Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Doi moi noi dung phuong phap giang day bo monTieng Anh phu hop yeu cau doi moi cua nganh va dapung yeu cau xa hoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.93 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BỘ MÔN TIẾNG ANH PHÙ HỢP YÊU CẦU ĐỔI MỚI CỦA NGÀNH - ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÃ HỘI.  A.PHẦN MỞ ĐẦU: LỜI NÓI ĐẦU Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chung của rất nhiều nước và nhiều nền văn hóa, trong đó có Việt nam - chúng ta đã xác định rõ vị trí của môn học đối với sự phát triển chung của toàn xã hội. Hơn nữa, giờ đây Tiếng Anh đã trở thành môn học rất quan trọng trong các trường phổ thông. Vì vậy, đòi hỏi người dạy phải luôn đổi mới phương pháp, tìm ra những phương pháp dạy học có hiệu quả nhất nhằm thu hút học sinh, đồng thời phải đổi mới kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợp, để ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứng yêu cầu xã hội. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Có lý luận : Bước sang thế kỷ XXI, thế kỉ bùng nổ thông tin, bùng nổ tri thức, thì phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy Tiếng Anh nói riêng đã trở thành một khâu đột phá, một mũi nhọn của ngành giáo dục trên con đường hiện đại hoá. Một cuộc cách mạng về phương pháp đang mở ra trước mắt cả người học và người dạy. Vậy, đổi mới phương pháp dạy học là gì? Nội dung của nó ra sao? Đổi mới kiểm tra đánh giá như thế nào? Những yêu cầu đổi mới trong việc dạy học nói chung, dạy Tiếng Anh trong nhà trường nói riêng, Sự đổi mới ấy có triển vọng ra sao? Cuộc cách mạng về phương pháp là vấn đề vô cùng lớn trong giáo dục hiện nay. Nó gây bức xúc và trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, nhiều ngành, nhiều nghề cũng như nhiều nhà nghiên cứu khoa học sư phạm không chỉ ở nước ta, ở châu Á mà ở tất cả các nước trên thế giới. 2. Có thực tiễn: Nếu trước kia dạy học là vì giáo viên, từ giáo viên, bằng giáo viên. Người dạy là trung tâm thì nay dạy học là từ người học, vì người học, bằng chính người học, đặt người học vào trung tâm sáng tạo của quá trình dạy học, dạy cho học sinh không thụ động, không trông chờ, ỷ lại và phải luôn luôn có tính sáng tạo. II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 1. Mục đích nghiên cứu :.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Với nhu cầu của xã hội hóa giáo dục đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới phương pháp dạy học để tạo ra những thế hệ con người nhận thức sâu sắc, biết tự giác chủ động sáng tạo trong học tập cũng như trong công việc. Nhìn lại việc học của các em ở nông thôn, tôi thấy nhận thức của các em còn nhiều hạn chế, ý thức tự học, tự rèn luyện rất ít, điều kiện học tập còn nhiều thiếu thốn. Các em chưa xác định được tầm quan trọng của việc học nên không ham học. Là một người đứng trong ngành nghề dạy học, tôi luôn băn khoăn là làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, tự giác của học sinh trong học tập. Đây là một vấn đề nóng bỏng cần phải thực hiện nhanh và đúng cách nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Vì vậy mục đích của việc đổi mới các phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, cho điểm học sinh phù hợp sẽ giúp các em tự tin hơn trong học tập, biết cách tự đánh giá việc học của mình cũng như biết đánh giá kết quả học tập của các bạn khác. Từ đó, các em có tính chủ động hơn trong học tập và biết phấn đấu thi đua nhau để việc học có kết quả cao hơn. 2. Phương pháp nghiên cứu : Để thực hiện đề tài này, tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu chính như sau : a. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục : Qua dạy học Tiếng Anh ở trường THCS Bình Hàng Tây, bản thân tôi và đồng nghiệp đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực, thực hiện nhiều trò chơi vào bài giảng, kết quả học sinh được nâng lên rõ rệt. Ví dụ: English 6: Unit 7: Lesson 6: On the move (C4) Trước khi chơi, giáo viên thiết kế 6 câu hỏi và 2 câu lucky number trên slide, chia lớp thành 2 nhóm A và B. Hai nhóm lần lượt chọn từng ô số, nếu ô số là câu hỏi thì học sinh phải trả lời, nếu trả lời đúng thì ghi được 10 điểm, nếu trả lời sai thì không ghi điểm. Nếu ô số là từ “Lucky number” thì đương nhiên ghi được 10 điểm. Giáo viên tổng kết: nhóm nào ghi được nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng. Các câu hỏi có nội dung sau: 1. What time does Hoang get up? 2. Lucky number. 3. What time do classes end? 4. Does Hoang go to school by car? 5. Lucky number. 6. What time does Hoang go to school? 7. Does Hoang walk to school? 8. What time do classes start? Đáp án: 1. Hoang get up at half past five. 3. Classes end at half past eleven..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 4. No, he doesn’t. 6. Hoang goes to school at half past six. 7. Yes, he does. 8.Classes start at seven o’clock.. Lucky numbers. 1 2 3 4 5 6 7 8 b. Phương pháp điều tra : Để tìm hiểu về sở thích học các giờ học ở bộ môn Tiếng Anh, tôi đã cho các em trả lời các câu hỏi sau : Em có suy nghĩ gì khi học bộ môn Tiếng Anh ? a. Thích b. Không thích c. Học được c. Khó học Qua kết quả điều tra với tổng số 123 học sinh khối 6 cho thấy : - Truyền thụ kiến thức theo phương pháp thụ động, không sử dụng trò chơi, không ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực, không tổ chức hoạt động nhóm thì số học sinh ham thích học bộ môn Tiếng Anh chiếm tỉ lệ rất thấp : 12/123 học sinh chiếm tỉ lệ 9,7%. - Truyền thụ kiến thức theo phương pháp tích cực, có sử dụng nhiều trò chơi, ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực, đổi mới kiểm tra đánh giá, cho điểm học sinh phù hợp, công bằng, công khai thì số học sinh yêu thích bộ môn Tiếng Anh, tự tin trong học tập chiếm tỉ lệ rất cao : 111/123 học sinh chiếm tỉ lệ 90,2% c. Phương pháp thu thập thông tin : Khi sử dụng các phương pháp này qua trò truyện giúp tôi nắm bắt thông tin phản hồi từ phía học sinh về mọi phương diện, đây cũng là điểm giúp tôi có thể tự điều chỉnh phương pháp dạy học của mình cho phù hợp, thường xuyên ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin làm cho các em yêu thích và cho là có hiệu quả cao, đồng thời còn gắn chặt thêm tình cảm giữa thầy và trò để cùng nhau dạy và học tốt hơn. d. Phương pháp quan sát :.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đây là phương pháp giúp ta quan sát thái độ, hành vi của học sinh, phát hiện ra những hành vi, cử chỉ của học sinh trong học tập, sinh hoạt,...để phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh. e. Phương pháp thực nghiệm : Khi tiến hành nghiên cứu tạo ra một số tình huống, những hoàn cảnh, những điều kiện rất gần gũi của cuộc sống để đưa đối tượng vào vấn đề, từ đó nghiên cứu thu lại được những tư liệu cần thiết. Đây là một phương pháp hết sức quan trọng và rất cần thiết. f. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động : Qua phương pháp này làm cho người giáo viên thấy được những thiếu sót và những chỗ hổng của học sinh để có phương pháp làm cho hoạt động của mình đạt chất lượng cao hơn. g. Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm : Nhờ phương pháp này mà tôi có thể tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm, phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập của học sinh qua các mặt hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động nhóm, từ đó rút ra bài học và tìm ra những biện pháp khắc phục và đề xuất. h. Phương pháp thống kê, tính toán : Phương pháp thống kê, tính toán qua những thông tin tài liệu thu thập được, tôi đã vận dụng phương pháp này để thống kê lại tình hình để biết được chất lượng học tập của học sinh thời gian sau so với thời gian trước như thế nào ? Ngoài các phương pháp trên tôi còn sử dụng một số phương pháp khác trong quá trình nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn mình phụ trách. III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI : Do xuất phát từ thực tế dạy và học Tiếng Anh của thầy và trò trường THCS Bình Hàng Tây, tôi chỉ nghiên cứu học sinh khối lớp 6 theo chương trình Tiếng Anh THCS. IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN : 1. Thời gian nghiên cứu : Năm học 2011 – 2012. 2. Đối tượng nghiên cứu : Học sinh lớp 6A1, 6A2, 6A3, 6A4 trường THCS Bình Hàng Tây với tổng số học sinh là : 123 học sinh. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN : Chất lượng giáo dục là vấn đề luôn được đặt nặng lên vai các thầy, cô giáo. Việc nâng cao chất lượng giáo dục luôn là mục tiêu cần phải phấn đấu tới. Do đó việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá là tính tất yếu và đây cũng là một trong những nội dung quan trọng nhất của đổi mới.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> giáo dục ở nước ta hiện nay và là vấn đề chủ yếu quyết định đến chất lượng giáo dục. Trong quá trình giảng dạy, việc vận dụng các phương pháp dạy học nhằm hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức một các nhanh nhất, vận dụng tốt kiến thức đã học là cả một vấn đề, đặc biệt là bộ môn Tiếng Anh. Vì vậy bản thân tôi phải luôn đổi mới phương pháp dạy học hướng đến việc coi trọng người học, coi học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích các hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy và học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đổng thời phải đổi mới kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợp;. Phương pháp dạy học mới này sẽ phát huy tốt nhất vai trò chủ thể, chủ động, tích cực của học sinh. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN : Qua nhiều năm dạy học Tiếng Anh ở trường THCS Bình Hàng Tây theo phương pháp mới. Bản thân nhận thấy rằng để đạt được mục đích của dạy học Tiếng Anh cấp THCS thì giáo viên là nhân tố tham gia quyết định đến chất lượng giáo dục. Do vậy, ngoài những hiểu biết về cơ bản bộ môn Tiếng Anh, người giáo viên còn phải có phương pháp dạy học phù hợp thu hút gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức của học sinh. Biết đánh giá, xác định đúng trình độ nhận thức của học sinh để từ đó đưa ra những phương pháp phù hợp cho từng đối tượng. Đó là vấn đề cần quan tâm và nghiên cứu nghiêm túc. Do vậy, trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi xin chia sẽ một số khía cạnh của vấn đề về việc « Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh phù hợp yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứng yêu cầu xã hội » mà bản thân đã thực hiện trong thời gian qua. III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẨN : 1. Thực trạng dạy và học : a. Thực tế giảng dạy cho thấy: Trong những năm qua, sau khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá, cho điểm học sinh phù hợp thì nhiều học sinh rất yêu thích môn học, năng động trong mọi hoạt động và đặc biệt là tự tin hơn trong học Tiếng Anh. b. Tập thể cán bộ giáo viên: - Không ngừng phấn đấu đúc rút kinh nghiệm, tổ chức nhiều chuyên đề, thường xuyên dự giờ thăm lớp học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. - Luôn cố gắng nghiên cứu tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp để truyền đạt kiến thức một cách có hiệu quả nhất cho học sinh. - Luôn quan tâm, gần gủi, chia sẽ với học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém, học sinh có hoàn cảnh khó khăn c. Cơ sở vật chất: - Với yêu cầu đổi mới giáo dục, cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng được đáp ứng đầy đủ. Song vẫn còn thiếu các phòng bộ môn, phòng nghe nhìn,.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> phòng chức năng,…nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc lĩnh hội kiến thức của học sinh. - Chưa có phòng học Tiếng mang tính đặc trưng riêng của bộ môn làm cho học sinh chưa phát huy hết khả năng của mình trong quá trình học tập và rèn luyện. Đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một mục tiêu đang được đẩy mạnh và phát huy tại tất cả các đơn vị trường học. Tuy nhiên tại mỗi đơn vị lại áp dụng với nhiều hình thức khác nhau nhằm mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực nhất cho đơn vị mình. Với phần chia sẽ đưới đây nhằm góp một phần nhỏ giúp các thầy cô giáo có thể nâng cao chất lượng giảng dạy và tăng cường hiệu quả giáo dục của mình hơn nữa trong thời gian tới. 2. Những mâu thuẩn: - Phương pháp dạy học tích cực, có những kiến thức không thể do học sinh tự phát hiện được mặc dù cung cấp cho học sinh bất cứ phương tiện nào, cũng không phải mọi học sinh đều sẳn sàng tham gia vào hoạt động tích cực; - Trong nhiều trường hợp nếu cho phép học sinh tự phát hiện, giải quyết, chiếm lĩnh tri thức thì mất rất nhiều thời gian. Từ đó có thể cho thấy không thể áp dụng máy móc phương pháp dạy học tích cực cho toàn bộ các bài học, các nôi dung dạy học; - Nếu quá thiên về phương pháp dạy học tích cực có thể ảnh hưởng thiên lệch trong tâm lí của trẻ, chẳng hạn: Phủ nhận vai trò của môi trường, hoặc do đề cao quá vai trò người học có thể dẫn đến coi nhẹ vai trò người dạy và học sinh có thể tự mãn; - Phương pháp dạy học tích cực chú trọng tính tự chủ trong việc thực hiện mục tiêu dạy học: Nếu chỉ thiên về kỷ năng, thành tựu đơn giản thì những học sinh khá giỏi bị thiệt thòi. Ngược lại, nếu thiên về mục tiêu phát triển thì thiệt thòi cho học sinh chậm phát triển, kém thông minh, học sinh yếu kém. Vì vậy, để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp, việc ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực thì đòi hỏi bản thân mỗi giáo viên phải đầu tư soạn giảng giáo án chu đáo, cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định ứng dụng phương pháp phù hợp cho từng đối tượng học sinh để việc dạy và học đạt hiệu quả cao nhất. IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : 1. Nội dung : Thực hiện Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh, Phương pháp kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợp yêu cầu đổi mới của ngành và đáp ứng yêu cầu xã hội là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng giáo dục. Nhằm thực hiện triệt để tinh thần cuộc vận động « Hai Không » với bốn nội dung, đồng thời nâng cao được chất lượng giáo dục thì đòi hỏi mỗi thầy giáo, cô giáo cần phải hết sức tích cực đổi mới.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, đổi mới kiểm tra, đánh giá đúng thực chất trình độ của học sinh nhằm xác định đối tượng giảng dạy một cách khoa học, đây là vấn đề cần thiết không thể thiếu trong dạy và học. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, giảng dạy có hiệu quả, phù hợp nhằm cho học sinh lĩnh hội được nguồn kiến thức lớn nhất, đồng thời phải luôn phát huy được tính tích cực học tập, chủ động sáng tạo của mỗi học sinh nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất. 2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện : a. Xác định mục tiêu học tập cho học sinh, đảm bảo cho học sinh an tâm học tập tại trường : Việc xây dựng mục tiêu học tập của học sinh phải được xem là công tác giáo dục tư tưởng lâu dài. Việc xác định này đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định sỉ số học sinh nhằm giảm tối đa số lượng học sinh bỏ học cũng như thái độ học tập của học sinh, bởi vì các em rất bỡ ngỡ khi chuyển tiếp từ cấp Tiểu học lên cấp THCS. Các em phải đón nhận nhiều giáo viên giảng dạy trong một năm học thay vì chỉ một giáo viên trong một năm học ở cấp Tiểu học. Ngoài ra, các em còn thuộc nhiều đối tượng khác nhau như : - Hoàn cảnh, môi trường sống của các em khác nhau. - Trình độ khác nhau. - Hầu hết các em thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên dụng cụ học tập của các em không đầy đủ, đôi khi thái độ học tập của các em cũng chưa đúng. - Sự quan tâm của gia đình đối với các em cũng hạn chế. Với nhiều đối tượng học sinh, nhiều hoàn cảnh khác nhau như vậy thì việc xác định mục tiêu học tập phải luôn được nhắc nhỡ và thực hiện liên tục, xuyên suốt trong cả một năm học. Từ đó giúp học sinh ý thức được việc học, an tâm tham gia học tập tốt, giảm tối đa tình trạng học sinh bỏ học. b. Đổi mới phương pháp giảng dạy phải dựa trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm : Nhận thức được việc giảng dạy thuộc nhiều đối tượng học sinh trong cùng một lớp học thì việc nêu vấn đề và giải quyết vấn đề phải phù hợp với trình độ học lực của đối tượng. Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi trong giảng dạy cũng phải xác định đối tượng, tránh làm học sinh mất tự tin khi trả lời, nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến việc học sinh thụ động trong các tiết dạy về sau. + Với đối tượng học sinh có trình độ học lực yếu kém thì việc tiếp thu kiến thức trên lớp là rất « chậm nhớ » và « mau quên ». Đặc điểm chung của nhóm này là lười học và ham chơi, cho nên việc tăng cường hướng dẫn các em đọc và thực hành câu theo mẫu là quan trọng để dần dần giúp các em tự tin hơn trong học tập..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ví dụ : Khi dạy thì Hiện tại tiếp diễn ở Bài 8 : « OUT AND ABOUT » Lớp 6. Lesson 1 : What are you doing ? (A1) Tôi đã hướng dẫn các em thực hành theo « Word-Cues » a/ I/ play soccer. I am playing soccer (now). b/ He/ wait for a bus He is waiting for a bus c/ They/ go to school They are gong to school. d/ He/ play video games He is playing video games e/ They/ walk to school They are walking to school + Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng cách thay đổi phương pháp trình bày nội dung trong một bài giảng. Thông thường trong giảng dạy giáo viên thường trình bày nội dung theo đúng trình tự trong sách giáo khoa, quá trình lặp lại liên tục như vậy dễ gây cảm giác nhàm chán cho học sinh. Việc thay đổi phương pháp trình bày sẽ tạo cảm giác mới lạ, gây sự hứng thú, chú ý học tập của học sinh. - Đổi mới phương pháp bằng cách hệ thống lại kiến thức sau mỗi bài, mỗi chương. Việc hệ thống lại kiến thức rất quan trọng giúp cho các em nắm vững kiến thức bài học đồng thời các em sẽ ít gặp khó khăn trong việc ôn tập, ôn thi sau này. Ví dụ : Kết thúc Unit 5 : THINGS I DO, class 6, tôi đã hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy như sau :.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Đổi mới phương pháp bằng cách thay đổi cách tiếp cận với học sinh bằng cách nêu tình huống có vấn đề để gợi sự tò mò mong muốn được giải thích, từ đó hình thành ý thức tích cực tham gia xây dựng bài. Ví dụ : Unit 4 : « BIG OR SMALL » Class 6 ; Lesson 4 : Getting ready for school (A1,2,3) Giáo viên có thể nêu ra rất nhiều vấn đề tạo ra sự tò mò muốn tìm hiểu ngay của học sinh như : Why do you get up early? What do you do every morning ? What do you do after that ? What do you do then ? - Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách thay đổi phương tiện dạy học. Với những bài tương đối dài và nhiều từ mới thì việc sử dụng phương tiện hiện đại như công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy sẽ mang lại kết quả nhanh và tốt hơn làm tăng hiệu quả giảng dạy. Ví dụ : Unit 6 : PLACES, class 6. Lesson 5 : Around the house(C3,4) Nếu có hình ảnh minh họa cụ thể và được phóng to trình chiếu qua đầu chiếu thì việc tiếp thu kiến thức của học sinh, thực hành câu hỏi và trả lời về các bức tranh sẽ dễ dàng và tốt hơn rất nhiều bởi đa số những kiến thức trong bài là kiến thức trừu tượng, nếu không sử dụng hình ảnh minh họa giúp học sinh có thể hình dung, tưởng tượng được thì khó có thể truyền đạt đầy đủ kiến thức trong vòng 45 phút của tiết học..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách sử dụng phiếu học tập : Phiếu học tập có thể sử dụng ở rất nhiều bài, nếu chuẩn bị tốt phiếu học tập thì kết quả thu được từ tiết dạy là rất khả quan, học sinh có thể tự tìm hiểu nội dung bài mới trước ở nhà thông qua trả lời phiếu học tập (phiếu học tập được phát sau mỗi giờ học); hoặc có thể tham gia xây dựng bài mới thông qua trả lời phiếu học tập (phiếu học tập phát trong giờ học). Hình thức và nội dung của phiếu học tập cũng tùy theo nội dung của từng bài mà xây dựng phiếu học tập cho phù hợp, phiếu học tập có thể là bảng so sánh, tóm tắt, điền khuyết,... Ví dụ : sau Unit 10 : STAYING HEALTHY, Class 6. Lesson 4 : Food and Drink (B1,2) tôi đã sử dụng phiếu học tập để các em điền những thông tin vào phiếu học tập sau khi học xong bài học. Phiếu học tập ( Giáo viên yêu cầu học sinh tìm ra các danh từ và đặt theo đúng yêu cầu) a banana hot drink cold drink. an apple orange. some Water, rice, milk, meat, vegetables, noodles, orange juice, oranges, apples, bananas, bread. - Đổi mới phương pháp bằng cách cung cấp tài liệu học tập cho học sinh : Thông thường những kiến thức trong sách giáo khoa thì không bao giờ đủ đối với học sinh yêu thích môn học. Vì thế việc giới thiệu một số đầu sách để học sinh có thể tự tìm và tham khảo là rất cần thiết. Đặc biệt đối với học sinh cuối cấp thì việc cung cấp tài liệu giúp các em ôn tập tốt thì càng quan trọng hơn. Tài liệu đó có thể là tài liệu do chính giáo viên giảng dạy biên soạn hoặc thu thập từ nguồn đáng tin cậy khác nhưng phải đảm bảo nội dung đầy đủ, ngắn gọn, chính xác. Ví dụ : Tôi đã giới thiệu cho học sinh khá giỏi khối 6 với những loại sách được các em ưa thích như : + Sách Bài tập Tiếng Anh 6 không đáp án- Tái bản năm 2011 có chỉnh lý và bổ sung- nxb Đà Nẳng do trung tâm sách Sài gòn phát hành. + Sách Bài tập thực hành Tiếng Anh 6-Nhà xuất bản Đà Nẳng. + Sách hướng dẫn và làm bài tập Tiếng Anh 6-Nhà xuất bản Thuận hóa. + Bài tập trắc nghiệm Tiếng Anh 6 không đáp án-Nhà xuất bản Đà Nẳng. - Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách đổi mới phương pháp ôn tập, ôn thi sao cho phù hợp với tình hình thực tế và phù hợp với yêu cầu của cấp trên :.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan đòi hỏi phải có hướng ôn tập phù hợp, kiến thức ôn tập phải phủ kín chương trình, hình thức ôn tập giúp các em làm quen với phương pháp trả lời những câu trắc nghiệm khách quan. Ví dụ : Giáo viên có thể soạn thành nhiều đề, mỗi đề khoảng từ 40 đến 50 câu trắc nghiệm cho học sinh tự làm để giúp các em làm quen và tập dần tính độc lập suy nghĩ khi làm bài. - Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học : Thực tế, đối với Tiếng Anh 6 thì đồ dùng dạy học thiếu rất nhiều hoặc chỉ có được một số tranh, nên giáo viên thường phải « dạy chay » hoặc tự làm đồ dùng dạy học. Về phần phòng nghe nhìn thì đơn vị lại chưa có. Giáo viên có thể mang những đồ dùng trực quan cho học sinh quan sát như : Ví dụ : Unit 10 : STAYING HEATHY, Class 6 : B1,2 : Food and Drink. Chúng ta mang theo quả cam, táo, chuối, nước suối, gạo, sữa, rau cải, bánh mì,...... Nếu không có đồ dùng dạy học thì giáo viên phải viết, vẽ, giải thích, mất rất nhiều thời gian nhưng chưa chắc đạt hiệu quả cao thì hình ảnh trực quan sẽ giúp các em dễ quan sát, tích cực tham gia xây dựng bài và nhớ bài lâu hơn. - Có một yếu tố nữa sẽ làm nên phương pháp giảng dạy ở mỗi người dạy chính là cái tâm nhà giáo. Người dạy khi lên lớp phải nhạy cảm trước mọi phản ứng của học sinh, phải cảm thấy buồn, trăn trở sau mỗi giờ giảng không thành công để rồi sau đó tìm cho mình một cách truyền đạt mới tạo hứng thú cho học sinh. c. Đổi mới phương pháp dạy học phải đi đôi với đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá : Vì sao cần phải đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ? - Kiểm tra đánh giá đúng thực chất của từng học sinh sẽ giúp quá trình định hướng học tập của học sinh đó dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc phân chia nhóm hướng dẫn học tập cho các em. - Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng của từng học sinh giúp học sinh tự tin hơn, khi cần có thể thông báo kịp thời trình độ đến phụ huynh các em nhằm giúp kiểm soát chặt chẽ việc học của các em từ hai phía gia đình và xã hội. - Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng của từng học sinh giúp giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng các em kịp thời. * Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá phải được thực hiện có khoa học, đòi hỏi có độ chính xác cao thì mới đem lại kết quả cao. Khi đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nên : * Xây dựng quy trình kiểm tra đánh giá : Việc đánh giá học lực của học sinh có thể diễn ra liên tục tùy theo sự khảo sát kiến thức bằng nhiều hình thức như : Hỏi trực tiếp trên giờ học, kiểm.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra chất lượng đầu năm, kiểm tra cuối học kỳ nhằm đánh giá chính xác trình độ học lực của học sinh. * Xây dựng nội dung đề kiểm tra đánh giá : Việc kiểm tra đánh giá của giáo viên thường mang tính chủ quan (dạy gì cho đó) nên chưa thể bao quát hết nội dung của chương trình,vì vậy việc thành lập ngân hàng câu hỏi, đề kiểm tra cho mỗi khối lớp học là cần thiết để có thể đánh giá một cách khách quan hơn, đồng thời kiểm soát được chất lượng giảng dạy bộ môn của chính bản thân mình để có hướng điều chỉnh kịp thời và phù hợp. Nội dung của ngân hàng câu hỏi, đề kiểm tra phải phong phú, đa dạng, phải bao quát hết toàn bộ kiến thức chương trình. d. Kết luận: Đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra, đánh giá cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, từ năm này qua năm khác. Đổi mới phương pháp giảng dạy có thể từ ở một vài bài ở một vài tiết học rồi nhiều hơn nữa, thậm chí chỉ cần nảy sinh ý tưởng đổi mới và áp dụng một vài thay đổi trong một tiết học là đã đổi mới. Không nên cho rằng cứ phải giảng dạy bằng giáo án điện tử thì mới gọi là đổi mới, trong khi đó phương pháp thì không có gì đổi mới chỉ thay bằng một dụng cụ hỗ trợ giảng dạy khác hiện đại hơn. Đổi mới phương pháp dạy và học phải thật sự là thay đổi là “Cách dạy” và “cách học” không xa rời, phải dựa trên phương pháp truyền thống để đánh giá mức độ thành công của phương pháp mới, so sánh phương pháp truyền thống và phương pháp mới để nhận biết được vấn đề cần phải thay đổi, đổi mới sao cho có hiệu quả. Đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá là một quá trình lâu dài, phải có thời gian để giáo viên và học sinh có thể đổi mới và thích ứng kịp thời. Với sự chia sẽ này, tôi nghĩ không thể nêu đầy đủ về đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá. Rất mong nhận được sự chia sẽ cùng quý thầy cô. 3. Xử lý kết quả kiểm tra đánh giá : Căn cứ vào điểm trung bình của các em sau khi kiểm tra đánh giá để xác định trình độ học lực của các em nhằm giáo viên có phương pháp dạy học cho phù hợp. 4. Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá: Tùy từng thời điểm đánh giá mà sử dụng kết quả đánh giá. Có thể căn cứ vào kết quả đánh giá để đề ra kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, hướng dẫn phân luồng học sinh sau tốt nhiệp THCS. V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG :.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá giúp học sinh tự tin hơn trong học tập, ham thích học tập và tuyệt đối tin tưởng vào giáo viên của mình, giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc giảng dạy của mình. Qua học kỳ I năm học 2011 – 2012, tỉ lệ học sinh đạt trên trung bình 96%, trong đó học sinh khá giỏi : 30,9% Sau khi thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp dạy học tích cực; áp dụng quy trình kiểm tra, đánh giá phù hợp thì kết quả đạt được như sau: Lần kiểm tra, đánh giá thứ nhất: (Kiểm tra chất lượng đầu năm) Sỉ số Loại Lớp 6A 1 6A 2 6A 3 6A 4 T.cộng. 29 29 30 35 123. Giỏi SL TL % 1 3,4 3 10,3 2 6,7 12 34,3 18 14,6. Khá SL TL % 4 13,8 5 17,2 7 23,3 10 28,6 26 21,1. Trung bình SL TL % 9 31 12 41,4 14 46,7 11 31,4 46 37,4. Yếu TL % 11 37,9 6 20,7 4 13,3 1 2,9 22 17,9. Kém SL TL % 4 13,7 3 10,3 3 10 1 2,9 11 8,9. Yếu SL TL % 1 3,4 2 6,9 1 3,3 0 0 3 2,4. Kém SL TL % 1 3,4 0 0 1 3,3 0 0 2 1,6. SL. Lần kiểm tra, đánh giá thứ hai: (Kiểm tra học kỳ I) Sỉ số Loại Lớp 6A 1 6A 2 6A 3 6A 4 T.cộng. 29 29 30 35 123. Giỏi SL TL % 6 20,7 5 17,2 6 20 16 45,7 33 26,8. Khá SL TL % 9 31 8 27,6 10 33,3 15 42,9 42 34,1. Trung bình SL TL % 12 41,4 14 48,3 12 40 5 14,3 43 35. C. KẾT LUẬN : I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI : Qua việc đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá, cho điểm học sinh phù hợp đã mang lại ý nghĩa hết sức quan trọng đối với ngành giáo dục nói chung, đối với giáo viên giảng dạy bộ môn Tiếng Anh nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG : Việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá cho điểm học sinh phù hợp đã làm cho tất cả học sinh học sinh học tập một cách tích cực, tự giác, độc lập và sáng tạo. Mặt khác còn kích thích được phong trào thi đua học tập trong lớp. Do đó kết quả mang lại rất khả quan, nhiều em rụt rè.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> nay đã hăng say phát biểu xây dựng bài, lớp học sôi nổi, học sinh hứng thú, tiếp thu kiến thức nhanh chóng. Thực tế cho thấy rằng người giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức, kĩ năng cần thiết mà còn truyền đến cho các em cả lương tâm, tình cảm và trách nhiệm của chính mình. III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN : 1. Bài học kinh nghiệm : Qua thời gian áp dụng việc đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá, cho điểm phù hợp trình độ học sinh, bản thân đã rút ra cho mình những bài học bổ ích như sau : - Dạy học vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật. Muốn dạy học có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay, đòi hỏi người giáo viên phải nổ lực sáng tạo, không ngừng cải tiến phương pháp để nâng cao hiệu quả giảng dạy, từng bước nâng dần chất lượng dạy và học. - Giáo viên phải luôn tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học và phải sử dụng Tiếng Anh như là ngôn ngữ chính để giao tiếp. Tùy theo khối lớp và đối tượng học sinh, giáo viên có thể sử dụng những câu Tiếng Anh ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ,.. - Giáo viên phải luôn biết khích lệ học sinh sử dụng kiến thức đã học để sử dụng trong giao tiếp. - Sáng tạo những đồ dùng dạy học phù hợp, đồ dùng trực quan thu hút sự chú ý của học sinh. - Giáo viên cần phải lựa chọn, sử dụng và phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng học sinh. 2. Hướng phát triển: Trong xu thế bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, có rất nhiều phương pháp mới được người giáo viên lựa chọn để làm cho bài giảng của mình thêm sinh động, thu hút và lôi cuốn người học để nâng dần chất lượng dạy và học. Cuộc cách mạng về đổi mới phương pháp hiện nay đã có tác động to lớn đối với mỗi giáo viên. Nếu có sự phối hợp đồng bộ giữa thầy và trò thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả như mong đợi. IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ : Đổi mới phương pháp giảng dạy và đổi mới kiểm tra đánh giá là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục và để thực sự là đổi mới, tôi xin đề nghị: - Nên duy trì thường xuyên việc tổ chức hội thảo, chuyên đề về công tác dạy học. - Giáo viên giảng dạy cần kiên trì tìm tòi, từng bước ứng dụng phương pháp mới vào giảng dạy, vận dụng sáng tạo các phương pháp giảng dạy để bài giảng luôn thu hút sự say mê của học sinh. Trong quá trình thực hiện, bản thân không tránh khỏi những vướng mắc, rất mong nhận được những lời động viên góp ý chân thành từ quý đồng nghiệp, quý thầy cô có nhiều kinh nghiệm hơn để giúp tôi bổ sung những thiếu sót và.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> ngày càng tạo được những bài giảng hay, bổ ích hơn nữa góp phần thành công trong việc giảng dạy bộ môn Tiếng Anh của mình. Trên đây là suy nghĩ và việc làm thiết thực của bản thân trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường THCS Bình Hàng Tây trong năm học 2011 – 2012 và những năm tiếp theo. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp, quý lãnh đạo để sáng kiến này được hoàn thiện hơn và ứng dụng rộng rãi. Chúc quý thầy cô tìm thấy ở đây ít nhiều điều bổ ích cho tài liệu của riêng mình. Xin chân thành cảm ơn. Bình Hàng Tây, ngày 21 tháng 02 năm 2012 Xác nhận của ban giám hiệu nhà trường Người viết Hiệu Trưởng ________________________________ ________________________________ ________________________________ ________________________________ Nguyễn Thị Thu Hương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa tiếng anh 6 – NXB Giáo dục BGD&ĐT (Nguyễn Văn Lợi - Tổng chủ biên ) 2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức – kỹ năng môn Tiếng anh THCS – NXB giáo dục Việt Nam BGD&ĐT ( Vũ Thị Lợi – Chủ biên) 3. Hướng dẫn kiểm tra – đánh giá thường xuyên và định kỳ môn tiếng anh 6 NXB giáo dục Việt Nam BGD&ĐT ( Vũ Thị Lợi – Chủ biên).

<span class='text_page_counter'>(16)</span> MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU:------------------------------------------------Trang 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:--------------------------------------------------Trang 1 1. Có lý luận :---------------------------------------------------------------Trang 1 2. Có thực tiễn:--------------------------------------------------------------Trang 1 II. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :----------------Trang 1 1. Mục đích nghiên cứu : -------------------------------------------------Trang 1 2. Phương pháp nghiên cứu : ---------------------------------------------Trang 2 a. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục :----------------------Trang 2 b. Phương pháp điều tra :-------------------------------------------------Trang 3 c. Phương pháp thu thập thông tin :-------------------------------------Trang 3 d. Phương pháp quan sát :------------------------------------------------Trang 3 e. Phương pháp thực nghiệm :-------------------------------------------Trang 4 f. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động :--------------------Trang 4 g. Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm :--------------------------------Trang 4 h. Phương pháp thống kê, tính toán :------------------------------------Trang 4 III. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI : --------------------------------------------Trang 4 IV. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN :--------------------------------------------Trang 4 1. Thời gian nghiên cứu : -------------------------------------------------Trang 4 2. Đối tượng nghiên cứu : ------------------------------------------------Trang 4 B. PHẦN NỘI DUNG---------------------------------------------------------Trang 4 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN :--------------------------------------------------------Trang 4 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN : ---------------------------------------------------Trang 5 III. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG MÂU THUẨN :---------------------Trang 5 1. Thực trạng dạy và học :-------------------------------------------------Trang 5 a. Thực tế giảng dạy cho thấy: -------------------------------------------Trang 5 b. Tập thể cán bộ giáo viên: ----------------------------------------------Trang 5 c. Cơ sở vật chất: -----------------------------------------------------------Trang 5 2. Những mâu thuẩn: ------------------------------------------------------Trang 6 IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :------------------------Trang 6 1. Nội dung :----------------------------------------------------------------Trang 6 2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện :----------------------------------Trang 7 a. Xác định mục tiêu học tập cho học sinh, đảm bảo cho học sinh an tâm học tập tại trường :-----------------------------------------------------------------Trang 7 b. Đổi mới phương pháp giảng dạy phải dựa trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm :----------------------------------------------------------------------Trang 7.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> c. Đổi mới phương pháp dạy học phải đi đôi với đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá :------------------------------------------------------------------Trang 11 d. Kết luận:----------------------------------------------------------------Trang 12 3. Xử lý kết quả kiểm tra đánh giá :------------------------------------Trang 12 4. Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá:-----------------------------------Trang 12 V. HIỆU QUẢ ÁP DỤNG :-----------------------------------------------Trang 12 C. KẾT LUẬN----------------------------------------------------------------Trang 13 I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI :----------------------------------------------Trang 13 II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG :----------------------------------------------Trang 13 III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM, HƯỚNG PHÁT TRIỂN :-----------Trang 14 1. Bài học kinh nghiệm :-------------------------------------------------Trang 14 2. Hướng phát triển:-----------------------------------------------------Trang 14 IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ----------------------------------------------Trang 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO---------------------------------------------------Trang 15.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> NHẬN XÉT ĐÓNG GÓP Ý KIẾN --------------------------------------------------------------------------------------------------------------. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

×