Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Chiến lược phát triển dịch vụ dầu khí tại Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí đến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
DẦU KHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ
ĐẾN NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 60340102

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

NGUYỄN TIẾN DŨNG

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
DẦU KHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN
KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ
ĐẾN NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh


Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN PHÚ TỤ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 05 năm 2014


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Nguyễn Phú Tụ
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày … tháng … năm …
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
Họ và tên

TT

Chức danh Hội đồng

1

Chủ tịch

2

Phản biện 1


3

Phản biện 2

4

Ủy viên

5

Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được

sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn


TRƯỜNG ĐH CƠNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG QLKH - ĐTSĐH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP. HCM, ngày …... tháng … năm 20…

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: .NGUYỄN TIẾN DŨNG

Giới tính: Nam


Ngày, tháng, năm sinh: 08/02/1988

Nơi sinh: Vũng Tàu

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 1241820126

I- Tên đề tài:
Chiến lược phát triển dịch vụ dầu khí tại Tổng Cơng ty Cổ phần Khoan và Dịch
vụ Khoan Dầu khí đến năm 2018.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chiến lược.

-

Phân tích thực trạng tình hình kinh doanh của PV Drilling trong thời gian

qua và xác định các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược
phát triển dịch vụ dầu khí tại PV Drilling.
-

Đề xuất và đưa ra một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ

dầu khí của PV Drilling đến năm 2018.
III- Ngày giao nhiệm vụ: ……/……/……….
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 29/03/2014.

V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)

(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn với đề tài “Chiến lược phát triển dịch vụ dầu
khí tại Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí đến năm
2018” là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS.
Nguyễn Phú Tụ và sự hỗ trợ, giúp đỡ của các lãnh đạo và đồng nghiệp tại Tổng
Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí. Các số liệu, kết quả nêu trong
Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác.
Tơi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.

Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Tiến Dũng


ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ đã tận tâm
hướng dẫn tôi thực hiện Luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn các Giảng viên bộ mơn Khoa Quản Trị Kinh Doanh
và Phịng Quản lý Sau Đại học Trường Đại Học Công nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi.
Xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch
vụ Khoan Dầu khí, các chuyên gia trong ngành đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
trong việc cung cấp thông tin, số liệu cũng những góp ý chân thành trong quá trình
thực hiện Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn.
Học viên thực hiện Luận văn

Nguyễn Tiến Dũng


iii

TÓM TẮT

Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế bao trùm, chi phối tồn bộ q
trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại.
Xu thế khách quan này đã đặt các doanh nghiệp của nước ta đứng trước những cơ
hội và thách thức lớn lao. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày
càng diễn ra gay gắt hơn, các doanh nghiệp cần phải xác định cho mình những
chiến lược phát triển kinh doanh đúng đắn. Vì vậy, việc hoạch định chiến lược đã
trở thành một bước tất yếu không thể thiếu trong hoạt động của công ty.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như ngày nay, việc xây dựng chiến
lược phải tính đến nhiều yếu tố khách quan bên ngoài và chủ quan bên trong

doanh nghiệp. Đồng thời phải phân tích những yếu tố đó một cách khoa học và có
hệ thống để làm cơ sở, căn cứ cho công tác xây dựng chiến lược hoạt động kinh
doanh cho doanh nghiệp sao cho chiến lược lập ra mang lại hiệu quả cao nhất cho
xã hội nói chung và cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Hơn
nữa do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường luôn thay đổi, cạnh tranh và xu thế
hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế nên công
tác xây dựng chiến lược ngày càng phải được chú trọng và cần không ngừng đổi
mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường. Đây là một công việc phức tạp
và khó khăn, địi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức vững vàng và tồn diện. Bên
cạnh đó, các phương diện khác như khách hàng, quy trình nội bộ trong doanh
nghiệp, nhân viên, cơ sở hạ tầng cũng cần phải quan tâm đúng mực.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác xây dựng chiến lược nên
cũng như các doanh nghiệp khác, Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ
Khoan Dầu khí thực sự chú trọng đến cơng tác này. Bởi lẽ dầu mỏ và khí thiên
nhiên vốn là tài nguyên quý hiếm và không thể tái tạo được, hiện nay và trong
nhiều thập niên kế tiếp dầu khí vẫn là nguồn năng lượng, nhiên liệu quan trọng
của nước ta và các nước khác trên thế giới. Ngành Dầu khí nói chung và PV


iv

Drilling nói riêng thường xuyên chú trọng xây dựng chiến lược để có thể đảm bảo
cho Cơng ty hoạt động có hiệu quả và nắm thế chủ động trong kinh doanh, từ đó
có sức cạnh tranh với các đối thủ trong nước cũng như trên trường quốc tế.
Qua nghiên cứu thực tiễn về môi trường kinh doanh cũng như thực trạng
hoạt động tại PV Drilling, cho thấy tình hình kinh doanh trong thời gian qua của
Công ty c ũ n g đ ã đạt được những thành quả nhất định. Đề tài đã vận dụng các
công cụ ma trận bao gồm ma trận các yếu tố bên ngoài, ma trận các yếu bên trong,
ma trận SWOT, ma trận QSPM để phân tích các yếu tố mơi trường ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của PV Drilling, đồng thời kết hợp với nội lực sẵn có của

PV Drilling để thiết lập các chiến lược kinh doanh phù hợp đến năm 2018.


v

ABSTRACT
International economic integration has become the overarching trend,
dominated the entire process of socio-economic development of each country and
international economic relations modern. This trend has set the objective of our
country now facing opportunities and great challenges. To survive and thrive in a
competitive environment increasingly tougher place , businesses need to determine
for themselves the development of business strategies properly. Therefore, the
strategy has become a necessity indispensable step in the company's operations.
In the fiercely competitive conditions like today, the strategy must take into
account many factors outside objectivity and subjectivity within the enterprise. At
the same time to analyze the factors that a scientific and systematic basis to the
basis for the formulation of business strategies for strategic business that brings up
the most effective for general social and business activities of enterprises in
particular. Furthermore, because of the influence of environmental factors is always
changing , and competitive trends in international economic integration, the
development of strong economic sectors should work strategy is increasingly
focused and the need to constantly innovate to suit the conditions of market
economy. This is a complex and difficult work, requiring managers must have a
solid understanding and comprehensive. In addition, other aspects such as customer,
internal processes in the enterprise, staff, infrastructure also need proper attention.
Recognizing the importance of developing strategies work so well as other
businesses, PetroVietnam Drilling and Well Services Corporation really focused on
this task. Because oil and natural gas resources that are rare and can not be recreated, now and in the next decades, oil remains a source of energy, fuel
importance of our country and other countries on world. Oil and gas industry in
general and PV Drilling in particular often focus on developing strategies to ensure

the company operates efficiently and take the initiative in business, including
competition from rivals in the domestic as well as international arena.


vi

Through empirical research on the business environment as well as the
operational status at PV Drilling, shows the business situation over time to achieve
the Company's certain efficiency. Subject has employed the tools such as matrix
EFE, matrix IFE, matrix SWOT, matrix QSPM to analyze the environmental factors
affecting business operations PV Drilling, and combined with available internal
resources of PV Drilling to establish the appropriate business strategy till 2018.


xii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ Viết Tắt
Tổng Công ty

Công ty

PV Drilling

Tên Tiếng Việt

Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch PetroVietnam Drilling and Well
vụ Khoan Dầu khí

Services Corporation


Tổng Cơng ty cổ phần Khoan và Dịch PetroVietnam Drilling and Well
vụ Khoan Dầu khí

Services Corporation

Tổng Cơng ty cổ phần Khoan và Dịch PetroVietnam Drilling and Well
vụ Khoan Dầu khí

PVN

Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

CTCP

Công ty cổ phần

HOSE

Tên Tiếng Anh

Sở Giao dịch chứng khốn Thành phố
Hồ Chí Minh

Services Corporation

Ho Chi Minh Stock Exchange

KCN


Khu công nghiệp

HĐQT

Hội đồng quản trị

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

Đvt

Đơn vị tính

TGHĐ

Tỷ giá hối đối

VNĐ

Đồng Việt Nam

USD

Đơ la Mỹ

EFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài


External Factor Evaluation Matrix

IFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

Internal Factor Evaluation Matrix

SWOT

Ma trận đánh giá điểm mạnh, điểu
yếu, cơ hội và thách thức
Ma trận hoạch định chiến lược có thể

Quantitative Strategic Planning

định lượng

Matrix

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới

World Trade Organization

OPEC

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa


Organization of Petroleum
Exporting Countries

QSPM


xiii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 - Mơ hình EFE đánh giá các yếu tố bên ngồi........................................... 16
Bảng 1.2 - Mơ hình IFE đánh giá các yếu tố bên trong ............................................ 17
Bảng 1.3 - Mơ hình ma trận SWOT .......................................................................... 18
Bảng 1.4 - Ma trận QSPM......................................................................................... 19
Bảng 2.1 - Thông tin về các giàn khoan của PV Drilling ......................................... 27
Bảng 2.2 - Tình hình sản xuất kinh doanh của PV Drilling giai đoạn 2010 - 2012.. 29
Bảng 2.3 - Tỷ trọng doanh thu các dịch vụ trong tổng doanh thu giai đoạn 2010 2012 ........................................................................................................................... 30
Bảng 2.4 - Tỷ trọng lợi nhuận các dịch vụ trong tổng lợi nhuận giai đoạn 2010 2012 ........................................................................................................................... 31
Bảng 2.5 - Đối thủ cạnh tranh của PV Drilling ......................................................... 40
Bảng 2.6 - Ma trận các yếu tố bên ngoài của PV Drilling ........................................ 43
Bảng 2.7 - Ma trận các yếu tố bên trong của PV Drilling......................................... 44
Bảng 2.8 - Ma trận SWOT của PV Drilling .............................................................. 47
Bảng 2.9 - Ma trận QSPM nhóm SO ........................................................................ 49
Bảng 2.10 - Ma trận QSPM nhóm WO ..................................................................... 50
Bảng 2.11 - Ma trận QSPM nhóm ST ....................................................................... 51
Bảng 2.12 - Ma trận QSPM nhóm WT ..................................................................... 52
Bảng 2.13 - Tổng hợp các ma trận QSPM theo nhóm kết hợp ................................. 53
Bảng 3.1 - Dự báo tổn thất khi các giàn khoan của PV Drilling ngưng hoạt động .. 70


xiv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 - Mơ hình quản trị chiến lược của Fred. R. David ....................................... 7
Hình 1.2 - Mơ hình quản trị chiến lược 3 giai đoạn .................................................... 8
Hình 1.3 - Sơ đồ phân tích đối thủ cạnh tranh .......................................................... 13
Hình 2.1 - Sơ đồ tổ chức của PV Drilling ................................................................. 26
Hình 2.2 - Tình hình sản xuất kinh doanh của PV Drilling giai đoạn năm 2010 2012 ........................................................................................................................... 29
Hình 2.3 - Tỷ trọng doanh thu các dịch vụ trong tổng doanh thu giai đoạn 2010 2012 ........................................................................................................................... 31
Hình 2.4 - Tỷ trọng lợi nhuận các dịch vụ trong tổng lợi nhuận giai đoạn 2010 2012 ........................................................................................................................... 32
Hình 2.5 - Thống kê nhân sự theo trình độ của CBCNV PV Drilling năm 2012 ..... 35
Hình 3.1 - Tốc độ tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới đến năm 2018 ................... 56
Hình 3.2 - Tốc độ tăng trưởng nguồn cung dầu mỏ thế giới đến năm 2018 ............. 56


vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
ABSTRACT ................................................................................................................ v
MỤC LỤC .................................................................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................xii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... xiii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. xiv
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1


2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

3.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

4.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 3

6.

Bố cục luận văn .................................................................................................. 3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC ........................ 4
1.1. Tổng quan về quản trị chiến lược ..................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm ................................................................................................ 4
1.1.2. Vai trò của quản trị chiến lược đối với doanh nghiệp ............................. 5
1.1.3. Các cấp chiến lược .................................................................................. 6
1.1.3.1. Chiến lược cấp doanh nghiệp ....................................................... 6
1.1.3.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh ................................................ 6
1.1.3.3. Chiến lược cấp bộ phận chức năng............................................... 7
1.2. Các giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược ............................................. 7
1.2.1. Giai đoạn hình thành chiến lược.............................................................. 8

1.2.2. Giai đoạn thực thi chiến lược .................................................................. 9


viii

1.2.3. Giai đoạn đánh giá, điều chỉnh chiến lược .............................................. 9
1.3. Cơ sở hoạch định chiến lược .............................................................................. 9
1.3.1. Môi trường vĩ mô .................................................................................... 9
1.3.1.1. Môi trường kinh tế ........................................................................ 9
1.3.1.2. Mơi trường chính trị và pháp luật ............................................... 10
1.3.1.3. Mơi trường văn hóa - xã hội ....................................................... 11
1.3.1.4. Mơi trường dân số ...................................................................... 11
1.3.1.5. Môi trường công nghệ ................................................................ 11
1.3.1.6. Môi trường tự nhiên.................................................................... 12
1.3.2. Môi trường vi mô .................................................................................. 12
1.3.2.1. Đối thủ cạnh tranh ...................................................................... 13
1.3.2.2. Khách hàng ................................................................................. 14
1.3.2.3. Nhà cung cấp .............................................................................. 14
1.3.2.4. Đối thủ tiềm ẩn ........................................................................... 14
1.3.2.5. Sản phẩm thay thế....................................................................... 14
1.4. Phân tích chiến lược và lựa chọn .................................................................... 15
1.5. Một số công cụ chủ yếu để xây dựng và lựa chọn chiến lược ....................... 15
1.5.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ....................................... 15
1.5.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ......................................... 16
1.5.3. Ma trận SWOT ...................................................................................... 17
1.5.3.1. Xác định những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu then chốt18
1.5.3.2. Liên kết các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài ..................... 18
1.5.4. Ma trận QSPM ....................................................................................... 19
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CỦA
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ .... 23

2.1. Giới thiệu về PV Drilling ................................................................................. 23
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của PV Drilling ................................. 23
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của PV Drilling .............................................. 25
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của PV Drilling............................................................. 25


ix

2.1.4. Thông số kỹ thuật về các giàn khoan của PV Drilling ........................ 27
2.1.5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của PV Drilling giai đoạn
2010 - 2012 ....................................................................................................... 28
2.1.6. Đánh giá chung tình hình kinh doanh của PV Drilling giai đoạn 2010 2012 ............................................................................................................... 28
2.1.7. Những thành quả mà PV Drilling đạt được thời gian qua..................... 30
2.1.7.1. Về tình hình cung cấp dịch vụ .................................................... 30
2.1.7.2. Về cơng tác tổ chức quản lý ....................................................... 34
2.1.7.3. Tình hình nhân sự của PV Drilling............................................. 35
2.2. Phân tích mơi trường kinh doanh của PV Drilling ....................................... 36
2.2.1. Môi trường vĩ mô .................................................................................. 36
2.2.1.1. Môi trường kinh tế ...................................................................... 36
2.2.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật ................................................. 38
2.2.1.3. Mơi trường văn hóa - xã hội ....................................................... 38
2.2.1.4. Mơi trường tự nhiên.................................................................... 38
2.2.1.5. Môi trường công nghệ ................................................................ 39
2.2.2. Môi trường vi mô .................................................................................. 40
2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh trong thời điểm hiện tại ............................... 40
2.2.2.2. Đối thủ tiềm ẩn ........................................................................... 41
2.2.2.3. Nhà cung cấp .............................................................................. 41
2.2.2.4. Khách hàng ................................................................................. 41
2.2.2.5. Marketing.................................................................................... 41
2.3. Vận dụng các công cụ trong xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ dầu

khí tại PV Drilling ................................................................................................... 42
2.3.1. Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) ...................................................... 42
2.3.2. Ma trận cac yếu tố bên trong (IFE) ....................................................... 43
2.3.3. Ma trận SWOT ...................................................................................... 44
2.3.3.1. Điểm mạnh (Strengths) ............................................................... 44
2.3.3.2. Điểm yếu (Weaknesses) ............................................................. 45


x

2.3.3.3. Cơ hội (Opportunities)................................................................ 45
2.3.3.4. Thách thức (Threats) .................................................................. 46
2.3.3.5. Lập ma trận SWOT..................................................................... 46
2.3.4. Ma trận QSPM ....................................................................................... 48
2.3.4.1. Ma trận QSPM theo nhóm SO.................................................... 49
2.3.4.2. Ma trận QSPM theo nhóm WO .................................................. 50
2.3.4.3. Ma trận QSPM theo nhóm ST .................................................... 51
2.3.4.4. Ma trận QSPM theo nhóm WT .................................................. 52
CHƯƠNG 3. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DẦU KHÍ TẠI TỔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN KHOAN VÀ DỊCH VỤ KHOAN DẦU KHÍ ĐẾN NĂM
2018 ........................................................................................................................... 55
3.1. Tình hình thị trường và khách hàng trong lĩnh vực dầu khí đến 2018 ..... 55
3.2. Định hướng và mục tiêu của PV Drilling đến năm 2018 ............................. 58
3.2.1. Định hướng............................................................................................ 58
3.2.2. Mục tiêu của PV Drilling đến năm 2018 .............................................. 59
3.2.2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................... 59
3.2.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................... 59
3.3. Chiến lược phát triển dịch vụ dầu khí tại PV Drilling đến năm 2018 ......... 60
3.3.1. Chiến lược phát triển thị trường ............................................................ 60
3.3.1.1. Tích cực tìm kiếm khách hàng ................................................... 60

3.3.1.2. Phát triển các loại hình dịch vụ kỹ thuật cao để thu hút khách
hàng

.................................................................................................... 61

3.3.1.3. Tăng cường các hoạt động tiếp thị ............................................. 62
3.3.2. Chiến lược khác biệt hóa ....................................................................... 62
3.3.2.1. Nhân lực ..................................................................................... 63
3.3.2.2. Cơng nghệ ................................................................................... 66
3.3.2.3. Năng lực quản trị ........................................................................ 67
3.3.3. Chiến lược nâng cao tiềm lực tài chính ................................................. 68
3.3.3.1. Thực hiện các giải pháp để giảm chi phí .................................... 68


xi

3.3.3.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ............................................. 69
3.3.4. Chiến lược tái cơ cấu tổ chức ................................................................ 72
3.4. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý ............................................................ 73
3.4.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước ............................................ 73
3.4.2. Kiến nghị với PVN ............................................................................... 73
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 78
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1.


Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn mới của quá trình hội nhập và tồn

cầu hóa với việc gia nhập vào WTO, khối ASIAN (Association of Southeast Asian
Nations - Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) cũng như việc ký kết các hiệp định
tự do thương mại với các nước phát triển và các nền kinh tế mạnh trên thế giới, điều
này đồng nghĩa với việc tạo ra cho chúng ta nhiều cơ hội và thách thức mới. Hơn
lúc nào hết các doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới để thích ứng với điều kiện
mới, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong nước và quốc tế.
Qua đó nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế đất nước trong
quá trình hội nhập với khu vực và thế giới.
Trong tình hình cạnh tranh hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều phải tìm
kiếm các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay
ngành dầu khí là ngành đóng góp hơn 20% GDP Việt Nam, nên đây là ngành mũi
nhọn của quốc gia và luôn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lãnh vực
này. PV Drilling là một trong những Tổng Công ty thuộc PVN, chuyên cung cấp
các dịch vụ chuyên ngành khoan phục vụ các hoạt động tìm kiếm, thăm dị và khai
thác dầu khí hàng đầu Việt Nam. PV Drilling hiện nay là doanh nghiệp dẫn đầu
trong lãnh vực cung cấp các dịch vụ khoan dầu khí tại Việt Nam, được khách hàng
tín nhiệm trong nhiều năm qua, vì vậy việc duy trì và phát huy thế mạnh của mình
trong hiện tại và tương lai là vấn đề rất cần thiết. Hơn nữa trước sự cạnh tranh ngày
càng mạnh mẽ từ các tập đoàn nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực này cũng là
một yếu tố thúc đẩy cho PV Drilling phải hoàn thiện.
Muốn thực hiện được những điều này cần phải xác định các tiêu chuẩn, chỉ
tiêu đánh giá cả môi trường bên trong lẫn mơi trường bên ngồi của PV Drilling
một cách trung thực, khoa học, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp tối ưu nhất để đề ra
các chiến lược nhằm phát triển dịch vụ dầu khí tại PV Drilling. Xuất phát từ địi hỏi
cấp thiết đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Chiến lược phát triển dịch vụ dầu



2

khí tại Tổng Cơng ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí đến năm
2018”.

2.

Mục tiêu nghiên cứu

-

Đánh giá tình hình kinh doanh của PV Drilling trong thời gian qua cũng như

các yếu tố hình thành chiến lược phát triển dịch vụ dầu khí của PV Drilling trong
giai đoạn sắp tới.
-

Xác định các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược

phát triển cho PV Drilling nhằm tận dụng các cơ hội và né tránh các đe dọa từ áp
lực cạnh tranh.
-

Đề xuất một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh của

PV Drilling, từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của PV Drilling trên thị trường trong
thời gian tới.

3.


Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề lý thuyết về quản trị chiến

lược, hoạt động kinh doanh, thực trạng xây dựng và thực hiện chiến lược của PV
Drilling trong thời gian qua.
4.

Phạm vi nghiên cứu

-

Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu giới hạn trong PV Drilling và

ngành dầu khí.
-

Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích và đánh giá PV Drilling dựa trên

các số liệu trong giai đoạn 2010 - 2012, định hướng và một số giải pháp, kiến nghị
đến năm 2018.


3

5.

Phương pháp nghiên cứu

-


Sử dụng phương pháp điều tra và khảo sát thu thập các thông tin từ sổ sách

các phòng ban của PV Drilling - đây là phần số liệu chủ yếu phục vụ cho việc
nghiên cứu đề tài; xử lý các thông tin đã thu thập được bằng những kiến thức đã
được học.
-

Sử dụng phương pháp mô tả, thống kê, so sánh, tổng hợp để phân tích, đánh

giá thực trạng, kết hợp với phương pháp chuyên gia rút ra các kết luận và đánh giá
phân tích những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển các loại hình dịch vụ
dầu khí của PV Drilling thời gian qua.
-

Trên cơ sở phân tích đó kết hợp với việc khảo sát, phỏng vấn trực tiếp để làm

sáng tỏ nội dung nghiên cứu về lý luận phân tích, trình bày hiện trạng kết hợp với
những giả định tương lai về môi trường kinh doanh trong những năm tới để xác lập
các giải pháp cụ thể trong việc xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ dầu khí cho
PV Drilling.

6.

Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luật, nội dung của Luận văn được trình bày theo 3

chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị chiến lược
Chương 2: Phân tích mơi trường xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ dầu khí tại

PV Drilling
Chương 3: Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ dầu khí tại PV Drilling đến năm
2018


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
1.1.

Tổng quan về quản trị chiến lược

1.1.1. Khái niệm
Thuật ngữ chiến lược được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự, từ thập
niên 60 (thập kỷ XX) chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh và thuật
ngữ “chiến lược kinh doanh” ra đời. Có nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược.
Theo cách tiếp cận của giáo sư đại học Havard Alfred Chandler thì “chiến lược là
tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, xác định các hành
động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó” 1.
Theo Fred R. David, tác giả của cuốn Concepts of Strategic Management thì
“chiến lược là những phương tiện đạt tới những mục tiêu dài hạn”. 2
Năm 1996, Michael E. Porter - Giáo sư nổi tiếng về chiến lược kinh doanh
của đại học Harvard đã phát biểu quan điểm về chiến lược như sau: thứ nhất, chiến
lược là sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt.
Cốt lõi của thiết lập vị thế chiến lược là việc lựa chọn các hoạt động khác với các
nhà cạnh tranh (sự khác biệt này có thể là những hoạt động khác biệt so với các nhà
cạnh tranh hoặc các hoạt động tương tự nhưng với những cách thức thực hiện khác
biệt); thứ hai, chiến lược là sự lựa chọn, đánh đổi trong cạnh tranh. Điểm cốt lõi là
chọn những gì cần thực hiện và những gì khơng thực hiện; thứ ba, chiến lược là tạo

ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động diễn ra trong công ty. Sự thành công của
chiến lược phụ thuộc vào việc thực hiện tốt các hoạt động và sự hội nhập, hợp nhất
của chúng. 3
Tuy có nhiều cách tiếp cận chiến lược, nhưng nhìn chung bản chất của chiến
lược kinh doanh vẫn là một hệ thống giải pháp dài hạn cho doanh nghiệp để phát

Alfred Chandler (1962). Chiến lược và cấu trúc: những chương trong lịch sử của các công ty công nghiệp
Hoa Kỳ). MIT Press. Mỹ.
2
Fred R. David (2003). Khái luận về quản trị chiến lược. Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.
3
Michael E. Porter (2009). Chiến lược cạnh tranh. Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
1


5

triển sản xuất kinh doanh, và có những điểm chung sau: tính linh hoạt của chiến
lược, tính chủ động của chiến lược, tối thiểu hoá nhu cầu sử dụng tài nguyên, tập
trung đánh vào thế yếu và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh, những mục tiêu đề ra
phải chính xác và khả thi.
Quản trị chiến lược doanh nghiệp là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ
chức thực hiện và kiểm tra, điều chỉnh chiến lược kinh doanh diễn ra lặp đi lặp lại
theo hoặc không theo chu kỳ thời gian nhằm đảm bảo rằng doanh nghiệp luôn tận
dụng được mọi cơ hội, thời cơ cũng như hạn chế hoặc xoá bỏ được các đe doạ, cạm
bẫy trên con đường thực hiện các mục tiêu của mình
1.1.2. Vai trị của quản trị chiến lược đối với doanh nghiệp
Về lý thuyết cũng như thực tế cho thấy, trong nền kinh tế hội nhập, việc xây
dựng và thực thi các chiến lược kinh doanh sẽ mang lại các lợi ích cho doanh
nghiệp sau đây:

Thứ nhất, quản trị chiến lược giúp các doanh nghiệp định hướng rõ tầm nhìn
chiến lược, sứ mạng và mục tiêu của mình. Muốn quản trị chiến lược cao hiệu quả,
các tổ chức phải quản lý hệ thống thơng tin mơi trường kinh doanh. Căn cứ vào đó,
các nhà quản trị có thể dự báo được các xu hướng biến động của môi trường kinh
doanh và xác định nơi nào mà doanh nghiệp cần đi đến trong tương lai, những gì
cần phải làm để đạt được những thành quả lâu dài.
Thứ hai, quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp thích nghi với mơi trường.
Chiến lược được hình thành dựa vào các thơng tin bên trong và bên ngồi doanh
nghiệp và được lựa chọn theo một tiến trình nghiên cứu khoa học. Đồng thời, trong
quá trình quản trị chiến lược, các nhà quản trị luôn luôn giám sát những biến động
của môi trường kinh doanh và điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.
Thứ ba, quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp chủ động trong việc ra quyết
định nhằm khai thác kịp thời các cơ hội và ngăn chặn hoặc hạn chế các rủi ro trong
mơi trường bên ngồi, phát huy các điểm mạnh và giảm các điểm yếu trong nội bộ
doanh nghiệp.


6

Thứ tư, quản trị giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn so với khơng
quản trị. Điều đó khơng có nghĩa là các doanh nghiệp vận dụng quản trị chiến lược
sẽ khơng gặp phải các vấn đề, thậm chí có thể bị phá sản, mà nó chỉ có nghĩa là việc
vận dụng quản trị chiến lược sẽ giảm bớt rủi ro gặp phải các vấn đề trầm trọng và
tăng khả năng của doanh nghiệp trong việc tranh thủ các cơ hội trong môi trường
khi chúng xuất hiện.
1.1.3. Các cấp chiến lược
Dựa trên cơ sở tiếp cận, quản trị chiến lược có thể xảy ra ở nhiều tầm mức
khác nhau trong tổ chức. Thông thường nếu căn cứ vào cấp độ quản trị, chiến lược
của doanh nghiệp gồm có ba mức chiến lược cơ bản là:
1.1.3.1. Chiến lược cấp doanh nghiệp

Là chiến lược có tính tổng thể, bao hàm định hướng chung của doanh nghiệp
về vấn đề tăng trưởng quản lý các doanh nghiệp thành viên; là một kiểu mẫu của
các quyết định trong một cơng ty, nó xác định và vạch rõ mục đích, mục tiêu của
cơng ty, xác định các hoạt động kinh doanh mà công ty theo đuổi, tạo ra các chính
sách, kế hoạch để đạt mục tiêu. Trong một tổ chức với quy mô và mức độ đa dạng,
chiến lược công ty thường áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp. Chiến lược cấp
doanh nghiệp xác định các hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân phối nguồn lực
giữa các hoạt động kinh doanh đó.
1.1.3.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh tập trung vào việc cải thiện vị thế cạnh
tranh của các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Chiến lược cấp đơn vị kinh
doanh bao gồm chủ đề cạnh tranh mà doanh nghiệp lựa chọn để nhấn mạnh, cách
thức mà nó tự định vị vào thị trường để đạt lợi thế cạnh tranh và các chiến lược định
vị khác nhau có thể sử dụng trong bối cảnh khác nhau của mỗi ngành.


7

Do vậy, đối với doanh nghiệp đơn ngành, quá trình tăng trưởng nhưng khơng
có sự đa dạng hóa thì chiến lược cấp doanh nghiệp chính là chiến lược cấp đơn vị
kinh doanh.
1.1.3.3. Chiến lược cấp bộ phận chức năng
Chiến lược ở cấp độ này liên quan đến các quy trình tác nghiệp của các hoạt
động kinh doanh và các bộ phận của chuỗi giá trị. Chiến lược ở các chức năng
marketing, tài chính, nguồn nhân lực, … nhằm phát triển và phối kết hợp các nguồn
lực mà thơng qua đó các chiến lược ở cấp đơn vị kinh doanh được thực hiện một
cách hiệu quả.

1.2.


Các giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược
Một trong những mơ hình được vận dụng phổ biến hiện nay là của Fred R.

David 4.

Hình 1.1 - Mơ hình quản trị chiến lược của Fred. R. David

4

Fred. R. David (2000), Khái luận về quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh


×