Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Phong trào cách mạng quốc gia trong chính thể đệ nhất việt nam cộng hòa 1955 1963

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.01 MB, 94 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SỬ
…………

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: SƢ PHẠM LỊCH SỬ

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG QUỐC GIA TRONG CHÍNH
THỂ ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HÕA (1955-1963)

HUỲNH TỒN

Bình Dương, Tháng 4 năm 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SỬ
…………

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA 2013 – 2017

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG QUỐC GIA TRONG CHÍNH
THỂ ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HÕA (1955-1963)

Chuyên ngành: Sƣ phạm Lịch sử
GVHD: NCS. Phạm Thúc Sơn
SVTH: Huỳnh Toàn
MSSV: 1321402180077
Lớp: D13LSVN


Bình Dương, Tháng 4 năm 2017


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1.Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 2
3.Mục tiêu đề tài ........................................................................................................... 5
4.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 6
5.Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................... 6
6.Nguồn tài liệu ............................................................................................................ 7
7.Đóng góp của đề tài................................................................................................... 7
8.Bố cục đề tài .............................................................................................................. 8
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................................... 9
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHẾ ĐỘ ĐỆ NHẤT VIỆT CỘNG HÒA Ở MIỀN NAM
VIỆT NAM (1955-1963) ................................................................................................. 9
1.1.QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHÍNH QUYỀN ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HÒA
Ở MIỀN NAM VIỆT NAM ......................................................................................... 9
1.1.1.Hoa Kỳ loại bỏ Pháp và các phần tử thân Pháp khỏi miền Nam Việt Nam .... 9
1.1.2.Q trình xác lập chính quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa ....................... 13
1.2.KHÁI QUÁT HỆ THỐNG CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỆ
NHẤT VIỆT NAM CỘNG HỊA. ............................................................................. 15
1.2.1.Chính sách Kinh tế - Chính trị ....................................................................... 16
1.2.2.Chính sách Quân sự- Ngoại giao ................................................................... 19
1.2.3.Chính sách Văn hóa- Xã hội .......................................................................... 21
1.3.Q TRÌNH SỤP ĐỔ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG
HÒA ........................................................................................................................ 23
1.3.1.Khủng hoảng của chính quyền Ngơ Đình Diệm............................................ 23
1.3.2.Nhân dân miền Nam đấu tranh chống Mỹ- Diệm ......................................... 25
1.1.3. Sự sụp đổ của chính quyền Đệ nhất Việt Nam Cộng hịa ở miền Nam năm

1963 ........................................................................................................................ 28
CHƢƠNG II: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG QUỐC GIA TRONG CHÍNH THỂ ĐỆ
NHẤT VIỆT NAM CỘNG HỊA (1955-1963)............................................................. 32
2.1. TỔ CHỨC PHONG TRÀO CÁCH MẠNG QUỐC GIA TRONG CHÍNH PHỦ
NGƠ ĐÌNH DIỆM ..................................................................................................... 32


2.1.1. Sự thành lập của Phong trào Cách mạng Quốc gia ...................................... 32
2.1.1.1. Mục tiêu hoạt động của Phong trào Cách mạng Quốc gia ........................ 33
2.1.1.2. Cách thức gia nhập Phong trào Cách mạng Quốc gia ............................... 33
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Phong trào Cách mạng Quốc gia .................................. 35
2.1.2.1. Các cơ quan của Phong trào Cách mạng Quốc gia .................................... 39
2.1.2.2. Các đoàn thể phụ thuộc của Phong trào Cách mạng Quốc gia………… .. 40
2.1.3. Đƣờng lối hoạt động của Phong trào Cách mạng Quốc gia. ........................ 40
2.2. MỐI QUAN HỆ CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG QUỐC GIA VỚI CÁC
ĐOÀN THỂ KHÁC ................................................................................................... 45
2.2.1. Đảng Cần Lao Nhân Vị ................................................................................ 45
2.2.2. Liên đồn Cơng chức Cách mạng Quốc gia và Thanh niên Cộng Hòa ........ 47
2.2.3. Tổng Liên đồn Lao cơng ............................................................................. 50
2.2.4. Phong trào Cách mạng Quốc gia trong Quốc hội Việt Nam Cộng hòa ........ 52
CHƢƠNG III: VAI TRÒ CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG QUỐC GIA TRONG
CHÍNH THỂ ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HỊA (1955-1963) ................................ 55
3.1.VAI TRÒ CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG QUỐC GIA TRONG LĨNH
VỰC CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG
HỊA ........................................................................................................................ 55
3.1.1.Về Chính trị ................................................................................................... 55
3.1.2.Về Xã hội ....................................................................................................... 57
3.2.TÁC ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO CÁCH MẠNG QUỐC GIA ĐỐI VỚI
CHÍNH QUYỀN NGƠ ĐÌNH DIỆM ........................................................................ 60
3.2.1.Tác động tích cực ........................................................................................... 60

3.2.2.Tác động tiêu cực ........................................................................................... 62
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 67
PHỤC LỤC ẢNH .......................................................................................................... 72


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau thất bại của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ (7-5-1954), Hoa Kỳ cho rằng Pháp
đã thất bại trong việc thực hiện “chính sách ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản” nên quyết
định gạt bỏ Pháp để trực tiếp can thiệp vào miền Nam Việt Nam. Hoa Kỳ đƣa Ngơ
Đình Diệm về nƣớc, trong hai năm (1954-1955), Hoa Kỳ gấp rút củng cố chỗ đứng và
hậu thuẫn cho Ngơ Đình Diệm tiến hành truất phế Bảo Đại, dựng lên chế độ Việt Nam
Cộng hịa ở miền Nam Việt Nam do Ngơ Đình Diệm làm Tổng thống.
Từ năm 1955, Hoa Kỳ đƣa đội ngũ cố vấn sang miền Nam Việt Nam giúp Diệm
xây dựng lực lƣợng quân sự và bộ máy “nhà nƣớc”. Đến năm 1958, về cơ bản bộ máy
nhà nƣớc do Diệm đứng đầu đã đƣợc xây dựng tƣơng đối hoàn chỉnh, với đầy đủ các
thiết chế từ cơ quan Lập pháp đến Hành pháp và Tƣ pháp.
Chế độ Việt Nam Cộng hịa thời kỳ Ngơ Đình Diệm đứng đầu là giai đoạn lịch sử
có nhiều vấn đề đặt ra nhất, cần đƣợc các nhà khoa học quan tâm và nghiên cứu.Trong
những năm qua, nhiều nhà sử học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc đã tập trung
nghiên cứu về thời kỳ này.Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn tồn tại những khoảng trống
chƣa đƣợc nghiên cứu và cả những vấn đề cần đƣợc nghiên cứu, đánh giá lại.
Để có thể tồn tại đƣợc, trong những năm đầu cầm quyền ở miền Nam Việt Nam,
chính quyền Diệm chỉ đạo thành lập Phong trào Cách mạng Quốc gia. Cùng với Đảng
Cần lao, hai tổ chức này từng bƣớc dấn sâu vào hoạt động lũng đoạn chế độ. Phong
trào Cách mạng Quốc gia tập hợp lực lƣợng từ các tổ chức đoàn thể xung quanh nó
nhằm tạo dựng cơ sở xã hội cho chế độ, giúp anh em Diệm nêu cao đƣợc ngọn cờ “dân
chủ giả hiệu”, thâu tóm quyền lực, tiêu diệt các lực lƣợng chống đối. Phong trào Cách
mạng Quốc gia đã gây ra những tác động đa chiều đối với chính trị- xã hội của miền

Nam Việt Nam nhằm phục vụ cho mƣu đồ chính trị và lợi ích của Mỹ- Diệm.
Phong trào Cách mạng Quốc gia trực tiếp can dự vào nhiều hoạt động của chính
quyền Diệm cũng nhƣ tham gia hoạch định các quốc sách của chế độ Việt Nam Cộng
hòa giai đoạn 1955- 1963. Tại sao tạo điều kiện thuận lợi để Phong trào Cách mạng
Quốc gia tham gia các hoạt động đó? Vai trị của Phong trào Cách mạng Quốc gia
trong chính quyền Diệm nhƣ thế nào? Những tác động mà Phong trào Cách mạng
Quốc gia để lại cho chính quyền Diệm ra sao?..Đó là những vấn đề cần đƣợc nghiên
cứu và làm rõ.
1


Mặc dù đã có một số cơng trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến thời Ngơ
Đình Diệm, nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có tác giả nào tập trung nghiên cứu về Phong
trào Cách mạng Quốc gia, vai trị và những tác động của nó trong chính quyền Đệ nhất
Việt Nam Cộng hịa. Do đó, để làm rõ vấn đề này, chúng tôi quyết định chọn đề tài
“Phong trào Cách mạng Quốc gia trong chính thể Đệ nhất Việt Nam Cộng hịa (19551963)”. Qua đó, tìm hiểu, phân tích và làm rõ những hoạt động, các vai trò, tác động
mà Phong trào Cách mạng Quốc gia đem lại cho chính quyền trong q trình tạo dựng
cơ sở chính trị- xã hội và thâu tóm quyền lực cho anh em Diệm.
Việc nghiên cứu đề tài “Phong trào Cách mạng Quốc gia trong chính thể Đệ nhất
Việt Nam Cộng hịa (1955-1963)” là cần thiết, qua đó làm phong phú hơn cho nguồn
tài liệu để các nhà nghiên cứu tiếp tục thực hiện những đề tài liên quan đến các vấn đề
về các tổ chức chính trị- xã hội, chế độ Việt Nam Cộng hòa.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về chính quyền Đệ nhất Việt Nam Cộng hịa cùng với các tổ chức
chính trị- xã hội khác trong thời kỳ này đã thu hút đƣợc quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngồi nƣớc. Tính đến thời điểm hiện tại đã có nhiều cơng trình
tiêu biểu đề cập đến chính quyền Diệm cùng các tổ chức ngoại vi khác nhƣ:
Tác giả Trần Văn Giàu với tác phẩm Miền Nam giữ vững thành đồng, Tập I, nằm
trong bộ sách Miền Nam giữ vững Thành Đồng do nhà xuất bản Quân đội nhân dân,
Hà Nội phát hành năm 2006. Tác phẩm nghiên cứu về sự kết thúc của chiến tranh

Đông Dƣơng và thành công của Hội nghị Genève; q trình Ngơ Đình Diệm thiết lập
và duy trì chế độ độc tài cá nhân, từ chối hiệp thƣơng.Nhân dân miền Nam đấu tranh
chống độc tài, khủng bố, đòi hiệp thƣơng tổng tuyển cử để thống nhất nƣớc nhà.Trong
tác phẩm có nhiều tƣ liệu q về các tổ chức chính trị và chức nghiệp đƣợc thành lập
để làm hậu thuẫn cho chế độ Diệm.Tuy nhiên, tác phẩm có đề cập đến Phong trào
Cách mạng Quốc gia nhƣng chƣa đi sâu vào tìm hiểu vai trị của tổ chức này trong
chính quyền Diệm. Khai thác tác phẩm này, giúp tôi gợi mở đƣợc nhiều vấn đề liên
quan đến Phong trào cách mạng Quốc gia và chính quyền Ngơ Đình Diệm.
Tác phẩm Lịch sử Việt Nam 1954- 1965 do Viện Sử học nghiên cứu và Nxb. Khoa
học Xã hội, Hà Nội phát hành năm 2014 đã cung cấp những tƣ liệu quan trọng về sự
thay thế từ chế độ thuộc địa của Pháp sáng chế độ lệ thuộc Mỹ, sự thống trị của chính
quyền Sài Gịn đối với miền Nam Việt Nam. Đồng thời, tác phẩm có đề cập đến quá
2


trình thâu tóm quyền lực của Ngơ Đình Diệm và phe cánh, dƣới sự giúp sức của các tổ
chức chính trị- xã hội trong chính quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, việc
đề cập các sự kiện này cịn rất khái qt.
Tác giả Hồng Linh Đỗ Mậu với Hồi ký “Tâm sự tướng lưu vong – Việt Nam máu
lửaquê hương tôi”, Hồi ký đƣợc xuất bản năm 1991 bởi Nhà xuất bản Công an Nhân
dân. Tác giả Đỗ Mậu là một tâm phúc của Ngơ Đình Diệm, là Giám đốc An Ninh
Qn đội Sài Gịn… Do đó, ơng có điều kiện tiếp xúc và hiểu biết gần nhƣ tƣờng tận
về chính quyền Ngơ Đình Diệm. Hồi ký đã vạch ra đƣợc sự thật sinh động về các sự
kiện, các lực lƣợng chính trị, các tơn giáo đảng phái, những bộ mặt chính khách, tƣớng
tá tiêu biểu trong chính trƣờng miền Nam suốt cả một giai đoạn dài. Ngoài ra, ngƣời
viết còn nêu lên một số vấn đề liên quan đến chế độ gia đình trị của anh em Diệm,
những chính sách độc tài mà gia đình và phe cánh của Diệm đã thực thi trong thời kỳ
này. Hồi ký đã cung cấp những tƣ liệu xác thực về những thất bại tiêu biểu chế độ
Diệm, trong đó, có hai tổ chức ngoại vi trực thuộc Phong trào Cách mạng Quốc gia là:
Liên đồn Cơng chức Cách mạng Quốc gia và Thanh niên Cộng hòa. Tiếp cận với Hồi

ký của Đỗ Mậu đã giúp chúng tơi có cái nhìn đa chiều hơn về chế độ Diệm và các tổ
chức ngoại vi, góp phần làm cho nguồn tài liệu phục vụ cho bài nghiên cứu thêm
phong phú hơn.
Tác phẩm Liên minh sai lầm: Ngơ Đình Diệm, Mỹ và số phận Nam Việt Nam của
tác giả Edweard Miller, đƣợc nhà xuất bản Chính trị Quốc gia phát hành năm 2016.
Trên cơ sở tiếp cận nguồn tài liệu lƣu trữ ở Việt Nam, Pháp và Hoa kỳ tác giả cung
cấp cho độc giả nhiều tƣ liệu vô cùng quý giá về cuộc chiến tranh Việt Nam.Nhìn nhận
chiến tranh Việt Nam với tƣ cách là một học giả nƣớc ngoài, Edweard Miller đã phác
họa rõ nét và đa chiều hình ảnh Ngơ Đình Diệm và đƣa ra một cách giải thích riêng về
mối quan hệ giữa Ngơ Đình Diệm với Hoa Kỳ. Trong tác phẩm này, ngƣời viết có đề
cập đến sự xuất hiện của một tổ chức mới có tên Phong trào Cách mạng Quốc gia
trong chính quyền Diệm. Phong trào cách mạng Quốc gia trở thành một phƣơng tiện
quan trọng để thực thi các chính sách của Tổng thống Diệm, góp phần giữ vững chế
độ.Tác phẩm góp phần giúp chúng tơi làm rõ đƣợc những đóng góp và vai trị của
Phong trào trong bài làm của mình.
Nguyễn Khắc Viện (2008), Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ (Diệu Bình
dịch), Nxb. Trí Thức. Qua góc nhìn của một nhà báo, tác giả viết về miền Nam Việt
3


Nam từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 – 1963). Tác phẩmMiền Nam Việt Nam
từ sau Điện Biên Phủ là một thiên phóng sự dài và tƣ liệu chủ yếu đƣợc trích dẫn từ
nguồn báo chí xuất bản tại Pháp. Qua tác phẩm, Nguyễn Khắc Viện đã khéo kết hợp
các nhận xét tinh tế của bản thân với cách phân tích sâu sắc về con ngƣời miền Nam
Việt Nam sau chiến thắng Điện Biên Phủ, sự can thiệp của Mỹ, những hành động vụ
lợi của Chính quyền Diệm và những cố gắng của nhân dân Việt Nam để thi hành Hiệp
định Genève. Nhiều vấn đề đƣợc tác giả trình bày mang tính thời sự, với nguồn tƣ liệu
chủ yếu từ các báo, tạp chí xuất bản ở Pháp và một số nƣớc. Tác phẩm cung cấp một
số tài liệu có giá trị về chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng hịa qua hoạt động kinh tế, văn
hóa và xã hội, hoạt động đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam để

chúng tơi vận dụng hồn thành tốt đề tài của mình.
Ngồi ra, cịn một số cơng trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nƣớc của nhân dân miền Nam trong thời kỳ 1954 – 1975, có đề cập đến các vấn đề liên
quan trực tiếp các tổ chức chính trị- xã hội và chế độ Việt Nam Cộng hòa nhƣ: Tác
phẩm Cuộc xâm lăng về văn hóa và tư tưởng của đế quốc Hoa Kỳ tại miền Nam Việt
Nam, Nxb.Văn hóa, 1985, của Lữ Phƣơng ; Tác giả Nông Huyền Sơn(2009) với tác
phẩm Cái chết của anh em nhà họ Ngô, Nxb. Công an nhân dân; Tác giả Đoàn Thêm
(1969) với tác phẩm Những ngày chưa quên (1954 – 1963); Tác giảĐỗ Thọ (1970) với
Nhật ký Đỗ Thọ, Nxb Đồng Nai Sài Gòn; Tác giả Nguyễn Đình Tiên (1978) với sách
Chân dung tướng Ngụy Sài Gòn, Nxb. Quân đội nhân dân; Tác giả Trần Tam Tỉnh
(1988) với sáchThập giá và lưỡi gươm, Nxb.Trẻ… Những bài viết này đã phần nào đề
cập đến chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa, vai trò, ảnh hƣởng của Phong trào Cách
mạng Quốc gia trong chính quyền Diệm… Do đó, những tác phẩm, cơng trình nghiên
cứu này phục vụ thiết thực cho bài nghiên cứu của chúng tơi.
Nhìn chung, tất cả các cơng trình nghiên cứu ở trên đã đề cập ở nhiều mức độ khác
nhau về vấn đề chính quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng hịa (1955- 1963), Phong trào
Cách mạng Quốc gia và các tổ chức ngoại vi khác. Có tài liệu nói khá chi tiết một vấn
đề nào đó, có tài liệu chỉ nêu lên dạng một cách khái quát.Song, tất cả đều rất cần thiết
và có ích đối với bài nghiên cứu của chúng tơi. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có
một tác giả nào tập trung nghiên cứu về đề tài “Phong trào cách mạng Quốc gia trong
chính thể Đệ Nhất Việt Nam Cộng hịa (1955- 1963)” chúng tơi hy vọng sẽ có những

4


đóng góp mới mẻ, thiết thực cho q trình nghiên cứu và tìm hiểu về chính quyền Ngơ
Đình Diệm trong lịch sử Việt Nam.
3. Mục tiêu đề tài
Với đề tài: “Phong trào cách mạng Quốc gia trong chính thể Đệ Nhất Việt Nam
Cộng hòa (1955- 1963)”,mục tiêu của đề tài tập trung làm rõ những nội dung chủ yếu

sau đây:
Khái quát sơ lƣợc về chế độ Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1955-1963 nhằm giúp
ngƣời đọc hình dung cụ thể và có cái nhìn cơ bản về chế độ, từ quá trình hình thành
đến những khủng hoảng mà chế độ đối mặt dẫn đến sự sụp đổ năm 1963 và các chính
sách về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, đối ngoại của chính quyền Ngơ Đình Diệm.
Trình bày về quá trình thành lập, mục tiêu hoạt động, cách thức gia nhập, cơ cấu tổ
chức và các cơ quan, tổ chức đoàn thể của Phong trào Cách mạng Quốc gia.Ngồi ra
cịn nêu lên đƣợc mối quan hệ giữa Phong trào Cách mạng Quốc gia với các tổ chức
ngoại vi trong chính quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng hịa.
Đánh giá vai trò của Phong trào Cách mạng Quốc gia trên lĩnh vực chính trị- xã
hội.Đồng thời, phân tích tác động tích cực và tiêu cực của Phong trào này đối với sự
tồn tại của chính quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu
Với đề tài “Phong trào Cách mạng Quốc gia trong chính thể Đệ Nhất Việt
Nam Cộng hịa (1955-1963)”, đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu là Phong trào Cách mạng
Quốc gia trong chính thể Việt Nam Cộng hịa giai đoạn 1955 đến 1963.
 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài sẽ nghiên cứu tập trung vào chế độ Ngô Đình Diệm ở
miền Nam Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian của đề tài: Ngày 23 tháng 10 năm 1955,
Ngơ Đình Diệm phế truất Bảo Đại và thiết lập chế độ Việt Nam Cộng hịa. Chính vì
vậy, mốc thời gian nghiên cứu của đề tài là từ khi chế độ Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa
thành lập 1955 và đến khi chế độ này bị đảo chính lật đổ vào năm 1963.

5


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu tổng thể là dựa vào phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa

Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, cùng với các quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam, Nhà nƣớc Việt Nam về vấn đề chiến tranh và cách mạng, về vấn đề dân tộc
và giai cấp.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài “Phong trào Cách mạng Quốc gia
trong chính thể Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa” (1955-1963) phƣơng pháp chủ yếu là
phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic.
Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng khi chúng tôi xem xét và trình bày quá trình
phát triển của các sự kiện, vấn đề theo một trình tự liên tục về thời gian để làm rõ điều
kiện, đặc điểm ra đời của Phong trào Cách mạng Quốc gia.
Phƣơng pháp logic, kết hợp, xâu chuỗi các sự kiện một cách linh hoạt để có thể
trình bày vấn đề một cách tƣơng đối đầy đủ, hệ thống. Đồng thời, qua đó xác định độ
tin cậy và giá trị của các sự kiện cũng nhƣ làm rõ đƣợc quá trình ra đời, cơ cấu tổ
chức, hoạt động về sự phức tạp, đa chiều của Phong trào cách mạng quốc gia.
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp sử dụng khi chúng tơi tổng hợp các thơng tin
có trong các nguồn tài liệu để trình bày vấn đề theo hệ thống. Phƣơng pháp này cịn
đƣợc chúng tơi vận dụng khi lựa chọn, phân tích giá trị của các sự kiện liên quan đến
đề tài.
Ngoài ra phƣơng pháp so sánh đƣợc chúng tôi sử dụng khi so sánh giữa đối
tƣợng này với đối tƣợng khác trong những điều kiện, hồn cảnh xác định chi phối
chúng.Qua đó nhằm giúp ngƣời đọc nhìn rõ nét tƣơng đồng và sự khác biệt trong mối
quan hệ giữa các thực thể.
6. Nguồn tài liệu
Để thực hiện tốt đề tài, Phong trào cách mạng Quốc gia trong chính thể Đệ
Nhất Việt Nam Cộng hịa (1955- 1963)”chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu
sau:
Tài liệu lƣu trữ tại Trung tâm lƣu trữ Quốc gia II: Các phơng tài liệu của chính
quyền Việt Nam Cộng hòa (1954 - 1975) lƣu giữ tại Trung tâm lƣu trữ quốc gia II. Đó
là các Sắc luật, Sắc lệnh, Thơng tƣ, Quyết định, …Trong đó có cả những tài liệu mật.
Tài liệu xuất bản ở Thƣ viện Khoa học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh; thƣ viện
tỉnh Bình Dƣơng; thƣ viện trƣờng Đại học Thủ Dầu Một. Đó là các sách báo: Những

6


cơng trình nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam của các tác giả trong và ngoài nƣớc.
Các bài viết liên quan đến nội dung đề tài đăng trên các báo, tạp chí…Hồi ký của các
chính trị gia, tƣớng lĩnh Việt Nam Cộng hịa.
Ngồi ra chúng tơi cịn sử dụng tài liệu từInternet.
7. Đóng góp của đề tài
Bổ sung tƣ liệu, tài liệu về chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng hịa nói chung và
Phong trào Cách mạng Quốc gia nói riêng; đặc biệt là nguồn tƣ liệu mới từ khối tài
liệu gốc của chính quyền Việt Nam Cộng hịa.
Kết quả đề tài có thể cung cấp thơng tin những bài học kinh nghiệm về công tác
xây dựng, tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Kết quả nghiên cứu đề tài có thể là nguồn tƣ liệu để tham khảo trong công tác
giảng dạy, học tập, nghiên cứu của giảng viên và sinh viên chuyên ngành Lịch sử
Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một.
8. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài đƣợc chia thành
3 chƣơng:
-

Chƣơng 1: Khái quát chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt
Nam (1955-1963)

-

Chƣơng 2: Phong trào Cách mạng Quốc gia trong chính thể Đệ Nhất Việt Nam
Cộng hòa (1955-1963)

-


Chƣơng 3: Đánh giá vai trị của Phong trào Cách mạng Quốc gia trong chính
thể Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa (1955-1963)

7


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I
KHÁI QUÁT CHẾ ĐỘ ĐỆ NHẤT VIỆT CỘNG HÕA Ở MIỀN NAM VIỆT
NAM (1955-1963)
1.1.

QUÁ TRÌNH XÁC LẬP CHÍNH QUYỀN ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG
HỊA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM

1.1.1. Hoa Kỳ loại bỏ Pháp và các phần tử thân Pháp khỏi miền Nam Việt Nam
Hoa Kỳ từ lâu đã coi miền Nam Việt Nam là địa bàn quan trọng trong chiến
lƣợc chống sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á và đã viện trợ tích cực
cho Pháp chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Trƣớc sự thất thủ của tập đồn cứ
điểm Điện Biên Phủ (7-5-1954),tại Hội nghịGenève, phái đoàn Hoa Kỳ tham dự Hội
nghị Giơnevơ với nhiệm vụ chính tập trung vào giải quyết vấn đề sau chiến tranh ở
Triều Tiên. Đối với vấn đề Đông Dƣơng, Bộ trƣởng ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố: “Tốt
nhất là để người Pháp rút ra, sau đó chúng ta sẽ thiết lập một nền tảng mới”[33;103]
và thi hành chỉ thị của chính phủ Mỹ là không sẵn sàng tham gia vào bản tuyên bố và
những ràng buộc của Hội nghịGenève.
Nhân cơ hội Pháp thua trận và phải kí Hiệp định Genève, Hoa Kỳ liền tăng
cƣờng lực lƣợng thế chân Pháp ở Đông Dƣơng, dùng viện trợ gây sức ép với Pháp và
buộc Quốc trƣởng Bảo Đại đƣa Ngơ Đình Diệm đang lƣu vong ở nƣớc ngoài về Việt
Nam. Đồng thời, bổ nhiệm Diệm làm Thủ tƣớng thay thế Bửu Lộc- hành động đƣợc

coi là động thái quan trọng mở đầu quá trình can thiệp trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt
Nam. Ngày 16/06/1954, Quốc trƣởng Bảo Đại ký sắc lệnh số 38-QT bổ nhiệm Ngơ
Đình Diệm làm Thủ tƣớng Quốc gia Việt Nam với tồn quyền quyết định những cơng
việc quan trọng mà khơng cần xin phép Quốc trƣởng.
Ngày 25/06/1954 Ngơ Đình Diệm về nƣớc vàđến ngày 6/7/1954 cho thành lập
chính phủ mới, việc đƣa Ngơ Đình Diệm lên ghế Thủ tƣớng ở Sài Gịn là một thắng
lợi chính trị lớn của Hoa Kỳ đối với Pháp. Bảo Đại vẫn là “Quốc trƣởng”, vẫn là tay
chân của Pháp, tiếp tục nằm lỳ bên Pháp và thực tế khơng có chút quyền hành nào hết.
Mọi quyền lực đều tập trung vào tayThủ tƣớng Diệm, mặc dù chính “Quốc trƣởng” chỉ
định Thủ tƣớng. Và sự thật là Ngơ Đình Diệm đã trở thành tay sai đắc lực cho Hoa Kỳ,
từ đây Hoa Kỳ từng bƣớc loại bỏ Pháp và tay chân của Pháp ở miền Nam Việt Nam.
8


Một biện pháp quan trọng mà Hoa Kỳ thực hiện nhằm từng bƣớc hất cẳng Pháp
là cần trực tiếp nắm lấy qn đội và chính quyền Sài Gịn, biến các tổ chức này thành
công cụ xâm lƣợc của Hoa Kỳ. Để hất cẳng Pháp khỏi Đông Dƣơng, Hoa Kỳtrực tiếp
viện trợ cho chính quyền Sài Gịn khơng chuyển qua tay Pháp nữa và trực tiếp chỉ huy,
huấn luyện quân đội Sài Gịn. Thêm vào đó, Hoa Kỳloại bỏ Bảo Đại và buộc quân
Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam.Hoa Kỳ quyết tâm biến miền Nam Việt Nam thành
thuộc địa kiểu mới của mình.
Sau một thời gian ngắn, Hoa Kỳđã tạo dựng đƣợc một chính phủ thân Hoa
Kỳtại Sài Gịn. Ngày 8/9/1954, Hoa Kỳlập ra “Tổ chức Hiệp ƣớc phòng thủ Đơng
Nam Á” (SEATO) với mục đích ngăn chặn “làn sóng đỏ” tràn xuống phƣơng Nam, đặt
miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia dƣới chiếc ô bảo hộ của Hoa Kỳvà biến nơi đây
thành căn cứ quân sự mới.“Với những chuỗi các sự kiện trên, Mỹ đã hoàn toàn hất
cẳng Pháp ra khỏi miền Nam Việt Nam, mở đầu giai đoạn chủ nghĩa thực dân mới với
việc Mỹ trực tiếp xâm lược Việt Nam”.[38; 31]
Để hợp pháp hóa sự hiện diện của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam, Ngơ Đình
Diệm u cầu Hoa Kỳ giúp đỡ trực tiếp không thông qua Pháp. Bằng thủ đoạn này,

Hoa Kỳ đã “nhảy” vào miền Nam Việt Nam mà vẫn đảm bảo đƣợc các yếu tố “hợp
pháp”, với danh nghĩa vào giúp đỡ đồng minh, hòng che đậy âm mƣu xâm lƣợc miền
Nam Việt Nam và từng bƣớc độc quyền chi phối miền Nam Việt Nam. Hoa Kỳ gấp rút
đầu tƣ xây dựng và củng cố chính quyền Ngơ Đình Diệm, lấy đó làm chỗ dựa chủ yếu
để áp đặt chủ nghĩa thực dân mới. Ngoại trƣởng Hoa Kỳ J.F. Dulles tuyên bố: “Nước
Mỹ nhằm, về chính trị, bảo tồn và củng cố chính phủ Ngơ Đình Diệm, về qn sự,
xây dựng một qn đội Việt Nam được tập luyện và trang bị hơn”.[36;713]
Việc đầu tiên Hoa Kỳ giúp chính quyền Diệm loại dần các phần tử thân Pháp
nhƣ Nguyễn Văn Hinh- Tổng tham mƣu trƣởng qn đội Quốc gia Việt Nam. Ngơ
Đình Diệm cử Hinh đi công cán ở Pháp trong 6 tháng nhƣng Hinh khơng đi với lý do
Thủ tƣớng khơng có quyền điều động tham mƣu trƣởng. Ngày 9/10/1954, Ngơ Đình
Diệm cách chức Nguyễn Văn Hinh, Hinh không tuân lệnh, cho rằng chỉ Quốc trƣởng
mới có đủ thẩm quyền cách chức Tổng tham mƣu trƣởng. Hinh và các tƣớng tá thân
Pháp chuẩn bị kế hoạch lật đổ chính phủ Diệm, Pháp bí mật ủng hộ, Hoa Kỳ phản đối
và tuyên bố thẳng với Thủ tƣớng Pháp P.M. France:“Nếu Pháp không ủng hộ Diệm,
Hoa Kỳ sẽ cắt viện trợ cho Pháp”[39;27], Pháp buộc phải nhƣợng bộ. Ngày
9


20/11/1954 Nguyễn Văn Hinh buộc phải sang Pháp sống lƣu vong, Ngơ Đình Diệm cử
thiếu tƣớng Lê Văn Tỵ làm Tổng tham mƣu trƣởng quân đội Quốc gia Việt Nam.
Chính phủ mới của Ngơ Đình Diệm vừa ra đời đã vấp phải những xung đột
mạnh mẽ đối với các giáo phái gọi là “tam liên” (Cao Đài, Hịa Hảo, Bình Xuyên)
chống lại chính phủ Diệm. Các lực lƣợng này liên kết với nhau lập ra “Mặt trận thống
nhất toàn lực Quốc gia”, tổ chức này đòi quyền tham chánh và ngày 21/03/1955, ép
Thủ tƣớng Ngơ Đình Diệm phải thay đổi nội các trong vòng năm ngày (trƣớc ngày
26/3). Đƣợc sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Diệm không cải tổ nội các.
Các lực lƣợng của Ngơ Đình Diệm đánh nhau ác liệt với lực lƣợng Hòa Hảo ở
vùng Hậu Giang và đánh nhau với lực lƣợng Bình Xuyên ngay tại Sài Gòn. Đƣợc sự
hỗ trợ của Hoa Kỳ, phần thắng thuộc về Ngơ Đình Diệm, lãnh tụ Bình Xun Lê Văn

Viễn đƣợc bí mật đƣa sang Pháp. Ngày 26/04/1954 Diệm ra lệnh cách chức Lại Văn
Sang (một thủ lĩnh của Bình Xuyên) là Tổng giám đốc Cảnh sát- Công an, cử Nguyễn
Ngọc Lễ vào thay thế nhƣng Sang không đồng ý, ông muốn có lệnh của Quốc trƣởng
Bảo Đại ông mới tn thủ lệnh của Ngơ Đình Diệm. Các lực lƣợng qn đội Hịa Hảo
và Bình Xun lần lƣợt tan rã.
Trƣớc những hành động của Ngơ Đình Diệm trong nƣớc, Quốc trƣởng Bảo Đại
ra lệnh cho Diệm sang Pháp hội kiến nhƣng Diệm khơng những khơng qua hội kiến
mà cịn triệu tập Hội đồng nội các để lấy các ý kiến bác bỏ lệnh triệu tập của Bảo Đại.
Tiếp đó, Ngơ Đình Diệm cho triệu tập họp bất thƣờng, dùng danh nghĩa “Đại hội các
lực lƣợng quốc gia” lập kiến nghị phế truất Bảo Đại, lập ra “Hội đồng nhân dân Cách
mạng” để đề xƣớng việc nhân dân phế truất Bảo Đại.
Đối với lực lƣợng Cao Đài do hai tƣớng Trình Minh Thế và Nguyễn Thành
Phƣơng chỉ huy lúc đầu “án binh bất động”, nhƣng sau bị Ngơ Đình Diệm mua chuộc
và nhận thấy khơng thể chống lại đƣơc qn chính phủ nên lực lƣợng này quy thuận
chính phủ Diệm nên tránh đụng độ với quân chính phủ.
Các lực lƣợng Đại Việt ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Quốc dân
Đảng ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum cũng bị Ngơ Đình Diệm dùng
vũ lực tiêu diệt. Các thế lực thân Pháp chống đối ở miền Nam Việt Nam hầu nhƣ đã bị
chính phủ Ngơ Đình Diệm thanh tốn, trên con đƣờng thâu tóm quyền hành của Diệm,
Quốc trƣởng Bảo Đại- vật cản cuối cùng đại diện cho thế lực của Pháp ở miền Nam
Việt Nam đã đƣợc Hoa Kỳ đặt sẵn trong kế hoạch “phế truất” của Ngơ Đình Diệm.
10


Việc gạt bỏ rào cản Bảo Đại bằng sách lƣợc đã đƣợc Hoa Kỳ tính tốn từ năm 1954
bằng việc tổ chức một cuộc “trƣng cầu dân ý” gian lận nhằm hợp thức hóa quyền lực
của chính quyền Sài Gịn tại miền Nam Việt Nam.
Ngày 15/02/1955, Ngơ Đình Diệm ban hành Dụ số 11 “Thiết lập Quốc hội lâm
thời cho nƣớc Việt Nam”, chính thức xác lập ở miền Nam Việt Nam “một quốc gia
riêng biệt”- hành động vi phạm trắng trợn và ngang nhiên Hiệp định Genève. Vài

tháng sau, Ngơ Đình Diệm tun bố giải tán chính phủ do Bảo Đại lập ra trƣớc đây và
dựng lên chính phủ mới, các đại diện “dân cử” họp đồng “đồng thanh” phế truất Bảo
Đại.
Ngày 06/10/1955, Bộ trƣởng Nội vụ của Diệm tuyên bố đến dân chúng quyết
định của chính phủ Sài Gòn mở cuộc trƣng cầu dân ý vào ngày 23/10/1955. Các cơ
quan truyền thông do Thủ tƣớng điều khiển cũng bắt đầu vận động dân chúng sửa soạn
đi bầu cử.
Ngày 23 tháng 10 năm 1955 cuộc “trƣng cầu dân ý” của Quốc gia Việt Nam
đƣợc tổ chức rầm rộ, dƣới sự kiểm sốt tối đa của cơng an, cảnh sát, mật vụ và thông
tin sẵn sàng bắt giam bất cứ ai chống lại Diệm. Nhân dân miền Nam bị ép buộc để đi
bỏ phiếu dƣới sự áp đặt của chính quyền. Để lơi kéo quần chúng và làm cho ngƣời
ngồi tin rằng khơng chỉ có các đại biểu nhân dân ủng hộ Diệm mà cả nhân dân cũng
ủng hộ Diệm, Ngơ Đình Diệm và bè cánh tổ chức nhiều cuộc biểu tình rầm rộ, huy
động dân cƣ quanh thành phố để phô trƣơng thanh thế, thổi phồng thông tin cổ động
ngƣời đi bầu cử. Cuộc bỏ phiếu diễn ra với gần 6 triệu lá phiếu với kết quả “Ngơ Đình
Diệm giành 5.721.735 phiếu (đạt 98,2% số phiếu), và Bảo Đại 63.017 phiếu (đạt 1,1%
số phiếu). Tổng số người đi bầu: 5.828.907; Bầu cho “Tổng thống” Diệm: 5.721.735;
Bầu cho Bảo Đại: 63.017; Phiếu bầu không hợp lệ: 44.155; số người không tham dự
bầu cử: 131.395” [58].
Bằng kết quả của cuộc trƣng cầu dân ý, Ngơ Đình Diệm đã loại bỏ Bảo Đại
(phần tử thân cận của Pháp) ra khỏi miền Nam Việt Nam và dùng biện pháp tài chính
tạo sức ép xóa bỏ sự ảnh hƣởng của Pháp ra khỏi Nam Việt Nam đúng nhƣ mong
muốn và dự tính của Hoa Kỳ. Từ đây miền Nam Việt Nam đặt dƣới sự thống trị của
Hoa Kỳ và chính quyền Sài Gịn, hành động này đã vi phạm nghiêm trọng các điểu
khoản của Hiệp định Genève, khiến cho Việt Nam bị chia cắt lâu dài.
11


1.1.2. Q trình xác lập chính quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng hịa
Sau khi Ngơ Đình Diệm đã hồn tất việc loại bỏ các phần tử thân Pháp và sức

ảnh hƣởng của Pháp ra khỏi miền Nam Việt Nam dƣới sự bảo trợ của Hoa Kỳ, kết quả
cuộc “trƣng cầu dân ý” đã khiến Bảo Đại bị phế truất, Diệm lên làm Tổng thống miền
Nam. Khi lên làm Tổng thống, Diệm khơng cịn quan tâm đến quốc hội lâm thời nữa,
ngày 26/10/1955 Ngơ Đình Diệm cho ban hành một bản “Hiến ƣớc tạm thời” để làm
căn cứ cơ bản cho tổ chức chính quyền trong giai đoạn giao thời. Đây đƣợc coi là bản
Hiến pháp phản dân tộc, phản dân chủ, chứa đựng mầm mống của chế độ độc tài với
ba điều quan trọng của hiến ƣớc:
-

“Điều 1: Quốc gia Việt Nam là một nước cộng hòa.

-

Điều 2: Quốc trưởng đồng thời cũng là thủ tướng chính phủ, lấy danh là
tổng thống nước Việt Nam cộng hòa.

-

Điều 3: Một ủy ban được thành lập để soạn dự án hiến pháp quốc gia Việt
Nam. Bản hiến pháp này sẽ được đưa ra quốc hội do dân bầu trước cuối
năm nay”.[36;777]

Nhƣ vậy, chính thể “Việt Nam Cộng hịa” chính thức đƣợc dựng lên ở miền
Nam Việt Nam trực tiếp nhận viện trợ và sự bảo hộ của Hoa Kỳ. Bản Hiến ƣớc ra đời
đánh dấu sự chấm hết của chế độ “Quốc gia Việt Nam” do Bảo Đại đứng đầu, khai
sinh chế độ “Việt Nam Cộng hòa” ở miền Nam Việt Nam. Hơn nữa Hiến ƣớc còn
quyết định lập ra một ủy ban soạn thảo dựán Hiến pháp do Diệm chỉ định, không do
một ủy ban của quốc hội chỉ định ra, “Quốc hội bù nhìn” này đã tố cáo chính thể độc
tài cá nhân của Ngơ Đình Diệm sau cuộc trƣng cầu gian lận. Ngày 29/10/1955 Ngơ
Đình Diệm ban hành Sắc lệnh 4-TTP thành lập chính phủ Việt Nam cộng hịa do chính

Diệm là Tổng thống. Những hành động trên thể hiện rõ âm mƣu của Hoa Kỳ và Diệm
là tạo ra “hai Việt Nam” hòng chia cắt lâu dài đất nƣớc ta. Hoa Kỳ muốn biến Nam
Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Hoa Kỳ nhằm chống lại
miền Bắc, chống lại phong trào cách mạng của nhân dân các nƣớc.
Sau khi lên làm Tổng thống, Ngơ Đình Diệm bắt đầu việc sơ thảo một Hiến
Pháp mới cho chính quyền mới thành lập.Ngày 04/03/1956, cuộc bầu cử Quốc hội lập
hiến nhiệm kỳ đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa đƣợc tổ chức. Ngày 20/10/1956, Quốc
hội thơng qua dự án Hiến Pháp Việt Nam Cộng hịa, sáu ngày sau Hiến Pháp đƣợc
12


Ngơ Đình Diệm ban hành, Quốc hội lập hiến chuyển thành Quốc hội lập pháp. Mơ
hình bộ máy nhà nƣớc Việt Nam Cộng hòa đƣợc xác định gồm ba định chế cơ bản:
Nguyên thủ Quốc gia (Tổng thống) do dân bầu; Quốc hội cũng do dân bầu và tổ chức
Tƣ pháp.
Theo Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa, đứng đầu ngành Hành pháp là Tổng
thống với nhiệm kỳ 5 năm, mỗi ứng viên đƣợc phép ra tranh cử ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Hiến pháp quy định quyền hành của Tổng thống trên các lĩnh vực hoạt động của quốc
gia và là tƣ lệnh tối cao của các lực lƣợng quân sự. Tổng thống đƣợc kí kết, phê chuẩn
các hiệp ƣớc và hiệp định quốc tế, có thể tuyên chiến hoặc phê chuẩn hịa ƣớc với
nƣớc ngồi… Hỗ trợ ngành Hành pháp là nội các gồm 14 Bộ trƣởng.
Ngành Lập pháp có Quốc hội chỉ với một viện duy nhất với 123 dân biểu do
nam nữ cử tri bầu cử theo lối phổ thông đầu phiếu. Đối với Quốc hội quyền Lập pháp
đƣợc biểu quyết các dự án Luật do dân biểu đệ trình và các dự thảo luật do Tổng thống
chuyển đến. Về mặt ngoại giao đƣợc chấp thuận các điều ƣớc và các hiệp định quốc tế,
về tài chính thì đƣợc biểu quyết ngân sách hằng năm của quốc gia, về tài phán thì đƣợc
tham dự vào việc tổ chức và điều hành của pháp viện…
Nền Tƣ pháp Việt Nam Cộng hòa là sự tiếp nối cơ cấu tổ chức tƣ pháp của
chính quyền Bảo Đại. Theo đó, tổ chức Tƣ pháp do Bộ Tƣ pháp kiểm soát, bao gồm
các cấp tòa án:

1. Tòa hòa giải;
2. Tòa án cấp sơ thẩm gồm có Tịa sơ thẩm và Tịa hịa giải rộng quyền;
3. Tòa thƣợng thẩm;
4. Tòa phá án;
Tòa phá án đƣợc xem là pháp đình tối cao trong hệ thống tƣ pháp của chính
quyền Ngơ Đình Diệm, dƣới thời Ngơ Đình Diệm có một tịa phá án ở Sài Gịn, hai tòa
thƣợng thẩm ở Sài Gòn và Huế. Riêng ở mỗi tỉnh có một Tịa hịa giải và những cấp
thấp hơn. Theo Hiến pháp VNCH quy định rõ ràng về tổ chức và nguyên tắc hoạt động
của ngành Tƣ pháp. Theo đó Tƣ pháp Việt Nam Cộng hịa là một ngành độc lập so với
Hành pháp và Lập pháp. Nhƣng trên thực tế, tổ chức Tƣ pháp Việt Nam Cộng hịa về
căn bản theo tổ chức cũ và hồn tồn đặt dƣới sự kiểm sốt của Hành pháp.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đƣợc Hoa Kỳ dựng nên ở miền Nam Việt
Nam do Ngơ Đình Diệm đứng đầu đƣợc Mỹ- Diệm khoác cho “chiếc áo dân chủ”. Chế
13


độ Việt Nam Cộng hòa theo định chế Tổng thống chế, Tổng thống đứng đầu Hành
pháp do “dân bầu”, Quốc hội- đại diện cho Lập pháp do “dân cử”, có các cơ quan Tƣ
pháp; đặc biệt Pháp viện, Viện Bảo Hiến và Hội đồng Kinh tế Quốc gia với đầy đủ các
thiết chế của nhà nƣớc. Nhƣng thực tế, mọi quyền lực đều tập trung tuyệt đối và đặt
dƣới sự kiểm sốt của Tổng thống Ngơ Đình Diệm. Từ đó, cùng với sự lũng đoạn của
gia đình và phe cánh, chính quyền Ngơ Đình Diệm ngày càng lún sâu vào con đƣờng
chuyên chế độc tài, gia đình trị khiến cho nhân dân miền Nam ngày càng căm phẫn
dẫn đến cao trào cách mạng dân cao để chống lại chính quyền tay sai “đội lốt” “dân
chủ”.
1.2.

KHÁI QUÁT HỆ THỐNG CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỆ
NHẤT VIỆT NAM CỘNG HỊA.
Sau khi tiêu diệt các lực lƣợng vũ trang của các chính đảng và giáo phái đối lập,


loại bỏ Bảo Đại và xóa tầm ảnh hƣởng của Pháp ở miền Nam Việt Nam. Dƣới sự giúp
sức của Hoa Kỳ, Ngơ Đình Diệm lên ngôi Tổng thống ở miền Nam Việt Nam sau cuộc
“trƣng cầu dân ý” đầy tai tiếng, tổ chức bầu cử cái gọi là “quốc hội” bù nhìn. Thành
lập nên chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam, cùng với sự viện trợ của
Hoa Kỳ, Ngơ Đình Diệm bắt tay vào xây dựng và ổn định kinh tế- chính trị; qn sựngoại giao; văn hóa- xã hội. Dƣới đây là hệ thống các chính sách của chính quyền Ngơ
Đình Diệm đã ban hành và thực hiện.
1.2.1. Chính sách Kinh tế - Chính trị
Khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa đƣợc thành lập với sự hỗ trợ của Mỹ, kinh
tế của Việt Nam Cộng hòa tăng trƣởng tƣơng đối nhanh. Đƣờng lối kinh tế Việt Nam
Cộng hòa tập trung chủ yếu các mặt:
1. Sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu xuất cảng nhằm cố gắng cân bằng cán
cân mậu dịch. Tạo ra một nền kinh tế phát triển và độc lập. Và hạn chế
hoặc không sản xuất các hàng hóa nhằm thay thế các mặt hàng được nhập
khẩu theo các chương trình viện trợ Mỹ, nhằm tránh giẫm đạp thị trường.
2. Hỗ trợ và định hướng tư bản tham gia vào các lĩnh vực do chế độ đặt ra.
Dùng các biện pháp tài chính nhằm ổn định tiền tệ và giảm thâm hụt ngân
sách.
3. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng vừa phục vụ cho nhu cầu quân sự, đồng
thời tạo nên sự phồn vinh tại miền Nam Việt Nam. [39;131]
14


Với đƣờng lối kinh tế đƣợc hoạch định rõ ràng, cùng với hoạt động của tổ chức
bộ máy kinh tế riêng biệt cùng một số cơ quan trực thuộc nhƣ: Tổng nha thƣơng phụ
trách nội thƣơng, ngoại thƣơng và viện trợ thƣơng mại. Tổng nha khống chất và cơng
nghệ kỹ nghệ phụ trách cơng kỹ nghệ khống chất, khuếch trƣơng kỹ nghệ và tiểu
cơng nghệ. Ngồi ra cịn có một số cơ quan hỗ trợ khác: Nha Ngƣ nghiệp, Viện Quốc
gia Thống kê… đã làm nền kinh tế Việt Nam Cộng hịa có bƣớc phát triển và đạt đƣợc
một số kết quả nhất định.

Chính quyền Ngơ Đình Diệm cịn chủ trƣơng tiến hành nhiều chính sách khác
về kinh tế. Năm 1955, chính quyền cho thu hồi ngành quan thuế trong tay ngƣời Pháp,
cho thành lập ngân hàng Đông Dƣơng, ban hành dụ số 48 về việc Việt Nam Cộng hịa
hồn toàn độc lập về tiền tệ, phát hành giấy bạc và tiền kim loại thay thế cho tiền Đông
Dƣơng. Bên cạnh đó, chính quyền cịn khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và
công nghiệp, mở rộng sản xuất những đồ dùng trong nƣớc và phục vụ nhu cầu xuất
khẩu ra nƣớc ngồi, mở mang bn bán với các nƣớc. Trong nông nghiệp, tiến hành
cải cách điền địa, đƣa khoa học và kỹ thuật vào sản xuất, lâm, ngƣ nghiệp, tổ chức nạo
vét kênh mƣơng, khai hoang nhằm tăng diện tích canh tác và năng xuất cây trồng.
Năm 1956, chính quyền Ngơ Đình Diệm cho thành lập Hội đồng Kinh tế Quốc gia,
tăng cƣờng kêu gọi đầu tƣ của tƣ nhân trong và ngoài nƣớc, giành cho những nhà đầu
tƣ một số ƣu đãi về thuế, thuê mặt bằng sản xuất, kinh doanh, giúp đỡ các doanh
nghiệp về công nghệ và tín dụng…
Nhìn chung, việc triển khai các chính sách kinh tế của chính quyền Ngơ Đình
Diệm đã đạt đƣợc một số thành tựu nhất định, hình thành một số khu công nghiệp, một
số nhà máy công nghiệp nhƣ hai xƣởng dệt Vinatexco và Vimytex; nhà máy thủy tinh
Khánh Hội, nhà máy xi măng Hà Tiên và Thủ Đức… Trong giai đọan 1955-1960 là
thời kỳ hoạt động kinh tế ổn định nhất của Việt Nam Cộng hòa với cơ sở hạ tầng có sự
phát triển nhất định; đời sống nhân dân đƣợc cải thiện nhờ sự gia tăng nhập khẩu các
tiện nghi sinh hoạt nhƣ: tivi, tủ lạnh, xe gắn máy… trình độ sản xuất có sự phát triển đi
lên theo hƣớng hiện đại hóa.
Với ý đồ xây dựng một quốc gia riêng ở miền Nam, chia cắt lâu dài Việt Nam,
ngay từ rất sớm, Hoa Kỳ và chính quyền Ngơ Đình Diệm đã có những dự án nhằm
phát triển chủ nghĩa tƣ bản, mở đƣờng cho tƣ bản Hoa Kỳ xâm nhập miền Nam. Viện
trợ kinh tế- điểm mấu chốt nhằm thực hiện các chính sách kinh tế của Hoa Kỳđƣợc
15


xem là đòn bẩy để tạo nên điểm tựa vững chắc cho sự xâm nhập của Hoa Kỳ vào miền
Nam Việt Nam.

Viện trợ kinh tế đã đƣợc Hoa Kỳsử dụng làm cơng cụ nhằm chi phối các lĩnh
vực chính trị- xã hội miền Nam.Thơng qua hình thức “viện trợ”, Hoa Kỳđẩy mạnh
việc xâm nhập vào miền Nam.Hoa Kỳthực hiện hai hình thức hoạt động kinh tế chính
là viện trợ thƣơng mại hóa và tạo điều kiện dễ dàng cho tƣ bản Hoa Kỳđầu tƣ trực tiếp
vào miền Nam.
Viện trợ thƣơng mại hóa là cách thức nhằm giúp cho hàng hóa của Hoa Kỳtràn
ngập thị trƣờng miền Nam, cạnh tranh một cách bất bình đẳng với hàng nội địa và
hàng hóa của các nƣớc.Chính quyền của Hoa Kỳđã ký với chính quyền của Ngơ Đình
Diệm một số văn kiện có lợi cho Hoa Kỳvề thuế quan, ngân hàng, tiền tệ. Nhờ vào
viện trợ củaHoa Kỳ, kinh tế Việt Nam Cộng hòa đến cuối thập niên 50 (thế kỉ XX)
dƣờng nhƣ trên đà phát triển nhƣng thực chất nền kinh tế Việt Nam Cộng hịa hồn
tồn phụ thuộc vàoHoa Kỳ, “viện trợ” càng nhiều cho chính quyền Diệm thì chính
quyền càng bị cột chặt vàoHoa Kỳ.
Về chính sách chính trị, sau khi chính quyền Việt Nam Cộng hịa đƣợc thiết lập
ở miền Nam Việt Nam, dƣới sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, chính quyền Diệm ra sức tun
truyền, tự cho mình là “chính nghĩa Quốc gia”, “độc lập”, “dân chủ”, nêu khẩu hiệu
“bài Phong, đả Thực, diệt Cộng”. Chính quyền Diệm thực thi chính sách cai trị hà
khắc, liệt kê tất cả các phần tử đối lập, lực lƣợng cách mạng, quần chúng yêu nƣớc vào
danh sách những ngƣời chống đối chính quyền. Sử dụng mọi cơng cụ bạo lực để kìm
kẹp, đàn áp, buộc quy phục hoặc tiêu diệt, đặt biệt đối với lực lƣợng cách mạng và
quần chúng nhân dân.
Để tách lực lƣợng cách mạng khỏi dân, Diệm cho lập các khu Trù mật, khu
Dinh điền và xây dựng Ấp chiến lƣợc, biến miền Nam Việt Nam thành trại giam
khổng lồ. Chính quyền Việt Nam Cộng hịa thực hiện “cải cách điền địa” cho đây là
việc làm có tính chất “quốc sách” là điểm “then chốt của cuộc cách mạng kinh tế ở
miền Nam” nhƣng thực chất cuộc “cải cách điền địa” đi ngƣợc lại lợi ích của nơng
dân. Đồng thời ra sức tuyên truyền “bảo vệ quyền lợi của tá điền”, “hữu sản hóa tài
sản hóa cơng dân”, “đem lại cho đồng quê một đời sống mới” nhƣng thật chất là khôi
phục lại quyền sở hữu ruộng đất cho địa chủ, chỗ dựa trung thành của Diệm ở nông
thôn, tƣớc đoạt ruộng đất của nông dân mà cách mạng đã đem lại cho họ. Cuộc “cải

16


cách điền địa” làm cho mâu thuẫn giữa các thế lực địa chủ phong kiến và nông dân
miền Nam trở nên gay gắt.
Thực thi chính sách khu Dinh điền, chính quyền Ngơ Đình Diệm tiến hành đƣa
số dân cơng giáo di cƣ từ miền Bắc, miền Trung đến những vùng “kinh tế mới”, chiếm
đất đai của dân chúng sở tại, thành lập các khu dân cƣ tập trung.
Mặc dù bộ máy tun truyền của chính quyền Diệm ln khẳng định chủ
trƣơng xây dựng Dinh Điền nhằm “cải thiện dân sinh”, nhƣng thực chất khơng khác gì
các trại tập trung, trong đó nhân dân bị kìm kẹp trong các hàng rào kẽm gai, bị áp bức
cả về tinh thần và thể xác. “Việc mở những trung tâm Dinh điền để định cư số giáo
dân Bắc Việt di cư và một số dân di cư chuyển từ miền Trung lên, bằng cách chiếm đất
đai của người Thượng, chiếm súc vật, những đồng cỏ nuôi súc vật và chiếm những khu
rừng gỗ của họ… một cách ngang nhiên… đã đẩy người Thượng vào thế kẻ thù của
người Kinh, của VNCH”.[47;268]
Để tăng cƣờng bộ máy đàn áp, khủng bố, kìm kẹp dân chúng, Diệm ra sức biến
các Đoàn hội Thanh niên, Thanh nữ thành các lực lƣợng bán vũ trang, nhƣ Thanh nữ
Cộng hòa do chính Trần Lệ Xn khởi xƣớng. Ngồi ra cịn các tổ chức nhƣ: “Thanh
niên cộng hịa”, “Thanh niên thơn quê Thiên Chúa giáo”, “Thanh niên Thánh
nghiệp”… đều là những tổ chức võ trang đƣợc thành lập khắp ở miền Nam với nhiệm
vụ tuyên truyền, dụ dỗ và kìm kẹp quần chúng. Ngồi ra, ở mỗi thơn ấp, chính quyền
Diệm còn tổ chức “Ngũ gia Liên bảo” gồm 4 gia đình để kiểm sốt lẫn nhau. Tháng
5/1959, Ngơ Đình Diệm ban hành luật 10-59 về việc thành lập các tòa án quân sự đặc
biệt, mục đích thanh trừng những ngƣời cộng sản ở miền Nam Việt Nam, sau khi luật
này đƣợc ban hành, nhân dân miền Nam bị chính quyền Diệm đẩy mạnh truy quét, bắt
bớ, khủng bố với các khẩu hiệu đầy man rợ “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót” và “Cộng
sản khơng phải là ngƣời”. Đời sống của nhân dân miền Nam ngày càng cùng cực,
khốn khổ, ngƣời dân bị đẩy đến giới hạn cuối cùng của sự chịu đựng.
1.2.2. Chính sách Quân sự- Ngoại giao

Chính sách qn sự, chính quyền Ngơ Đình Diệm hết sức coi trọng việc xây
dựng quân đội, coi đó là xƣơng sống của bộ máy chính quyền.Năm 1955, Mỹ- Diệm
thành lập Quân lực Việt Nam Cộng hòa (Quân đội Sài Gòn).Hoa Kỳ ra sức làm cho
qn đội Diệm có tính chất chính quy và hiện đại. Quân lực Việt Nam Cộng hòa đƣợc

17


trang bị hùng hậu, sức cơ động cao và hỏa lực mạnh, đƣợc Hoa Kỳ và đồng minh tích
cực hỗ trợ để khủng bố, đàn áp chống lại cách mạng và nhân dân miền Nam.
Từ năm 1954, Mỹ- Diệm tổ chức ba lực lƣợng vũ trang khác nhau: Quân đội,
bảo an, dân vệ. Bảo an làm nhiệm vụ địa phƣơng do tỉnh phụ trách, dân vệ làm nhiệm
vụ ở xã, cũng do tỉnh phụ trách. Tính đến cuối năm 1956, Diệm có 250 phi cơ, 241 tàu
hải quân các loại, 75000 quân bảo an, 55000 dân vệ, hơn 150000 vạn quân chính quy.
Hƣớng xây dựng lực lƣợng quân sự của Hoa Kỳ ở miền Nam, không phải là xây dựng
lực lƣợng quân sự cho một nhà nƣớc độc lập, mà “xây dựng quân đội miền Nam thành
lực lượng phụ thuộc vào lực lượng cơ động Mỹ ở Thái Bình Dương”.[36;882]
Để giữ vững chính quyền, Diệm tiếp tục mở rộng chiến dịch “tố Cộng”, coi
chiến dịch “tố Cộng” là chủ lực của công cuộc cách mạng quốc gia với phƣơng châm
“liên tục, sâu rộng và lâu dài”. Thực hiện kế hoạch “tố Cộng”, chính quyền Diệm
thành lập “Hội đồng nhân dân chỉ đạo tố Cộng” gồm tất cả các Bộ trƣởng trong chính
phủ do Diệm làm Chủ tịch danh dự và Trần Chánh Thành làm Chủ tịch Hội đồng.
Trong các chiến dịch “tố Cộng, diệt Cộng”, số lƣợng nhà tù, trại giam không
ngừng tăng nhanh nhƣng vẫn không đủ chỗ giam giữ. Hậu quả của chính sách “tố
Cộng, diệt Cộng”, chính quyền Diệm đã dìm cách mạng và nhân dân miền Nam trong
bể máu, một bầu khơng khí tang tóc, ngột ngạt bao trùm khắp miền Nam.
Chính sách ngoại giao của Việt Nam Cộng hòa phụ thuộc vào đƣờng lối ngoại
giao do Hoa Kỳ vạch ra. Hoa Kỳ ra sức củng cố vị thế cho chính quyền Diệm trên
trƣờng quốc tế nhằm tạo uy tín cho chế độ Việt Nam Cộng hòa và đánh lừa dƣ luận thế
giới. Nhằm che đậy bản chất chính quyền tay sai do Hoa Kỳ dựng lên ở miền Nam

Việt Nam- một chính quyền hồn tồn phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Chính quyền Việt Nam
Cộng hịa với chính sách ngoại giao chống Cộng, khơng thiết lập quan hệ ngoại giao
với các nƣớc Cộng sản, các nƣớc “thân Cộng”, chính quyền Ngơ Đình Diệm cịn đoạn
tuyệt quan hệ ngoại giao với các nƣớc có thiết lập quan hệ ngoại giao với chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hoa Kỳ đứng ra thành lập Tổ chức Hiệp ƣớc Đông Nam Á (SEATO)- thực chất
là liên minh chống Cộng và đặt miền Nam Việt Nam dƣới sự bảo hộ của tổ chức
này.Đồng thời, đƣa Việt Nam Cộng hòa vào quỹ đạo của chủ nghĩa chống Cộng thế
giới. Dƣới sự bảo trợ của Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa tham gia vào nhiều tổ chức
quốc tế nhƣ: Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực (FAO) vào 1950; Cơ quan Năng
18


lƣợng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vào năm 1957; Tổ chức Lao động Quốc
tế ILO (1950); Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF (1956); Quỹ Thiếu nhi Liên hiệp
quốc UNICEF, Liên hiệp Bƣu chính Quốc tế UPU (1951); Ngân hàng Thế
giới (1956)… Đến năm 1958, chính quyền Diệm có 50 quốc gia công nhận về mặt
pháp lý và thiết lập quan hệ ngoại giao.Trong đó, có 38 quốc gia thiết lập đại sứ quán,
lãnh sự quán tại Việt Nam Cộng hòa.Ngƣợc lại, chính quyền Việt Nam Cộng hịa cũng
đã thiết lập đƣợc tòa đại sứ quán, lãnh sự quán tại 45 quốc gia trên thế giới.Quan hệ
quốc tế của Việt Nam Cộng hòa chỉ là sự thực hiện đƣờng lối ngoại giao của Hoa Kỳ
thiết lập cho chính quyền thuộc địa kiểu mới Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam.
1.2.3. Chính sách Văn hóa- Xã hội
Chính sách về văn hóa của chính quyền Diệm ở miền Nam Việt Nam gắn liền
và phục vụ cho chính sách thực dân mới của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam. Chính
quyền Mỹ- Diệm đề cao mặt trận văn hóa và có chủ trƣơng nhất quán về văn học, nghệ
thuật, giáo dục, thể thao. Từ đầu đến cuối, chính sách văn hóa của Mỹ- Diệm là phổ
biến chủ nghĩa chống cộng, chủ nghĩa nhân vị bằng nhiều biện pháp, phƣơng thức
khác nhau trong dân chúng miền Nam. Chính quyền Diệm cho lập Bộ thơng tin và
Thanh niên, thay thế Bộ Thông tin và Chiến tranh tâm lý để quảng bá những đƣờng lối

văn hóa của chính phủ mới.
Để thực thi có hiệu quả chính sách văn hóa chống Cộng, chính quyền Diệm cho
thành lập một bộ tham mƣu riêng, lấy tên là Sở nghiên cứu chính trị, văn hóa, xã hội
tại phủ Tổng thống do Trần Kim Tuyến đứng đầu, đồng thời điều khiển các tổ chức
nhƣ: Tân Việt văn đoàn, Câu lạc bộ Văn hóa, Hội liên hiệp Văn hóa Á châu…Sự thật,
Sở nghiên cứu Chính trị- Văn hóa- Xã hội thực chất là một trong những tổ chức mật
vụ chuyên dò xét tƣ tƣởng, hành động và sáng tác của các giới văn nghệ sĩ, ký giả, trí
thức, sẵn sàng áp dụng các biện pháp mua chuộc hay đàn áp.
Mặt khác, để thực thi các chính sách văn hóa truyền bá chủ nghĩa nhân vị, áp
đặt về tƣ tƣởng, chính quyền Diệm mở các Trung tâm huấn luyện Nhân vị đào tạo cho
đội ngũ các bộ, công chức của chế độ. Đồng thời, chính quyền đƣa các chủ thuyết
Nhân vị vào giảng dạy tại các trƣờng đại học, cao đẳng…
Nhằm lợi dụng văn hóa truyền thống của dân tộc để tạo lịng tin và lôi kéo nhân
dân ủng hộ đƣờng lối lãnh đạo của chính quyền mới, Ngơ Đình Diệm đã cho khơi
phục, tổ chức một số hoạt động sinh hoạt văn hóa cổ truyền nhƣ lễ giỗ tổ Hùng
19


Vƣơng, kỷ niệm Hai Bà Trƣng, đồng thời chính phủ còn cho xây dựng và khánh thành
tƣợng đài Hai Bà Trƣng ở Cơng trƣờng Mê Linh (Sài Gịn)… Bản thân Diệm cũng
thƣờng xuyên trình bày quan điểm thể hiện sự quan tâm đến vấn đề “văn hóa truyền
thống” của dân tộc.
Chính sách về xã hội, chính quyền Ngơ Đình Diệm quy định nền giáo dục cơ
bản có tính chất bắt buộc. Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng hòa cơ bản gồm 3 bậc:
Tiểu học, trung học và đại học cùng với một mạng lƣới các cơ sở giáo dục công lập,
dân lập và tƣ thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ƣơng tới địa
phƣơng. Chính phủ đẩy mạnh giáo dục ở trình độ đại học theo mơ hình Viện đại học,
nhiều Viện đại học đƣợc xây dựng,tiêu biểu là Viện Đại học Quốc gia Việt Nam
(1955), Viện Đại học Huế (3/1957), Viện Đại học Đà Lạt (8/1957)…Chính sách giáo
dục của chính quyền Ngơ Đình Diệm cơ bản đã thu hút đƣợc nhiều học sinh, sinh viên.

Đƣờng lối giáo dục của chính quyền Việt Nam Cộng hòa là sự pha trộn giữa tƣ tƣởng
Nho giáo và Thiên Chúa giáo, triết lý giáo dục mà chính quyền theo đuổi là: “Nhân vịdân tộc- khai phóng”, thêm vào đó thuyết Nhân vị là “nền tảng tƣ tƣởng” của chế độ
và đem thuyết này ra làm cơ sở lý luận cho hoạt động giáo dục trong suốt q trình
chính quyền Đệ nhất Việt Nam Cộng hịa tồn tại.
Chính sách giáo dục của chính quyền Việt Nam Cộng hịa là cơng cụ hỗ trợ đắc
lực cho quá trình xâm lƣợc và hình thành chế độ thực dân kiểu mới của Hoa Kỳ ở
miền Nam Việt Nam. Trong bài viết về lịch sử Giáo dục huyện Triệu Phong, tỉnh
Quảng Trị nhận định: “Giáo dục Mỹ- Diệm tuy có phát triển về số lượng và có những
cải cách nhất định, nhưng khơng thốt khỏi mục đích nơ dịch, thống trị”.[57]
Chính sách giáo dục của chính quyền Ngơ Đình Diệm đã đào tạo ra những cán
bộ chính trị, kinh tế, văn hóa, qn sự gắn bó với chính quyền. Nhằm chia cắt đất nƣớc
lâu dài, nền giáo dục Mỹ- Diệm đƣợc coi là một nền giáo dục mới ở miền Nam Việt
Nam mang đầu tính thực dụng theo kiểu Hoa Kỳ và chứa đựng nhiều âm mƣu thủ
đoạn phục vụ cho mƣu đồ chính trị của chính quyền Việt Nam Cộng hịa.
Về y tế, các chƣơng trình bảo vệ cộng đồng cũng đƣợc tiến hành nhƣ: Chƣơng
trình quốc gia vệ sinh, y tế học đƣờng, chƣơng trình y tế hƣơng thơn, chƣơng trình diệt
trừ sốt rét, bảo trợ phụ sản và nhi đồng… Cùng với đó một loạt cơ sở y tế mới đƣợc
xây dựng với trang thiết bị hiện đại. Trong đó có những cơ sở lần đầu tiên xuất hiện ở

20


Việt Nam nhƣ: Viện Ung thƣ Quốc gia, Phòng Quốc gia Thí nghiệm nƣớc,…Hệ thống
y tế từ cấp tỉnh trở xuống cũng từng bƣớc đƣợc hồn thiện.
Bên cạnh đó, chính quyền Diệm cho xây dựng những cơ sở đào tạo chuyên môn
nhƣ: Xây hai trƣờng Cán sự y tế và Cán sự điều dƣỡng, hai trƣờng Tá viên điều
dƣỡng, trƣờng Phụ tá Phịng thí nghiệm, trƣờng Dƣợc tá và một trƣờng Nữ hộ sinh
Quốc gia ở Huế. Ngồi ra, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng tăng cƣờng đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ cho các hoạt động y tế.
Dƣới sự viện trợ của Hoa Kỳ, chính quyền Diệm đã tiến hành hàng loạt các

hoạt động y tế tích cực. Nhƣng cũng khơng thể xóa nhịa đi đƣợc cuộc sống cùng cực
và sự bất bình của dân chúng đối với chính quyền.
1.3.

Q TRÌNH SỤP ĐỔ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỆ NHẤT VIỆT NAM
CỘNG HỊA

1.3.1. Khủng hoảng của chính quyền Ngơ Đình Diệm
Chính quyền Việt Nam Cộng hịa ở miền Nam do Diệm cầm đầu và đƣợc sự
giúp đỡ của Hoa Kỳ nên cơ bản chính quyền này đƣợc xây dựng hồn thiện. Cộng
thêm các “thành tích” do chƣơng trình Cải cách điền địa và các cuộc càn quét, triệt phá
cơ sở cách mạng, các lực lƣợng yêu nƣớc… khiến cho Hoa Kỳ và Diệm tin rằng chính
trƣờng miền Nam Việt Nam hồn tồn nằm trong tầm kiểm sốt. Nhƣng sự thật đằng
sau những “thành tích” giả tạo, sự lạc quan về tình hình chính trị ở miền Nam là những
mâu thuẫn, khủng hoảng sâu sắc trong nội bộ chính quyền Ngơ Đình Diệm, những sự
thật này nhanh chóng đƣợc phơi bày.
Sau những năm thực hiện nhiều chính sách mị dân, kết hợp sử dụng công cụ bạo lực
phản cách mạng để tiêu diệt cách mạng, kìm kẹp quần chúng, thanh trừng đối
lập.Tháng 4 năm 1959, với sự tàn ác của mình, quyết tâm nhổ cỏ tận gốc Cộng sản,
"Quốc hội" bù nhìn của Diệm thơng qua luật số 91. Luật đƣợc ban hành ngày 6 tháng
5 năm 1959 mang tên "Luật 10-59" về thành lập các "Tòa án Quân sự đặc biệt" với lý
do “xét xử các tội ác chiến tranh chống lại Việt Nam Cộng Hịa”, “đặt Cộng sản ngồi
vịng pháp luật” khơng cần xét xử mục đích nhằm tiến hành thanh trừ những ngƣời
cộng sản ở miền Nam Việt Nam. Đạo luật 10-59 có thể nói là tiếp nối chính sách “tố
Cộng, diệt Cộng” của Ngơ Đình Diệm, cái mà Diệm nhận đƣợc là sự căm phẫn, sự đấu
tranh phản kháng của quần chúng yêu nƣớc và cách mạng miền Nam, đã làm cho nội
bộ Việt Nam Cộng hòa lục đục, mâu thuẫn.
21



×