Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục lao động ở trường tiểu học trên đia bàn thị xã dĩ an, tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 194 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRẦN THỊ THÚY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC LAO ĐỘNG Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN
ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

LU N V N THẠC S

BÌNH DƢƠNG – 2019


UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRẦN THỊ THÚY

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
GIÁO DỤC LAO ĐỘNG Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN
ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

LU N V N THẠC SĨ
NGƢỜI HƢỚNG D N



HOA HỌC

TS. TRẦN THỊ TUYẾT MAI

BÌNH DƢƠNG – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Tuyết Mai. Các số liệu, những kết
luận nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này hồn tồn trung thực. Tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên

Trần Thị Thúy

i


LỜI CẢM ƠN
Đƣợc sự phân công của quý thầy cô khoa Khoa học quản lý, Trƣờng Đại
học Thủ Dầu Một, sau gần 6 tháng em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Quản lý giáo dục niên khóa 2016 - 2018.
Để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân
cịn có sự hƣớng dẫn tận tình của thầy cơ, đồng nghiệp tại các trƣờng TH trên địa
bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng.
Em chân thành cảm ơn cô giáo - TS. Trần Thị Tuyết Mai, ngƣời đã hƣớng
dẫn cho em trong suốt thời gian làm luận văn. Mặc dù cô bận đi công tác nhƣng
không ngần ngại chỉ dẫn em, định hƣớng đi cho em, để em hoàn thành tốt nhiệm

vụ. Một lần nữa em chân thành cảm ơn cô và chúc cơ dồi dào sức khoẻ.
Xin cảm ơn Phịng GD và ĐT Dĩ An, UNND phƣờng Tân Bình, Ban giám
hiệu trƣờng TH Tân Bình và các trƣờng bạn, bạn bè, đồng nghiệp, cha mẹ học
sinh, các em học sinh đã giúp đỡ em giúp em hoàn thành luận văn. Tuy nhiên vì
kiến thức chun mơn cịn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực
tiễn nên nội dung của luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cơ để luận văn này đƣợc hồn thiện
hơn.
Một lần nữa xin gửi đến quý thầy cô, cha mẹ học sinh, bạn bè, đồng
nghiệp lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!

ii


TÓM TẮT
Điều 3 - Luật giáo dục 2005, sửa đổi 2009 đã nêu: “Hoạt động giáo dục
phải thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động
sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia
đình và giáo dục xã hội”. Tuy nhiên hiện nay, hoạt động lao động của học sinh
trong trƣờng học dƣờng nhƣ đã bị bỏ qua, những hoạt động đó dần đƣợc “dịch vụ
hóa”. Nhiều trƣờng lấy lý do lao động tốn thời gian, đi thêm buổi, ít nhiều ảnh
hƣởng đến việc học tập của các em nên đã thay bằng hình thức thu tiền lao động
theo từng học kỳ. Chính vì vậy mà học sinh hiện nay rất ít đƣợc tham gia lao
động và thị xã Dĩ An cũng không ngoại lệ. Do đó cần phải có một đề tài nghiên
cứu về quản lý hoạt động giáo dục lao động tại địa bàn nhằm nâng cao nhận thức
về tầm quan trọng của giáo dục lao động và đƣa ra biện pháp quản lý hoạt động
giáo dục lao động cụ thể góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục tồn diện trong
trƣờng tiểu học hiện nay.
Đề tài sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp nghiên cứu lí luận và phƣơng pháp
nghiên cứu thực tiễn để khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt

động giáo dục lao động tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Dĩ An, trên cơ
sở đó đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục lao
động tại các trƣờng này. Đề tài đã giải quyết đƣợc các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra
nhƣ sau:
Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lí luận về lao động và quản lý hoạt
động giáo dục lao động tại các trƣờng tiểu học. Ngƣời nghiên cứu xây dựng cơ
sở lí luận của hoạt động giáo dục lao động bao gồm: Vị trí, vai trị, mục tiêu, nội
dung, phƣơng pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lao động. Quản lý
hoạt động giáo dục lao động tiếp cận theo chức năng quản lý bao gồm: lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện hoạt động
giáo dục lao động tại các trƣờng TH.
Thứ hai, đề tài đã kết hợp các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: phƣơng pháp
nghiên cứu lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn (phƣơng pháp điều tra
bằng bảng hỏi, phƣơng pháp phỏng vấn sâu, phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm

iii


hoạt động, phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp xử lý thơng tin). Đề tài đã nghiên
cứu và phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học sinh
tiểu học. Trong công tác quản lý, điều hành hoạt động giáo dục lao động, Hiệu
trƣởng đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của giáo dục lao động đối với việc hình
thành và phát triển nhân cách học sinh. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động
giáo dục lao động của HT có rất nhiều điểm cần cải thiện, cụ thể: (1) Chƣa xây
dựng đƣợc kế hoạch giáo dục lao động cho học sinh; (2) Việc tổ chức các hoạt
động giáo dục lao động chƣa phong phú nên chƣa thu hút đƣợc học sinh tham
gia; (3) Công tác chỉ đạo các hoạt động giáo dục lao động còn nhiều hạn chế; (4)
Chƣa có sự phối hợp chặt chẽ các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng
trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh; (5) Chƣa đảm bảo cơ sở
vật chất để phục vụ cho hoạt động giáo dục lao động; (6) HT chƣa thƣờng xuyên

kiểm tra, giám sát, dự giờ các tiết học giảng dạy có lồng ghép giáo dục lao động
cho học sinh.
Thứ ba, từ nghiên cứu lí luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động
giáo dục lao động, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt
động giáo dục lao động cho học sinh, bao gồm:
- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và cha mẹ
học sinh về vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục lao động trong trường tiểu
học: HT tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục lao
động trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh; HT cử GV tham gia
các lớp tập huấn về KNS, hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngồi giờ
lên lớp, hoạt động giáo dục lao động…; Thơng qua hội nghị, sinh hoạt tập thể,
sinh hoạt chuyên môn cho CBQL, GV, NV thảo luận về vai trò, sự cần thiết, mục
đích của giáo dục lao động cho học sinh; Tổ chức các buổi tọa đàm với CMHS về
sự cần thiết phải giáo dục lao động cho học sinh; Đƣa nội dung giáo dục lao động
cho học sinh vào kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng, của các tổ chun mơn;
Xây dựng góc tun truyền về những hoạt động lao động có ý nghĩa để học sinh
học tập và noi theo.

iv


- Đa dạng hóa các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
lao động cho học sinh: Xác định mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể về giáo dục lao động
cho học sinh; Tăng cƣờng các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm để
giáo dục ý thức, thái độ, kỹ năng, phƣơng pháp lao động cho học sinh; Chỉ đạo
GVCN tổ chức cho HS tham gia vệ sinh lớp học và thực hiện lao động tự phục
vụ; Tăng cƣờng công tác chủ nhiệm, nhắc nhở giáo viên theo dõi, quan sát thái
độ của học sinh trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn đồ dùng học tập, tinh
thần tự giác thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao; Tham mƣu với địa phƣơng tổ chức
phong trào chủ nhật xanh, thứ bảy tình nguyện…; Tổ chức các tiết thực hành, thí

nghiệm, qua đó giáo dục kỹ năng, phƣơng pháp lao động.
- Tăng cường chỉ đạo hoạt động giáo dục lao động cho học sinh: HT chỉ
đạo giáo viên lồng ghép, tích hợp giáo dục ý thức, thái độ, kĩ năng và phƣơng
pháp lao động qua các môn học nhƣ Đạo đức, kĩ thuật, khoa học...; Chỉ đạo
GVCN đƣa nội dung giáo dục lao động trong các cuộc họp CMHS để tranh thủ
sự đồng thuận của CMHS; HT chỉ đạo GV giáo dục cho học sinh hiểu giá trị của
lao động thông qua hoạt động trồng cây tạo mảng xanh trong lớp…; Sử dụng
phƣơng pháp nêu gƣơng đối với học sinh tham gia lao động tốt trong các tiết sinh
hoạt dƣới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm nhằm nhân rộng gƣơng điển hình trong tồn
trƣờng; Chỉ đạo GV coi trọng cơng tác đảm bảo an tồn lao động cho các em khi
tham gia các hoạt động lao động; Tham mƣu với lãnh đạo cấp trên trang bị đầy
đủ các đồ dùng dạy học, máy chiếu ở các phòng học để giáo viên tích hợp giáo
dục lao động một cách phù hợp và hiệu quả vào từng tiết dạy.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục lao động của giáo
viên và mức độ tham gia lao động của học sinh: Xây dựng và ban hành các tiêu
chí để đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu trong giáo dục lao động cho học
sinh; Kiểm tra việc tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục lao động thông qua
các môn học, hoạt động dự giờ, thao giảng; Kiểm tra đánh giá việc giáo dục lao
động cho học sinh qua các phong trào, các hoạt động trải nghiệm; Tuyên dƣơng,
khen thƣởng những giáo viên thực hiện tốt giáo dục lao động cho học sinh;
Tuyên dƣơng, khen thƣởng các học sinh, nhóm học sinh, lớp học sinh thực hiện

v


tốt các phong trào thi đua, hoạt động học tập, hoạt động trải nghiệm, nêu gƣơng
điển hình các cá nhân tiêu biểu có ý thức tự giác trong lao động để các em noi
theo; Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch giáo dục lao động
của nhà trƣờng, tổ chuyên môn và giáo viên.
- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường

để tổ chức hoạt động giáo dục lao động cho học sinh: Tham mƣu cấp trên ban
hành các văn bản chỉ đạo giáo dục lao động cho học sinh tiểu học; Đƣa các nội
dung giáo dục lao động vào mục tiêu giáo dục học sinh của tổ chức Đội; Tham
mƣu với chính quyền địa phƣơng tổ chức các hoạt động lao động cơng ích cho
học sinh tham gia; Kết hợp với Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP HCM tổ chức các
hội thi: Lớp học xanh, một học sinh một mầm cây, trang trí lớp học…
- Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phòng thí
nghiệm, thực hành:Xây dựng kế hoạch và đầu tƣ mua sắm phƣơng tiện thiết bị
phục vụ cho hoạt động giáo dục lao động; Tăng cƣờng đầu tƣ máy móc hiện đại
và tập huấn cho GV sử dụng máy móc và ứng dụng CNTT vào việc tích hợp giáo
dục lao động trong các mơn học; Xây dựng phịng thí nghiệm để phục vụ cho các
hoạt động thí nghiệm, thực hành; Xã hội hóa một số hoạt động ngoại khóa, tiết
học thực tế để giáo dục lao động cho học sinh; Thƣờng xuyên kiểm tra cơ sở vật
chất, thiết bị dạy học để bổ sung, sửa chữa kịp thời phục vụ hoạt động dạy học,
giáo dục lao động cho học sinh.
Sáu biện pháp đề xuất trên có mối quan hệ biện chứng và hỗ trợ lẫn nhau
góp phần khắc phục những hạn chế và cải tiến công tác quản lý hoạt động giáo
dục lao động tại các trƣờng TH trên địa bàn thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dƣơng nhằm
nâng cao chất lƣợng QL tại nhà trƣờng.

vi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................. 4
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................... 8
9. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................ 8
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
LAO ĐỘNG CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC .................................... 9
1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................... 9
1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài ............................................................ 9
1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc .............................................................. 11
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài .......................................................... 14
1.2.1. Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng tiểu học . 14
1.2.2. Khái niệm lao động, giáo dục lao động, hoạt động giáo dục lao động ......... 18
1.2.3. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học sinh ........ 21
1.3. Hoạt động giáo dục lao động cho học sinh tiểu học ................................. 22
1.3.1. Đặc điểm học sinh tiểu học .............................................................. 22
1.3.2. Vị trí vai trị của hoạt động giáo dục lao động cho học sinh tiểu học .... 23
1.3.3. Mục tiêu hoạt động giáo dục lao động cho học sinh tiểu học.......... 25
1.3.4. Nội dung hoạt động giáo dục lao động cho học sinh tiểu học ......... 25

vii


1.3.5. Phƣơng pháp hoạt động giáo dục lao động cho học sinh tiểu học ........ 28
1.3.6. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lao động cho học sinh tiểu học ... 29
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học sinh tiểu học .................... 29

1.4.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học
sinh tiểu học ............................................................................................... 29
1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học sinh tiểu học ... 30
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học
sinh tiểu học ..................................................................................................... 34
1.5.1. Yếu tố khách quan ........................................................................... 34
1.5.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................... 37
Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................. 39
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LAO
ĐỘNG CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ
AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG .................................................................................. 40
2.1. Khái quát về vị trí địa lý, dân số, tình hình kinh tế, chính trị, văn hố - xã
hội và giáo dục của thị xã Dĩ An ..................................................................... 40
2.1.1. Vị trí địa lý, dân số Thị xã Dĩ An .................................................... 40
2.1.2. Tình hình kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hội thị xã Dĩ An .......... 41
2.1.2. Tình hình giáo dục tiểu học trên địa bàn thị xã Dĩ An..................... 42
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng ...................................................................... 48
2.2.1. Nội dung khảo sát ............................................................................ 48
2.2.2. Công cụ điều tra, khảo sát thực trạng .............................................. 49
2.2.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo ..................................................... 50
2.2.4. Tổ chức điều tra, khảo sát ................................................................ 50
2.2.5. Qui ƣớc thang đo .............................................................................. 53
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục lao động cho học sinh ở trƣờng tiểu học
trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng .................................................... 53
2.3.1. Nhận thức của CBQL và GV về vai trò và mục tiêu giáo dục lao
động cho học sinh ...................................................................................... 53

viii



2.3.2. Thực trạng mức độ thực hiện yêu cầu giáo dục lao động ở trƣờng
TH trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng ........................................ 56
2.3.3. Thực trạng nội dung giáo dục lao động cho học sinh ở trƣờng tiểu
học trên địa bàn thị xã Dĩ An ..................................................................... 57
2.3.4. Thực trạng mức độ và kết quả thực hiện phƣơng pháp giáo dục lao động
cho học sinh ở trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Dĩ An ................................... 68
2.4. Kết quả khảo sát thực trạng về quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học
sinh ở trƣờng TH trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng ........................... 71
2.4.1 Nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục lao
động cho học sinh ở trƣờng TH trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng71
2.4.2. Thực trạng việc lập kế hoạch giáo dục lao động cho học sinh ở
trƣờng TH trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng ............................ 75
2.4.3. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động giáo dục lao động cho học sinh ở
trƣờng TH trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng............................................78
2.4.5. Thực trạng cơng tác kiểm tra các hoạt động giáo dục lao động cho
học sinh ở trƣờng TH trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng ........... 85
2.5. Thực trạng những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục lao
động cho học sinh ở trƣờng TH trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng . 87
2.5.1. Yếu tố thuận lợi ................................................................................ 87
2.5.2. Yếu tố khó khăn ............................................................................... 91
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lao động của
hiệu trƣởng ở trƣờng TH trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng ........... 94
2.6.1. Ƣu điểm............................................................................................ 94
2.6.2. Hạn chế ............................................................................................ 95
Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................. 98
Chƣơng 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LAO ĐỘNG Ở
TRƢỜNG TIỂU HỌC THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƢƠNG ....................... 101
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp ................................................................... 101
3.1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................. 101
3.1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................... 101


ix


3.2. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp........................................................... 102
3.2.1. Đảm bảo tính pháp chế .................................................................. 102
3.2.2. Đảm bảo tính hệ thống - cấu trúc ................................................... 103
3.2.3. Đảm bảo tính thực tiễn ................................................................... 103
3.2.4. Đảm bảo tính khả thi ...................................................................... 103
3.3. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lao động ở trƣờng TH công lập trên
địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng .......................................................... 104
3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học
sinh và cha mẹ học sinh về vai trò quan trọng của hoạt động giáo dục lao
động trong trƣờng tiểu học....................................................................... 104
3.3.2. Biện pháp 2: Đa dạng hóa các phƣơng pháp và hình thức tổ chức các
hoạt động giáo dục lao động cho học sinh. .............................................. 106
3.3.3. Biện pháp 3: Tăng cƣờng chỉ đạo hoạt động giáo dục lao động cho
học sinh .................................................................................................... 107
3.3.4. Biện pháp 4: Thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục lao động
của giáo viên và mức độ tham gia lao động của học sinh ................................ 109
3.3.5. Biện pháp 5: Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong và
ngoài nhà trƣờng để tổ chức hoạt động giáo dục lao động cho học sinh . 110
3.3.6. Biện pháp 6: Tăng cƣờng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học,
phịng thí nghiệm, phòng thực hành ........................................................ 111
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp ............................................................. 113
3.5. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đƣợc đề xuất. 115
3.5.1. Mục đích khảo nghiệm................................................................... 115
3.5.2. Cơng cụ và khách thể khảo sát ....................................................... 115
3.5.3. Quy định các mức độ đánh giá ...................................................... 116
3.5.4. Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất .... 117

Tiểu kết chƣơng 3............................................................................................... 127
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................... 129
1. Kết luận .......................................................................................................... 129
2. Khuyến nghị ................................................................................................... 131

x


2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo............................................................. 131
2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dƣơng ................................. 131
2.3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Dĩ An .................................. 131
2.4. Đối với các trƣờng tiểu học công lập trên địa bàn thị xã Dĩ An ............. 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 134
PHỤ LỤC

xi


DANH MỤC BẢNG
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

TÊN BẢNG
TRANG
Kết quả xếp loại giáo dục cuối năm học 2017-2018
45
Kết quả xếp loại năng lực và phẩm chất
45
Hệ số tin cậy của thang đo
50
Khái quát về đối tƣợng khảo sát chính
51
Quy ƣớc xử lý thơng tin trong phiếu khảo sát
53
Nhận thức của CB, GV về mục tiêu giáo dục lao động ở bậc tiểu học
55
Nhận thức của CB, GV về mức độ thực hiện yêu cầu giáo dục lao
56
động

Mức độ thực hiện giáo dục ý thức lao động cho học sinh
57
Kết quả thực hiện giáo dục ý thức lao động cho học sinh
59
So sánh kết quả thực hiện giáo dục ý thức lao động giữa CB, GV và
60
CMHS
Ý kiến của CB, GV về mức độ thực hiện giáo dục thái độ lao động
61
cho học sinh
Ý kiến của CMHS về mức độ thực hiện giáo dục thái độ lao động
62
cho học sinh
So sánh ý kiến về mức độ thực hiện giáo dục thái độ lao động giữa
63
CB, GV và cha mẹ học sinh
Ý kiến của CB, GV và CMHS về kết quả thực hiện giáo dục thái độ
64
lao động cho học sinh
Ý kiến của CB, GV về mức độ thực hiện giáo dục kĩ năng lao động
65
cho học sinh
Ý kiến của CB, GV về kết quả thực hiện giáo dục kĩ năng lao động
66
cho học sinh
Kết quả thực hiện giáo dục kĩ năng lao động cho học sinh của cha
67
mẹ học sinh
Kết quả thực hiện phƣơng pháp giáo dục lao động cho học sinh của
68

CB, GV
Kết quả thực hiện phƣơng pháp giáo dục lao động cho học sinh của
70
CMHS
Nhận thức của CB, GV về tầm quan trọng của giáo dục lao động
71
cho học sinh
So sánh nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động
73
giáo dục lao động theo các nhóm khách thể
Nhận thức của cha mẹ học sinh về nhận thức tầm quan trọng của
74
giáo dục lao động trong trƣờng TH

xii


23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35


Mức độ thực hiện công tác tổ chức hoạt động giáo dục lao động cho
học sinh của CB, GV
So sánh nhận thức về tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động
giáo dục lao động theo các nhóm khách thể
Mức độ thực hiện công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục lao động cho
học sinh của CB, GV
Mức độ thực hiện công tác kiểm tra hoạt động giáo dục lao động
cho học sinh của CB, GV
Ý kiến của CB, GV về các yếu tổ thuận lợi ảnh hƣởng đến quản lý
hoạt động giáo dục lao động cho học sinh
Ý kiến của CB, GV về các yếu tố khó khăn ảnh hƣởng đến quản lý
hoạt động giáo dục lao động cho học sinh
Mức độ đồng ý của cha mẹ học sinh về việc tham gia các hoạt động
lao động của học sinh tại trƣờng
Qui ƣớc thang đo
Ý kiến của CB, GV về tính cần thiết của biện pháp 1
Ý kiến của CB, GV về tính khả thi của biện pháp 2
Ý kiến của CB, GV về tính cần thiết của biện pháp 4
Ý kiến của CB, GV về tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp 5
Ý kiến của CB, GV về tính khả thi của biện pháp 6

.

xiii

78
81
82
86

88
91
93
116
117
119
121
123
124


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Viết tắt

1

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD&ĐT

2

Bộ Giáo dục Đào tạo - Giáo dục tiểu học

BGDĐT - GDTH


3

Cán bộ

CB

4

Cán bộ quản lý

CBQL

5

Cha mẹ học sinh

CMHS

6

Chỉ thị - Bộ Giáo dục Đào tạo

CT - BGDĐT

7

Cơng nghệ thơng tin

CNTT


8

Cơ sở vật chất

CSVC

9

Đồn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Đồn TNCS HCM

10

Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

Đội TNTP HCM

11

Giáo dục

GD

12

Giáo viên

GV


13

Giáo viên chủ nhiệm

GVCN

14

Hiệu trƣởng

HT

15

Hoạt động



16

Hoạt động giáo dục

HĐGD

17

Học sinh

HS


18

Kinh tế - Xã hội - Quốc phòng an ninh

KT - XH - QPAN

19

Nhà giáo Việt Nam

NGVN

20

Nhân viên

NV

21

Ngoài giờ lên lớp

NGLL

22

Phƣơng pháp giáo dục

PPGD


23

Quản lý

QL

24

Quản lý giáo dục

QLGD

25

Thông tƣ - Bộ Giáo dục Đào tạo

TT - BGDĐT

26

Ủy ban nhân dân

UBND

27

Văn bản hợp nhất - Bộ Giáo dục Đào tạo

VBHN - BGDĐT


xiv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục lao động là một trong các nguyên tắc giáo dục có ý nghĩa quan
trọng trong việc hình thành nhân cách ngƣời học. Vấn đề giáo dục nhân cách,
hình thành các kỹ năng sống luôn là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với nhà
trƣờng phổ thơng. Do đó các trƣờng dù ở cấp học nào cũng cần xác định rõ mục
tiêu của giáo dục học sinh qua lao động và coi đây là yếu tố khơng thể thiếu đƣợc
trong hành trình đƣa các em trở thành con ngƣời hữu ích cho xã hội. Điều 3 –
Luật giáo dục 2005, sửa đổi 2009 đã nêu: “Hoạt động giáo dục phải thực hiện
theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý
luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo
dục xã hội”. Tổ chức hoạt động giáo dục lao động trong nhà trƣờng phổ thông là
thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng. Đây là nguyên lý giáo dục quan trọng
của Đảng, là kim chỉ nam hƣớng dẫn toàn bộ hoạt động giáo dục trong nhà
trƣờng. Tổ chức văn hóa - khoa học - giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) đã
khẳng định 4 trụ cột của việc học là: Học để biết, học để làm, học để chung sống,
học để làm ngƣời. Điều 27 - Luật giáo dục nêu mục tiêu của giáo dục phổ thông
là giúp học sinh phát triển toàn diện về mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và
các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam Xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tƣ cách về chất lƣợng công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục
học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc”…
“Giáo dục tiểu học nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng
đắn và lâu dài về mặt đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học
sinh tiếp tục học THCS”.
Thực tế hiện nay, hoạt động lao động của học sinh trong trƣờng học
dƣờng nhƣ đã bị bỏ qua, những hoạt động đó dần đƣợc “dịch vụ hóa”. Nhiều
trƣờng lấy lý do lao động tốn thời gian, đi thêm buổi, ít nhiều ảnh hƣởng đến việc

học tập của các em nên đã thay bằng hình thức thu tiền lao động theo từng học
kỳ. Chính vì vậy mà học sinh hiện nay rất ít đƣợc tham gia lao động. Thị xã Dĩ
An cũng không ngoại lệ. Đa số các trƣờng tiểu học trên địa bàn hiện nay đều tổ

1


chức bán trú cho học sinh: Buổi sáng các em học chính khóa, buổi chiều học linh
hoạt (theo trình độ học sinh). Do đó hầu hết thời gian của các em là học, hầu nhƣ
khơng có thời gian lao động. Có chăng chỉ là quét, lau lớp vào giờ trƣa. Thậm chí
GVCN cịn th phục vụ trong trƣờng để vệ sinh lớp vào mỗi buổi chiều. Nhiều
em còn đƣợc ba mẹ cho đi học thêm vào buổi tối. Do vậy hầu hết các em bị tách
biệt khỏi môi trƣờng lao động. Hoạt động giáo dục lao động và việc quản lý hoạt
động giáo dục lao động dƣờng nhƣ bị bỏ quên. Trong khi đó, giáo dục lao động
là một phần quan trọng trong giáo dục đạo đức, giáo dục nhân cách học sinh.
Đồng thời thông qua lao động giúp các em thấu hiểu đƣợc một phần giá trị của
lao động và nỗi vất vả của ngƣời lao động. Giáo dục thông qua lao động là việc
làm quan trọng trong giáo dục phát triển tồn diện, nhằm hình thành ở các em
những phẩm chất của ngƣời lao động mới: Yêu lao động, quý trọng ngƣời lao
động, giúp các em có đƣợc các kỹ năng lao động phục vụ cho sinh hoạt và chuẩn
bị cho học sinh các kỹ năng lao động cần thiết trong tƣơng lai. Giáo dục lao động
là cần phải hình thành cho các em ý thức, thái độ, kỹ năng và phƣơng pháp lao
động. Đây không phải là nhiệm vụ của cá nhân ngƣời giáo viên mà là trách
nhiệm của những ngƣời quản lý, nhất là HT nhà trƣờng. Hoạt động giáo dục lao
động chỉ đạt đƣợc hiệu quả khi HT có phƣơng pháp quản lý hoạt động lao động
một cách khoa học. Tuy nhiên, hoạt động giáo dục lao động cũng nhƣ quản lý
hoạt động giáo dục lao động ở các trƣờng tiểu học thị xã Dĩ An chƣa đƣợc quan
tâm đúng mức. Cần có nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục lao
động và quản lý hoạt động giáo dục lao động ở các trƣờng tiểu học tại địa
phƣơng một cách cụ thể, khách quan. Cần tìm ra biện pháp quản lý để giáo viên

giáo dục lao động cho học sinh một cách hiệu quả. Với những lý do trên, chúng
tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục lao động ở trƣờng
tiểu học trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục lao động ở trƣờng tiểu
học, đề tài khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lao động ở các trƣờng
tiểu học trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng. Từ đó đề ra biện pháp quản

2


lý hoạt động giáo dục lao động nhằm giúp hoạt động giáo dục lao động tốt hơn,
góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện cho học sinh.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học
sinh ở trƣờng tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học
sinh ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng.
4. Giả thuyết khoa học
Giáo dục lao động là một trong các nội dung giáo dục của nhà trƣờng tiểu
học. Hiện nay, hầu hết các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dƣơng nhận thức đƣợc tầm quan trọng của giáo dục lao động trong việc hình
thành và phát triển nhân cách học sinh nhƣng việc quản lý hoạt động giáo dục lao
động chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Nếu đánh giá đúng thực trạng hoạt động
giáo dục lao động và quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học sinh các
trƣờng tiểu học ở địa phƣơng thì đề tài có thể đề xuất đƣợc những biện pháp cần
thiết và khả thi, góp phần nâng cao đƣợc chất lƣợng hoạt động giáo dục lao động
nói riêng và chất lƣợng giáo dục nói chung ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lý hoạt động giáo dục lao động ở các
trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng.
5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục lao động và quản lý hoạt
động giáo dục lao động tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh
Bình Dƣơng.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lao động trong các
trƣờng tiểu học của thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung

3


Đề tài phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lao động tại các
trƣờng tiểu học công lập trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng, dƣới sự
điều hành, lãnh đạo của hiệu trƣởng nhà trƣờng.
6.2. Về đối tượng khảo sát
Đề tài khảo sát CBQL, GV của 6 trƣờng tiểu học công lập trên địa bàn thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng; phỏng vấn một số CBQL tại các trƣờng nói trên để
tìm hiểu thực trạng hoạt động giáo dục lao động cho học sinh và quản lý hoạt
động giáo dục lao động cho học sinh trƣờng tiểu học công lập trên địa bàn thị xã
Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng.
6.3. Về thời gian
Đề tài khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học
sinh ở các trƣờng tiểu học từ năm học 2017 - 2018 đến năm học 2018 - 2019.
7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Quan điểm hệ thống - cấu trúc nghiên cứu hiện tƣợng một cách toàn diện,
trên nhiều mặt, dựa vào việc phân tích đối tƣợng thành các bộ phận. Xác định

mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố của hệ thống để tìm quy luật phát triển. Qua
cách tiếp cận quan điểm này, ngƣời nghiên cứu tìm hiểu cơng tác quản lý hoạt
động giáo dục lao động cho học sinh trong mối quan hệ với quản lý các hoạt
động giáo dục khác của nhà trƣờng. Thông qua việc nghiên cứu, quan điểm hệ
thống - cấu trúc giúp ngƣời nghiên cứu tìm hiểu chính xác thực trạng công tác
quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học sinh ở các tiểu học trên địa bàn thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng.
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Quan điểm lịch sử - logic trong đề tài là xem xét và phân tích, đánh giá
các hoạt động giáo dục lao động và quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học
sinh ở các tiểu học trên địa bàn Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng trong điều kiện
giáo dục cụ thể của đất nƣớc và của địa phƣơng, với những ƣu điểm cần phát huy
và tồn tại cần khắc phục. Quan điểm này giúp ngƣời nghiên cứu xác định phạm

4


vi khơng gian, thời gian và điều kiện hồn cảnh cụ thể, để điều tra thu thập số
liệu chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày cơng trình nghiên
cứu theo một trình tự hợp lý.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học sinh ở
các trƣờng TH ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng xuất phát từ thực tiễn của công
tác quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học sinh TH trên địa bàn thị xã Dĩ
An, phân tích nguyên nhân của ƣu nhƣợc điểm, tìm ra những tồn tại, khó khăn
trong cơng tác quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học sinh ở địa phƣơng.
Từ đó đề xuất các biện pháp cụ thể, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt
động giáo dục lao động cho học sinh phù hợp với thực tiễn.
7.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phƣơng pháp này dùng để phân tích và tổng hợp sách báo và các cơng
trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; phân loại và hệ thống hố những nội dung
lý luận nói trên làm cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học
sinh ở trƣờng tiểu học.
7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để đánh giá khách quan về thực trạng hoạt động giáo dục lao động và
quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học sinh ở các trƣờng tiểu học trên địa
bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng, chúng tơi sử dụng phối hợp các phƣơng pháp
sau đây:
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Điều tra giáo dục là phƣơng pháp khảo sát một số lƣợng lớn các đối tƣợng
nghiên cứu ở một hay nhiều khu vực, vào một hay nhiều thời điểm nhằm thu thập
số liệu phục vụ cho mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích: thu thập các thơng tin về hoạt động giáo dục lao động và quản
lý hoạt động giáo dục lao động cho học sinh ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng. Chúng tơi cũng dùng phƣơng pháp này để khảo
nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lao

5


động cho học sinh ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dƣơng mà đề tài đề xuất.
Nội dung: khảo sát nhận thức của CBQL và GV về giáo dục lao động và
quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học sinh. Đề tài tập trung hỏi ý kiến
CBQL và GV về thực trạng giáo dục lao động và quản lý hoạt động giáo dục lao
động cho học sinh ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dƣơng.
Cách tiến hành: Xây dựng 2 phiếu khảo sát gồm:
Phiếu 1: Dành cho cán bộ quản lý (Hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng, tổ

trƣởng chun mơn) của 6 trƣờng nghiên cứu nhằm tìm hiểu về công tác quản lý
hoạt động giáo dục lao động cho học sinh.
Phiếu 2: Dành cho giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh các lớp ở 5
khối của trƣờng nghiên cứu về công tác giáo dục lao động cho học sinh.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phƣơng pháp phỏng vấn là phƣơng pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở
q trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra. Trong cuộc phỏng
vấn, ngƣời phỏng vấn nêu những câu hỏi theo một chƣơng trình đƣợc định sẵn.
Mục đích: Nhằm khẳng định những vấn đề đƣợc trả lời trong phiếu điều
tra và thu thập thêm thông tin thực tiễn liên quan đến đề tài nghiên cứu mà chƣa
đƣợc trả lời rõ ràng trong số liệu điều tra viết đồng thời đây cũng là phƣơng pháp
hỗ trợ cho các phƣơng pháp khác.
Nội dung: Thực trạng hoạt động giáo dục lao động cho học sinh và công
tác quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học sinh của Hiệu trƣởng ở các
trƣờng TH trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng.
Cách tiến hành: Chúng tôi tiến hành chọn mẫu và phỏng vấn sâu một số
cán bộ quản lý và giáo viên ở các trƣờng TH trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
Dƣơng.
7.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động là phƣơng pháp mà nhà
nghiên cứu sẽ thông qua các sản phẩm mà đối tƣợng đƣợc nghiên cứu (học sinh,

6


giáo viên, cán bộ quản lý,…) tạo ra nhƣ bài làm, bài chấm vở ghi, bài soạn, sổ
sách, nhật ký, các sáng tạo văn học nghệ thuật, sản phẩm lao động, sản phẩm
quản lý… để tìm hiểu thực trạng hoạt động lao động, giáo dục lao động và quản
lý hoạt động giáo dục lao động cho học sinh.
Mục đích: Thu thập thơng tin về q trình giáo dục lao động và quản lý

hoạt động giáo dục lao động tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Dĩ An,
tỉnh Bình Dƣơng.
Nội dung và cách thức tiến hành: Thu thập thông tin từ các sản phẩm hoạt
động trong giáo dục lao động và quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học
sinh tại các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dƣơng nhƣ: các
bản kế hoạch, giáo án, báo cáo sơ kết, tổng kết có liên quan đến nội dung giáo
dục lao động cho học sinh.
7.2.2.4. Phương pháp quan sát
Mục đích: ghi nhận và thu thập những thơng tin thực tiễn có giá trị phục
vụ cho việc đánh giá thực trạng và bổ sung cho kết quả nghiên cứu.
Nội dung: phƣơng pháp này đƣợc thực hiện thông qua quan sát nề nếp vệ
sinh lớp học, chăm sóc cây xanh trong lớp, khn viên trƣờng, các hoạt động
ngoại khóa, nhằm thu thập thơng tin về hoạt động giáo dục lao động và quản lý
hoạt động giáo dục lao động ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh
Bình Dƣơng.
Thời gian: Quan sát giờ ra chơi, các buổi ngoại khóa, khn viên trƣờng.
Địa điểm: 6 trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Dĩ An.
7.2.3. Nhóm phương pháp xử lý thơng tin
+ Đối với dữ liệu định lƣợng: sử dụng phần mềm SPSS để phân tích
những dữ liệu thu thập đƣợc phục vụ cho công tác nghiên cứu.
+ Đối với dữ liệu định tính: các cuộc phỏng vấn sẽ đƣợc phân tích bằng
phƣơng pháp trích lọc nội dung theo từng phần nghiên cứu. Các nội dung này
đƣợc sử dụng phối hợp với dữ liệu định lƣợng để làm rõ hơn thực trạng nghiên
cứu.

7


8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận: Đề tài góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về công tác quản lý

hoạt động giáo dục lao động cho học sinh ở các trƣờng TH.
Về thực tiễn: Nhận xét, đánh giá đúng thực trạng hoạt động giáo dục lao
động cho học sinh ở các trƣờng TH và quản lý hoạt động giáo dục lao động cho
học sinh ở các trƣờng TH trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng, từ đó đề
xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học sinh ở các
trƣờng TH có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục tồn diện
của nhà trƣờng.
9. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm:
- Mở đầu: Đề cập những vấn đề chung của đề tài
- Nội dung: Gồm 3 chƣơng
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học
sinh ở trƣờng tiểu học.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học sinh ở
trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục lao động cho học sinh ở
trƣờng tiểu học trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng.
- Kết luận, kiến nghị
- Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

8


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LU N VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC LAO ĐỘNG
CHO HỌC SINH Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC
1.1. Khái quát về lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi
Theo Đêmơcơrit (460 - 370 TCN), nhà duy vật kiệt sức của Hy Lạp cổ đại,
trong giáo dục, ông coi trọng giáo dục lao động và là ngƣời đầu tiên đề xuất

nguyên tắc kết hợp giáo dục với lao động và cuộc sống sinh hoạt của trẻ (Nguyễn
Văn Hộ, 2007).
Theo Rabolen (1494 - 1553), nhà tƣ tƣởng giáo dục thời kỳ Phục hƣng và
là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa nhân đạo Pháp thì giáo dục phải bao hàm cả
“Trí dục, Đức dục, Thể dục, Mỹ dục” và ơng đã có sáng kiến tổ chức các hình
thức giáo dục nhƣ việc học tập ở lớp, ở nhà, ngồi ra cịn có các buổi tham quan
ở xƣởng thợ, các cửa hàng, với các nhà văn, các nghệ sĩ, đặc biệt là mỗi tháng 1
lần thầy, cơ và học trị về sống ở nơng thơn một ngày (Trần Văn Tuấn, 2016).
Trong những năm gần đây, giáo dục ở các nƣớc đã bắt đầu quan tâm đến
việc tổ chức các hoạt động giáo dục lao động cho học sinh. Đặc biệt là giáo dục ở
bậc tiểu học. Hiện nay, Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới giáo dục lao động để thế
hệ mầm non tƣơng lai có thể phát triển toàn diện. Ngay từ bậc tiểu học, học sinh
Nhật Bản đã đƣợc giáo dục lao động một cách rất kỹ lƣỡng. Sau giờ học, các em
dù là học sinh lớp 1, thƣờng đƣợc phân công thành từng nhóm để trực nhật. Các
em sẽ tự lau bàn, lau sàn lớp học, tham gia vệ sinh toàn trƣờng vào ngày qui
định. Ở Nhật Bản, các trƣờng còn tổ chức các hoạt động lao động giữa các giờ
học. Cụ thể nhƣ: Sau giờ học sáng, trƣớc khi ăn trƣa, học sinh làm vệ sinh lớp
học, nhặt rác, lau chùi bàn ghế...Cuối ngày học, học sinh có một giờ tham gia các
câu lạc bộ thể thao, nghệ thuật. Bên cạnh đó, hàng tuần, các em sẽ vệ sinh, quét
dọn trạm dừng xe buýt gần trƣờng. Trong bữa ăn hàng ngày, các em biết cách
thay nhau chia thức ăn và tự thu dọn sau khi ăn xong. Các lễ hội cổ truyền của
Nhật Bản và trên thế giới, ngày hội thể thao, liên hoan văn nghệ và các buổi dã

9


×