Đau tủy xương
Hằng năm ở Việt Nam có khoảng 100 ca mắc bệnh và 85 trường hợp tử
vong do bệnh này. Nếu bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, người bệnh
được kéo dài thời gian sống và chất lượng cuộc sống của người bệnh không bị
ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu người bệnh đến điều trị ở giai đoạn muộn, bệnh
có nhiều biến chứng, việc điều trị khó khăn và để lại nhiều gánh nặng cho xã
hội.
Đau tủy xương là một bệnh lý ác tính xuất phát từ tương bào - một thành
phần của bạch cầu trong máu. Từ một tương bào bất thường ban đầu phát triển
nhân lên thành nhiều tế bào bất thường khác, trong quá trình phát triển các tế bào
này có tiết ra một kháng thể đặc biệt gọi là protein M, đây cũng chính là cơ sở cho
chẩn đoán và tiên lượng bệnh. Theo thời gian, các tế bào này sẽ tập trung ở tủy
xương làm lấn át những dòng tế bào máu bình thường khác như hồng cầu, tiểu
cầu. Các tế bào này có thể tập trung ở nhiều vị trí xương đặc, trong trường hợp này
bệnh được gọi là đa u tủy xương, nếu bệnh chỉ biểu hiện tại một vị trí xương đơn
độc thì được gọi là u tương bào.
Nguyên nhân nào dẫn đến đa u tủy xương?
Hiện tại các nhà khoa học chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh
đa u tủy xương. Một điều rõ ràng là đa u tủy xương không phải là một căn bệnh
lây nhiễm. Có một số yếu tố liên quan đến nguy cơ mắc bệnh như:
Tuổi: Tuổi càng cao nguy cơ bị bệnh càng tăng, phần lớn bệnh được chẩn
đoán ở độ tuổi trên 65, rất hiếm khi gặp ở bệnh nhân dưới 40.
Một số bệnh lý lành tính bất thường tương bào có tiết protein M làm tăng
nguy cơ bị một số ung thư trong đó có đa u tủy xương.
Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ khác như
phóng xạ, thuốc sâu, thuốc nhuộm tóc, một số loại virut, tình trạng béo phì và chế
độ ăn.
Yếu tố di truyền: Rất hiếm gặp trường hợp bệnh lý đa u tủy xương mang
tính chất gia đình có trên một người trong gia đình bị bệnh.
Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ đều bị
mắc bệnh đa u tủy xương. Nếu bạn cho rằng bạn có nguy cơ cao bị đa u tủy xương
thì bạn nên đến khám và gặp bác sĩ để trao đổi vấn đề này.
Triệu chứng thường gặp
Người bệnh thường thấy đau xương ở phần lưng, có thể xuất hiện tình trạng
gãy xương bệnh lý, cảm giác yếu, mệt mỏi. Lúc nào cũng thấy khát, thường xuyên
bị nhiễm khuẩn và sốt, gầy sút cân; buồn nôn, táo bón; đi tiểu thường xuyên...Các
triệu chứng này không phải do bệnh ung thư và có rất nhiều bệnh lý khác có thể
gây nên triệu chứng này. Vì vậy khi bạn mắc các triệu trứng trên thì nên đi bác sĩ
khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.
Đôi khi bệnh được chẩn đoán qua xét nghiệm máu thường quy. Thường gặp
hơn, các bác sĩ phát hiện bệnh qua chụp phim cho bệnh lý gãy xương hoặc người
bệnh đến khám vì các triệu chứng khác. Để xác định bệnh đa u tủy xương, bệnh
nhân cần làm một số xét nghiệm như:
Xét nghiệm máu: Kiểm tra các tế bào máu và các thành phần khác trong
máu. Tế bào u tủy gây tình trạng tăng calci máu và tăng tỷ lệ tương bào trong máu.
Phần lớn người bệnh có thiếu máu.
Xét nghiệm nước tiểu: Tìm protein Bence - Jones trong nước tiểu hoặc định
lượng protein Bence Jones niệu 24giờ. Trong trường hợp protein này tăng cao
trong nước tiểu, có thể gây tắc ống thận và hủy hoại thận dẫn đến suy thận.
Chụp phim Xquang: để kiểm tra gãy xương hoặc tổn thương hủy hoại
xương.
Sinh thiết: Đây là biện pháp duy nhất giúp khẳng định bệnh xem tế bào ung
thư có xâm lấn tủy xương hay không. Một số xét nghiệm khác giúp đánh giá giai
đoạn như chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, xạ hình xương...
Từ những xét nghiệm trên bác sĩ sẽ đánh giá giai đoạn bệnh và đưa ra các
biện pháp điều trị tối ưu cho từng giai đoạn.
Điều trị đa u tủy xương như thế nào?
Lựa chọn điều trị tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và các triệu chứng của bệnh.
Thuốc điều trị gồm có các hóa chất chống ung thư (mephalan, cyclophosphamide,
vincristin và doxorubicin), và prednisolon là một loại steroid cũng thường được sử
dụng. Khi điều trị thường phối hợp 2 hay nhiều loại thuốc nhằm nâng cao hiệu quả
điều trị. Trong trường hợp bệnh khu trú hoặc người bệnh có biểu hiện đau nhiều
do tổn thương xương có thể được điều trị bằng tia xạ. Với những trường hợp tái
phát hoặc tiến triển sau điều trị, điều trị hóa chất liều cao kết hợp ghép tế bào gốc
là biện pháp được lựa chọn.
Mặc dù đã được điều trị ổn định, bệnh vẫn luôn có nguy cơ tái phát trở lại
nên việc theo dõi sau điều trị là rất quan trọng. Người bệnh cần được kiểm tra
thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu tái phát bệnh. Việc theo dõi bao gồm:
khám lâm sàng, xét nghiệm máu, tủy đồ và chụp Xquang.