Tải bản đầy đủ (.pdf) (284 trang)

Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục Quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.61 MB, 284 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ VĂN QUỐC

QUẢN LÍ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ
TÍN CHỈ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TƯ THỤC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ VĂN QUỐC

QUẢN LÍ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ
TÍN CHỈ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TƯ THỤC MIỀN ĐƠNG NAM BỘ
Chun ngành : Quản lí giáo dục
Mã số

: 9140114

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS. TS. TRẦN THỊ THU MAI
2. PGS. TS. PHẠM VIẾT VƯỢNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 12 năm 2020
Người nghiên cứu

Lê Văn Quốc



iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................... i
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục kí hiệu và chữ viết tắt .............................................................................. vii
Danh mục các bảng .................................................................................................. viii
Danh mục các hình .................................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO

THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ............................. 14
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 14
1.1.1. Ngoài nước ............................................................................................... 14
1.1.2. Trong nước ............................................................................................... 24
1.2 . Lí luận chung về đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học ................... 38
1.2.1. Học chế và học chế tín chỉ, đào tạo và đào tạo theo học chế tín chỉ........ 38
1.2.2. Đặc điểm đào tạo theo học chế tín chỉ ..................................................... 46
1.2.3. Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ ....................................................... 50
1.2.4. Những điều kiện cần có để tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ ............. 53
1.3. Lí luận chung về quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học
tư thục .................................................................................................................... 55
1.3.1. Quản lí, quản lí đào tạo, quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ ................. 55
1.3.2. Những đặc điểm của quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ ....................... 58
1.3.3. Nội dung quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong trường đại học
tư thục ...................................................................................................... 60
1.3.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ
trong trường đại học tư thục .................................................................... 78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 82
Chương 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÍ ĐÀO TẠO THEO
HỌC CHẾ TÍN CHỈ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC

MIỀN

ĐÔNG NAM BỘ ..................................................................................................... 85
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .................................................................... 85


iv
2.1.1. Giới thiệu vùng Đông Nam Bộ ................................................................ 85
2.1.2. Giới thiệu 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ........................ 88

2.2. Khái quát điều tra thực trạng về đào tạo và quản lí đào tạo theo học chế
tín chỉ ..................................................................................................................... 93
2.2.1. Mục đích điều tra ..................................................................................... 93
2.2.2. Nội dung điều tra ..................................................................................... 93
2.2.3. Phương pháp điều tra ............................................................................... 94
2.3. Kết quả điều tra về thực trạng đào tạo theo học chế tín chỉ trong 5
trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ. ......................................................... 97
2.3.1. Công tác tuyển sinh ................................................................................. 97
2.3.2. Tổ chức xây dựng chương trình đào tạo ................................................. 99
2.3.3. Tổ chức hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học của
sinh viên ................................................................................................ 100
2.3.4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên .................... 106
2.3.5. Điều kiện tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường đại học tư
thục miền Đông Nam Bộ....................................................................... 107
2.4. Kết quả điều tra về thực trạng quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong
5 trường đại học tư thục miền Đơng Nam Bộ. .................................................... 108
2.4.1. Quản lí tuyển sinh ................................................................................. 108
2.4.2. Quản lí chương trình đào tạo................................................................. 111
2.4.3. Quản lí hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của
sinh viên ................................................................................................ 115
2.4.4. Quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ..................... 121
2.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ ............ 126
2.5. Đánh giá chung về thực trạng đào tạo và quản lí đào tạo theo học chế tín
chỉ trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ..................................... 127
2.5.1. Những thành tựu .................................................................................... 127
2.5.2. Những hạn chế ....................................................................................... 130
2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng .................................................................. 132
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 135



v
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN
CHỈ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC MIỀN ĐƠNG NAM BỘ................. 139
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ...................................................................... 139
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lí ........................................................... 139
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu, tính kế hoạch ................................. 139
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa .......................................................... 140
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ........................................................ 140
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ........................................................... 140
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ......................................................... 140
3.2. Các biện pháp quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học
tư thục miền Đông Nam Bộ ................................................................................ 141
3.2.1. Biện pháp 1. Phát triển đề cương chi tiết mơn học theo học chế
tín chỉ ..................................................................................................... 141
3.2.2. Biện pháp 2. Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên đáp ứng
yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ...................................................... 143
3.2.3. Biện pháp 3. Tổ chức bồi dưỡng năng lực về công tác cố vấn học
tập cho đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế
tín chỉ ..................................................................................................... 145
3.2.4. Biện pháp 4. Tăng cường quản lí về nội dung, phương pháp và hình
thức kiểm tra, đánh giá từ bộ môn, khoa và ngành ............................... 151
3.2.5. Biện pháp 5. Phối hợp đồng bộ giữa trưởng/ phó trưởng khoa,
trưởng/ phó trưởng bộ mơn và giảng viên trong quản lí: chương
trình đào tạo, hoạt động dạy và học, việc kiểm tra và đánh giá kết
quả học tập............................................................................................. 155
3.3. Mối liên hệ giữa các biện pháp .................................................................... 163
3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí đào
tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học tư thục Miền Đông Nam Bộ ........ 164
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm........................................................................... 164
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm ........................................................................... 164

3.4.3. Phương pháp, cách thức tiến hành ......................................................... 164


vi
3.4.4. Đối tượng khảo nghiệm ......................................................................... 165
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................. 166
3.5. Thực nghiệm bồi dưỡng năng lực về công tác cố vấn học tập cho đội
ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ ............................. 173
3.5.1. Cơ sở lựa chọn biện pháp....................................................................... 173
3.5.2. Mục đích thực nghiệm ........................................................................... 174
3.5.3. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 174
3.5.4. Đối tượng, đia điểm, thời gian thực nghiêm .......................................... 174
3.5.5. Giả thuyết thực nghiệm .......................................................................... 175
3.5.6. Phương pháp thực nghiệm và tiến hành thực nghiệm ........................... 175
3.5.7. Phương pháp xử lí số liệu thực nghiệm ................................................. 180
3.5.6. Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 183
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 193
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 195
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 201
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ......................... 212
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT

Giải nghĩa


Viết tắt

1.

CT

Chỉ tiêu

2.

ĐLC

Độ lệch chuẩn

3.

ĐTB

Điểm trung bình

4.

NH

Nhập học

5.

Nxb


Nhà xuất bản

6.

TH

Thứ hạng

7.

p./tr.

Trang

8.

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Phân biệt giữa đào tạo theo niên chế, học chế học phần và theo
học chế tín chỉ ....................................................................................... 42

Bảng 2.1.


Diện tích, dân số các tỉnh miền Đông Nam Bộ .................................... 85

Bảng 2.2.

Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ ......................... 86

Bảng 2.3.

Khái quát chung về 5 trường đại học tư thục miền Đơng Nam Bộ ...... 89

Bảng 2.4.

Học hàm, trình độ, độ tuổi và thâm niên công tác của đội ngũ
giảng viên ở 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ .................. 90

Bảng 2.5.

Mẫu điều tra thực trạng tổ chức đào tạo và quản lí đào tạo theo
học chế tín chỉ trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ..... 95

Bảng 2.6.

Thống kê quy mô tuyển sinh của các trường đại học tư thục miền
Đông Nam Bộ từ 2015 đến 2017 .......................................................... 98

Bảng 2.7.

Ý kiến đánh giá chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ trong 5
trường đại học tự thục miền Đông Nam Bộ từ 2015 đến 2017 ............ 99


Bảng 2.8.

Ý kiến đánh giá về mức độ vận dụng phương pháp giảng dạy
trong đào tạo theo học chế tín chỉ ....................................................... 101

Bảng 2.9.

Ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện công tác cố vấn học tập
trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ........................... 102

Bảng 2.10. Ý kiến đánh giá của sinh viên về mức độ thực hiện các hoạt động
học tập theo học chế tín chỉ................................................................. 104
Bảng 2.11. Ý kiến đánh giá về hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
của sinh viên theo học chế tín chỉ ....................................................... 106
Bảng 2.12. Điều kiện tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ trong 5 trường đại
học tư thục miền Đông Nam Bộ ......................................................... 107
Bảng 2.13. Đánh giá về công tác quản lí tuyển sinh trong 5 trường đại học tư
thục miền Đông Nam Bộ .................................................................... 109
Bảng 2.14. Đánh giá về cơng tác lập kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo
trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ........................... 112


ix
Bảng 2.15. Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trong
5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ..................................... 113
Bảng 2.16. Đánh giá về công tác chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá
chương trình đào tạo trong 5 trường đại học tư thục miền Đông
Nam Bộ ............................................................................................... 115
Bảng 2.17. Đánh giá cơng tác lập kế hoạch trong quản lí hoạt động dạy và học

trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ........................... 116
Bảng 2.18. Đánh giá công tác tổ chức thực hiện trong quản lí hoạt động dạy
và học trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ................ 118
Bảng 2.19. Đánh giá công tác chỉ đạo thực hiện trong quản lí hoạt động dạy
và học trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ................ 120
Bảng 2.20. Đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá trong quản lí hoạt động dạy
và học trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ ................ 121
Bảng 2.21. Đánh giá công tác lập kế hoạch trong quản lí kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của sinh viên trong 5 trường đại học tư thục miền
Đông Nam Bộ ..................................................................................... 122
Bảng 2.22. Đánh giá việc tổ chức thực hiện trong quản lí kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của sinh viên trong 5 trường đại học tư thục miền
Đông Nam Bộ ..................................................................................... 123
Bảng 2.23. Đánh giá cơng tác chỉ đạo thực hiện trong quản lí kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của sinh viên trong 5 trường đại học tư thục
miền Đông Nam Bộ ............................................................................ 124
Bảng 2.24. Đánh giá công tác kiểm tra, đánh giá trong quản lí kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập của sinh viên trong 5 trường đại học tư thục
miền Đông Nam Bộ ............................................................................ 125
Bảng 2.25. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ
trong 5 trường đại học tư thục miền Đơng Nam Bộ ........................... 126
Bảng 3.1.

Kế hoạch tập huấn cho đội ngũ cố vấn học tập tại trường .................. 149

Bảng 3.2.

Bảng quy ước các mức thang đo sử dụng trong xử lí kết quả
khảo nghiệm ........................................................................................ 164



x
Bảng 3.3.

Thành phần và số lượng cán bộ quản lí, giảng viên /cố vấn học tập .. 166

Bảng 3.4.

Hệ số tương quan thứ hạng của biện pháp 5 ....................................... 169

Bảng 3.5.

Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của năm biện
pháp đề xuất ........................................................................................ 171

Bảng 3.6.

Tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi

của các

biện pháp ............................................................................................. 172
Bảng 3.7.

Tiêu chí đánh giá năng lực đội ngũ cố vấn học tập ............................ 181

Bảng 3.8.

Kết quả bồi dưỡng năng lực về công tác cố vấn học tập cho đội
ngũ giảng viên năm học 2017-2018 .................................................... 184


Bảng 3.9.

Kiểm định Paired Samples Test về mức độ đánh giá năng lực cố
vấn học tập trước và sau thực nghiệm ................................................ 185

Bảng 3.10. Mức độ cần thiết tổ chức bồi dưỡng năng lực công tác cố vấn học
tập cho đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế
tín chỉ................................................................................................... 187
Bảng 3.11. Mức độ đáp ứng của các chun đề trong chương trình bồi dưỡng
năng lực cơng tác cố vấn học tập cho đội ngũ giảng viên đáp ứng
yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ ................................................... 188


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Q trình đào tạo tổng thể trong nhà trường ........................................... 40
Hình 2.1. Số lượng sinh viên đại học chính quy 5 trường đại học tư thục
miền Đông Nam Bộ................................................................................. 91



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục đại học với trọng trách đào tạo nguồn nhân lực tri thức, được coi như
“nguồn nguyên khí” quốc gia đồng thời có ý nghĩa quyết định đến “vận mệnh” của
đất nước, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức. Sứ mệnh này đòi hỏi giáo dục đại học ở

nước ta phải chuyển sang phương thức đào tạo có tính mềm dẻo, đáp ứng nhu cầu
người học về thời gian, năng lực cũng như đáp ứng thị trường lao động với cơ chế
kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường.
Với tầm nhìn chiến lược, ngay từ năm 1993, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
khuyến khích các trường đại học cải tiến học chế học phần để có học chế học phần
triệt để hơn, tiến tới áp dụng hoàn toàn phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM là trường đầu tiên triển khai phương thức đào
tạo này. Một phương thức được khởi xướng từ Viện Đại học Harvard, Hoa Kì
vào năm 1872, và sau đó lan rộng ra khắp Bắc Mĩ và thế giới. Triển khai phương
thức đào tạo theo học chế tín chỉ trong giáo dục đại học vừa thừa kế các đặc điểm
dạy học ở bậc đại học nói chung vừa phải phát huy các yếu tố tích cực là theo quan
điểm “dạy học lấy người học làm trung tâm” trong triển khai đào tạo theo học chế
tín chỉ nói riêng. Đồng thời, sinh viên sẽ có nhiều khả năng lựa chọn chương trình
đào tạo. (Đặng Xuân Hải, 2013, tr.51) Phương thức đào tạo này đã được đưa vào
Luật Giáo dục, bắt buộc các trường đại học phải triển khai. Ở Khoản 4 trong Điều
8. Chương trình giáo dục của Luật Giáo dục đã xác định “Chương trình giáo dục
được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ
thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mơ-đun hoặc tín chỉ hoặc kết
hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.” (Luật
Giáo dục, 2019) Nhằm thực hiện Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban
hành các văn bản chỉ đạo thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ, dưới đây là quy
chế, quyết định mới nhất: Quy chế về Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy
theo hệ thống tín chỉ (Ban hành theo Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15
tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).


2
Khi triển khai phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, các trường đại học
bên cạnh những kết quả đạt được cũng gặp khơng ít khó khăn, trong đó có yếu tố
quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ. Gần 10 năm trở lại đây, có nhiều cơng trình

nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ về quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ như luận án của
các tác giả Nguyễn Mai Hương (2011), Cao Thị Châu Thủy (2016), Trần Văn
Chương (2016) và Vũ Thị Hòa (2016). Cả bốn luận án đều chỉ ra những hạn chế
trong quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ. Tiêu biểu, trong luận án “Quản lí q
trình đào tạo theo tín chỉ ở Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” của Cao Thị
Châu Thủy đã xác định hạn chế thuộc về nhiệm vụ, công việc các chủ thể thực hiện:
“Các vị trí quản lí cấp trên như ban giám hiệu và ban chủ nhiệm khoa, trưởng phó
các phịng ban chưa có những phương hướng, kế hoạch cụ thể cho việc chỉ đạo các
chủ thể cấp dưới thực hiện như ở công tác cố vấn, tư vấn, kiểm tra đánh giá q
trình; Cịn thiếu các quy trình, quy định, cơng cụ quản lí cụ thể trong q trình thực
hiện, dẫn tới các hoạt động quản lí của các chủ thể chưa thực sự có hiệu quả và tạo
sự thống nhất trong công việc; Hoạt động bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm trong
thực hiện nhiệm vụ của các chủ thể ở mỗi khía cạnh quản lí đào tạo, chưa được thực
hiện thường xuyên, đặc biệt là ở vị trí cố vấn, tư vấn học tập và kiểm tra - đánh giá
quá trình. Phần lớn các chủ chể chưa coi trọng hoạt động kiểm tra - đánh giá quá
trình dẫn đến thiếu sự thay đổi, đổi mới trong công việc, nên hiệu quả công việc
chưa cao.” (tr.118) Những hạn chế này cho thấy thực tiễn của cơng tác quản lí thực
chất chỉ là “bình cũ rượu mới” trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Thực chất này
cũng xảy ra ở các trường đại học tư thục, điển hình là ở Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu, đào tạo theo học chế tín chỉ được triển khai từ năm 2011, nhưng sau 6
năm thực hiện vẫn còn những tồn tại chính như: 1) Chương trình đào tạo (CTĐT):
Số lượng các học phần tự chọn cịn ít do nguồn lực giảng viên (GV) của nhà trường
chưa phong phú. Tính chất đáp ứng linh hoạt theo nhu cầu xã hội của một vài
CTĐT chưa cao. Trường chưa tổ chức được các hội nghị chuyên đề để lấy ý kiến
đóng góp về CTĐT từ các Sở Giáo dục, nhà tuyển dụng lao động, các cựu sinh viên.
Trường chưa tạo được nhiều sự liên thông ngang giữa các học phần giữa Trường
với nhiều trường khác có đào tạo cùng ngành, khối ngành trên cả nước. Tính linh


3
hoạt ở một số CTĐT khi chuyển đổi còn chưa cao. 2) Hoạt động đào tạo: Chưa

thành lập được đơn vị độc lập làm cơng tác khảo thí chung cho toàn trường; các
viện tổ chức thi chưa đồng bộ về tổ chức, chưa tiết kiệm được nguồn lực, kinh phí.
Cịn nhiều học phần tổ chức thi theo hình thức tự luận nên chưa bao quát hết được
các nội dung chương trình, chưa thực sự khách quan, kết quả cịn phụ thuộc vào
người đánh giá. 3) Đội ngũ cán bộ quản lí, GV và nhân viên: Đội ngũ cán bộ quản lí
mới được bổ nhiệm hầu hết đều có khả năng chun mơn, tuy nhiên kĩ năng quản lí,
điều hành ở một vài đơn vị chưa theo kịp yêu cầu. Đội ngũ GV, mặc dù đủ số lượng
tuy nhiên cơ cấu ngành chưa phù hợp, vẫn cịn tình trạng có GV dạy nhiều giờ trong
khi một số khác không đủ giờ chuẩn theo quy định. (Trường Đại học Bà Rịa - Vũng
Tàu, 2017) Từ những tồn tại này có thể thấy chương trình đào tạo của trường chưa
thỏa mãn đào tạo theo học chế tín chỉ và nhà trường chưa quan tâm đến chuyên môn
của GV phù hợp với ngành nghề đào tạo. Đồng thời, nhà trường vẫn chưa chú trọng
công tác cố vấn học tập, đây là một trong những đặc điểm cơ bản của đào tạo theo
học chế tín chỉ, nhưng trong bản “Báo cáo tự đánh giá” của trường khơng có tiêu
chí hay đề cập đến cơng tác này. Những tồn tại tương tự như vậy cũng đang hiện
hữu ở Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. Theo số liệu thống kê đến
tháng 11 năm 2017 của Trường, có 158 GV cơ hữu, trong đó chỉ có 53% GV ở trình
độ thạc sĩ trở nên và 3593 SV, HS hệ chính qui. (Trường Đại học Kinh tế - Kĩ thuật
Bình Dương, 2017). Vì vậy, quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường
đại học tư thục miền Đông Nam Bộ như là biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại nên bắt buộc các trường phải thực hiện.
Do đó, nghiên cứu quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại
học tư thục miền Đông Nam Bộ là cấp bách và cần thiết. Trên cơ sở lí luận về đào
tạo và quản lí đào tạo theo học tín chỉ hay hệ thống tín chỉ, tác giả luận án nghiên
cứu quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ bằng tiếp cận thành tố của đào tạo theo học
chế tín chỉ kết hợp với chức năng quản lí. Hồn thành luận án sẽ góp phần nâng cao
chất lượng quản lí và triển khai thành cơng đào tạo theo học chế tín chỉ trong các
trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ, cũng như thực hiện tốt chủ trương
“đổi mới căn bản và toàn diện” giáo dục đại học Việt Nam.



4
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong trường
đại học tư thục và điều tra thực trạng quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong 5
trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ. Trên cơ sở đó, đề xuất biện pháp quản
lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu trên, luận án đề ra những nhiệm vụ cụ thể
sau đây:
- Xác định cơ sở lí luận về đào tạo và quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong
các trường đại học;
- Điều tra thực trạng đào tạo và quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các
trường đại học ở miền Đông Nam Bộ;
- Đề xuất một số biện pháp quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các
trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ;
- Thực nghiệm một biện pháp quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong năm
trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ: Trường Đại học Hoa Sen và Trường
Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu; Trường Đại học
Kinh tế - Kĩ thuật Bình Dương và Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai.
4. Phạm vi nghiên cứu
-

Về nội dung nghiên cứu: Quản lí đào tạo trong nhà trường theo Nguyễn

Đức Trí (2010, tr.56) bao gồm 6 nội dung, trong luận án chỉ tập trung vào 4 nội
dung: quản lí tuyển sinh; quản lí chương trình đào tạo; quản lí hoạt động giảng dạy
của giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên; quản lí việc kiểm tra - đánh giá
kết quả học tập.
-


Về địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung khảo sát 5 trường ở TP HCM và

3 tỉnh, trong đó: TP HCM gồm Trường Đại học Hoa Sen và Trường Đại học Quốc
tế Hồng Bàng; Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khảo sát tại Trường Đại học Bà Rịa - Vũng
Tàu; Trường Đại học Kinh tế - Kĩ thuật Bình Dương đại diện cho tỉnh Bình Dương;
và tỉnh Đồng Nai là Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai.
- Về chủ thể quản lí: Có nhiều đối tượng cùng tham gia quản lí đào tạo, luận


5
án này chỉ nghiên cứu quản lí của Hiệu trưởng, trưởng phòng, trưởng khoa trong
mối tương tác phân cấp quản lí đối với quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các
trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ.
- Về đối tượng điều tra: Khảo sát 384 cán bộ quản lí, giảng viên, cố vấn học
tập của và 600 sinh viên đại học chính quy đang theo học ở 5 trường đại học tư thục
miền Đông Nam Bộ.
- Về thời gian:
+ Nghiên cứu thực trạng: Từ tháng 6 năm 2016 đến tháng 2 năm 2018.
+ Điều tra, trưng cầu ý kiến cán bộ quản lí, giảng viên /cố vấn học tập:
Thời gian điều tra bằng bảng hỏi về thực trạng: Từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2016.
Thời gian điều tra bằng phỏng vấn: Tháng 01 năm 2017.
5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường
đại học tư thục miền Đơng Nam Bộ.
- Khách thể nghiên cứu: Đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án cần tìm giải đáp thỏa đáng cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Bản chất cốt lõi của đào tạo và quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ là gì?
- Thực trạng tổ chức đào tạo và quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các

trường đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ hiện nay như thế nào?
- Những nguyên nhân dẫn đến bất cập trong quản lí đào tạo theo học chế tín
chỉ trong các trường đại học tư thục ở miền Đơng Nam Bộ hiện nay là gì?
- Các biện pháp quản lí nào cần thực hiện nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
quả quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học tư thục ở miền
Đông Nam Bộ?
7. Giả thuyết khoa học
Tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ trong trường đại học tư thục ở miền Đơng
Nam Bộ hiện nay cịn bất cập/hạn chế về quản lí chương trình đào tạo; quản lí hoạt
động dạy và học; quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chưa được quan tâm
đúng mức.


6
Nếu triển khai việc thực hiện các biện pháp quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ
trên cơ sở tiếp cận thành tố của đào tạo theo học chế tín chỉ kết hợp với chức năng
quản lí giáo dục thì giảm thiểu được những bất cập/hạn chế trong quản lí đào tạo
theo học chế tín chỉ trong trường đại học tư thục tại miền Đông Nam Bộ.
8. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp tiếp cận
8.1.1. Tiếp cận theo thành tố của đào tạo theo học chế tín chỉ
Q trình đào tạo trong nhà trường là sự vận động của một hệ thống phức tạp
với nhiều thành tố khác nhau tác động đến kết quả của quá trình đào tạo. Trong
phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, các thành tố có quan hệ trực tiếp đến kết
quả, chất lượng và hiệu quả của phương thức đào tạo này, bao gồm: công tác tuyển
sinh; chương trình đào tạo; hoạt động giảng dạy và học tập; công tác kiểm tra, đánh
giá kết quả học tập. Vì vậy, bốn thành tố này được xem nền tảng để nghiên cứu nội
dung quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học tư thục ở miền
Đông Nam Bộ.
8.1.2. Tiếp cận theo chức năng quản lí

Trong quản lí giáo dục, các nhà quản lí thực hiện các nhiệm vụ: quản lí cơng
việc và tổ chức, quản lí con người và quản lí các hoạt động giáo dục thể hiện qua
bốn chức năng chủ yếu là: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, và kiểm tra. Bản chất của
quản lí là phối hợp các nỗ lực của con người thơng qua bốn chức năng nói trên để
đạt các mục tiêu đề ra. Do đó, bốn chức năng quản lí chủ yếu này phải là cơ sở cho
việc nghiên cứu trong nội dung quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường
đại học tư thục ở miền Đông Nam Bộ.
8.1.3. Tiếp cận theo hệ thống - cấu trúc
Theo quan điểm này, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại dưới dạng một hệ
thống với các yếu tố hợp thành có liên hệ với nhau. Hệ thống khơng tồn tại độc lập
mà có liên hệ với các hệ thống khác dưới dạng ngang hàng hoặc thứ bậc cao thấp.
Quan điểm này được vận dụng trong nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết và
nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn của đề tài. Việc tiếp cận quan điểm hệ
thống - cấu trúc giúp tác giả luận án xác định các điều kiện kiện cần có để tổ chức


7
đào tạo theo học chế tín chỉ và những yếu tố ảnh hưởng đến quản lí đào tạo theo học
chế tín chỉ có liên hệ với nhau và hợp thành một hệ thống. Đồng thời giúp tác giả
luận án tìm hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ
với cơng tác quản lí khác của nhà trường, cũng như xem xét cơng tác quản lí trong
trường đại học tư thục là một hệ thống, trong đó quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ
là một hệ thống con với các yếu tố hợp thành: quản lí tuyển sinh; quản lí chương
trình đào tạo; quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động học tập của
sinh viên; quản lí việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập.
8.1.4. Tiếp cận theo lịch sử - logic
Quan điểm này xem xét đối tượng nghiên cứu trong một quá trình phát triển
lâu dài từ quá khứ đến hiện tại nhằm phát hiện ra các mối liên hệ đặc trưng về
quá khứ - hiện tại - tương lai của đối tượng thông qua những phép suy luận biện
chứng, logic.

Đào tạo theo học chế tín chỉ đã xuất hiện từ 1872, và sau đó lan rộng ra khắp
Bắc Mĩ và thế giới, ở Việt Nam, khởi đầu trong một số Viện đại học miềm Nam.
Nó chịu sự tác động và ảnh hưởng bởi những yếu tố nhất định trong quá trình hình
thành và phát triển. Vì thế nghiên cứu quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ cũng
trong q trình phát triển theo từng giai đoạn với những đặc điểm đặc trưng nhất.
Từ đó, phát hiện ra những yếu tố mang tính bản chất, quy luật về sự vận động và
phát triển đào tạo theo học chế tín chỉ. Quan điểm này giúp tác giả luận án xác định
phạm vi không gian, thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể để điều tra, thu thập số
liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu.
8.1.5. Tiếp cận theo thực tiễn
Triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học hiện nay là bắt
buộc, việc thực hiện nghiên cứu về quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ nói chung và
ở các trường đại học tư thục miềm Đơng Nam Bộ nói riêng là xuất phát từ thực tiễn
của giáo dục đại học của Việt Nam. Bên cạnh đó, cơ sở lí luận được minh chứng và
hồn chỉnh thông qua các sự kiện và hoạt động thực tiễn, do đó, việc điều tra thực
trạng đào tạo và quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ ở các trường đại học tư thục
miền Đông Nam Bộ là cần thiết. Qua điều tra sẽ phát hiện những mặt mạnh, mặt


8
yếu của đào tạo theo học chế tín chỉ, cơng tác quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ và
tìm ra ngun nhân, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu
quả quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học tư thục ở miền
Đông Nam Bộ.
8.2. Phương pháp nghiên cứu
8.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết
Mục đích: Phân tích, tổng hợp các tài liệu lí luận trong, ngồi nước và kết quả
nghiên cứu thực tiễn (bài báo, tạp chí, luận văn, các đề tài nghiên cứu trong nước)
về đào tạo theo học chế tín chỉ và quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ nhằm nhận

xét, tóm tắt và trích dẫn phục vụ trực tiếp cho đề tài.
Nội dung: Tổng quan và cơ sở lí luận về đào tạo và quản lí đào tạo theo học
chế tín chỉ.
Cách thức thực hiện: Sưu tầm, đọc, phân tích và trích dẫn kết quả nghiên cứu
từ các cơng trình khoa học.
-

Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lí thuyết
Mục đích: Phân loại, sắp xếp các tài liệu lí luận về đào tạo theo học chế tín chỉ

và quản lí đào tạo theo học chế tín chỉ theo thời gian, khơng gian, phục vụ cho việc
trình bày tổng quan nghiên cứu, cơ sở lí luận.
Nội dung: Tổng quan và cơ sở lí luận về đào tạo và quản lí đào tạo theo học chế
tín chỉ.
Cách thức thực hiện: Sắp xếp và hệ thống hóa các các cơng trình nghiên cứu sau
khi đã thu thập được tài liệu.
8.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích điều tra: Thu thập số liệu, dữ liệu về thực trạng cơng tác quản lí
q trình đào tạo theo học chế tín chỉ trong trường đại học tư thục miền Đông Nam
Bộ nhằm chứng minh cho giả thuyết khoa học.
Nội dung điều tra: Thực trạng tổ chức đào tạo và quản lí đào tạo theo học chế
tín chỉ trong trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ theo các nội dung: quản lí


9
tuyển sinh; quản lí chương trình đào tạo; quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên
và hoạt động học tập của sinh viên; quản lí việc kiểm tra - đánh giá kết quả học tập.
Đối tượng và mẫu điều tra: 384 cán bộ quản lí, giảng viên, cố vấn học tập và
600 sinh viên đại học chính quy ở 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ

trong năm học 2016-2017.
Cách thức điều tra: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến mở dựa vào lý luận,
mục đích, nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu để thu thập ý kiến của cán bộ quản lí,
giảng viên/cố vấn học tập và sinh viên trong 5 trường đại học tư thục miền Đơng
Nam Bộ.
- Phương pháp phỏng vấn
Mục đích phỏng vấn: Nhằm thu thập thêm thơng tin thực trạng quản lí đào
tạo theo học chế tín chỉ, đồng thời làm rõ nguyên nhân của thực trạng quản lí đào
tạo theo học chế tín chỉ trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ.
Nội dung phỏng vấn: Phỏng vấn sâu một số vấn đề về thực trạng quản lí đào
tạo trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ.
Đối tượng và mẫu phỏng vấn: Phỏng vấn 15 khách thể gồm cán bộ quản lí
các cấp: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; Trưởng phịng/Phó trưởng Quản lí đào tạo;
Trưởng khoa/Phó Trưởng khoa; Trưởng Bộ mơn/Phó trưởng bộ mơn; giảng viên, cố
vấn học tập trong 5 trường đại học tư thục miền Đông Nam Bộ.
Cách thức phỏng vấn: Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn dựa trên những
thông tin đã thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Sau đó, gặp trực tiếp
hoặc trao đổi qua điện thoại/thư điện tử với từng cá nhân được mời.
- Phương pháp thực nghiệm
Mục đích: Tổ chức thực nghiệm để kiểm chứng một biện pháp quản lí cụ thể,
nhằm đánh giá tác động của biện pháp, kiểm nghiệm khả năng triển khai việc thực
hiện biện pháp này ở Trường Đại học Bà Rịa -Vũng Tàu và chứng minh giả thuyết
khoa học.
Nội dung: Thực nghiệm biện pháp “Bồi dưỡng năng lực về công tác cố vấn
học tập cho đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ”.
Đối tượng và mẫu thực nghiệm: 73 cố vấn học tập trường Đại học Bà Rịa-


×