Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TICH LUY CHUYEN MON MAM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.07 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>8 cách luyện kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ Phát triển kỹ năng đọc và viết là một bước quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị cho trẻ đến trường. Bạn có thể chơi cùng chúng một số trò chơi ghép từ vui vẻ để hình thành những kỹ năng ngôn ngữ mà bọn trẻ sẽ cần phải phát huy ở mẫu giáo và các lớp cao hơn. Những hoạt động sau sẽ giúp tạo một sự khởi đầu cho việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ. 1. Trước khi bắt đầu bạn nên nhớ, chơi là việc của con, còn bạn là người thầy đầu tiên của chúng. Bạn hãy kiên nhẫn và làm cho việc học trở nên thú vị. Dành thời gian chơi cùng với con không chỉ để dạy dỗ chúng mà còn tạo những ký ức tốt đẹp giữa bạn và con, bởi một đứa trẻ hạnh phúc học hành sẽ tốt hơn. Mỗi trò chơi bạn nên dành trung bình 15-20 phút để thực hiện. Khi nào con bạn có biểu hiện mất tập trung thì chính là lúc nên ngừng cuộc chơi. Sắp xếp và kết hợp nhiều thứ khi nói với con về hoạt động như con bạn thích gì, cần giúp đỡ ra sao... 2. Bắt đầu trò chơi: Thu thập những đồ vật khác nhau ở quanh nhà như bút chì, gối, xoong chảo, thú nhồi bông, các món đồ vặt vãnh, bánh kẹo và một cái chăn. Mô tả đồ vật bằng nhiều cách bạn có thể nghĩ ra rồi đề nghị con bạn tìm. Trong trường hợp chúng không tìm được, bạn nên gợi ý cho chúng định nghĩa của những từ bọn trẻ chưa biết. Đừng lo ngại nếu có một số từ trùng nghĩa với nhau bởi mục đích của trò chơi này là mở rộng vốn từ vựng bằng cách đưa ra những từ mới. 3. Bạn cần khuyến khích con nên ghi chép hàng ngày. Bạn kẹp vài mẩu giấy nhỏ trên một tấm bìa hay kẹp file, rồi động viên con mỗi ngày vẽ một bức tranh về những sự việc xảy ra trong ngày hoặc dùng trí tưởng tượng để kể thành câu chuyện. Sau khi con bạn hoàn thành bức tranh, hãy bảo chúng mô tả một chút về bức tranh và ghi những từ do con bạn nói ra lên trang giấy có bức tranh ấy. 4. Cùng đến thư viện với con và đọc lướt một số tạp chí dành cho các bé yêu. Mượn một vài quyển về nhà để xem con bạn thích quyển nào nhất. Cùng con đọc các quyển sách ấy và gợi ý một vài hoạt động. Khi con bạn đã quyết định được loại sách báo để đọc, hãy điền ngay vào thẻ ghi tên sách báo. Đây là một cách hướng trẻ đến với sở thích đọc. 5. Dán nhãn tất cả mọi thứ trong bếp bằng cách viết các từ chỉ đồ vật trong bếp lên một tờ giấy to rồi cắt chúng ra. Sau đó, yêu cầu bọn trẻ dán những nhãn đó lên các vị trí thích hợp như tủ bếp, chậu rửa, ly, tủ lạnh, vòi nước, ngăn kéo... Bạn nên nói luôn công dụng của mỗi loại đồ vật khi bạn dạy con đến từ chỉ đồ vật đó. Yêu cầu chúng chỉ tay vào chậu rửa, nơi cất giữ đồ ăn, nơi nào làm đá... Sau khoảng 1 tuần.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> hoặc hơn, hãy làm lại tương tự với phòng tắm, phòng ngủ... 6. Các bậc cha mẹ nên tạo "một quyển sách đặc biệt" dành cho con mà không cần quá to hay nhiều trang. Viết tên sách lên bìa, bên trong từng trang viết tên những đề tài khác nhau để bọn trẻ tự điền như: "Màu sắc yêu thích nhất của con là..... Những đồ đạc trong nhà có màu ấy là ....." Những trang khác trong "quyển sách đặc biệt" có thể là tên các món đồ chơi, tên những trò chơi yêu thích, tên các thành viên trong gia đình, họ hàng hay màu tóc, màu mắt, chiều cao, cân nặng của chính bé. 7. Hàng ngày nên tạo nhiều cơ hội cho bọn trẻ ôn lại những từ cũ như bạn chỉ vào những thứ gặp trên đường đi rồi yêu cầu chúng nói tên hay mô tả. 8. Luôn nói chuyện với trẻ khi bạn đang làm việc gì cần chúng chú ý để tăng vốn từ vựng bằng cách mô tả kỹ như "Mẹ đang giặt quần áo vì chúng bị bẩn khi chúng ta chơi ở công viên hôm nay. Mẹ cho một thứ bột đặc biệt gọi là xà phòng vào máy giặt"... Với những cách trên, bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì sự tiếp thu vốn từ của con mình khá nhanh. Bí quyết dạy bé theo độ tuổi Ở giai đoạn 3-5 tuổi, bạn nên thiết lập thói quen đọc sách cho bé mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn có thể nuôi dưỡng niềm say mê với sách cho bé bằng cách thường xuyên đưa bé đi nhà sách. - Bạn nên để bé tham gia vào một số công việc nhà đơn thuần. - Bạn nên khuyến khích bé vui chơi cùng các nhóm bạn khác. Điều này sẽ dạy bé tinh thần sẻ chia và giúp bé hoàn chỉnh kỹ năng giao tiếp. - Bạn cũng nên chú ý cách nói chuyện với bé. Nếu bạn thích nói cộc lốc thì bé cũng có xu hướng sử dụng nhiều câu trống không. Vì vậy, bạn nên dùng những câu có cả chủ ngữ và vị ngữ khi giao tiếp với bé hàng ngày. Giai đoạn 6-8 tuổi - Ở thời điểm này, một số bé phát huy năng khiếu đặc biệt trong một lĩnh vực nào đó. Vì vậy, bạn nên nhận biết những dấu hiệu xuất sắc của bé để có kế hoạch giáo dục bé thật hiệu quả. - Bạn nên giúp bé phát triển tính trách nhiệm bằng cách giao cho bé những phần việc nhà.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> nhất định trong ngày. Sau đó, bạn sẽ trực tiếp kiểm tra thành quả của bé. - Nếu bé đã bước vào bậc tiểu học, bạn nên trao đổi với bé những vấn đề về trường lớp, bạn bè của bé hoặc bất kỳ điều gì bé đang băn khoăn. Đặc điểm phát triển của bé 6-8 tuổi - Nhiều bé cảm thấy khó khăn khi làm quen với môi trường tiểu học. Những ngày đầu đi học, bé thường sợ sệt và lo lắng. - Độ tuổi này, các kỹ năng ở bé tương đối hoàn thiện: Bé có thể dễ dàng tự mặc quần áo, buộc dây giày hoặc chơi bóng đá... - Việc kết bạn ở trường học cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bé. Nhiều bé rất tự tin nhưng nhiều bé khá nhút nhát khi vui chơi. - Các kỹ năng xã hội, thể chất, trí tuệ ở bé cũng phát triển nhanh chóng. - Bạn có thể dạy bé cách tôn trọng người khác. Khuyến khích bé giúp đỡ mọi người xung quanh một cách tự giác. - Bạn nên động viên bé khi bé có thành tích học tập xuất sắc. Bạn cũng không nên bỏ bê bé nếu bé học "hơi dở". - Khi đề ra những nguyên tắc cho bé, bạn nên chia sẻ "điều luật" với bé thật rõ ràng; chẳng hạn, thời gian bé được phép xem tivi trong một ngày là bao nhiêu, mấy giờ thì bé phải lên giường đi ngủ.... Bạn nên khuyến khích bé tự giác thực hiện quy tắc mà không cần cha mẹ phải nhắc nhở. - Bạn cũng nên động viên bé kiên trì hoàn thành hết bài tập, trước khi bé muốn vui chơi. - Bạn cũng nên "lôi kéo" bé thân mật hơn với các thành viên trong gia đình bằng các hoạt động tập thể như cùng cả nhà đọc sách, đi chơi công viên... - Bạn có thể giữ liên lạc với thầy (cô) giáo của bé để kịp thời uốn nắn những hành vi sai lệch cho bé. - Bạn cũng nên tiếp tục duy trì thói quen đọc sách cho bé. Nếu bé đã biết đánh vần, bạn nên động viên bé đọc những mẩu chuyện ngắn cho cả nhà nghe. Giai đoạn 9-11 tuổi Đặc điểm của bé 9-11 tuổi - Bé đã phát triển tương đối độc lập. Nhiều bé bắt đầu có xu hướng thích nói chuyện với bạn bè hơn cha mẹ. Vì vậy, những nhóm bạn chơi giai đoạn này có tác động rất lớn đến tâm lý.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> của bé - Bé có thể hoàn thành phần việc nhà mà bé thấy là phù hợp. Điều này có thể đi ngược với mong muốn của cha mẹ. Vì vậy, bạn nên sắp xếp cho bé những hoạt động thú vị để bé không có cảm giác bị cha mẹ "ép buộc". - Bạn nên dành thời gian cho bé mỗi ngày: Nói chuyện với bé về những khó khăn trong việc học, bạn bè hoặc thầy cô giáo của bé... - Giúp bé phân biệt hành vi đúng - sai: Bạn nên nhấn mạnh để bé tự nhận biết những việc làm xấu như nói bậy, chửi tục hoặc đánh nhau.... - Dạy bé có tinh thần trách nhiệm: Bạn có thể giao cho bé những phần việc nhà phức tạp hơn. Nhấn mạnh với bé rằng, làm như vậy, bé sẽ giúp đỡ được cha mẹ. - Bạn cũng nên thường xuyên cho bé giao tiếp với họ hàng và những người bạn của bé. - Dạy bé tôn trọng người khác: Bé sẽ học được cách lắng nghe lịch sự khi người bên cạnh nói, không gây ồn ào ở nơi công cộng... Đồng thời, bạn cũng nên hướng dẫn bé giúp đỡ nhưng người có hoàn cảnh khó khăn hơn; chẳng hạn, dạy bé làm từ thiện. - Những quy tắc bạn muốn áp dụng cho bé thời điểm này nên linh hoạt. Bé có thể chống đối lại cha mẹ theo nhiều cách. Vì vậy, bạn nên lưu ý đến cảm xúc của bé thay vì cứ mạnh tay trừng phạt bé. - Dạy bé tính trung thực: Bạn nên để cho bé hiểu rằng, nói dối cha mẹ là điều "cấm" cho dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào.. Dạy bé học đếm Đếm số giúp bé phát triển trí nhớ, nhận biết thế giới xung quanh đồng thời nhanh trí hơn khi bé được tham gia vào những bài học đầu tiên ở lớp mẫu giáo. Dạy bé từng nhóm 10 số đầu tiên Bạn có thể chia nhỏ các nhóm số để bé dễ ghi nhớ và học thuộc. Mới đầu, bạn chỉ nên dạy để bé biết cách đếm thành thạo từ 1 đến 10. Có rất nhiều thứ xung quanh thuận lợi cho việc dạy bé đếm từ 1 đến 10. Một trong những cách đơn giản, được nhiều phụ huynh sử dụng là hướng dẫn bé đếm ngón tay. Cách này thường giúp bé nhớ rất lâu mà ít nhầm lẫn..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khuyến khích bé có thói quen đếm bất kỳ đồ vật nào trong nhà, từ một vài đồng xu đến số đồ chơi, quần áo... Đơn giản hơn, khi yêu cầu bé làm một việc gì đó, bạn cố gắng lồng ghép thêm các con số. Chẳng hạn, "Lấy cho mẹ hai cái cốc nào" hay "Con hát lại bài này hai lần nữa nhé". Bạn nên tranh thủ khuyến khích bé đếm số bất kỳ lúc nào có thể. Lúc ngồi vào bàn ăn, bạn có thể hỏi bé: "Đố con có bao nhiêu chiếc bát, đĩa, thìa trên bàn ăn..." Đợi đến khi nào bé đã đếm thành thạo từ 1 đến 10, bạn mới nên giúp bé chuyển sang việc đếm thêm nhóm số từ 11 đến 20. Thông thường, bé 3 tuổi biết cách đếm chính xác từ 1 đến 20. Nhiều bé thấy khó khăn, bối rối hoặc đếm sai, nếu bạn dạy bé thêm nữa. Dạy bé đếm nhóm 10 chữ số tiếp theo Nếu bé đã đếm thành thạo từ 1 đến 20, bạn có thể tiếp tục hướng dẫn để bé biết cách đếm tiếp từ 20 đến 100. Với bé 4, 5 tuổi, bạn có thể trao đổi đế bé hiểu qua được quy luật ghép số nếu bé muốn đếm số chính xác. Nguyên tắc của đếm số bao giờ cũng từ thấp tới cao, nghĩa là, bạn có thể gợi ý để bé bắt đầu từ 21, 31, 41, 51... Nếu bé muốn đếm từ 21 đến 30, bé sẽ thay lần lượt các số từ 1 đến 9 vào sau số 2, ví dụ: 21, 22...28, 29. Lặp lại tương tự với nhóm 10 chữ số khác, cho đến khi bé có thể đếm được từ 1 đến 100. Những trò chơi giúp bé học đếm số Hát những bài chứa chữ số: Những bài hát có nhạc điệu vui vẻ thường khiến bé hào hứng và vui thích. Bạn nên chọn những ca khúc có chứa những số đếm rồi bật lên cho bé nghe. Mỗi lần, đến đoạn hát số, bạn lại cùng bé ngân nga cao giọng hơn. Chẳng hạn "Một con vịt này..." đồng thời bạn cũng giơ cao một món đồ chơi minh họa hình ảnh số đếm trong ca khúc. Trò chơi đong nước: Chuẩn bị những chiếc cốc nhiều màu sắc, kích cỡ và một chậu nước. Bạn đổ đầy nước vào một chiếc cốc nhỏ, sau đó, gợi ý để bé dùng cốc nước này đổ vào một cốc to hơn. Bạn có thể giả vờ thắc mắc "Ồ, đố con sao nước ở cốc to không thể đầy được?". Bài học dành cho bé: Bé không hiểu được khái niệm về thể tích nhưng lại có thể nhận diện được đâu là chiếc cốc to, đâu là chiếc cốc nhỏ. Điều này sẽ có ích với bé khi bạn yêu cầu bé lấy 2 chiếc cốc to hay 3 chiếc cốc nhỏ. Nếu không, bạn cũng có thể dạy bé hiểu sơ qua về khối lượng bằng cách đổ đầy nước vào một chiếc cốc lớn và gợi ý để bé chia đều số nước đó vào 2 hay 3 cốc nước nhỏ hơn. Những khái niệm hình học: Dùng kéo cắt bìa cứng thành những hình đơn giản như hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật... Tiếp đến, bảo bé đi tìm những đồ vật trong nhà có hình dáng tương tự như quyển sách, chiếc bát... Qua đó, bé có thể học được những khái niệm hình học có liên quan đến số đếm như hình tam giác có 3 cạnh..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Hai mẹ con cùng vào bếp: Trước khi chuẩn bị một món ăn nào đó, bạn nên đọc to công thức. Sau đó, bạn nhờ bé múc đường, muối, nước... bằng cốc và thìa. Trong lúc hai mẹ con nấu ăn, bạn có thể đố bé xem bao nhiêu thìa muối thì đầy một bát con, bao nhiêu cốc nước sẽ đầy một nồi... Bé sẽ học được đơn vị đo lường và hình thành khái niệm cộng trừ đơn giản.. Tăng kỹ năng hội họa cho bé Giai đoạn 2-3 tuổi, bạn có thể hướng dẫn bé vẽ tranh, tô màu trên giấy. Tiêu chí dạy bé độ tuổi này vẽ tranh là để bé làm quen với thao tác chuyển động bút trên giấy vẽ, nhận diện màu sắc và bay bổng trí tưởng tượng. Vẽ bằng tay Dùng đầu ngón tay nhúng vào màu vẽ là hoạt động hứng thú với tất cả các bé. Cách này giúp bé được tự do tối đa theo kiểu vừa chơi vừa vẽ. Bạn có thể cho bé vẽ trên giấy, tấm nhựa, miếng gỗ hoặc thậm chí là sàn nhà (với loại màu có thể xóa). Ngoài ra, bạn cũng nên giúp bé cách trộn màu. Để vài đĩa màu trước mặt và dạy bé cách phối màu đơn giản bằng cách: Sau khi nhúng tay vào đĩa màu thứ nhất, bé tiếp tục theo tác này với đĩa màu thứ hai. Tiếp đễn, bạn giúp bé vạch những đường màu trên giấy trắng đồng thời chỉ dẫn cho bé cách gọi tên màu chính xác. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho một ít cát sạch vào trong đĩa màu. Cát sẽ mang đến vẻ lấp lánh và thú vị cho những ngón tay bé. Vẽ bằng xốp Tương tự cát, xốp được bóp vụn rồi trộn chung với màu vẽ giúp bé có thể sáng tạo ra những bức tranh giàu màu sắc. Đơn giản hơn, bạn có thể quệt keo dán lên tấm bìa cứng và để bé rắc xốp, tạo nên những hình ảnh vui mắt. Ngoài ra, bạn cũng có thể cùng bé rắc xốp trang trí cho những tấm thiệp tự chế để bé tặng người thân. Vẽ bằng bút chì màu Nếu đôi tay của bé đã tương đối thành thạo với những cử động uyển chuyển trên giấy, bạn có thể hướng dẫn bé cách cầm bút chì màu. Nên nhớ chọn những loại chì màu có kích thước ngắn, tròn đều, hợp với sự lóng ngóng trong chuyển động tay của bé. Loại chì màu có thân dài dễ bị.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> gãy ngang khi bé sử dụng. Hoạt động dễ dàng nhất với bé thời điểm này là tập tô theo hình mẫu có sẵn hoặc kết nối điểm này với điểm kia trên giấy theo chỉ dẫn của bạn. Vẽ bằng bảng Trên thị trường, có khá nhiều loại bảng nhỏ đi kèm với bút viết dành riêng cho các bé. Thay vì đợi cho đến khi bé bước vào bậc tiểu học, bạn có thể cho bé làm quen với cách sử dụng bảng, vẽ hình ngay từ bây giờ. Cắt, dán hình Bé vẫn chưa đủ lớn để tự sử dụng kéo an toàn. Vì vậy, bạn nên chuẩn bị sẵn hình mẫu để bé dán trên bìa, tạo thành bức tranh hoàn chỉnh. Ngoài giấy, bạn có thể sử dụng những chất liệu khác để bé làm quen như lá cây, những miếng vải mỏng, dải ruybăng, sợi len.. để bé dùng keo dán, tạo hình theo trí tưởng tượng.. Khởi động cho bé học chữ Bạn có thể bắt đầu ngay khi bé gần 2 tuổi.... 1. Làm quen với bút Một bộ sưu tập những chiếc bút ngộ nghĩnh như chiếc bút chì màu có hình chú gà trên đầu sẽ hấp dẫn bé tập tô màu, tập vẽ những đường "ngoằn ngoèo". Khi tay của bé đã vững hơn, hãy đưa cho bé những hình đơn giản để bé tập tô theo hình, uốn theo chữ viết... Điều quan trọng là bé đang ở độ tuổi phát triển hoàn thiện kỹ năng vận động của đôi tay nên bạn cần hết sức kiên nhẫn, có thể ngồi hàng giờ bên bé. 2. Hướng dẫn cầm bút đúng cách, ngồi đúng cách Khi bé đã lớn hơn một chút, khoảng từ 3-4 tuổi, bạn hướng dẫn bé cầm bút theo đúng chuẩn, khoảng cách từ mắt tới mặt bàn. Có thể bé bướng bỉnh, uốn éo không ngồi yên một chỗ. Khi đó, bạn hãy xem lại bàn ngồi có thoải mái không, ánh sáng có phù hợp không? Vị trí ngồi.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> có được thuận tiện và yên tĩnh cho bé "tập trung" không? 3. Làm quen với chữ viết Ngay khi từ 4 tuổi, bé có thể nhận diện được sự khác nhau của các con số, chữ viết và hình vẽ... Vì vậy, bạn có thể dùng báo, tạp chí, truyện tranh... để dạy bé đánh vần, phát âm. Bạn cũng cho bé tập tô theo quyển tập viết chuẩn. Đừng nên viết những mẫu chữ khác nhau, hướng dẫn bé tô theo mẫu chữ hiện hành. 4. Kích thích hứng thú của bé với trò chơi Để bé không cảm thấy mỗi giờ tập viết là một sự nặng nề, bạn có thể sáng tạo những trò chơi cho bé như sáng tác tranh theo chủ đề, sáng tạo một câu chuyện với những đoạn hội thoại đơn giản... Bạn nên lưu giữ lại những sản phẩm của bé, đó có thể là nét vẽ đầu tiên, nét chữ đầu tiên... Khi bé lớn lên, đó là những món quà vô giá về tuổi thơ của bé.. Dạy con học như thế nào? Mẹ không chỉ là cô giáo mà còn là một người bạn Mẹ biết bày trò chơi khi trẻ căng thẳng và động viên khi con tự tin vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống. Chị Lan vừa cầm roi vụt vào tay đứa con gái bốn tuổi vừa quát: "Dạy bao nhiêu lần rồi, sao đầu óc tối tăm thế?". Bé Hà khóc ré lên, cãi lại: "Cô bảo chỉ tập viết một hàng thôi, không được viết trước. Mẹ cứ bắt con viết nhiều, mỏi tay lắm".. Mẹ ơi, đừng ép con! Mọi việc bắt đầu khi chị Lan nhìn thấy chữ "d" không đúng kích cỡ, lại còn chệch xuống hàng dưới. Thế là chị buộc nó phải tập viết nhiều lần. "Chúng nó học giỏi thì chỉ viết một hàng, mày.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> học rốt thì phải viết mười hàng nghe chưa? Viết đến bao giờ ngay hàng thẳng lối thì thôi", chị đe. Rồi chị ngồi ngay bên cạnh con bé, thi thoảng lại rít lên rồi vụt túi bụi vào bàn tay cầm bút của nó. Bé Hà vừa học, vừa khóc thút thít. Nếu học đúng tuổi năm nay con bé mới lên lớp mẫu giáo nhỡ. Thế nhưng vì sốt ruột nên chị đến trường để: "Xin các cô cho cháu ngồi nhờ lớp lớn", hy vọng con mình biết chữ trước. Lượng sức của bé Bốn tuổi, con bé còm như cái lõi ngô, mọi người thường gọi đùa là "bé còi". Vốn đã lười ăn, nó còn bị mẹ ép học quá sức, mụ ẫm cả người nên không lớn nổi. Chiều nào, cả xóm cũng nghe thấy tiếng chị Lan quát tháo con vì chuyện học hành. Sáng, chị đưa con đến lớp. Trưa Hà phải tập viết trước khi đi ngủ. Chiều trong lúc chị thổi cơm, con bé phải viết ít nhất một trang. Ít khi chị cho con ra ngoài chơi cùng những đứa trẻ hàng xóm. Vậy mà sức học của Hà cũng không trội, lại có phần đuối hơn các bạn. Là cha mẹ, ai cũng mong con giỏi giang. Thế nhưng, cần lượng sức trẻ để hướng dẫn chúng học cho phù hợp với lứa tuổi và khả năng tiếp thu. Như thế, trẻ mới đạt kết quả tốt. Nôn nóng dạy con như chị Lan không làm cho trẻ học khá lên. Trái lại chúng càng mang tâm lý sợ sệt mỗi khi ngồi vào bàn. Đó là chưa kể việc chị không nắm được phương pháp sư phạm, áp đặt con theo tư duy người lớn. Điều đó làm cháu bị ức chế. Có hôm, chị bất thần hỏi con: "Có bao nhiêu người ngồi chơi trong nhà mình?". Bé Hà trỏ tay vào từng người đếm, chi cho là con phản ứng chậm và phát vào mông nó đau điếng. Số người ở nhà chị lúc ấy, cả người lớn lẫn trẻ con là 11. Con số đó vượt qúa phạm vi cộng trừ của một học sinh mẫu giáo. Vậy mà khi con trả lời sai, chị đã chút bực dọc lên đầu nó và mắng: "Dốt như bò!". Những câu trách mắng như thế sẽ khiến trẻ tự ti và mang mặc cảm thua kém bạn bè. Học là niềm vui Trẻ con như búp non trên cành, để chúng phát triển tự nhiên là tốt nhất. Nếu bé không sáng dạ bằng bạn bè, bạn cần bĩnh tĩnh tìm hiểu nguyên nhân. Khi con lỡ bị điểm kém, thay vì trách mắng hoặc phạt chúng, bạn hãy động viên: "Không có người học dốt, chỉ có người chưa thật sự cố gắng". Trong việc dạy dỗ, mẹ không chỉ là cô giáo mà là người bạn biết bày trò chơi, tâm tình, động viên và song hành cùng trẻ trong việc học. Không nên đòi hỏi quá mức sự cố gắng của con. Ngoài ra, bạn cũng đừng chạy theo thành tích của người khác mà ép trẻ học quên ăn, quên ngủ.Cần phải biết thực lực của con mình để tìm cách kìm cặp cho phù hơp. Hãy rèn cho trẻ tính tự giác trong học tập VA đừng quên tạo bầu không khí thoải mái khi bé ngồi vào bàn. Như vậy con bạn mới mau tiến bộ..

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×