Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

Quản lý thiết bị công nghệ thông tin ở các trường trung học cơ sở trên địa bàn thị xã dĩ an, tỉnh bình dương theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.82 MB, 163 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRẦN VĨNH LIÊM

QUẢN LÝ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN,
TỈNH BÌNH DƯƠNG THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LU N V N THẠC S

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8140114

BÌNH DƯƠNG - 2019


UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

TRẦN VĨNH LIÊM

QUẢN LÝ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ DĨ AN,
TỈNH BÌNH DƯƠNG THEO YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LU N V N THẠC S

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC


MÃ SỐ: 8140114

NGƯỜI HƯỚNG D N

HOA HỌC

TS. VŨ THỊ THU HUYỀN

BÌNH DƯƠNG - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Dĩ An, ngày 16 tháng 10 năm 2019
Tác giả luận văn

Trần Vĩnh Liêm


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Thủ Dầu Một - Bình Dương
- Phòng Sau đại học và các Phòng Ban Trường Đại học Thủ Dầu Một
- Bình Dương
- Ban giám hiệu, quý thầy cô, nhân viên và học sinh các trường
THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An - Bình Dương

- Quý Thầy/Cô, các đồng nghiệp, bạn bè.
- Đặc biệt, trân trọng cám ơn TS. Vũ Thị Thu Huyền đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn
này.
Tác giả luận văn

Trần Vĩnh Liêm


TÓM TẮT
Thiết bị CNTT là một trong những phương tiện dạy học không thể thiếu trong điều
kiện khoa học phát triển như hiện nay, đòi hỏi chất lượng giáo dục phải đáp ứng với nhu
cầu của sự phát triển kinh tế xã hội. Trong thời gian qua, các trường THCS tại thị xã Dĩ
An, tỉnh Bình Dương đã được cấp trên quan tâm và trang bị trang bị các thiết bị CNTT
cho các trường THCS để phục vụ cho công tác giảng dạy. Tuy nhiên, trong quá trình khai
thác, sử dụng cịn gặp nhiều khó khăn nên hiệu quả khai thác sử dụng thiết bị CNTT chưa
cao.
Qua luận văn này góp phần làm rõ cơ sở lý luận của thiết bị CNTT và quản lý thiết
bị CNTT ở các trường THCS như: tầm quan trọng của thiết bị CNTT, yêu cầu, đặc điểm,
phân loại, nguyên tắc sử dụng thiết bị CNTT, nguyên tắc quản lý thiết bị CNTT. Nghiên
cứu quản lý thiết bị CNTT gồm: lập kế hoạch, tổ chức việc thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra
quản lý thiết bị CNTT.
Từ nghiên cứu lý luận và kết quả đánh giá thực trạng thiết bị CNTT và quản lý
thiết bị CNTT ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương theo yêu
cầu đổi mới giáo dục giai đoạn hiện nay. Tác giả đã đề xuất 5 biện pháp nâng cao hiệu
quả quản lý thiết bị CNTT, đó là: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV trong công tác
quản lý thiết bị CNTT; Xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng và bảo quản thiết bị CNTT
theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông; Tăng cường tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế
hoạch khai thác sử dụng và bảo quản thiết bị CNTT theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá khai thác sử dụng và bảo quản thiết bị

CNTT theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng; Tăng cường cơng tác xã hội hóa trong
trang bị thiết bị CNTT.
Với các biện pháp được đề xuất như trên góp phần khắc phục những mặt yếu và
phát huy những mặt mạnh của các trường hiện nay. Qua đó giúp các trường nắm chắc
được các biện pháp cần phải thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị CNTT ở
các trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong thời gian tới.


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

18
19
20
21
22
23
24
25

Chữ viết tắt
BĐD CMHS
BGH
CBGVNV
CBQL
CMHS
CNTT
CSVC
ĐG
ĐLC
ĐTB
GD&ĐT
GV
HS
LLGD
NV
NVTB
PPCT
PPDH
QLGD
TBDH

TH
THCS
TTCM
UBND
XHH

Nội dung
Ban đại diện cha mẹ học sinh
Ban giám hiệu
Cán bộ giáo viên nhân viên
Cán bộ quản lý
Cha mẹ học sinh
Công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất
Đánh giá
Độ lệch chuẩn
Điểm trung bình
Giáo dục và đào tạo
Giáo viên
Học sinh
Lực lượng giáo dục
Nhân viên
Nhân viên thiết bị
Phân phối chương trình
Phương pháp dạy học
Quản lý giáo dục
Thiết bị dạy học
Thứ hạng
Trung học cơ sở
Tổ trưởng chuyên mơn

Ủy ban nhân dân
Xã hội hóa


DANH MỤC BẢNG, MƠ HÌNH, BIỂU MẪU
Tên bảng, mơ hình, biểu mẫu

STT

Trang

1

Bảng 2.1. Thống kê học lực học sinh

34

2

Bảng 2.2. Thống kê hạnh kiểm học sinh

35

3

Bảng 2.3. Thống kê học sinh tốt nghiệp THCS

35

4


Bảng 2.4. Mô tả mẫu khảo sát thực trạng

36

5

Bảng 2.5. Thông tin cá nhân CBQL, GV của mẫu khảo sát

37

6

Bảng 2.6. Thông tin cá nhân về HS của mẫu khảo sát

39

7
8
9
10
11
12
13
14
15

16

Bảng 2.7. Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả sử dụng thiết bị CNTT tại

các trường THCS do CBQL và GV đánh giá
Bảng 2.8. Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả sử dụng thiết bị CNTT tại
các trường THCS do HS đánh giá
Bảng 2.9. Mức độ thực hiện thiết bị CNTT trong những giờ học ở các
trường THCS của CBQL và GV
Bảng 2.10. Mức độ thực hiện thiết bị CNTT trong những giờ học ở các
trường THCS của HS
Bảng 2.11. Hình thức thực hiện thiết bị CNTT trong dạy - học của CBQL,
GV
Bảng 2.12. Hình thức thực hiện thiết bị CNTT trong dạy - học của HS đánh
giá
Bảng 2.13. Mức độ ảnh hưởng hiệu quả tiết dạy khi thực hiện thiết bị
CNTT trong dạy - học do CBQL và GV đánh giá
Bảng 2.14. Mức độ ảnh hưởng hiệu quả tiết dạy khi thực hiện thiết bị
CNTT trong dạy - học do HS đánh giá

Bảng 2.15. Công tác tập huấn chuyên môn cho nhân viên phụ trách
thiết bị ở trường THCS
Bảng 2.16. Mức độ lập kế hoạch quản lý thiết bị CNTT ở trường THCS

42
44
45
46
47
48
49
51
54


57


17

Bảng 2.17. Mức độ tổ chức quản lý thiết bị CNTT ở trường THCS

59

18

Bảng 2.18. Mức độ chỉ đạo quản lý thiết bị CNTT ở trường THCS

61

19

Bảng 2.19. Mức độ kiểm tra giám sát quản lý thiết bị CNTT ở trường
THCS

63

20

Bảng 2.20. Đánh giá mức ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan

65

21


Bảng 2.21. Đánh giá mức ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan

67

22

Bảng 3.1. Bảng quy ước đánh giá tính cần thiết và tính khả thi

85

23

Bảng 3.2 Tính cần thiết và khả thi của biện pháp 1

87

24

Bảng 3.3 Tính cần thiết và khả thi của biện pháp 2

89

25

Bảng 3.4 Tính cần thiết và khả thi của biện pháp 3

90

26


Bảng 3.5 Tính cần thiết và khả thi của biện pháp 4

92

27

Bảng 3.6 Tính cần thiết và khả thi của biện pháp 5

94


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT

Tên biểu đồ

Trang

1

Biểu đồ 2.1: Mức độ đáp ứng thiết bị CNTT của CBQL, GV đánh
giá

43

2

Biểu đồ 2.2: Mức độ đáp ứng thiết bị CNTT của HS đánh giá


43

3

Biểu đồ 2.3. Viên chức phụ trách thiết bị ở trường THCS tại thị xã
Dĩ An

55

4

Biểu đồ 2.4. Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả sử dụng thiết bị
CNTT tại các trường THCS hiện nay

57

5

Biểu đồ 2.5. Mức độ quan trọng của thiết bị CNTT đối với chất
lượng dạy - dạy

58


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về lý luận
Đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề quan trọng trong việc quyết định
chất lượng giáo dục của mỗi quốc gia trong xu hướng phát triển chung của thế giới. Hiện
nay các quốc gia trên thế giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục và

đào tạo với nhiều mơ hình, biện pháp khác nhau nhằm mở rộng quy mơ, nâng cao tính tích
cực trong dạy và học một cách tồn diện. Để làm tốt cơng tác này thì chúng ta cần phải
nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan trong quản lý, trong đó thiết bị dạy học là
một thành tố quan trọng.
Cùng với cơ sở vật chất nhà trường, thiết bị dạy học (TBDH) nói chung và thiết bị
cơng nghệ thơng tin (CNTT) nói riêng là một trong những điều kiện góp phần quyết định
sự thành cơng của đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, việc sử dụng thiết bị dạy học
hiệu quả sẽ tránh được tình trạng truyền thụ kiến thức một chiều, tạo động lực khuyến
khích tư duy sáng tạo của đội ngũ giáo viên (GV) và học sinh (HS), bồi dưỡng năng lực tự
học, phát triển năng lực thực hành, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ
nhàng và hấp dẫn hơn với các mơn học qua đó thực hiện mục đích giáo dục: “Phát triển
giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”(Đảng Cộng sản
Việt Nam, 1993).
Thiết bị CNTT là công cụ hỗ trợ hiệu quả hoạt động dạy học, làm cho tiết học trở
nên sinh động, dễ hiểu. Lý thuyết được kết hợp với dụng cụ trực quan sinh động sẽ giúp
cho học sinh khắc sâu kiến thức hơn.
Trước đây, việc sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy của giáo viên
còn nhiều hạn chế, chủ yếu là dạy lý thuyết, ít quan tâm đến vấn đề thực hành, sử dụng các
thiết bị dạy học cũ, lạc hậu. Ngày nay, trong đổi mới giáo dục và đào tạo, vấn đề đổi mới
phương pháp dạy học có vị trí đặc biệt quan trọng, giáo viên (GV), học sinh (HS) có nhiều
cơ hội và điều kiện tiếp cận với các thiết bị dạy học hiện đại, khai thác những thiết bị có
tính ứng dụng cao giúp nhà trường nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy và học đáp ứng
với yêu cầu đổi mới hiện nay theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013
“Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,

1


hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế” (Ban chấp hành Trung ương Đảng, 2013) đã đề ra.

Thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới
chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày
21/11/2017 của Quốc hội điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo
dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13; quán triệt Chỉ thị số 16/CT-TTg
ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chương
trình giáo dục phổ thơng mới kèm theo Thơng tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018
cịn gọi là Chương trình giáo dục phổ thơng 2018. (BGDĐT, 2019)
Để chuẩn bị cho việc thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 địi hỏi
các cấp học cần thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp như công tác tuyên truyền đến tất
cả CB.GV.CNV; công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên và đặc biệt trong đó có
cơng tác sắp xếp phịng học, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học để
phục vụ cho cơng tác giảng dạy chương trình mới. Do đó, trong các giải pháp để chuẩn bị
cho việc thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 thì trang thiết bị phục vụ
cho cơng tác giảng dạy đóng một vai trị khơng nhỏ trong q trình thực hiện Chương trình
giáo dục phổ thơng 2018.
1.2. Về thực tiễn
Thiết bị CNTT là một trong những thành tố cơ bản của quá trình dạy học, giúp cho
việc dạy học trở nên hiệu quả hơn, cung cấp điều kiện vật chất để quá trình dạy học diễn ra
thuận lợi nhằm đạt được mục đích giáo dục.
Trong vai trị quản lý nhà trường trung học cơ sở, hiệu trưởng phải thể hiện tốt vai
trị quản lý của mình và thực hiện tốt các chức năng trong quản lý nhằm giúp cho nhà
trường đạt được các mục tiêu đề ra.
Cùng với sự phát triển và đổi mới công tác giáo dục và đào tạo của tỉnh Bình
Dương nói chung và của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thị xã Dĩ An nói riêng, các
trường Trung học cơ sở (THCS) trong địa bàn đã có nhiều cố gắng trong quản lý thiết bị
dạy học. Đồng thời, lãnh đạo ngành GD&ĐT đã quan tâm đến công tác đầu tư cho thiết bị
dạy học ở các trường, thực hiện chủ trương đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc
biệt, Lãnh đạo địa phương rất quan tâm đến việc sửa chữa, bổ sung mới các thiết bị cần


2


thiết trong danh mục đồ dùng dạy học cho các trường THCS, tạo điều kiện cho các nhà
trường thuận lợi hơn trong quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục.
Bên cạnh những mặt tích cực cũng cịn một số hạn chế trong quản lý và bảo quản
thiết bị dạy học ở các trường THCS trên địa bàn Dĩ An như: Một số GV chưa nhận thức
đầy đủ về tính hiệu quả của việc sử dụng thiết bị dạy học. Mặc khác, số lượng học sinh
tăng hàng năm với số lượng lớn, các trường không đủ cơ sở vật chất về phịng học để đáp
ứng, vì vậy, một số trường đã dùng phịng bộ mơn kể cả phịng thiết bị để làm phịng học
nên cơng tác bảo quản thiết bị dạy học chưa đảm bảo yêu cầu, các thiết bị dạy học khơng
sử dụng đúng theo qui định. Từ đó, nhận thức của một số CBQL, GV không thấy hết được
tầm quan trọng của thiết bị dạy học dẫn đến một số thiết bị dạy học được cấp phát về
nhưng khơng biết sử dụng, khai thác khơng hiệu quả.
Ngồi ra, chúng ta đang sống trong môi trường kỷ nguyên số (công nghiệp 4.0),
chúng ta được hỗ trợ bởi các công nghệ hiện đại của ngành khoa học, tốc độ thay đổi công
nghệ rất nhanh, công nghệ đang đưa ra những thay đổi ồ ạt trong nhiều lĩnh vực khác nhau
của nền kinh tế thị trường kể cả trong quản lý GD&ĐT, điều này có tác động mạnh mẽ
đến việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh. Nhà trường cần xây dựng
cho mình kế hoạch quản lý các mặt hoạt động của nhà trường theo hướng hiện đại dựa trên
nền kỷ ngun số, cơng nghệ cao.
Vì thế, GV và người quản lý đang đối mặt với nhiều thách thức to lớn là phải thay
đổi. Chúng ta làm thế nào có thể đảm bảo rằng chúng ta đang phát triển và chúng ta nên
tiếp tục bảo vệ điều gì trong các phương pháp dạy học của chúng ta và điều gì là cần thiết
phải thay đổi.
Với những lý do trên, chúng tôi cho rằng việc đổi mới phương pháp, hình thức, nội
dung dạy học ở các trường THCS để nâng cao chất lượng giáo dục cần phải đi đôi với việc
đổi mới quản lý thiết bị CNTT, tăng cường công tác quản lý, đưa việc sử dụng vào mục
tiêu quản lý của nhà trường trong công tác đổi mới giáo dục hiện nay đáp ứng đòi hỏi
trước mắt và lâu dài của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước và hội nhập

quốc tế.
Với mong muốn đóng góp cho sự phát triển giáo dục của địa phương, chúng tôi đã
chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý thiết bị công nghệ thông tin ở các trường trung học
cơ sở trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Quản lý

3


giáo dục nhằm phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao
chất lượng dạy học đáp ứng với yêu cần đổi mới hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS, xác định thực
trạng quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS cơng lập trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh
Bình Dương, đề xuất biện pháp quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS công lập trên
địa bàn nhằm phục vụ tốt hơn công tác dạy và học tại các trường này.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý cơ sở vật chất ở các trường THCS
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS trên địa bàn địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh
Bình Dương
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS.
4.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS công lập
trên địa bàn địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
4.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS trên địa bàn
thị xã Dĩ An theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông giai đoạn hiện nay.
5. Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS công lập trên địa bàn thị xã Dĩ

An, tỉnh Bình Dương được thực hiện trên cơ sở các quy định của nhà nước và ngành giáo
dục theo các nội dung quản lý về lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá trang bị,
sử dụng, bảo quản thiết bị CNTT và đã đạt được những kết quả trong hoạt động dạy và
học. Tuy nhiên, công tác này còn các hạn chế và bất cập dẫn đến hiệu quả quản lý thiết bị
CNTT còn thấp. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý có tính cần thiết và khả thi trong
việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá trang bị, sử dụng, bảo quản thiết bị
CNTT thì sẽ đảm bảo hiệu quả quản lý thiết bị CNTT ở trường THCS công lập trên địa
bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý
thiết bị CNTT phục vụ hoạt động dạy học ở các trường THCS công lập trên địa bàn thị xã

4


Dĩ An, tỉnh Bình Dương với các chủ thể quản lý trường THCS công lập.
6.2. Về địa bàn khảo sát: Số trường khảo sát là 4/9 trường THCS công lập hiện đang
hoạt động trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
6.3. Về thời gian: Đề tài khảo sát thực trạng quản lý CSVC trong thời gian từ tháng
9/2017 đến nay và sử dụng số liệu trong hai (2) năm học 2016-2017 và 2017-2018
6.4. Đối tượng khảo sát: Mỗi trường khảo sát: 01 Hiệu trưởng, 02 Phó Hiệu trưởng, 8 tổ
trưởng chuyên môn, 01 giáo viên phụ trách thiết bị dạy học, 35 giáo viên, 30 học sinh = 77
người x 4 trường = 308 người
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống - cấu trúc
Đề tài nghiên cứu cơ sở pháp lý và cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng, từ
đó đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị CNTT ở trường THCS
công lập trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện
nay trong mối quan hệ với yếu tố pháp luật, kinh tế, văn hố - xã hội, mơi trường, quản lý

của nhà nước. Vì thế nghiên cứu sẽ đi xem xét hoạt động quản lý thiết bị CNTT ở trường
THCS công lập trong mối quan hệ tổng thể, xét theo các chức năng quản lý gồm Chức
năng kế hoạch hóa; Chức năng tổ chức; Chức năng chỉ đạo; và chức năng kiểm tra.
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Tiếp cận quan điểm lịch sử- logic trong đề tài là xem xét và phân tích, đánh giá
thiết bị CNTT và quản lý thiết bị CNTT ở trường THCS trong điều kiện giáo dục cụ thể
của đất nước và của địa phương, với những ưu điểm cần phát huy và tồn tại cần khắc phục.
Nghiên cứu xác định phạm vi khơng gian, thời gian và điều kiện hồn cảnh cụ thể, từng
giai đoạn phát triển của nền giáo dục thế giới và của Việt Nam để điều tra thu thập số liệu
chính xác, đúng với mục đích nghiên cứu đề tài, trình bày tuần tự một cách phù hợp và
chặt chẽ, đảm bảo tính logic và khoa học.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn đòi hỏi việc nghiên cứu đề tài dựa vào các hoạt động thực tiễn
của GV khi vận dụng thiết bị CNTT và quá trình giảng dạy cho HS trường THCS và quản
lý thiết bị CNTT ở các trường THCS theo yêu cầu đổi mới hiện nay chưa mang lại được
hiệu quả như mong muốn. Xuất phát từ thực tiễn trên đòi hỏi người nghiên cứu nhận thấy
được những khó khăn và thuận lợi trong quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS theo

5


yêu cầu đổi mới hiện nay. Do đó, thực hiện nghiên cứu đề tài trên là xuất phát từ thực
trạng thiết bị CNTT và quản lý thiết bị công nghệ thông tin ở các trường THCS trên địa
bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thơng giai đoạn
hiện nay. Từ đó, người nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả của việc
quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS công lập.
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Mục đích: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái qt hóa các tài liệu lý luận về
thiết bị, thiết bị CNTT, quản lý thiết bị CNTT để xây dựng khung lý thuyết của đề tài

- Công cụ: Nghiên cứu các văn bản, nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước
các tài liệu, các bài báo, luận văn của các tác giả có liên quan đến quản lý thiết bị CNTT ở
các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương theo u cầu đổi mới giáo
dục phổ thơng giai đoạn hiện nay.
7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích:Thu thập thơng tin về thực trạng và biện pháp quản lý thiết bị CNTT ở
các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương theo yêu cầu đổi mới giáo
dục phổ thông giai đoạn hiện nay; khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị CNTT.
- Cơng cụ: gồm 2 bộ phiếu thăm dị ý kiến, phần I của phụ lục 1 khảo sát thực trạng
thiết bị CNTT ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương theo yêu
cầu đổi mới giáo dục phổ thông giai đoạn hiện nay, phần II khảo sát thực trạng quản lý
thiết bị CNTT ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương theo yêu
cầu đổi mới giáo dục phổ thông giai đoạn hiện nay và phụ lục 2 khảo sát tính cần thiết và
tính khả thi của các biện pháp được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị
CNTT ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương theo yêu cầu đổi
mới giáo dục phổ thông giai đoạn hiện nay.
- Nội dung điều tra: Khảo sát mức độ đáp ứng thiết bị CNTT, mức độ thực hiện và
mức độ hiệu quả sử dụng thiết bị CNTT tại trường THCS, mức độ thực hiện thiết bị
CNTT trong những giờ học, công tác tập huấn chuyên môn cho GV phụ trách thiết bị ở
trường, tầm quan trọng của thiết bị CNTT, các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng và biện
pháp quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình
6


Dương theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông giai đoạn hiện nay (phụ lục 1); Khảo sát
tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS
trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông giai
đoạn hiện nay.trong bảng hỏi số 2 (phụ lục 2)

- Cách tiến hành: (1) thiết kế phiếu khảo sát; (2) phát phiếu khảo sát đến CBQl,
GV, NV và yêu cầu họ trả lời; (3) Hướng dẫn cách trả lời từng nội dung trong phiếu khảo
sát; (4) xử lý thống kê, phân tích số liệu.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: Phỏng vấn CBQL, tổ trưởng chuyên môn và GV các trường THCS
công lập trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương nhằm thu thập ý kiến, đánh giá về
hoạt động quản lý thiết bị CNTT của nhà trường mà chưa được giải thích rõ trong phiếu
khảo sát và củng cố thêm các dữ kiện mà tác giả nghiên cứu liên quan đến nội dung của đề
tài.
- Nội dung phỏng vấn: Tìm hiểu thực trạng thiết bị CNTT và thực trạng quản lý
thiết bị CNTT ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương theo yêu
cầu đổi mới giáo dục phổ thông giai đoạn hiện nay của hiệu trưởng trong nhà trường; các
yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS và các ý kiến
đề xuất các biện pháp quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS.
- Công cụ: bảng các câu hỏi ở phiếu phỏng vấn ở phụ lục 3
- Cách tiến hành: (1) Gọi điện xin thời gian gặp phỏng vấn; (2) Trao đổi nội dung
cần phỏng vấn; (3) Phỏng vấn; (4) Ghi âm hoặc tốc ký các nội dung được phỏng vấn; (5)
Hoàn thành biên bản phỏng vấn.
7.2.2.3. Phương pháp quan sát
- Mục đích: Nhằm thu thập thơng tin về hoạt động sử dụng thiết bị CNTT vào giảng
dạy của GV.
- Nội dung quan sát: thơng qua hình thức dự giờ GV để thu thập thông tin liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
- Cách tiến hành: (1) Nắm rõ kế hoạch chuyên môn của trường, của tổ; (2) Thông
báo đến tổ trưởng chuyên môn kế hoạch dự giờ; (3) Dự giờ cũng tổ chuyên môn; (4) Ghi
nhận kết quả qua dự giờ.
7.2.2.4. Phương pháp thống kê toán học

7



- Mục đích: Nhằm mơ tả và phân tích kết quả thực trạng thiết bị CNTT và thực
trạng thiết bị CNTT và thực trạng quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS trên địa bàn
thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông giai đoạn hiện
nay
- Công cụ: dùng phần mềm SPSS 22.0 for Windows (Statistical Package for Social
Sciences) và Excel 2010
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
8.1. Về lý luận
Đề tài nghiên cứu góp phần làm rõ hơn các khái niệm về quản lý thiết bị CNTT
phục vụ cho dạy học và công tác quản lý thiết bị CNTT trong giai đoạn hiện nay. Trong
đó, chúng tơi quan tâm đến vai trò của thiết bị CNTT trong việc đổi mới, nâng cao chất
lượng giáo dục ở trường THCS.
8.2. Về thực tiễn
Đề tài đề cập đến một số bất cập trong quản lý công tác thiết bị CNTT và mạnh dạn
đề xuất một số biện pháp quản quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS trên địa bàn thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông giai đoạn hiện nay,
đây là vấn đề cấp thiết của các trường THCS.
9. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS
Chương 2: Thực trạng quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS trên địa bàn thị
xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Đề xuất một số biện pháp quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS
trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông giai
đoạn hiện nay.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

8



Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Thiết bị dạy học là một trong những thành tố cơ bản hỗ trợ tối đa cho hoạt động dạy
học. Yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học tất yếu kéo theo việc đổi mới cơ
sở vật chất nói chung và thiết bị dạy học nói riêng, đặc biệt là hoạt động quản lý việc sử
dụng thiết bị dạy học, q trình có tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của hoạt
động dạy và học, thể hiện cụ thể nội dung dạy học và hỗ trợ thực hiện các phương pháp
dạy học tích cực. Chính vì lý do đó, việc tìm hiểu về thiết bị dạy học cũng được nhiều nhà
nghiên cứu khoa học, nhà quản lý giáo dục trong và ngoài nước quan tâm đến trong quá
trình xây dựng và đổi mới dạy học cũng như giáo dục (Nguyễn Thị Tường Vy, 2016; tr.5).
Từ trước đến nay cũng đã có một số cơng trình, bài viết về hiệu quả sử dụng, ứng
dụng CNTT, trang thiết bị công nghệ CNTT trong hoạt động nghiên cứu giảng dạy, điển
hình như:
Richard J. Noeth (2004), Evaluating the Effectiveness of Technology in Our
Schools, © 2004 by ACT, Inc. All rights reserved. Nội dung bài đánh giá hiệu quả công
nghệ ở các trường học của Richard J. Noeth đã đánh giá hiệu quả sử dụng trang thiết bị
CNTT trong hoạt động giáo dục với các kết luận: (i) sử dụng máy vi tính giúp người học
tăng tiếp nhận các kĩ năng và kiến thức; (ii) sử dụng trang thiết bị CNTT và các công cụ
dạy học truyền thống có hiệu quả giảng dạy cao hơn truyền thống; (iii) hiệu quả đối với
trình bày bài giảng của giáo viên; (iv) người học yêu thích các giờ giảng hơn (Richard J.
Noeth, 2004).
Syed Noor-Ul-Amin (2008), An Effective use of ICT for Education and Learning
by Drawing on Worldwide Knowledge, Research, and Experience: ICT as a Change
Agent for Education (A LITERATURE REVIEW), Department Of Education,
University Of Kashmir. Nghiên cứu hiệu quả sử dụng trang thiết bị CNTT cho giáo dục
và học tập bằng cách rút ra kiến thức, nghiên cứu và kinh nghiệm trên toàn thế giới. Kết

quả nghiên cứu đã làm rõ các nội dung: (i) trang thiết bị CNTT làm gia tăng quá trình

9


giảng dạy và học tập; (ii) làm tăng hiệu quả đánh giá chất lượng đào tạo; (iii) làm tăng
cường môi trường học tập; (iv) làm tăng động cơ học tập; (v) làm tăng khả năng nghiên
cứu (Syed Noor-Ul-Amin, 2008).
Hội nghị chuyên đề các nước Châu Á - Thái Bình Dương ở New Delhi năm 1972
về TBDH khoa học cho nhà trường đã bàn về yêu cầu sư phạm và tính kinh tế, sự cần thiết
của TBDH cho hoạt động dạy và học. Chủ đề hội nghị “Phát triển các phương tiện thích
hợp để dạy và học” được đưa ra thảo luận giữa các nước Châu Á - Thái Bình Dương tổ
chức tại Tokyo năm 1979 đề cập đến những yêu cầu khi trang bị và sử dụng TBDH
(Nguyễn Thị Tường Vy, 2016; tr.5).
Jan Amot Komensky (1592- 1670) nhà giáo dục Cộng hồ Séc được coi là một
trong những ơng tổ sư phạm ở Châu Âu và thế giới. Ông chủ trương giảng dạy bằng hoạt
động, bằng sự quan sát trực tiếp, bằng sự tiếp xúc với sự vật trong đời sống hàng ngày.
Theo ông, việc dạy học phải bằng sự vật, hiện tượng. Vì sự vật là thân thể, lời nói là cái
ảo, lời nói mà khơng có sự vật là vỏ khơng có nhân, bao khơng có kiếm, bóng khơng có
hình, thân khơng có hồn” (Phan Trọng Ngọ, 2005)
Về sau trường phái giáo dục Xơ - Viết cũng có các nhà giáo dục như K. Đ
Usinski; A. N. Leontiev hay J. H.Pestalossi người Thụy Sĩ đã phát triển quan điểm dạy
học trực quan để đạt hiệu quả cao. Nội dung của quan điểm dạy học trực quan này là thay
lối dạy học cũ, kinh viện, nhồi nhét tri thức bằng lối dạy học mới có căn cứ khoa học,
thơng qua các sự vật hoặc hình ảnh của chúng và được học viên chứng thực trên cơ sở cảm
nhận của các giác quan.
Theo nhà giáo dục học, viện sĩ Xukhômlinxki: “Nghệ thuật giáo dục là chỗ không
chỉ giáo dục bằng các quan hệ giữa người với người, bằng gương sáng và lời nói của nhà
giáo dục, bằng những truyền thống được trân trọng giữ gìn trong tổ chức mà cịn giáo dục
bằng các đồ vật, những của cải vật chất và tinh thần, giáo dục bằng môi trường và cảnh trí

do chính học sinh xây dựng nên, đó là cách làm phong phú cuộc sống tâm hồn của học
sinh”(Chu Mạnh Chương, 2006).
Tổ chức lao động quốc tế ADB/ILO (Evaluation Rating criteria for the VTE
Institution, ADB/ILO - Bangkok 1997) đưa ra 9 tiêu chuẩn và điểm đánh giá cơ sở giáo
dục - đào tạo để kiểm định các nước thuộc tiểu vùng sơng Mêkơng. Trong đó các điều kiện
cơ sở hạ tầng của nhà trường: khuôn viên, cơ sở vật chất - kỹ thuật và thư viện chiếm
125/500 tổng điểm chung. Country Report on Quality Assurance in Higher Education,

10


Bangkok - Thailand, 1998, đưa ra tỉ lệ đánh giá các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục
của Malaysia với 6 chỉ số trong đó các điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất - kỹ thuật cho
công tác đào tạo chiếm 20% tổng điểm đánh giá chung (Nguyễn Thị Bạch Ngọc, 2014; tr.
6)
Đây là những quan điểm, phương pháp giáo dục của các nhà giáo dục nổi tiếng trên
thế giới và đã được vận dụng đạt hiệu quả. Mục tiêu của các phương pháp này là tạo mọi
điều kiện để HS tiếp thu được tri thức, trau dồi sự u thích trong học tập để hình thành
kiến thức, kỹ năng, thái độ đúng đắn trong học tập. Muốn vậy, điều kiện hỗ trợ cho công
tác giảng dạy phải đảm bảo trong đó thiết bị dạy học mà đặc biệt là thiết bị CNTT nhằm
đáp ứng với nền tri thức cơng nghệ, tri thức kỹ thuật số góp phần tạo thành công cho tiết
học của các em.
Các nghiên cứu, phương pháp dạy - học có liên quan đến thiết bị dạy học nói chung
và thiết bị CNTT nói riêng cũng như quản lý thiết bị CNTT nêu trên dùng để đánh giá
chung cho các hệ thống giáo dục bao gồm nhiều cấp học trong đó có cấp THCS. Do đó, có
thể khẳng định được tầm quan trọng của thiết bị CNTT trong quá trình dạy - học ở các
trường học nói chung và trường THCS nói riêng hiện nay. Đây là cơ sở để tác giả đánh giá
thực trạng thiết bị CNTT và quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS hiện nay theo yêu
cầu đổi mới giáo dục phổ thơng giai đoạn hiện nay. Từ đó xây dựng các biện pháp quản lý
thiết bị CNTT nhằm gia tăng hiệu quả quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS theo yêu

cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong thời gian tới.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Hiện nay giáo dục nước ta đang đổi mới một cách toàn diện từ mục tiêu, nội dung
đến PPDH....Định hướng cơ bản của công cuộc đổi mới nền giáo dục nước nhà đã chỉ rõ
trong các Nghị quyết của Đảng, đó là: "Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê
học tập và ý chí vươn lên"; "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD&ĐT, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng
các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học". (Đảng Cộng
sản Việt Nam, 1997).
Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học được xem như một trong những điều kiện quan
trọng để thực hiện nhiệm vụ dạy - học và nghiên cứu khoa học. Trong báo cáo của Ban
chấp hành Trung ương Đảng khố VIII trình Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX đã nhấn

11


mạnh: “Tăng cường CSVC- TBDH và từng bước hiện đại hố nhà trường (lớp học, sân
chơi, bãi tập, máy tính nối mạng Internet, thiết bị học tập giảng dạy hiện đại, các phịng
thực hành thí nghiệm, phịng thực hành chức năng, thư viện ...” và “Đổi mới PPDH, phát
huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực
nghiệm, ngoại khoá, làm chủ kiến thức, tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. (Đảng Cộng
sản Việt Nam, 2001).
Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, Nhà nước sẽ tăng cường đầu tư xây dựng
CSVC-TBDH cho các trường học thành một hệ thống đồng bộ và hiện đại góp phần đổi
mới phương pháp dạy - học, nhằm đào tạo các học sinh tốt nghiệp có đủ năng lực kỹ năng
nghề nghiệp, đáp ứng đòi hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
Ở trong nước: năm 2001, nhà xuất bản Hà Nội cũng xuất bản "Tài liệu khoá tập huấn
của Dự án Việt úc". Năm 2006, nhà xuất bản Hà Nội đã xuất bản cuốn "Quản lý và sử

dụng nhằm tăng cường hiệu quả TBDH" đưa ra được một số phương pháp quản lý cũng
như sử dụng TBDH vào giảng dạy để đạt hiệu quả cao. Tác giả Phan Văn Triển đã có cơng
trình đăng trên tạp chí Thiết bị giáo dục số 1 cũng đã bàn về một số giải pháp tăng cường
hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học (Đỗ Huy Khánh, 2013; tr.15).
Giáo trình: "Bồi dưỡng Hiệu trưởng trường trung học cơ sở", tập 4 của tác giả do
Chu Mạnh Nguyên (chủ biên), ở bài 22 tác giả đã nêu những vấn đề chung về CSVCTBDH và công tác quản lý về CSVC-TBDH. Đây là những nội dung giúp người Hiệu
trưởng có thể áp dụng trong công tác quản lý CSVC và TBDH ở trường của mình (Chu
Mạnh Nguyên, 2005)
Trong cuốn “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, sử dụng cơ sở vật
chất và thiết bị dạy - học ở trường phổ thông Việt Nam”của tác giả Trần Quốc Đắc đã đưa
ra các quan điểm làm cơ sở cho việc sử dụng TBDH, tác giả xác định vị trí, vai trị của
CSVC và TBDH ở trường phổ thơng. Theo tác giả: "TBDH phải được sử dụng, hiệu quả
sử dụng là mục tiêu cơ bản nhất và là mục tiêu duy nhất của tồn bộ cơng tác thiết bị
trường học. Sử dụng có hiệu quả TBDH là một nhiệm vụ nặng nề, khó khăn của người
thầy giáo. Điều này, địi hỏi người thầy giáo phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao
với yêu cầu sử dụng TBDH. Người giáo viên không những cần hiểu biết về TBDH, về kỹ
thuật sử dụng chúng mà còn hiểu sâu về phương pháp dạy học với yêu cầu sử dụng
TBDH: sử dụng TBDH với mục đích gì, lúc nào, liều lượng bao nhiêu, đặc điểm tâm lý

12


HS ra sao, HS cần tham gia hoạt động như thế nào khi dạy học có sử dụng TBDH, sử dụng
TBDH như thế nào để khơi dậy lòng say mê học tập, phát huy tính tích cực, năng lực sáng
tạo và bồi dưỡng nhân cách cho HS” (Trần Quốc Đắc, 1999).
Trong cuốn: “Quản lý giáo dục”do Bùi Minh Hiền chủ biên, ở chương 10 tác giả
đã đề cập đến vai trò của TBDH trong sự phát triển hệ thống giáo dục quốc dân, phân
loại các nhóm TBDH mà người quản lý cần bao quát và đưa ra một số nguyên tắc cùng
giải pháp quản lý TBDH ở trường học trong giai đoạn hiện nay (Bùi Minh Hiền, 2010).
Giáo trình “Nghiệp vụ quản lý trường phổ thông”, tập 3, chương 8 Quản lý cơ sở

vật chất – kỹ thuật ở trường phổ thông của trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ
Chí Minh, các tác giả đã nêu những vấn đề chung về CSVC-TBDH và công tác quản lý
về CSVC-TBDH. Đây là những nội dung giúp người Hiệu trưởng có thể áp dụng trong
cơng tác quản lý CSVC và TBDH ở trường của mình (Nghiệp vụ quản lý trường phổ
thơng, 2012).
Đặng Đình Tuấn (2016) với đề tài: Biện pháp tăng cường quản lý và khai thác hệ
thống thiết bị cơng nghệ thơng tin tại Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố Hải
Phòng,. Đề tài đã đánh giá được thực trạng công tác khai thác các thiết bị CNTT và
quản lý các thiết bị CNTT tại ngân hàng Chính sách xã hội Hải Phịng, tác giả đã tìm ra
những yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trang thiết bị, hiệu quả đầu tư trang thiết bị CNTT
trong đó có tính bảo mật, tính ổn định của hệ thống thiết bị, trình độ của cán bộ tin học
và người sử dụng có ảnh hưởng rất lớn đến thiết bị CNTT. Từ đó, tác giả đề xuất các
biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị CNTT tại ngân hàng Chính sách xã hội
Hải Phịng. Theo tác giả: “Nâng cao trình độ quản lý hệ thống thiết bị CNTT cho cán bộ
cũng giúp cho cán bộ tiếp thu các phương pháp quản lý mới, hệ thống thiết bị được
quản trị bài bản, việc mở rộng nâng cấp hệ thống CNTT trong tương lai trở lên dễ
dàng”(Đặng Đình Tuấn, 2016; tr.53).
Đỗ Huy Khánh (2013) đã phân tích và làm sáng tỏ các khái niệm về quản lý, quản
lý giáo dục, quản lý nhà trường, thiết bị, thiết bị dạy học với đề tài: “Một số giải pháp
quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai”. Tác giả đã
trình bày mối quan hệ giữa các nhân tố trong quá trình dạy học, phân loại thiết bị
TBDH, các yêu cầu đổi mới TBDH và tác giả đã đưa ra các nội dung cơ bản của quản lý
TBDH ở trường THPT như lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng
TBDH. Ngoài ra, tác giả đưa ra định hướng phát triển giáo dục phổ thông và quan điểm

13


chỉ đạo về TBDH ở các trường THPT:“Quản lý từ chủng loại, số lượng thiết bị; quản lý
việc khai thác, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng TBDH trong quá trình giảng dạy cho đến

quản lý đội ngũ cán bộ, GV liên quan đến công tác thiết bị cũng như hệ thống hồ sơ sổ
sách theo dõi TBDH”(Đỗ Huy Khánh, 2013; tr.15).
Đỗ Hồng Sâm trong bài viết “Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý trang
thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ở trường Đại học” đã cho rằng CSVC, trang thiết
bị là những vật vô tri, vơ giác nhưng có thể thể hiện khả năng sư phạm của nó dưới sự điều
khiển của GV, qua đó tăng tốc độ truyền đạt thơng tin, lơi cuốn người học. Từ đó đề xuất
một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý trang thiết bị tại các trường đại học (Đỗ
Hồng Sâm, 2016).
Các nghiên cứu trên là những nghiên cứu mang tính thực tiễn, vận dụng vào các
đơn vị, đối tượng nghiên cứu một cách khoa học. Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu của
các tác giả nêu trên và các giáo trình về lý luận dạy học đã làm sáng tỏ lý luận về TBDH.
Qua các đề tài, các tác giả đã đề xuất một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng quản lý
TBDH chung cho các trường mà chưa có đề tài nào phân tích sâu quản lý thiết bị CNTT
phục vụ cho hoạt động dạy học và cho đến hiện nay tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
chưa có nghiên cứu nào thuộc lĩnh vực quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS. Do
đó, tác giả tập trung nghiên cứu mảng quản lý thiết bị CNTT ở các trường THCS phục
vụ hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Thiết bị CNTT
Thiết bị là những máy móc, dụng cụ, phụ tùng cần thiết cho một hoạt động nào đó
(Nguyễn Hữu Hồnh, 2012)
Thiết bị là tổ hợp nhiều chi tiết tạo thành, có nguyên lý hoạt động nhất định, là máy
móc, dụng cụ ở cơ sở sản xuất, xây dựng phục vụ lao động và học tập (Đặng Hữu Tường,
2014; tr.8).
Theo Điều 4, Luật CNTT 67/2006/QH11: Công nghệ thông tin là tập hợp các
phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa,
thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số (Luật công nghệ thông tin, 2006; tr.9).
Thiết bị CNTT là một trong số các trang thiết bị được con người sử dụng trong các
hoạt động lao động. Thiết bị CNTT là những máy móc, dụng cụ, phụ tùng... phục vụ cho
hoạt động ứng dụng CNTT; cụ thể là máy tính cá nhân, máy chủ, phần mềm máy tính,


14


thiết bị kết nối máy tính…(Luật cơng nghệ thơng tin, 2006; tr.9).
Trang thiết bị CNTT có nghĩa hẹp hơn khái niệm cơ sở hạ tầng thông tin. Theo Luật
CNTT 2006, cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất,
truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn thơng,
mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu ...(Nguyễn Thị Hải Yến, 2014; tr.9)
Thiết bị CNTT là toàn bộ các trang thiết bị có liên quan đến CNTT như : Máy vi tính
(máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy chủ), máy in, máy quét, máy chiếu, các loại ổ
ghi đĩa CD và DVD, ổ cứng, thẻ nhớ (USB), camera số, máy ảnh số, thiết bị chuyển mạch
(hub, switch), tường lửa (firewall), modem, hệ thống cáp mạng(Đặng Đình Tuấn, 2016;
tr.4).
Hệ thống thiết bị CNTT trong trường học là tập hợp các máy móc, dụng cụ, phụ tùng
cần thiết cho được kết nối với nhau bằng các đường truyền hữu tuyến hoặc vô tuyến tạo
thành một mạng lưới thống nhất phục vụ cho hoạt động dạy – học của trường học.
Theo những quan niệm trên, trong luận văn này tác giả quan niệm: Thiết bị CNTT là
những máy móc, dụng cụ, phụ tùng... phục vụ cho hoạt động dạy học có ứng dụng CNTT.
Một lần nữa khái niệm cũng nhấn mạnh đề tài nghiên cứu thiết bị CNTT phục vụ cho hoạt
động dạy học.
1.2.2. Quản lý thiết bị CNTT
1.2.2.1. Quản lý
Khái niệm quản lý được định nghĩa theo những cách khác nhau dựa trên những
cách tiếp cận khác nhau:
Quản lý là một dạng lao động xã hội, gắn liền và phát triển cùng với sự phát triển
của con người. Quản lý là lao động đặc biệt, điều khiển các hoạt động lao động, có tính
khoa học và nghệ thuật cao nhưng đồng thời cũng là sản phẩm mang tính lịch sử, tính đặc
thù. Khi đề cập cơ sở khoa học của quản lý, C.Mác viết: "Bất cứ lao động nào có tính xã
hội, cộng đồng được thực hiện ở quy mô nhất định đều cần ở một chừng mực nhất định.

Sự quản lý giống như người chơi vĩ cầm một mình thì tự điều khiển lấy mình, cịn một dàn
nhạc thì phải có nhạc trưởng" ( C.Mác - Ph.Ăngghen, 1993).
Tác giả Trần Kiểm: Quản lý là những tác động hoạch của chủ thể quản lý trong việc
huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực)
trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức
với hiệu quả cao nhất (Trần Kiểm, 2004).

15


×