Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Ung thư da: bệnh nhân ngày càng trẻ hóa ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.56 KB, 7 trang )

Ung thư da: bệnh nhân ngày càng trẻ hóa


Theo TS Nguyễn Sĩ Hóa, Phó Viện trưởng Viện Da
liễu quốc gia, ung thư da đứng hàng thứ 8/10 loại ung
thư thường gặp với tỷ lệ trung bình 2,9-4,5
ca/100.000 dân.
Dấu hiệu bất thường trên da có thể là ung thư
Theo BS Hoá, hai loại ung thư da phổ biến nhất ở nước ta
là ung thư tế bào đáy và tế bào vẩy. Cả hai loại này đều ở
bề mặt, tốc độ phát triển chậm và khả năng chữa lành cao,
nhất là khi được phát hiện sớm. Còn ung thư tế bào hắc tố
là khá nguy hiểm, dễ gây tử vong, tuy nhiên cũng hiếm gặp
hơn.

Điều đáng nói là các dấu hiệu ung thư da không điển hình,
nên người bệnh cũng như các tuyến y tế cơ sở dễ nhầmvới
các bệnh về da khác.

Chị N.T.H ở Hà Nam xuất hiện tổn thương nhỏ bằng đồng
xu ở khoé mắt cách đây 4 năm, thỉnh thoảng loét, chảy
nước nhưng chị nghĩ là chứng viêm da bình thường nên
không đi viện khám mà tự mua các loại thuốc bôi trị viêm
da, nấm để chữa trị. Nhưng giờ vết loét lan rộng hơn, chị
mới đến viện khám và được kết luận ung thư tế bào đáy.

Hay như bệnh nhân C. ở Thái Bình cũng được phát hiện là
ung thư da sau hơn 4 năm mang bệnh. Dù bệnh nhân rất có
ý thức đi khám tại cơ sở y tế địa phương khi phát hiện
những dấu hiệu lạ ở vùng mặt. Anh cũng đã được điều trị
nhưng những tổn thương vẫn lan rộng gần tới sát tai. Khi


đó, anh mới tới Viện Da liễu Quốc gia khám và được xác
định bị ung thư da tế bào đáy.

Phần lớn bệnh nhân ung thư da nhập viện muộn từ 3 - 20
năm, rất hiếm trường hợp bệnh nhân nhập viện trước 6
tháng. Người bệnh thường tự điều trị ở nhà do thấy bệnh
tiến triển chậm, không đau. Vì thế, khi người bệnh đến viện
muộn sẽ kéo theo nhiều nguy cơ như việc điều trị khó khăn,
kéo dài do các tổn thương ung thư da bị lan rộng.

Theo TS Hoá, dấu hiệu thường gặp nhất của ung thư da là
một chỗ biến đổi bất thường của da, ví dụ như một vết loét
đau, chảy máu, đóng vảy rồi lành, sau đó lại loét trở lại
ngay vị trí này. Dấu hiệu đầu tiên thường gặp của ung thư
tế bào hắc tố thường là sự biến đổi bất thường của một nốt
ruồi có sẵn hoặc xuất hiện thêm những nốt ruồi mới đáng
nghi ngờ. Hầu hết các ung thư da đều gây ra những biến đổi
trên một vùng da khu trú. Do vậy, khi có dấu hiệu nghi
ngờ, người bệnh cần đi khám sớm vì ung thư da ít gây đau
nên thường chủ quan.

Thận trọng với tắm trắng, tắm nâu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư da, trong đó,
nguyên nhân tia tử ngoại mặt trời chiếm đa số. Theo TS
Hoá, trong cái nắng oi ả của mùa hè ở Việt Nam, nếu
không biết che chắn, bảo vệ làn da khỏi tia cực tím, sẽ có
nguy cơ bị ung thư. Thế nhưng, nhiều người lại tự “rước”
thêm nguy cơ cho mình bằng cách làm đẹp kém an toàn.


Như nhiều người tắm nắng quá nhiều, tắm khi ánh nắng đã
gay gắt. Hay như phương pháp làm đẹp bằng tắm trắng,
mọi người tự “bóc” bỏ một lớp sừng bảo vệ, khiến tia cực
tím càng có cơ hội xuyên qua da làm tổn thương các tế bào
sống, làm gãy gien trong tế bào da và gây bệnh ung thư.

Theo TS Nguyễn Viết Lượng, Viện bỏng quốc gia, theo
quy luật, lớp sừng ngoài cùng da sau 4 tuần bị già hoá và
dần được thay thế bằng lớp sừng mới. Thế nhưng, tắm
trắng, tức là ta tẩy đi lớp tế bào biểu bì (lớp sừng bên trên),
trong khi nó chưa đến “tuổi” lão hoá. Lớp da bên trong còn
quá non nớt, chứa ít sắc tố nên da có vẻ trắng, mịn nhưng
nguy hiểm ở chỗ, lớp tế bào non này càng dễ chịu ảnh
hưởng của bức xạ mặt trời. Khi đó, da càng dễ bị tổn
thương, bỏng nhẹ và tiềm ẩn nguy cơ bị ung thư da.

Hay gần đây, nhiều người rộ lên phong trào “tắm nâu”
cũng gây hại cho làn da. Theo TS Hải Vân, Trưởng khoa
Đối ngoại Viện Da liễu quốc gia, tắm nâu thực chất là
phương pháp phun tia tử ngoại để kích thích tế bào sinh sắc
tố sinh ra sắc tố đậm hơn, rất dễ dẫn đến ung thư da sau
này.

×