Tải bản đầy đủ (.pdf) (289 trang)

Chính sách ruộng đất của chính quyền việt nam cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số ở tây nguyên từ 1955 đến 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.79 MB, 289 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----o0o-----

PHẠM THƯC SƠN

CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA CHÍNH QUYỀN
VIỆT NAM CỘNG HỊA ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN TỪ 1955 ĐẾN 1975

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----o0o-----

PHẠM THƯC SƠN

CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA CHÍNH QUYỀN
VIỆT NAM CỘNG HỊA ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC
THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN TỪ 1955 ĐẾN 1975
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. LÊ VĂN ĐẠT


2. PGS.TS. HÀ MINH HỒNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
được sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng. Những đánh giá, nhận định trong
luận án do cá nhân tôi nghiên cứu trên những tư liệu xác thực. Tôi xin chịu trách
nhiệm về những lời cam đoan này.

Tác giả luận án

Phạm Thúc Sơn


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Lê Văn Đạt, PGS.TS Hà
Minh Hồng – hai người thầy không chỉ ủng hộ ý tưởng khoa học của tôi từ những
ngày tôi lựa chọn đề tài này, chia sẻ với tôi các tư liệu nghiên cứu liên quan đến
luận án mà còn là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận án.
Để hồn thành luận án, tơi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ban
chủ nhiệm Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Thủ Dầu Một, quý
Thầy Cô là giảng viên Khoa Lịch sử, Phòng Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Để hồn thành luận án, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ về tư liệu của Trung tâm
Lưu trữ Quốc gia II, Phòng Khoa học - Cơng nghệ Qn khu 7.
Xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã
luôn động viên, hỗ trợ kịp thời cho tôi hồn thành khóa học.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2020

Tác giả

Phạm Thúc Sơn


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CCĐĐ

: Cải cách điền địa

Nxb

: Nhà xuất bản

BPTST

: Bộ Phát triển Sắc tộc

TUDĐVNV

: Tổng ủy Dinh điền và Nơng vụ

VNCH

: Việt Nam Cộng hịa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI .............. 7

1.1.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC VỀ TÂY NGUYÊN VÀ
CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA
Ở TÂY NGUYÊN ...................................................................................................... 7
1.1.1. Trƣớc năm 1975 .............................................................................................. 7
1.1.2. Từ 1975 đến nay ............................................................................................ 10
1.2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC HỌC GIẢ NƢỚC NGỒI VỀ
TÂY NGUN VÀ CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA VIỆT NAM CỘNG
HỊA Ở TÂY NGUYÊN ......................................................................................... 22
1.2.1. Trƣớc năm 1975 ............................................................................................ 22
1.2.2. Từ năm 1975 đến nay .................................................................................... 28
1.3.NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU .................... 29
1.3.1. Đánh giá các cơng trình trong và ngồi nƣớc khi nghiên cứu về chính
sách ruộng đất của Việt Nam Cộng hịa ở Tây Nguyên (1955-1975).................. 30
1.3.2. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án ....................................... 31
CHƢƠNG 2.CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN VÀ TÌNH HÌNH
RUỘNG ĐẤT Ở TÂY NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1955 ....................................... 33
2.1. TÂY NGUYÊN VÀ CÁC DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN ............................. 33
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 33
2.1.2. Dân cƣ ............................................................................................................ 37
2.1.3. Đặc điểm đời sống kinh tế-xã hội truyền thống các dân tộc thiểu số bản
địa ở Tây Nguyên .................................................................................................... 39
2.2. TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU
SỐ Ở TÂY NGUYÊN TRƢỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ................ 45
2.2.1. Đời sống kinh tế của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên .......................... 45
2.2.2. Đời sống văn hóa-xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên
thời Pháp Thuộc ...................................................................................................... 52
2.3. TÌNH HÌNH RUỘNG ĐẤT CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY
NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1945-1954 ........................................................................ 60



CHƢƠNG 3.CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM
CỘNG HÕA ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN .......... 67
GIAI ĐOẠN 1955-1967........................................................................................... 67
3.1.CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TÂY NGUN CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT
NAM CỘNG HỊA (1955 – 1963) .......................................................................... 67
3.1.1. Bối cảnh lịch sử ............................................................................................. 67
3.1.2. Chính sách bình định của Việt Nam Cơng hịa trên địa bàn Tây Nguyên ...... 71
3.1.3. Chính sách Thượng vụ đối với Tây Nguyên (1955 - 1963)............................ 74
3.2. VIỆT NAM CỘNG HÒA THỰC THI CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT ĐỐI
VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN 1955-1963 . 80
3.2.1. Chương trình cải cách điền địa ........................................................................... 80
3.2.2. Chính sách Dinh Điền ..................................................................................... 85
3.3. VIỆT NAM CỘNG HÒA THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH RUỒNG ĐẤT ĐỐI
VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1963 -1967 . 118
3.3.1. Bối cảnh lịch sử............................................................................................. 118
3.3.2. Chính sách Bình định mới của Việt Nam Cộng hòa đối với các dân tộc thiểu
số ở Tây Nguyên giai đoạn 1963-1967 ................................................................... 119
3.3.3. Thực hiện Chính sách ruộng đất ở Tây Nguyên (1963-1967) ...................... 122
3.4. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG CHÍNH SÁCH ĐIỀN ĐỊA Ở TÂY
NGUYÊN ............................................................................................................. 127
CHƢƠNG 4.CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM
CỘNG HÕA ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN GIAI
ĐOẠN 1967 – 1975 ............................................................................................... 139
4.1. CHÍNH SÁCH BÌNH ĐỊNH Ở TÂY NGUN CỦA CHÍNH QUYỀN
VIỆT NAM CỘNG HÕA GIAI ĐOẠN 1967-1975 ............................................ 139
4.1.1. Bối cảnh lịch sử ............................................................................................. 139
4.1.2. Việt Nam Cộng hịa đẩy mạnh chính sách bình định đối với các dân tộc thiểu
số ở Tây Ngun ..................................................................................................... 142
4.2.CHƢƠNG TRÌNH KIẾN ĐIỀN THƢỢNG CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT
NAM CỘNG HÒA Ở TÂY NGUYÊN GIAI ĐOẠN 1967 – 1975 .................... 153

4.2.1. Bản chất của chương trình Kiến điền Thượng .............................................. 153


4.2.2. Mục đích của Chương trình kiến điền Thượng................................................. 156
4.2.3. Tổ chức thực hiện và kết quả của Chương trình Kiến điền .......................... 164
4.2.4. Tác động của chương trình Kiến điền đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên ............................................................................................................. 178
4.3. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG CHƢƠNG TRÌNH KIẾN ĐIỀN
THƢỢNG ............................................................................................................. 183
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 191
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 200
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 220


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tây Nguyên là địa bàn quan trọng có vị trí chiến lược đối với bất kỳ bên nào
trong chiến tranh. Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho rằng “muốn chiến
thắng ở miền Nam Việt Nam thì phải kiểm sốt cho được vùng Cao nguyên Trung
phần Đông Dương” (Đặng Vũ Hiệp, 2000. P8.) Với lực lượng cách mạng, “Tây
Nguyên - một địa bàn trọng yếu đóng vai trị xương sống chiến lược của toàn bộ
chiến trường miền Nam” (Lê Duẩn, 1985.P35). Từ Tây Nguyên có thể làm bàn đạp
để tiến xuống các tỉnh đồng bằng Khu V, Nam Bộ, qua Hạ Lào và Đơng Bắc
Campuchia. Chính vì vậy, âm mưu của đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng
hịa đối với Tây Nguyên là bằng mọi giá phải chiếm lĩnh địa bàn chiến lược trọng
yếu này.
Chủ thể của vùng đất Tây Nguyên là hơn hai mươi dân tộc thiểu số bản địa
thuộc ngơn ngữ: ngữ hệ Nam Á (nhóm Mơn-Khmer) và ngữ hệ Nam Đảo (nhóm

Malayo-Polynêssisen). Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có một nền
văn hóa và các hình thức sinh hoạt kinh tế truyền thống với thiết chế mang đặc thù
riêng. Đồng thời có chế độ sở hữu ruộng đất khác với các vùng khác ở nước ta.
Quan niệm về sở hữu ruộng đất của các dân tộc cũng khác nhau. Từ xưa, đồng bào
các dân tộc thiểu số nơi đây vẫn cho rằng đất đai sinh sống canh tác là phần đất của
ông bà tổ tiên từ lâu có được trong q trình khẩn hoang hay do sự chuyển nhượng
theo phong tục, tập quán của mỗi dân tộc.
Vì vậy, để đảm bảo khu vực có vị trí chiến lược này với chủ thể là đồng bào
các dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong tầm kiểm soát, chính quyền Việt Nam Cộng
hịa nhận thấy ruộng đất là tư liệu sản xuất, là không gian sinh tồn gắn bó thiết thân
với sự tồn tại và phát triển của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Nên chính
sách ruộng đất có vai trị then chốt trong việc lôi kéo đồng bào các dân tộc thiểu số,
thực hiện mục đích biến khu vực Tây Nguyên thành địa bàn chiến lược của chế độ
Việt Nam Cộng hòa và tách nhân dân ra khỏi cách mạng. Vậy nên, sau khi được
thiết lập, chính quyền Việt Nam Cộng hịa đã tiến hành triển khai hệ thống các


2

chính sách ruộng đất đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Chính sách ruộng đất thực hiện đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Tây
Ngun của chính quyền Việt Nam Cộng hịa là bộ phận cốt lõi trong chính sách
kinh tế nói chung và kinh tế nơng nghiệp nói riêng. Chính sách này được chính
quyền Việt Nam Cộng hịa đề ra với những mục tiêu về kinh tế, xã hội, chính trị và
chiến lược một cách tồn diện. Chính sách ruộng đất của chính quyền Việt Nam
Cộng hòa thực chất nhằm khống chế, kiểm soát đồng bào các dân tộc thiểu số và địa
bàn chiến lược quan trọng Tây Nguyên để tạo hành lang bảo vệ những lợi ích thiết
thân của chế độ Việt Nam Cộng hịa.
Hệ thống các chính sách ruộng đất mà chính quyền Việt Nam Cộng hịa tiến
hành đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên từ năm 1955 đến 1975

bao gồm Chính sách cải cách điền địa, Chính sách dinh điền và Chương trình kiến
điền Thượng. Chính sách ruộng đất của chính quyền Việt Nam Cộng hịa nhằm mục
đích chính trị nên đã tiến hành một cách ồ ạt khơng tính đến truyền thống sở hữu
ruộng đất của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Chính sách ruộng đất của
chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã gây ra sự bất đồng, phản kháng, mâu thuẫn và
đấu tranh của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Ngun với chính quyền Việt Nam
Cộng hịa.
Nghiên cứu về chính sách ruộng đất của chính quyền Việt Nam Cộng hòa
đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm làm rõ diện mạo, thủ đoạn và bản
chất của chính sách dân tộc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên của
chính quyền Việt Nam Cộng hịa (1955-1975): Chính sách “Dân tộc hóa” hay
“Đồng hóa dân tộc”(1955-1963), chính sách “Dân tộc hịa đồng - Đồng tiến (19631967) và chính sách “Đồn kết dân tộc” (1967-1975). Nghiên cứu về chính sách
ruộng đất của chính quyền Việt Nam Cộng hịa từ 1955 đến 1975, khẳng định chính
sách ruộng đất là một biện pháp thực hiện nhằm để bình định Tây Ngun, chính
sách ruộng đất cũng chính là công cụ của chủ nghĩa thực dân mới Hoa Kỳ do chính
quyền VNCH tiến hành.


3

2. Mục đích nghiên cứu
Trình bày một cách có hệ thống quá trình ra đời, tiến hành, kết quả và tác
động chính sách ruộng đất của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với đồng bào
các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Sự phán kháng, đấu tranh của đồng bào các dân
tộc thiểu số ở Tây Nguyên đối với chính sách ruộng đất của chính quyền Việt Nam
Cộng hịa.
So sánh chính sách ruộng đất của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với
các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong các giai đoạn 1955-1963 với 1963-1975.
Cụ thể đó là chính sách Cải cách điền địa, chính sách Dinh điền và Kiến điền Thượng.
Chỉ ra âm mưu, thủ đoạn và các biện pháp tiến hành chính sách ruộng đất

của chính quyền Việt Nam Cộng hịa đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Khẳng định chính sách ruộng đất là một biện pháp để tiến hành bình định
Tây Ngun một địa bàn có vị trí chiến lược của chính quyền Việt Nam Cộng hịa.
Hệ thống các chính sách dân tộc nói chung chính sách ruộng đất nói riêng của chính
quyền Việt Nam Cộng hịa tiến hành với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đều
phục vụ cho mục tiêu cuối cùng là bình định, kiểm sốt chiến trường Tây Nguyên.
Phân định được sự khác nhau trong chính sách ruộng đất của chính quyền
Việt Nam Cộng hịa tiến hành đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong từng
giai đoạn. Mặt khác, thấy được sự thống nhất về bản chất của chính sách ruộng đất
của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Qua đó giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ tồn diện về chính sách ruộng đất
của chính quyền Việt Nam Cộng hịa đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thu thập và xử lý nguồn tư liệu lưu trữ, thực hiện điền dã làm rõ nội dung,
các biện pháp do chính quyền Việt Nam Cộng hịa ban hành và áp dụng đối với các
dân tộc thiểu số Tây Nguyên giai đoạn 1955 – 1975.
Khôi phục bức tranh tổng thể, có hệ thống về chính sách ruộng đất mà chính
quyền Việt Nam Cộng hịa áp dụng đối với các dân tộc thiểu số Tây Nguyên từ
1955 đến 1975.


4

Đồng thời, phục dựng đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đồng bào các
dân tộc thiểu số Tây Nguyên từ 1955 đến 1975 dưới ảnh hưởng chính sách ruộng
đất của chính quyền Việt Nam Cộng hịa.
Qua đó, đánh giá đa chiều trên nhiều phương diện về chính sách ruộng đất
của chính quyền Việt Nam Cộng hịa đối với các dân tộc thiểu số Tây Nguyên từ
năm 1955 đến 1975 với những tác động trên nhiều phương diện của chính sách
ruộng đất đến cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Ngun và chính quyền Việt

Nam Cộng hịa.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: “Chính sách ruộng đất của Chính quyền
Việt Nam Cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên từ 1955 đến
1975”, cụ thể là những vấn đề sau:
Những biện pháp giải quyết vấn đề ruộng đất đối với các dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên của chính quyền Việt Nam Cộng hịa và hệ quả của nó đối với xã hội.
Thất bại của chính quyền Việt Nam Cộng hịa nói chung, thất bại của chính sách
ruộng đất đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Ngun nói riêng cũng là sự thất bại
của chính sách thực dân mới của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam.
Về không gian: giới hạn địa lý, hiện nay Tây Nguyên gồm các tỉnh Kon
Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian của đề tài: mốc thời gian nghiên cứu của đề
tài là từ khi chế độ Việt Nam Cộng hòa thành lập 1955 và chính thức đưa ra các
chính sách cho đến khi sụp đổ vào tháng 4 năm 1975.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
Phương pháp nghiên cứu tổng thể là dựa vào phương pháp luận của Chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước Việt Nam về vấn đề chiến tranh và cách mạng, về vấn đề dân tộc và
giai cấp.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể là kết hợp hai phương pháp cơ bản của sử
học Mácxit là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Hai phương pháp này


5

không chỉ giúp cho việc tái hiện lịch sử, phân tích và đánh giá các vấn đề lịch sử,
mà cịn cho phép xem xét mối quan hệ bản chất của các vấn đề lịch sử.
Do là một đề tài nghiên cứu về chính sách kinh tế nên bên cạnh các phương
pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử, đề tài cũng sử dụng phương pháp định

lượng, thống kê, mô tả và phương pháp tổng hợp số liệu để làm rõ các nội dung liên
quan được đề cập trong luận án.
Đề tài cũng sử dụng những phương pháp cụ thể khác trong khoa học xã hội
nhân văn hiện nay là so sánh, đối chiếu, để xác định các cứ liệu lịch sử và các vấn
đề kinh tế, quân sự, chính trị, xã hội, giáo dục, pháp lý…
Nguồn tài liệu quan trọng nhất trong đề tài là các văn bản Luật, Nghị định,
Sắc lệnh, các Báo cáo, Tờ trình, Phúc trình, Cơng điện, Kế hoạch, Chương trình
hoạt động…, các hoạt động về kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục, y tế, pháp lý; các
chính sách và chương trình viện trợ của Mỹ liên quan đến chính sách ruộng đất…
được sản sinh trong q trình hoạt động của chính quyền Việt Nam Cộng hịa.
Trong đó, có nhiều tài liệu mật.
Ngồi ra tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II cịn có rất nhiều sách và tư liệu
được bảo quản ít nhiều liên quan đến đề tài như: Công báo Việt Nam Cộng hịa, các
báo, tạp chí, niên giám thống kê, các chương trình dự án,…liên quan đến chính sách
ruộng đất đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên của Việt Nam Cộng hòa từ
1955 đến 1975.
Các tài liệu của Mặt trận dân tộc giải phóng, của Chính phủ cách mạng lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Đề tài cũng tham khảo các tài liệu về chủ trương chính sách của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Các luận án tiến sĩ,
luận văn thạc sĩ về lịch sử Việt Nam hiện đại của các tác giả đi trước. Các ấn phẩm,
bài viết của nhiều tác giả trong và ngồi nước có liên quan trực tiếp đến đề tài đang
có tại Thư viện Viện Phát triển bền vững Nam Bộ, Thư viện Tổng hợp thành phố
Hồ Chí Minh,…


6

6. Đóng góp khoa học của luận án
Đề tài: “Chính sách ruộng đất của Chính quyền Việt Nam Cộng hịa đối

với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên từ 1955 đến 1975” có những đóng góp:
Trình bày một cách hệ thống, toàn diện và tương đối đầy đủ bối cảnh, các
yếu tố tác động, hệ thống chính sách ruộng đất của chính quyền Việt Nam Cộng hịa
đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1975.
Phân tích đặc điểm, q trình tổ chức thực hiện hệ thống chính sách ruộng
đất của chính quyền Việt Nam Cộng hịa tại vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở
Tây Nguyên, hệ quả xã hội, sự phản ứng của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây
Nguyên đối với chính quyền Việt Nam Cộng hịa.
Sưu tầm, hệ thống hóa, giới thiệu một khối lượng tư liệu, tài liệu liên quan
đến đề tài nghiên cứu, phục vụ cho việc tham khảo nghiên cứu, giảng dạy và học
tập lịch sử Việt Nam hiện đại.
7. Cấu trúc của luận án
Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội
dung được trình bày trong 4 chương:
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI.
Chương 2 CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN VÀ TÌNH HÌNH
RUỘNG ĐẤT TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRƯỚC NĂM 1955.
Chương 3 CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT
NAM CỘNG HỊA ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN GIAI
ĐOẠN 1955-1963.
Chương 4 CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT
NAM CỘNG HỊA ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN
GIAI ĐOẠN 1963 – 1975.


7

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
Nghiên cứu về chính sách ruộng đất của chính quyền VNCH đối với các dân

tộc thiểu số ở Tây Nguyên là một chủ đề hấp dẫn thu hút sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu. Chủ đề cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu
Việt Nam sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng và cả những cơng trình nghiên
cứu của những nhà nghiên cứu người Việt ở nước ngồi về vấn đề này.
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC VỀ TÂY NGUYÊN VÀ
CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HỊA
Ở TÂY NGUN
1.1.1. Trƣớc năm 1975
Trước năm 1975, ở miền Nam có một số cơng trình của các nhà khoa học,
các cơ quan đặc trách về Thượng vụ của VNCH có những cơng trình nghiên cứu về
Tây Nguyên, các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và chính sách ruộng đất của chính
quyền VNCH ở Tây Ngun. Trong đó cơng trình có liên quan đến vấn đề sở hữu,
quản lí và sử dụng ruộng đất của người dân các dân tộc Tây Nguyên đầu tiên là tác
phẩm Công cuộc cải tiến dân sinh cho đồng bào Thượng sau 5 năm chấp chánh của
Ngô Tổng thống do Nha Công tác Xã hội miền Thượng ấn hành năm 1959. Nội
dung khảo cứu của tác phẩm phần đầu giới thiệu về Tây Nguyên dưới kỷ nguyên
của VNCH. Tiếp đó cơng trình đi sâu vào những chương trình cải tiến dân sinh
Thượng của chính quyền VNCH. Mục đích chương trình cải tiến dân sinh của chính
quyền VNCH đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Ngun: Xây dựng tinh
thần Kinh-Thượng bình đẳng, đồn kết; Xây dựng tinh thần yêu tổ quốc Việt Nam;
Nâng cao trình độ sinh hoạt của đồng bào Thượng lên bằng đồng bào Kinh. Phần
cuối tác phẩm trình bày những thành tích cơng tác tại Tây Ngun trên các lĩnh vực
hành chính, kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị. Trong lĩnh vực kinh tế, tác phẩm
chỉ tập trung vào mơ tả các hình thức canh nơng truyền thống của đồng bào các dân
tộc thiểu số, còn những vấn đề về sở hữu ruộng đất truyền thống và hệ thống các


8

chính sách ruộng đất của chính quyền VNCH chưa được đề cập. Tác phẩm chỉ đi

sâu vào trình bày thành tích đã làm được của chính quyền VNCH đối với đồng bào
Thượng. Đây có thể coi như một tác phẩm tuyên truyền về thành quả Thượng vụ
của chính quyền VNCH.
Năm 1965, khi phong trào Fulro bùng phát và trước sự biến động phức tạp
của tình hình dân tộc ở Tây Nguyên, cơ quan đặc trách về vấn đề Thượng vụ của
VNCH đã ấn hành tác phẩm Những nỗ lực của chính phủ đối với đồng bào Thượng.
Cơng trình mở đầu là lời kêu gọi của Đặc ủy trưởng Thượng vụ về tinh thần đoàn
kết dân tộc trước những biến động của lịch sử. Tác phẩm cũng trình bày những cảm
nhận của nhân sĩ người Thượng về bối cảnh biến động ở Tây Ngun. Tiếp đó cơng
trình mơ tả đại cương về đồng bào Thượng. Đồng thời tác phẩm phân tích và đánh
giá khá chủ quan về âm mưu của thực dân và Cộng sản tại Tây Nguyên. Trên cơ sở
đó, tác phẩm trình bày những chính sách của chính phủ đối với đồng bào Thượng.
Đồng thời tác phẩm cũng đã tổng kết những cơng tác của chính phủ đã ưu tiên thực
hiện cho đồng bào Thượng từ ngày 17-10-1964 đến cuối năm 1965. Trên lĩnh vực
kinh tế, chính quyền VNCH đã chi 11 315 200 đồng tiền VNCH để xúc tiến chương
trình canh mục tại các vùng Thượng. Đồng thời tác phẩm cũng trình bày về các cơ
sở kinh tế đã thiết lập cho đồng bào Thượng. Các hình thức sở hữu truyền thống về
ruộng đất và hệ thống chính sách ruộng đất đối với các dân tộc thiểu số chính quyền
VNCH tiến hành chưa được trình bày. Cơng trình nặng về kể thành tích trên các
lĩnh vực chính quyền đã thực hiện với đồng bào Thượng. Do đó, cơng trình nặng về
tun truyền thành tựu của chính quyền VNCH đối với đồng bào Thượng.
Tiếp đến Tổng trưởng, Bộ Phát triển Sắc tộc đầu tiên của VNCH Paul Nưr
(1966), công bố tác phẩm Sơ lược về chính sách Thượng vụ trong lịch sử Việt Nam,
Xuất bản tại Sài Gòn. Tác phẩm đã trình bày khái qt về các chính sách của chính
quyền VNCH từ năm 1954 đến năm 1966 đối với dân tộc thiểu số vùng miền núi
Nam Việt Nam. Qua đó, tác giả Paul Nưr đưa ra những đánh giá của mình về sự
thành cơng và hạn chế của các chính sách đó, phê phán chính sách của chính quyền
Ngơ Đình Diệm đối với đồng bào Thượng “đã vấp phải những sai lầm”, do vậy ở



9

Tây Nguyên đã bùng nổ phong trào đấu tranh do một số trí thức Thượng lãnh đạo
địi tự trị để được hưởng quy chế riêng biệt và có đại diện xứng đáng trong cơ quan
hành pháp và tư pháp của chính phủ. Về chính sách kinh tế, cụ thể là liên quan đến
vấn đề ruộng đất, tác giả trích nguyên văn Thơng điệp của Trung tướng Thủ tướng
chính phủ ngày 17-10-1964: “chính phủ cơng nhận quyền sở hữu đất đai của đồng
bào Thượng. Một quyết định về vấn đề này sẽ được ban bố để hủy bỏ các văn kiện
quy định rõ rệt về việc kiến điền cho đồng bào Thượng”. Tuy nhiên, tác giả mới
dừng lại ở những chủ trương, biện pháp của chính quyền VNCH, cịn việc thực hiện
và hiệu quả của các chính sách đó đến đâu đối với sự chuyển biến kinh tế - xã hội
của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên lại chưa được tác giả đề cập.
Năm 1970 Bộ Phát triển Sắc tộc ấn hành tác phẩm Hội đồng các sắc tộc một
tân định chế của Đệ II cộng hòa Việt Nam của tác giả Nguyễn Đắc Dĩ. Trong ấn
phẩm tác giả đã khái quát sơ qua chính sách và các tổ chức Thượng vụ tại một số
quốc gia trên thế giới. Sau đó tác giả đi sâu vào trình bày về đồng bào thiểu số và
các chính sách Thượng vụ tại Việt Nam. Tác giả cũng đưa ra những quan niệm về
một tổ chức đại diện đồng bào thiểu số trước khi có Hội đồng các Sắc tộc và quan
điểm của Quốc hội lập hiến VNCH về Hội đồng các Sắc tộc. Trong phần đồng bào
thiểu số và chính sách Thượng vụ, tác giả đề cập sơ lược chính sách Thượng vụ
trong lịch sử và chính sách của chính quyền VNCH đối với đồng bào Thượng ở Tây
Nguyên. Những vấn đề kinh tế nói chung và chính sách ruộng đất của chính quyền
VNCH nói riêng đối với đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên chưa đề cập một cách rõ
nét và có hệ thống.
Tác giả Nguyễn Văn Ngôn trong tác phẩm Kinh tế Việt Nam Cộng hòa do
nhà xuất bản Cấp tiến ấn hành năm 1972 tại Sài Gịn cũng đã trình bày về cơng
cuộc CCĐĐ tại VNCH nói chung và cơng cuộc CCĐĐ liên quan đến đồng bào
Thượng với tên gọi là Kiến điền Thượng. Cơng trình đã mơ tả các giai đoạn của
cơng cuộc CCĐĐ trên tồn miền Nam và quá trình phân loại khế ước, các quy định
về truất hữu và sở hữu ruộng đất. Liên quan đến chương trình Kiến điền Thượng,

cơng trình trình bày hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến Kiến điền Thượng và


10

thành quả của công cuộc Kiến điền Thượng tại Nam Phần nói chung và Trung Phần
nói riêng. Tuy nhiên, cơng trình chưa phân tích hệ quả và tác động chương trình
Kiến điền Thượng đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Tác giả Toan Ánh và Cửu Long Giang trong khảo cứu Việt Nam chí lược cao
nguyên miền Thượng xuất bản năm 1974 gồm có hai tập. Quyển thượng tác giả khái
quát về nguồn gốc đồng bào Thượng ở Tây Nguyên và vài nét địa lý, lịch sử miền
Thượng. Tác giả dành phần lớn nội dung để khái quát về nếp sống, sinh hoạt của
các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Trong tác phẩm tác giả cũng giới thiệu khái
quát về các tỉnh Tây Nguyên thuộc chế độ VNCH. Quyển hạ, tác giả khảo cứu một
số dân tộc tiêu biểu ở Tây Nguyên về địa vực cư trú và dân số; Nếp sống cá nhân;
đời sống xã hội; đời sống tinh thần; đời sống kinh tế. Tác giả đi sâu vào mơ tả về
các loại hình sinh hoạt kinh tế truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Các
vấn đề về sở hữu ruộng đất truyền thống và các chính sách ruộng đất của chính
quyền VNCH đối với đồng bào các dân tộc thiểu số nhóm tác giả chưa đề cập tới.
1.1.2. Từ 1975 đến nay
Tác giả Phan An trong bài “Quyền sử dụng và quyền sở hữu đất đai của Tây
Nguyên trong lịch sử” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 6(213) - 1983 đã
nêu lên đặc điểm về quyền sử dụng, quyền sở hữu, chiếm hữu ruộng đất ở Tây
Nguyên, tình trạng ruộng đất ở Tây Nguyên từ đầu thế kỷ XX đến 1975 và tình hình
đất đai ở Tây Nguyên từ sau năm 1975 đến nay. Đồng thời tác giả cũng nêu lên tình
hình ruộng đất ở Tây nguyên hiện nay đang tiếp tục biến đổi theo hai xu hướng chủ
yếu là sử dụng và sở hữu truyền thống của các vùng dân tộc và sự mở rộng quyền
sở hữu toàn dân đối với đất đai vùng Tây Nguyên. Trong phần tình trạng ruộng đất
của Tây Nguyên từ đầu thế kỷ XX đến 1975, tác giả đã mô tả quá trình thực dân
Pháp hợp thức hóa chiếm đất Tây Ngun và đề ra các quy định trong việc sở hữu,

chiếm hữu và trao đổi, chuyển đổi đất vùng Tây Nguyên. Đồng thời tác giả cũng
trình bày hệ thống chính sách ruộng đất của chính quyền VNCH từ chính quyền
Ngơ Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu; sự sai lầm trong chính sách ruộng đất của
Ngơ Đình Diệm và q trình khắc phục sai lầm rồi đề ra chính sách Dinh điền của


11

Nguyễn Văn Thiệu với hàng loạt các Sắc luật. Tác giả cũng chỉ rõ động cơ, âm mưu
và các thủ đoạn của việc thực thi chính sách ruộng đất của chính quyền VNCH.
Trên cơ sở đó, chỉ rõ bản chất của chính quyền VNCH. Cơng trình đã trình bày khá
hệ thống chính sách ruộng đất ở Tây Nguyên. Tuy nhiên, là một bài báo nên cơng
trình cịn khái qt, chưa đi sâu vào từng giai đoạn, khắc họa âm mưu, thủ đoạn của
chính quyền VNCH trong các chính sách ruộng đất từ 1955 đến 1975.
Tác giả Lưu Hùng, trong bài “Vài nét về làng Tây Nguyên” trong Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử số 1+2(232-233)-1987, đã khái quát về làng Tây Nguyên trên
các góc độ tên gọi, trên địa vực sinh sống, cơ cấu tổ chức làng Tây Nguyên trên cơ
sở láng giềng và thân tộc dòng họ, quan hệ giàu nghèo và sự phân định cư dân.
Đồng thời trong bài viết tác giả cũng nêu những vấn đề quan hệ cộng đồng về sinh
hoạt tín ngưỡng - tơn giáo và ý thức cộng đồng về buôn làng. Trên cơ sở tìm hiểu về
cơ cấu tổ chức làng của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, giúp chúng ta
hiểu được sự thất bại của chính quyền VNCH trong việc can thiệp vào xã hội của
cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tìm hiểu cơ cấu làng truyền thống của
đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên cho thấy các thiết chế sở hữu ruộng đất
truyền thống. Sự thất bại chính sách ruộng đất của VNCH đối với đồng bào các dân
tộc thiểu số Tây Nguyên chính là không tôn trọng giá trị truyền thống và quy luật
phát triển khách quan.
Tác giả Nguyễn Văn Nhật trong bài “Chính sách ruộng đất của chính quyền
Sài Gịn ở Tây Nguyên” trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số V(276)-1994 đã nêu
một cách khái quát quá trình hình thành và triển khai chính sách ruộng đất của

chính quyền VNCH, tác giả đi sâu phân tích q trình thực thi chính sách “Dinh
điền” của chính quyền Đệ nhất VNCH, chính sách “Điền địa” và Chương trình Kiến
điền Thượng của chính quyền Đệ nhị VNCH từ 1955 đến 1973, đồng thời tác giả
cũng nêu khái quát một số chương trình, dự án phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên
của chính quyền VNCH. Về chính sách ruộng đất, tác giả đã nêu và phân tích âm
mưu, thủ đoạn và các biện pháp thực thi cũng như những mưu toan về chính trị,
kinh tế, văn hóa và xã hội trong việc thực thi chính sách ruộng đất của chính quyền


12

VNCH. Đó là việc lơi kéo, kiểm sốt dân; tạo ra địa bàn cách li nhân dân với cách
mạng, khống chế, kiểm soát Tây Nguyên một địa bàn chiến lược vơ cùng quan
trọng đối với sự tồn vong của chính thể. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra những âm
mưu chính trị “mị dân” trong việc xây dựng làng kiểu mẫu, khu vực sinh sống chính
và cấp chứng thư kiến điền cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
Năm 2000, nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành cuốn Sở hữu và sử dụng
đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên của tập thể tác giả Vũ Đình Lợi, Bùi Minh Đạo và
Vũ Thị Hồng. Nội dung thứ hai trong Chương 2 của cuốn sách tập trung làm rõ sự
biến đổi của sở hữu và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên dưới thời kỳ thống trị của chủ
nghĩa thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chính quyền VNCH. Chính quyền Ngơ Đình
Diệm đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm kiểm tra và bao chiếm đất đai
của người dân Tây Nguyên bằng các sắc lệnh như bãi bỏ quyền sở hữu đất đai cộng
đồng buôn làng cổ truyền, áp dụng luật đất đai chung của quốc gia vào Tây Nguyên;
ép các chủ đồn điền người Pháp bán rẻ đồn điền bằng chính sách thuế quan; ra Nghị
định 513 a/DT/CCRĐ ngày 12-12-1958 buộc tất cả việc chuyển nhượng, đổi chác
ruộng đất phải được Phủ Tổng thống cho phép; mở rộng các căn cứ quân sự và
đường giao thông chiến lược xuyên Tây Nguyên và nối Tây Nguyên với đồng bằng
để phục vụ chiến tranh; khuyến khích tư sản, tướng lĩnh quân đội lên lập đồn điền ở
Tây Nguyên. Các tác giả nhận định: Việc bao chiếm đất đai bằng con đường cưỡng

bức và phủ nhận sở hữu đất đai cổ truyền của chính quyền Ngơ Đình Diệm là
ngun cớ trực tiếp dẫn đến bất bình và phản kháng của các dân tộc ở Tây Nguyên.
Từ những bài học thất bại của chính quyền Ngơ Đình Diệm, khi lên nắm chính
quyền, Nguyễn Văn Thiệu đã chủ trương nắm đất, nắm con người Tây Nguyên bằng
các sách lược mềm dẻo.
“Vấn đề đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên” của tác giả Đặng Nghiêm Vạn, nhà
xuất bản Khoa học Xã hội năm 2002, đã cho thấy việc thực hiện quyền sở hữu và sử
dụng đất đai ở Tây Nguyên diễn ra như thế nào. Bài viết này tác giả chỉ trình bày
những nét lớn, chú trọng đến giải pháp, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học,
trong đó có tác giả và của một số nhà quản lý theo 2 giai đoạn 1975 - 1990 và 1990


13

- 2001 với mục đích đưa ra những kiến nghị tháo gỡ cho vấn đề đất đai ở Tây
Nguyên. Tác giả khẳng định về nguyên tắc đất đai thuộc quyền sở hữu tồn dân do
Nhà nước quản lý là khơng sai, nhưng việc thực hiện lại có nhiều khiếm khuyết,
thiếu sót, lớn nhất là khơng tính đến thực tiễn xã hội và con người Tây Nguyên,
thiên về lợi ích các quốc doanh, các cư dân mới đến, vơ hình chung, do sự thiếu
hiểu biết, coi nhẹ lợi ích của các dân tộc tại chỗ. Mặc dù tài liệu chưa cụ thể hóa
chính sách về quản lý và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên, tuy nhiên đã nói lên quan
điểm cốt lõi, chính sách chung của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất. Chúng tôi
sử dụng những luận điểm về quan điểm, chủ trương, chính sách chung của Nhà
nước để đưa vào nghiên cứu vấn đề đất đai ở Tây Nguyên.
Cuốn sách “Một số vấn đề phát triển kinh tế - xã hội buôn làng các dân tộc
Tây Nguyên”, nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, năm 2002 do Ngô Đức Thịnh
và Võ Quang Trọng tổ chức bản thảo và biên tập. Cuốn sách này tập hợp nhiều bài
viết của một số nhà nghiên cứu khoa học về Tây Nguyên, một số nhà quản lý các
tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Nội dung cuốn sách tái hiện về luật
tục, hương ước và quản lý cộng đồng đối với một số lĩnh vực ở một số dân tộc Tây

Nguyên; những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của buôn, làng. Tác giả Ngô Đức
Thịnh với bài viết dưới tựa đề “Buôn làng, luật tục và vấn đề quản lý cộng đồng của
các tộc người Tây Nguyên hiện nay”. Bài viết này nói về một số dân tộc tại chỗ Tây
Nguyên, trong đó tác giả nói đến sở hữu cơng cộng của bn làng về rừng và đất
rừng mà mỗi người dân chỉ có quyền chiếm dụng trong thời hạn canh tác và thể
hiện qua luật tục Ê-đê,… Từ bài viết này cho chúng tôi thấy cách thức quản lý và sử
dụng rừng, đất rừng của một số đồng bào dân tộc thiểu số trước đây. Đó là cơ sở để
chúng tơi xem xét dưới tác động của những yếu tố mới thì việc quản lý, sử dụng đất
đai hiện nay đã có những thay đổi như thế nào so với xã hội truyền thống và chúng
ta cần có những điều chỉnh như thế nào để dung hòa giữa luật tục và luật pháp về
giải quyết vấn đề tranh chấp đất đai.
Tháng 3-2003, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử có bài “Bàn thêm vấn đề ruộng
đất ở Bắc Tây Nguyên dưới thời Mỹ - ngụy (1954-1975)” của Nguyễn Thị Kim


14

Vân. Trong giai đoạn 1954-1963, tác giả cho rằng chính quyền Ngơ Đình Diệm đã
tước đoạt quyền sở hữu đất đai của cư dân bản địa Tây Nguyên, tăng cường dồn
đồng bào vào các trại định cư và “xúc” dân từ đồng bằng lên lập dinh điền. Ở giai
đoạn tiếp theo, do “nhận thức được những sai lầm” trong chính sách ruộng đất đối
với đồng bào các dân tộc Tây Ngun của chính quyền Ngơ Đình Diệm, các chính
quyền tiếp theo đã đề ra chương trình Kiến điền Thượng. Với chương trình này,
quyền sở hữu ruộng đất mà đồng bào đang canh tác do tổ tiên để lại đã được luật
pháp cơng nhận; hơn nữa, việc thực hiện chương trình Kiến điền Thượng đã đạt
được hai mục tiêu chính của nó là góp phần làm giảm sự tranh chấp đất đai và tăng
cường kiểm sốt của chính quyền VNCH đối với các buôn làng Tây Nguyên.
Năm 2004, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Kinh tế ấn hành cơng
trình của tác giả Đặng Phong: Kinh tế Miền Nam Việt Nam 1955-1975, nhà xuất bản
Khoa học Xã hội Hà Nội. Cơng trình cũng đã mơ tả cơng cuộc CCĐĐ tại miền Nam

Việt Nam của chính VNCH. Trên cơ sở những nhận định và dẫn chứng của các nhà
nghiên cứu thời VNCH và các nhà nghiên cứu Việt Nam, cùng hệ thống các văn
bản quy định về công cuộc CCĐĐ tác giả đã trình bày khá hệ thống về chương trình
này của chính quyền Ngơ Đình Diệm và “Luật người cày có ruộng” sau này của
chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Tác giả cũng đã phân tích tác động của chính sách
đối với nơng dân miền Nam Việt Nam. Về chính sách Dinh điền, tác giả phân tích
Dinh điền khơng phải hình thức mới vì đã tiến hành trong lịch sử. Nhưng cách làm
của Ngơ Đình Diệm lại dính líu nhiều đến thiết chế tơn giáo, chính trị và cũng nhằm
những mục đích về tơn giáo và chính trị hơn là kinh tế. Chính vì vậy, chính sách
Dinh điền mà Ngơ Đình Diệm tiến hành chủ yếu ở Đơng Nam Bộ và nhất là Tây
Nguyên là việc cưỡng bức đồng bào lên các điểm Dinh điền đặc biệt là đồng bào
Công giáo. Các địa điểm Dinh điền được chính quyền Ngơ Đình Diệm vẽ ra là một
vùng trù phú là “quốc sách” của chế độ. Tuy nhiên, ngay cả những địa điểm Dinh
điền được coi là thành cơng, được Ngơ Đình Diệm thường xuyên tới thăm, được
nhận bằng khen phần lớn cũng là giả tạo để lừa bịp Tổng thống. Chính vì vậy, tác
giả cho rằng khu Dinh điền là hão huyền và quan liêu, là cha đẻ của lừa dối.


15

Với cơng trình Chuyển biến kinh tế - xã hội Bắc Tây Nguyên (1945-1995)
của Nguyễn Thị Kim Vân, nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2008, trong chương 2, mục
2: “Kinh tế - xã hội Bắc Tây Nguyên dưới tác động của chủ nghĩa thực dân mới từ
1954-1975”, tác giả đã tập trung trình bày những chính sách của Mỹ và chính quyền
VNCH đối với Tây Nguyên trên lĩnh vực kinh tế - xã hội và sự chuyển biến trong
đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng các dân tộc nơi đây. Về chính sách của Ngơ
Đình Diệm, tác giả cho rằng: “Mặc dù chính quyền Ngơ Đình Diệm đã có những cố
gắng nhất định để nâng cao nền giáo dục Thượng, nhưng lại không được người dân
hưởng ứng. Việc tước đi quyền sở hữu truyền thống về đất đai, việc người Thượng
bị dồn vào các trại định cư, các Ấp chiến lược, việc lập các căn cứ quân sự và các

địa điểm dinh điền làm cho đồng bào các dân tộc Bắc Tây Nguyên bất bình”. Do
vậy, sự bất ổn chính trị trên Cao Nguyên ngày càng gia tăng. Bước sang giai đoạn
1964-1975, những người đứng đầu chính quyền VNCH sau Ngơ Đình Diệm đã có
nhiều biện pháp tranh thủ người Thượng, mua chuộc tầng lớp trên, nắm lấy những
người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Nguyễn Thị Kim Vân cũng đã
thu thập và xử lý khối lượng tài liệu phong phú, có giá trị nên những luận giải được
tác giả đưa ra có sức thuyết phục.
Trong tác phẩm Trần Văn Giàu – Tổng Tập, phần Miền Nam giữ vừng thành
đồng ở chương IV: Giai đoạn ổn định tạm thời của chế độ Diệm (1957-1958), tác
giả đã miêu tả một nền kinh tế phụ thuộc và bế tắc của VNCH. Tác giả nhấn mạnh
“viện trợ thương mại hóa”, một đặc điểm nổi bật, một tai họa lớn trong nền kinh tế
miền Nam Việt Nam. Tác giả đi sâu phân tích về sự tác động của viện trợ thương
mại đối với nền kinh tế miền Nam Việt Nam. Tác giả khẳng định viện trợ thương
mại là nguyên nhân chính làm thui chột nền kinh tế miền Nam Việt Nam. Trên cơ
sở đó, tác giả miêu tả cụ thể các chính sách kinh tế đối với nơng nghiệp VNCH với
hai chính sách tiêu biểu là CCĐĐ và chính sách Dinh điền. Chính sách CCĐĐ theo
tác giả đó là “một quốc sách đại lừa bịp” chính sách này nhằm mục đích tạo ra một
lực lượng mới làm chỗ dựa cho chế độ VNCH. Về chính sách Dinh điền, tác giả đã
phân tích mục đích, q trình xây dựng các địa điểm Dinh điền trên toàn miền Nam


16

Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng. Các biện pháp lừa bịp và các thủ
đoạn để ép di dân đến các địa điểm Dinh điền. Tác giả vạch trần âm mưu của chính
sách trên cơ sở đưa ra các dẫn chứng về cuộc sống của di dân và dân địa phương tại
các điểm Dinh điền. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích tác động của chính sách đối với
di dân, dân địa phương đặc biệt là người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên bị đưa vào
các địa điểm Dinh điền như thế nào. Tác giả khẳng định mục đích của chính sách
khơng phải là kinh tế mà xuất phát từ mục tiêu chính trị và chiến lược của VNCH.

Đi sâu vào nghiên cứu chính sách của Mỹ và chính quyền VNCH đối với
Đắk Lắk, Nguyễn Duy Thụy có bài “Mấy nét về chính sách kinh tế, xã hội của Mỹ
và chính quyền Sài Gịn ở Đắk Lắk trước ngày giải phóng”, đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử (tháng 1-2010). Trong chính sách về kinh tế, tác giả đặc biệt
lưu ý đến: Chính sách “Dinh điền”, “Đồn điền”, “Chương trình Kiến điền
Thượng”,... Đối với chính sách về xã hội, Nguyễn Duy Thụy khẳng định, chính
quyền VNCH không những đàn áp dã man những người cộng sản, đánh phá phong
trào đấu tranh của quần chúng, ra sức thủ tiêu quyền tự do dân chủ, chia rẽ tôn giáo
mà còn tiến hành nhiều biện pháp mua chuộc tầng lớp trên, trí thức, binh lính ,
thành lập tổ chức chính trị phản động mang màu sắc dân tộc gọi là “tự trị Mỹ”, “lực
lượng đặc biệt người Thượng”, “Fulro” (Front unifié de Lutte du Racé Oppimées Mặt trận Thống nhất đấu tranh của các sắc tộc bị áp bức).
Tháng 7-2010, Tạp chí Lịch sử Qn sự đăng bài “Tìm hiểu chính sách dinh
điền ở Đắc Lắc (1957-1963)” của Trần Thị Hà. Dựa vào nguồn tài liệu phong phú,
nhất là tài liệu của chính quyền Ngơ Đình Diệm, tác giả đã làm rõ mục đích, kế
hoạch thực hiện và kết quả của chính sách chiếm đất lập Dinh điền của Mỹ và chính
quyền Ngơ Đình Diệm thực hiện ở Đắk Lắk. Tác giả khẳng định, quốc sách dồn dân
vào các Dinh điền là một trong các nguyên nhân dẫn chính quyền Ngơ Đình Diệm
vào một cuộc khủng hoảng chính trị mới sau quốc sách “tố cộng” và là nguyên nhân
trực tiếp làm bùng nổ những cuộc đấu tranh chống di dân, chống chiếm đất ở Đắk
Lắk trong những năm 1957-1963.


17

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế với luận văn thạc sĩ của Trần Thị Hà
(2010), Chính sách dinh điền của chính quyền Ngơ Đình Diệm ở Đăk Lăk (19571963); Đây là luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về chính sách dinh điền của chính quyền
Ngơ Đình Diệm, đã cung cấp các tư liệu về chính sách dinh điền và đấu tranh chống
chính sách dinh điền của nhân dân Đăk Lăk. Luận văn là bức tranh toàn cảnh về quá
trình tiến hành và các hình thức đấu tranh chống chính sách dinh điền nói chung của
nhân dân ở một địa phương cụ thể là Đăk Lăk. Những chính những hệ quả và tác

động, nhất là tác động của chính sách dinh điền của chính quyền Ngơ Đình Diệm
với đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa chưa được đề cập và khắc họa riêng thật
rõ nét.
Năm 2011, Nguyễn Văn Tiệp (chủ biên) đã xuất bản cuốn sách Một số vấn đề
kinh tế - xã hội và quan hệ dân tộc ở tỉnh Đăk Lăk. Cuốn sách này nói lên những tác
động về mặt tích cực cũng như tiêu cực của ba chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
như phát triển nông, lâm trường quốc doanh, di dân kinh tế mới, định canh định cư cho
các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được thì cũng
nảy sinh và tiềm ẩn những nguy cơ, trong đó có vấn đề quản lí và sử dụng đất rừng
giữa người Kinh xây dựng kinh tế mới hay nông, lâm trường quốc doanh với đồng bào
dân tộc thiểu số về quản lí và sử dụng ruộng đất làm ảnh hưởng tới mối đại đoàn kết
dân tộc.
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế với luận án tiến sĩ (2014), Đấu tranh
chính trị ở Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ từ năm 1961 đến năm
1968. Trong mục 2.1 của luận án khi đề cập đến Mỹ tiến hành “Chiến tranh đặc biệt
ở Tây Nguyên”, tác giả luận án cũng khái quát hệ thống các chính sách của chính
quyền VNCH đối với Tây Nguyên, trong đó có chính sách dinh điền như một biện
pháp để bình định nơng thơn Tây Ngun. Trong chương 2 của luận án, tiểu mục
2.3 đấu tranh chính trị ở Tây Nguyên giai đoạn 1961-1965, tác giả đề cập đến không
gian đấu tranh chính trị ở nơng thơn và đơ thị. Trong đấu tranh chính trị ở nơng
thơn, luận án cũng đã đề cập đến phong trào đấu tranh chính trị phá ấp chiến lược
kết hợp với phá các địa điểm Dinh điền.


×