Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Van 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.56 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ 1 : GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ : “ Uống nước nhớ nguồn” Bài làm. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lí vô cùng tốt đẹp. Trong truyền thống đạo lí đó, chữ nhân được đặt lên hàng đầu. Một khía cạnh của nhân nghĩa và lòng biết ơn, thứ tình cảm cao quý thiêng liêng. Người xưa rất coi trong việc giáo dục đạo đức. Biết bao bài học lớn lao, sâu sắc đã được gởi gắm vào ca dao, tục ngữ, những lời ru mộc mạc mà chan chứa tình nghĩa. Câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn cũng nằm trong mặt đạo lí truyền thống tốt đẹp ấy. Mượn một hình ảnh giản dị để gửi gắm một triết lí sống sâu xa, đó là cách thể hiện quen thuộc của người xưa. Không đao to, búa lớn, cứ rủ rỉ ngọt ngào mà thấm thía, lòng biết ơn được nhắc tới trong một hoàn cảnh khác nhau. Khi bắt đầu bữa cơm mới ngạt ngào hương vị đồng quê, người lao động nhắn nhủ: Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần Lúc giơ tay hái một trái cây chín mọng trên cành lại nhớ kẻ trồng cây. Lúc sung sướng uống từng ngụm nước mát lành vẫn không quên nhắc nhau phải nhớ nguồn. Nghĩa đen của câu tục ngữ trên không dừng lại ở đó. Cao hơn, sâu hơn, nó nhắc nhở chúng ta phải trân trọng, biết ơn những người đi trước đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu xương để đem lại thành quả tốt đẹp mà chúng ta đang hưởng thụ. Ông cha ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước đã đổ mồ hôi xương máu để hôm nay con cháu được sống dưới bầu trời độc lập, tự do. Cha mẹ sinh thành ra ta, nuôi ta khôn lớn, công lao ấy cao tựa Thái Sơn. Thầy cô dạy dỗ ta nên người có ích cho xã hội, ơn nghĩa ấy lớn như biển rộng. Rồi chén cơm ta ăn, tấm áo ta mặc, cuốn sách ta học… là thành quả lao động của bao người ngày đêm miệt mài trên đồng ruộng, trong xưởng máy làm ra của cải phục vụ xã hội. Kết quả sáng tạo không ngừng ấy chính là nguồn nước vô tận mà chúng ta đang được thừa hưởng. Chúng ta phải biết trân trọng cái mạch nguồn trong trẻo đó. Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Một xã hội chỉ thực sự tốt đẹp khi nó được xây dựng vững vàng trên nền tảng đạo lí. Trên khắp đất nước ta, lòng biết ơn thể hiện ở các đình miếu, chùa chiền thờ phụng các bậc tiền bối có công mở nước và giữ nước, ở các dịp lễ hội như giỗ tổ Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Thánh Gióng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Hồ Chí Minh… Công lao của các vị anh hùng dân tộc luôn được nhân dân ta nhắc nhở, tưởng niệm với lòng thành kính và biết ơn sâu sắc. Trong mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên, ông bà được đặt ở nơi trang trọng nhất cũng là biểu hiện của tình cảm uống nước nhớ nguồn. Chính sự kế thừa và phát huy truyền thống của các thế hệ hôm nay đã tạo nên sức sống muôn đời của non sông đất nước Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hiện nay, trong cả nước đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn, các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan, đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công uy nghiêm, sừng sững luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hy sinh anh hùng vì dân tộc, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Nhưng không đơn giản là ta chỉ uống nước mà còn có nhiệm vụ bảo vệ và bổ sung cho cái nguồn nước dân tộc bất diệt ấy. Có như vậy mới phát huy được tinh hoa, truyền thống tốt đẹp mà tổ tiên ta để lại. Trong hoàn cảnh mới của đất nước, người uống nước vừa là người hưởng thụ, vừa là người có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với thế hệ sau. Có như vậy, đất nước ta mới có ngày giàu mạnh. Lòng biết ơn không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả quá trình rèn luyện phấn đấu lâu dài của mỗi con người. Thuở ấu thơ, chúng ta đã được nghe lời ru thấm đượm ân tình của bà, của mẹ: Con người có tổ có tông, Như cây có cội như sông có nguồn Hay như Công cha nghĩa mẹ ơn thầy, Sống sao cho bỏ những ngày ước ao… Cứ như thế, từng chút một, theo thời gian, lòng biết ơn lớn dần lên và thấm sâu vào máu thịt mỗi người. Ở độ tuổi học sinh, chúng ta chưa làm ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Do đó, hãy bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với cha mẹ, thầy cô và mọi người bằng chính lời nói, việc làm hằng ngày của mình. Phấn đấu trở thành trò giỏi, con ngoan là cách đền đáp công ơn thiết thực nhất. Câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn là bài học đạo lí cho mỗi chúng ta. Mẹ ru giấc ngủ ca dao Tháng năm con lớn con vào đời thơ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> §Ò bµi 2: B×nh luËn c©u tôc ng÷: “Tèt gç h¬n tèt níc s¬n” Tìm hiểu đề. 1. Thể loại: Bình luận một vấn đề hoàn toàn đúng. 2. Nội dung: Một sự đánh giá, một sự lựa chọn cho rằng nội dung quan trọng hơn h×nh thøc. H×nh thøc biÓu hiÖn néi dung vµ gãp phÇn n©ng cao gi¸ trÞ cña néi dung. 3.T liệu: Thực tế đời sống. Dµn ý. I. Më bµi: Trong cuộc sống chúng ta nên theo nguyên tắc nào để đánh giá một vật thể, một con ngêi ? Vấn đề này, ông cha ta đã đúc kết đợc kinh nghiệm quý báu qua câu tục ngữ: “Tốt gç h¬n tèt níc s¬n”. II. Th©n bµi: 1. Gi¶i thÝch ý nghÜa cña c©u tôc ng÷:. NghÜa ®en: Gç lµ chÊt liÖu bªn trong. Nớc sơn là chất liệu quét thêm lên đồ vật để làm cho đồ vâth ấy thêm đẹp, thêm bÒn. §ã lµ c¸i vá bªn ngoµi. Đánh giá một vật thể bằng gỗ chúng ta cần chú ý đến chất gỗ của vật thể đó. Chất gỗ là quan trọng nhất quyết định giá trị của vật thể chứ không phải là lớp sơn màu mè rùc rì phÕt bªn ngoµi nã. Nghĩa bóng: Nên coi trọng cái thực chất bên trong đừng bị lóa mắt bởi vẻ hào nho¸ng bªn ngoµi. Nên sống bằng thực chất của mình đừng sống bằng vẻ giả tạo hình thức bên ngoài. 2. Khẳng định câu tục ngữ là hoàn toàn đúng.. Câu tục ngữ là môt đúc kết đúng đắn sâu sắc từ những kinh nghiệm trong thực tế đời sống. Gỗ là chất liệu làm nên vật thể: gỗ tốt tì vật thể sẽ bền, dùng đợc lâu dài. Gỗ tạp, gỗ xấu thì vật thể chóng h, thời gian sử dụng sẽ ngắn đi. Nớc sơn dẫu đẹp thì cũng chỉ là lớp vỏ phủ ngoài nằm trang trí, làm đẹp thêm chứ không thể nào cứu vãn đợc vật thÓ nÕu vËt thÓ Êy bÞ h háng do chÊt liÖu bç bªn trong qu¸ xÊu. Khi xem xÐt mét con ngêi còng vËy, chóng ta cÇn xem xÐt néi dung (phÈm chÊt đạo đức và năng lực) là chính còn hình thức bên ngoài (cử chỉ, ngôn ngữ, đầu tóc, trang phôc...) lµ thø yÕu. Tuy nhiên, trong khi đánh giá vật thể và con ngời, chúng ta không đợc bỏ qua hoặc qu¸ xem nhÑ h×nh thøc.. 3. Bµn b¹c, më réng.. Câu tục ngữ thể hiện một quan niệm sống đẹp: chú ý rèn luyện, tu dỡng đạo đức, trÝ tuÖ vµ tµi n¨ng, nh÷ng yÕu tè thùc chÊt cña con ngêi. Ngoài ra, câu tục ngữ cũng cho ta một quan niện đúng đắn: cái đẹp lí tởng và sự kết hợp hài hòa giữa nội dung tốt và hình thức đẹp. III. KÕt bµi: Khẳng định giá trị của câu tục ngữ và nêu khái quát tác dụng của nó cho thấy nội dung và hình thức có mối quan hệ khăng khít, trong đó nội dung quyết định hình thức.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> và hình thức biểu hiện nội dung có tác dụng góp phần nâng cao nội dung. Từ đó rút ra bài học đánh giá xem xét con ngời: đạo đức tài năng là quyết định .. Bài làm Trong cuộc sống hằng ngày, để đánh giá một đồ vật, một con ngời đạt đợc mức độ chính xác, chúng ta nên dựa trên nguyên tắc hay cách thức nào? Đây cũng là vấn đề xa nay nhiÒu ngêi quan t©m. Cha «ng còng tõng cã ý kiÕn híng dÉn viÖc Êy trong c©u tôc ng÷: “Tèt gç h¬n tèt níc s¬n” Ta nên hiểu câu này nh thế nào và đánh giá nó ra sao? Phải chăng đây chính là kinh nghiệm quý báu mà ông cha của chúng ta từ nghìn xa đã để lại cho con cháu suy ngẫm vµ häc hái. Câu tục ngữ dùng hai sự vật “gỗ” và “nớc sơn” để làm một phép so sánh. “Gỗ” là chất liệu để làm nên đồ dùng nh tủ, bàn, ghế... còn “nớc sơn” là vật liệu để quét lên thêm lớp bên ngoài cho các đồ dùng ấy thêm đẹp và thêm bền. Nhiều ngời chỉ chú ý đến lớp sơn bóng nhoáng bề ngoài mà đã mua phải một đồ dùng bằng gỗ xấu hoặc gỗ mọt. Ông cha ta với kinh nghiệm sống của mình đã kết luận : “Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn” lµ nh v©y. §ã lµ hiÓu theo nghÜa ®en. Cßn nghÜa bãng c©u tôc ng÷ nµy th× réng lín h¬n nhiÒu. Câu này bao hàm một lời khuyên về cách nhìn nhận, đánh giá một sự vật, một con ngời, đừng nên để cái vỏ hình thức hào nhoáng bên ngoài mê hoặc mà phải coi trọng cái thùc chÊt bªn trong. Ngoµi ra, c©u nµy cßn bao hµm mét lêi khuyªn vÒ c¸ch sèng: h·y sống chân thật bằng thực chất của mình, chân thành trong cách đối nhân xử thế, đừng ba hoa, khoác lác, lòe đời bằng cái vỏ hình thức giả tạo, đừng khéo đem cái vỏ bề ngoài để che đậy cái sơ sài bên trong. Nh mọi câu tục ngữ khác, câu tục ngữ này cũng là sự đúc rút kinh nghiệm của cha «ng chóng ta tr¶i qua biÕt bao thÕ hÖ con ngêi, víi bao thµnh b¹i, nªn h, vÊp v¸p míi đúc rút thành chân lí: “Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn”. Khi nhìn nhận đánh giá một sự vật, ta ph¶i thÊy r»ng gi÷a h×nh thøc bªn ngoµi vµ néi dung bªn trong nãi c¸ch kh¸c lµ thùc chÊt, kh«ng ph¶i lóc nµo còng thèng nhÊt mµ th«ng thêng th× nh÷ng sù vËt cã thùc chÊt kÐm cái l¹i mét h×nh thøc l«i cuèn hÊp dÉn. Mét vËt dông nh chiÕc tñ, chiÕc bµn b»ng gỗ tạp lại đợc sơn phết, tô điểm với nớc sơn bóng nhoáng màu mè. Một kẻ vô tài thờng lµm ra vÎ lÞch duyÖt, hiÓu biÕt. Mét kÎ “miÖng nam m« bông mét bå dao g¨m”. §ã lµ một sự việc rất phổ biến. Do đó, trong tiếp xúc hằng ngày với mọi sự vật, vào vẻ đẹp tâm hồn của con ngời chứ đừng bóng sắc hấp dẫn bên ngoài mà quên đi cái mục rỗng, thèi n¸t, xÊu xa vµ v« vÞ bªn trong. Bëi v× nghÜ cho kÜ, suy cho cïng, nÕu ch©n gi¸ trÞ của vật dụng là chất gỗ thì chân giá trị của con ngời chính là đạo đức tài năng và trí tuệ. Nhng trong thùc tÕ cuéc sèng, còng kh«ng thÓ chØ xem träng néi dung mµ l·ng quên đi mặt hình thức. Một vật dụng, một món hàng đã có chất lợng tốt, gỗ tốt quý lại có bao bì, hay nớc sơn xinh xắn tô điểm, trang trí đẹp đẽ thì giá trị vật dụng ấy, món hàng ấy càng đợc nâng thêm. Hình thức bên goài nh thế đã góp phần làm tăng thêm cho giá trị bên trong. Một cái tủ, một chiếc bàn làm bằng gỗ đỏ hay bằng lăng mà lại còn đợc sơn sơn bóng nhoáng hẳn sẽ làm vừa ý vừa lòng ngời mua. Một con ngời cũng vậy, có học vấn, đạo đức lại nói năng lịch sự, thanh nhã, ăn mặc gọn gàng, sạch đẹp dễ làm ta thêm quý trọng hơn hẳn ngời tuy cũng có tài năng, đạo đức nhng ăn nói thô lỗ, cục cằn, áo quần xộc xệch. Đúng là cái đẹp lí tởng là phải hài hòa giữa nội dung và hình thøc..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Vậy để đánh giá và nhận xét một vật dụng, một con ngời chúng ta phải dựa trên cơ së c¶ néi dung vµ h×nh thøc. Hai mÆt nµy kÕt hîp vµ bæ sung nhau lµm nªn gi¸ trÞ cña vật dụng ấy, con ngời ấy tuy là nội dung giữ vai trò quyết định. Khi đánh giá ta cần coi trọng chất lợng của sự vật cũng nh đạo đức, tài năng trí tuệ của con ngời. Tóm lại, “Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn” không những chỉ giúp ta một phơng châm đúng đắn trong việc nhìn nhận, đánh giá chọn lọc ở đời mà còn giúp ta một phơng châm trong cách đối nhân xử thế. Không nên dựa dẫm vào cái hình thức bên ngoài vay mợn, không phải của mình để vênh vang tự phụ với mọi ngời rồi không chịu rèn luyện, tu dỡng. Cũng đừng nên quá chú trọng hình thức bên ngoài, trang điểm mặt mày, chng diện quần áo mà quên đi cái trân giá trị của con ngời là đạo đức, trí tuệ và tài năng. Bài học mà câu tục ngữ này dạy ta thật là đúng và sâu sắc..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ĐỀ 3: Giải thích câu tục “ Đói cho sạch, rách cho th ơm”. ng ữ. Bài làm Đạo lí truyền thống của dân tộc ta được thể hiện khá toàn diện qua ca dao,tục ngữ.Nói về lối sống thanh cao và việc giữ gìn phẩm giá tốt đẹp trong hoàn cảnh khó khăn,người xưa có câu : “Đói cho sạch,rách cho thơm”. Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “đói” và “rét” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Hai động từ đó là hai động từ quan trọng nhất trong bài, thể hiện hành động, thói quen, những biểu lộ của người dân lao động. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng chính là quan điểm sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai cấp thống trị. Dân gian mượn hai yếu tố thiết yếu nhất trong cuộc sống hàng ngày là “ăn” và “mặc” để thông qua đó phản ánh quan niệm sống.Trong xã hội phong kiến,người lao động chân lấm tay bùn thường bị giai cấp bóc lột khinh thường,rẻ rúng.Bọn chúng cho rằng mọi sự xấu xa trên đời đều bắt đầu từ sự cùng khốn : “Bần cùng sinh đạo tặc” hay “Đói ăn vụng,túng làm càn”.Thực tế cũng có một số người bị tha hóa trước hoàn cảnh,còn phần lớn người dân lao động vẫn giữ vững nếp sống lành mạnh,trong sạch của ông cha. Theo bản năng của con người, “con giun xéo lắm cũng quằn”, đến mức đường cùng thì tự nhiên phải biết chống lại bằng bất cứ hành động nào, có mấy ai nghĩ đến việc giữ gìn phẩm chất, thanh danh. Ấy vậy mà những người dân lao động, đối với họ điều đó là quan trọng nhất, là mục tiêu để hướng tới, là động lực thúc đẩy để sống. Dù có bần cùng, đói khổ đến đâu thì ý chí kiên cường của họ vẫn luôn chiến thắng, niềm tin của họ vẫn không bao giờ tàn lui. Từ xa xưa, nước ta vốn dĩ là một nước gắn liền với đồng ruộng, nhân dân ta lam lũ cùng nắng mưa, giai cấp thống thị vẫn vắt kiệt sức của họ bởi những sưu thuế nặng nề, chính sách áp bức đến tận xương tuỷ. Trong hoàn cảnh như vậy, con người mà không có lập trường thì rất dễ bị nhơ bẩn về đạo đức. Những người dân lao động chỉ biết dựa vào nhau, thốt nên lời những kinh nghiệm của cuộc sống để khuyên nhủ nhau sống sao cho khỏi hổ thẹn với trời đất, sao cho khỏi cắn rứt lương tâm, danh dự, ám ảnh bới những tội lỗi xấu xa mà mình đã gây ra.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Nói kết lại, đối với người lao động thời xưa, vật chất không có gì, họ chỉ biết sống dựa vào ý chí, niềm tin, sự nỗ lực, phấn đấu. Nhờ vào những yếu tố đó mà họ đã vượt lên được số phận, biết sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời, không một sự bóc lột nào có thể tước đi được tinh thần, lý trí của họ. Điều đó đã được đúc kết qua quá trình lao động sản xuất, cô đọng được qua từng suy nghĩ của mỗi con người. Quan niệm sống ấy thật cao đẹp, nó không chỉ là kinh nghiệm mà nó còn là lời dạy dỗ, khuyên răn, chỉ bảo, áp dụng cho tất cả mọi người. Sống trong đói rách kéo dài triền miên như vậy,nếu không giữ gìn phẩm giá,con người sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức. Trong hoàn cảnh ấy,những lời khuyên nhủ,những bài học nhân sinh là hết sức cần thiết.Người lao động khuyên nhau,nhắc nhở nhau hãy sống cho trong sạch,đúng với bản chất thiên lương,sao cho khỏi “cúi xuống thẹn đất,ngẩng lên thẹn trời” và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa. Quan điểm này là sự đối nghịch với quan điểm sống tiêu cực của giai cấp bóc lột;là sự tự khẳng định và đề cao lối sống thanh cao của người lao động,không một uy lực nào,một cám dỗ nào có thể làm cho những con người chân chính khuất phục. Trong sạch trong lối sống,trong nếp nghĩ.Thơm tho trên phương diện danh dự,đạo lí làm người.Điều đó đã được kết tụ trong cách sống cao thượng của những bậc chính nhân quân tử như Nguyễn Trãi,Cao Bá Quát,Nguyễn Công Trứ,Nguyễn Khuyến… Quan niệm sống cao đẹp ấy đã thành truyền thống từ ngày xưa truyền lại.Nó giống như những bông hoa sen vươn lên trên đầm lầy với vẻ đẹp thanh cao và làn hương thơm ngát..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ĐỀ 4 : Giải thích câu tục ng ữ “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Bài làm "Đoàn kết là sức mạnh vô địch" - điều đó đã trở thành chân lí, là truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Từ xưa đến nay trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã thực hiện tốt bài học đoàn kết cho nên luôn giành được thắng lợi, giữ vững được nền độc lập, thống nhất Tổ quốc. Tinh thần đoàn kết được ông bà ta lưu truyền lại qua lời dạy của câu ca dao giàu hình ảnh: " Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao." Câu ca dao đã cho ta một bài học quí báu và thực tế lịch sử của nước nhà cũng đã chứng minh được lời dạy trên. Qua câu ca dao ta thấy người xưa đã dùng cách nói bóng bẩy, mượn hình ảnh của cây lá thiên nhiên để liên hệ đến con người: Một cây đứng riêng lẻ, dù có to lớn đến đâu thì cái cây ấy cũng lẻ loi, chỉ là một nét rất nhỏ mong manh trong cái nền rộng lớn của thiên nhiên. Và khi có một cơn gió mạnh thì nó sẽ dễ bị quật ngã. Trái lại có ba cây mọc gần kề, cành lá đan xen vào nhau tạo thànhg một vùng rộng lớn như một khu rừng, vững chãi như quả đồi, hòn núi, khó có gì lay chuyển được. Từ sự quan sát hình ảnh trong thiên nhiên ấy, câu ca dao gợi cho ta liên tưởng đến sự đoàn kết, sự hợp quần trong cuộc sống con người. Nếu sự đoàn kết kia đã tạo nên sức mạnh thì con người phải biết yêu thương, gắn bó với nhau, kết thành một khối vững chắc để dễ dàng đi đến thành công. Đó chính là ý nghĩa mà ca dao muốn nhắn nhủ với người đời. Trên thực tế, nếu có nhiều cánh tay, nhiều khối óc góp lại cùng làm thì công việc sẽ mau chóng hoàn thành dù cho công việc ấy có khó khăn đến đâu. Chắc chắn chúng ta không quên được câu chuyện "Bó đũa": Nếu lấy ra từng chắc thì bẻ gãy rất dễ dàng, còn để cả bó thì không có cách nào bẻ được. Từ xưa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết đã được khẳng định là như thế. Lần giở lại những trang sử hào hùng của dân tộc, ta càng hiểu rõ tình đoàn kết của dân tộc ta thật đáng tự hào. Nhờ nhân dân ta hết lòng ủng hộ, cùng nhau hợp lực lại đánh đuổi quân Nam Hán nên cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thắng lợi vẻ vang. Rồi đến chiến thắng lừng lẫy của Ngô Quyên trên sông Bạch Đằng, của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn ba lần đánh bại quân Nguyên ... đã nêu cao tinh thần đoàn kết.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> chiến đấuchống giặc ngoại xâm của ông cha ta. Nếu trước kia dân tộc ta đã kiên cường đoàn kết bên nhau chống giặc phong kiến phương Bắc hàng nghìn năm thì cũng với tinh thần đoàn kết ấy nhân dân ta đã giành thắng lợi ở trận Điện Biên Phủ oai hùng với gần trăm năm kháng chiến. Trang sử vàng chưa khép lại thì một cuộc chiến khác gay go hơn, quyết liệt hơn như thử thách tình đoàn kết của dân tộc ta - cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, trẻ, già, gái, trai, ... cùng nhau góp sức chung vai gánh vác. Mỗi người một nhiệm vụ, mỗi người một tấm lòng ... coi như anh em một nhà, đoàn kết, siết chặt tay nhau, sống chết bên nhau với lòng quyết tâm giết giặc giải phóng đất nước. Cả nước tham gia kháng chiến. Với tinh thần gắn bó đaòn kết bên nhau ấy, mà chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã kết thúc bằng một thắng lợi vô cùng vẻ vang, thống nhất đất nước. Tinh thần đoàn kết không những giúp cho công cuộc đấu tranh giữ nước đi đến thắng lợi mà nó cũng rất cần thiết trong sự nghiệp xây dựng nước nữa. Những công trình vỡ đất khai hoang, những công trình thủy lợi, thủy điện, những kết quả nghiên cứu khoa học, những kế hoạch phương án xây dựng đất nước ... không phải là nhờ công sức của một người nào mà là nhờ sức mạnh của tập thể, của những con người lao động sáng tạo đầy nhiệt tình yêu nước. Nhìn lại sự việc ta càng thấm thía bài học về tinh thần đoàn kết. Ngay từ trong gia đình, nếu ta biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết một lòng thì cả gia đình luôn được thuận hòa, hạnh phúc. Ở địa phương, xóm làng, nhà nhà mọi người luôn đồng tâm hợp lực thì xóm làng ta sẽ ngày càng vững mạnh, yên vui. Và nhân dân cả nước nếu lúc nào cũng biết phát huy cao tinh thần đoàn kết, "chị ngã em nâng", thì đất nước sẽ vững bước đi lên, không một trở ngại nào làm chùn bước. "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công" Tóm lại, câu ca dao là một lời dạy, một bài học quí báu: Sức mạnh của đoàn kết là vô địch. Cho nên đoàn kết là vấn đề cần thiết nhất để tạo nên sức mạnh giúp con người xây dựng cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và mỗi người chúng ta cần hiểu rõ: Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> ĐỀ 5 : Giải thích câu tục ng ữ “lá lành đùm lá rách” Bài làm Thực tế lịch sử đã cho thấy trong bốn ngàn năm sống còn trên dải đất bên bờ biển Đông đầy sóng gió này,dân tộc Việt Nam chúng ta đã từng gánh chịu biết bao là thiên tai,dịch họa vô cùng ác liệt.Phép lạ nào đã giúp tổ tiên chúng ta vượt qua được mọi khó khăn,điêu đứng ấy để đứng vững cùng bè bạn năm châu ? Phải chăng là ở sức mạnh của tinh thần đoàn kết,tương trợ lẫn nhau ? Phải chăng là nhờ nhân dân ta đã thực hiện đúng như câu tục ngữ mà từ bao đời nay cha ông ta đã truyền đời : “Lá lành đùm lá rách” ? Thật vậy, câu tục ngữ là một chân lí lớn laovề truyền thoòng đoàn kết của đồng bào ta. Để có thể kế tục truyền thống của ông cha, việc đầu tiên ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. Vậy, thế nào là " lá lành", "lá rách"? " Lá lành" là những chiếc lá còn nguyên vẹn, lành lặn. Ý ở đấy muốn nói đến những người có cuộc sống đầy đủ, ấm no. " Lá rách" là những chiếc lá không còn nguyên vẹn, lành lặn, đã bị sâu nát. Ý chỉ những người có hoàn canh khó khăn, vất vả. "Lá lành đùm lá rách" có nghĩa là chúng ta phải biết yêu thương, chia sẻ, đùm bọc những người có hoàn cảnh éo le , cuộc sống đau khổ, bệnh hoạn,... Vậy thì tại sao câu tục ngữ lại khuyên chúng ta phải "lá lành đùm lá rách"? Vì để có thể ssống một cuộc sống đầy đủ, ý nghĩa, mỗi cá nhân phải hoà nhập với cộng đồng, cùng chia sẻ với mọi người . "Sông có khúc, người có lúc", trong cuộc sống, khó ai có thể thuận lợi, vuông tròn về mọi mặt. Vì vậy, để muốn mọi người đối xử tốt với mình thì mình phải đối xử tốt với mọi người trước đã. Ca dao Việt Nam có câu: " Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng xét về ý nghĩa thì chẳng khác gì "lá lành đùm lá rách". Trong xã hội, mỗi người có một hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, những mối quan hệ giữa người với người đã tạo ra sự ràng buộc, gắn bó, là cơ sở của sự gần gũi, cảm thông. Bạn bè đồng tuổi cùng chung trường, chung lớp. Hàng xóm láng giềng cùng chung đường đi, lối lại. Dân tộc Kinh, Tày, Mường, Nùng....cùng sinh ra từ bọc trứng cảu mẹ Âu Cơ...Vì vậy không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt với mọi người. Tình thương yêu, sự chai sẻ ngọt bùi sẽ làm cho con người gẵn bó với nhau hơn, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. “Thấy ai đói rách thì thương Rét thường cho mặc,đói thường cho ăn”. Trong đời sống xã hội,hoàn cảnh con người dễ thay đổi bất thường khi thành công,khi thất bại.Có cái tính thương người như thể thương thân ấy,thì cuộc sống xã hội mới tránh được mầm mống chia rẽ,xung đột,xây dựng được tình đoàn kết,tương thân,tương ái.Điều đó đủ cho thấy lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng,thân ái.Cũng phải thấy rằng thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của kẻ khác là một thói xấu,một thái độ ích kỉ,vô lương tâm. Trong đời sống còn nhiều khó khăn của buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay,hơn lúc nào hết,lòng nhân ái,tình cảm thương yêu,đùm bọc lẫn nhau ấy phải được nâng lên thành ý thức tự giác ở mỗi con người chúng ta. Câu tục ngữ được truyền tiếp bao đời nay đủ khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lí làm người của dân tộc ta.Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn,tinh thần tương thân tương ái đậm đà nên trải qua bao đời Bắc thuộc,Pháp thuộc,và Mĩ thuộc,nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập,bảo vệ được sự sống còn vững mạnh cho đến ngày nay. Tuy nhiên chúng ta cần phải nhận định,đánh giá đúng tinh thần của câu tục ngữ này.Lá lành đùm lá rách nghĩa là người khỏe mạnh,bình yên phải giúp đỡ người yếu đuối,khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng phải không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn trịch thượng kiểu bố thí mà nhất thiết phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo mà chúng ta vừa phân tích ở trên.Cả người được giúp đỡ cũng vậy,không nên ỷ lại,hoàn toàn sống nhờ vào tình thương xót của người khác để trở nên thụ động,biếng lười.Họ phải vươn lên xứng đáng để làm nên mối quan hệ bình đẳng thân ái với người khác. Tóm lại,tình yêu thương đùm bọc nhau là một truyền thống đẹp đẽ về đạo lí làm người đã được dân tộc ta giữ vững và phát triển qua nhiều thế hệ,trải qua các giai đoạn lịch sử của đất nước,nhất là trong khó khăn,hoạn nạn,dịch họa,thiên tai. Ngày này có rất nhiều hoạt động thể hiện tinh thần tương thần tương thân, tương ái. Trong năm nay, chi đội em đã thực hiện rất tích cực phong trào góp quần áo, sách vở ủg hộ nhân dân bị thiên tai: mua tăm ủng hộ người mù. Và gần đây nhất là phong trào " Góp bút cùng bạn đến trường" do công ty Thiên Long phát động. Ở khắp các trường tiểu học, THCS, THPT, đại học, các trường cao đẳng... những quy học bổng đã được mở nhằm khích lệ học sinh nghèo vượt khó. Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng có những quỹ từ thiện giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đúng đắn hơn cả là chính sách của nhà nước dành cho con thương binh, liệt sĩ, đồng bào vùng núi, vùng sâu, vùng xa để phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo. " Chúng ta là con một cha, nhà một nóc/ Thịt với xương, tim óc dính liền". Thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc yên vui cũng như hoạn nạn, đó là đạo lí làm người, là truyền thống tốy đẹp của dân tộc Việt nam.Trong thời đại mới, dù đất nước co phát triển thế nào, con người có thay đổi ra sao thì câu tục ngữ vẫn giữ nguyên giá trị nhân sinh của nó. Nhiệm vụ của chúng ta là phải kế thừa và phát huy tinh thần tương thần tương thân tương ái của dân tộc.. GOOD LUCK.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×