Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Cơ sở di truyền ung thư pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.54 KB, 7 trang )


Cơ sở di truyền ung thư


Có một số bằng chứng rõ ràng cho thấy
rằng ung thư là một bệnh do sự biến đổi
của gene gây ra. Các tế bào khối u có số
lượng nhiễm sắc thể đã biến đổi và các
nhiễm sắc thể thường có sự sắp xếp lại.
Một vài chuyển đoạn là đặc trưng với các
dạng ung thư nhất định. Phần lớn các tác
nhân đột biến là các tác nhân gây ung
thư. Tố bẩm (predisposition) với các
dạng ung thư đã được tìm thấy là di
truyền ở một số gia đình. Có ba loại gene
liên quan đến ung thư đã được phát hiện
là gene ung thư (oncogene), gene ức chế
khối u (tumor suppressor gene) và gene
sửa chữa DNA (DNA repair gene).

Phần lớn gene ung thư có nguồn gốc từ
protooncogene. Protooncogene là các
gene mã hoá các sản phẩm kiểm soát sự
sinh trưởng và biệt hoá của tế bào.
Protooncogene được hoạt hoá để tạo
thành gene ung thư do đột biến hoặc biểu
hiện quá mức. Lần đầu tiên chúng được
phát hiện trong các retrovirus gây ung
thư, nhưng cũng có thể được phát hiện
trong các khối u không có virus bằng sự
chuyển nhiễm vào trong các tế bào 3T3


của chuột. Gene ung thư ở các retrovirus
là v-onc và khi ở trong các khối u là c-
onc. Thỉnh thoảng gene ung thư được
khuyếch đại trong các tế bào khối u.
Phần lớn các gene ung thư hoạt động như
allele trội làm tăng chức năng đột biến
dẫn đến loại bỏ khả năng điều hoà của sự
kiểm soát chu trình tế bào. Ngược lại với
gene ức chế khối u, gene ung thư không
biểu hiện các đột biến dòng mầm
(germline mutations) mà các đột biến này
gây nên các hội chứng ung thư di truyền
(inherited cancer syndromes). Trong khi
đó đột biến soma gây ra ung thư đơn phát
(sporadic cancer).
Một số khối u do chuyển đoạn đặc hiệu
làm tăng sự phiên mã của gene ung thư
đã được mô tả đặc điểm. Hiện tượng này
đã được tìm thấy ở u lympho của Burkitt
(Burkitt's lymphoma).Hoặc sự dung hợp
của hai protooncogene có thể tạo thành
một gene mới lạ với các đặc tính ung thư
đã được quan sát ở bệnh bạch cầu dạng
tuỷ mạn tính (chronic myeloid leukemia).
Gene ức chế khối u cần đến cả hai bản
sao trở nên bất hoạt trước khi các khối u
có thể phát triển. Các đột biến này là đột
biến lặn. Thường thường sự bất hoạt xảy
ra là do đột biến điểm một allele và mất
một allele khác. Sự bất hoạt của gene ức

chế khối u xảy ra ở các tế bào soma trong
quá trình phát triển của khối u. Gene ức
chế khối u được nghiên cứu kỹ nhất là
gene p53. Trong hơn 40% các khối u của
người, gene này bị đột biến. p53 đóng vai
trò điều hoà chu trình tế bào và quá trình
chết theo chương trình của tế bào
(apoptosis)
Một số ung thư hiếm gặp và một phần
nhỏ ung thư phổ biến đã tập hợp lại trong
một số gia đình. Các gia đình này được
gọi là có tố bẩm di truyền (hereditary
predisposition) với ung thư. Tố bẩm di
truyền này có thể trở thành một dạng đặc
trưng của ung thư ví dụ như ung thư vú
hoặc một loại ung thư khác.
Tố bẩm di truyền có thể tăng lên thông
qua các đột biến dòng mầm của gene ức
chế khối u. Tất cả các tế bào soma của
một cá thể mang một allele đột biến và
có nguy cơ hình thành khối u tăng cao do
sự bất hoạt của một allele đơn bình
thường. Ví dụ ở người gồm có gene võng
mạc (retinoblastoma -Rb) nằm trên
nhiễm sắc thể 13 và gene tố bẩm di
truyền ung thư vú và ung thư buồng
trứng (BRCA1) nằm trên nhiễm sắc thể
17. Allele bình thường bị bất hoạt trong
khối u. Các gene ung thư gia đình thường
bị đột biến soma trong các trường hợp

×