i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
o0o
NGUYỄN MAI HƢƠNG
QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY VÀ HỌC THEO
HỌC CHẾ TÍN CHỈ TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 62.14.05.01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TSKH. Lâm Quang Thiệp
2. PGS. TS. Đặng Xuân Hải
Hà Nội - 2011
i
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào của các tác giả khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Mai Hương
ii
Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TSKH.
Lâm Quang Thiệp và PGS.TS. Đặng Xuân Hải, những người hướng dẫn khoa
học đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin gửi lời biết ơn chân thành tới toàn thể tập thể giảng viên, cán bộ,
viên chức Trường Đại học Giáo dục, mà người đứng đầu là Hiệu trưởng nhà
trường - GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu sinh.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và các cán bộ của Viện
Đại học Mở Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để tôi được học tập và hoàn thành
luận án. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các nhà khoa học, các cán
bộ quản lý, cán bộ giảng dạy và các em sinh viên của một số trường đại học
đã giúp đỡ tôi trong việc nghiên cứu cơ sở thực tiễn và thực nghiệm kết quả
của đề tài.
Tôi xin tri ân sự động viên, khích lệ và ủng hộ nhiệt tình của gia đình,
người thân, bạn bè và đồng nghiệp trong thời gian thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2011
Tác giả luận án
Nguyễn Mai Hương
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan …………………………………………………………… ….
i
Lời cảm ơn …………………………………………………………………
ii
Mục lục ……………………………………………………………………
iii
Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt ……………………………………….
vi
Danh mục các bảng ………………………………………………………….
vii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị ……………………………………………….
viii
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………… …
1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY VÀ HỌC
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở BẬC ĐẠI HỌC ………………………………
9
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề quản lý đào tạo theo HCTC …………….
9
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới ……………………………………
9
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam ………………………………………
10
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài nghiên cứu ……………………
15
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến quản lý đào tạo đại học ………………
15
1.2.2. Các khái niệm liên quan đến HCTC ………………………………….
20
1.3. Đặc điểm và yêu cầu của dạy và học theo HCTC …………………
23
1.3.1. So sánh quá trình dạy và học theo niên chế kết hợp học phần với
QTDH theo tín chỉ ở bậc đại học …………………………………….
24
1.3.2. Các đặc điểm của HCTC ảnh hưởng đến QTDH ……………………
24
1.3.3. Ưu điểm của HCTC và việc phát huy các ưu điểm đó khi tổ chức
triển khai dạy và học theo tín chỉ ……………………………………
27
1.3.4. Một vài nhược điểm cần lưu ý khi triển khai QTDH theo HCTC …
30
1.4. Quản lý QTDH theo HCTC …………………………………………
31
1.4.1. Đặc điểm của quản lý QTDH theo HCTC ……………………………
31
1.4.2. Quản lý các thành tố của QTDH theo HCTC ………………………
33
1.4.3. Một số điều kiện cần lưu ý khi quản lý QTDH theo HCTC …………
46
1.4.4. Vận dụng lý luận về quản lý sự thay đổi trong nhà trường khi quản lý
QTDH theo HCTC …………………………………………………
47
Kết luận chƣơng 1 ………………………………………………………….
51
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY VÀ
HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ……
53
2.1. Kinh nghiệm quản lý QTDH theo HCTC của một số nƣớc trên thế
giới ……………………………………………………………………
53
2.1.1. Quản lý QTDH theo HCTC trong các trường đại học ở Mỹ ………
53
2.1.2. Quản lý QTDH theo HCTC trong các trường đại học Châu Âu ……
58
2.1.3. Quản lý QTDH theo HCTC trong các trường đại học Châu Á ……….
60
2.1.4. Sự khác nhau về kỹ thuật thiết kế tín chỉ ở các nước …………………
62
2.2. Vài nét về tiến trình chuyển đổi sang đào tạo theo HCTC ở VN …
63
iv
2.2.1. Lịch sử đào tạo theo HCTC trong các trường ĐH ở VN .…
63
2.2.2. Một số chủ trương chuyển đổi sang đào tạo theo HCTC trong các
trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay ……………………….
66
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu thực trạng quản lý QTDH theo HCTC
trong các trƣờng đại học ở Việt Nam ………………………………
67
2.3.1. Mục tiêu của việc nghiên cứu thực trạng ……………………………
67
2.3.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng ………………………………………
67
2.3.3. Phương pháp khảo sát thực trạng ……………………………………
68
2.3.4. Phương pháp đánh giá thực trạng …………………………………….
71
2.4. Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý QTDH theo HCTC trong
các trƣờng đại học ở Việt Nam hiện nay ………… ……………….
71
2.4.1. Thực trạng nhận thức về QTDH theo HCTC …………………………
71
2.4.2. Thực trạng chỉ đạo triển khai chương trình đào tạo theo HCTC ……
73
2.4.3. Thực trạng quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung dạy và học theo
học chế tín chỉ …………………………………………….……….…
76
2.4.4. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy và học theo HCTC …
77
2.4.5. Thực trạng chỉ đạo triển khai các hình thức tổ chức dạy và học theo
học chế tín chỉ ………………………………………………………
83
2.4.6. Thực trạng quản lý việc xây dựng và sử dụng đề cương môn học …
87
2.4.7. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra - đánh giá theo HCTC …….…
89
2.4.8. Thực trạng quản lý các điều kiện triển khai QTDH theo HCTC ….….
90
2.4.9. Thực trạng các xung đột thường gặp khi chuyển đổi sang QTDH theo
học chế tín chỉ ……………… ……………………………………
98
2.5. Đánh giá thực trạng và những kết luận từ nghiên cứu thực trạng
100
2.5.1. Một số kết quả đạt được trong quá trình triển khai dạy và học theo
học chế tín chỉ …………………………………………………………
100
2.5.2. Một số bất cập trong quá trình triển khai dạy và học theo HCTC ……
101
2.5.3. Nguyên nhân của các bất cập khi triển khai QTDH theo HCTC……
102
Kết luận chƣơng 2 ………………………………………………………….
103
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY
VÀ HỌC THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC Ở
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY …………………………………………
105
3.1. Nguyên tắc căn bản để xây dựng các biện pháp quản lý QTDH theo
HCTC trong các trƣờng đại học ở Việt Nam ………………………
105
3.1.1. Đảm bảo các nguyên tắc chung ………………………………………
105
3.1.2. Xây dựng các biện pháp quản lý phù hợp với đặc điểm của QTDH
theo HCTC trong bối cảnh đổi mới giáo dục đại học hiện nay ……………
106
3.2. Các biện pháp quản lý QTDH theo HCTC trong các trƣờng đại
học ở Việt Nam ……………………………………………….………
106
v
3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về QTDH theo HCTC cho các đối
tượng liên quan ……………………………………………… ………
107
3.2.2. Biện pháp 2: Đảm bảo các điều kiện triển khai QTDH theo HCTC
trong các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay ……………
110
3.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng lộ trình chuyển đổi sang QTDH theo HCTC
phù hợp với điều kiện của nhà trường giai đoạn hiện nay ……………
118
3.2.4. Biện pháp 4: Triển khai đồng bộ các chức năng quản lý trong quản lý
các thành tố của QTDH theo HCTC ………………………………….
123
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường năng lực học tập của sinh viên đáp ứng yêu
cầu của dạy và học theo HCTC ………………………… …………
145
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý QTDH theo HCTC ………
149
3.4. Khảo sát về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp …….
150
3.4.1. Khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp ……………………
150
3.4.2. Khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp ……………………….
151
3.4.3. Sự tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện
pháp ………………… ……………………………………………….
152
3.4.4. Hướng thực hiện các biện pháp ……………………………………….
153
3.5. Thực nghiệm biện pháp
154
3.5.1. Mục đích, đối tượng và phạm vi thực nghiệm ………………………
154
3.5.2. Lập kế hoạch thực nghiệm …………………………………………
154
3.5.3. Tổ chức và chỉ đạo thực nghiệm ……………………………………
155
3.5.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm …………………………………….….
155
Kết luận chƣơng 3 ………………………………………………………….
162
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ………………………………………
164
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ …………………………
168
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………
169
PHỤ LỤC …………………………………………………………………
178
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
CNH - HĐH
:
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CNTT
:
Công nghệ thông tin
CSVC
:
Cơ sở vật chất
CVHT
:
Cố vấn học tập
GD - ĐT
:
Giáo dục - Đào tạo
GDĐH
:
Giáo dục đại học
ĐH
:
Đại học
ĐHQG
:
Đại học Quốc Gia
ĐT
:
Đào tạo
ĐVHT
:
Đơn vị học trình
GV
:
Giảng viên
HCTC
:
Học chế tín chỉ
KHGD
:
Khoa học Giáo dục
KT - ĐG
:
Kiểm tra - đánh giá
KT - XH
:
Kinh tế xã hội
NT
:
Nhà trường
PP
:
Phương pháp
PPDH
:
Phương pháp dạy học
PPNCKH
:
Phương pháp nghiên cứu khoa học
QL
:
Quản lý
QLDH
:
Quản lý dạy học
QLĐT
:
Quản lý đào tạo
QLNT
:
Quản lý nhà trường
QLGD
:
Quản lý giáo dục
QTDH
:
Quá trình dạy và học
QTKD
:
Quản trị kinh doanh
SV
:
Sinh viên
TC
:
Tín chỉ
Tp HCM
:
Thành phố Hồ Chí Minh
TTLĐ
:
Thị trường lao động
TW
:
Trung ương
XHCN
:
Xã hội chủ nghĩa
%
:
Tỷ lệ phần trăm
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1.
Tổ chức một giờ tín chỉ ……………………… …… ……
21
Bảng 1.2.
So sánh niên chế kết hợp học phần với học chế tín chỉ
24
Bảng 1.3.
Các hình thức tổ chức dạy và học …………… ……………
42
Bảng 2.1.
Phân bổ phiếu khảo sát cán bộ quản lý và giảng viên theo
trường ………………………………………… ……… …
69
Bảng 2.2.
Phân bổ phiếu khảo sát sinh viên theo trường … ……… …
69
Bảng 2.3.
Mức độ triển khai các hình thức tổ chức dạy và học ……
86
Bảng 2.4.
Hiệu quả triển khai các hình thức tổ chức dạy và học …
87
Bảng 2.5.
Các xung đột trong quản lý QTDH theo HCTC … …… ….
99
Bảng 3.1.
Ma trận triển khai các chức năng quản lý trong quá trình dạy
và học theo học chế tín chỉ …………………………… …
124
Bảng 3.2.
Thiết kế các hình thức tổ chức dạy và học theo HCTC
136
Bảng 3.3.
Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các biện pháp ……
150
Bảng 3.4.
Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp …
151
Bảng 3.5.
Sự tương quan về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
biện pháp ……………………………………………… ……
152
Bảng 3.6
Bảng phân bố tần số ni của số sinh viên đạt điểm tổng kết
môn học ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm
158
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TT
Tên hình vẽ
Trang
Hình 1.1.
Mô hình tổng thể quản lý quá trình đào tạo ……………………
16
Hình 1.2.
Quá trình dạy và học tiếp cận chuẩn quốc tế ……………………
18
Hình 2.1.
Công việc chính hiện nay của đối tượng khảo sát ………………
68
Hình 2.2.
Phân bổ đối tượng khảo sát là sinh viên theo năm học …………
68
Hình 3.1
Xây dựng lộ trình chuyển đổi …………………………………
119
Hình 3.2.
Thiết kế nội dung chi tiết môn học ……………………………
127
Hình 3.3.
Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý QTDH theo HCTC …
149
Hình 3.4.
So sánh về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện
pháp ……………………………………………………………
153
Hình 3.5.
Mức độ ảnh hưởng của quản lý đề cương môn học đối với hoạt
động giảng dạy ………………………………………………….
156
Hình 3.6.
Phân bố tần xuất xuất hiện điểm tổng kết môn học của
hai nhóm ………………………………………………………
162
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ đòi hỏi các trường đại học phải nhanh chóng thích nghi và
đáp ứng các yêu cầu thực tiễn của xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên phát
huy được năng lực học tập một cách chủ động và hiệu quả nhất, vào năm 1872,
Viện Đại học Harvard đã quyết định thay thế hệ thống chương trình đào tạo theo
niên chế cứng nhắc bằng hệ thống chương trình mềm dẻo cấu thành bởi các môđun
mà mỗi sinh viên có thể lựa chọn một cách linh hoạt. Đây có thể coi là điểm mốc
khai sinh học chế tín chỉ.
Đến đầu thế kỷ 20, HCTC đã nhận được sự hưởng ứng rộng khắp trong các
trường đại học ở Bắc Mỹ. Tiếp sau đó, nhiều nước lần lượt áp dụng hệ thống đào tạo
này trong toàn bộ hoặc bộ phận các trường đại học của mình như: Nhật Bản, Philippin,
Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Senegal, Nigeria, …. Tại Châu Á,
một số nước như Trung Quốc, Thái Lan đã đưa vào luật GDĐH quy định bắt buộc các
trường phải triển khai hệ thống tín chỉ học tập trong các trường đại học.
Vào năm 1999, các nước trong liên minh châu Âu đã ký Tuyên ngôn Boglona
nhằm hình thành Không gian GDĐH Châu Âu (European Higher Education Area)
thống nhất vào năm 2010. Một trong các nội dung quan trọng của Tuyên ngôn đó là
triển khai áp dụng hệ thống tín chỉ trong GDĐH để tạo thuận lợi cho việc cơ động hoá,
liên thông hoạt động học tập của sinh viên trong khu vực châu Âu và trên thế giới.
1.2. HCTC với triết lý giáo dục là: Tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho
người học; Người học là trung tâm của mọi hoạt động trong nhà trường. Phương
thức đào tạo này được tổ chức, quản lý sao cho thuận lợi nhất cho người học,
chương trình đào tạo được thiết kế mềm dẻo, linh hoạt để GDĐH dễ dàng đáp ứng
các nhu cầu luôn biến động của thị trường nhân lực.
Quan điểm cơ bản của HCTC được thể hiện cụ thể là:
- Chương trình đào tạo được thiết kế theo môđun, với nhiều môn học tự chọn tạo
điều kiện cho người học có nhiều khả năng lựa chọn chương trình học.
- Người học có thể chọn tiến trình học tập cho mình thay vì học theo một tiến trình
định sẵn cho từng khóa học theo niên chế.
2
- Người học thuận lợi hơn khi chuyển trường, chuyển ngành, học thêm ngành khác,
học liên thông do được công nhận khối lượng kiến thức đã tích lũy.
Có thể thấy rằng, triết lý giáo dục của HCTC hoàn toàn phù hợp với các định
hướng phát triển của GDĐH trong thời gian tới.
1.3. Ở Việt Nam, trước yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của xã hội và hướng
tới quá trình hội nhập với GDĐH trên thế giới, triển khai đào tạo theo HCTC là một
xu thế phát triển tất yếu của GDĐH.
Tuy nhiên, đối với các trường đại học Việt Nam, HCTC vẫn còn khá mới mẻ.
Một số trường tiên phong trong việc chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế
kết hợp học phần sang HCTC đã gặp nhiều khó khăn, lúng túng do việc triển khai
còn mang tính tự phát, cục bộ. Trong thực tế, chưa trường nào thực hiện triệt để
QTDH theo HCTC với đầy đủ các đặc điểm của học chế này.
1.4. Nhằm tăng tính liên thông của hệ thống GDĐH trong nước, phát triển
GDĐH đại chúng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và hội nhập với thế giới,
trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã đưa ra chủ trương mở rộng áp dụng
HCTC trong hệ thống GDĐH nước ta. Đào tạo theo HCTC được đánh giá là một
trong những bước đi quan trọng trong lộ trình đổi mới GDĐH Việt Nam giai đoạn
hiện nay.
Với những lý do về Lịch sử và xu thế phát triển của HCTC trên thế giới, Triết
lý giáo dục của HCTC, Tình hình triển khai HCTC ở Việt Nam cũng như Tính cấp
thiết của vấn đề như đã đề cập trên đây, GDĐH Việt Nam đang đứng trước một yêu
cầu cấp bách, đó là phải triển khai thành công phương thức đào tạo theo HCTC
trong các trường đại học.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ niên chế kết hợp học phần sang HCTC không
đơn giản đối với những người trực tiếp thực hiện như các nhà quản lý giáo dục,
giảng viên, sinh viên và đối với toàn xã hội. Thực tế triển khai trong giai đoạn quá
độ này ở các trường đại học của Việt Nam đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết,
đặc biệt các vấn đề liên quan đến đổi mới QTDH.
Nhận thức rõ những điều nêu trên, nhằm thực hiện được các chủ trương của Đảng
và Nhà nước về việc áp dụng HCTC trong các trường đại học, việc chọn vấn đề nghiên
3
cứu “Quản lý quá trình dạy và học theo học chế tín chỉ trong các trường đại học
ở Việt Nam giai đoạn hiện nay” là một việc làm cần thiết và hữu ích, góp phần
triển khai thành công phương thức đào tạo theo tín chỉ, đáp ứng yêu cầu đổi mới
GDĐH hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý QTDH đáp ứng các yêu cầu của HCTC trong
các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay nhằm triển khai thành công
phương thức đào tạo theo HCTC thay thế cho phương thức đào tạo niên chế kết hợp
học phần. Từ đó, góp phần thực hiện chủ trương đổi mới GDĐH và hội nhập với xu
thế đào tạo đại học trên thế giới.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
QTDH theo HCTC trong các trường đại học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động quản lý QTDH theo HCTC trong các trường ĐH ở Việt Nam
giai đoạn hiện nay.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án tập trung vào giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:
- QTDH theo HCTC có những nét đặc thù nào?
- Quản lý QTDH theo HCTC cần có những nội dung gì để phù hợp với các đặc
điểm của học chế này?
- Thực trạng quản lý QTDH theo HCTC trong các trường đại học ở Việt Nam hiện
nay như thế nào?
- Những khó khăn, rào cản nào đối với các trường đại học khi chuyển đổi sang
phương thức đào tạo theo HCTC?
- Nguyên nhân của các bất cập khi triển khai QTDH theo HCTC giai đoạn hiện
nay?
- Có những biện pháp quản lý nào cần thực hiện để triển khai thành công QTDH
theo HCTC trong các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay?
4
4.2. Giả thuyết khoa học
Học chế tín chỉ là một phương thức đào tạo có những đặc điểm riêng phù hợp
với xu thế phát triển của xã hội và yêu cầu học tập đa dạng của sinh viên.
Triển khai HCTC trong các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
đang gặp một số rào cản và có những khó khăn, bất cập.
Nếu vận dụng đồng bộ và triệt để các biện pháp quản lý QTDH thích ứng với
các đặc điểm của HCTC ở bậc đại học mà luận án đề xuất thì sẽ giúp tháo gỡ được
các rào cản và tăng thêm động lực, góp phần thực hiện thành công học chế tín chỉ
trong các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về quản lý QTDH theo HCTC ở bậc đại học.
- Khảo sát thực tiễn quản lý QTDH theo HCTC ở một số trường đại học của Việt
Nam giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý QTDH theo HCTC ở một
số quốc gia đã triển khai thành công hệ thống học tập này.
- Trên cở sở lý luận và thực tiễn, đề xuất hệ thống các biện pháp quản lý QTDH
theo HCTC trong các trường đại học nhằm thực hiện đúng quan điểm đề ra cho
phương thức đào tạo này trong điều kiện của Việt Nam.
- Tổ chức khảo sát và thực nghiệm kết quả nghiên cứu của đề tài.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu QTDH theo HCTC trong một số trường đại học ở Việt Nam giai
đoạn hiện nay và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.
6.2. Phạm vi về đối tượng nghiên cứu và khảo sát
- Nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm quản lý QTDH theo HCTC ở một số trường
đại học trên thế giới.
- Khảo sát thực trạng quản lý QTDH theo HCTC ở một số trường đại học ở Việt
Nam: ĐH Quốc Gia Hà Nội, ĐH Bách Khoa Tp Hồ Chí Minh, ĐH Xây dựng, ĐH
Giao thông vận tải, ĐH Dân lập Công nghệ và Quản trị kinh doanh, ĐH Thái
Nguyên, ĐH Đà Nẵng, ĐH Huế, ĐH Vinh
5
6.3. Phạm vi về thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu QTDH theo HCTC trong khoảng thời gian kể từ khi nước ta bắt
đầu hình thành phương thức đào tạo theo tín chỉ cho đến nay. Khảo sát thực trạng
trong 4 năm học gần đây (từ 2005 đến 2009) ở một số trường đại học.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận và cách tiếp cận cơ bản để tiến hành nghiên cứu
7.1.1. Tiếp cận hệ thống
QTDH theo HCTC là một tập hợp các thành tố có quan hệ tương tác nhằm
thực hiện một mục tiêu xác định của QTDH. Luận án sử dụng cách tiếp cận phân
tích hệ thống có cấu trúc và xem xét các mối quan hệ trong hệ thống các thành tố
của QTDH theo HCTC.
7.1.2. Tiếp cận lịch sử/ logic
Luận án tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lý QTDH theo HCTC trong
những điều kiện lịch sử của hệ thống GDĐH Việt Nam với truyền thống đào tạo
theo niên chế. Đồng thời tìm ra những mặt hạn chế và nguyên nhân, thành tựu và
triển vọng của thực trạng trên cơ sở những qui luật mang tính logic của quá trình
phát triển. Vận dụng cách tiếp cận lịch sử/ logic sẽ giúp cho việc xác định các luận
cứ thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
7.1.3. Tiếp cận so sánh
Tiếp cận so sánh cho phép xem xét QTDH theo HCTC trong tương quan với
QTDH theo niên chế kết hợp học phần hay so sánh với hệ thống học tập ở các nước.
Từ đó, rút ra được các kinh nghiệm để triển khai QTDH theo HCTC phù hợp với
điều kiện của các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Quá trình thực hiện đề tài kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu:
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hóa các nguồn tài liệu, văn bản
trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng các khái niệm
công cụ và khung lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
6
Nhiều tư liệu, kỷ yếu của các hội thảo khoa học, chuyên đề về đào tạo theo
HCTC được nghiên cứu, phân tích nghiêm túc. Đây là nguồn tài liệu phong phú,
cập nhật và tập hợp được nhiều ý kiến của các chuyên gia trong nước và quốc tế.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
• Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Bảng hỏi được thiết kế với các loại câu hỏi đa dạng và trật tự logic hợp lý
nhằm mục đích khai thác cao nhất, trung thực nhất ý kiến của từng cá nhân, đối
tượng được hỏi về các thông tin cần khảo sát trong luận án.
• Phương pháp phỏng vấn sâu
Trên cơ sở điều tra, phỏng vấn các mẫu đã chọn, tác giả đã đánh giá, nhận định sơ
bộ các nội dung liên quan đến quản lý QTDH theo HCTC. Để quá trình thu thập thông
tin được chính xác hơn, tác giả đã thực hiện 21 cuộc phỏng vấn sâu với đối tượng là
các cán bộ giảng dạy, các nhà quản lý của các trường ĐH và các chuyên gia giáo dục -
những người am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài thông qua các buổi họp chuyên
môn, các hội thảo có chủ đề liên quan đến các vấn đề của luận án.
7.2.3. Nhóm phương pháp kiểm chứng và thực nghiệm kết quả nghiên cứu
Tác giả đã trao đổi và xin ý kiến các cán bộ quản lý và giảng viên bằng phiếu
hỏi về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý QTDH theo HCTC
trong một số trường đại học giai đoạn hiện nay mà luận án đề xuất.
Đồng thời luận án đã tổ chức thực nghiệm để kiểm chứng một biện pháp quản
lý cụ thể.
7.3. Các phương pháp xử lý thông tin
Các thông tin định tính và định lượng cần được xử lý để xây dựng các luận cứ,
khái quát hóa thực trạng. Có hai phương hướng xử lý thông tin:
- Đối với các thông tin định lượng: Các dữ liệu thu thập được xử lý bằng chương
trình SPSS (Statistic Package for Social Studies) và chương trình thống kê toán học
trên Excel nhằm xác định xu hướng diễn biến, qui luật của tập số liệu.
- Đối với các thông tin định tính: Xử lý logic bằng việc đưa ra những phán đoán về
bản chất các sự kiện, đồng thời thể hiện những liên hệ logic của các sự kiện.
7
Từ kết quả xử lý thông tin, luận án đưa ra các phân tích, đánh giá, bình luận và
tổng kết chính xác các vấn đề nghiên cứu.
8. Luận điểm cần bảo vệ
Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu, luận án chứng minh những luận điểm khoa học sau:
Luận điểm 1: Quản lý QTDH theo HCTC phải tôn trọng những đặc thù riêng của
học chế này, đó là: Chú trọng mục tiêu cá nhân hóa hoạt động học tập của sinh viên;
Tạo thuận lợi cho sinh viên chủ động tích lũy kiến thức trong quá trình đào tạo do
chương trình được cấu trúc mềm dẻo, linh hoạt; Triển khai phương thức tổ chức dạy
học thông qua đề cương chi tiết môn học được phê duyệt; Tiến hành đánh giá kết
quả học tập thường xuyên, theo tiến trình.
Luận điểm 2: HCTC là một thành tựu lớn của thế giới về quy trình đào tạo đại học,
phù hợp với sự chuyển đổi kinh tế của nước ta. Chuyển đổi sang HCTC là một xu
thế tất yếu trong các trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, tuy nhiên cần
phải xác định lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường.
Luận điểm 3: Những bất cập về nhận thức, điều kiện triển khai, lộ trình thực hiện,
cách thức quản lý đang cản trở tiến trình chuyển đổi sang HCTC trong các trường
đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Luận điểm 4: Hệ thống các biện pháp quản lý QTDH theo HCTC được xây dựng
thích ứng với đặc điểm của HCTC, phù hợp với điều kiện cụ thể của các trường đại
học Việt Nam, trên cơ sở vận dụng lý luận quản lý sự thay đổi sẽ góp phần tháo gỡ
các rào cản, tạo động lực cho việc triển khai thành công HCTC.
9. Những đóng góp của luận án
9.1. Về lý luận
- Tổng hợp và hệ thống hóa lý luận về HCTC, đặc biệt là các đặc điểm của HCTC và các
vấn đề lý luận về quản lý QTDH theo HCTC.
- Vận dụng được lý luận về quản lý sự thay đổi trong việc quản lý QTDH theo HCTC
trong giai đoạn hiện nay.
8
9.2. Về thực tiễn
- Khảo sát và đánh giá được thực trạng quản lý QTDH theo HCTC trong các trường
đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
- Xác định được các rào cản, các bất cập khi triển khai QTDH theo HCTC hiện nay
và phân tích được các nguyên nhân của các bất cập trong thực trạng.
- Xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý QTDH thích ứng với các đặc điểm của
HCTC và có khả năng ứng dụng trong thực tiễn nhằm giúp các trường đại học ở
Việt Nam triển khai các yếu tố tích cực của HCTC một cách có hiệu quả, tiến tới
chuyển đổi thành công sang phương thức đào tạo theo HCTC.
10. Cấu trúc của luận án
10.1. Mở đầu
Phần này trình bày lý do chọn đề tài, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi
nghiên cứu. Ngoài ra, cũng đề cập đến ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài và các
phương pháp nghiên cứu.
10.2. Nội dung nghiên cứu
Phần nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý QTDH theo HCTC ở bậc đại học
Chương 2: Cơ sở thực tiễn về quản lý QTDH theo HCTC trong các trường đại học
Chương 3: Xây dựng các biện pháp quản lý QTDH theo HCTC trong các
trường đại học ở Việt Nam giai đoạn hiện nay
10.3. Kết luận và khuyến nghị
Đánh giá những kết quả nghiên cứu đạt được và những đề nghị cho nghiên
cứu triển khai tiếp theo.
10.4. Tài liệu tham khảo
10.5. Phụ lục
9
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY VÀ HỌC
THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ Ở BẬC ĐẠI HỌC
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới
HCTC đã được áp dụng ở Mỹ từ thế kỷ 19 và được triển khai rộng rãi ở nhiều
nước trên thế giới. Cùng với sự phát triển của phương thức đào tạo này, rất nhiều
công trình nghiên cứu đã được công bố, nhiều cuốn sách về hệ thống tín chỉ học tập
và cách thức quản lý đào tạo theo hệ thống này đã được xuất bản. Các nhà nghiên
cứu giáo dục ở Mỹ - cái nôi của HCTC là những người đầu tiên nghiên cứu về hệ
thống học tập này và cách thức quản lý nó.
- Tác giả C. James Quann của ĐH Quốc Gia Washington đã định nghĩa các khái
niệm Tín chỉ, Giờ tín chỉ, Chuyển đổi giờ tín chỉ… trong tài liệu “The Academic
Credit System” (Về hệ thống tín chỉ học tập) [6]. Các định nghĩa này của Quann
được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về tín chỉ của các tác giả Việt Nam
hiện nay. Trong quá trình triển khai HCTC, việc có những định nghĩa chuẩn xác là
rất quan trọng để tạo nên sự thống nhất về các khái niệm trong toàn hệ thống.
- Trong tài liệu “The Credibility of the Credit Hour: The History, Use and
Shortcomings of the Credits System” [119], tác giả Heffernan James đã trình bày
tổng quan về hệ thống tín chỉ với những khái niệm, quá trình triển khai đào tạo, các
ưu nhược điểm của hệ thống, những điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho sự chuyển
đổi thành công và khả năng áp dụng hệ thống tín chỉ trong các nước đang phát triển,
một số bài học rút ra từ kinh nghiệm của Mỹ và thế giới về hệ thống tín chỉ Công
trình này đã phân tích khả năng áp dụng hệ thống tín chỉ học tập mà các nước đang
phát triển có thể xem xét điều kiện triển khai nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả
đào tạo của các trường ĐH. James cho rằng khi triển khai đào tạo theo hệ thống tín
chỉ, các nước đang phát triển không nên chấp nhận mô hình của Mỹ một cách dập
khuôn mà cần xem xét các yếu tố để xây dựng những kế hoạch thực hiện riêng gắn
với điều kiện, hoàn cảnh và văn hoá. Một số yếu tố quan trọng để chuyển đổi thành
10
công QTDH theo hệ thống tín chỉ cũng được tác giả đề cập. Trước hết, đó là sự ủng
hộ, đồng thuận của xã hội, chính phủ và các thành viên có liên quan trực tiếp đến
quá trình đào tạo, sau đó là sự phù hợp các yêu cầu đối với các thành tố của QTDH
(Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; Đội ngũ giảng viên; Kiểm tra -
đánh giá;…).
- Tác giả Arthur Levin đã nghiên cứu về quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ và
văn bằng trong cuốn “The credit and degree” (Tín chỉ và văn bằng). Ông khẳng
định rằng có thể tham khảo mô hình Mỹ về đào tạo theo tín chỉ:“Trừ trường hợp
ngoại lệ, hiện nay mọi chương trình ĐH dẫn đến văn bằng ở Mỹ được dựa trên hệ
thống tín chỉ…” [6, tr.79].
Sau khi hình thành và phát triển ở Mỹ, hệ thống tín chỉ đã lan rộng ra nhiều
nước khác trên thế giới. Trong đó phải kể đến các nước ở châu Âu với hơn 40
trường ĐH triển khai hệ thống học tập này. Từ đó, các nhà khoa học giáo dục của
châu lục này cũng đã vào cuộc với các nghiên cứu về hệ thống tín chỉ và các điều
kiện triển khai.
- Hai nhà khoa học nổi tiếng là Robert Allen & Geoff Layer đã có công trình nghiên
cứu: “Credit - Based Systems as Vehicles for Change in Universities and
Colleges” (Hệ thống tín chỉ là phương tiện thay đổi trong các trường ĐH và cao
đẳng) [123]. Các tác giả khẳng định sự phát triển của GDĐH đại chúng là một thách
thức đối với các nhà quản lý và nhu cầu tất yếu phải có sự thay đổi trong hệ thống
GDĐH.
Hiện nay, quá trình dạy học theo hệ thống tín chỉ của rất nhiều trường ĐH ở
Mỹ, Anh, Nhật Bản, Philippin, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaisia, Nigeria, Uganda,
Trung Quốc, Thái Lan đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên, các nhà khoa học giáo dục
vẫn không ngừng nghiên cứu về hệ thống học tập này nhằm ngày càng cải thiện
chất lượng giáo dục cũng như cách thức quản lý để phát huy các mặt tích cực của
quá trình đào tạo và phù hợp với sự phát triển của xã hội.
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, triển khai đào tạo theo HCTC trong các trường ĐH là một vấn đề
đã được đề cập cách đây trên 20 năm nhưng gặp rất nhiều lúng túng trong cả khâu
11
quản lý và triển khai. Ngay từ năm 1988, theo chủ trương của Bộ GD & ĐT, một số
trường ĐH đã áp dụng học chế mềm dẻo: kết hợp niên chế với học phần (Đơn vị
học trình). Trong giai đoạn 1993-1998 các tác giả ở Vụ ĐH mà đứng đầu nhóm
nghiên cứu là các nhà khoa học Lâm Quang Thiệp (Vụ trưởng Vụ ĐH) và Lê Viết
Khuyến (Vụ phó Vụ ĐH) đã có nhiều bài nghiên cứu về quản lý đào tạo khi chuyển
đổi sang hệ thống tín chỉ. Gần đây, vấn đề này đã được nêu trong các văn bản, quyết
định của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT và ngày càng thu hút sự quan tâm của đông
đảo các nhà nghiên cứu giáo dục, các cấp lãnh đạo nhà trường, đội ngũ GV, SV và
các tổ chức xã hội sử dụng sản phẩm giáo dục. Nhiều vấn đề về quản lý đào tạo
theo HCTC và quá trình chuyển đổi sang học chế này đã được các nhà KHGD
nghiên cứu.
* Về tài liệu, phải kể đến cuốn sách rất có giá trị là “Về hệ thống tín chỉ học
tập” của Vụ ĐH - Bộ GD & ĐT, xuất bản năm 1994. Công trình này tuyển dịch bốn
tài liệu của nước ngoài về hệ thống tín chỉ với những kiến thức rất cơ bản kèm theo
nhiều tài liệu tham khảo được giới thiệu đã thực sự cần thiết với các trường ĐH ở
Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ học chế niên chế sang HCTC và các kinh
nghiệm quản lý đào tạo theo tín chỉ của một số nước.
* Cùng với việc biên soạn và phát hành các tài liệu trên, Bộ GD&ĐT và một
số trường ĐH đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo với các ý kiến đóng góp của các
chuyên gia giáo dục bàn về vấn đề này.
Nhiều hội thảo tập trung bàn về các vấn đề lý luận và các quan điểm mới trong
việc thiết kế chương trình đào tạo theo tín chỉ của kỷ nguyên công nghệ; Vai trò của
Internet trong giảng dạy và học tập [63, 64]
Một số hội thảo đi sâu vào phân tích các yếu tố quan trọng để thực hiện thành
công HCTC; Phân tích cơ hội và thách thức của hệ thống chuyển đổi từ niên chế
sang HCTC; Nhận diện các xung đột hệ thống khi triển khai HCTC trong điều kiện
của Việt Nam và cách thức khắc phục chúng…; Nghiên cứu các phương pháp sư
phạm đặc thù và các hình thức tổ chức dạy học hiệu quả trong HCTC [33 - 35].
Trong các diễn đàn khoa học này, nhiều nhà khoa học đã có các tham luận khá
được chú ý. Những kinh nghiệm triển khai đào tạo theo HCTC của một số nước trên thế
12
giới cũng được một số tác giả tổng kết. Hai tác giả Eli Mazur & Phạm Thị Ly đề
cập đến vai trò của hệ thống tín chỉ của Mỹ trong GDĐH Việt Nam và kinh nghiệm
của Trung Quốc trong việc chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ. Tác giả Nguyễn Kim
Dzung đưa ra một số kinh nghiệm của thế giới trong việc xây dựng và phát triển hệ
thống tín chỉ học tập. Hai mô hình phổ biến là: Hệ thống Tín chỉ của Hoa Kỳ và Hệ
thống Chuyển đổi Tín chỉ của Châu Âu cũng được tác giả phân tích với các chức
năng và ưu điểm của chúng cũng như đặc thù triển khai và cách thức quản lý, vận
hành. Một số tác giả đã nghiên cứu và khái quát các đặc điểm về hệ thống tín chỉ và
cách thức tổ chức đào tạo ĐH theo phương thức này trong các nước của Liên minh
châu Âu và châu Á như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc
Đặc biệt, một số thực tiễn và bài học kinh nghiệm của các trường đã và đang
chuyển sang HCTC cũng được các nhà quản lý và GV chia sẻ trong hội thảo như
Trường ĐH Bách khoa Tp Hồ Chí Minh, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
- ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Đà Lạt, ĐH Phương Đông, ĐH Cần Thơ
Ban liên lạc các trường đại học, cao đẳng Việt Nam liên tục tổ chức hội thảo
khoa học về “Đào tạo theo hệ thống tín chỉ, nhận thức và kinh nghiệm triển khai
tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam” và “Đổi mới phương pháp dạy và học
trong đào tạo theo HCTC và Xây dựng hệ thống thông tin quản lý đào tạo” vào
năm 2006, 2007 với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong các viện nghiên cứu,
trường ĐH ở Hà Nội, Nghệ An, Nha Trang, Đà lạt, Tp. HCM, Bình Dương, Cửu
Long…[3, 4].
Các hội thảo này thu hút sự tham gia của nhiều nhà quản lý và giảng viên với
nhiều bài tham luận, báo cáo có giá trị thực tiễn cao. Đây là diễn đàn khoa học để
đội ngũ quản lý nhà trường và giảng viên trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao
nhận thức về một phương thức học tập mới.
* Để có những qui định chung, làm cơ sở để các trường ĐH chuyển đổi sang
phương thức đào tạo theo HCTC, Bộ GD & ĐT đã nghiên cứu và đưa ra các qui chế
về phương thức đào tạo này.
- Ngày 26/6/2006, Bộ GD&ĐT đã ban hành qui chế 25/2006/QĐ-BGD&ĐT để
hướng dẫn quản lý đào tạo trong giai đoạn chuyển đổi dần sang HCTC [10]. Qui
13
chế này có những điểm khác biệt so với qui chế 04/1999/QĐ-BGD&ĐT về: Thời
gian đào tạo; Điều kiện được học tiếp, tạm ngừng, bị buộc thôi học và học vượt;
Đánh giá học phần; Điều kiện thi tốt nghiệp…[7]. Các điều chỉnh này theo hướng
chuyển đổi từng bước quá trình đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo HCTC.
- Qui chế 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/8/2007 về đào tạo ĐH và cao đẳng hệ
chính qui theo hệ thống tín chỉ [11]. Qui chế này đã đưa ra những qui định về đào
tạo theo hệ thống tín chỉ, bao gồm: Tổ chức đào tạo; Kiểm tra và thi học phần; Xét
và công nhận tốt nghiệp.
* ĐH Quốc gia Hà Nội đã thường xuyên tổ chức hội thảo về đào tạo theo
HCTC [32]. Lộ trình cụ thể của trường để triển khai phương thức đào tạo này được
chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Áp dụng ngay các yếu tố tích cực của HCTC; Từng bước chuyển đổi
chương trình đào tạo; Biên soạn chương trình chi tiết các môn học; Hướng dẫn sử
dụng PPDH, phương pháp KT- ĐG theo HCTC; Phát triển và nâng cao năng lực đội
ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của học chế này. Thời
gian thực hiện từ năm 2006.
Giai đoạn 2: Tổ chức đào tạo hoàn toàn theo HCTC cho tất cả các trường, các khoa
thuộc ĐHQG Hà Nội sau khi các công việc của giai đoạn 1 tương đối hoàn thành.
* Một số nhà khoa học giáo dục của Việt Nam đã có những công trình nghiên
cứu về HCTC.
- Nghiên cứu về GDĐH nói chung và HCTC nói riêng, các ưu nhược điểm, điều
kiện triển khai đào tạo theo HCTC ở nước ta, việc áp dụng hệ thống tín chỉ trong
các trường ĐH ở Việt Nam đã được tác giả Lâm Quang Thiệp đề cập tới trong
nhiều công trình nghiên cứu, bài viết [96, 97].
- Tác giả Nguyễn Đức Chính đã xây dựng được qui trình KT - ĐG kết quả học tập
theo yêu cầu của HCTC. Tác giả cũng nghiên cứu những điểm cần chú ý khi triển
khai một QTDH nói chung và HCTC nói riêng như khâu phân tích nhu cầu người
học và khâu đánh giá cải tiến của các nhà quản lý và của giảng viên [21].
- Những nghiên cứu về Qui trình triển khai đào tạo theo HCTC, Cơ cấu lại chương
trình đào tạo để chuyển phương thức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào
14
tạo theo tín chỉ ở các trường ĐH hiện nay ở Việt Nam…đã được tác giả Lê Doãn
Đãi trình bày trong báo cáo về HCTC của Ban đào tạo, ĐH Quốc Gia Hà Nội [31].
- Việc tổ chức giảng dạy và học tập theo chương trình định sẵn và theo HCTC đã
được tác giả Lê Thạc Cán nghiên cứu rất chi tiết [31].
- Những nghiên cứu tường tận về hệ thống tín chỉ ở Mỹ và phân tích những tác
động của mô hình đào tạo này tới hệ thống GDĐH của Việt Nam hiện nay đã được
tác giả Nguyễn Hữu Việt Hưng, người từng giảng dạy và hợp tác nghiên cứu tại các
trường ĐH có thứ hạng của Mỹ trình bày [54].
- Tác giả Lê Viết Khuyến đã có những công trình nghiên cứu về quá trình triển khai
HCTC. Các yêu cầu triển khai và mức độ phù hợp của từng yêu cầu đó đối với thực
trạng giáo dục của Việt Nam hiện nay được tác giả phân tích, đánh giá để từ đó đề
xuất các bước khả thi khi triển khai HCTC trong các trường ĐH nước ta [59,60].
* Ngoài ra, có nhiều bài báo về đào tạo theo HCTC ở các góc độ khác nhau
được đăng trên các tạp chí thuộc chuyên ngành giáo dục, trên mạng internet…
- Có thể liệt kê nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đào tạo theo tín chỉ như:
Các bài của tác giả Vũ Quốc Phóng - Trường ĐH Ohio, Mỹ trên VietNamNet [85];
Nhiều bài viết và bài dịch về những vấn đề liên quan đến phương thức đào tạo theo
tín chỉ của Phạm Thị Ly được đăng tải trên trang web [136] và trong “Tuyển tập các
bài nghiên cứu về Giáo dục quốc tế” [84].
- Các vấn đề liên quan đến HCTC như: Đặc điểm và điều kiện triển khai; Tính tự
chủ và tự chịu trách nhiệm của giảng viên và của sinh viên trong đào tạo theo hệ
thống tín chỉ; Vận dụng lý thuyết Quản lý sự thay đổi để chuyển đổi sang đào tạo
theo HCTC trong các trường ĐH giai đoạn hiện nay được tác giả Đặng Xuân Hải đề
cập trong nhiều bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành [47- 49].
Những công trình nghiên cứu nêu trên đều chú ý đến vấn đề quản lý đào tạo theo tín
chỉ và định hướng chỉ đạo triển khai QTDH và quản lý QTDH theo HCTC.
Tóm lại, khi tìm hiểu lịch sử nghiên cứu về HCTC nói chung và dạy học phù
hợp với yêu cầu của HCTC cũng như các yêu cầu về điều kiện để triển khai thành
công học chế đó, chúng tôi nhận thấy rằng ở Việt Nam hiện nay không có nhiều các
cuốn sách nghiên cứu cơ sở lý luận về phương thức đào tạo theo tín chỉ và cách
15
thức quản lý quá trình đào tạo này. Hệ thống tín chỉ của một số nước và các bài học
kinh nghiệm chủ yếu được các tác giả trong nước tìm hiểu và phân tích riêng lẻ
hoặc biên dịch từ tài liệu nước ngoài.
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài nghiên cứu
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến quản lý đào tạo đại học
1.2.1.1. Quản lý và chức năng quản lý
Nghiên cứu các tài liệu, giáo trình về lĩnh vực quản lý có thể nhận thấy khái
niệm Quản lý được diễn đạt rất đa dạng dưới các góc độ khác nhau [16-19], song
theo tác giả, có thể hiểu:
- Quản lý là thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình hoạt động XH. Hoạt động
quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho tổ chức tồn tại, vận hành và phát triển.
- Quản lý là sự tác động liên tục, có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý
lên khách thể quản lý trong một tổ chức thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm tra nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của
môi trường.
Có thể nhận diện khái niệm quản lý bao gồm các yếu tố [43, 44]: Chủ thể
quản lý, Khách thể quản lý, Công cụ quản lý và Biện pháp quản lý.
* Quản lý có bốn chức năng cơ bản, thông qua đó chủ thể quản lý tác động vào
khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu xác định [15, 57].
- Chức năng lập kế hoạch: Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu cần thiết
cho sự phát triển của tổ chức và quyết định phương thức đạt các mục tiêu đó.
- Chức năng tổ chức: Tổ chức là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa
các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức, đồng thời phân công điều phối
các nhiệm vụ và nguồn lực để đạt được các mục tiêu đề ra.
- Chức năng chỉ đạo/lãnh đạo: Chỉ đạo/Lãnh đạo là quá trình nhà quản lý dùng ảnh
hưởng của mình tác động đến các thành viên trong tổ chức làm cho họ nhiệt tình, tự
giác, nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Chức năng kiểm tra: Kiểm tra là quá trình thiết lập và thực hiện các cơ chế thích
hợp, theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động uốn
nắn, điều chỉnh kịp thời những hạn chế để đảm bảo đạt được mục tiêu của tổ chức.
16
1.2.1.2. Qun lý o to i hc
o to l quỏ trỡnh tỏc ng n mt con ngi nhm lm cho ngi ú lnh
hi v nm vng tri thc, k nng, k xo mt cỏch cú h thng chun b cho
ngi ú thớch nghi vi cuc sng v kh nng nhn mt s phõn cụng nht nh,
gúp phn ca mỡnh vo vic phỏt trin xó hi, duy trỡ v phỏt trin nn vn minh ca
loi ngi [104, tr.298].
o to i hc l o to ngun nhõn lc cú trỡnh cao, cú nng lc t duy,
cú kh nng sỏng to. Trong hot ng o to i hc cn trin khai i mi ni
dung, chng trỡnh, phng phỏp dy v hc, xõy dng danh mc ngnh ngh o
to, h thng m bo v kim nh cht lng o to i hc, tin ti hi nhp vi
cng ng GDH ca cỏc nc trong khu vc v trờn th gii [100].
Qun lý o to i hc phi quỏn trit v gn lin vi bn chc nng qun
lý nh ó nờu trờn nhng cn lu ý thớch ỏng ti i tng qun lý l quỏ trỡnh
o to bc i hc. Ngi qun lý cn nm vng mụ hỡnh tng th quỏ trỡnh o
to c th hin qua s di õy [13, tr.324]:
Hỡnh 1.1. Mụ hỡnh tng th qun lý quỏ trỡnh o to
u vo
Cỏc iu kin m
bo cht lng T
Quỏ trỡnh
Quỏ trỡnh dy hc
v giỏo dc
U RA
Kt qu o to
THEO DếI
KT QU QTDH
V GIO DC
- i tng tuyn
sinh
- GV, Cỏn b QL
- Chng trỡnh T
- Thit b vt t
- C s vt cht:
Th vin, phũng
học, phòng thí
nghiệm, x-ởng
thực hành
- Nguồn tài
chính
- - Hot ng o
to
- Nghiờn cu trin
khai quỏ trỡnh dy hc
- Hot ng kim tra
ỏnh giỏ
Ngi tt nghip
vi:
- Kin thc, k nng,
thỏi ngh nghip,
thúi quen, kinh
nghim
- Hiu bit xó hi
- Ngoi ng
- K nng s dng
mỏy tớnh
- Tỡnh hỡnh vic
lm sau tt nghip
- Thớch ng ngh
nghip
- Nng sut lao ng
- Kh nng thu
nhp
- Phỏt trin ngh
nghip
- T to vic
làm
ỏnh giỏ/
La chn
- La chn
phng thc,
hỡnh thc,
phng phỏp
ĐT
- Đánh giá
kết quả hc
tp
- KT/ G quỏ trỡnh
v chng trỡnh
- Cp vn bng,
chng ch
Thụng tin
phn hi
GV,SV