Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học và phân lập phân đoạn một số cấu tử chính của củ sâm đại hành tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.72 MB, 149 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

MAI THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ PHÂN LẬP PHÂN
ĐOẠN MỘT SỐ CẤU TỬ CHÍNH CỦA CỦ SÂM
ĐẠI HÀNH TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÓA HỌC

Đà Nẵng – Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

MAI THỊ THU HÀ

NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ PHÂN LẬP PHÂN
ĐOẠN MỘT SỐ CẤU TỬ CHÍNH CỦA CỦ SÂM
ĐẠI HÀNH TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Hóa lý thuyết và Hóa lý
Mã số: 844 0119

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:


TS. TRẦN MẠNH LỤC

ĐÀ NẴNG, 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Ai đó đã từng nói: “Khơng ai đơn độc trên đỉnh thành công”, tốt nghiệp cao học
đâu phải là thành cơng, nhưng có lẽ một mình cũng khơng làm được điều đó. Em xin
gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Trần Mạnh Lục đã hướng dẫn em tận tình trong
suốt thời gian thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy cơ trong khoa Hóa đã giảng dạy và tạo mọi điều
kiện để em hoàn thành các môn học.
Chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Sư phạm nói chung và khoa
Hóa nói riêng đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng là gởi lời cảm ơn đến ba, mẹ, anh, chị đã luôn giúp đỡ và động viên
trong suốt thời gian qua.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn trong phạm vi và khả năng cho phép
nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự thơng
cảm, góp ý và tận tình chỉ bảo của q thầy cô để luận văn được trọn vẹn hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 25 tháng 6 năm 2020
Học viên

Mai Thị Thu Hà


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được đồng tác giả cho phép sử dụng
và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Mai Thị Thu Hà


TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tên đề tài: Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học và phân lập phân đoạn
một số cấu tử chính của củ Sâm đại hành tỉnh Quảng Nam
Ngành: Hóa lý thuyết và hóa lý
Họ và tên học viên: Mai Thị Thu Hà
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Mạnh Lục
Cơ sở đào tạo: Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt:
A/ NHỮNG KẾT QUẢ CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
Trong q trình triển khai nghiên cứu, đề tài đã đạt được các kết quả như sau:
1/ Xác định các thơng số hóa lý của nguyên liệu
- Độ ẩm của nguyên liệu là 8,00%
- Hàm lượng tro trung bình của củ Sâm đại hành là 3,825%
- Hàm lượng kim loại nặng Pb, Cu , As, , Cd, Hg nằm trong khoảng cho phép theo quy
định của tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) (theo thông tư của bộ Y tế số 02/2011/TT - BYT)
về hàm lượng kim loại nặng tối đa của dược liệu. Vì vậy có thể sử dụng an tồn mà
khơng ảnh hưởng đến sức khỏe.
2/ Đã xác định được tỉ lệ rắn lỏng để chiết tốt nhất các chất từ củ Sâm đại hành bằng
dung môi ethanol.
Tỉ lệ giữa nguyên liệu và dung môi (tỉ lệ rắn-lỏng): 1:10.

3/ Hàm lượng cao chiết
Điều chế được cao tổng ethanol (80,82 gam tương ứng 8,51% theo mẫu khô kiệt)
và các cao phân đoạn tách từ tổng cao ethanol là: phân đoạn cao hexane (8,00 gam tương
ứng 13,33 %.), phân đoạn cao chloroform (4,12 gam tương ứng 6,87%.), phân đoạn cao
ethyl acetate (3,35 gam tương ứng 5,58%.) và phân đoạn cao nước (43,5 gam tương ứng
72,5%.).
4/ Đã định tính các loại nhóm chức các cao phân đoạn cao tách từ tổng cao ethanol. Các
cao phân đoạn có chứa các hợp chất flavonoid, sesquiterpen- lacton, steroid, glycosid,
phenol, tannin nhưng với các mức độ khác nhau.
5/ Bằng phương pháp GC-MS đã định danh được 51 cấu tử trong 4 phân đoạn cao ( cao
hexane, cao chloroform, cao ethyl acetate và cao nước) tách từ cao ethanol.


6/ Quá trình phân lập cao n – hexan và sử dụng phương pháp sắc ký bản mỏng, sắc kí cột
và sắc kí khí kết hợp khối phổ (GC-MS) làm giàu và định danh được 44 cấu tử trong 4
phân đoạn. Cụ thể như sau:
+ Q trình sắc kí cột đã làm giàu được Germacrane-A đạt tới hàm lượng là
61.76% (trong phân đoạn SĐH. H2.2.2), 72.16 (trong phân đoạn SĐH. H2.2.8 ) và
81.20% (trong phân đoạn SĐH. H2.2.7).
+ Quá trình sắc ký cột đã phát hiện thêm rất nhiều cấu tử mới, trong đó những
cấu tử mới có hàm lượng trên 5% là: cấu tử 1,2,3,5-Tetramethylbenzene là 10.14%)
(trong phân đoạn SĐH. H2.2.1), Prehnitol là 17.74%(trong phân đoạn SĐH. H2.2.1),
2,3,4,5-Tetramethylfulvene là 9.64% (trong phân đoạn SĐH. H2.2.1), Azulene là 5.96%
(trong phân đoạn SĐH. H2.2.1) (E)-Geranylacetone la 6.09%, Heptacosanol là 11.32%
(trong phân đoạn SĐH. H2.2.1), Trietracontane là 5.40% (trong phân đoạn SĐH. H2.2.1),
n-Eicosane 5.38% (trong phân đoạn SĐH. H2.2.1).
B/ Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN
- Cung cấp các thơng tin khoa học về quy trình chiết tách các chất trong củ Sâm đại hành.
- Cung cấp các thông tin có ý nghĩa khoa học về thành phân và hoạt tính của củ Sâm đại
hành. Từ đó nâng cao giá trị ứng dụng của củ Sâm đại hành trong ngành dược liệu, đồng

thời có hướng quy hoạch, canh tác, khai thác và sử dụng loại thực vật này trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam.
C/ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI
- Phân lập Germacrane-A tinh khiết từ củ Sâm đại hành. Từ đó xác định cấu trúc của
Germacrane-A.
- Phân lập các chất có trong các phân đoạn cao chloroform, cao ethyl acetate tách từ tổng
cao ethanol của của Sâm đại hành. Thử hoạt tính sinh học và dược lực của các chất có
trong củ Sâm đại hành, từ đó phát triển một số chế phẩm phục vụ cho mục đích y học.
Từ Khóa: Xác định thành phần hóa học và phân lập phân đoạn một số cấu tử chính của
củ Sâm đại hành tỉnh Quảng Nam
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

Người thực hiện đề tài


INFORMATION PAGE OF MASTER THESIS
Name of topic: Research on extraction, determination of chemical composition and
fractional isolation of some main constituents of Sam Dai Hanh root in Quang Nam
province
Department: Theoretical Chemistry and Physical Chemistry
Full name of student: Mai Thi Thu Ha
Scientific instructors: Dr. Tran Manh Luc
Training institution: University of Education - University of Danang
Summary:
A / THE MAIN RESULTS OF THE THESIS
During the research implementation process, the topic has achieved the following results:
1 / Determine the physical and chemical parameters of the raw materials
- The moisture content of the ingredients is 8.00%.
- The average ash content of Ginseng bulb is 3,825%.
- The content of heavy metals Pb, Cu, As,, Cd, Hg is within the permissible range

according to the Vietnamese standards (TCVN) (according to the Circular of the Ministry
of Health No. 02/2011 / TT - BYT) on Maximum heavy metal content of medicinal
herbs. So can be used safely without affecting health.
2 / Determined the ratio of liquid solids to extract the best substances from the ginseng
root with ethanol solvent.
Ratio of material to solvent (solid-liquid ratio): 1:10.
3 / High extractable content
The preparation of high total ethanol (80.82 grams, respectively 8.51% according to dry
sample) and the high fractionated from total high ethanol are: high fraction hexane (8.00
grams, respectively, 13.33%. High fraction chloroform (4.12 grams respectively 6.87%.),
high fraction ethyl acetate (3.35 grams respectively 5.58%.) and high fractionated water
(43.5 grams respectively. 72.5%.).
4 / Have qualitative types of functional groups of high fractions extracted from total high
ethanol. The fractions contain flavonoids, sesquiterpen- lactones, steroids, glycosides,
phenols, and tannins but with varying degrees.
5 / By GC-MS method, 51 congeners were identified in 4 high fractions (high hexane,
high chloroform, high ethyl acetate and high water) separated from high ethanol.


6 / Isolation process of high n - hexane and using thin plate chromatography, column
chromatography and gas chromatography combined with mass spectrometry (GC-MS)
enriched and identified 44 congeners in 4 segments. As follows:
+ The column chromatographic process enriched Germacrane-A reaches the content of
61.76% (in the segment of SĐH. H2.2.2), 72.16 (in the segment of modern physics.
H2.2.7).
+ The column chromatography process has discovered a lot of new congeners, in which
the new ones with the content of more than 5% are: congeners 1,2,3,5Tetramethylbenzene is 10.14%) (in the segmentation H2.2.1), Prehnitol is 17.74% (in the
section MSH. H2.2.1), 2,3,4,5-Tetramethylfulvene is 9.64% (in the segment H2.2.1),
Azulene is 5.96% (in H2.2.1) (E) -Geranylacetone is 6.09%, Heptacosanol is 11.32% (in
the modern modern segment. 5.38% (in the modern modernization segment. H2.2.1).

B / SCIENTIFIC AND PRACTICAL MEANING OF THE THESIS
- Provide scientific information about the process of extracting substances in the onion
root ginseng.
- Provide scientific information about the composition and activity of the onion. Since
then, it enhances the application value of Sam Dai onion root in the pharmaceutical
industry, and at the same time tends to plan, cultivate, exploit and use this plant in Quang
Nam province.
C / DIRECTIONS FOR NEXT RESEARCH OF THE SUBJECTS
- Isolation of pure Germacrane-A from Onion ginseng root. Thereby determined the
structure of Germacrane-A.
- Isolation of substances contained in high chloroform fractions, high ethyl acetate
separated from high total ethanol of Ginseng. Test the biological and pharmacodynamic
activity of the substances in the ginseng root, from which to develop a number of
preparations for medicinal purposes.
Key words: Determination of chemical composition and fractional isolation of some
main constituents of Sam Dai Hanh root in Quang Nam province
Supervior’s confirmation

Student


iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................2

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................2
6. Bố cục luận văn ..............................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 4
1.1. GIỚI THIỆU VỀ HỌ LA DƠN ...........................................................................4
1.2. GIỚI THIỆU VỀ CHI ELEUTHERINE TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM .5
1.3. LOÀI SÂM ĐẠI HÀNH ......................................................................................6
1.3.1. Tên gọi, phân loại thực vật .......................................................................6
1.3.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của củ Sâm đại hành ..................7
1.3.3. Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học lồi Eleuthrine bulbosa (Mill.) ....9
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 14
2.1. NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ DỤNG CỤ ................................................14
2.1.1. Nguyên liệu ............................................................................................14
2.1.2. Hóa chất ..................................................................................................14
2.1.3. Dụng cụ và thiết bị .................................................................................15
2.2. XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU HÓA LÝ CỦA NGUYÊN LIỆU ĐẦU ..............16
2.2.1. Xác định độ ẩm.......................................................................................16
2.2.2. Xác định hàm lượng tro ..........................................................................17
2.2.3. Xác định hàm lượng kim loại nặng ........................................................17
2.3. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT TÁCH THU NHẬN CÁC MẪU CAO CHIẾT .......18
2.3.1. Phương pháp ngâm dầm (chiết rắn-lỏng) điều chế tổng cao ethanol .....18
2.3.2. Phương pháp chiết lỏng-lỏng tách các phân đoạn cao từ tổng cao ethanol
...................................................................................................................................19


iv

2.4. PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH THÀNH PHẦN NHĨM CHỨC VÀ ĐỊNH DANH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÁC PHÂN ĐOẠN CAO CHIẾT TỪ TỔNG CAO
ETHANOL ................................................................................................................20
2.4.1. Phân tích định tính thành phần nhóm chức các phân đoạn cao chiết từ

tổng cao ethanol ........................................................................................................20
2.4.2. Định danh thành phần hóa học các phân đoạn cao chiết từ tổng cao ethanol
bằng phương pháp GC/MS .......................................................................................22
2.5. CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ .......................................................................23
2.5.1. Sắc ký bản mỏng ....................................................................................23
2.5.2. Phương pháp sắc ký cột ..........................................................................26
2.5.3. Sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS) ....................................................30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 33
3.1. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA LÝ CỦA NGUYÊN LIỆU
...................................................................................................................................33
3.1.1. Nguyên liệu củ Sâm đại hành .................................................................33
3.1.2. Độ ẩm .....................................................................................................33
3.1.3. Hàm lượng tro ........................................................................................34
3.1.4. Hàm lượng kim loại nặng .......................................................................34
3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỈ LỆ RẮN- LỎNG CỦA NGUYÊN LIỆU VÀ DUNG
MÔI CHIẾT ..............................................................................................................35
3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU CHẾ TỔNG CAO ETHANOL VÀ CÁC CAO PHÂN ĐOẠN
TÁCH TỪ TỔNG CAO ETHANOL CỦ SÂM ĐẠI HÀNH. ..................................36
3.3.1. Kết quả điều chế tổng cao ethanol bằng phương pháp ngâm chiết ........36
3.3.2. Kết quả điều chế các cao phân đoạn từ tổng cao ethanol bằng phương
pháp phân bố .............................................................................................................37
3.4. KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH NHĨM CHỨC CAO ETHANOL, CAO HEXANE,
CAO CHOLOROFORM, CAO ETHYL ACETATE BẰNG THUỐC THỬ ĐẶC
TRƯNG .....................................................................................................................41
3.5. KẾT QUẢ ĐỊNH DANH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÁC CHẤT TRONG


v

CÁC PHÂN ĐOẠN CAO TÁCH TỪ TỔNG CAO ETHANOL CỦA CỦ SÂM ĐẠI

HÀNH .......................................................................................................................43
3.5.1. Kết quả định danh thành phần hóa học các chất trong phân đoạn hexane
tách từ tổng cao ethanol của củ sâm đại hành ...........................................................43
3.5.2. Kết quả định danh thành phần hóa học các chất trong phân đoạn cao
chloroform tách từ tổng cao ethanol của củ Sâm đại hành .......................................46
3.5.3. Kết quả định danh thành phần hóa học các chất trong phân đoạn cao ethyl
acetate tách từ tổng cao ethanol của củ Sâm đại hành ..............................................48
3.5.4. Kết quả định danh thành phần hóa học các chất trong phân đoạn cao nước
tách từ tổng cao ethanol của củ Sâm đại hành ..........................................................50
3.5.5. Tổng hợp các thành phần hóa học trong các phân đoạn cao tách từ tổng
cao ethanol của củ Sâm đại hành ................................................................................53
3.6. KẾT QUẢ PHÂN LẬP PHÂN ĐOẠN CÁC CHẤT TRONG PHÂN ĐOẠN
CAO HEXANE TÁCH TỪ TỔNG CAO ETHANOL .............................................55
3.6.1. Kết quả phân tích sắc ký bản mỏng các cao phân đoạn tách từ tổng cao
ethanol .......................................................................................................................55
3.6.2. Kết quả chạy sắc ký cột phân đoạn cao hexane tách từ tổng cao ethanol
...................................................................................................................................59
3.6.3. Kết quả danh thành phần hóa học các chất trong phân đoạn SĐH.H2.2.1,
SĐH.H2.2.2, SĐH.H2.2.7 và SĐH.H2.2.8 ...............................................................65
3.6.4. Tổng hợp các thành phần hóa học trong các phân đoạn SĐH.H2.2.1,
SĐH.H2.2.2, SĐH.H2.2.7, SĐH.H2.2.8 ...................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CLF

Chloroform

DCL

Dichlomethane

EA

Ethyl acetate

GC

Gas Chromatography

GC-MS

Gas ChromatographyMass Spectrometry

MS

Mass Spectrometry

SKBM

Sắc ký bản mỏng

SKC


Sắc ký bản cột

STT

Số thứ tự

UV-VIS

Ultraviolet- Visible Spectroscopy


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.
2.2.

Các hóa chất sử dụng trong luận văn
Các dung mơi có độ phân cực tăng dần tùy theo hằng số
điện môi và độ nhớt

Trang
15
19


3.1.

Kết quả khảo sát độ ẩm của củ Sâm đại hành

33

3.2.

Hàm lượng tro trong củ Sâm đại hành

34

3.3.

Hàm lượng một số kim loại có trong củ Sâm đại hành

34

3.4.

Kết quả khảo sát tỉ lệ rắn: lỏng

35

3.5.

Kết quả điều chế cao ethanol của củ Sâm đại hành

36


3.6.

Kết quả mật độ quang của dịch 6 lần chiết

37

3.7.

Kết quả điều chế tổng cao ethanol

37

3.8.

3.9.

3.10.

3.11.
3.12.
3.13.

3.14.

3.15.

Thể tích dịch chiết và khối lượng cao hexane từ tổng cao
ethanol
Thể tích dịch chiết và khối lượng cao chloroform thu từ
tổng cao ethanol

Thể tích dịch chiết và khối lượng cao ethyl acetate thu từ
tổng cao ethanol
Khối lượng các cao chiết thu được bằng phương pháp
chiết lỏng - lỏng
Tổng hợp kết quả định tính thành phần hóa học
Thành phần hóa học định danh được trong phân đoạn
hexane tách từ tổng cao ethanol của củ Sâm đại hành
Thành phần hóa học định danh được trong phân đoạn cao
chloroform từ tổng cao ethanol của củ Sâm đại hành
Thành phần hóa học định danh được trong phân đoạn cao
ethyl acetate tách từ tổng cao ethanol của củ Sâm đại hành

38

38

39

40
41
44

47

48


viii

Số hiệu


Tên bảng

bảng
3.16.

3.17.

Thành phần hóa học định danh được trong phân đoạn
cao nước tách từ tổng cao ethanol của củ Sâm đại hành
Thành phần hóa học trong các phân đoạn cao tách từ tổng
cao ethanol của củ Sâm đại hành

Trang

51

53

Kết quả giá trị Rf của các chất xuất hiện trên bản mỏng
3.18.

của phân đoạn cao hexane giải ly bằng dung môi

56

dichlomethane (b).
Kết quả giá trị Rf của các chất xuất hiện trên bản mỏng
3.19.


của phân đoạn cao chloroform giải ly bằng dung môi

57

chloroform.
Kết quả xác đinh giá trị Rf của các chất xuất hiện trên
3.20.

bản mỏng của phân đoạn cao ethyl acetate, giải ly bằng

58

chloroform.
Kết quả xác đinh giá trị Rf của các chất xuất hiện trên
3.21.

bản mỏng của phân đoạn cao nước, giải ly bằng

59

chloroform.
3.22.

3.23.

3.24.

3.25.

3.26.


Thành phần hóa học định danh được trong phân đoạn
SĐH.H2.2.1
Thành phần hóa học định danh được trong phân đoạn
SĐH.H2.2.2
Thành phần hóa học định danh được trong phân đoạn
SĐH.H2.2.7
Thành phần hóa học định danh được trong phân đoạn
SĐH.H2.2.8
Tổng hợp thành phần hóa học các chất trong một số phân
đoạn sau sắc kí cột lần 3 của phân đoạn cao n-hexane

66

69

72

74

77


ix

DANG MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên hình


hình
1.1.

Cây Sâm đại hành (Eleutherine bulbosa (Mill.) Urb)
[Nguồn: internet]

Trang

6

2.1.

Cây Sâm đại hành

14

2.2.

Sơ đồ nguyên tác chiết lỏng - lỏng

19

2.3.

Máy đo sắc ký khí ghép khối phổ GC/MS

23

2.4.


Bảng mỏng slicagel Kieselgel 60F254

23

2.5.

Các bình triển khai cho sắc ký lớp mỏng

24

2.6.

Các cột sắc ký dùng cho sắc ký cột

27

2.7.

Các bình hứng dung dịch giải ly

27

3.1.

Nguyên liệu củ Sâm đại hành

33

3.2.


Đồ thị biểu thị mối quan hệ giữa m (mg) và V(mL)

35

3.3.

Kết quả điều chế cao ethanol của củ Sâm đại hành

36

3.4.

Đồ thị biểu thị mật độ quang của dịch 6 lần chiết

37

3.5.

3.6.

3.7.
3.8.
3.9.

Chiết phân bố lỏng- lỏng bằng hexane từ cao tổng
ethanol
Chiết phân bố lỏng- lỏng bằng chloroform từ cao tổng
ethanol
Chiết phân bố lỏng- lỏng bằng ethyl acetate từ cao

tổng ethanol
Cao nước
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa khối lượng của 4
cao

38

39

39
40
40

Kết quả chạy sắc ký bản mỏng phân đoạn cao hexane
3.10.

giải ly bằng các dung môi đơn: hexane (a),
dichlomethane (b), chloroform (c), ethyl acetate (d)

56


x

Số hiệu

Tên hình

hình


Trang

Kết quả chạy sắc ký bản mỏng phân đoạn cao
3.11.

chloroform giải ly bằng các dung môi đơn: hexane (a),

57

dichlomethane (b), chloroform (c), ethyl acetate (d).
Kết quả chạy sắc ký bản mỏng phân đoạn cao ethyl
3.12.

acetate giải ly bằng các dung môi đơn: hexane (a),

58

dichlomethane (b), chloroform (c), ethyl acetate (d).
Kết quả chạy sắc ký bản mỏng phân đoạn cao nước
3.13.

giải ly bằng các dung môi đơn: hexane (a),

59

dichlomethane (b), chloroform (c), ethyl acetate (d).
3.14.

Lớp kết tủa xuất hiện ở phân đoạn hexane


60

3.15.

Sắc kí cột phân đoạn cao hexane

60

3.16.

3.17.

Các phân đoạn thu được khi sắc ký cột phân đoạn cao
hexane
Sắc ký bản mỏng các bình hứng gộp thành phân đoạn
SĐH.H2

60

61

Sắc ký bản mỏng lần lượt với các hệ dung môi
3.18.

DCL:CLF=95:5; 90:10; 50:50 cho phân đoạn

61

SĐH.H2.
Sắc ký cột phân đoạn SĐH.H2: khởi đầu với

3.19.

dichlomethane: chloroform =90:10, sau đó là
dichlomethane: chloroform =50:50 kết thúc bằng

62

chloroform
3.20.

Sắc ký bản mỏng của các bình hứng gộp thành phân
đoạn SĐH.H2.2

63

. Phân đoạn SĐH.H2.2 với dung môi hexane,
3.21

dichlomethane, chloroform, ethylacetate và hệ dung
môi hexane: ethylacetate=8:2, 7:3, 6:4, 5:5, 4:6, 2:8

63


xi

Số hiệu
hình

Tên hình


Trang

Phân đoạn SĐH.H2.2 với các dung mơi đơn và hệ
3.22.

dung mơi hexane: ethyl acetate=7:3 sau đó kết thúc

63

bằng môi hexane: ethyl acetate=8:2
3.23.
3.24.

3.25.

Kết quả phân lập phân đoạn cao n – hexane
Các phân đoạn SĐH.H2.2.1, SĐH.H2.2.2,
SĐH.H2.2.7, SĐH.H2.2.8
Sắc ký bản mỏng các phân đoạn: SĐH.H2.2.1,
SĐH.H2.2.2, SĐH.H2.2.7, SĐH.H2.2.8

64
65

65


1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển nên đời sống con người cũng được nâng
cao. Tuy nhiên, sự lam dụng thái quá các sản phẩm công nghiệp lại ảnh hướng đến
chất lượng của cuộc sống. Chính vì vậy mà ngày nay con người có xu hướng “trở về
thiên nhiên” do các sản phẩm từ thiên nhiên phù hợp với quy luật sinh lý của con
người và rất ít những tác động có hại.
Với điều kiện thiên nhiên nhiều ưu đãi, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa
nên thảm thực vật vơ cùng phong phú và đa dạng [4]. Vì vậy rất thuận lợi để phát
triển nguồn dược liệu phục vụ nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, nhiều dược liệu quý
nhưng chưa được nghiên cứu và sử dụng hiệu quả. Trong đó, có Sâm đại hành
(Eleutherine bulbosa (Mill.)), một loại cây được trồng nhiều ở các tỉnh như Hà Nội,
Hà Tây, Nghĩa Lơ, Hịa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam,… Theo Y học cổ
truyền, Sâm đại hành có vị ngọt nhạt, hơi hắt và khơng chứa độc, có tác dụng sinh
cơ, tiêu độc, an thần, bổ huyết, thơng huyết,… Vì vậy, Sâm đại hành thường được
dùng để trị thiếu máu, vàng da, hoa mắt, nhức đầu, mệt mỏi, ho ra máu, cầm máu, ho,
ho lao [7].
Cho đến nay những nghiên cứu về củ Sâm đại hành ở nước ta còn rất ít. Việc
sử dụng củ Sâm đại hành vẫn chỉ theo kinh nghiệm dân gian. Vì vậy, việc tìm hiểu
thành phần hóa học của củ Sâm đại hành là một việc làm hết sức cần thiết nhằm tạo
cơ sở khoa học góp phần nâng cao giá trị sử dụng dược liệu này.
Với những lí do trên, chúng tơi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu chiết tách,
xác định thành phần hóa học và phân lập phân đoạn một số cấu tử chính của củ
Sâm đại hành tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng quy trình chiết tách củ Sâm đại hành bằng một số dung môi hữu cơ.
- Định danh, xác định thành phần hóa học của các dịch chiết từ tổng cao ethanol
của củ Sâm đại hành.



2

- Phân lập, xác định cấu tạo của một số hợp chất trong củ Sâm đại hành.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Củ Sâm đại hành (Eleutherine bulbosa (Mill.) Urb.) thu hái vào tháng 3 năm
2019, tại địa bàn tỉnh Quảng Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Xác định một số chỉ tiêu hóa lý của nguyên liệu.
- Tiến hành chiết tổng cao ethanol, các cao phân đoạn từ tổng cao ethanol.
- Phân lập chất bằng sắc ký cột (SKC), sắc ký bản mỏng (SKBM) và xác định
thành phần các chất từ dữ liệu phổ.
- Thành phần hóa học trong một số dịch chiết của củ Sâm đại hành ở Quảng
Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu, tư liệu, sách báo trong và ngồi nước
có liên quan đến củ Sâm đại hành (Eleutherine bulbosa (Mill.) Urb.).
- Tổng hợp tài liệu về phương pháp chiết tách và phân lập các hợp chất thiên
nhiên.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
- Phương pháp xử lý mẫu thực nghiệm.
- Phương pháp chiết mẫu, phân lập các hợp chất hữu cơ.
- Phương pháp phân tích sắc ký lớp mỏng, sắc kí cột.
- Định danh bằng phương pháp GCMS.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Cung cấp các thơng tin khoa học về quy trình chiết tách các chất trong củ Sâm
đại hành.
- Cung cấp các thơng tin có ý nghĩa khoa học về thành phân và hoạt tính của củ

Sâm đại hành. Từ đó nâng cao giá trị ứng dụng của củ Sâm đại hành trong ngành
dược liệu, đồng thời có hướng quy hoạch, canh tác, khai thác và sử dụng loại thực


3

vật này trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
6. Bố cục luận văn
Luận văn bao gồm 94 trang; 26 bảng; 25 hình, ảnh; 19 tài liệu tham khảo. Với:
Phần mở đầu (3 trang)
Chương 1 – Tổng quan (10 trang)
Chương 2 – Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu (20 trang)
Chương 3 – Kết quả và thảo luận (57 trang)
Kết luận và kiến nghị (2 trang)
Tài liệu tham khảo (2 trang)


4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. GIỚI THIỆU VỀ HỌ LA DƠN
Họ Diên vĩ hay họ Lay ơn hoặc họ La dơn là một họ thực vật nằm trong bộ
Măng tây (Asparagales). Tên gọi Diên vĩ là lấy theo chi Diên vĩ (Iris), còn tên gọi
Lay ơn (lay dơn) là lấy theo chi Lay ơn (Gladiolus), bao gồm một số loài cây trồng
được nhiều người biết đến như cây diên vĩ (Iris japonica Thunb.), Sâm đại hành
(Eleutherine bulbosa (Mill.) Urb.), rẻ quạt (Belamcanda chinensis (L.) DC.) [1].
Họ La dơn là họ nhỏ, gồm những cây thân thảo, sống dai, chủ yếu mọc ở các
vùng ơn đới, có thân rễ hay gị địa sinh. Lá từ đất đâm lên, hình kiếm hay hình dải,

thường xếp hai dãy và cách quãng nhau, bẹ lá trước phủ lên bẹ lá sau. Phiến lá gập
đôi theo đường gân giữa. Cụm hoa ở ngọn, hoa đẹp, thường kèm theo hai lá bắc có
hình cánh. Cụm hoa thường xim dích dắc ở ngọn, hoa thường đều, lưỡng tính. Bao
hoa gồm 6 bộ phận phân hình cánh xếp thành hai vịng, hàn liền với nhau ở phía gốc,
nhị ba đối diện với các thùy của vịng bao hoa ngồi. Bầu dưới ba ơ với giá nỗn trụ
giữa. Nỗn nhiều, xếp hai dãy ở góc trong của các ơ. Quả nang có ba góc, gồm ba ơ,
hạt nhiều, nội nhũ sừng.
Trên thế giới, họ La dơn (Iridaceae) có khoảng 80-92 chi và bao gồm hơn 2000
loài, phân bố ở vùng nhiệt đới và ôn đới, chủ yếu ở Đông Phi và Châu Mỹ nhiệt đới.
Ở Việt Nam có 8 chi là: Belamcanda, Crocosmia, Eleutherine, Freesia,
Gladiolus, Iris, Trimezia, Tritonia và mỗi chi chỉ có một lồi như sau:
- Belamcanda chinensis (L.) DC: rẻ quạt (hay lưỡi đòng, xạ can)
- Gladiolus hybridus Hort: lay ơn, cây nhập nội, trồng làm cảnh. Do sự lai
giống mà ngày nay ta đã có nhiều thứ hoa có màu khác nhau: đỏ, hồng, tím,
trắng, vàng rất đẹp.
- Iris japonica Thunb: Diên vĩ (hay huệ Nhật), hoa màu xanh tím, cây gặp ở Sapa.
- Eleutherine bulbosa (Mill.) Urb: Sâm đại hành


5

- Tritonia crocosmaeflora (Lem.) Nich: nghệ hương
- Crocosmia crocosmiiflora (Nich.) N. E. Br: hùng hoàng lan, nghệ hương
- Freesia refracta (Jacq.) Klatt: hương tuyết lan
- Trimezia martinicensis Herb.
Trong đó, chi Belamcanda (họ Iridaceae) chỉ gồm duy nhất một loài là
Belamcanda chinensis (L.) DC. Sâm đại hành nằm trong chi bảo tồn [4], tên khoa
học là Eleutherine bulbosa (Mill.) Urb, là lồi duy nhất thuộc chi Sâm đại hành có ở
Việt Nam.
Các cây thuộc họ La dơn là các cây có hoạt tính sinh học phong phú như: kháng

viêm, độc tế bào… và cũng được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian ở
Trung Quốc, Nhật Bản… để điều trị viêm họng, ho, ung thư [7, 6].
1.2. GIỚI THIỆU VỀ CHI ELEUTHERINE TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
NAM
Chi Eleutherine gồm những cây thảo, có hành có áo. Lá mọc từ rễ, hình dải,
gấp nếp. Thân trịn, ở ngọn có lá bắc dạng lá. Cụm hoa gồm nhiều nhóm hoa có
cuống, mỗi hoa ở nách một lá bắc dạng lá hoặc một lá tiêu giảm hình dải, xếp nếp,
gồm một lá bắc chung bao quanh và nhiều lá bắc dạng lá, hoa 6-12 trong mỗi nhóm.
Lá đài và cánh hoa khơng tạo ống ở trên bầu, hình trái xoan ngược - dạng nêm, trải
ra, gần bằng nhau. Nhị 3, ở gốc các cánh hoa, chỉ nhị rời, ngắn, bao phấn hình dải.
Bầu thn, có 3 ơ, nỗn nhiều, xếp chồng lên nhau, vịi nhụy ngắn, đầu nhụy 3, hình
mũi dùi. Quả nang thuôn, mở vách, thành 3 van.
Trên thế giới, chi Eleutherine gồm một số loài như: Eleutherine bulbosa
(Mill.) Urb., Eleutherine americana Merr., Eleutherine latifolia Standl. & Will.,
Eleutherine citriodora Rav. [7] và Eleutherine palmifolia (Linn.) Merr..
Ở Việt Nam chỉ có một loài duy nhất là Eleutherine bulbosa (Mill.) Urb.,
tên đồng nghĩa là Eleutherine subaphlla (Gagnep.). Và được gọi là Sâm đại hành, hay
tỏi lào, Sâm cau, hành lào (Hịa Bình), tỏi mọi, kiệu đỏ, cỏ nhọt (Lào). Người ta dùng
củ tươi hay phơi hoặc sấy khô của cây Sâm đại hành làm thuốc với tên thuốc là Bulbus
Eleutherinis subaphyllae [2].


6

1.3. LOÀI SÂM ĐẠI HÀNH
1.3.1. Tên gọi, phân loại thực vật
Tên khoa học: Eleuthrine bulbosa (Mill.) Urb. - Sisyrinchium bulbosum Mill.
Tên thông thường: Sâm đại hành, Tỏi lào, Tỏi đỏ, Hành đỏ, Sâm cau, Phong
nhan, Hom búa lượt (Thái)
Theo phân loại thực vật:

- Giới (regnum)

: Thực vật ((Plantae)

- Ngành (phylum)

: Thực vật có hoa (Angiospermae)

- Lớp (class)

: Thực vật 2 lá mầm (Eudicots)

- Họ (familia)

: La Dơn (Iridaceae)

- Bộ (ordo)

: Măng tây (Asparagales)

- Chi (genus)

: Eleutherine

- Lồi (species)

: E. bulbosa

Hình 1.1. Cây Sâm đại hành (Eleutherine bulbosa (Mill.) Urb) [Nguồn: internet]
Sâm đại hành là một loại cỏ sống lâu năm, cao từ 30-60 cm, dị (củ) hình

trứng dài 4-5 cm, đường kính 2-3 cm giống như củ hành nhưng dài hơn, ngồi phủ
vảy màu đỏ nâu, phía trong màu nâu hồng đến đỏ nâu. Lá hình mác, gân lá song song,
chạy dọc, trông giống như lá cau non, củ lại có tác dụng bổ cho nên gọi là Sâm cau
(lá như lá cau, bổ như Sâm); lá có thể dài 40-50 cm, rộng 3-5 cm. Từ củ mọc lên một
cán mang hoa dài 30-40 cm, trên cán có một lá đài 15-25 cm, hoa mọc thành chùm 3
lá đài, 3 cánh tràng màu trắng hay vàng nhạt, 3 nhị màu vàng. Bầu hình trứng, 3 cạnh
3 ngăn dài 1 mm, vịi dài 2,5 mm trên xẻ thành 3 trơng như 3 mũi dùi.
Ở Việt Nam, Sâm đại hành mọc hoang và được trồng lấy củ làm thuốc tại
nhiều nơi như Hà Tây cũ, Hịa Bình, Nghĩa Lộ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà


7

Nẵng, Hà Nội. Trồng Sâm đại hành rất đơn giản: chỉ việc dùng củ vùi xuống đất như
trồng hành, tỏi. Khi thu hoạch, đào lấy củ về, rửa sạch, bóc lớp vỏ bên ngoài, thái
mỏng, dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô, rồi để nguyên hay tán bột mà dùng [7]. Bên
cạnh đó Sâm đại hành cũng được sử dụng trong dân gian để trị thiếu máu, vàng da,
hoa mắt, choáng váng, nhức đầu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu. Nấu thành cao rồi
luyện viên uống sát trùng, chữa chàm, chốc và bệnh ngoài da. Sâm đại hành đã phơi
khô, sao qua, hãm uống làm thuốc an thần gây ngủ, bột dùng để cầm máu, dùng uống
trị ho, ho lao, thường phối hợp với Rẻ quạt làm thuốc trị ho, viêm họng.
Tác dụng dược lý
Tác dụng kháng sinh: dịch chiết Sâm đại hành tẩm giấy có đường kính 10
mm đặt trên thạch có cấy vi trùng có tác dụng hạn chế sinh sản của vi trùng
Diplococcus pneumoniae, Strepcoccus hemolyticus, S. taphyllococcus. Tác dụng yếu
hơn đối với Shigella flexneri, Shiga, Bacillus mycoides, B. anthracis. Khơng có tác
dụng đối với Escherichia coli, Bacillus pyocyaneus, B. diphteriae.
Tác dụng chống viêm: làm giảm phản ứng phù thực nghiệm trên chuột (thí
nghiệm so sánh với hydrococtison thấy gần như tương tự).
Trên lâm sàng thấy có tác dụng tốt đối với chốc đầu trẻ em, nhọt đầu đinh,

viêm da mủ, viêm họng cấp và mãn tính, chàm nhiễm trùng, tổ đỉa, vẩy nến…
Độc tính: chuột nhắt uống với liều 169 g/kg (1 lần), thỏ uống 26 g/kg/ngày
(uống liền 3 ngày) không biểu hiện nhiễm độc, động vật sống bình thường. Cho thỏ
uống với liều 10 g/kg/ngày, liền trong 30 ngày, con vật khỏe mạnh bình thường, giải
phẫu không thấy tổn thương gan hay thận [7].
Sâm đại hành còn được một số nước trên thế giới sử dụng làm thuốc diệt
giun sán, thuốc chữa các bệnh về kinh nguyệt, các bệnh rối loạn hay nhiễm khuẩn
đường ruột và làm thuốc chống sinh sản quá nhanh và đẻ non [15]. Ở một số nơi tại
Brazin, lá và củ của Sâm đại hành được dùng làm thuốc xổ và điều trị ung thư.
1.3.2. Các nghiên cứu về thành phần hóa học của củ Sâm đại hành
Năm 1951, Schmid và cộng sự đã phân lập được hai hợp chất là eleutherin và
isoeleutherin trong Sâm đại hành [13].


8

Năm 1975, C Bianchi và cộng sự đã phân lập từ củ của cây Sâm đại hành hai
hợp chất là eleutherin và eleutherol [10].

Năm 1982, từ củ Sâm đại hành người ta đã phân lập được một anthraquinon
mới



anthracene-9,10-dione-1,5-diol-4-methoxy-3-methyl-2-cacboxylic

acid

methyl ester [17].


Năm 1985, nghiên cứu của William & Harborne đã phân lập được xanthone
mangiferin và isomangiferin từ lá của Sâm đại hành [18].

Năm 2003, Helmut Kloos và cộng sự đã công bố kết quả phân lập được hợp chất
eleutherinone cũng từ thân rễ của cây Sâm đại hành [16].

Theo một công bố mới và đầy đủ nhất năm 2010 về thành phần hóa học của


×