Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) sử dụng phương pháp dạy học nhóm trong nghiên cứu bài học đò lèn từ phương diện văn hoá cho học sinh lớp 12 ở trường THPT như thanh 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.86 KB, 19 trang )

1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Mỗi tác phẩm văn học đều chứa đựng những chiều sâu giá trị, đối với độc
giả q trình tìm tịi là q trình đồng sáng tạo với tác giả. Mỗi người tùy vào cảm
nhận riêng mà có sự đồng cảm đối với phẩm văn chương, mục đích cuối cùng là
làm cho nó ngày càng tỏa sáng và đem lại cho chúng ta những giá trị sống đích
thực thêm yêu cuộc đời, trân quý những di sản văn hóa của quê hương.
Trong SGK Ngữ văn lớp 12 cơ bản, bài thơ đã được đưa vào chương trình,
nhưng là bài đọc thêm, bởi vậy nó chưa được chú ý nhiều, thông thường chỉ được
khai thác ở phương diện ngôn ngữ… nhưng để là nên một Nguyễn Duy tài hoa
thâm trầm và sắc sảo một phần lớn chính là sự ảnh hưởng từ quê hương, cụ thể hơn
đó chính là miền đất xứ Thanh với bao trầm tích văn hóa. Cho nên việc nghiên cứu
khai thác phương diện văn hóa trong bài thơ cũng là sự lí giải phần nào trong
phong cách thơ ơng nói chung và những đặc sắc của bài thơ mà chúng ta chưa chú
ý đến nhiều.
Thơ Nguyễn Duy viết nhiều về quê hương, nhưng vẻ đẹp quê hương hiện
lên từ những gì giản dị đời thường nhưng là một quê hương của hoài niệm, của sự
thăng hoa trong tâm hồn tác giả. Bởi vậy là một con người từng trải, ơng có cái
nhìn sự vật hiện tượng đa chiều đặc biệt là ở chiều sâu triết lí sâu sắc, cho nên Đị
Lèn khơng chỉ là bài thơ hồi niệm về tuổi thơ mà còn là tiếng lòng về một miền
đất đã để cho ông thương nhớ khắc khoải suốt một đời. Bài thơ Đò Lèn của
Nguyễn Duy đã đưa ta về với miền kí ức xa xơi để gặp lại mình trong những hình
ảnh gần gũi của q hương xứ sở.
Đị Lèn là bài thơ viết về đất và con người xứ Thanh, một miền q có chiều
rộng về khơng gian, chiều dài của thời gian lịch sử và cả chiều sâu về văn hóa, bởi
vậy tìm hiểu bài thơ ở phương diện văn hóa cũng là một sự lí giải một phần về vẻ
đẹp quê hương trong những ngày tỉnh ta kỷ niệm 990 Thanh Hóa.
Với những lí do cơ bản trên cùng với những cảm nhận của bản thân mình
trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy và với mong muốn giúp học sinh cảm
nhận sâu sắc hơn về bài thơ tôi đã xây dựng đề tài: Sử dụng phương pháp dạy học
nhóm trong nghiên cứu bài học Đị Lèn từ phương diện văn hóa cho học sinh


lớp 12 ở trường THPT Như Thanh 2.

1


1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chúng tơi là từ việc hướng dẫn học sinh phân tích
hình ảnh, ngôn ngữ để chứng minh là rõ vẻ đẹp độc đáo của bài thơ Đị Lèn, từ đó
hiểu thêm về phong cách sáng tác của nhà thơ Nguyễn Duy.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của chúng tơi là bài thơ Đị Lèn của nhà thơ Nguyễn Duy,
có liên hệ đến một số bài thơ khác của ông.
- Phạm vi nghiên cứu không phải là tất cả các phương diện, các khía cạnh của bài
thơ mà chúng tôi tập trung chủ yếu vào vẻ đẹp ở phương diện văn hóa của bài thơ.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp như:
phương pháp thống kê – phân loại; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp
so sánh – liên tưởng; phương pháp vấn đáp – gợi mở; nêu ví dụ… và một số
phương pháp khác.
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Mỗi nhà văn xuất hiện, ngoài những yêu tố gia đình thời đại sống của tác giả
ta cịn thấy sự ảnh hưởng từ nền văn hóa q hương. Trong sáng tác, dấu ấn văn
hóa in đậm trong phong cách nghệ thuật của nhà văn, vì vậy ta sẽ cảm nhận thấy
đậm chất văn hóa vùng miền trong các tác phẩm văn học.
Định nghĩa về văn hóa có rất nhiều, ngay từ năm 1952 hai nhà nhân loại học
Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa
về văn hóa (Văn hóa – Wikipedia), theo Từ điển tiếng Việt: “Văn hóa là tổng thể
nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá
trình lịch sử”. Như vậy nói đến văn hóa là nói đến một khái niệm rất rộng về tất cả

các mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người nó đã trở thành một đặc điểm
bền vững lâu dài. Nhưng với phạm vi bài sáng kiến kinh nghiệm này ta chỉ chú ý
đến một số nét cơ bản của văn hóa đó chính là văn hóa tín ngưỡng, đời sống tâm
hồn, không gian sống của con người.
Nhà văn là sản phẩm của một nền văn hóa. Với Nguyễn Duy, là người con
của xứ Thanh, ông đã đem vào trang thơ của mình cái nồng nàn của hương vị quê
hương tạo nên những dư vị ngọt ngào về tình quê, tình đất tình người. Chính vì
sinh ra và lớn lên trong cái nghèo khổ hịa nhập vào văn hóa q hương để rồi
những sự vật hiện tượng trong thơ Nguyễn Duy vừa mộc mạc lại vừa thiêng liêng.
2


Văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 ra đời khi sứ mệnh thiêng liêng đấu
tranh thống nhất nước nhà đã hồn thành, bởi vậy thay vì phản ánh con người trong
trách nhiệm lớn lao của cộng đồng, văn học trở về phản ánh con người đời tư thân
phận: “ Văn học giai đoạn này đã đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn, đổi mới cách
nhìn nhận, cách tiếp cận con người và hiện thực đời sống, đã khám phá con người
trong những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, thể hiện con người ở nhiều phương
diện của đời sống, kể cả đời sống tâm linh”.
Trong bài thơ Đò Lèn tác giả đã đưa ta về với tuổi thơ của ơng, về với miền
q bên dịng sơng Mã nơi ngọn nước chia hai để làm nên một vùng đất Đị Lèn.
Những hình ảnh q hương của một thời xa vắng đã dội về trong tâm hồn người
lính đã đi qua bao cuộc chiến tranh, gặp gỡ bao kiếp người, chứng kiến cuộc đời
dâu bể để cho ra đời một bài thơ thấm thía tình đời. Đị Lèn ra đời tháng 9 năm
1983 khi nhà thơ đã quá nửa đời phiêu bạt, trở về quê ngoại, hoài niệm thời gian
vỡ ịa cảnh xúc, trong bài thơ có hồi niệm nhớ thương, có những suy tư trước
cuộc đời, nhưng đọng lại trong ta đó là một khơng gian văn hóa đặc trưng của xứ
Thanh, những con người chất phác thật thà lam lũ trong cuộc mưu sinh, có sắc màu
tín ngưỡng đậm đà độc đáo.
2.2. Thực trạng trước khi sử dụng sáng kiến kinh nghiệm

Là một bài thơ hay, nhưng khi đưa vào SGK Ngữ văn 12 tập một nó chỉ là
bài đọc thêm trong chương trình với thời lượng hướng dẫn là 1 tiết. SGV Ngữ văn
12 tập một khi định hướng nghiên cứu bài học cũng chỉ chủ yếu phân tích về
những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ và hình ảnh của người bà, về giọng thơ của nhà
thơ trong tác phẩm.
Trong cuốn Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp
12, phần về bài thơ Đò Lèn, trọng tâm kiến thức được xác định: “Cuộc sống lam
lũ, tần tảo của người bà bên cạnh sự vô tư đến vô tâm của người cháu và sự thích
tỉnh của nhân vật trữ tình. Nghệ thuật sử dụng từ ngữ hình ảnh, cách thể hiện diễn
biến tâm trạng nhân vật trữ tình”.
Đối với giáo viên khi dạy bài thơ Đò Lèn cũng thường chủ yếu khai thác về
ngơn ngữ hình ảnh thơ, những nội dung chính về hồi niệm của tuổi thơ mà khơng
chú ý nhiều đến vẻ đẹp riêng, độc đáo về sắc màu văn hóa của bài thơ, chính vì vậy
đối với học sinh khi học xong bài thơ Đị Lèn đều có cảm nhận chung chung về bài
thơ như là nội dung nghệ thuật mà chưa cảm nhận thấy hết vẻ đẹp độc đáo của nó.
Riêng đối với học sinh trường THPT Như Thanh 2, là những người sinh ra và lớn
lên trên chính mảnh đất q hương mình, nhưng các em chưa cảm nhận hết được
3


chiều sâu vẻ đẹp văn hóa q hương, vì vậy việc giúp các em tìm hiểu về bài thơ từ
góc độ văn hóa cũng là cách giáo dục các em về tình u q hương một cách sâu
sắc.
Chính vì những thực trạng đã nêu ở trên, chúng tôi thấy tất cả những nội
dung đã tiếp cận về bài thơ là rất đúng nhưng vẫn còn chưa đủ nếu như chúng ta bỏ
qua màu sắc văn hóa trong bài thơ, từ một bài thơ cụ thể có thể hiểu thêm về nhà
thơ cũng như nền văn hóa đặc trưng của quê hương Thanh Hóa chúng ta. Màu sắc
văn hóa của bài thơ được thể hiện cụ thể ở ba phương diện sau: tín ngưỡng tâm
linh, hình ảnh người bà và khơng gian văn hóa của bài thơ.
Từ đó chúng tơi đã đưa ra giáo án thực nghiệm để dạy học bài Đò Lèn nhằm

giúp cho học sinh hiểu về bài thơ theo phương diện mới để khám phá thêm chiều
sâu vẻ đẹp của bài thơ.
2.3. Giáo án thực nghiệm:

Cầu Đò Lèn
2.3.1. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh:
- Hiểu về đặc trưng phong cách thơ Nguyễn Duy: có sư kết hợp hài hịa giữa cái
dun dáng, trữ tình với chất thế sự đậm đặc. Bài thơ tiêu biểu cho thơ ông về sự
hoài niệm quá khứ với những suy tư trong cuộc sống đời thường.
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, kĩ năng hợp tác, kĩ năng hoạt động nhóm...
- Có tình yêu quê hương, trân trọng nền văn hóa dân tộc.
4


2.3.2. Phương pháp:
- Tự nghiên cứu, hoạt động nhóm...
2.3.3. Phương tiện dạy học:
- Giáo viên: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, giáo án, máy chiếu...
- Học sinh: SGK, vở ghi, vở soạn, giấy A0, bút dạ...
2.3.4. Hoạt động dạy học:
- Bài cũ:
- Bài mới: Giáo viên giới thiệu về phong cách sáng tác, đóng góp của tác giả
Nguyễn Duy đối với nền thơ ca sau 1975.
2.3.4.1. Bước 1: chia học sinh thành ba nhóm thực hiện thảo luận ba nội dung sau:
Nhóm 1: Nhận diện thống kê những từ ngữ hình ảnh nói về thế giới tâm linh
trong bài thơ. Cảm nhận của em về những hình ảnh đó?
Nhóm 2: Người bà của nhân vật trữ tình được tái hiện lại qua những chi tiết
nào? Nhân vật người bà có gì giống và khác nhau so với hình ảnh người bà trong
bài Bếp lửa của Bằng Việt?

Nhóm 3: Khơng gian văn hóa của xứ Thanh được nhắc đến qua những từ
ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ ?
2.3.4.2.Bước 2: Đại diện học sinh trì bày sản phẩm của tổ nhóm
Nhóm 1: Nhận diện thống kê những từ ngữ hình ảnh nói về thế giới tâm linh
trong bài thơ. Cảm nhận của em về những hình ảnh đó.
Từ ngữ, hình ảnh của tín ngưỡng
Cảm nhận
Mùi huệ trắng
Màu sắc – hương vị
Khói trầm
Hương vị
Điệu hát văn
Âm thanh
Bóng cơ đồng
Màu sắc
Những từ ngữ, hình ảnh nói về thế giới tâm linh trong kí ức của tác giả được
thể hiện chủ yếu trong khổ thơ thứ 2 của bài thơ với những hình ảnh: Đền Cây Thị,
đền Sịng, mùi huệ trắng, khói trầm, hát văn, cơ đồng. Đây là hình ảnh khơng gian
thờ cúng của một ngơi đền, khơng khí thiêng liêng đầy bí ẩn đặc biệt rất hấp dẫn
bởi trí tị mị của trẻ thơ.
Nhóm 2: Người bà của nhân vật trữ tình được tái hiện lại qua những chi tiết
nào? Nhân vật người bà có gì giống và khác nhau so với hình ảnh người bà trong
bài Bếp lửa của Bằng Việt?

5


Lập bảng so sánh hai nhân vật người bà trong bài thơ Đò Lèn và bài Bếp lửa
(Bằng Việt):
Những ấn tượng về bà

của tác giả

Bài thơ Đò Lèn

Quá khứ nghèo khổ
nhưng vĩ đại của dân tộc
Hẹp trong hình ảnh bếp
Khơng gian
lửa
Hình ảnh
Chịu thương chịu khó
Hương vị
Mùi khói
Ngơn ngữ
Lời dạy dỗ, nhắc nhở
Cha – mẹ - người bạn
Liên tưởng
Thánh thần
tuổi thơ
Quan hệ với lịch sử
Đời tư – bình dị
Đặt trong vị trí lịch sử
Thái độ của tác giả
Trân trọng – ân hận
Trân trọng - tự hào
Nhân vật người bà được hiện lên trong bài thơ Đò Lèn rất độc đáo trong hai
hoàn cảnh:
Thời gian

Qúa khứ nghèo khổ trong

cuộc mưu sinh
Rộng của cuộc đời mưu
sinh
Tần tảo buôn bán
Củ dong riềng
Im lặng

Bài thơ Bếp lửa

6


- Trực tiếp qua hình ảnh: đi chợ, mị cua xúc tép, gánh chè xanh, bán trứng…
- Gián tiếp qua hình ảnh: tiên, Phật, thánh, thần…
Nếu hình ảnh người bà hiện lên trực tiếp tác giả đã cho ta thấy hình ảnh một
người phụ nữ nơng thơn lam lũ vất vả, lấy việc buôn bán làm nghề mưu sinh để
nuôi mình và cháu ngoại, thì hình ảnh gián tiếp lại thể hiện vẻ đẹp lãng mạn trong
tâm hồn ngây thơ của trẻ nhỏ vì bà giống như tiên Phật thánh thần, luôn đem lại
niềm vui trực tiếp cho cháu.
So sánh bà ngoại của nhà thơ và hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp lửa của
bằng Việt: cả hai bà đều giống nhau ở tình thương yêu đối với cháu mình, họ đều
là những người phụ nữ vất vả trong cuộc mưu sinh, nhưng mỗi người bà lại mang
một đặc điểm khác nhau:
Người bà của nhà thơ Bằng Việt gắn với hình ảnh bếp lửa, những câu
chuyện về thành phố, những lời dạy của bà về đạo lý, những con chữ đầu đời có
phần nghiêm khắc… thì ta lại thấy bà ngoại của Nguyễn Duy là một người phụ nữ
nông thơn chỉ biết “địn gánh tre chín dạn hai vai”, quê mùa chất phác rộng lượng
vị tha yêu chiều cháu từ cái chuyện đi chơi, xem hội, cả trò đùa tinh nghịch tuổi
thơ, cả bài thơ ta thấy bà là người trầm lặng, khơng nói, khơng kêu ca, hình ảnh
của sự thân thương gần gũi như chính đời ta đã từng được ân huệ khi ở bên bà của

mình.

7


Nhóm 3: Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện khơng gian văn hóa của xứ
Thanh được nhắc đến trong bài thơ ?
Khơng gian văn hóa trong bài thơ đó chính là khơng gian sống của một miền
q xứ Thanh: sơng Đị Lèn, chợ Bình Lâm, chùa Trần, đền Sịng, đền Cây Thị,
cánh đồng Quan, ga Lèn… mở rộng hơn nữa là những địa danh giáp ranh Thanh
Hóa – Ninh Bình đó là Qn Cháo, Đồng Dao, Ba Trại…
Khơng gian thu nhỏ của một làng quê tiêu biểu cho phong cảnh vùng q
Thanh Hóa thanh bình.
2.3.4.3.Bước 3: Giáo viên củng cố, chốt kiến thức về vẻ đẹp độc đáo của văn hóa
xứ Thanh trong bài thơ Đị Lèn
2.3.4.3.1. Tín ngưỡng thờ Mẫu

Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội
Điều đặc biệt của bài thơ đó chính là tác giả đã đề cập đến một phong tục tín
ngưỡng đặc trưng của miền đất Thanh Hóa: tín ngưỡng thờ Mẫu. Thánh mẫu Liễu
Hạnh trong tiềm thức dân gian được tôn xưng là Mẫu nghi thiên hạ với ba lần sinh,
ba lần hóa. Tín ngưỡng này đã lan tỏa hầu khắp các huyện đồng bằng, trung du
trong tỉnh Thanh Hóa với những ngơi đền, ngơi phủ linh thiêng như Phủ Vặng
(thành phố Thanh Hóa), phủ Tuần (Nông Cống), phủ Na, phủ Sung (Như Thanh),
phủ Tía (Triệu Sơn), phủ Cảnh (Quảng Xương), phủ Ngọc Sơn (Tĩnh Gia)… Vùng
đất Hà Trung Thanh Hóa được xem là lần giáng sinh cuối cùng của Liễu Hạnh, là
vùng đất thiêng sau Phủ Dầy và vì vậy q hương Đị Lèn đã là cái nôi để rồi xuất
hiện những ngôi đền tứ phủ linh thiêng thờ các nữ thần mà cả nước đều biết tiếng
8



như đền Sòng Sơn (Sùng Trân) với câu ca “Đền Sịng thiêng nhất xứ Thanh”, đền
Ba Bơng, đền Cây Thị, đền cô Tám đồi chè… Các ngôi đền này đã tôn vinh và ca
ngợi về những người phụ nữ vốn xuất thân là lao động và liên quan đến thương
nghiệp.
Giá trị của đạo Mẫu đó là nó đã có đóng góp lớn cho nền văn hóa dân gian,
là sản phẩm tổng hợp của tất cả các ngành nghệ thuật dân gian từ không gian diễn
xướng, âm nhạc, hội họa… giá trị nhân văn trong đạo Mẫu đó là đề cao về người
phụ nữ, xóa bỏ sự phân biệt giữa các vùng miền, xóa bỏ gia cấp khi con người bình
đẳng trước thánh thần, đề cao cuộc sống thực tại, đề cao chủ nghĩa yêu nước khi
các vị thần là những người có cơng trong việc dựng nước và giữ nước.
Tuổi thơ của tác giả đã được tắm trong bầu không khí thiêng liêng của nền
văn hóa đó để rồi đến quá nửa đời phiêu bạt về lại với bến sông Đị Lèn tác giả đã
hồi niệm:
“Thuở nhỏ tơi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cơ đồng”
Tác giả đã đưa chúng ta về với thế giới của tâm linh huyền ảo bằng nỗi niềm
hồi niệm tuổi thơ.
Cuộc đời ơng đã sống trọn niềm vinh quang của thế hệ gánh vác sứ mệnh
lịch sử thiêng liêng, bao nhiêu lí luận về tơn giáo nhà thơ đã hiều hết nhưng với cội
nguồi văn hóa ơng khơng hề có thái độ kì thị mà từ sâu thẳm là sự trân trọng và tự
hào. Văn hóa quê hương đã thấm vào tâm hồn ông để rồi khi đã là một người bước
sang cái dốc bên kia, ngày trở về thăm q ơng vẫn cịn say đắm khơng khí của
một canh hầu:
“Phiêu bồng dạt ngã ba Bơng
đền Hàn, đền Thị, đền Sòng, đền quê
thần linh nườm nượp trở về
chắp tay lạy thánh tôi mê cô đồng”

(Đi lễ - Nguyễn Duy)

9


Đền Cây Thị - Chầu đệ tứ
Trong tín ngưỡng thờ mẫu, khơng thể thiếu đó là nghi thức hầu đồng nhằm
tưởng nhớ hình ảnh của một vị thánh được thờ, người ngồi để ngự đồng mặc đồ
trắng, khoác áo ngự khăn chầu màu đỏ, bài hát ca ngợi vị thánh đó chính là hầu
văn nó đã được cơng nhận là văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tác giả đã thu lại
cái thần thái của một vấn hầu với sự cảm nhận bằng mọi giác quan, tạo nên một ấn
tượng thoát tục của con người. Cái nên thơ của hình ảnh lại hiện lên bằng tâm hồn
trong sáng của trẻ thơ, vừa thực vừa mộng, lung linh huyền ảo. Như vậy, qua bài
thơ tác giả đã tái hiện một nét văn hóa rất đặc trưng của đời sống tâm linh vùng
q Thanh Hóa.
2.3.4.3.2. Hình ảnh người bà mang vẻ đẹp tiêu biểu của người phụ nữ Thanh Hóa
Điều đầu tiên ta ấn tượng đó là một người phụ nữ nông thôn chân chất thật
thà, trong bài thơ tác giả khơng hề nhắc đến lời nói của bà. Hình như cuộc đời bà
sống trong lặng lẽ, dù cuộc đời đau thương khi con gái mất sớm bà phải làm lụng
nuôi mình ni cháu ngoại, hay kể cả khi binh lửa bao trùm, số phận của bà chịu
chung nỗi đau cùng đất nước thì bà cũng chẳng kêu ca.
Sự tần tảo: hình ảnh của bà thấp thống hiện lên trong bài thơ, trong dịng
hồi ức của tác giả ln đi kèm theo những hành động:
- Bà đi chợ
- Bà mò cua xúc tép
- Bà đi gánh chè xanh
10


- Bà tơi đi bán trứng…

Hình ảnh đọng lại mang đầy những yêu thương và cả sư ân hận là từ láy
“thập thững” bước thấp bước cao chập chờn trong đêm lạnh giá.
Nhân hậu bao dung: nếu như người bà trong thơ Bằng Việt có phần nghiêm
khắc thì nhà thơ Nguyễn Duy đã may mắn tận hưởng một tuổi thơ đúng nghĩa với
tất cả sự hồn nhiên vô tư của mình khi được câu cá, ăn trộm nhãn, đi chợ, đi xem lễ
đền Sòng, đền Cây Thị… cậu bé đã tha hồ được khám phá thế giới tuổi thơ, được
hạnh phúc giữa hai thế giới hư và thực:
“Tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực
giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần
Thế giới tiên Phật, thánh, thần là thế giới hư ảo, cuộc đời bà là những hiện
thực vất vả gian nan, nhưng giữa bà và thánh thần có lúc tưởng chừng như là một
trong trí tưởng tượng của cậu bé. Nếu ai đã từng tìm hiểu về đạo Mẫu chắc hẳn sẽ
ngạc nhiên khi đọc những vần thơ này, khơng phải vơ tình tác giả nhớ về tuổi thơ
với hình ảnh của bà mị cua xúc tép, bán chè xanh. Ngay trên q ngoại của
Nguyễn Duy có một ngơi đền cô gái bán chè xanh (cô Tám đồi chè), và đền cơ gái
làm nghề chèo đị quăng chài thả lưới trên sông (cô Bơ)… Nhưng cuối cùng thế
giới hư ảo cịn động lại trong một hình ảnh rất thực: “bà tơi đi bán trứng ở ga
Lèn”.
Hình ảnh nấm cỏ của phần cuối bài thơ, mộ bà nằm lặng yên bên dịng sơng
q khép lại một kiếp người. Khơng tượng đồng bia đá, khơng có nhiều những gì
vĩ đại tơn xưng, nơi yên nghỉ cuối cùng cũng lặng lẽ như cuộc đời bà và bao nhiêu
người dân bình dị khác: “Họ đã sống và chết, giản dị và bình tâm” (Nguyễn Khoa
Điềm). Văn học giai đoạn sau 1975 trở về với đời tư thế sự, với con người thân
phận, không phản ánh con người trách nhiệm, cho nên các nhân vật được xuất hiện
trong hình hài chân thực của cuộc sống bằng vẻ q mùa mộc mạc, nhưng vẫn
khơng thốt li khỏi giá trị nhân đạo truyền thống, vẫn lấp lánh sắc màu của vẻ đẹp
nhân văn. Khi viết về người đã khuất, khơng cần gì phải nói nhiều lời tiếc thương
hay ca tụng, nghĩ về người đã khuất để ta sống tối hơn thôi.

11



2.3.4.3.3. Khơng gian văn hóa vùng miền
Thanh Hóa từ xưa được tôn xưng là vùng đất địa linh nhân kiệt nơi phát tích
phần lớn các vương triều thời phong kiến của Việt Nam, theo dòng lịch sử Đò Lèn
là trang ấp của vương hầu đời Lý, quê hương Hồ Qúy Ly, chùa Trần cịn là di tích
lịch sử cách mạng, Đị Lèn cũng đã ghi tên chói lọi của mình trong trang sử nước
bằng những chiến công … nhưng trong bài thơ tác giả không nhằm để ca ngợi về
một miền đất lịch sử bởi vì trước và sau ơng đã có cả một nền thi ca nhạc họa tơn
vinh miền đất Thanh Hóa anh hùng. Đóng góp của Nguyễn Duy trong bài thơ Đị
Lèn đó chính là nỗi nhớ thương đau đáu của người con xa xứ về một miền quê.
Bước ra từ khói bụi chiến tranh, nếm trải cuộc đời vinh nhục được mất, thấm thía
nỗi lịng dân trong khát vọng thanh bình, bởi vậy hình ảnh Thanh Hóa trong bài thơ
thật êm đềm.

Chợ Bình Lâm xưa, nay là chợ Đị Lèn
Trước hết, khơng gian văn hóa được hiện lên từ những địa danh, những cái
tên mộc mạc như chính những người quê xứ Thanh trầm lặng mà sắc sảo mặn mà:
đó là cống Na, chợ Bình Lâm, đồng Quan, ga Lèn… không chỉ dừng lại những địa
danh trong tỉnh, theo dấu chân tần tảo của bà ta cịn được đến cả những nơi thuộc
tỉnh Ninh Bình đó là Qn Cháo, Đồng Dao, Ba Trại… đó là khơng gian sinh tồn
hằn sâu những địa danh với bao đời, bao kiếp người.

12


Thứ hai, khơng gian văn hóa ấy đã vẽ lên một bức tranh về làng quê Thanh
Hóa, một vùng chiêm trũng như bao là quê bên sông Mã, sông Chu với những ngơi
đền thờ cổ kính linh thiêng soi bóng xuống dịng sơng Mã, có “Mái chùa che chở
hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của tổ tông” (Mãn Giác) đó là chùa Trần tên chữ

là Phúc Linh tự là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Hà Trung, có bến
nước dịng sơng hiền hịa, có chợ quê với những sản vật của miền quê nghèo.
Gác chuông chùa Trần

Thứ ba trong khơng gian văn hóa ta cịn gặp tình đất tình người qua ngơn
ngữ đặc trưng của Thanh Hóa đó là lời nói chân thực thật thà. Cả bài thơ là một
câu chuyện, chuyện về cuộc đời, về con người, sáu khổ thơ nhưng lại như chỉ là
một câu văn, duy nhất một dấu chấm cuối cùng của bài, đó là cái thật thà kể về
mình tuổi nhỏ với những tật đáng bị đánh đòn nào là ăn trộm nhãn, đi chơi… thật
thà kể về bà ngoại, hình ảnh chân chất lam lũ q mùa… Và có cả cái dí dỏm mộc
mạc trong ngơn ngữ như cái giọng thuốc lào khi kể về thời chiến:
“Bom Mĩ giội nhà bà tôi bay mất
13


đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn”
ở đây tác giả không mỉa mai như nhiều người đã viết, đấy là ngôn ngữ của người
dân quê mộc mạc mà rất đỗi sâu sâu sắc kể về một thời bom đạn trút xuống Đò
Lèn và quê hương Thanh Hóa, hơn thế nữa dù khó khăn nào mà ta chẳng lạc quan..
Lời thơ sâu sắc chiêm nghiệm khi tác giả nhìn suốt cuộc đời bà và dường như tác
giả đã nhìn suốt cuộc đời mình. Dịng sơng vẫn chảy trôi trong quy luật vô thường,
con người rồi sẽ trở về với cát bụi, nhưng cỏ vẫn xanh mãi muôi đời như là sức
sống trường tồn bất diệt của tình người.
Như vậy, bài thơ Đị Lèn đã mang đến cho thơ ca một hương sắc mới về cái
nhìn cuộc sống. Vẻ đẹp của bài thơ là sự kết hợp giữa tính triết lí và trữ tình, giữa
tính trí tuệ và văn hóa, bởi vậy tìm hiểu bài thơ từ góc độ văn hóa sẽ cho chúng ta
cái nhìn sâu sắc hơn về bài thơ và cả phong cách sáng tác của Nguyễn Duy.
2.3.5. Hệ thống câu hỏi, bài tập vận dụng mở rộng

Chúng tơi xin được trình bày dưới dạng lược hóa hệ thống câu hỏi, bài tập
vận dụng, mở rộng trong quá trình hướng dẫn học sinh khám phá vẻ đẹp của bài
thơ từ góc độ văn hóa tương ứng với chuỗi hoạt động tích cực của các em. Cụ thể:
- Xác định đề tài của văn học Việt Nam sau 1975?
- Con người trong văn học Việt Nam sau 1975 đã được phản ánh trong những mối
quan hệ nào?
- Trong bài thơ Đò Lèn vẻ đẹp văn hóa đã được tái hiện từ những nội dung gì?
- Chỉ ra những dấu hiệu của việc đổi mới thơ ca sau 1975?
- Qua bài thơ hãy rút ra những đặc điểm cơ bản về phong cách nghệ thuật của
Nguyễn Duy?
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Qua thực tiễn dạy học bài thơ Đò Lèn nhiều năm ở nhiều nơi và cụ thể là tại
trường THPT Như Thanh 2 chúng tôi đã khảo sát so sánh mức độ nhận thức của
học sinh về bài thơ trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cụ thể như
sau:

- Năm học 2017 – 2018, trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
14


Lớp
12B1
Sĩ số: 30 học sinh

Hứng thú
10
33%

Ấn tượng về vẻ đẹp văn hóa
5

17%

12 B3
Sĩ số: 32 học

4
13%

2
0,6%

12 B4
Sĩ số: 31 học sinh

2
0,6%

3
0,97%

- Năm học 2018 – 2019, sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Lớp
Hứng thú
Ấn tượng về vẻ đẹp văn hóa
12A2
30
17
Sĩ số: 39 học sinh
77%
44%

12 A3
32
20
Sĩ số: 39 học
82%
51%
Kết quả học tập cụ thể trong một bài kiểm tra như sau :(mức đạt được của
các yêu cầu):
Viết đoạn
"Đò Lèn mang
Phép tu từ
văn thể
vẻ đẹp của tâm
Năm học
Lớp
Phương
sử dụng
hiện niềm
hồn quê hương
thức biểu
trog bài
tự hào đối
xứ sở", anh chị
đạt
thơ
với văn hoá hãy làm sáng tỏ
quê hương
ý kiến trên.
12B1
30

30
15 (50%)
9 (30%)
30hs
12B3
32
32
16 (50%)
6 (19%)
32hs
2017- 2018
12B4
31
31
18 (58%)
7 (22,6%)
31hs
12A2
39
39
30 (77%)
17 (43,6%)
39hs
2018-2019
12A
39
39
32 (82%)
20 (51,3%)
39hs

Từ kết quả trên ta thấy các em đều hiểu nội dung của bài thơ, đạt các mức độ
yêu cầu cao hơn nhưng quan trọng nhất đó là sự hứng thú và cảm nhận sâu sắc về
15


vẻ đẹp quê hương, niềm tự hào, trân trọng truyền thống văn hóa q hương mới là
điều thành cơng của văn chương và của bộ môn Ngữ văn.
Đối với chúng tơi, tiếp cận bài thơ từ phương diện văn hóa là cách làm mới
mình trong quá trình dạy học, tạo nên tâm lí hứng khởi cho cả học sinh và giáo
viên, và có thể mỗi bài giảng, qua q trình tìm tịi và khám phá sẽ tạo cho chúng
ta tình yêu nghề yêu cuộc sống hơn. Đò Lèn là một bài thơ tiêu biểu cho sự đổ mới
thơ ca sau 1975, khám phá vẻ đẹp của bài thơ cũng là mở rộng kiến thức để hiểu
sâu sắc hơn về một gian đoạn văn học của dân tộc
3. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Nhà văn là sản phẩm của một nền văn hóa, bởi vậy để hiểu về một nhà văn
ta cần chú trọng nghiên cứu về nền văn hóa đã sinh thành nên họ, và ngược lại họ
sẽ giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về chính nền văn hóa đã sản sinh ra họ.
Để tiếp cận đối với một tác phầm văn chương có nhiều con đường, nhưng
đối với Nguyễn Duy nói chung và bài thơ Đị Lèn nói riêng cách tiếp cận từ
phương diện văn hóa sẽ đem lại cho chúng ta nhiều điều lí thú và bổ ích.
Bài thơ có giá trị rất lớn đối với nền văn học dân tộc, tiêu biểu cho quá trình
đổi mới thơ ca giai đoạn văn học sau 1975, riêng đối với học sinh trường THPT
Như Thanh 2 nói riêng và học sinh THPT tỉnh Thanh Hóa nói chung đây là điều
may mắn khi có một tác phẩm văn học trong chương trình trung học phổ thơng viết
về chính quê hương Thanh Hóa. Bởi vậy dạy và học bài thơ Đò Lèn giúp ta hiểu và
yêu thương về mảnh đất và con người quê hương.
3. 2. Kiến nghị
Về phía học sinh: học tập và nghiên cứu bài học nghiêm túc, những kiến
thức của bài thơ Đò Lèn cung cấp cho ta hiểu thêm về văn học Việt Nam sau 1975,

khơng nên có thái độ cho rằng đây là bài đọc thêm trong chương trình nên khơng
cần phải chú ý nhiều.
Về phía giáo viên: cần sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, soi chiếu
văn bản dưới nhiều góc độ, khuyến khích phát triển những kĩ năng của học sinh
thơng qua q trình tự học tự tìm tịi sáng tạo.
Về phía nhà trường: có sự điều chỉnh thời lượng chun mơn phù hợp cho
tiết dạy học bài thơ Đị Lèn, thơng qua tiết học tích hợp kiến thức liên môn đối với
môn lịch sử địa phương, kết hợp ngoại khóa giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa
địa phương.
16


XÁC NHẬN CỦA TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép của người khác
Người viết

Vũ Quang Bình

TÀI LIỆU THAM KHẢO
17


1.
Vũ Quốc Anh (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn
Ngữ văn lớp 12, Nxb Giáo dục Việt Nam.
2.
Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp

dạy học ở trường trung học phổ thơng, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
3.
Thích Tâm Đức (2016), Chùa xứ Thanh, tập 2, Nxb Thanh Hóa.
4.
Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy học văn trường phổ thông, Nxb Đại
học quốc gia Hà Nội.
5.
Lê Xuân Kỳ (2008), Các vị thần thờ ở xứ Thanh, Nxb Văn học.
6.
Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt
(2005), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
7.
Phan Trọng Luận (2008), SGV Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục.
8.
Phan Trọng Luận, (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình sách giáo
khoa lớp 12 mơn Ngữ văn, Nxb Giáo dục.
9.
Phan Trọng Luận (2011), SGK Ngữ văn 12, Nxb Giáo dục.
10. Phương Lựu (1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
11. Hoàng Phê (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
12. Trịnh Quốc Tuấn (2010), Về quê Thanh, Nxb Thanh Hóa.

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO XẾP LOẠI
18


Họ và tên: VŨ QUANG BÌNH
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường THPT Như Thanh 2

Cấp đánh giá Kết quả đánh Năm học đánh
TT
Tên đề tài SKKN
xếp loại
giá xếp loại
giá xếp loại
Hà Nội trong tùy bút
Sở GD&ĐT
1
B
2013 - 2014
của Băng sơn
tỉnh Gia Lai

19



×