Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Luận văn tốt nghiệp phân tích hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật của vụ lúa hè thu ở đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 99 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----˜ & ™-----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ HIỆU
QUẢ KỸ THUẬT CỦA VỤ LÚA HÈ THU Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Giáo viên hướng dẫn:

Ts. Phạm Lê Thông

Sinh viên thực hiện:

Lê Văn Dễ
MSSV: 4076502
Lớp: Kinh tế Nơng nghiệp
Khố: 33 (2007-2011)

Cần Thơ 2010


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông

LỜI CẢM TẠ
Sau 4 năm với sự giảng dạy của quý thầy cô trong trường Đại học Cần Thơ.
Đặc biệt là các quý Thầy cô trong Khoa kinh tế – Quản trị kinh doanh, đã truyền đạt
cho em rất nhiều kiến thức quý báo. Giúp em khi ra trường có đủ kiến thức để hòa
nhập vào cuộc sống, phát triển bản thân và đóng góp cho sự phát triển xã hội. Kết


quả có được ngày hơm nay ngồi sự cố gắn của bản thân. Em còn nhờ sự giúp đỡ to
lớn và ân cần lo lắng của Cha mẹ, của quý Thầy cô trong Khoa kinh tế – Quản trị
kinh doanh, đã nhiệt tình khơng ngại khó khăn gian khổ dạy dỗ em trong suốt thời
gian qua. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ của xã hội và bạn bè trong suốt quá trình em rèn
luyện và học tập.
Em xin trân thành cảm ơn:
Quý Thầy, Cô Khoa kinh tế – Quản trị kinh doanh đã truyền đạt nhiều kiến
thức quý báo trong suốt thời gian qua em học tập ở trường, sự giúp đỡ của các tổ
chức xã hội và bạn bè trong và ngoài lớp.
Đặc biệt, em xin trân thành cảm ơn thầy Phạm Lê Thông, thầy đã tạo điều
kiện rất tốt cho em thực hiện đề tài này. Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và truyền đạt
rất nhiều kiến thức quý báo cho em, ân cần theo dõi và động viên em vượt qua mọi
khó khăn để hồn thành đề tài luận văn.
Nhưng do kinh nghiệm, thời gian và kiến thức bản thân em cịn nhiều hạn
chế. Nên sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót trong sự kết hợp lý thuyết với thực
tiển nghiên cứu. Kính mong q Thầy cơ, các bạn thơng cảm và góp ý cho đề tài
hồn chỉnh hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày

tháng năm 2010

Sinh viên thực hiện

Lê Văn Dễ

Luận văn tốt nghiệp

Trang ii


SVTH: Lê Văn Dễ


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện. Các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Đề tài khơng sao chép các đề tài
tương tự. Nếu có vi phạm tôi sẽ chấp nhận mọi quyết định xử lý của Khoa

Cần Thơ, ngày

tháng

năm

2010
Sinh viên thực hiện

Lê Văn Dễ

Luận văn tốt nghiệp

Trang iii

SVTH: Lê Văn Dễ


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông


NHẬT XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Luận văn được thực hiện và hoàn thành tại Khoa Kinh tế – Quản trị kinh
doanh, trường Đại học Cần Thơ, với sự hướng dẫn của thầy Phạm Lê Thông.
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

Trưởng Khoa kinh tế- QTKD

PGS. TS. Mai Văn Nam

Luận văn tốt nghiệp

Trang iv

SVTH: Lê Văn Dễ


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
˜²™

Họ và tên người hướng dẫn: Phạm Lê Thông
Học vị: Tiến Sĩ
Chuyên ngành:
Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế-Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học Cần Thơ.

Tên sinh viên: Lê Văn Dễ
Mã số sinh viên: 4076502
Chuyên ngành: Kinh tế nơng nghiệp
Tên đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật của vụ lúa Hè
Thu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: …......................................
…..............................................................................................................................
2. Về hình thức:.......................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: …...............................
…..............................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:..........................................
…..............................................................................................................................
5. Nội dung và các kết quả đạt được:......................................................................
…..............................................................................................................................
…...................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
..........
6. Các nhận xét khác:..............................................................................................
…..............................................................................................................................
7. Kết luận: ….........................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2010
Giáo viên hướng dẫn nhận xét

Luận văn tốt nghiệp

Trang v

SVTH: Lê Văn Dễ



Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông

Ts. Phạm Lê Thông

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIỆN PHẢN BIỆN

..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2010

Giáo viên phản biện

Luận văn tốt nghiệp


Trang vi

SVTH: Lê Văn Dễ


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông

MỤC LỤC
Trang
Chương1:GIỚITHIỆU ..................................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung........................................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................................ 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................... 3
1.3.1 Không gian .............................................................................................................. 3
1.3.2 Thời gian ................................................................................................................. 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................. 3
1.3.4 Phạm vi nội dung nghiên cứu.................................................................................. 3
1.4 Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.................................................. 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 4
2.1 Phương pháp luận:......................................................................................................... 4
2.1.1 Khái niệm về nông hộ ............................................................................................. 4
2.1.2 Một số khái niệm về hiệu quả ................................................................................. 4
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất .................................................................. 5
2.1.4 Hàm sản xuất:.......................................................................................................... 6
2.1.5 Hàm lợi nhuận ......................................................................................................... 7
2.1.6 Hàm giới hạn và hiệu quả........................................................................................ 8
2.1.7 Hàm số giới hạn ngẫu nhiên.................................................................................... 8

2.1.8 Khái niệm chung về cây lúa. ................................................................................. 10
2.1.9 Một số qui trình sản xuất lúa theo đúng khuyến cáo kỹ thuật ...............................11
2.2 Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................ 15
2.2.1 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ..................................................................... 15
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................................ 15
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................... 16
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu .............................................................................. 16
Luận văn tốt nghiệp

Trang vii

SVTH: Lê Văn Dễ


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông

Chương 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH SẢN
XUẤT LÚA HÈ THU Ở ĐBSCL.................................................................................... 17
3.1 Giới thiệu chung về Đồng Bằng Sông Cửu Long ....................................................... 17
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................................. 18
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................................... 20
3.2 Tình hình sản xuất lúa Hè Thu năm 2009 ở đồng Bằng Sông Cửu Long ................... 24
3.2.1 Diện tích sản xuất lúa ............................................................................................ 24
3.2.2 Sản lượng............................................................................................................... 26
3.2.3 Năng suất................................................................................................................27
3.3 Thông tin về hiện trạng nông hộ sản xuất lúa được điều tra ....................................... 29
3.3.1 Diện tích ................................................................................................................ 29
3.3.2 Số vụ sản xuất trong năm .......................................................................................30
3.3.3 Lao động................................................................................................................ 31
3.3.4 Trình độ học vấn nơng hộ ...................................................................................... 32

3.3.5 Thời gian tham gia sản xuất của nông hộ............................................................. 33
3.3.6 Tham gia tập huấn ................................................................................................. 34
3.4 Quy trình sản xuất lúa thực tế của các nơng hộ .......................................................... 34
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CỦA VỤ LÚA HÈ THU .................................................................................................. 38
4. 1 Phân tích chi phí, thu nhập, lợi nhuận từ việc sản xuất lúa Hè Thu........................... 38
4.1.1 Phân tích chi phí ................................................................................................... 38
4.1.2 Phân tích thu nhập ................................................................................................ 47
4.1.3 Phân tích lợi nhuận............................................................................................... 48
4.2 Phân tích khả năng sinh lời từ sản xuất lúa Hè Thu.................................................... 50
4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kỹ thuật.................................................... 52
4.3.1 Mơ hình hàm sản xuất ........................................................................................... 52
4.3.2 Phân tích hàm sản xuất và giới hạn khả năng sản xuất ........................................ 53
4.3.3 Phân tích hiệu quả kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu ở ĐBSCL.................................... 58
4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế...................................................... 60
Luận văn tốt nghiệp

Trang viii

SVTH: Lê Văn Dễ


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông

4.4.1 Mô hình hàm lợi nhuận ......................................................................................... 60
4.4.2 Phân tích hàm lợi nhuận và khả năng giới hạn lợi nhuận ..................................... 61
4.4.3 Phân tích hiệu quả kinh tế vụ lúa Hè Thu ở ĐBSCL ............................................ 66
4.5 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của nơng hộ trong q trình sản xuất............ 69
4.5.1 Thuận lợi................................................................................................................ 69
4.5.2 Khó khăn ............................................................................................................... 70

4.6 Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật trong sản
xuất lúa Hè Thu ở ĐBSCL ................................................................................................ 70
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 72
5.1 Kết luận ....................................................................................................................... 72
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................................... 73

Luận văn tốt nghiệp

Trang ix

SVTH: Lê Văn Dễ


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 2.1 Thời gian và liệu lượng bón phân theo khuyến cáo.....................................13
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất ở ĐBSCL năm 2009 ...............................................19
Bảng 3.2 Dân số phân theo giới tính và khu vực trong năm 2009 ở ĐBSCL.............20
Bảng 3.3 Diện tích trồng lúa theo từng vụ trong năm 2009 ở ĐBSCL.......................24
Bảng 3.4 Sản lượng lúa thu hoạch theo từng vụ trong năm 2009 ở ĐBSCL..............26
Bảng 3.5 Năng suất lúa theo từng vụ trong năm 2009 ở ĐBSCL...............................27
Bảng 3.6 Số liệu mẫu điều tra phân theo tỉnh .............................................................29
Bảng 3.7 Diện tích đất của nơng hộ ở ĐBSCL ...........................................................29
Bảng 3.8 Lực lượng lao động của nông hộ ở ĐBSCL ................................................31
Bảng 3.9 Trình độ học vấn của nơng hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL ................................32
Bảng 3.10 Số năm kinh nghiệm của nông hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL ........................33
Bảng 3.11Tham gia tập huấn của nông hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL.............................34
Bảng 3.12 Lượng phân nguyên chất trung bình sử dụng cho 1ha trong vụ Hè Thu...36

Bảng 4.1 Chi phí chuẩn bị đất trong vụ Hè Thu của nơng hộ.....................................39
Bảng 4.2 Chi phí gieo trồng trong vụ Hè Thu của nông hộ .......................................39
Bảng 4.3 Chi phí cho sử dụng phân bón trong vụ Hè Thu của nơng hộ .....................41
Bảng 4.4 Chi phí cho sử dụng thuốc nông dược trong vụ Hè Thu của nơng hộ.........42
Bảng 4.5 Chi phí tưới tiêu trong vụ Hè Thu của nơng hộ...........................................43
Bảng 4.6 Chi phí thu hoạch trong vụ Hè Thu của nông hộ.........................................44
Bảng 4.7 Mức chi phi trung bình trên 1ha của vụ Hè Thu ở ĐBSCL năm 2009........45
Bảng 4.8 Trung bình các loại chi phí sản xuất trên ha vụ lúa Hè Thu năm 2009 ở
ĐBSCL ........................................................................................................................46
Bảng 4.9 Mức doanh thu trên 1ha của vụ Hè Thu ở ĐBSCL năm
2009……………..48
Bảng 4.10 Mức lợi nhuận trên 1ha của vụ Hè Thu ở ĐBSCL năm 2009…………....
49
Bảng 4.11 Các mức lợi nhuận của nông hộ thu được từ sản xuất vụ Hè Thu năm
2009



Luận văn tốt nghiệp

Đồng
Trang x

Bằng

Sông
SVTH: Lê Văn Dễ

Cửu



Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông

Long………………………………………………….49
Bảng 4.12 Mức thu nhập và lợi nhuận trên chi phí cho 1ha của vụ Hè Thu năm 2009


Đồng

Bằng

Sông

Cửu

Long……………………………………………………….50
Bảng 4.13 Lượng trung bình các yếu tố đầu vào của vụ Hè Thu ở
ĐBSCL…………53
Bảng 4.14 Kết quả ước lượng hàm sản xuất OLS và MLE ........................................54
Bảng 4.15 Mức hiệu quả kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu ở ĐBSCL................................58
Bảng 4.16 Năng suất bị mất do kém hiệu quả kỹ thuật...............................................59
Bảng 4.17 Giá trung bình các yếu tố đầu vào ở vụ Hè Thu ở ĐBSCL .......................61
Bảng 4.18 Kết quả ước lượng hàm lợi nhuận OLS và MLE ......................................62
Bảng 4.19 Mức hiệu quả kinh tế của vụ lúa Hè Thu ở ĐBSCL..................................66
Bảng 4.20 Lợi nhuận bị mất do kém hiệu quả kinh tế ................................................68

Luận văn tốt nghiệp

Trang xi


SVTH: Lê Văn Dễ


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Bản đồ hàng chính vùng Đồng Bằng Sơng Cửu Long..................................... 17
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất ở ĐBSCL ............................................... 20
Hình 3.3 Cơ cấu diện tích gieo trồng của từng vụ trong năm 2009 ở ĐBSCL ............... 25
Hình 3.4 Cơ cấu về sản lượng lúa của từng vụ trong năm 2009 ở ĐBSCL.................... 27
Hình 3.5 Năng suất lúa của vụ Hè Thu năm 2009 ở ĐBSCL ......................................... 28
Hình 3.6 Lượng phân nguyên chất trung bình sử dụng cho 1ha trong vụ Hè Thu ......... 37
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện cơ cấu chi phí của vụ Hè Thu năm 2009 ở ĐBSCL ............. 47
Hình 4.2 Tỷ trọng mức lợi nhuận nông hộ thu được từ sản xuất lúa Hè Thu ................. 50

Luận văn tốt nghiệp

Trang xii

SVTH: Lê Văn Dễ


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông

DANH MỤC VIẾT TẮT
OLS:

Ordinary Least Squares

MLE:


Maximum Likehood Estimates

TE:

Hiệu quả kỹ thuật

EE:

Hiệu quả kinh tế

ĐBSCL:

Đồng Bằng Sơng Cửu Long

LĐGD:

Lao động gia đình

Ha:

Hecta (10.000m2)

NSG:

Ngày sau gieo (Số ngày sau sạ)

Luận văn tốt nghiệp

Trang xiii


SVTH: Lê Văn Dễ


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với nhiều điều kiện tự
nhiên phù hợp cho sản xuất nông nghiệp nên từ lâu nông dân Việt Nam đã biết
canh tác lúa nước và xem đây là lĩnh vực mũi nhọn trong sản xuất nơng nghiệp.
Trong tiến trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa Việt Nam vẫn xác định sản xuất
nơng nghiệp đặc biệt là lĩnh vực sản xuất lúa có vị trí đặc biệt quan trọng trong
chiến lược đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an tồn xã hội, là nguồn thu nhập quan
trọng của nơng dân Việt Nam và ln có sự liên kết chặt chẽ với các ngành, các
lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Trong các năm qua, Đảng và nhà nước luôn đầu
tư nguồn lực, ban hành và thực hiện nhiều chính sách phục vụ cho sự phát triển
nông nghiệp nhất là lĩnh vực sản xuất lúa. Với diện tích gieo trồng lúa cả nước
trên 7 triệu ha/năm và sản lượng trên 36 triệu tấn/năm (Bộ Nông nghiệp & phát
triển nông thôn và Bộ Công thương 2008) đưa nước ta từ chổ thiếu lương thực
vươn lên trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Mặc dù
nông nghiệp đặc biệt là ngành sản xuất lúa vẫn đang đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế nước ta nhưng sự đóng góp vào GDP ngày càng suy giảm, hiệu
quả sản xuất không cao mà nguyên nhân bắt nguồn từ hiệu quả kinh tế và hiệu
quả kỹ thuật thấp. Chính điều này làm cho thu nhập nông dân thấp, đời sống gặp
nhiều khó khăn, tạo sự phân hóa ngày càng nhiều về thu nhập giữa các khu vực
trong nền kinh tế.
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế trọng điểm và lớn

nhất về sản xuất lúa gạo của cả nước. ĐBSCL được xem là vựa lúa của cả nước,
về cơ bản sản xuất với ba vụ lúa trên năm là: Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông.
Mỗi năm ĐBSCL sản xuất được khoảng 18-19 triệu tấn lúa, đóng góp 52% vào
tổng sản lượng lúa cả nước, đóng góp lớn vào cung ứng cho nhu cầu trong nước
và chiếm 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, do phần đông dân số
trong vùng sống bằng nghề nông với trình độ và tập quán khác nhau nên phương
thức sản xuất có nhiều hạn chế. Do vậy, hiệu quả sản xuất chưa cao. Trong số
các nguyên nhân gây ra, trong đó có nguyên nhân chưa đạt hiệu quả kinh tế và
Luận văn tốt nghiệp

Trang 1

SVTH: Lê Văn Dễ


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông

hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất. Bởi ảnh hưởng từ chi phí các yếu tố đầu vào,
giá cả và sản lượng đầu ra, cách thức áp dụng khoa học kỹ thuật, … Ngồi ra
hoạt động canh tác cịn chịu ảnh hưởng của nhân tố khách quan như: thời tiết, khí
hậu ... Chính điều đó nơng hộ khó đạt được tối đa hóa lợi nhuận. Đặc biệt khi giá
lúa tăng cao điều đó sẽ kích thích nhiều nơng hộ đầu tư vào sản xuất lúa một cách
ào ạt trong những vụ kế tiếp, khi nhu cầu lúa gạo trên thị trường được cân đối thì
giá lúa gạo khơng tăng lên và sẽ ổn định trở lại thậm chí giá giảm. Điều này sẽ
làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ rất lớn.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tơi nghiên cứu đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế
và hiệu quả kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” để làm
đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. Qua đó cũng hy vọng đề tài nghiên cứu
này có thể giúp các nơng dân, các cơ quan, ban ngành … thấy được thực trạng
trong sản xuất vụ lúa Hè Thu ở ĐBSCL có đạt được hiệu quả kinh tế và hiệu quả

kỹ thuật hay chưa. Từ đó bài nghiên cứu đề xuất những phương pháp nhằm cải
thiện hiệu quả trong sản xuất góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung:
Ước lượng hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật của việc sản xuất lúa Hè
Thu ở Đồng Bằng Sơng Cửu Long. Từ đó, đề ra giải pháp góp phần nâng cao
hiệu quả trong sản xuất lúa vụ Hè Thu tại địa bàn trong những năm sắp tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Để thực hiện được mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu, nội dung đề tài
nghiên cứu lần lượt giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
- Tìm hiểu chung về tình hình sản xuất vụ lúa Hè Thu ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long trong năm 2009.
- Phân tích các yếu tố làm ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của việc
sản xuất vụ lúa Hè Thu ở ĐBSCL.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật từ việc sản xuất vụ lúa Hè
Thu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả cho sản
xuất lúa.

Luận văn tốt nghiệp

Trang 2

SVTH: Lê Văn Dễ


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian:

Đề tài được tập trung nghiên cứu thơng qua khảo sát tình hình sản xuất vụ
lúa Hè Thu trên địa bàn bốn tỉnh ở ĐBSCL: Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long và
Hậu Giang. Bên cạnh đó, việc xử lý số liệu, phân tích số liệu và hoàn thành đề tài
nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, trường Đại
học Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian:
Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 09/09/2010 đến ngày 15/11/2010.
Thời gian nghiên cứu: tập trung chủ yếu thu thập thơng tin về tình hình sản
xuất vụ lúa Hè Thu năm 2009.
Do hạn chế về thời gian vì thế qua đề tài nghiên cứu chưa thấy được sự biến
động về tình hình sản xuất qua các năm nên chưa đánh giá thật sự chính xác.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ sản xuất lúa Hè Thu trên địa
bàn nghiên cứu.
1.3.4 Phạm vi nội dung nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu tập trung phân tích hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ
thuật của vụ lúa Hè Thu, không so sánh với các vụ lúa khác.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Phạm Lê Thông (1998). “Economic efficiency of rice production in
CanTho”. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung đề tài
phân tích về hiệu quả kinh tế và hiệu quả kỹ thuật của vụ lúa Đông Xuân và vụ
lúa Hè Thu trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.
Hồ Thị Linh (2008). “Phân tích hiệu quả sản xuất lúa cao sản ở thành phố
Rạch Giá tỉnh Kiên Giang”. Đề tài phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình sản xuất lúa cao sản của các nông hộ ở thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên
Giang.
Đặng Nguyễn Thiên Hồng (2010). “Phân tích hiệu quả kỹ thuật của vụ lúa
Hè Thu ở Thành phố Cần Thơ”. Đề tài phân tích các yếu tố làm ảnh hưởng đến
năng suất lúa Vụ Hè Thu. Từ đó ước lượng hiệu quả kỹ thuật mà nông hộ đạt dựa
trên phương pháp OLS và MLE.

Luận văn tốt nghiệp

Trang 3

SVTH: Lê Văn Dễ


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm về nông hộ:
Nông hộ (hộ nông dân) là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp, … hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia
đình. Nơng hộ là gia đình sống bằng nghề nơng. Nơng hộ có những đặc trưng
riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc biệt. Khơng giống như những đơn vị kinh
tế khác, ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng
các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối,
sử dụng và tiêu dùng.
Nông hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay nguồn lực của quá
trình tái sản xuất (lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật), là đơn vị sản xuất tự thực hiện
tái sản xuất dựa trên việc phân bổ các nguồn lực vào các ngành sản xuất để thực
hiện tốt các chức năng của nó. Trong q trình đó, nó có mối liên hệ chặt chẽ với
các đơn vị khác và với hệ thống kinh tế quốc dân. Khai thác đầy đủ những khả
năng và tiềm lực của nơng hộ sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nền kinh
tế quốc dân.
2.1.2 Một số khái niệm về hiệu quả:
2.1.2.1 Khái niệm hiệu quả:
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi

và hướng tới. Trong quá trình sản xuất, theo Farrell (1957) hiệu quả được định
nghĩa là khả năng sản xuất ra một mức đầu ra cho trước từ một khoản chi phí
thấp nhất. Do vậy, hiệu quả của một nhà sản xuất riêng lẻ có thể được đo bằng tỷ
số giữa chi phí tối thiểu và chi phí thực tế để sản xuất ra mức đầu ra cho trước.
2.1.2.2 Hiệu quả kỹ thuật:
Hiệu quả kỹ thuật đề cập đến khả năng tạo ra một lượng đầu ra từ một
lượng đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng
đầu vào cho trước ứng với một trình độ cơng nghệ nhất định. Hiệu quả kỹ thuật
đo lường mức sản lượng đầu ra thật sự đạt được so với mức sản lượng tối đa có
thể được tạo ra.
Luận văn tốt nghiệp

Trang 4

SVTH: Lê Văn Dễ


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông

2.1.2.3 Hiệu quả kinh tế:
Trong khuôn khổ hàm lợi nhuận, hiệu quả kinh tế được định nghĩa là khả
năng có thể đạt được lợi nhuận đối đa của một đơn vị sản xuất ứng với các mức
giá đầu vào và đầu ra nhất định cho trước của đơn vị sản xuất đó. Hiệu quả kinh
tế đo lường mức lợi nhuận thật sự đạt được so với mức lợi nhuận tối đa có thể
được tạo ra.
Hiệu quả kinh tế được tính bằng tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân
phối (hiệu quả phân phối là khả năng lựa chọn được một lượng đầu vào tối ưu mà
ở đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá trị tạo ra
của đầu vào đó).
EE= TE*AE

Trong đó: EE, TE và AE lần lượt là mức hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và phân phối.
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất:
- Thu nhập: là toàn bộ giá trị của sản phẩm, được tính bằng năng suất nhân
với đơn giá của sản phẩm.
Thu nhập = Năng suất * đơn giá.
- Tổng chi phí: là tồn bộ số tiền chi ra cho hoạt động sản xuất để tạo ra sản
phẩm bao gồm chi phí lao động, chi phí vật chất và chi phí khác, ...
Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác
- Lợi nhuận: là phần chênh lệnh giữa thu nhập và tổng chi phí bỏ ra để sản
xuất sản phẩm đó.
Lợi nhuận= Thu nhập – Tổng chi phí
Trong lợi nhuận có hai loại: Lợi nhuận chưa tính lao động gia đình và lợi
nhuận có tính lao động gia đình.
- Lợi nhuận trên chi phí: Tỷ số này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra thì
nơng hộ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận trên chi phí =Lợi nhuận / Chi phí
- Lợi nhuận trên thu nhập: Tỷ số này cho biết trong một đồng thu nhập
mà nơng dân có được thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận trong đó.
Lợi nhuận trên thu nhập = Lợi nhuận / thu nhập
- Thu nhập trên chi phí: Tỷ số này cho biết rằng một đồng chi phí mà
nơng hộ bỏ ra đầu tư thì nơng hộ sẽ thu lại bao nhiêu đồng thu nhập.
Luận văn tốt nghiệp

Trang 5

SVTH: Lê Văn Dễ


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông


Thu nhập trên chi phí = Thu nhập / Chi phí
2.1.4 Hàm sản xuất:
Việc xác định hiệu quả của hoạt động sản xuất liên quan mật thiết đến việc
xác định lượng đầu ra từ các yếu đầu vào của quá trình sản xuất. Nên khi nghiên
cứu hiệu quả thường bắt đầu từ việc nghiên cứu hàm sản xuất.
Hàm sản xuất cho biết lượng đầu ra tối đa có thể được tạo ra từ số lượng
cho trước của một tập hợp đầu vào. Do đó, hàm sản xuất có hàm ý biểu diễn hiệu
quả kỹ thuật bởi vì nó cho biết một sự chuyển hóa hiệu quả nhất từ đầu vào thành
đầu ra. Một hộ sản xuất được gọi là có hiệu quả kỹ thuật cao hơn hộ sản xuất
khác khi nó sản xuất ra nhiều đầu ra hơn với cùng một lượng đầu vào cho trước.
Hàm sản xuất: là một hàm số biểu diễn về mặt toán học của mối quan hệ
giữa đầu vào và đầu ra của một quá trình sản xuất. Thông thường đươc viết dưới
dạng:

Y = f ( x1 , x2 , x3 ,...., xn )
Trong đó: Y: Sản lượng đầu ra, x i : là các yếu tố đầu vào. Các biến trong hàm sản
xuất được giả định là dương, liên tục và các yếu tố đầu vào được xem là có thể
thay thế cho nhau tại mỗi mức sản lượng.
Hàm sản xuất cho biết mức sản lượng tối đa được tạo ra ứng với mỗi
phương án kết hợp các yếu tố đầu vào cho trước. Các yếu tố đầu vào bao gồm
các yếu tố cố định (là những yếu tố được nông dân sử dụng một lượng cố định và
nó khơng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: Chi phí máy suốt, chi phí máy
bơm nước, …) và các yếu tố biến đổi (là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến
năng suất như: giống, lao động, phân bón, thuốc nơng dược, …
Do vậy, hàm sản xuất có thể được viết một cách chi tiết hơn:
Y = F ( X 1 , X 2 ,... X m ; Z 1 , Z 2 ...Z n )

Trong đó: Y là sản lượng đầu ra, Xi là các yếu tố đầu vào biến đổi (i = 1, 2, 3,…,
m), Zi là các yếu tố đầu vào cố định (i = 1, 2, 3, …, n).
Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực

nghiệm nhưng dạng hàm Cobb-Douglas là phương pháp phổ biến được sử dụng
để nghiên cứu hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cobb và Douglas
(1928) thấy rằng log các yếu tố đầu vào xi và sản lượng Y thường quan hệ theo
Luận văn tốt nghiệp

Trang 6

SVTH: Lê Văn Dễ


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông

dạng tuyến tính. Do vậy, hàm sản xuất thường được viết dưới dạng là:
lnY =lnα0 + α1lnX1 +….+ αnlnXn

α

α

hoặc: Y = α0 .x1 1 ......xn n

Trong đó: Y là sản lượng đầu ra, Xi là các yếu tố đầu vào (i = 1, 2, 3, …, n).
- Hằng số α0 đại diện cho tham số hiệu quả từ các yếu tố đầu vào cố định Xi,
biểu diễn tác động của những yếu tố nằm ngồi những yếu tố đầu vào có trong
hàm sản xuất như: công nghệ, sự kém hiệu quả … Với cùng lượng đầu vào xi, α0
càng lớn thì sản lượng tối đa đạt được càng lớn.
- Tham số αi đo lường hệ số co giãn của sản lượng theo số lượng các yếu tố
đầu vào của hàm sản xuất, chúng được giả định rằng có giá trị từ 0 đến 1. Độ co
giản được tính bằng cơng thức sau:
¶y

¶y x i
¶lny
y
ly , x i =
´ =
=
= αi
¶x i
¶x y
¶lnxi
xi

Do vậy, a i là phần trăm thay đổi của sản lượng khi các yếu tố đầu vào i thay đổi
1%.
2.1.5 Hàm lợi nhuận:
Hàm lợi nhuận là hàm biểu diễn lợi nhuận biến đổi của một hoạt động sản
xuất, hàm lợi nhuận như là một hàm số của giá của các đầu vào biến đổi, giá đầu
ra và khối lượng của các yếu tố đầu vào cố định. Hàm lợi nhuận biểu diễn hiệu
quả kinh tế. Một nhà sản xuất thu được lợi nhuận nhiều hơn (nghĩa là tổng thu
nhập trừ đi tổng chi phí cho những đầu vào biến đổi) ứng với giá đầu ra và giá
đầu vào cho trước được gọi là có hiệu quả kinh tế cao hơn nhà sản xuất khác.
Một khi hàm sản xuất đã được chỉ định cụ thể thì dạng hàm cụ thể của hàm
lợi nhuận sẽ được xác định tương ứng. Nên có thể nói rằng cấu trúc của hàm sản
xuất sẽ quy định cấu trúc hàm lợi nhuận, những tham số hàm lợi nhuận được cấu
thành bởi những tham số của hàm sản xuất.
Từ hàm sản xuất: Y = F ( X 1 , X 2 ,... X m ; Z 1 , Z 2 , ... Z n )

Luận văn tốt nghiệp

Trang 7


SVTH: Lê Văn Dễ


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông
m

Hàm lợi nhuận có thể viết: π = p y f ( X 1 , X 2 , ..., X m ; Z 1 , Z 2 , ..., Z n ) - å pi xi
1

Trong đó: py là giá đầu ra, pi là giá đầu vào biến đổi thứ i = 1, 2, 3, …, m.
Ngồi ra hàm lợi nhuận cịn được viết dưới dạng:
ln π = lnα0 + α1lnX1 +….+ αnlnXn
Trong đó: π là lợi nhuận, xi (i = 1, 2, …, n) là giá các nguồn lực đầu vào được
chuẩn hóa.
2.1.6 Hàm giới hạn và hiệu quả:
Theo định nghĩa, hàm sản xuất cho biết sản lượng tối đa có thể được tạo ra
từ một mức đầu vào cho trước. Tương tự, hàm lợi nhuận cho biết lợi nhuận tối đa
có thể đạt được ứng với các mức giá đầu vào và giá đầu ra cho trước. Thuật ngữ
tối đa có ý nghĩa quan trọng trong việc ước tính hiệu quả. Để ước tính giá trị tối
đa, các hàm giới hạn có thể được áp dụng để định ra mức giới hạn có thể có đối
với các quan sát. Với hàm giới hạn, những điểm được quan sát chỉ nằm một bên
của hàm giới hạn. Khoảng cách giữa cá thể được quan sát với đường giới hạn có
thể được xem là thước đo của mức kém hiệu quả.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng ước lượng bình
phương bé nhất (OLS), chỉ biểu diễn các mức đầu ra trung bình mà khơng phải là
mức tối đa. Để ước lượng các hàm giới hạn, phép ước lượng khả năng tối đa
(MLE) có thể hữu hiệu hơn bởi vì nó cho phép phần sai số ε của các hàm giới
hạn không đối xứng và nằm một bên đường giới hạn.
2.1.7 Hàm số giới hạn ngẫu nhiên:

Hàm giới hạn ngẫu nhiên (cịn gọi là mơ hình sai số tổng hợp) được đưa ra
để khắc phục những hạn chế trong nghiên cứu. Vì trong nghiên cứu thơng thường
bỏ qua sự tác động ngồi tầm kiểm sốt của nơng trại cũng như các yếu tố nội tại
của nông trại (sự kém hiệu quả).
Hàm giới hạn ngẫu nhiên có phần sai số tổng hợp gồm hai phần:
- Phần đối xứng giải thích sự tác động của yếu tố ngẫu nhiên, nó nằm hai
phía của hàm giới hạn. Nó biểu diễn tác động của những yếu tố ngẫu nhiên
không quan sát được và như một sai số ngẫu nhiên thông thường.
- Phần lệch một phía chứa phần kém hiệu quả so với hàm giới hạn ngẫu
nhiên.
Luận văn tốt nghiệp

Trang 8

SVTH: Lê Văn Dễ


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông

Hai phần này được giả định độc lập với nhau:
Yi = f( xi )exp( vi - u i )

hay

lnY = ln[f( xi )] +( vi - u i )

Trong đó: ln[f( xi )] + vi là hàm giới hạn ngẫu nhiên, vi phần sai số ngẫu nhiên, u i
phần sai số do kém hiệu quả. Battese và Coelli (1988) đã đưa ra rằng ( u i ) là phần
kém hiệu quả kỹ thuật của nông trại i so với hàm giới hạn ngẫu nhiên, là phần sai
số một bên exp(- u ), u i >= 0. Điều kiện u i >= 0 đảm bảo rằng những điểm quan

sát nằm dưới hàm giới hạn ngẫu nhiên.
Hiệu quả kỹ thuật được ước lượng từ hàm giới hạn khả năng sản xuất nó
được ước lượng từ sự khác nhau giữa lượng đầu ra thực sự và đầu ra tính tốn.
Cũng như trên mơ hình giới hạn ngẫu nhiên sai số của mơ hình gồm hai thành
phần: sai số một đuôi ( u i ) biểu diễn mức phi hiệu quả kinh tế và phần sai số ngẫu
nhiên ( vi ), nên ta có: ei = vi - u i .
Tương tự, hiệu quả kinh tế được ước lượng từ mơ hình lợi nhuận ngẫu
nhiên. Vì thế mơ hình lợi nhuận ngẫu nhiên có thể được ước lượng để cung cấp
ước lượng lợi nhuận tốt nhất ứng với các mức giá và lượng đầu vào cố định.
Phần phi hiệu quả lợi nhuận được tính từ sự chênh lệch giữa lợi nhuận thật sự
( S i ) với giá trị lợi nhuận tối đa có thể có ( S i* ). Cũng giống như trường hợp của
hàm sản xuất, sai số của mơ hình gồm hai thành phần: sai số một đuôi ( u i ) biểu
diễn mức phi hiệu quả kinh tế và phần sai số ngẫu nhiên ( vi ).
Tuy nhiên trong ước lượng phần kém hiệu quả ( u i ) trong cả hai mơ hình
trên thường khó tách ra những tác động ngẫu nhiên ( vi ). Theo Maddala (1977)
giá trị trung bình và phương sai tổng thể của u được tách khỏi v được ước lượng
bởi:
E (u ) = δu

Var (u ) = δu2 (π - 2 ) / π

2
π

Jondrow và các cộng sự cũng đã trình bày cách tính hiệu quả mà loại trừ
yếu tố ngẫu nhiên. Họ cho rằng u i của mỗi quan sát được tính bằng điều kiện của
phân phối của u , ứng với e cho truớc. Với phân phối chuẩn cho trước v và nửa
chuẩn của u , kỳ vọng của mức phi hiệu quả của từng nông trại u i , với ei cho
trước là:
Luận văn tốt nghiệp


Trang 9

SVTH: Lê Văn Dễ


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông
é f (.)
æ λe j
E (u j / e j ) = ờ
- ỗỗ
ờở1 - F (.) ố

ửự
ữữỳ
ứỳỷ

Trong ú: 2 = δu2 δv2 / δ 2 , λ = δu / δv , δ = δu2 + δv2 , f( . ) và F( . ) lần lượt là hàm
æ λe j
è δ

phân phối mật độ chuẩn và xác sut tớch lu ti ỗỗ


ữữ .


Theo hai nh thng kờ học Battese và Corra thì tỷ số phương sai

(


)

λ , = δu2 / δ 2 luôn nằm trong giới hạn từ 0 đến 1 và nó được dùng để giải thích

phần sai số nào sẽ tác động và làm biến đổi năng suất hay lợi nhuận thực tế so
với năng suất hay lợi nhuận tối đa. Nếu tỷ số phương sai λ , dần về 1, tỉ số này sẽ
cho biết được phần kém hiệu quả phần lớn là do sự tác động của các yếu tố mà
nơng dân có thể kiểm soát được. Nếu λ , tiến dần về 0 thì phần kém hiệu quả của
nơng hộ chủ yếu là do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
2.1.8 Khái niệm chung về cây lúa:
Cây lúa là một trong những loại cây lương thực quan trọng ở Việt Nam. Lúa
có nguồn gốc từ lồi cây hoang dại trên siêu lục địa Gondwana cách đây ít nhất
130 triệu năm và phát tán rộng khắp các châu lục trong quá trình trơi dạt lục địa.
Hiện nay có hai lồi lúa được đã thuần hoá là lúa châu Á (Oryza sativa) và
lúa châu Phi (Oryza glaberrima). Lúa có lá mỏng, hẹp bản (2 - 2,5 cm) và thân
cao 90-95 cm. Các hoa nhỏ thụ phấn nhờ gió mọc thành các cụm hoa phân nhánh
cong hay rủ xuống, dài 20 - 25 cm. Hạt là loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các
loại cây ngũ cốc) dài 5 - 12 mm và dày 2 - 3 mm. Lúa là loại cây 1 lá mầm, vòng
đời sinh trưởng và phát triển ngắn, thời gian sinh trưởng của lúa là khoảng từ trên
100 - 130 ngày nếu có điều kiện ánh sáng thích hợp. Tuy nhiên hiện nay có
những giống lúa có thời gian sinh trưởng rất ngắn (từ khoảng 85 - 100 ngày).
Nhiệt độ: nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của cây lúa
nhanh hay chậm, tốt hay xấu. Nhiệt độ thấp dưới 17oC có ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây lúa, nhiệt độ dưới 13oC thì cây ngừng sinh trưởng nhưng nếu
nhiệt độ dưới 13oC trong nhiều ngày thì cây có thể chết.
- Thời điểm trổ bơng: khoảng 35- 43 ngày sau khi gieo.
- Thời gian bắt đầu thu hoạch: từ lúc lúa 85 - 100 ngày sau khi gieo tùy vào
tình hình chín thực tế của lúa mà thu hoạch vào thời điểm nào. Tiêu chuẩn thu
hoạch: thông thường nông dân ta dựa vào kinh nghiệm để quyết định ngày thu

Luận văn tốt nghiệp

Trang 10

SVTH: Lê Văn Dễ


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông

hoạch (khi lúa chín vàng đều từ dưới chót đi của bơng lúa khoảng 80%).
2.1.9 Mơ tả q trình sản xuất lúa theo đúng khuyến cáo kỹ thuật
Dưới đây là một số quy trình về kỹ thuật trồng lúa theo đúng khuyến cáo
khoa học của “Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long dựa trên tài liệu nghiên cứu
của GS TS. Mai Văn Quyền”. Qua đây làm tư liệu giúp so sánh thực trạng tình
hình trồng lúa của các nơng hộ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long với kỹ thuật được
khoa học khuyến cáo.
2.1.9.1 Phương pháp chọn giống
Giống là một trong những yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển
và năng suất lúa. Nơng dân chọn các giống có thời gian sinh trưởng từ 90 - 100
ngày, năng suất cao, chống chịu với một số sâu bệnh chính và có phẩm chất gạo
tốt đủ tiêu chuẩn xuất khẩu như: OM1490, OMCS2000, IR64, MTL250, VD9520, AS996, OM3536, Lúa thơm, …
Sử dụng hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng tương đương cấp xác nhận
(theo qui định của Bộ NN & PTNT):
- Độ sạch (% khối lượng) > 99,0%
- Tạp chất (% khối lượng) < 1,0%
- Hạt khác giống phân biệt được (% hạt) < 0,25%
- Hạt cỏ (số hạt /kg) < 10 hạt
- Tỷ lệ nảy mầm (% số hạt) > 85%
- Độ ẩm (%) < 13,5 %
2.1.9.2 Chuẩn bị đất

Đối với vụ Hè Thu, tùy vào điều kiện đất đai của từng vùng mà ta có chế độ
canh tác khác nhau để phù hợp trên mảnh ruộng của mình. Nhưng cách làm sau
đây được xem là phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long:
- Cày đất bằng máy với độ sâu từ 15 - 20 cm.
- Phơi ải trong thời gian khoảng 1 tháng.
- Bừa, trục và san bằng mặt ruộng bằng máy kéo bánh lồng có cơng cụ
trang phẳng mặt ruộng kèm theo (nếu thấy cần thiết).
- Sử dụng máy kéo liên hợp với máy phay hoặc bánh lồng và trục bùn. Tuỳ
theo diện tích ruộng lớn hay nhỏ mà dùng máy kéo lớn (trên 50 HP), trung bình
(20 - 35HP) hoặc nhỏ như máy xới tay (12 - 15HP), máy trục bùn tự hành hoặc
Luận văn tốt nghiệp

Trang 11

SVTH: Lê Văn Dễ


Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của vụ lúa Hè Thu… GVHD: Ts. Phạm Lê Thông

phay lồng (6 - 12 HP). Ruộng phải bằng phẳng, có hệ thống thốt nước tốt và
khơng đọng nước.
2.1.9.3 Biện pháp gieo sạ
a. Chuẩn bị hạt giống
- Làm sạch hạt lúa trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt trong nước muối
15% trong thời gian 5 - 10 phút, loại bỏ hạt lép lửng và lẫn tạp.
- Sau đó, cho vào bao ngâm trong nước sạch 30 giờ.
- Rửa bằng nước sạch và để ráo, ủ trong 24 giờ đảm bảo hạt vừa nhú mầm.
- Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng Regent hoặc Carban 3%
(nếu giống tốt, đủ tiêu chuẩn thì bỏ qua giai đoạn này vẫn được).
b. Biện pháp gieo sạ: có nhiều cách gieo sạ như sạ hàng, sạ truyền thống ...

- Gieo hàng bằng công cụ gieo hàng kéo tay hoặc liên hợp với máy kéo.
- Lượng hạt giống gieo: 100 - 120 kg/ha.
- Khoảng cách gieo: hàng cách hàng 20 cm.
2.1.9.4 Bón phân
Bón phân cân đối giữa đạm, lân và kali.
Ở giai đoạn đẻ nhánh (22 - 25 ngày sau sạ) và làm đòng (42 - 45 ngày sau
sạ), sử dụng bảng so màu lá để điều chỉnh lượng phân đạm cần bón.
Tùy theo chân ruộng mà có thể bón phân phù hợp với sự phát triển của cây
lúa. Đặc biệt là phân chuồng, phân hữu cơ, phân vi lượng, vi sinh rất tốt cho sự
phát triển của cây lúa.
Cơng thức sau đây: áp dụng bón cho 1 ha và chia làm 3 - 4 lần bón.

Luận văn tốt nghiệp

Trang 12

SVTH: Lê Văn Dễ


×