lập làng,tổ chức sản xuất, chống lại các thế lực đe dọa từ bên ngoài. - Thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng ở Bắc Kỳ, Yên Thế là mục tiêu bình định của chúng..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Dựa vào SGK và lược đồ cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế. Em hãy cho biết cuộc khởi nghĩa Yên Thế chia làm mấy giai đoạn? Giai đoạn 1884 – 1892 diễn ra như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Tiết 42: (Bài 27) Khởi nghĩa Yên Thế & Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX. b. Diễn biến.  Giai đoạn (1884-1892) - Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẻ ở Yên Thế. - Chưa có sự chỉ huy thống nhất. Lúc này Đề Nằm là người có uy tín nhất. - Tháng 4 – 1892 Đề Năm mất, Đề Thám trở thành vị chỉ huy tối cao của phong trào..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Tiết 42: (Bài 27) Khởi nghĩa Yên Thế & Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX Diễn biến giai đoạn 1893 – 1908 có gì khác so với giai đoạn trước? Giai đoạn (1893 - 1908) - Nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở. - Đề Thám giảng hòa với Pháp hai lần. Lần I (10-1894), lần II(12-1897) Em hãy nêu nguyên nhân dẫn tới việc giảng hòa lần thứ nhất? * Nguyên nhân dẫn tới giảng hòa lần I - Tương quan lực lượng quá chênh lệch. Giảng hòa lần thứ nhất có kết quả như thế nào? * Kết quả giảng hòa lần I. - Thực dân Pháp rút quân khỏi Yên Thế. - Đề Thám cai quản 4 tổng : Mục Sơn,Nhã Nam,Yên Lễ,Hưu Thượng. Vì sao kết quả giảng hòa lại có lợi cho ta? - Ta phục kích bắt được tên điền chủ người Phàp là Sét –nay. Địch đã làm gì trong thời nay? - Địch đã ráo riết lập đồn bốt,mở cuộc tấn công trở lại..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Tiết 42: (Bài 27) Khởi nghĩa Yên Thế & Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX * Nguyên nhân dẫn tới giảng hòa lần II - Lực lượng bị tổn thất và suy yếu. - Có thời gian xây dựng lại căn cứ, củng cố lực lượng . Kết quả giảng hòa lần II có gì khác so với lần I? * Kết quả giảng hòa lần II. - Chấp nhận những điều kiện ngặt nghèo(nộp tất cả vũ khí ,bãi binh) Đề Thám đã thực hiện kết giảng hòa nầy như thế nào? - Bên ngoài tỏa phục tùng, bên trong ngầm củng cố lực lượng. - 1897-1908 Đề Thám cho xây dựng đồn điền Phồn Xương, tích lũy lương thực, xây dựng đội quân tinh nhuệ. - Nhiều nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Chinh tìm gặp Đề Thám tại Yên Thế.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Dựa vào lược đồ phong trào nông dân Yên Thế . Em hãy tường thuật ngắn ngọn nguyên nhân, diễn biến giai đoạn 1909-1913?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Tiết 42: (Bài 27) Khởi nghĩa Yên Thế & Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX.   * -. Giai đọan 1909-1913. Nguyên nhân. Lính Pháp bị đầu độc tại Hà Nội,có dính líu của Đề Thám. Diễn biến. Pháp tập trung lực lượng tấn công lên Yên Thế. Trả qua nhiều trận càn lực lượng nghĩa quân hao mòn dần. Ngày 10 – 2 -1913 Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Tiết 42: (Bài 27) Khởi nghĩa Yên Thế & Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX  Vi sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế có thời gian dài hơn các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương? -. Tập hợp được lực lượng đông đảo là nông dân trên một địa bàn rộng lớn.. -. Được dẫn dắt bởi một thủ lĩnh độc đáo, mưu trí, dũng cảm, trung thành, tận tụy với nguyện vọng của nhân dân, đồng cam cộng, thương yêu đùm bọc nghĩa quân, có cuộc sống giản dị hòa mình với quần chúng..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Tiết 42: (Bài 27) Khởi nghĩa Yên Thế & Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX Em hãy nêu tính chất, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế? * Tính chất. - Mang tính dân tộc,yêu nước.  Nguyên nhân thất bại: - Bó hẹp trong một địa phương, bị cô lập. - Chênh lệch về lực lượng giữa ta và địch. - Thợc dân Pháp và phong kiến câu kết đàn áp.  Ý nghĩa lịch sử: - Là phong đấu tranh lớn nhất của nông dân cuối thế kỷ XIX. - Thể hiện ý chí, sức mạnh của nông dân. - Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp. - Nông dân cần có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Tiết 42: (Bài 27) Khởi nghĩa Yên Thế & Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX. II . Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi. Dựa vào SGK(133) em hãy nêu tóm tắt phong trào đấu tranh của Đồng bào miền núi? - Miền Nam: Người Thượng,người Khơ me,người Xtiêng cùng người Kinh đánh Pháp ngay từ giữa thê kỷ XIX. - M iền trung: Hà Văn Mao (Mường),CầmBáThước (Thái) cầm đầu đấu tranh chống Pháp. - Tây Nguyên: Tù trưởng Nơ Trang Gư, A- ma con, Ama Giơ-hao… kêu gọi rào làng chiên đấu từ năm 1889 – 1905. - Tây Bắc: Đồng bào Thái, Mường, Mông nổi lên đánh giặc. -Đông Bắc: Người Dao, người Hoa… nổi dậy chống Pháp.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Tiết 42: (Bài 27) Khởi nghĩa Yên Thế & Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX. II . Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi. Em hãy nêu kết qủa, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi? * Kết quả: - Mặc dù thất bại đã làm châm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp đối với nước ta. * Nguyên nhân thất bại: - Trình độ giác ngộ còn thấp, đời sống khó khăn, dễ bị kẻ thù mua chuộc. * Ý nghĩa lịch sử: - Kế tục truyền thống yêu nước của dân tộc..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Tiết 42: (Bài 27) Khởi nghĩa Yên Thế & Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX  SƠ KẾT BÀI HỌC:  Trong những năm cuối thế kỷ XIX, song song với các cuộc khởi nghĩa Cần Vương còn có các cuộc khởi nghĩa tự phát của nông dân, nổ ra ở vùng trung du, miền núi.  Tại vùng Yên Thế (Tỉnh Bắc Giang) nổi lên cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.Cuộc khởi nghĩa đã tôn tại 30 năm cho đến năm 1913 thực dân Pháp mới đập tắt. Ở nhiêu nơi đồng bao các dân tộc thiểu số như Thái, Mường, Gia-rai, Êđê,Mông, Dao, Hoa….cũng anh dũng đứng dậy gĩư đất, giư làng, bảo vệ cuộc sống tự do.  Điểm chung là tự phát, bảo vệ quyền lợi của một bộ phận dân cư,mang tính chất địa phương chủ nghĩa.  Mặc dù thất bại, phong trào nông dân Yên Thế và cuộc đâu tranh của đồng bào miền núi có ý nghĩa to lớn. Nó khăng định sức manh tiềm tàng của giai cấp nông dân, đồng thời bộc lộ nhược điểm khi chưa có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Tiết 42: (Bài 27) Khởi nghĩa Yên Thế & Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỷ XIX . CÂU HỎI VÀ BÀI TÂP:. Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời? Trả lời: - Mục tiêu chiến đấu không phải là đẻ khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa Cân Vương. - Lãnh tụ Hoàng Hoa Thám có những phẩm chất đặc biệt: căm thù đế quốc, phong kiến,mưu trí, dũng cảm,sáng tạo; trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân. - Nghĩa quân đều là những nông dân cần cù, chất phát, yêu cuộc sống tự do. -. Nổ ra ở vùng trung du; có lối đánh linh hoạt cơ động.. -. Tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.. * Khởi nhĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nhân dân, có tác dụng làm châm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du, miên nuí phía Bắc của thực dân Pháp.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Xin chân thành cảm ơn! BGH nhà trường cùng các đồng chí giáo viên trong tổ và bạn bè đồng nghiềp đã nhiệt tình giúp đỡ. Bài giảng vẫn còn nhiều thiếu sót rất mong được sự góp ý của các đồng chí để bài giảng được phong phú và đầy đủ hơn..

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×