Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu tính đa dạng thành phần loài và sự phân bố của các loài êch nhái (amphibia) tại khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm nam động, tỉnh thanh hóa​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÕ VĂN OANH

NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THÀNH PHẦN
LOÀI VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI ẾCH NHÁI
(AMPHIBIA) TẠI KHU BẢO TỒN CÁC LOÀI HẠT TRẦN
QUÝ HIẾM NAM ĐỘNG, TỈNH THANH HÓA

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
MÃ NGÀNH: 8620211

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LƢU QUANG VINH

Hà Nội, 2019


i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.


Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên
cứu nào đã cơng bố, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2019
Ngƣời cam đoan

Lò Văn Oanh


ii
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, tôi đã nhận
đƣợc sự hỗ trợ, quan tâm và giúp đỡ của nhiều cơ quan, tổ chức và các cá
nhân. Với lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành tơi xin phép đƣợc gửi
lời cảm ơn tới:
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED mã số:
106.06.2017.18) và Tổ chức IdeaWild đã tài trợ kinh phí và trang thiết bị cho
nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn Chi cục Kiểm lâm Thanh Hoá, các hạt Kiểm lâm
Quan Hoá, Quan Sơn đã hỗ trợ trong quá trình thực địa.
Xin cảm ơn TS. Lƣu Quang Vinh đã hƣớng dẫn khoa học và hỗ trợ
trong suốt quá trình nghiên cứu.
Xin cảm ơn PGS.TS. Trần Ngọc Hải, PGS.TS. Lê Bảo Thanh, TS.
Vƣơng Duy Hƣng đã góp ý và chỉnh sửa đề cƣơng nghiên cứu.
Xin cảm ơn ThS. Hà Văn Nghĩa Trung tâm bảo tồn thiên nhiên việt
(Viêt Nature), Hà Văn Ngoạn học viên cao học khoá 26, KS. Phan Đức Lê
giảng viên Đại học Lâm Nghiệp, Phạm Văn Thiện, Nguyễn Tuấn Nam sinh
viên khoá 59 đã hỗ trợ thực địa và xử lý mẫu. Xin cảm ơn ThS. Hồng Thị
Tƣơi đã hỗ trợ trong q trình phân tích xử lý mẫu.
Xin cảm ơn tất cả những ngƣời dân Quan Sơn, Quan Hoá đã hỗ trợ

trong quá trình thực địa.
Xin cảm ơn các thầy cơ trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã giúp đỡ tơi
trong q trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả anh chị em, bạn bè,
ngƣời thân đã hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2019
Học viên

Lò Văn Oanh


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU .................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................. viii
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 4
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu về ếch nhái ở các nƣớc trong khu vực ............................. 4
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu về ếch nhái ở Việt Nam .................................................... 6
1.3. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .................................................................. 9
Chƣơng 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 11
2.1. Điều kiện tự nhiên..............................................................................................11
2.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 11
2.1.2. Địa hình, địa mạo ........................................................................... 12

2.1.3. Khí hậu, thủy văn............................................................................ 12
2.2. Đặc trƣng cơ bản về tài nguyên rừng ...............................................................13
2.2.1. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng............................................... 13
2.2.2. Hiện trạng rừng và phân bố theo các phân khu chức năng ........... 15
2.2.3. Kiểu rừng của Khu bảo tồn Nam Động.......................................... 15
2.3. Điều kiện dân sinh, kinh tế xã hội.....................................................................16
2.3.1. Kinh tế............................................................................................. 16
2.3.2. Văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng ....................................................... 17


iv
Chƣơng 3. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 20
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................................20
3.1.1. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 20
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu....................................................................... 20
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................20
3.2.1. Khảo sát thực địa ............................................................................ 21
3.2.2. Phân tích hình thái và định danh mẫu vật...................................... 23
3.2.3. Đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái ....................................... 26
3.2.4. Đánh giá các lồi có giá trị bảo tồn............................................... 27
3.2.5. So sánh mức độ tương đồng về thành phần loài giữa các khu vực 28
3.2.6. Các vấn đề liên quan đến bảo tồn .................................................. 28
3.3. Tƣ liệu nghiên cứu .............................................................................................29
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 30
4.1. Đa dạng về thành phần loài ếch nhái tại KBT Nam Động .............................30
4.1.1. Danh sách các loài ếch nhái tại KBT Nam Động .......................... 30
4.1.2. Phát hiện mới .................................................................................. 34
4.1.3. Loài phát hiện mới cho khoa học ................................................... 35
4.1.4. Ghi nhận bổ sung cho tỉnh và KBT Nam Động.............................. 37
4.2. Đặc điểm hình thái các lồi ếch nhái ghi nhận mới.........................................39

4.2.1. Họ ếch nhái chính thức Dicroglossidae ......................................... 39
4.2.2. Họ cóc bùn Megophyidae ............................................................... 43
4.2.3. Họ nhái bầu (Mycrohydae)............................................................. 51
4.2.4. Họ ếch nhái (Ranidae) .................................................................... 54
4.2.5. Họ ếch cây Rhacophoridae............................................................. 59
4.3. Đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái ..........................................................73
4.3.1. Phân bố theo độ cao ....................................................................... 73


v
4.3.2. Phân bố theo sinh cảnh .................................................................. 74
4.4. Đánh giá mức độ tƣơng đồng thành phần loài ếch nhái..................................75
4.5. Các vấn đề liên quan đến bảo tồn các loài ếch nhái tại KBT Nam Động .77
4.5.1. Các lồi có giá trị bảo tồn .............................................................. 77
4.5.2. Các nhân tố đe dọa lên các loài ếch nhái ...................................... 78
4.5.3. Một số đề xuất đối với công tác bảo tồn ........................................ 82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 87
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
cs. (tài liệu tiếng Việt)
et al. (tài liệu tiếng Anh)

Ý nghĩa
Cộng sự


IUCN

Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới

KBTTN

Khu Bảo tồn thiên nhiên

KVNC

Khu vực nghiên cứu

KBT Nam Động

Khu Bảo tồn các loài hạt trần quý, hiếm Nam Động

EN

Ếch nhái

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

ĐDSH

Đa dạng sinh học

VQG


Vƣờn Quốc gia


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1. Hiện trạng rừng KBT Nam Động ................................................... 14
Bảng 2.2. Diện tích sử dụng đất của các xã vùng đệm của KBT Nam Động . 16
Bảng 2.3. Tổng hợp dân số và lao động các xã vùng đệm của Khu bảo tồn .. 18
Bảng 2.4. Thống kê dân số các thôn giáp ranh KBT Nam Động ................... 19
Bảng 3.1. Thời gian và số lƣợt ngƣời tham gia thực địa ................................ 20
Bảng 3.2. Danh sách các tuyến điều tra .......................................................... 22
Bảng 3.3. Một số kí hiệu và giải thích trong đo đếm ếch nhái ....................... 24
Mẫu biểu 01. Phân bố các loài ếch nhái theo sinh cảnh tại khu vực nghiên cứu 27
Mẫu biểu 02. Phân bố các loài ếch nhái theo đai cao tại khu vực nghiên cứu 27
Mẫu biểu 03. Giá trị bảo tồn của các loài ếch nhái tại KBT các loài hạt trần
quý, hiếm Nam Động ...................................................................................... 28
Bảng 4.1. Danh sách các loài ếch nhái ghi nhận ở KVNC ............................. 30
Bảng 4.2. Chỉ số tƣơng đồng (Sorensen-Dice index) về thành phần loài ếch
nhái giữa KBT Nam Động và một số KBT/VQG lân cận .............................. 76
Bảng 4.3. Các lồi ếch nhái có giá trị bảo tồn ở KVNC................................. 77


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sự đa dạng các lồi ếch nhái ở Việt Nam ......................................... 7
Hình 1.2. Số lƣợng lồi ếch nhái đƣợc mơ tả ở Việt Nam trong 5 năm gần đây.. 9
Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lý KBT Nam Động............................................... 11
Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất KBT Nam Động............................. 15
Hình 3.1. Sơ đồ các tuyến điều tra tại khu vực nghiên cứu ............................ 21
Hình 3.2. Thu mẫu Ếch nhái ở thực địa .......................................................... 23

Hình 3.3. Gắn nhãn thực địa cho mẫu vật....................................................... 23
Hình 3.4. Sơ đồ đo mẫu ếch nhái khơng đi................................................. 25
Hình 4.1. Số lƣợng giống và lồi trong các họ ếch nhái ở KVNC ................. 33
Hình 4.2. Kết quả nghiên cứu thành phần loài ếch nhái tại KBT Nam Động 34
Hình 4.3. Cóc mày nam động Leptbrachella namdonensis ............................ 36
Hình 4.4. Các lồi bổ sung cho tỉnh Thanh Hóa và KBT Nam Động ............ 38
Hình 4.5. Ếch nhẽo ba na Limnonectes banaensis.......................................... 40
Hình 4.6. Ếch nhẽo lim boc Limnonectes limborgi ........................................ 42
Hình 4.7. Ếch gai sần Quasipaa boulengeri ................................................... 43
Hình 4.8. Cóc mày sa pa Leptobrachella chapaense...................................... 44
Hình 4.9. Cóc mắt bên Megophrys major....................................................... 45
Hình 4.10. Cóc núi miệng nhỏ Megophrys microstoma ................................. 47
Hình 4.11. Cóc mày bắc bộ Megophrys palpebralespinosa ........................... 48
Hình 4.12. Cóc mày đá Leptobrachella petrops ............................................. 50
Hình 4.13. Cóc mày bụng đốm Leptobrachella ventripunctatus.................... 51
Hình 4.14. Nhái bầu bút lơ Microhyla butleri ................................................ 52
Hình 4.15. Nhái bầu trơn Microhyla innornata .............................................. 53
Hình 4.16. Hiu Hiu Rana johnsi ..................................................................... 54
Hình 4.17. Chàng sa pa Nidirana chapaensis................................................. 56
Hình 4.18. Ếch ti an nan Odrorrana tiannanensis.......................................... 57


ix
Hình 4.19. Ếch suối trƣờng sơn Sylvirana annamitica................................... 58
Hình 4.20. Nhái cây quang Gracixalus quangi............................................... 60
Hình 4.21. Ếch cây sần băc bộ Theloderma corticale .................................... 62
Hình 4.22. Ếch cây sần go-don Theloderma gordoni ..................................... 64
Hình 4.23. Ếch cây lớn Rhacophorus smaragdinus........................................ 66
Hình 4.24. Ếch cây ki ơ Rhacophorus kio....................................................... 67
Hình 4.25. Nhái cây tí hon Raorchestes parvulus .......................................... 69

Hình 4.26. Ếch cây đốm trắng Theloderma albopunctatum ........................... 71
Hình 4.27. Ếch cây sần đỏ Theloderma lateriticum........................................ 72
Hình 4.28. Số lồi ếch nhái theo đai độ cao ở KVNC .................................... 74
Hình 4.29. Số loài ếch nhái theo dạng sinh cảnh ở KVNC ............................ 74
Hình 4.30. Phân tích tập hợp nhóm về sự tƣơng đồng thành phần loài giữa KBT
Nam Động và các KBT/VQG lân cận (giá trị gốc nhánh lặp lại 1000 lần) ........ 77
Hình 4.31. Phá rừng làm nƣơng rẫy, lấn chiếm đất canh tác ruộng bậc thang
tại bản Lở xã Nam Động huyện Quan Hóa..................................................... 79
Hình 4.32. Hình ảnh khai thác gỗ tại khu vực xã Trung Thƣợng huyện Quan
Sơn và xã Nam Động huyện Quan Hóa .......................................................... 80
Hình 4.33. Hình ảnh dân bắt ếch nhái làm thực phẩm ở xã Nam Động ......... 81
Hình 4.34. Dân phun thuốc diệt cỏ ở nƣơng rẫy và ruộng.............................. 81


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Việt Nam nằm trong vùng Indo-Burma, một trong 35 điểm nóng về đa
dạng sinh học trên toàn cầu, hơn nữa vùng này nằm trong top 10 điểm nóng
nhất trên thế giới. Có rất nhiều loài sinh vật bị đe doạ, Việt Nam là một
trong những nƣớc có tiềm năng đa dạng sinh học cao trên thế giới. Riêng về
lớp Ếch nhái (Amphibia), số lƣợng loài ghi nhận ở Việt Nam tăng nhanh
trong các thập kỷ gần đây: từ 82 loài vào năm 1996 lên 162 loài vào năm
2005 và 176 loài vào năm 2009 [6], [7], [8]. Tuy nhiên, các loài mới và ghi
nhận mới vẫn liên tục đƣợc phát hiện trong 5 năm trở lại đây, hiện nay với
khoảng 244 loài ếch nhái hiện đã ghi nhận ở nƣớc ta [34]. Điều này chứng tỏ
sự đa dạng khu hệ ếch nhái của Việt Nam vẫn cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu,
đặc biệt là ở các nhóm lồi sống trên núi cao hoặc các lồi có đặc điểm hình
thái giống nhau.
Các khu rừng trên núi đá vôi chứa đựng nhiều dạng tiểu sinh cảnh khác

nhau và đƣợc xem là các “đảo biệt lập trên cạn”, do vậy khu hệ động vật
thƣờng mang tính đặc hữu cao [31].
Tuy nhiên, rừng trên núi đá vôi cũng là hệ sinh thái rất nhạy cảm trƣớc
tác động của con ngƣời và một khi đã bị tác động thì rất khó phục hồi. Các dải
núi đá vơi ở Việt Nam đã và đang đƣợc khai thác và sử dụng thiếu bền vững
cho mục đích phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế: Bên cạnh đó các hoạt động
khai thác lâm sản, phát triển du lịch thiếu kiểm sốt và biến đổi khí hậu đã có
nhiều tác động tiêu cực đến các loài động vật sinh sống trong rừng trên núi đá
vơi, đặc biệt là các lồi động vật có thân nhiệt phụ thuộc vào mơi trƣờng sống
nhƣ các loài ếch nhái.
Nghiên cứu về thành phần loài ếch nhái có ý nghĩa quan trọng trong
việc góp phần đánh giá hiện trạng về đa dạng thành phần loài, bổ sung vào


2
danh lục lồi cịn thiếu, cung cấp các dẫn liệu về phân bố theo sinh cảnh và độ
cao nhằm tạo cơ sở khoa học cho đề xuất một số biện pháp quản lý bền vững
tài nguyên rừng nói chung và ếch nhái nói riêng, góp phần đánh giá giá trị đa
dạng sinh học, làm cơ sở cho công tác quy hoạch bảo tồn của Khu bảo tồn
Nam Động tỉnh Thanh Hóa. Chính vì vậy, tơi chọn đề tài “Nghiên cứu tính
đa dạng thành phần lồi và sự phân bố của các loài ếch nhái (amphibia) tại
Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động, tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Góp phần vào bảo tồn đa dạng sinh học nói chung,
tài nguyên ếch nhái tại Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động,
tỉnh Thanh Hóa.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá tính đa dạng thành phần lồi và sự phân bố của các loài ếch
nhái tại khu vực nghiên cứu;
+ Đề xuất giải pháp bảo tồn ếch nhái tại khu vực nghiên cứu (KVNC);

+ Xác định các nhân tố đe dọa và khuyến nghị các vấn đề liên quan đến
các loài ếch nhái ở khu vực nghiên cứu.
3. Nội dung nghiên cứu
(1) Đánh giá tính đa dạng thành phần lồi ếch nhái tại KVNC.
(2) Mơ tả đặc điểm hình thái các loài ếch nhái ghi nhận mới cho
KVNC cũng nhƣ tỉnh Thanh Hóa.
(3) Đánh giá đặc điểm phân bố của các loài ếch nhái theo đai độ cao,
theo dạng sinh cảnh.
(4) So sánh mức độ tƣơng đồng về thành phần loài ếch nhái giữa các
VQG, KBT có sinh cảnh tƣơng đồng ở Việt Nam.
(5) Đánh giá các nhân tố đe dọa đến quần thể của các loài ếch nhái ở
khu vực nghiên cứu và đề xuất các kiến nghị đối với công tác bảo tồn.


3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn sẽ cung cấp dẫn liệu khoa học về
thành phần các loài ếch nhái, đặc điểm nhận dạng, sự phân bố và tình trạng
của chúng tại KBT Nam Động.
Là cơ sở khoa học nhằm hỗ trợ công tác quy hoạch bảo tồn và sử dụng
nguồn tài nguyên ếch nhái tại KBT Nam Động.
Cung cấp bộ mẫu vật các loài ếch nhái nhằm phục vụ trong nghiên cứu
và giảng dạy tại Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
5. Những đóng góp của luận văn
Đã phát hiện 01 loài ếch nhái mới cho khoa học.
Đã ghi nhận bổ sung 06 loài ếch nhái cho tỉnh Thanh Hố và cập nhật
danh lục các lồi ếch nhái cho KBT Nam Động gồm 46 loài thuộc 23 giống,
08 họ, 02 bộ.
Đánh giá đặc điểm phân bố các loài ếch nhái theo độ cao, theo sinh cảnh
tại KBT Nam Động.



4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lƣợc sử nghiên cứu về ếch nhái ở các nƣớc trong khu vực
Theo Frost (2019) tổng số loài ếch nhái trên thế giới ghi nhận đến thời
điểm hiện nay là hơn 8.079 loài [34]. Số lƣợng các loài ếch nhái đƣợc định
danh tăng lên đáng kể từ 6.300 năm 2010 lên đến 7.480 loài năm 2015 và hơn
8.000 loài vào thời điểm hiện tại [35]. Mức độ đa dạng sinh học cao nhất
đƣợc ghi nhận ở các khu vực rừng mƣa nhiệt đới với khoảng 50% tổng số loài
đã đƣợc định danh và cịn có số lƣợng rất lớn các lồi chƣa đƣợc mơ tả [16].
Ếch nhái là nhóm động vật có xƣơng sống biến nhiệt, vì vậy, những nghiên
cứu về mức độ đa dạng của các loài ếch nhái thƣờng đƣợc tiến hành ở các
vùng nhiệt đới nhƣ Châu Phi, Nam Mỹ và Châu Á. Trên thế giới có rất nhiều
cơng trình cơng bố có liên quan đến phân loại, sinh thái và quan hệ di truyền
của các loài ếch nhái, tuy nhiên, ở phần này chúng tôi chỉ nêu sơ lƣợc tình
hình nghiên cứu theo hƣớng của đề tài ở các nƣớc giáp ranh với Việt Nam:
Ở Trung Quốc: Zhao & Adler (1993) ghi nhận có 274 lồi ếch nhái
[74]. Yang & Rao (2008) công bố cuốn sách ếch nhái tỉnh Vân Nam trong đó
mơ tả 115 lồi [75]. Số lƣợng loài ếch nhái đã tăng lên đến 370 loài trong
công bố của Fei et al. (2009, 2010) [36], [37] và hiện nay đã ghi nhận 459 loài
[34]. Từ năm 2010 đến nay có một số lồi mới đƣợc mơ tả với mẫu vật thu ở
hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam, Trung Quốc giáp ranh với Việt Nam nhƣ:
Odorrana lipuensis Mo, Chen, Wu, Zhang & Zhou, O. fengkaiensis Wang,
Lau, Yang, Chen, Liu, Pang & Liu, Limnonectes longchuanensis
Suwnnapoom, Yuan, Chen, Hou, Zhao, Wang, Nguyen, Murphy, Sullivan,
McLeod & Che, Rhacophorus pinglongensis Mo, Chen, Liao & Zhou,
Amolops xinduquiao Fei, Ye, Wang & Jiang, Liuixalus feii Yang, Rao &
Wang [34].



5
Ở Lào: Số lƣợng loài ếch nhái tăng từ 58 lồi trong cơng bố của Stuart
(1999) lên khoảng 153 lồi vào thời điểm hiện tại [62], [35]. Trong đó có
nhiều loài mới và ghi nhận mới đƣợc phát hiện trong thời gian gần đây nhƣ
Rhacophorus spelaeus Orlov, Gnophanxay, Phimminith & Phomphoumy,
2010[56],

Theloderma

lacustrium

Sivongxay,

Niane,

Davankham,

Phimmachak, Phoumixay & Stuart, 2016 [66]; cùng một số ghi nhận mới ở
vùng biên giới giáp với Việt Nam nhƣ Gracixalus supercornutus, G. quyeti,
Rhacophorus maximus [49].
Ở Cam-pu-chia: Có một số nghiên cứu tập trung ở dãy núi Cardamom
ở miền Nam Cam-pu-chia nhƣ: Ohler et al. (2002) ghi nhận 34 loài ếch nhái
[54], Grismer et al. (2008) ghi nhận 41 loài ếch nhái [38]. Stuart et al. (2006)
ghi nhận 30 loài ếch nhái ở khu vực miền núi thuộc Đông Cam-pu-chia, giáp
ranh với biên giới Việt Nam [63]. Hartmann et al. (2013) ghi nhận 22 loài ếch
nhái ở khu vực Tây Bắc Cam-pu-chia [40]. Hiện nay, ở Cam-pu-chia ghi nhận
khoảng 79 lồi [34].
Ở Thái Lan: Cơng trình nghiên cứu tổng hợp nhất về khu hệ ếch nhái ở

Thái Lan của Taylor (1962) đã ghi nhận 125 loài [70]. Khonsue & Thirakhupta
(2001) xác định có 130 lồi ở Thái Lan [45]. Hiện nay, ở Thái Lan ghi nhận
khoảng 182 loài [34]. Trong đó có nhiều lồi mới đƣợc mơ tả trong thời gian
gần đây nhƣ loài Tylototriton pahai Nishikawa, Khonsue, Pomchote, Matsui,
2013 và T. uyenoi Nishikawa, Khonsue, Pomchote & Matsui, 2013 [50],
Limnonectes lauhachindai Aowphol, Rujirawan, Taksintum, Chuaynkern &
Stuart, 2015 [23], Fejervarya chiangmaiensis Suwannapoom, Yuan, Poyarkov,
Yan, Kamtaeja, Murphy & Che, 2016 [64], hay loài Tylototriton anguliceps
Le, Nguyen, Nishikawa, Nguyen, Pham, Matsui, Bernardes & Nguyen, 2015
đƣợc phát hiện và mơ tả năm 2015 có phân bố ở Thái Lan và Việt Nam [46].
Số lƣợng loài ếch nhái trên thế giới rất đa dạng với nhiều khám phá
mới trong thời gian gần đây, tuy nhiên có tới gần một phần ba số lƣợng các


6
loài đang bị đe dọa ở cấp độ khác nhau trên quy mơ tồn cầu. Trong hai thập
kỉ qua đã có tới gần 168 lồi đƣợc cho là đã tuyệt chủng và ít nhất khoảng
2.500 lồi có quần thể bị đe dọa suy giảm [67]. Riêng vùng Đông Phƣơng
(Oriental) đã có khoảng 41 lồi bị tuyệt chủng hồn tồn (EX), bị tuyệt chủng
ngoài tự nhiên (EW) hoặc cực kỳ nguy cấp (CR) và 266 loài nguy cấp (EN)
hoặc sẽ nguy cấp (VU) [67]. Rowley et al. (2010) đã chỉ rõ các lồi ếch nhái ở
khu vực Đơng Nam Á đang đứng trƣớc nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng do tỉ lệ
mất rừng ở khu vực này cao nhất trên hành tinh và các quần thể đang chịu áp
lực khai thác cạn kiệt [60]. Rowley et al. (2016) đã đánh giá tác động của việc
bn bán các lồi ếch nhái từ Châu Á (trong đó có Việt Nam) sang thị trƣờng
Châu Âu làm động vật cảnh, đặc biệt là các lồi cá cóc, đã khơng chỉ đe dọa
nghiêm trọng đến các quần thể của các lồi mà cịn là nguồn lây lan dịch bệnh
trên toàn cầu [59].
Nhận xét: Các nghiên cứu về ếch nhái ở các nƣớc trong khu vực trong
thời gian gần đây có nhiều phát hiện mới. Tuy nhiên, nhiều loài ếch nhái đang

đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng với hơn 30% loài bị đe dọa do nhiều nguyên
nhân khác nhau. Để bảo tồn các loài ếch nhái bên cạnh tiến hành kiểm kê xác
định thành phần loài cần thiết phải đánh giá hiện trạng, nghiên cứu đặc điểm
sinh học, sinh thái, tập tính, quan hệ di truyền làm cơ sở khoa học cho việc
bảo tồn bền vững. Riêng lĩnh vực khám phá đa dạng về thành phần lồi, ếch
nhái vẫn là nhóm động vật có tiềm năng về khám phá loài mới và ghi nhận bổ
sung vùng phân bố, đặc biệt là các nhóm có đặc điểm hình thái giống nhau.
1.2. Lƣợc sử nghiên cứu về ếch nhái ở Việt Nam
Các nghiên cứu về khu hệ và phát hiện mới
Theo Nguyễn Văn Sáng và cs. (2009), nghiên cứu về ếch nhái ở Việt
Nam có lịch sử khá lâu đời nhƣng bắt đầu phát triển mạnh vào các giai đoạn
cuối thế kỷ 19, giữa và cuối thế kỷ 20 và đặc biệt là những năm đầu thế kỷ 21,
đã có hàng loạt cơng trình cơng bố về lồi mới vào nửa đầu thế kỷ 20 nhƣng


7
đáng chú ý có cơng trình của Bourret (1942) mang tựa đề Les Batraciens de
l’Indochine [8], [26]. Cuốn sách đã mơ tả 171 lồi và phân lồi ếch nhái ở
vùng Đơng Dƣơng (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia), đây có thể coi là tài liệu
đầy đủ nhất về ếch nhái trong khu vực vào giữa thế kỷ XX.
Năm 1977, Đào Văn Tiến đã cơng bố khóa định loại 87 lồi ếch
nhái trong bài báo “Về định loại ếch nhái Việt Nam” [12]. Năm 1981,
Trần Kiên và cộng sự đã thống kê thành phần lồi động vật Miền Bắc Việt
Nam (1955-1976) trong đó có 69 lồi ếch nhái [17]. Năm 1996, Nguyễn Văn
Sáng và Hồ Thu Cúc xuất bản chuyên khảo Danh lục bị sát và ếch nhái Việt
Nam ghi nhận 82 lồi ếch nhái [6]. Nguyễn Văn Sáng và cs. (2005) thống kê
trong cuốn Danh lục ếch nhái và bò sát Việt Nam có 162 lồi ếch nhái [7].
Cuốn danh lục gần đây nhất của Nguyen et al. (2009) đã ghi nhận tổng số 176
lồi ếch nhái ở Việt Nam [51].


Hình 1.1. Sự đa dạng các loài ếch nhái ở Việt Nam
Các giống có nhiều lồi mới đƣợc phát hiện ở Việt Nam nhƣ Microhyla,
Leptolalax, Theloderma, Rhacophorus,... Đáng chú ý, giống Leptolalax chỉ ghi
nhận 6 loài vào năm 2009 nhƣng hiện tại đã tăng lên 26 loài. Giống Rhacophorus


8
chỉ ghi nhận 16 loài vào năm 2009 nhƣng hiện nay đã tăng lên 26 loài [8], [34].
Một số nghiên cứu về khu hệ ếch nhái đã đƣợc công bố trong thập kỷ gần đây
nhƣ: Ohler et al. (2000) ghi nhận 42 loài ếch nhái ở VQG Hoàng Liên Sơn,
tỉnh Lào Cai [53]. Bain & Nguyen (2004a) đã thống kê đƣợc 36 lồi và mơ tả
hai lồi mới Rana iriodes và Rana tabaca ở Khu BTTN Tây Côn Lĩnh, tỉnh
Hà Giang [25]. Nguyễn Văn Sáng và cs. (2009) điều tra đa dạng ếch nhái bò
sát tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã ghi nhận 29 loài thuộc 8 họ, 3 bộ [8].
Nguyễn Thiên Tạo (2009) điều tra ở khu vực rừng núi Phia Oắc, huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đã ghi nhận cho khu hệ 29 loài thuộc 7 họ, 3 bộ
[1]. Hecht et al. (2013) ghi nhận 36 loài ở Khu BTTN Tây Yên Tử, tỉnh Bắc
Giang [41]. Lê Nguyên Ngật và cs. (2011) ghi nhận 59 loài thuộc 9 họ, 3 bộ ở
4 tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La và Hịa
Bình) [18]. Luu et al. (2014b) ghi nhận 33 lồi ở Khu BTTN Thƣợng Tiến,
tỉnh Hịa Bình [47]. Phạm Thế Cƣờng và cs. (2012) ghi nhận 36 loài ở Khu
BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa và Pham et al. (2016) đã ghi nhận thêm 7
lồi cho tỉnh Thanh Hóa và cập nhật danh sách các loài ghi nhận ở đây lên 50
lồi [20], [57] Lê Vũ Khơi và cs. (2011) đã thống kê đƣợc 25 loài thuộc 7 họ,
1 bộ ở KBTTN Pù Huống, tỉnh Nghệ An [21]. Luu et al. (2013) ghi nhận 50
loài ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình [49]. Hồng Xn Quang và
cs. (2012) điều tra khu hệ ếch nhái, bò sát ở VQG Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thống kê đƣợc 44 loài ếch nhái thuộc 6 họ, 1 bộ [15]. Jestrzemski et
al. (2013) ghi nhận 25 loài ở VQG Chƣ Mom Ray, tỉnh Kon Tum [73].
Hoàng Văn Chung và cs. (2013) ghi nhận 52 loài ở VQG Kon Ka Kinh,
tỉnh Gia Lai [10]. Hồ Thu Cúc và Nguyễn Thiên Tạo (2009) điều tra tại

KBTTN Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai năm 2008 - 2009 và thống kê đƣợc 31
loài thuộc 5 họ, 1 bộ [5]. Goodall & Faithfull (2010) ghi nhận 8 loài ở
VQG U Minh Thƣợng [39]. Lê Trung Dũng và cs. (2016) ghi nhận 17 loài
lƣỡng cƣ ở KBTTN Vân Long [11].


9
Một số lồi mới đƣợc cơng bố gần đây có thể kể đến trong 5 năm gần
đây từ 2015 đến hiện nay: 41 lồi ếch nhái mới đƣợc cơng bố với mẫu chuẩn
thu ở Việt Nam. [34].

Hình 1.2. Số lƣợng lồi ếch nhái đƣợc mơ tả ở Việt Nam
trong 5 năm gần đây
Số lƣợng lồi tăng lên nhanh chóng và những khám phá mới liên tục
đƣợc công bố chứng tỏ khu hệ ếch nhái của Việt Nam rất đa dạng và cần tiếp
tục đƣợc nghiên cứu.
1.3. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Một số cơng trình nghiên cứu ếch nhái tại Thanh Hóa có thể kể đến các
nghiên cứu tại KBTTN Pù Luông, KBTTN Xuân Liên, VQG Bến En về đa
dạng sinh học.
Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động, tỉnh Thanh Hóa là
một khu vực có diện tích hẹp và có sinh cảnh đa dạng phong phú từ rừng
thƣờng xanh trên núi đá vôi tới hang động, nƣơng rẫy và đồng ruộng. Đây là
môi trƣờng thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài ếch nhái. Nhƣng do sự
tác động mạnh mẽ của con ngƣời đặc biệt là hoạt động canh tác nƣơng rẫy


10
nên môi trƣờng ở đây đã bị tác động nhiều ảnh hƣởng đến quần thể ếch nhái.
Kết quả nghiên cứu tính đa dạng thành phần lồi ếch nhái tại đây sẽ là cơ sở

để có các giải pháp bảo tồn hiệu quả nhằm khơi phục khu hệ ếch nhái góp
phần bảo tồn nguồn gen. Vì vậy, những nghiên cứu chuyên sâu để bổ sung
tính đa dạng thành phần lồi, phân bố và đánh giá tình trạng bảo tồn ếch nhái
trong khu vực là hết sức cần thiết. Từ đó đề xuất các phƣơng pháp bảo tồn ếch
nhái nói riêng và khu hệ động vật tại Khu bảo tồn các loài hạt trần trần quý
hiếm Nam Động, tỉnh Thanh Hóa nói chung.


11
Chƣơng 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
KBT Nam Động có tọa độ địa lý là: 20°18'07” đến 20°19'38” vĩ độ
Bắc; đến 104°52'8” đến 104°53'26” kinh độ Đơng.
- Ranh giới tiếp giáp: Phía Bắc giáp khoảnh 1, 2, 3, 4, 5 tiểu khu 185;
khoảnh 1, 2 tiểu khu 187 huyện Quan Hóa; Phía Nam giáp xã Sơn Lƣ và xã
Sơn Điện, huyện Quan Sơn; Phía Đơng giáp khoảnh 3, 4 tiểu khu 187 (huyện
Quan Hóa) và xã Trung Thƣợng huyện Quan Sơn; Phía Tây giáp khoảnh 4 và 5,
tiểu khu 185 huyện Quan Hóa và xã Sơn Điện huyện Quan Sơn.

Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lý KBT Nam Động


12
2.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình núi dốc phức tạp, hiểm trở, mạng lƣới sông suối dày đặc. Bị
chia cắt bởi các đƣờng phân thủy, thung lũng và khe suối, bề mặt địa hình tự
nhiên thay đổi thất thƣờng, tạo nên dạng địa hình dốc mang nét đặc trƣng của

hệ sinh thái núi đá vơi. Độ cao trung bình từ 700 - 900m, độ dốc từ 10 - 450
và nghiêng từ Tây Bắc xuống Đơng Nam.
2.1.3. Khí hậu, thủy văn
2.1.3.1. Khí hậu
Nhiệt độ: Đặc điểm khí hậu chịu ảnh hƣởng của khu vực Tây Bắc Bộ
nhiều hơn là Trung Bộ và khu bốn cũ. Do địa hình cao nên nhiệt độ thấp, tổng
nhiệt độ năm chỉ vào khoảng 7.500 - 8.000°C. Nhiệt độ trung bình từ 23 25°C, trung bình thấp nhất là 14°C, cao nhất là 38°C. Biên độ nhiệt độ ngày
đêm dao động từ 4 - 10°C.
Gió: Nhìn chung yếu, tốc độ gió trong bão khơng q 25 m/s. Ảnh
hƣởng của gió Tây khơ nóng khơng đáng kể. Hàng năm có thể có từ 3 - 5
ngày có sƣơng muối, đặc biệt xuất hiện rét đậm ở một vài nơi.
Tiểu vùng này có nền nhiệt độ thấp, mùa h mát và mƣa nhiều, mƣa
đơng rất lạnh và ít mƣa. Thiên tai chủ yếu là rét đậm và sƣơng muối, sƣơng giá.
ư ng mưa: Trung bình năm từ 1.600 - 1.760 mm. Độ ẩm trung bình
năm là 86%, nhƣng phân bố không đồng đều ở các tháng trong năm. Nhìn
chung, khí hậu và thời tiết của xã Nam Động tƣơng đối thuận lợi cho việc
phát triển trồng trọt và chăn nuôi, nhất là phát triển nghề rừng.
2.1.3.2. Thuỷ văn
Địa hình phức tạp bị chia cắt nhiều bởi các đƣờng phân thủy, thung
lũng và khe suối, bề mặt địa hình tự nhiên thay đổi thất thƣờng, tạo nên dạng
địa hình dốc mang nét đặc trƣng của núi rừng.
2.1.3.3. Thổ nhưỡng
Địa hình phức tạp bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sơng suối dày và thung
lũng nên có nhiều loại đất bao gồm:


13
Đất phù sa sông suối (Pb): Đây là loại đất thích hợp với cây lúa, cây
màu. Đất phù sa glay mạnh, trung bình (Pg): Đây là đất phù sa của sơng Mã,
sơng Luồng và các sơng suối, có địa hình thấp, thƣờng bị ngập úng, chỉ cấy 1

vụ hoặc 2 vụ lúa. Thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng.
Đất Feralit biến đổi do trồng lúa (Fe): Là đất Feralit bị biến đổi do
trồng lúa nƣớc, phân bố ở 18 xã trong toàn huyện, đang là ruộng bậc thang
quanh sƣờn núi.
Đất đỏ vàng phát triển trên đất macma axit (Fa): Loại đất này phát triển
trên đá mẹ Riolit, Granit, có tầng dày 1 - 1,5m, độ dốc lớn, đang từng là rừng
tự nhiên thành đất trống.
Đất vàng đỏ phát triển trên đá biến chất và đá sét (Fs): Phân bố ở các
đồi núi thấp (chiếm 2/3 đồi núi), phát triển trên phiến thạch sét, mica, sa
thạch, có tầng dày từ 1 - 1,5m, thành phần cơ giới đất từ trung bình đến nặng.
Loại đất này, đang sử dụng vào rừng trồng, rừng tự nhiên.
Đất đai đƣợc hình thành bởi hai nguồn gốc chính: Do bồi tụ của sơng
suối và q trình phong hóa đá mẹ tại chỗ, phần lớn tầng đất không dày lắm
chỉ trên dƣới 1m, dốc nhiều. Địa hình phức tạp, bị chia cắt nhiều nên việc
canh tác nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn hạn chế, những nơi thấp dƣới 170
m và dốc dƣới 300 phần lớn đã bị ngƣời dân địa phƣơng khai phá rừng làm
nƣơng rẫy làm cho đất bị xói mịn mạnh, tầng đất mỏng và chất đất thay đổi.
2.2. Đặc trƣng cơ bản về tài nguyên rừng
2.2.1. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng
Qua kết quả điều tra, rà soát hiện trạng các loại đất, loại rừng của KBT
Nam Động bằng việc khoanh vẽ lô hiện trạng thực địa kết hợp với số liệu cập
nhật diễn biến rừng đƣợc công bố hàng năm, kết quả hiện trạng rừng và sử
dụng đất KBT đƣợc tổng hợp nhƣ sau:


14
Bảng 2.1. Hiện trạng rừng KBT Nam Động
STT

Loại đất loại rừng


Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

I

Đất có rừng

624,71

96,56

1

IIIa2

44,54

6,88

2

IIIa1

33,62

5,20

3


Iia

23,08

3,57

4

Iib

20,63

3,19

5

Rừng núi đá

502,84

77,72

6

Rừng nứa

0,00

0,00


II

Đất trống

22,24

3,44

1

Ia

17,17

2,65

2

Ib

5,07

0,78

3

Ic

0,00


0,00

646, 95

100

Tổng diện tích

(Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Thanh Hố, 2014) [3]
Từ kết quả đƣợc tổng hợp tại bảng 2.1 cho thấy:
- Đất có rừng: KBT Nam Động có diện tích đất có rừng 624,71 ha, đạt
độ che phủ là 96,56%, đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên để bảo tồn các loài
hạt trần quý, hiếm và các hệ sinh thái của KBT trong đó:
+ Diện tích rừng trên núi đá là 502,84ha chiếm 77,72% bao gồm tồn
bộ diện tích rừng núi đá vơi tự nhiên, liền vùng có sự phân bố gần nhƣ nguyên
sinh của 6 loài hạt trần;
+ Diện tích rừng trên núi đất là 121,87ha chiếm 18,8% bao gồm các
trạng thái rừng IIIa2, IIIa1, IIa, IIb.
- Đất chưa có rừng:diện tích đất chƣa có rừng là 22,24 ha, chiếm
3,44% diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn, rừng có cấu trúc một tầng cây gỗ,
thành phần thực vật chủ yếu là các loài cây ƣa sáng, một số cây gỗ cịn sót lại
thƣờng thấp và cong queo.


15
2.2.2. Hiện trạng rừng và phân bố theo các phân khu chức năng
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích 502,84 ha, bao gồm tồn bộ
diện tích rừng núi đá vơi tự nhiên liền vùng có sự phân bố gần nhƣ nguyên sinh
của 6 loài hạt trần.

- Phân khu phục hồi sinh thái: Diện tích 144,11 ha là diện tích núi đất,
liền kề với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, thuộc đai độ cao trên 700 m.
- Phân khu hành chính - dịch vụ: Văn phịng KBT Nam Động tại Trạm
Kiểm lâm Nam Động và khu vực dự kiến xây dựng 3 Trạm Kiểm lâm.
- Vùng đệm: Tổng diện tích là 3.315,53 ha, đƣợc xác định phạm vi 12 thôn,
bản giáp ranh giới Khu bảo tồn gồm 7 thôn bản thuộc xã Nam Động, huyện Quan
Hóa; 5 thơn bản thuộc 3 xã Sơn Lƣ, Sơn Điện, Trung Thƣợng, huyện Quan Sơn.

Hình 2.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất KBT Nam Động
(Nguồn: CCKL, 2014) [3]
2.2.3. Kiểu rừng của Khu bảo tồn Nam Động
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới đai 700 - 1.600 m:
Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim trên núi đá vơi; Rừng kín thƣờng


×