Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi kiểm tra HKI- Văn 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.04 KB, 4 trang )

SỞ GD - ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN.
ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I.
NĂM HỌC: 2008-2009
MÔN: NGỮ VĂN 10
Thời gian: 90 phút.
I.Phần trắc nghiệm.( 3 điểm).
*Câu 1: Các bộ phận hợp thành VHVN là:
A. Văn học dân gian và văn học viết.
B. Văn học viết và văn học trung đại.
C Văn học trung đại và văn học hiện đại.
D. Văn học trung đại và văn học dân gian.
*Câu 2: Đặc trưng của văn học dân gian là tính truyền miệng và tính tập thể. Đúng hay
sai?
A. Đúng. B. Sai.
* Câu 3: Dòng nào dưới đây thể hiện đúng đặc trưng của văn học dân gian?
A Tính truyền miệng chi phối quá trình sáng tạo của văn học dân gian.
B. Tính tập thể tạo ra sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian.
C. Tính truyền miệng và tính tập thể là đặc tgưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá
trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian.
D. Văn học dân gian trở thành tài sản chung của tập thể.
* Câu 4: Dòng nào dưới đây đúng với bản chất người anh hùng Đam San?
A. Trọng danh dự bản thân, thị tộc.
B. Tha thiết với cuộc sống cộng đồng.
C. Vì danh dự và lợi ích của cá nhân.
D. Đặt danh dự của cá nhân, thị tộc lên trên hết, thiết tha với cuộc sống hạnh phúc
của cộng đồng.
* Câu 5: Truyền thuyết “ Truyện An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ” là cách giải
thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc, nêu bài học giữ nước và xử lí đúng mối quan hệ giữa
riêng và chung. Đúng hay sai?
A. Đúng. B. Sai.


* Câu 6: Dòng nào dưới đây đúng với mâu thuẫn truyện” Tấm Cám”?
A. Mâu thuẫn gia đình.
B. Mâu thuẫn xã hội.
C. Mượn xung đột gia đình để thể hiện mâu thuẫn đạo đức: thiện và ác.
D. Mâu thuẫn giữa những người phụ nữ.
* Câu 7: Nếu tục ngữ thiên về trí tuệ thì ca dao thiên về tình cảm. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai.
* Câu 8: Truyện cười chia ra làm mấy loại?
A. Bốn C. Hai.
B. Ba. D. Năm.
* Câu 9: Nối các nhân tố giao tiếp ở cột A sao cho tương ứng với câu hỏi ở cột B.
1. Nhân vật giao tiếp a. Nói, viết cái gì?
2. Hoàn cảnh giao tiếp. b. Nói, viết để làm gì?
3. Nội dung giao tiếp. c. Ai nói, viết? Nói, viết với ai?
4. Mục đích giao tiếp d. Nói, viết ở đâu? Khi nào?
* Câu 10: Dòng nào dưới đây không phải là đặc điểm cơ bản của một văn bản?
A. Tập trung thể hiện một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn.
B. Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ và cả văn bản được xây dựng theo
một kết cấu mạch lạc.
C. Văn bản nhằm thực hiện một hoạc một số mục đích nhất định.
D. Văn bản phải có nhiều đoạn và các đoạn liên kết với nhau chặt chẽ.
* Câu 11: Điểm nổi bật nhất về đặc điểm diễn đạt của ngôn ngữ nói là gì?
A. Sử dụng các từ ngữ có tính biểu cảm cao.
B. Đa dạng về ngữ diệu, giọng điệu.
C. Sử dụng câu dài với nhiều thành phần câu.
D. Có sự hỗ trợ của hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ.
* Câu 12: Khi viết, nên sử dụng loại từ ngữ nào?
A. Từ ngữ có tính chất văn hoá.
B. Từ ngữ có tính chất địa phương.
C. Các tiếng lóng, biệt ngữ.

D. Tữ ngữ có tính khẩu ngữ.
II. Phần tự luận.(7 điểm).
Nhận xét về văn học thời Trần, có ý kiến cho rằng:
“Điều đáng quý trong văn học viết thời này là sự phản ánh hào khí Đông A”.
Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Dựa vào các tác phẩm đã học ( và đọc thêm), hãy
làm sáng tỏ ý kiến trên.
……………H ết…………….
ĐÁP ÁN THI KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn 10.
Năm học: 2008-2009
A. ĐÁP ÁN .

I. Phần trắc nghiệm: 3 điểm.
Câu
1
Câu
2
Câu
3
Câu
4
Câu
5
Câu
6
Câu
7
Câu
8
Câu 9 Câu

10
Câu
11
Câu
12
A A C D A C A C 1c;2d;
3a;4b
D B A
II. Phần tự luận: 7 điểm.
1.YC về kỹ năng.
- HS biết cách làm một bài văn nghị luận chứng minh một vấn đề văn học sử.
- Hiểu và giải thích được luận đề, biết chọn dẫn chứng tiêu biểu để phân tích và nêu
cảm nhận của mình.
- Có thể đối chiếu phiên âm với dịch thơ để giải nghĩa một số từ hay. Nắm chắc thi
pháp văn học trung đại: điển cố, hình ảnh ước lệ tượng trưng, ngôn ngữ hàm súc…
2.YC về kiến thức:
a. Giải thích sơ lược luận đề.
- Thế nào là hào khí Đông A?
+ Đông A là triết tự chữ Trần gồm có bộ chữ A và chữ Đông hợp lại mà thành.
+ Hào khí Đông A là khí thế anh hùng của đời Trần dựa trên sức mạnh tinh thần của
dân tộc ta: ý thức độc lập, tự cường, yêu nước, căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến
thắng kẻ thù xâm lược.
- Vì sao cảm hứng Đông A lại là cảm hứng nổi bật nhất trong văn học thời Trần?
 Thế kỉ XIII, dân tộc VN phải đương đầu với giặc Mông - Nguyên, kẻ thù hung bạo
nhất thời bấy giờ. Song cả 3 lần chúng sang xâm lược nước ta đều bị thất bại thảm hại.
b. Phân tích, chứng minh.
- HS có thể chọn dẫn chứng khác nhau trong các tác phẩm đã học và đọc thêm,
song cần phân tích theo ý đã giải thích:
+ “ Hịch tướng sĩ văn”- Trần Hưng Đạo: Vang dậy núi sông một lời kêu gọi.
+ “ Thuật hoài”- Phạm Ngũ Lão: Tầm vóc của người trai thời Trần.

+ Các bài đọc thêm: Phong cách sống cao đẹp…
- HS phải biết tinh lọc dẫn chứng và có lời văn phân tích, minh hoạ sâu sắc.
3. YC về diễn đạt.
- Bố cục rõ ràng.
- Hành văn lưu loát, trong sáng, giàu cảm xúc, có hình ảnh.
- Biết dùng từ, đặt câu, dựng đoạn.
B. THANG ĐIỂM.
- Điểm 6+7: Đáp ứng tốt các YC nêu trên. Trình bày mạch lạc, văn viết giàu cảm
xúc, cảm nhận sâu sắc, có sáng tạo.
- Điểm 4+5: Đáp ứng phần lớn các YC nêu trên… Có thể mác một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 2+3: Hiểu đề nhưng viết còn sơ sài, lúng túng. Mắc nhiều lỗi về diễn đạt,
dùng từ, đặt câu.
- Điểm 0+1: Không hiểu đề hoặc hiểu sai lạc, bài viết kém.
………..Hết……….

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×