Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện đăk glong, tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 191 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CƯ A DÌNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN
TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
ĐĂK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

BÌNH DƯƠNG - 2020

i


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

CƯ A DÌNH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN
TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
ĐĂK GLONG, TỈNH ĐẮK NÔNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC


MÃ SỐ: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. DƯƠNG MINH QUANG

BÌNH DƯƠNG – 2020

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học
của riêng tơi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là chính xác, trung thực và
có nguồn gốc rõ ràng.
Bình Dương, ngày ….tháng ….năm 2020
Tác giả luận văn
Cư A Dình

i


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo nhà
trường, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Sư phạm trường Đại Học Thủ Dầu
Một đã tạo điệu kiện thuận lợi cho tôi được học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn tới thầy cô giáo, các nhà khoa học đã giảng dạy,
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, xin chân thành
cảm ơn PGS.TS. Dương Minh Quang đã tận tình hướng dẫn tơi về nội dung và
phương pháp để hoàn thành luận văn này.

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đinh, bạn bè, các anh chị trong tập thể
lớp CHQL01 đã động viên, ủng hộ tơi trong suốt q tình học tập, nghiên cứu và
hồn thiện luận văn.
Xin bày tỏ lịng biết ơn tới lãnh đạo Sở Giáo dục tỉnh Đắk Nơng, Phịng
Giáo dục huyện Đắk Glong đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn.
Cảm ơn tập thể lãnh đạo nhà trường, giáo viên, học sinh trường Tiểu học La Văn
Cầu, trường Tiểu học Lê Lợi, trường Tiểu học Bế Văn Đàn, trường Tiểu học Vừ
A Dính, trường Tiểu học N’Trang Lơng, trường Tiểu học Quảng Sơn, trường
Tiểu học Nguyễn Trãi, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã giúp đỡ tơi trong
suốt q trình nghiên cứu luận văn tại trường.
Mặc dù có cố gắng suốt trong q trình nghiên cứu nhưng khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót trong luận văn. Tác giả mong nhận được đóng góp ý
kiến của hội đồng, tồn thể thầy cơ giáo để luận văn hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Bình Dương, ngày ….tháng ….năm 2020
Tác giả luận văn
Cư A Dình

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ......................................................... x
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ xi
TÓM TẮT ....................................................................................................... xiii

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ................................................................ 3
3.1 Khách thể nghiên cứu:...................................................................................... 3
3.2 Đối tượng nghiên cứu:...................................................................................... 3
4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận ......................................................... 4
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn ....................................................... 4
6.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ................................................................. 4
6.2.2 Phương pháp phỏng vấn ........................................................................................ 4
6.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu..................................................................................... 5
7. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 6
8. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................... 6
9. Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 7
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC ..................................................................................... 8
iii


1.1.

Tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Việt

cho học sinh dân tộc thiểu ở trường tiểu học ..................................................... 8
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước ................................................................. 8
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................ 11

1.2. Các khái niệm cơ bản của luận văn ........................................................... 13
1.2.1. Dân tộc thiểu số .......................................................................................... 13
1.2.2. Học sinh dân tộc thiểu số ........................................................................... 14
1.2.3. Quản lý........................................................................................................ 14
1.2.4. Dạy học ....................................................................................................... 15
1.2.5. Hoạt động dạy học...................................................................................... 16
1.2.6. Quản lý hoạt động dạy học......................................................................... 16
1.2.7. Quản lý hoạt động dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số ........................ 17
1.3. Lý luận về hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc
thiểu số ở trường tiểu học................................................................................. 18
1.3.1 Đặc điểm của việc dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu
số ......................................................................................................................... 18
1.3.2 Vị trí, vai trị của việc dạy học mơn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc
thiểu số .................................................................................................................. 20
1.3.3 Nội dung dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ............... 21
1.3.3.1. Mục tiêu môn Tiếng Việt ở tiểu học .............................................................. 21
1.3.3.2. Chương trình mơn Tiếng Việt ở tiểu học ..................................................... 22
1.3.3.3. Nội dung dạy học môn Tiếng Việt ................................................................. 22
1.3.4. Hình thức tổ chức dạy học mơn Tiếng Việt cho học sinh dân
tộc thiểu số ........................................................................................................... 30
1.3.5. Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc
thiểu số .................................................................................................................. 30
1.3.6. Các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh
dân tộc thiểu số ..................................................................................................... 32
1.3.6.1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học ...................................................... 32
1.3.6.2. Yếu tố con người ................................................................................................ 33
iv


1.3.6.3. Sự quan tâm, chị đạo của lãnh đạo nhà trường ........................................ 33

1.3.6.4. ........ Xây dựng môi trường học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
................................................................................................................................................ 34

1.4. Lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh
dân tộc thiểu số ở trường tiểu học .................................................................... 35
1.4.1 Lập kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc
thiểu số .................................................................................................................. 35
1.4.2 Tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu
số 36
1.4.3 Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân
tộc thiểu số ............................................................................................................ 38
1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Việt .............................. 39
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động dạy học môn
Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ......................................................... 40
1.5.1. Yếu tố chủ quan .......................................................................................... 40
1.5.1.1. Mục tiêu, Nội dung chương trình mơn học ................................................. 40
1.5.1.2. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ............................................................ 41
1.5.1.3. Học sinh ................................................................................................................ 42
1.5.1.4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học môn Tiếng Việt ........................ 43
1.5.2. Yếu tố khách quan....................................................................................... 43
1.5.2.1. Tình hình kinh tế- xã hội .................................................................................. 43
1.5.2.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh................................................................ 44
1.5.2.3. Sự quan tâm của gia đinh và xã hội.............................................................. 44
1.5.2.4. Các chủ trương, cơ chế chính sách quản lý nhà nước về giáo dục tiểu
học vùng dân tộc thiểu số ............................................................................................... 44
Tiểu kết chương 1............................................................................................. 46
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮ K GLONG,
TỈNH ĐẮ K NÔNG ........................................................................................ 47


v


2.1.

Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Đắk

Glong ................................................................................................................ 47
2.1.1. Tình hình kinh tế – xã hội huyện Đắk Glong ............................................. 47
2.1.2. Tình hình giáo dục của huyện Đắk Glong ................................................. 47
2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................. 48
2.2.1. Mục đích - đối tượng khảo sát.................................................................... 48
2.2.2. Mô tả mẫu nghiên cứu ................................................................................ 49
2.2.3. Quá trình thu thập dữ liệu .......................................................................... 51
2.2.4 Quy ước thang đo ........................................................................................ 51
2.3. Thực trạng về hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc
thiểu số ở trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông ......................... 52
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động dạy học môn
tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ............................................................... 52
2.3.2 Nội dung dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ............... 57
2.3.3 Hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. 58
2.3.4 Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ........ 59
2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh
dân tộc thiểu số ở trường tiểu học .................................................................... 60
2.4.1.Thực trạng về Lập kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học
sinh dân tộc thiểu số ............................................................................................. 60
2.4.2. Thực trạng về Tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn Tiếng Việt
cho học sinh dân tộc thiểu số................................................................................ 63
2.4.3. Thực trạng về Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Việt

cho học sinh dân tộc thiểu số................................................................................ 65
2.4.4. Thực trạng về Kểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Việt
cho học sinh dân tộc thiểu số................................................................................ 68
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình quản lý hoạt động dạy học mơn
Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ......................................................... 71
2.5.1. Yếu tố chủ quan .......................................................................................... 71
2.5.2. Yếu tố khách quan....................................................................................... 72
vi


2.6 . Những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác quản lý hoạt động dạy
học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số .......................................... 74
1.6.1 Những thuận lợi ........................................................................................... 74
1.6.2 Những khó khăn ........................................................................................... 74
2.7. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng
Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. .................................................................. 76
2.7.1. Thành tựu .................................................................................................... 76
2.7.2. Hạn chế ....................................................................................................... 78
2.7.3. Nguyên nhân ............................................................................................... 80
Tiểu kết chương 2............................................................................................. 81
Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY
HỌC MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở
CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK GLONG,
TỈNH ĐẮK NÔNG ......................................................................................... 82
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................. 82
3.1.1. Đảm bảo tính mục đích............................................................................... 82
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa ................................................................................. 82
3.1.3. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ............................................................. 82
3.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn và khả thi .............................................................. 82
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học

sinh dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk G’long,
tỉnh Đắk Nông .................................................................................................. 83
3.2.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và các bên liên quan
về tầm quan trọng hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc
thiểu số .................................................................................................................. 83
3.2.1.1 Mục đích ................................................................................................................ 83
3.2.1.2 Nội dung ................................................................................................................ 83
3.2.1.3 Cách tiến hành ..................................................................................................... 84
3.2.2. Tăng cường công tác Lập kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Việt
cho học sinh dân tộc thiểu số................................................................................ 84
vii


3.2.2.1 Mục đích ................................................................................................................ 84
3.2.2.2 Nội dung ................................................................................................................ 85
3.2.2.3 Cách tiến hành ..................................................................................................... 85
3.2.3. Đẩy mạnh công tác Tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn Tiếng
Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ........................................................................ 85
2.6.1 Mục đích ...................................................................................................... 85
3.2.6.2 Nội dung ................................................................................................................ 86
3.2.6.3 Cách tiến hành ..................................................................................................... 86
3.2.4 . Thúc đẩy công tác Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng
Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ........................................................................ 87
3.2.4.1 Mục đích ................................................................................................................ 87
3.2.4.2 Nội dung ................................................................................................................ 87
3.2.4.3 Cách tiến hành ..................................................................................................... 87
3.2.5. Chỉ đạo đổi mới công tác Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn
Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số .............................................................. 88
3.2.4.1 Mục đích ................................................................................................................ 88
3.2.4.2 Nội dung ................................................................................................................ 88

3.2.4.3 Cách tiến hành ..................................................................................................... 89
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................... 89
3.4. Tổ chức khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi cho các biện pháp đề xuất .. 91
Tiểu kết chương 3........................................................................................... 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................... 103
1. Kết luận ................................................................................................... 103
2. Kiến nghị ................................................................................................. 104
2.1. Đối với Bộ Giáo Dục và Đào tạo ................................................................ 104
2.2. Đối với sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh Đắk Nông....................................... 105
2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đắk G’Long........................... 105
2.4. Đối với trường Tiểu học .............................................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO. ............................................................................. 107
PHỤ LỤC ........................................................................................................... ii
viii


Phụ lục 1: ............................................................................................................ ii
Phụ lục 2: ............................................................................................................ x
Phụ lục 3: ......................................................................................................... xiv

ix


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CARE

Cooperative for American Remittances to Europe
( Tổ chức nhân đạo và hỗ trợ phát triển Quốc tế )

CBQL


Cán bộ quản lý

ĐLC

Độ lệch chuẩn

DTTS

Dân tộc thiểu số

GD

Giáo dục

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

KT - XH

Kinh tế - Xã hội

PP

Phương pháp


QLGD

Quản lý giáo dục

SV

Sinh viên

TB

Trung bình

THCS

Trung học cơ sở

UBND

Uỷ ban nhân dân

UNICEF

United Nations International Children's Emergency
Fund (Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc)

x


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Kết quả mẫu nghiên cứu .................................................................. 49
Bảng 2.2: Ý nghĩa các mức độ ........................................................................ 52
Bảng 2.3: Mức độ đồng ý của cán bộ quản lý và giáo viên về đặc điểm
hoạt động dạy học môn Tiếng Việt .................................................................. 53
Bảng 2.4: Mức độ đồng ý của giáo viên về mục đích của hoạt động dạy
học mơn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số .......................................... 55
Bảng 2.5: Mức độ đồng ý về nội dung dạy học môn Tiếng Việt ..................... 57
Bảng 2 6: Thực trạng sử dụng các hình thức dạy học mơn Tiếng Việt cho
học sinh dân tộc thiểu số .................................................................................. 59
Bảng 2.7: Mức độ thường xuyên sự dụng các phương pháp trong dạy học
môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ................................................. 60
2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh
dân tộc thiểu số ở trường tiểu học .................................................................... 60
Bảng 2.8: Mức độ đồng ý về về lập kế hoạch hoạt động dạy học môn
Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số hiện nay .......................................... 61
Bảng 2.9: Mức độ đồng ý về Thực trạng về Tổ chức thực hiện hoạt động
dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ................................... 64
Bảng 2.10: Mức độ đồng ý về Thực trạng Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động dạy
học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. ......................................... 66
Bảng 2.11: Mức độ ý về thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học
môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. ................................................ 69
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình quản lý hoạt động dạy học mơn
Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ......................................................... 71
Bảng 2. 12: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến
quá trình quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc
thiểu số. ............................................................................................................ 72
Bảng 2. 13: Mức độ đồng ý của giáo viên về ảnh hưởng của các yếu tố
khách quan đến q trình quản lý hoạt động dạy học mơn Tiếng Việt cho
học sinh dân tộc thiểu số .................................................................................. 73
xi



Bảng 2. 14: Thực trạng những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản
lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. ............. 75
Bảng 3. 1: Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp
quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ..... 91
Bảng 3.2: Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi các nội dung của biện
pháp 1 ............................................................................................................... 93
Bảng 3.3: Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi các nội dung của biện
pháp 2 ............................................................................................................... 94
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi các nội dung của biện
pháp 3 ............................................................................................................... 96
Bảng 3.5: Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi các nội dung của biện
pháp 4 ............................................................................................................... 97
Bảng 3.6: Kết quả đánh giá tính cần thiết và khả thi các nội dung của biện
pháp 5 ............................................................................................................... 99

xii


TĨM TẮT
Căn cứ vào mục đích, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn
này, tác giả đã đưa ra các phương pháp nghiên cứu phù hợp và hiệu quả để thực
hiện luận văn. Trên cơ sở đó đã tổng hợp và đưa ra các khái niệm có liên quan
đến đề tài. Trình bày tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước và quốc tế
có liên quan đến đề tài. Dựa vào cơ sở lý luận, thực hiện khảo sát thực trạng công
tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở
các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk Glong. Qua kết quả khảo sát thực
trạng chúng tôi nhận thấy rằng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng
Việt hiện nay trên địa bàn huyện Đắk Glong đã đạt được một số kết quả nhất

định. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số những hạn chế trong công tác quản lý hoạt
động dạy học môn Tiếng Việt. Dù cán bộ quản lý và giáo viên có nhận thức về
đặc điểm, mục đích và tầm quan trọng hoạt động dạy học mơn Tiếng Việt nhưng
vẫn cịn một bộ phận chưa thật sự có ý thức cao. Nội dung mơn Tiếng Việt hiện
tại được đánh giá là khá phù hợp với nhận thức của học sinh dân tộc thiểu số.
Hình thức, phương pháp dạy học khá là phù hợp nhưng chưa thật sự mang lại
hiệu quả cao. Môi trường thực hành tiếng Việt cho học sinh cịn hạn chế. Cơng
tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá
được thực hiện đúng với quy trình và quy định nhưng vẫn chưa mang đặc thù,
chưa thật sự sát với thực tế nhà trường. Từ những hạn chế đó tác giả đã đưa ra 5
biện pháp nhằm nâng cao hiểu quả công tác quản lý hoạt động dạy học môn
Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện
Đắk Glong. Các biện pháp được tiến hành khảo nghiệm và được cán bộ quản lý
và giáo viên đánh giá là cần thiết và khả thi. Với kết quả của luận văn, chúng tôi
kiến nghị các cơ quan các cấp có liên quan, các trường tiểu học trên địa bàn
huyện xem xét và phổ biến để ứng dụng kết quả của luận văn góp phần nâng cao
hiệu quả công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân
tộc thiểu số.

xiii


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Giáo dục là động lực để phát triển kinh tế xã hội, phục vụ đắc lực cho xã
hội. Ngược lại kinh tế xã hội, khoa học kĩ thuật phát triển tác động trở lại để thúc
đẩy giáo dục phát triển. Theo Bùi Xuân Cường (2016), trong bối cảnh hội nhập
toàn cầu hiện nay, giáo dục nước ta có những cơ hội và thách thức. Một mặt tạo
ra cơ hội cho giáo dục phát triển do nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, mặt
khác kinh tế đòi hỏi giáo dục phải đáp ứng nhu cầu trước mắt và định hướng cho

tương lai.
Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước cơng
nghiệp theo hướng hiện đại hóa. Tại Đại hội VII của Đảng (1991) có nêu: “Phát
triển giáo dục và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Chủ trương ấy tiếp
tục được nhấn mạnh trong các kì đại hội tiếp theo. Như vậy nhiệm vụ trọng tâm
để phát triển kinh tế xã hội là phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục. Theo
Chương trình giáo dục phổ thơng mới được ban hành 12/2018 thì địi hỏi người
học phải có khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức (Bộ Giáo dục và Đào tạo,
2018). Đối với các em học sinh là người dân tộc thiểu số việc tự học, tự giải
quyết vấn đề chiếm lĩnh tri thức là vơ cùng khó khăn.
Quản lý giáo dục là khâu quan trong nhất, quyết định tới sự phát triển
giáo dục. Trong hệ thống giáo dục nước ta, giáo dục tiểu học có ý nghĩa quan
trọng. Theo Bạch Thị Hương (2014, tr.1.2) tiểu học là cấp học đầu tiên, tạo nền
tảng cho bậc cao hơn, là bàn đạp để phát triển tồn diện nhân cách con người.
Mơn Tiếng Việt là mơn học cơ bản để học sinh học tốt các môn học khác. Tiếng
Việt phong phú, đa dang và phức tạp.
Giáo dục vùng dân tộc thiểu số luôn được nhà nươc quan tâm. Trong đề
án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học giai đoạn 2016 –
2020, định hướng đến 2025” đã nêu rõ mục tiêu tăng cường tiếng Việt cho học
sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020 hướng đến 2025 với 100% học sinh
tiểu học người dân tộc thiểu số được tập trung tăng cường tiếng Việt (Chính phủ,
2016).
1


Các nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học Tiếng Việt cho học sinh
dân tộc thiểu số chủ yếu tập trung tại phía Tây Bắc Bộ như: Lưu Minh Thắng
(2015), Bạch Thị Hương (2014), Phạm Bá Quyết (2013). Tại Đắk Nơng rất ít các
nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc
thiểu số dù đây là tỉnh có đơng học sinh là người dân tộc thiểu số. Theo Hưng

Thịnh (2019), báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Nông trong năm 2019 thì
hiện tồn tỉnh có hơn 41.000 học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm 24% tổng
số học sinh, thuộc 40 dân tộc. Đây là huyện tập trung nhiều đồng bào dân tộc
thiểu số sinh sống bao gồm: Mạ, M’Nông, Tày, Dao, H’Mông... điều kiện kinh tế
đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây còn rất thấp. Do đó điều kiện để con em học
tập gặp nhiều khó khăn, gây trở ngại trong cơng tác giáo dục.
Đối với các em học sinh là người dân tộc thiểu số việc đọc, nói tiếng
Việt đúng là rất khó khăn. Việc đọc hiểu, cảm thụ, viết bằng tiếng Việt lại càng
khó khăn hơn do ngơn ngữ các em thường sử dụng ở nhà là ngôn ngữ riêng. Theo
Lưu Minh Thắng (2015), các em được giảng dạy bằng tiếng Việt trong khi vốn
tiếng Việt của các em còn nhiều hạn chế, thậm chí các em cịn chưa làm quen với
tiếng Việt trước khi đến trường.
Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông (2012) nêu rõ thực trạng
học lực yếu môn Tiếng Việt của học sinh dân tộc tại chỗ và dân tộc Mơng tồn
tỉnh Đắk Nơng cịn cao, chiếm tỉ lệ 27% (2012), mơn Tốn chiếm 26,7% (2012)
trong tổng số học sinh dân tộc tồn tỉnh. Bên cạnh đó, trong Nghị Quyết Hội
đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông (2014) nêu rõ công tác dạy học, quản lý dạy học
bộ môn Tiếng Việt dành cho học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông đã đạt
được một số kết quả nhưng vẫn còn nhiều hạn chế và chất lượng chưa thật sự
cao. Từ đó thấy rằng cơng tác quản lý hoạt động dạy học cho học sinh dân tộc
thiểu số đặc biệt là công tác quản lý hoạt động dạy học mơn Tiếng Việt cịn chưa
được trú trọng. Với mong muốn tìm được biện pháp cần thiết, khả thi để quản lý
hoạt động dạy học môn Tiếng Việt hiểu quả, cải thiện khả năng học tiếng Việt
của học sinh dân tộc thiểu số chúng tôi đi nghiên cứu sâu về “Quản lý hoạt động

2


dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học
trên địa bàn huyện Đăk Glong, tỉnh Đắk Nơng”

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận, đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng về
cơng tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nơng. Từ đó, đề
tài đề xuất một số biện pháp về công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng
Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk
Glong, tỉnh Đắk Nông ngày càng tốt hơn.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học trong trường Tiểu học.
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho
học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk
Nông.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
cấp tiểu học trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông đã đạt được những
kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn cịn một số hạn chế nhất định trong cơng tác lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo và chỉ đạo, và kiểm tra, đánh giá trong
công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
cấp tiểu học trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nơng. Nếu hệ thống hóa
được cơ sở lý luận một cách khoa học, logic và khảo sát đúng thực trạng thì đề
tài sẽ đưa ra đề xuất những biện pháp có tính cần thiết, khả thi và khoa học cho
công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông ngày càng
tốt hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động
dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học,

3



Khảo sát thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học
môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học trên địa bàn
huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông,
Đề xuất các biện pháp về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho
học sinh dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện huyện Đắk
Glong, tỉnh Đắk Nông.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tơi phối hợp sử dụng các nhóm phương
pháp nghiên cứu sau đây:
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp nghiên cứu lý luận được sử dụng để nghiên cứu tài liệu
như: sách, giáo trình, báo, tạp chí khoa học chuyên ngành, luận văn, luận án… để
thu thập thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Trong đề tài này chúng tôi
sử dụng nhiều nhất là phương pháp đọc tài liệu liên quan đến luận văn này với
phân tích- tổng hợp tài liệu, phân loại tài liệu.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích:
Sử dụng phiếu để ghi nhận những phản ánh của cán bộ quản lý, giáo viên
về thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở
trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, thực trạng quản lý hoạt động
dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học.
Nội dung: Trong đề tài này chúng tối sử dụng phương pháp chọn mẫu
xắc suất ngẫu nhiên đơn đối với cán bộ quản lý, giáo viên của 8 trưởng tiểu học
trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
Cách thức tiến hành: Trong đề tài sử dụng bảng hỏi cho giáo viên, cán
bộ quản lý 8 trường Tiểu học. Sau khi đã chọn được mấu chúng tôi tiến hành
phát phiếu khảo sát.
6.2.2 Phương pháp phỏng vấn


4


Mục đích: Lấy ý kiến của các nhà quản lý giáo dục về công tác quản lý
hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh là người dân tộc thiểu số. Sử
dụng trong quá trình thực hiện phần thực trang trong phạm vi đề tài nghiên cứu
cụ thể như sau: Phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên tại 8 trường tiểu học trên
địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
Nội dung:
Trong phạm vi đề tài này chúng tôi sử dụng phỏng vấn sâu cán bộ quản
lý bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng chun mơn, khối trưởng và giáo viên
của 8 trường tiểu học ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông về thực trạng hoạt
động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học và
thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân
tộc thiểu số ở trường tiểu học.
Cách thức tiến hành:
Sau khi xây dựng phiếu điều tra chúng tôi tiến hành phỏng vấn cán bộ
quản lý và giáo viên ở 8 trường tiểu học cụ thể như sau: Mỗi trường chúng tơi
tiến hành phỏng vấn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng chun môn và hai khối
trưởng, giáo viên.
6.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
Mục đích: Xư lý các dữ liệu sau khi tiến hành khảo sát nhằm đưa ra
những nhận đinh, đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng
Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk
Glong, tỉnh Đắk Nơng. Từ đó đưa ra những biện pháp cần thiết và khả thi về
quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
Nội dung:
+ Đối với dữ liệu định lượng: sử dụng phương pháp thống kế toán học
bằng phần mềm SPSS để phân tích những dữ liệu về hoạt động dạy học mơn

Tiếng Việt và thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh
dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện huyện Đắk Glong, tỉnh
Đắk Nông với các giá trị tần số, tỷ lệ, trị trung bình (TB) và độ lệch chuẩn
(ĐLC).
5


+ Đối với dữ liệu định tính: các cuộc phỏng vấn sẽ được phân tích bằng
phương pháp trích lọc nội dung theo từng phần nghiên cứu. Các nội dung này
được sử dụng phối hợp với dữ liệu định lượng để làm rõ hơn thực trạng nghiên
cứu.
Cách thức tiến hành:
+ Đối với dữ liệu định lượng: Sau khi thu phiếu khảo sát,chúng tôi tiến
hành nhập và xử lý dữ liệu bằng phương pháp thống kê toán học phần mềm
SPSS
+ Đối với dữ liệu định tính: Phân tích dữ liệu thu thập được bằng phương
pháp trích lọc nội dung, đối chiếu để làm rõ một số nội dung từ kết quả định
lượng.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu nội dung: Luận văn tập trung đi sâu phân tích thực
trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học
sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học ở các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh
Đắk Nông.
- Phạm vi không gian: Luận văn tiến hành điều tra tại 8 trường tiểu học
trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông gồm: Trường Tiểu học La Văn
Cầu, trường Tiểu học Lê Lợi, trường Tiểu học Bế Văn Đàn, trường Tiểu học Vừ
A Dính, trường Tiểu học N’Trang Lơng, trường Tiểu học Nguyễn Trãi, trường
Tiểu học Quảng Sơn, trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.
- Phạm vi về thời gian: Tiến hành khảo sát thực trạng từ năm học 20182019 đến năm học 2019-2020.
8. Ý nghĩa của đề tài

Về lý luận: Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động dạy học
môn Tiếng Việt và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân
tộc thiểu số ở các trường Tiểu học.
Về thực tiễn: Luận văn là cơ sở thực tiễn để giúp cho các nhà quản lý xây
dựng các kế hoạch, chính sách nhằm phát triển hoạt động dạy học môn Tiếng
Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk
6


Glong, tỉnh Đắk Nông ngày càng tốt hơn và luận văn còn là nguồn tài liệu tham
khảo cho các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu đề tài này.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, và phụ
lục, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cở sở lý luận quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học
sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học
Chương 2 : Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh
dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk
Nông.
Chương 3 : Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh
dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk
Nông.

7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG
VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1.


Tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Việt

cho học sinh dân tộc thiểu ở trường tiểu học
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Ở Xơ Viết trước đây, những nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng: “Kết quả
toàn bộ hoạt động quản lý hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc
tổ chức đúng đắn và hợp lý hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên” (được trích
dẫn bởi Nguyễn Quốc Nghĩa, 2016). Vào cuối thế kỷ XIV vấn đề dạy học và
quản lý dạy học được nhiều nhà quản lý giáo dục quan tâm, nổi bật đó là:
Cơmenxki (1592-1670), ơng cho rằng giáo dục phải thích ứng với tự nhiên. V.A.
Xukhomlinxki đã tìm ra nhiều cách phân tích sư phạm giáo viên.
Khổng Tử (551-479TCN) đã cho rằng: “Đất nước muốn phồn vinh, yên
bình và thịnh vượng thì người quản lý cần chú trọng đến ba yếu tố là Thứ (dân
đông), Phú (dân giàu), Giáo (dân được giáo dục). John Dewey (1859 - 1952 ) đã
phê phán cách thức tổ chức hoạt động dạy học áp đặt, thiếu động lực phát triển
các kĩ năng giao tiếp của học sinh.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp của con người. Do đó ta nhận thấy vai
trị của ngơn ngữ là rất quan trọng trong xã hội. Trong giáo dục, ngôn ngữ cũng
giữ vai trò quan trọng. Theo Kaihua Li ( 2013) ngơn ngữ chính trong các trường
học là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục .
Theo Bhowmil (2016), học sinh dân tộc thiểu số thường gặp những khó
khăn trong học tập tại trường học. Có trường hợp các em khơng thể theo kịp
chương trình đành phải bỏ học. Lí do là vì các em bị hạn chế bởi ngơn ngữ, văn
hóa dân tộc, khác biệt trong văn hóa học đường. Trong nghiên cứu của mình,
Bhowmil tiến hành phỏng vấn sâu một số học sinh đã nghỉ học là người Nepal
sống ở Hồng Kông . Số học sinh bỏ học này cho rằng nguyên nhân bỏ học do
không thể theo kịp chương trình học, học lực yếu mơn Toán và Khoa học do bất

8



đồng về ngôn ngữ, phân biệt chủng tộc, khác biệt văn hóa trong học đường, ít
quan tâm của giáo viên.
Nghiên cứu của Chun Lai (2014) cho rằng giữa việc học ngôn ngữ thứ
hai với việc xác định hướng tiếp cận có mối quan hệ với nhau. Việc lựa chọn
hướng tiếp cận văn hóa ảnh hưởng đến kết quả học ngơn ngữ thứ hai cho học
sinh dân tộc thiểu số. Một nghiên cứu của Shum và Gao (2011) chỉ rằng để dạy
học ngôn ngữ Trung Quốc cho học sinh dân tộc thiểu số đạt kết quả cao thì giáo
viên và các nhà nghiên cứu cần tìm hạn chế trong sử dụng tiếng Trung Quốc của
học sinh từ đó đưa ra các phương pháp dạy phù hợp để bồi dưỡng động lực học
tiếng Trung. Shum và Gao tiến hành khảo sát 300 học sinh gốc Nam Á về năng
lực thực hành tiếng Trung Quốc, tiếng Anh và Tiếng mẹ đẻ. Nghiên cứ cho thấy
người học ít đầu tư để học và thực hành tiếng Trung Quốc. Học sinh khơng có
động lực để học tiếng Trung Quốc do thiếu sự hỗ trợ đầy đủ của gia đình, giáo
viên. Để học sinh dân tộc thiểu số học tốt tiếng Trung Quốc cần có sự hỗ trợ tốt
từ phía gia đình học sinh và giáo viên.
Nghiên cứu của Tedick (2012) về vấn đề học ngoại ngữ của học sinh
người Mỹ gốc Phi. Tác giả đã tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh .Qua khảo
sát thực trạng, tác giả đưa ra kết luận rằng yếu tố quan trọng trong học ngoại ngữ
là : vai trò các bên liên quan, kiến thức mà học sinh đã học ở lớp dưới, chương
trình giảng dạy phù hợp. Trong đề tài nghiên cứu của mình tác giả tiến hành khảo
sát học sinh là người Mỹ gốc Phi trong thành phố và ngoại thành về đăng ký học
ngoại ngữ. Kết quả là số lượng học sinh người Mỹ gốc phi tham gia đăng ký học
ngoại ngữ và duy trì quá trình học tập thấp do vấn đề phân biệt chủng tộc, ngữ
pháp, giáo trình học. Việc học ngoại ngữ của học sinh bị hạn chế cũng do thiếu
khuyến khích của người cố vấn học tập và giáo viên. Chương trình giảng dạy phù
hợp thực tiến, nhẹ về lý thuyết và ngữ pháp cũng là những thuận lợi cho việc học
ngoại ngữ. Tác giả đã đưa ra các biện pháp cải thiện học ngoại ngữ cho học sinh
người Mỹ gốc Phi : Trình độ ngoại ngữ phải được đưa vào yêu cầu của một khóa

tốt nghiệp, phát triển hệ thống tuyển dụng, …

9


Tại Campuchia, giáo dục cho học sinh dân tộc thiếu số gặp nhiều khó
khăn. Frawley (2019) đã xây dựng mơ hình học tập đa ngơn ngữ tại tỉnh Ratnak
Kiri. Mơ hình này mang lại hiệu quả cao trong giáo dục học sinh dân tộc thiểu số
và đã được ứng dụng rộng trên đất nước Campuchia. Mơ hình học tập đa ngôn
ngữ ( MLE) được tổ chức phát triển Quốc tế CARE phối hợp với Chính phủ
Hồng gia Campuchia và các tổ chức khác như UNICEF triển khai thực hiện
nhằm phát phát triển giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số ở tiểu học và trung
học cơ sở. Mơ hình này sử dụng tiếng dân tộc thiểu số và tiếng Khmer để giảng
dạy ở trường học.
Chan ( 2013) đã tiến hành nghiên cứu về những thách thức của giáo viên
trong dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số tại Hồng Kông cho rằng những yếu
tố ảnh hưởng đến dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số là nguồn lực, ưu tiên, văn
hóa và hỗ trợ. Theo nghiên cứu trên, dù chính phủ Hồng Kơng đã hỗ trợ ngân
sách cho giáo dục học sinh dân tộc thiểu số nhưng vẫn chưa đáp ứng được, chưa
được sử dụng hiệu quả do chưa có sự hướng dẫn cụ thể và đầy đủ của cấp trên
trong sử dụng nguồn ngân sách. Chính sách ưu tiên cho học sinh ở trường chưa
đủ. Học sinh dân tộc thiểu số bị đối sử chưa công bằng so với học sinh khác.
Giáo viên chịu áp lực nhiều bởi khối lượng cơng việc lớn. Văn hóa cũng là yếu tố
khiến cho học sinh dân tộc thiểu số khơng nỗ lực trong học tập.
Tóm lại: Trên thế giới, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý giáo dục
đã có những cơng trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục và quản lý giáo dục, giáo
dục cho người dân tộc thiểu số. Mỗi tác giả đều có những nhận định riêng về sự
cần thiết để nâng cao kết quả giáo dục cho học sinh người dân tộc thiểu số.
Nhưng đều đưa ra quan điểm chung là kết quả học tập của học sinh dân tộc thiểu
số không cao so với nhóm học sinh cịn lại. Một số ngun nhân xuất phát từ

nhiều yếu tố như cơ chế, chính sách của nhà nước, sự quan tâm của gia đình và
xã hội, văn hóa dân tộc, tâm lý của học sinh khi học tập tại trường, ảnh hưởng
của kết quả giáo dục ở các lớp dưới. Tuy nhiên, lý luận về quản lý hoạt động dạy
học môn tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cịn ít, biện pháp quản lý hoạt

10


×