Chơng trình Sông Hồng - tháng 4/2002
1
kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho cây dâu
I - Bệnh cây dâu
1. Bệnh nấm tía và trắng
! Nguyên nhân: do nấm gây nên.
! Triệu chứng: làm thối các đầu rễ, sau 3 - 4 tháng thì cây dâu chết.
! Phòng bệnh:
- Xử lý đất: rắc vôi bột trớc khi trồng với lợng 30-45kg/sào để diệt mầm bệnh.
- Xử lý rễ: nhúng rễ cây vào nớc vôi trong hoặc Sunfat đồng, Colorua đồng khoảng 1
tiếng rồi rũ sạch bằng nớc lã trớc khi đem trồng.
2. Bệnh bạc thau
! Nguyên nhân: do nấm gây nên, bệnh lây lan nhờ gió.
! Điều kiện phát triển: bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ
20 - 25
0
C và độ ẩm cao (> 80%).
! Triệu chứng: ở mặt dới những lá bánh tẻ và lá già có những đốm
trắng.
! Phòng bệnh:
- Không trồng dâu quá dầy, không để lá dâu quá rậm rạp, thu hái lá
kịp thời không để quá lứa, bón cân đối đạm, lân, kali.
- Chọn giống có thời gian lá bánh tẻ kéo dài để chống nhiễm bệnh.
! Trừ bệnh: khi phát hiện bệnh ta có thể trừ bằng dung dịch Boocđô,
cách pha nh sau:
- 100g Sun fat đồng + 8 lit nớc quấy đều
- 100g vôi tôi (Ca(OH)2) + 2 lit nớc quấy đều
Lấy dung dịch Sun fat đồng đổ vào dung dịch vôi lắc đều rồi đem phun cho 1 sào dâu.
3. Bệnh gỉ sắt
! Nguyên nhân: do nấm gây nên.
! Điều kiện phát triển: bệnh phát triển mạnh trong điều kiện
nhiệt độ từ 20 - 26
0
C và độ ẩm từ 85 - 90 %.
! Triệu chứng:
- Trên lá già và lá bánh tẻ xuất hiện từng cụm nhỏ mầu vàng
nâu ở mặt dới của lá.
- Lá có mầu vàng rồi chuyển sang vàng đậm rồi mầu nâu.
! Phòng bệnh:
- Không trồng dâu quá dầy, thu hái thờng xuyên để lá dâu không rậm rạp và không để lá
bánh tẻ lâu.
- Chọn những giống có khả năng chống bệnh tốt.
- Bón tăng Kali
! Trị bệnh: dùng dung dịch Booc đô phun lên mặt lá.
Đốm trắng dới
mặt lá bệnh
Cụm nhỏ mầu vàng
nâu dới mặt lá bệnh
Chơng trình Sông Hồng - tháng 4/ 2002
2
4. Bệnh dán cao
! Nguyên nhân: do nấm gây nên và thờng phát triển
cùng với rệp vảy ốc.
! Vị trí gây hại: bệnh phát triển trên thân và cành dâu.
! Triệu chứng: trên thân, cành xuất hiện những vết bệnh
nh mề gà mầu nâu.
! Phòng bệnh:
- Chọn cành không mắc bệnh làm giống.
- Hàng năm đốn dâu và vệ sinh đồng ruộng.
! Trừ bệnh:
- Cạo bỏ phần bệnh trên cành và thân cây sau đó
dùng nớc vôi quét lên vết bệnh và thân, cành dâu.
- Dùng thuốc Dipterex diệt môi giới truyền bệnh.
5. Bênh xoăn lá
! Nguyên nhân:
- Do sinh lý của cây
- Do sinh vật (rầy, rệp)
- Do virut
! Triệu chứng:
- Lá nhỏ lại uốn cong về phía mặt dới, đôi khi hình dạng
lá thay đổi (từ dạng lá có xẻ thuỳ chuyển thành lá
nguyên).
- Cành nhỏ, ngắn, đốt ngắn.
Chú ý: Dễ nhầm với hiện tợng sinh lý của cây vào khoảng giữa
tháng 3, đầu tháng 4, đó là quá trình ngừng sinh trởng tạm thời.
Tháng ba dâu trốn, tháng bốn dâu về
! Phòng trừ:
- Nếu do sinh vật gây nên (một loài nhện hoặc rệp hút chất dinh dỡng trên lá non và búp):
dùng thuốc Bi 58 với lợng 20 - 25 ml/ 20 lít nớc phun cho một sào.
- Nếu bệnh do virút gây nên (các đầu rễ bị thối), phải đào cả gốc dâu bỏ đi để chống lây
lan.
Làm cho lá dâu bị xoăn lại
Vết bệnh trên thân, cành dâu
Trên cây có lá xoăn, lá xẻ
thuỳ, lá không xẻ thuỳ
Chơng trình Sông Hồng - tháng 4/ 2002
3
II - Sâu hại dâu
1. Sâu róm
! Cách phá hại: Sâu róm ăn lá dâu chỉ trừ lại phần gân lá và mầm dâu.
! Tác hại: Giảm năng suất lá dâu, tằm ăn phải lá dâu có lông sâu róm cũng dễ bị chấn thơng.
! Phòng trừ sâu:
- Biện pháp thủ công: Bắt diệt sâu non đang tập trung dới lá.
- Biện pháp hoá học: Dùng thuốc Dipterex.
2. Sâu đo
! Hình thái và cách phá hại:
- Lúc nhỏ có mầu xanh, chúng ăn mầm lá và lá non.
- Sâu trởng thành có mầu nh thân dâu, chúng ăn cả cành dâu non.
! Phòng trừ:
- Biện pháp thủ công: Bắt tay hặc dùng bẫy đèn.
- Biện pháp hoá học: Dùng thuốc Dipterex.
3. Sâu đục thân (xén tóc)
! Thời gian hại: sâu cắn hại quanh năm, nặng nhất vào tháng 6. Sâu phát triển mạnh trên
những cây đợc trồng từ hạt.
! Cách phá : cắn đứt, gãy cành. Mùa đông sâu đục rỗng thân cây làm tổ trú ẩn.
! Phòng trừ: khi phát hiện tổ sâu: dùng thuốc bơm vào và bịt lỗ lại.
4. Sâu cuốn lá
! Cách phá hại: sâu ăn và cuốn các lá lại với nhau để làm tổ.
! Phòng trừ: dùng tay ngắt tổ và giết sâu.
5. Rệp phấn hại lá dâu
! Thời gian hại: rệp hại quanh năm, đặc biệt là mùa xuân.
! Cách phá: Rệp hút nhựa của lá dâu nhiều nhất là trên các lá non và búp làm cho lá bị xoăn.
Khi rệp sinh trởng nó còn tiết ra dịch nhầy hại lá.
! Phòng trừ:
- Khi phát hiện rệp trên búp lá: ngắt búp.
- Khi bị hại nặng có thể dùng thuốc Bi 58 để phun trừ.
6. Rệp vẩy ốc
! Tác hại: Rệp hút nhựa cây và là môi giới truyền bệnh vi rút.
! Phòng trừ: dùng thuốc Bi 58 để phun trừ.
Chơng trình Sông Hồng - tháng 4/ 2002
4
III - Biện pháp phòng trừ tổng hợp
Dùng biện pháp canh tác và thủ công để phòng trừ bệnh cho dâu là chính để tránh gây hại cho
tằm. Trong trờng hợp bất đắc dĩ mới xử dụng thuốc hoá học để trừ sâu bênh.
1. Kỹ thuật canh tác
! Chọn giống chống bệnh tốt: đa liễu, giống ngái.
! Chọn hom dâu không có bệnh để làm giống.
! Nếu sử dụng cây con để trồng phải xử lý rễ trớc khi trồng.
! Cầy bừa kỹ, vệ sinh đồng ruộng để diệt mầm bệnh.
2. Biện pháp cơ giới
! Quan sát ruộng dâu thờng xuyên để phát hiện sâu bệnh sớm, bắt giết sâu kịp thời.
! Sử dụng bẫy đèn để diệt sâu.
3. Biện pháp hoá học
! Chỉ sử dụng thuốc hoá học khi các biện pháp trên không đạt hiệu quả.
! Khi dùng thuốc phải có thời gian cách ly, nếu phun thuốc Dipterex hoặc Bi58 thì hái lá dâu
cho tằm ăn sau từ 1 - 2 tuần, nếu phun thuốc trừ sâu khác thì hái lá cho tằm ăn sau 3 tuần.