Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trải nghiệm,hướng nghiệp tại trường THPT thọ xuân 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28


29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP
TẠI TRƯỜNG THPT THỌ XUÂN 5

Người thực hiện: Nguyễn Xn Tiến
Chức vụ: Bí thư đồn trường
Phó Ban Hoạt động GDNGLL
SKKN thuộc lĩnh vực: Hoạt động GDNGLL

THANH HOÁ NĂM 2019


42


I. MỞ ĐẦU

Trang
1

1.2. Mục đích nghiên cứu

1

1.3. Đối tượng nghiên cứu

1

1.4. Phương pháp nghiên cứu

1

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2

2.1. Cơ sơ lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

2

2.1.1. Hoạt động trải nghiệm; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

2


2.1.2. Nội dung Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp
2.2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại
trường trung học phổ thông

3

2.2.1. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường
trung học phổ thông

3

2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường
trung học phổ thông Thọ Xuân 5

4

2.3. Một số biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
tại trường THPT Thọ Xuân 5

4

2.3.1. Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên trong
trường đối với tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh
tại trường THPT Thọ Xuân 5

5

2.3.2. Đoàn thanh niên phối hớp với Ban hoạt động NGLL chức các hoạt
động trải nghiệm, hướng nghiệp cho ĐVTN học sinh nhằm góp phần GD

KNS và định hướng nghề nghiệp cho học sinh tại trường THPT Thọ Xuân 5

6

2.3.3. Đoàn trường chú trọng thực hiện tốt các phương thức hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp tại trường THPT Thọ Xuân 5

10

2.4. KIỂM NGHIỆM

14

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

15

3.1. Kết luận

15

3.2. Kiến nghị

15

2

1.1. Lí do chọn đề tài

3



I. MỞ ĐẦU
1.1.
Lí do chọn đề tài.
Bộ GD-ĐT vừa cơng bố Chương trình giáo dục phổ thơng mới gồm 27 mơn học
và hoạt động giáo dục. Trong đó, hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp lần đầu tiên
xuất hiện trong chương trình phổ thơng. Theo đó, hoạt động trải nghiệm là hoạt động
giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12. Ở tiểu học, hoạt động này được
gọi là Hoạt động trải nghiệm; ở trung học cơ sở và trung học phổ thông, được gọi
là Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. [1].
Hoạt động trải nghiệm tạo cơ hội cho học sinh huy động tổng hợp kiến thức, kỹ
năng của các môn học và lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn gia
đình, nhà trường, xã hội; tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng và hoạt động
hướng nghiệp dưới sự hướng dẫn, tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những
phẩm chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và năng lực
chung (năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo). Các năng lực chung hình thành và phát triển trong Hoạt động trải
nghiệm được thể hiện dưới các hình thức đặc thù: năng lực thích ứng với cuộc sống,
năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp. [1].
Trong Đề án đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, mục tiêu giáo dục chuyển
hướng từ coi trọng trang bị kiến thức sang tăng cường trang bị những năng lực và
phẩm chất cần thiết cho người học. Điều đó càng khẳng định tầm quan trọng trong việc
giáo dục KNS cho HS thơng qua việc tích hợp, lồng ghép trong các mơn học chính
khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.[2].
Từ năm học 2009-2010 Bộ GD&ĐT đã đưa GD KNS vào nhiệm vụ năm học,
Bộ GD&ĐT cũng ban hành thông tư số 40/2014/TT- BGD&ĐT ngày 28/02/2014 quy
định quản lý hoạt động GD KNS và hoạt động GD ngồi giờ chính khóa. [4].
Hoạt động Đồn trong mơi trường học đường địi hỏi người cán bộ Đồn ngoài
việc nắm chắc các nguyên tắc, quy định về tổ chức và hoạt động, cịn phải có kiến thức

xã hội phong phú; kỹ năng ứng xử linh hoạt. Bên cạnh đó, người cán bộ Đồn cần có
lý tưởng cách mạng trong sáng, niềm tin yêu mọi người. Hơn nữa ngoài nhiệm vụ hàng
đầu của HS là học tập thì vấn đề giáo dục đạo đức, rèn luyện nhân cách, tạo sân chơi
tinh thần, hỗ trợ HS, đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt của HS cần được Đoàn
Trường quan tâm và giữ vai trị khơng thể thiếu đối với mỗi ĐVTN. [2].
Trong thời gian vừa qua, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của học sinh ở
trường THPT Thọ Xuân 5 diễn ra khá phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức tổ
chức khác nhau. Nhà trường đã phối hợp với Đoàn thanh niên và Ban hoạt động GD
ngoài giờ lên lớp tổ chức trải nghiệm ngoài giờ học chính khóa, với việc lên kế hoạch,
lịch trình và nội dung hoạt động cụ thể. Nhờ vậy, mỗi chuyến trải nghiệm đều diễn ra
hiệu quả, nhanh gọn. Tuy vậy, đây là công việc không dễ thực hiện. Khi bắt tay vào
thực hiện chúng tơi đã gặp phải khơng ít khó khăn. Cụ thể như sự khó khăn về thời
gian tổ chức. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học hiện nay khá kín về thời
lượng. Bên cạnh đó, phải kể đến yếu tố khơng gian, địa lí. Thơng thường, các địa điểm
như khu di tích, bảo tàng, các địa danh hay các khu công nghiệp, nông trại thường khá
xa trường học. Đồng thời, yếu tố kinh phí thực hiện là khó khăn khơng nhỏ.
Xuất phát từ những lý do như đã nêu, là người làm Bí thư Đồn thanh niên và là
3

1


phó ban hoạt động GD NGLL ở một trường THPT, qua thực tiễn công tác tôi đã đúc
kết được một số kinh nghiệm trong việc phối hợp công tác giữa Đoàn trường và các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nhà trường tổ chức hiệu quả một số hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp và đã được triển khai tại trường THPT Thọ Xuân 5 trong nhiều
năm qua và đã thu được một số kết quả ban đầu rất khả quan. Vì vậy, với mong muốn
chia sẻ kinh nghiệm của bản thân và mong muốn được sự góp ý bổ sung của các bạn
đồng nghiệp nên tôi lựa chọn đề tài: "Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp tại trường THPT Thọ Xuân 5”

1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu Chương trình, nội dung hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường
trung học phổ thông.
- Nghiên cứu phương pháp giáo dục trong Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Đặc
biệt nghiên cứu và áp dụng các hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
tại trường THPT Thọ Xuân 5.
- Góp phần đưa ra những giải pháp cụ thể vào việc nâng cao chất lượng giáo dục kĩ
năng sống và giúp học sinh tự khám phá bản thân, tìm hiểu, định hướng nghề nghiệp
tại trường THPT Thọ Xuân 5.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu về thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại
trường THPT Thọ Xuân 5.
- Công tác phối hợp giữa các tổ chức, cá nhân trong việc tỏ chức các Hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp tại trường THPT Thọ Xuân 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Luật giáo dục, Điều lệ trường THPT và trường
phổ thơng có nhiều cấp học, Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thơng tin: Kết hợp phương pháp tìm hiểu
nghiên cứu trò chuyện, điều tra bằng phiếu; phỏng vấn giáo viên, học sinh và cha mẹ
học sinh.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê số liệu thực tiễn để tìm hiểu nguyên
nhân, đề ra giải pháp phù hợp
- Phương pháp gặp gỡ trao đổi trực tiếp với học sinh: Tư vấn tâm lý học đường để
hiểu và nắm bắt tâm lý.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sơ lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.1.1. Hoạt động trải nghiệm; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
(cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông) là hoạt động giáo dục bắt buộc,
được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12.

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hình thành, phát
triển ở học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt
động, năng lực định hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các
phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể.
Ở cấp tiểu học, Hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực
trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học
4

2


sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình
thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hố; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành
được năng lực giải quyết vấn đề.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp THCS giúp học sinh củng cố thói quen
tích cực, nền nếp trong học tập và sinh hoạt, hành vi giao tiếp ứng xử có văn hố và tập
trung hơn vào phát triển trách nhiệm cá nhân: trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm
với gia đình, cộng đồng; hình thành các giá trị của cá nhân theo chuẩn mực chung của
xã hội; hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống; biết tổ
chức công việc một cách khoa học; có hứng thú, hiểu biết về một số lĩnh vực nghề
nghiệp, có ý thức rèn luyện những phẩm chất cần thiết của người lao động và lập được
kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp với định hướng nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn
giáo dục cơ bản.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở cấp THPT giúp học sinh phát triển các
phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở. Kết
thúc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, học sinh có khả năng thích ứng với
các điều kiện sống, học tập và làm việc khác nhau; thích ứng với những thay đổi của xã
hội hiện đại; có khả năng tổ chức cuộc sống, cơng việc và quản lí bản thân; có khả
năng phát triển hứng thú nghề nghiệp và ra quyết định lựa chọn được nghề nghiệp tương
lai; xây dựng được kế hoạch rèn luyện đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp và trở thành người

công dân có ích.
2.1.2. Nội dung Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
Nội dung Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được
xây dựng dựa trên các mối quan hệ của cá nhân học sinh với bản thân, với xã hội, với
tự nhiên, với nghề nghiệp và được tổ chức thành 4 mạch hoạt động sau: Hoạt động
hướng vào bản thân, Hoạt động hướng đến xã hội, Hoạt động hướng đến tự nhiên và
Hoạt động hướng nghiệp.
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được thực hiện
trong và ngoài lớp học, trong và ngồi trường học; theo quy mơ nhóm, lớp học, khối
lớp hoặc quy mơ trường; với bốn loại hình hoạt động chủ yếu là Sinh hoạt dưới cờ,
Sinh hoạt lớp, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Hoạt động câu lạc bộ; với sự tham
gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo
viên chủ nhiệm lớp, giáo viên môn học, cán bộ tư vấn tâm lí học đường, cán bộ Đồn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cán bộ
phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Ban Giám hiệu nhà trường, cha mẹ
học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
2.2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường
trung học phổ thông.
2.2.1. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung
học phổ thông.
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của học sinh ở các nhà trường tại các địa
phương diễn ra khá phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau. Đa
số các nhà trường đều thực hiện tổ chức trải nghiệm ngồi giờ học chính khóa, với việc
lên kế hoạch, lịch trình và nội dung hoạt động cụ thể. Nhờ vậy, mỗi chuyến trải nghiệm
đều diễn ra hiệu quả, nhanh gọn. Trước đây, để tổ chức trải nghiệm cho học sinh là một
5

3



việc làm rất khó khăn đối với các nhà trường vì liên quan đến nhiều yếu tố như kinh
phí, thời gian, lực lượng. Với mục đích giúp các em học sinh có những chuyến trải
nghiệm thú vị và mang lại những bài học bổ ích, nhiều nhà trường đã khơng ngần ngại
tổ chức các hoạt động ngoại khóa, đưa các em học sinh đến các cơ sở sản xuất, các lễ
hội, bản làng để mỗi em học sinh được quan sát, tìm hiểu và thu hoạch được những tri
thức từ mỗi chuyến đi.
Những năm gần đây, nhờ sự linh hoạt và mục đích trải nghiệm nên các nhà
trường đã tổ chức khá hiệu quả. Các nhà trường kết hợp với phụ huynh tổ chức các
chuyến trải nghiệm gắn với đặc thù vùng miền, nhằm đưa học sinh về với những giá trị
thực tiễn ngay trên mảnh đất mà các em sống. Nhờ đó, mỗi chuyến trải nghiệm đã
mang lại kết quả thiết thực, bổ ích.
2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường trung
học phổ thông Thọ Xuân 5.
Trong thời gian qua việc hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh tại
trường THPT Thọ Xuân 5 đã được nhà trường và các tổ chức đoàn thể, cá nhân quan
tâm và đã tổ chức được nhiều hoạt động thết thực góp phần giáo dục kỹ năng sống và
giúp học sinh tư duy nghề và định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Tuy nhiên việc tổ
chức một số hoạt động trải nghiệm,hướng nghiệp tại trường THPT Thọ Xn 5 vẫn
cịn một số bất cập, gặp phải khơng ít khó khăn.
Cụ thể như sự khó khăn về thời gian tổ chức. Việc xây dựng kế hoạch, chương trình
dạy học hiện nay khá kín về thời lượng. Bên cạnh đó, phải kể đến yếu tố khơng gian,
địa lí. Thơng thường, các địa điểm như khu di tích, bảo tàng, các địa danh hay các khu
công nghiệp, nông trại thường khá xa trường học. Đồng thời, yếu tố kinh phí thực hiện
là khó khăn khơng nhỏ.
Một yếu tố quan trọng phải kể đến, khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm, nếu khơng
có sự chuẩn bị về tâm lí và phương pháp, các em học sinh dễ bị rơi vào sự thụ động khi
tiếp cận đối tượng trải nghiệm hoặc sẽ biến buổi học trải nghiệm thành một chuyến
tham quan. Khi tổ chức, yếu tố về sự an toàn trong quá trình tổ chức hoạt động học tập
trải nghiệm là rất quan trọng. Do khoảng cách địa lí, phương tiện di chuyển và đối
tượng trải nghiệm nên việc đảm bảo an tồn trong q trình tổ chức cho số đơng học

sinh tham gia học tập sẽ gặp khơng ít khó khăn.
Để đạt được mục đích, yêu cầu và hiệu quả của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
tại trường phổ thông nói chung và trường THPT Thọ Xuân 5 nói riêng mỗi nhà trường
cần có một chương trình, kế hoạch và phương pháp tổ chức thật sự khoa học và phù
hợp. Khi xây dựng chương trình, cần chú ý đến hoạt động này trong thời lượng chương
trình để việc sắp xếp và tổ chức xen kẽ vừa hợp lí vừa hiệu quả. Các nhà trường tại các
địa phương cần căn cứ vào điều kiện thực tế để xây dựng kế hoạch và tiến hành các
hoạt động học tập trải nghiệm sao cho hiệu quả, làm tốt công tác phối hợp với Ban đại
diện cha mẹ học sinh, các đoàn thể và các địa phương trong khi tổ chức.
2.3. Một số biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại trường
THPT Thọ Xuân 5.
2.3.1. Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của các thành viên trong trường
đối với tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh tại trường
6

4


THPT Thọ Xuân 5.
2.3.1.1. Mục đích
* Làm cho các thành viên nhà trường nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong
cơng tác tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Giúp cho việc phối hợp các
lực lượng GD KNS, định hướng nghề nghiệp cho HS được tiến hành một cách đồng
bộ, chặt chẽ và có hiệu quả.
* Để thực hiện tốt công tác tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS,
trước hết bản thân mỗi thầy, cơ giáo cần phải là người có kiến thức, kỹ năng tổ chức
các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
2.3.1.2. Nội dung
Tuyên truyền cho cán bộ, GV, nhân viên, phụ huynh, HS nhận thức rõ về vai trò, trách
nhiệm và nhiệm vụ của từng cá nhân, tập thể trong công tác tổ chức các hoạt động trải

nghiệm, hướng nghiệp cho HS.
2.3.1.3. Các bước tiến hành
Chi ủy chỉ đạo, Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch tuyên truyền chi tiết,
phân cơng, giao trách nhiệm cụ thể tới Phó hiệu trưởng, GVCN, GV bộ mơn, Đồn
thanh niên, Ban NGLL, hội phụ huynh, phối hợp với chính quyền địa phương đến HS
để thực hiện

Đoàn thanh niên phối hợp Ban hoạt động ngoài giờ lên lớp tổ chức
cho ĐVTN ưu tú thăm Lăng Bác (tháng 4/2019)
2.3.2. Đoàn thanh niên phối hớp với Ban hoạt động NGLL chức các hoạt động
trải nghiệm, hướng nghiệp cho ĐVTN học sinh nhằm góp phần GD KNS và định
hướng nghề nghiệp cho học sinh tại trường THPT Thọ Xuân 5.
2.3.2.1. Mục đích:
* Tổ chức các hoạt động phong trào: văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu,
nhân đạo từ thiện... đặc biệt thực hiện các hoạt động phong trào sôi động các hội thi:
cắm trại, HS thanh lịch, cắm hoa, phát thanh, làm đồ dùng học tập, nghiên cứu khoa
học, vẽ tranh, sáng tác thơ văn, các câu lạc bộ,...
2.3.2.2. Nội dung: Tổ chức và duy trì các hoạt động tham quan, dã ngoại, định hướng
nghề nghiệp từ các hoạt động NGLL tạo ra nhiều sân chơi bổ ích, thường xuyên đổi
7

5


mới nhiều hình thức phong phú thu hút các em tham gia, tạo khơng khí thân thiện đồn
kết gần gũi cho các em, xây dựng và hình thành các mối quan hệ trong HS từ lớp này
với lớp kia, từ cá nhân với tập thể, và ngược lại để qua các hoạt động đó GD KNS cho
các em.
2.3.2.3. Các bước tiến thực hiện: Căn cứ chương trình cơng tác của nhà trường, kế
hoạch hoạt động của Ban HĐ NGLL và ĐTN; ban tổ chức chọn lựa nội dung tổ chức t

hực hiện theo kế hoạch đã đặt ra. Để làm tốt được điều đó, BTC các hoạt động NGLL
phải cử đại diện liên hệ với các đơn vị để xác định thời gian, địa điểm, mục đích của
hoạt động.
* Tổ chức thực hiện theo các nội dung trong kế hoạch
* Đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức phối hợp và triển khai thực hiện.

ĐVTN Học sinh thăm quan tung tâm bảo hành & dịch vụ sửa chữa
công ty TNHH Yamaha Lâm Minh Tám

8

6


Đoàn trường THPT Thọ Xuân 5 phối hợp Trung tâm HNDN>VL thanh niên
Thanh Hóa và các trường Đại học, trung tâm giới thiệu việc làm tổ chức Chương trình
tư vấn hướng nghiệp, tư vấn tuyển sinh cho ĐVTN (tháng 3/2019)

ĐOÀN TRƯỜNG PHỐI HỢP BAN HĐ NGLL TỔ CHỨC CHO HS TRẢI NGHIỆM
“MỘT NGÀY LÀM BINH SỸ” TẠI TRUNG ĐỒN KHƠNG QUÂN 923
(dịp ngày thành lập QĐ ND Việt Nam 22/12/2018)

9

7


ĐOÀN TRƯỜNG PHỐI HỢP BAN HĐ NGLL TỔ CHỨC CHO HS TRẢI NGHIỆM
“NGÀY CHỦ NHẬT TẠI KHU DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT LAM KINH”


ĐTN phối hợp Ban HĐ NGLL tổ chức cho ĐVTN khối 12 tham quan, trải nghiệm,
hướng nghiệp tại trường Đại học cơng nghiệp TP Hồ Chí Minh (cơ sở Thanh Hóa)

10

8


ĐOÀN TRƯỜNG PHỐI HỢP BAN HOẠT ĐỘNG NGLL TỔ CHỨC CHO HS TRẢI
NGHIỆM TẠI KHU NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO LAM SƠN

Đồn trường THPT Thọ Xn 5 thực hiện mơ hình “Vườn ươm thanh niên”

11

9


Hoạt động của Câu lạc Bộ “Thọ Xuân 5 – Media” (phân loại tác trong trường và
ngày hội đổ giấy lấy cây - tháng 5/2019)
2.3.3. Đoàn trường chú trọng thực hiện tốt các phương thức hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp tại trường THPT Thọ Xuân 5.
a) Phương thức Khám phá: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh trải
nghiệm thế giới tự nhiên, thực tế cuộc sống và công việc, giúp học sinh khám phá
những điều mới lạ, tìm hiểu, phát hiện vấn đề từ mơi trường xung quanh, bồi dưỡng
những cảm xúc tích cực và tình u q hương đất nước. Nhóm phương thức tổ chức
này bao gồm các hoạt động tham quan, cắm trại, thực địa và các phương thức tương tự
khác.

HĐ ngoại khóa chủ đề “Tuổi trẻ Lam Sơn tiếp bước cha anh làm theo lời Bác”


12

10


Hoạt động NGLL chủ đề: “Tìm hiểu về
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn”

Hoạt động trải nghiệm: Dựng trại
Binh tại Lễ Hội Lam Kinh

b) Phương thức Thể nghiệm, tương tác: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho
học sinh giao lưu, tác nghiệp và thể nghiệm ý tưởng như diễn đàn, đóng kịch, hội thảo,
hội thi, trị chơi và các phương thức tương tự khác.

Phần thi Năng khiếu trong Hội thi “Nữ sinh thanh lịch”(Dịp 8/3/2017)

13

11


Đoàn trường tổ chức hoạt động NGLL các Hội thi “Tuyên truyền Pháp luật về
ATGT” (tháng 9/2018)
và Diễn đàn “Nói khơng với Bạo lực học đường” (tháng 4/2019)

Đồn trường phối hợp Ban GD NGLL tổ chức Hội thi vẽ tranh chủ đề “nét vẽ
thân thương – Em yêu trường em” (tháng 11/2018)
14


12


c)
Phương thức Cống hiến: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh
mang lại những giá trị xã hội bằng những đóng góp và cống hiến thực tế của mình
thơng qua các hoạt động tình nguyện nhân đạo, lao động cơng ích, tun truyền và các
phương thức tương tự khác.

ĐOÀN TRƯỜNG PHỐI HỢP TỔ GIAO VĂN NGHỆ VÀ TẶNG QUÀ CHO
TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT TÌNH THƯƠNG TRUNG ƯƠNG (tháng 3/2019)

ĐOÀN TRƯỜNG PHÁT ĐỘNG VÀ HỖ TRỢ GIA ĐÌNH EM NGUYỄN
VĂN THẢO – THCS THỌ LỘC, GIA ĐÌNH RẤT KHĨ KHĂN BỊ CHĨ CẮN
GÂY THƯƠNG TÍCH NẶNG (tháng 4/2019)
d)
Phương thức Nghiên cứu: là cách tổ chức hoạt động tạo cơ hội cho học sinh
tham gia các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học nhờ cảm hứng từ những trải nghiệm
thực tế, qua đó đề xuất những biện pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học. Nhóm
hình thức tổ chức này bao gồm các hoạt động khảo sát, điều tra, làm dự án nghiên cứu,
sáng tạo công nghệ, nghệ thuật và các phương thức tương tự khác.Nội dung đánh giá
kết quả giáo dục trong Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
là các biểu hiện của phẩm chất và năng lực đã được xác định trong chương trình: năng
lực thích ứng với cuộc sống, năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định
15

13



hướng nghề nghiệp. Các yêu cầu cần đạt về sự phát triển phẩm chất và năng lực của
mỗi cá nhân chủ yếu được đánh giá thông qua hoạt động theo chủ đề, hoạt động hướng
nghiệp, thơng qua q trình tham gia hoạt động tập thể và các sản phẩm của học sinh
trong mỗi hoạt động.

Đồn trường thực hiện mơ hình “ Đồng hành với thanh niên trong nghiên cứu
khoa học” (Kết quả sau 4 năm thực hiện có 06 đề tài đạt giải cấp tỉnh cuộc thi
KHKT dành cho HS trung học, trong đó có 02 dự án đạt giải câp Quốc gia)
2.4. KIỂM NGHIỆM
2.4.1. Kiểm nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp
* Mục đích kiểm nghiệm
Chúng tơi tiến hành kiểm nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính cần thiết và tính khả
thi của các biện pháp đã nêu.
* Nội dung kiểm nghiệm
Kiểm nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các phương thức tổ chức các
hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS ở trường THPT Thọ Xuân 5, huyện Thọ
Xuân, tỉnh Thanh Hóa mà đề tài đã đề xuất.
* Phương pháp kiểm nghiệm
Chúng tôi sử dụng bảng hỏi, kết hợp trò chuyện với HS, cha mẹ HS, GVCN và những
giáo viên trực tiếp tham gia làm công tác GD cho HS nhằm thu thập thông tin về đánh
giá của họ đối với các nội dung hoạt động trải nghiệm, sáng tạo.
2.4.2. Kết quả kiểm nghiệm:
Bảng sau đây đánh giá về tầm quan trọng (QT) và tính khả thi (KT) của đề tài.

TT

1

16


Biện pháp

Tính quan trọng

Tính khả thi

%

%

RQT QT KQT RKT KT KKT
Nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của 64,1 34,6 1,3 39,1 57,9 3,0
các thành viên trong trường đối với tổ chức
các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp

14


cho học sinh tại trường THPT Thọ Xuân 5.
Đoàn thanh niên phối hớp với Ban hoạt
2 động NGLL chức các hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp cho ĐVTN học sinh 73,2 26,1
nhằm góp phần GD KNS và định hướng
nghề nghiệp cho học sinh tại trường THPT
Thọ Xuân 5.

0,7 49,2 47,7 3,1

54,8 42,7 2,5 31,8 67,0 1,2
3 Đoàn trường chú trọng thực hiện tốt các

phương thức hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp tại trường THPT Thọ Xuân 5.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
* Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục tạo cơ hội cho học sinh
tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có
và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm
vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình,
xã hội phù hợp với lứa tuổi; thơng qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua
thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và
khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.
* Kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho HS
tại trường THPT Thọ Xuân 5, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho thấy: Đa số GV,
HS nhà trường có nhận thức tốt về vai trị và tầm quan trọng của Hoạt động trải
nghiệm, hướng nghiệp cho HS. Tuy nhiên, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho
HS của nhà trường còn bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục
toàn diện cho HS trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Kiến nghị
* Đối với Sở GD & Đào tạo: Hàng năm nên tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về
các biện pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho cán bộ, GV để các
trường có thể học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác. Cung cấp them các tài liệu
hướng dẫn.
* Đối với nhà trường: Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo sát sao hơn nữa của chi ủy,
Ban Giám hiệu để các tổ chức đoàn thể, các lực lượng GD trong và ngoài trường thực
hiện tốt hơn đối với tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Dành kinh phí
cho tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ngay từ quy chế chi tiêu nội bộ đầu
năm học.
DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD&ĐT, CẤP SỞ GD&ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN

XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Xuân Tiến

Chức vụ và đơn vị cơng tác: Bí thư ĐTN, phó ban HĐ NGLL Trường THPT
17

15


Thọ Xuân 5
Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)

TT

Tên đề tài SKKN

1.

Tạo sự hứng thú và tích cực học
tập của học sinh thơng qua giảng
dạy một số vấn đề Tốn học
Khắc phục hai sai lầm thường gặp
của học sinh khi giải một số bài
tốn hình học khơng gian
Một số biện pháp góp phần giảm
thiểu các tác hại từ các thông tin
xấu độc trên mạng xã hội

Facebook đến học sinh tại trường
trung học phổ thông Thọ Xuân 5
Một số kinh nghiệm phối hợp tổ
chức các hoạt động giáo dục
NGLL và hoạt động ĐTN góp
phần giáo dục KNS cho học sinh
tại trường THPT Thọ Xuân 5
huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa

2.
3.

4.

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Sở Giáo dục
và Đào tạo
Thanh Hóa
Sở Giáo dục
và Đào tạo
Thanh Hóa
Sở Giáo dục
và Đào tạo
Thanh Hóa
Sở Giáo dục
và Đào tạo
Thanh Hóa


Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

C

2004-2005

C

2015-2016

B

2016-2017

B

2017-2018

Thanh Hóa, ngày 28 tháng 5 năm 2019
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.


Nguyễn Xuân Tiến
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp (Ban hành Theo Thông tư số 32/2018-TT BGD ngày 26/12/2018 của Bộ
trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo.
2. Nguyễn Xuân Tiến, GV Trường THPT Thọ Xuân 5, tỉnh Thanh Hóa-“ Một số kinh
nghiệm phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL và hoạt động ĐTN góp phần
giáo dục KNS cho học sinh tại trường THPT Thọ Xuân 5 huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh
Hóa (SKKN đạt giải B, năm học: 2017-2018)
3. Thông tư số 40/2014/TT- BGD&ĐT ngày 28/02/2014 quy định quản lý hoạt động
GD KNS và hoạt động GD ngồi giờ chính khóa.
4. Nguồn internet.
18

16


43

19

17



×