Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Ngan hang cau hoi vat li 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.36 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CÂU HỎI MÔN VẬT LÍ LỚP 7 Bài 1 Câu 1: Trường hợp nào sau đây ta nhận biết được ánh sáng: A. Ban ngày, đứng trong phòng kín, không bật đèn, mở mắt B. Ban đêm, đứng ngoài trời, mở mắt C. Ban ngày, đứng ngoài trời nhắm mắt D. Ban đêm, đứng trong phòng có đèn, mở mắt. Câu 2: Ta có thể nhìn thấy một vật khi nào ? A.Chỉ khi vật đó ở trước mắt. B. Chỉ khi vật đó phát ra ánh sáng. C. Khi có ánh sáng từ vật đó truyền đến mắt. D. Chỉ khi có đầy đủ ba yếu tố A,B,C. Câu 3: Trong các vật sau Mặt Trời, Mặt Trăng ,thanh sắt nung đỏ,Vật nào là nguồn sáng ? A.Mặt Trời ,Mặt trăng. B.Mặt Trời ,Mặt trăng , thanh sắt nung đỏ. C. Mặt Trời ,thanh sắt nung đỏ. D. Cả bốn vật đều là nguồn sáng. Câu 4: Ta nhìn thấy dây tóc bóng đèn vì: A.Giữa mắt và dây tóc không có vật chắn sáng. B. Có dòng điện chạy qua dây tóc. C. Có ánh sáng từ mắt truyền đến dây tóc. D. Có ánh sáng từ dây tóc truyền đến mắt. Câu 5: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng. A.Ngọn nến đang cháy. B.Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng. C.Mặt trời. D.Đèn ống đang sáng. Câu 6:Có bốn vật là Mặt Trời, Mặt Trăng,bóng đèn điện đang sáng, cái ghế nhựa.Hãy chỉ ra vật nào là vật sáng ? A. Chỉ có Mặt Trời và Mặt Trăng là vật sáng. B. Chỉ có Mặt Trời và Mặt Trăng , bóng đèn điện là vật sáng. C. Chỉ có Mặt Trời ,bóng đèn điện ,cái ghế nhựa là vật sáng. D. Cả bốn vật đều là vật sáng. II.Tự luận: 1/ Hãy kễ ra sáu vật sáng ,trong đó ba vật tự phát ra ánh sáng, ba vật hắt lại ánh sáng chiếu tới nó. 2/ Tại sao trong đêm tối ta không nhìn thấy được vật: cây cối, nhà cửa, bàn học. BÀI 2 Câu 1: Ánh sáng truyền từ Mặt Trời xuống Trái đất có thể coi như: A. Chùm sáng hội tụ B. Chùm sáng song song C. Chùm tia sáng phân kỳ D. Không đủ điều kiện để xác định Câu 2:Nội dung của định luật truyền thẳng của ánh sáng là A. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo một đường thẳng. B. Trong mọi môi trường ánh sáng truyền theo một đường thẳng..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> C. Trong các môi trường khác nhau, đường truyền của ánh sáng có hình dạng khác nhau. D. Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác, ánh sáng truyền theo một đường thẳng Câu 3:Câu phát biểu nào sau đây không đúng: A. Ánh sáng bao giờ cũng truyền theo đường thẳng B. Tập hợp nhiều tia sáng tạo thành chùm sáng. C. Tia sáng là một phương truyền của ánh sáng D. Chùm sáng phân kỳ là chùm tia xuất phát từ một điểm. Câu 4: Chùm sáng có mấy loại? A. 2 B. 3 C. 4 D. Nhiều loại II. Tự luận: Câu 5: Trong buổi xếp hàng chau3n bị vào lớp, lớp trưởng hô “đằng trước thẳng” em đứng trong hàng hãy nghĩ cách làm thế nào biết mình đứng thẳng hàng? Câu 6: Cho ba chiếc kim khậu giống nhau, một tấm bìa cứng ,một cây thước.hãy nêu cách chứng tỏ rằng ánh sáng truyền thẳng trong không khí? BÀI 4: ĐINH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG Câu 1: Ánh sáng truyền từ Mặt Trời xuống Trái đất có thể coi như: A. Chùm sáng hội tụ B. Chùm sáng song song C. Chùm tia sáng phân kỳ D. Không đủ điều kiện để xác định Câu 2:Nội dung của định luật truyền thẳng của ánh sáng là A. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo một đường thẳng. B. Trong mọi môi trường ánh sáng truyền theo một đường thẳng. C. Trong các môi trường khác nhau, đường truyền của ánh sáng có hình dạng khác nhau. D. Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác, ánh sáng truyền theo một đường thẳng Câu 3:Câu phát biểu nào sau đây không đúng: A. Ánh sáng bao giờ cũng truyền theo đường thẳng B. Tập hợp nhiều tia sáng tạo thành chùm sáng. C. Tia sáng là một phương truyền của ánh sáng D. Chùm sáng phân kỳ là chùm tia xuất phát từ một điểm. Câu 4: Chùm sáng có mấy loại? A. 2 B. 3 C. 4 D. Nhiều loại II. Tự luận: Câu 5: Trong buổi xếp hàng chau3n bị vào lớp, lớp trưởng hô “đằng trước thẳng” em đứng trong hàng hãy nghĩ cách làm thế nào biết mình đứng thẳng hàng ? Câu 6: Cho ba chiếc kim khậu giống nhau, một tấm bìa cứng ,một cây thước.hãy nêu cách chứng tỏ rằng ánh sáng truyền thẳng trong không khí ? BÀI 5: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG Câu 1. Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, tính chất nào dưới đây là đúng ? A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật. C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật. D. Hứng được trên màn lớn hơn vật. Câu 2. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây ? A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật. B. Không hứng được trên màn. C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật. D. Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. Câu 3. Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một khoảng d’: A. d = d’. B. d > d’. C. d < d’. D. Không so sánh được vì ảnh là ảnh ảo còn vật là vật thật. Câu 4. Hãy chọn câu sai. Ảnh S’ của một vật tạo bởi gương phẳng A. Không hứng được trên màn chắn nên được gọi là ảnh ảo. B. Không hứng được trên màn chắn vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gạp nhau tại S’ chứ không có ánh sáng thật đến S’. C. là ảnh ảo vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài cắt nhau tại S’. D. là ảnh ảo vì các tia phản xạ lọt vào mắt cắt nhau tại S’. Câu 5. Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu đúng. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng A. luôn cùng chiều với vật. B. hoàn toàn giống vật. C. luôn bằng vật. D. ở gần gương hơn vật. Câu 6: Hai vật A, B có chiều cao như nhau. A đặt trước gương phẳng, B đặt trước tấm kính . So sánh độ cao của hai ảnh A’ và B’ thì thấy A. Ảnh A’ cao hơn ảnh B’. B. Ảnh B’cao hơn ảnh A’. C. Hai ảnh cao bằng nhau. D. Không xác định được vì độ cao của ảnh còn phụ thuộc vào vị trí đặt vật. Hãy chọn câu trả lòi đúng. II. Câu hỏi tự luận: Câu 1. Hãy vẽ ảnh của một điểm sáng S trước gương phảng dựa vào định luật phản xạ ánh sáng. Câu 2. Hãy vẽ ảnh của một điểm sáng S trước gương phảng dựa vào tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. BÀI 7: ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LỒI Câu 1. Câu phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương càu lồi ? A. Không hứng được trên màn và nhỏ hơn vật B. Hứng được trên màn và nhỏ hơn vật C. Hứng được trên màn và lớn bằng vật. D. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật. Câu 2. Người lái xe ôtô đặt gương cầu lồi ở phía trước mặt để quan sát các vật ở phía sau lưng có lợi gì hơn là dùng gương phẳng ? A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi nhìn rõ hơn trong gương phẳng. B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn trong gương phẳng. C. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi nhỏ hơn trong gương phẳng. D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn trong gương phẳng..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 3. Đặt hai viên pin giống hệt nhau trước một gương cầu lồi và một gương phẳng. kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh kích thước ảnh của viên pin tạo bởi gương cầu lồi và gương phẳng ? A. Ảnh của gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh của gương phẳng. B. Ảnh của gương cầu lồi bằng ảnh của gương phẳng C. Ảnh của gương cầu lồi lớn hơn ảnh của gương phẳng D. Không so sánh được. Câu 4. Người ta thường đặt gương gì ở những đoạn đường quanh co mà mắt người không thể quan sát trực tiếp được ? A. Gương cầu lõm. B. Gương cầu lồi. C. Gương phẳng. D. Tấm kính trong. Câu 5: Đặt một viên phấn thẳng đứng trước một gương cầu lồi. Phát biểu nào dưới đay sai ? A. Mắt có thể quan sát thấy ảnh trong gương. B. Ảnh của viên phấn trong gương có thể hứng được trên màn chắn. C. Ảnh của viên phấn không hứng được trên màn chắn. D. Không thể sờ, nắm được ảnh của viên phấn trong gương . Câu 6: Đặt một viên phấn trước một gương cầu lồi. quan sát ảnh của nó trong gương, bốn học sinh có nhận xét như sau, hỏi nhận xét nào đúng ? A. Ảnh lớn hơn vật. B. Kích thước ảnh khác với kích thước vật. C. Viên phấn lớn hơn ảnh của nó. D. Ảnh viên phấn đúng bằng viên phấn. II. Câu hỏi tự luận: Câu 1: Một người lần lượt đứng trước một gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước để soi ảnh của mình. Hãy cho biết hai ảnh trong hai gương đó có gì giống nhau và có gì khác nhau? Câu 2: Một người lái xe ôtô muốn đặt một cái gương ở phía trước mặt để quan sát các vật ở phía sau lưng. Tại so người đó lại dùng gương cầu lồi mà không dùng gương cầu lõm hay gương phẳng? BÀI 8: GƯƠNG CẦU LÕM 1. Gương cầu lõm có đặc điểm nào sau đây ? A. Ảnh ảo nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo lớn hơn vật. C. Ảnh ảo bằng vật. D. Ảnh ảo hứng được trên màn. 2. Chiếu một chùm tia tới song song lên gương cầu lõm thu được chùm tia phản xạ. A. là chùm tia hội tụ. B. là chùm tia phân kỳ. C. là chùm tia song song. D. là chùm tia bất kỳ. 3. Pha đèn pin là một ứng dụng của A. gương cầu lồi. B. gương cầu lõm. C. gương phẳng. D. gương phẳng và gương cầu lồi. 4. Vùng nhìn thấy của gương cầu lõm A. lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. B. bằng vùng nhìn thấy của gương phẳng. C. nhỏ hơn vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. D. bằng vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. 5. Gương cầu lõm có mặt phản xạ là A. mặt trong của một phần hình cầu. B. mặt ngoài của một phần hình cầu. C. mặt trong một hình hộp chữ nhật. D. mặt ngoài của một hình lập phương. 6. Đặt một vật gần sát gương cầu lõm thu được một ảnh A. thật, nhỏ hơn vật. B. thật, nhỏ hơn vật. C. ảo, nhỏ hơn vật. D. ảo, lớn hơn vật..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> BÀI 9: TỔNG KẾT CHƯƠNG 1 1. Vật nào dưới đây là một nguồn sáng ? A. Mảnh thủy tinh vụn lấp lánh dưới ánh Mặt Trời. B. Các ngôi sao lấp lánh trên bầu trời. C. Một gương phẳng được đặt nghiêng để hướng ánh nắng vào phòng. D. Ảnh của một ngọn nến trong gương. 2. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng A. luôn cùng chiều với vật. B. hoàn toàn giống vật. C. luôn bằng vật. D. ở gần gương hơn vật. 3. Ta chỉ nhìn thấy vật khi nào ? A. Khi vật đó là nguồn sáng phát ra ánh sáng. B. Khi có ánh sáng từ vật đó phát ra truyền vào mắt ta. C. Khi có ánh sáng từ mắt ta phát ra chiếu tới vật. D. Khi vật đó đặt trong vùng có ánh sáng. 4. Trong thí nghiệm phản xạ ánh sáng, người ta đo được góc tạo bởi tia tới và tia phản xạ là 400. Tìm giá trị của góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến và đường pháp tuyến của mặt gương ? A. 800. B. 600. C. 400. D. 200. 5. Đứng trên mặt đất ta nhìn thấy Nhựt thực khi nào ? A. Khi ta đứng trong vùng bóng tối của Trái Đất. B. Khi ta đứng trong vùng bóng tối của Mặt Trăng. C. Khi ta đứng trong vùng bóng tối của đám mây đen che khuất Mặt Trời. D. Khi ta đứng ở nửa phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng. 6. Theo định luật phản xạ, tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào dưới đây ? A. Mặt phẳng bất kỳ vuông góc với gương. B. Mặt phẳng bất kỳ chứa tia tới. C. Mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến với gương tại điểm tới. D. Mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến với gương tại điểm bất kỳ. Bài 10 Câu 1: khi người ta dung dùi gõ vào các thanh tre của đàn tơ-rưng, thì ta nghe âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là: A. Dùi gõ. B. Dùi gõ và các thanh tre. C. Các thanh tre. D. Do lớp không khí xung quanh. Câu 2: Khoanh tròn vào câu mà em cho là đúng. Âm thanh được tạo ra nhờ: A. nhiệt. B. điện C. ánh sáng D. dao động Câu 3: Kéo căng sợi dây cao su. Dùng tay bật dây cao su đó. Ta nghe được âm thanh . Nguồn âm là: A. Sơi dây cao su B. Bàn tay C. Không khí D. Tất cả các vật trên Câu 4: Biết rằng ta nghe được âm từ chiếc loa của đài. Bộ phận nào của đài dao động ? A. Núm điều chỉnh âm thanh B. Vỏ kim loại của chiếc đài C. Vỏ nhựa của chiếc đài D. Màng loa Câu 5: Trong các vật sau đây, vật nào được coi là nguồn âm ? A. Chiếc sáo mà người nghệ sĩ thổi trên sân khấu B. Chiếc còi đặt trên bàn C. Cái trống để trên sân trường D. Cái âm thoa đặt trên bàn Câu 6: Khi bay, một số loài côn trùng như ruồi, muỗi, ong,…tạo ra những tiếng vo ve. Câu giải thích nào sau đây là hợp lý nhất ?.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> A. Do chúng vừa bay vừa kêu B. Do đôi cánh của chúng khi bay vẫy rất nhanh tạo ra dao động và âm phát ra. C. Do chúng có bộ phận phát ra âm thanh D. Do chúng mệt thở ra và âm thanh phát ra. II. Tự luận: Câu 1: nguồn âm là gì? Đặc điểm của nguồn âm? Câu 2: Hãy chỉ ra bộ phân dao động phát ra “ nốt nhạc” khi gãy dây đàn ghi-ta, khi thổi sáo? BÀI 11 ĐỘ CAO CỦA ÂM Câu 1: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào không được coi là dao động ? A. Chuyển động của quả lắc treo trên trần tàu hỏa đang chạy. B. Chuyển động của hai nhánh âm thoa khi ta gõ vào nó. C. Một người ngồi trên võng đu đưa. D. Xe ô tô đang chạy trên đường. Câu 2: Người ta đo được tần số dao động của một số vật dao động như sau: Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất ? A. Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200Hz. B. Trong 1 phút vật dao động được 1000 dao động. C. Trong 1 giây vật dao động được 70 dao động. D. Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 100Hz. Câu 3: Theo em kết luận nào sau đây là sai ? A. Máy siêu âm là những máy phát ra âm thanh có tần số lớn hơn 20 000Hz B. Một số động vật có thể nghe được những âm thanh mà tai người không nghe được. C. Tai của người nghe được hạ âm và siêu âm. D. Hạ âm là những âm thanh có tần số nhỏ hơn 20Hz. Câu 4: Trong 20 giây một lá thép thực hiện được 4000 dao động. Hỏi tần số dao động của lá thép có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau: A. 80000Hz. B. 20Hz. C. 200Hz. D. 4000Hz. Câu 5: Một vật dao động với tần số 18Hz. Thông tin nào dưới đây là sai. Chọn phương án trả lời phù hợp nhất. A. Vật dao động phát ra âm thanh mà tai người có thể nghe rất to. B. Vật dao động phát ra âm thanh nhưng tai người có thể nghe rất nhỏ. C. Vật dao động không thể phát ra âm thanh được vì tần số dao động quá nhỏ. D. Các thông tin trên đều sai. Câu 6: Có một viên đạn bay trong không khí. Hãy chọn kết luận đúng nhất sau đây: A. Viên đạn càng bay nhanh thì âm phát ra càng thấp. B. Viên đạn càng bay nhanh thì âm phát ra càng cao. C. Vận tốc của viên đạn không ảnh hưởng đến độ cao, thấp của âm. D. Khối lượng của viên đạn càng lớn thì âm phát ra càng cao. II/ Tự Luận: Câu 1: Theo em, khi người nghệ sĩ dùng đàn ghi ta để đánh một bản nhạc thì họ đã làm thế nào để có được âm thanh khi trầm, khi bổng, khi to, khi nhỏ? Trả Lời : Khi người nghệ sĩ đàn ghita để đánh một bản nhạc thì họ đã bấm vào các nốt nhạc khác nhau và gẩy thì ta được các âm trầm bổng khác nhau. Khi gẩy đàn mạnh hoặc nhẹ, thì ta nghe tiếng đàn phát ra to, nhỏ khác nhau..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu 2: Có hai vật dao động khác nhau, một vật dao động với tần số 60Hz và một vật dao động với tần số 80Hz.Vật nào phát ra âm bổng hơn? Trả lời: Vật có tần số dao động có tần số 80Hz sẽ phát ra âm bổng hơn một vật có tần số dao động có tần số 60Hz. BÀI 12 : Độ Cao Của âm Câu 1 : Thế nào là biên độ dao động ? a. Là tần số dao động trên một đơn vị thời gian. b. Là vị trí ban đầu của vật khi dao động. c. Là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng d. Là góc lệch lớn nhất của con lắc so với vị trí cân bằng Câu 2 : Độ to của âm phụ thuộc vào : a. Khoảng cách truyền âm b. Biên độ của âm c. Tần số của âm d. Môi trường truyền âm Câu 3 : Âm càng to khi có a. biên độ âm càng lớn b. tần số âm càng lớn c. biên độ âm càng nhỏ d. tần số âm càng lớn Câu 4 : Ngưỡng đau của tai người thường do các âm thanh nào gây ra ? a. hạ âm b. siêu âm c. Những âm thanh trong vùng nghe được 20Hz đến 20000Hz d. Những âm thanh có độ to cỡ 130dB gây đau nhức tai. Câu 5 : Hãy sắp xếp độ to của âm theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. A. Tiếng xe cộ ngoài đường phố, tiếng C. Tiếng máy móc nặng trong công trẻ đọc bài, tiếng thì thầm, tiếng máy xưởng, tiếng xe cộ ngoài phố, tiếng trẻ móc nặng trong công xưởng. con đọc bài, tiếng thì thầm B. Tiếng thì thầm, tiếng trẻ đọc bài, D. Tiếng trẻ con đọc bài, tiếng thì thầm, tiếng xe cộ ngoài đường phố, tiếng máy tiếng xe cộ, tiếng máy móc nặng trong móc nặng trong công xưởng công xưởng. Câu 6 : Chọn câu sai A. Những âm có tần số dưới 20dB gọi là hạ âm B. Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm C. Những âm có độ to trên 130dB gây đau nhức tai. D. Độ to của âm được đo bằng đơn vị Hz. Câu 7 : Khi dây đàn bị giãn, người chơi đàn thường lên dây cho nó. Theo em mục đích của việc làm này là gì? Câu 8 : Tại sao khi đánh trống muốn nghe được tiếng trống lớn thì ta thường đánh thật mạnh và nhắc qua khỏi trống ngay lặp tức. BÀI 13 : MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM 1) Trong các cách sắp xếp vận tốc truyền âm từ lớn tới nhỏ, cách nào là đúng ? A. Thép, nước, không khí B. Nước, không khí, thép C. Thép, không khí, nước, D. Không khí, nước, thép 2) Âm không thể truyền được trong môi trường nào ? A. Xăng B. Chân không C. Sắt D. Không khí 3) Vận tốc truyền âm trong nước là bao nhiêu ? A. 5100 m/s B. 1500 m/s C. 6100 m/s D. 340 m/s 4) Âm có thể truyền được trong những môi trường nào sau đây ?.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> A. Sắt, không khí B. Rắn, lỏng, khí C. Thép, nước, chân không D. Dầu, Nhôm 5) Vận tốc truyền âm trong thép là bao nhiêu ? A. 1600 m/s B. 1500 m/s C. 6100 m/s D. 340 m/s 6) Vận tốc truyền âm trong không khí là bao nhiêu ? A. 430 m/s B. 1500 m/s C. 6100 m/s D. 340 m/s 7) Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường nào ? 8) Hãy nêu thí dụ chứng tỏ âm có thể truyền trong môi trường lỏng ? BÀI 14 1.Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt ? A.Mặt gương B.Miếng xốp C.Tấm gỗ D. Đệm cao su. 2.Khi nói ở đâu ta thường nghe được tiếng vang ? A.Cạnh hồ nước B.Trong lớp học. C.Trong hang núi D.Ngoài sân trường . 3.Tai ta nghe được tiếng vang khi nào ? A.Khi âm trực tiếp đến tai trước âm phản xạ B.Khi âm trực tiếp đến tai sau âm phản xạ. C.Khi âm trực tiếp và âm phản xạ đến tai gần như cùng một lúc. D.Khi âm trực phát ra phải có độ to rất lớn. 4. Để đo độ sâu của của một cái giếng sâu các em học sinh lớp 7 đã có những phương pháp đo như sau: A. Buộc một hòn đá vào đầu một sợi dây và thả xuống giếng, khi đá cham đáy thì đo chiều dài của day suy ra độ sâu của giếng. B.Thả một hòn đá xuống giếng, khi nghe âm thanh phát ra từ đáy giếng truyền đến mặt giếng và suy ra độ sâu h theo công thức h = vt /2 Với v = 340 m/s và t là khoảng thời gian lúc thả đá đến lúc nghe được âm thanh. C. Nói to vào giếng, đo từ lúc nói đến lúc nghe được âm phản xạ và dùng công thức h = 170t để suy ra độ sâu. D. Dùng ròng rọc đưa người xuống đáy giếng để đo độ sâu từ đáy giếng lên bề mặt. 5. Sau khi nghe tiếng sấm rền trong cơn giông, em học sinh đã giải thích như sau: A.Vì thời gian truyền âm thanh từ nguồn phát ra âm thanh đến mặt đất lớn hơn 1/15s B. Do nguồn âm phát ra từ rất xa. C.Tia sét (nguồn âm )chuyển dộng do đó khoảng cách từ nguồn âmđén tai ta nghe thay đổi nên có tiếng rền. D. Sấm rền là do sự phản xạ của âm từ các đám mây dông trên bầu trời xuống mặt đất. 6. Để đo độ sâu của biển, người ta sử dụng phản xạ âm thanh.Hãy xác định nhận xét nào sau đây là đúng nhất ? A. Âm thanh sử dụng ở đây là hạ âm B. Âm thanh sử dụng ở đây là siêu âm. C. Âm thanh sử dụng ở đây là là âm thanh mà tai người nghe được. D. A và B đều đúng..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> *Phần tự luận : 1. Phản xạ âm là gì? Ta nghe được tiếng vang khi nào 2. Thế nào là vật phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém. Cho ví dụ. BÀI 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN 1-Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn ? a. Tiếng sấm rền b. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy c. Tiếng sóng biển ầm ầm d. Tiếng máy móc làm việc phát ra to kéo dài 2-Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn ? a.Tiếng rất to sát tai b.làm việc cạnh nhà máy xay sát thóc, gạo, ngô,… c.nhà ở cạnh chợ d.Bệnh viện, trạm xá ở cạnh chợ 1-Vật nào dưới đây thường không được dùng để làm vật ngăn cách âm giữa các phòng ? a. Tường bê tông b. Cữa kính hai c. Rèm treo tường d. Cửa gỗ 2-Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn ? a.Tiếng còi xe cứu hỏa b.làm việc cạnh nơi nỗ mìn, phá đá c.Tiếng ồn của trẻ em làm ảnh hưởng đến cuộc nói chuyện giữa hai người lớn. d.Hát Karaoke to lúc ban đêm II. Câu hỏi tự luận: 1-Hãy nêu tên và thí dụ tương ứng với ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng. BÀI 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT 1-Dùng mãnh vãi khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích ? a.Một ống bằng gỗ b.Một ống bằng giấy c.Một ống bằng thép d.Một ống bằng nhựa 2-Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt nhiễm điện ? a.Đập nhẹ nhiều lần thước nhựa xuống mặt quyển vở b.Áp sát thước nhựa vào thành một bình nước ấm c.Chiếu ánh sáng đèn pin vào thước nhựa d.Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô II. Câu hỏi tự luận: 1-Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra? Bài 18 1.Trong các nhận xét sau nhận xét nào sai ? A. Vật mang điện tích dương nếu thiếu electron, mang điện tích âm nếu thừa electron. B. Êlectron có thể di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác. C. Trong các vật trung hoà về điện tồn tại các điện tích trung hoà. D. 2. Khi đưa một đầu thước nhựa đã cọ xát với vải khô lại gần các vụn giấy thì thấy các vụn giấy bị thước nhựa hút. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Hai vật nhiễm điện trái dấu. B. vụn giấy bị nhiễm điện âm. C. Thước nhựa đã bị nhiễm điện D. vụn giấy bị nhiễm điện dương. 3. Cọ xát hai thanh nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô, Đặt một thanh trên trục quay, đưa thanh nhựa kia lại gần thanh thứ nhất thì xảy ra hiện tượng nào sau đây?.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> A. Hai thanh nhựa này dẩy nhau. B. Hai thanh nhựa này hút nhau. C. hai thanh nhựa này không hút và không đẩy nhau. D. Hai thanh nhựa này lúc đầu đẩy nhau, sau đó hút nhau. 4. Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễn điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây? A. vật đó mất bớt điện tích dương. B. vật đó nhận thêm Êléctrôn. C. Vật đó mất bớt Êléctrôn. D. vật đó nhận thêm điện tích dương. 5. Nếu một vật bị nhiễm điện dương thì vật đó có khả năng nào dưới đây? A. hút cực Nam của kim nam châm. B. đẩy thanh thủy tinh đã được cọ xát vào lụa. C. hút cực Bắc của kim nam châm. D. Đẩy thanh nhựa màu sẫm đã được cọ xát vào vải khô 6. có 4 vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì câu phát biểu nào dưới đây là đúng: A. vật a và c có điện tích trái dấu. B. vật b và d có điện tích cùng dấu. C. vật a và c có điện tích cùng dấu D. vật a và d có điện tích trái dấu. II. TỰ LUẬN. 1/ Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiểm điện. Hỏi mãnh ien có nhiễm điện không? Nếu có thì điện tích trên mãnh len cùng dấu hay khác dấu với điện tích trên thước nhựa? vì sao? 2/ làm thế nào để biết một cái thước nhựa có bị nhiễm điện hau không và nhiễm điện dương hay âm? 3/ Cọ xát một thanh thủy tinh vào lụa, rồi đưa lại gần một quả cầu nhỏ bằng kim loại treo trên giá. Quả cầu bị hút về phía thanh thủy tinh. Có thể khẳng định quả cầu đã bị nhiễm điện dương được không? Giải thích? BÀI 19: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN Câu 1: Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây? A/ Một mảnh nilông đã được cọ xát. B/ Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn. C/ Đồng hồ dùng pin đang chạy. D/ Đườngdây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào. Câu 2: Dòng điện là gì? A/ Là dòng chát lỏng dịch chuyển có hướng B/ Là dòng các nguyên tử dịch chuyển cò hướng. C/ Là dòng các hạt nhân trong các chất dịch chuyển có hướng. D/ Là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Câu 3/ Trong vật nào dưới đây đang có dòng điện chạy qua? A/ Một thanh thủy tinh đã được cọ xát bằng mảnh lụa. B/ Một chiếc đèn pin mà bóng đèn của nó bị đứt dây tóc C/ Một chiếc bút thử điện đặt trong quầy bán đồ điện. D/ Một chiếc điện thoại di động đang được dùng để nghe và nói. Câu 4: Trong vật nào dưới đây không có dòng điện chạy qua? A/ Máy ảnh dùng pin đang chụp ảnh. B/ Máy tính lúc màn hình đang sáng. C/ Nồi cơm điện lúc đang nấu. D/ Đồng hồ chạy pin lúc kim nó đang đứng yên. Câu 5: Dụng cụ nào sao đây không phải là nguồn điện?.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> A/ Pin B/ Bóng đèn điện đang sáng. C/ Đinamô lắp ở xe đạp. D/ Acquy. Câu 6: Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thi không tạo thành dòng điện? A/ Các hạt mang điện tích dương. B/ Các hạt nhân của nguyên tử. C/ Các nguyên tử. D/ Các hạt mang điện tích âm. Câu 7: Dòng điện là gì ? Bóng đèn dây tóc phát sáng chứng tỏ được điều gì ? Câu 8: Nguồn điện có khả năng gì ? Hãy nêu ba thiết bị điện dùng pin có trong gia đình em. BÀI 20: CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN- DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI Câu 1: Vật nào dưới đây là vật cách điện? A/ Một đoạn ruột bút chì. B/ Một đoạn dây thép. C/ Một đoạn dây nhôm. D/ Một đoạn dây nhựa. Câu 2: Chất nào dẫn điện tốt nhất trong các chất sau đây? A/ Nhôm. B/ Đồng. C/ Sắt. D/ Vàng. Câu 3: Trong các chất dưới đây, chất nào không phải là chất cách điện? A/ Than chì. B/ Nhựa. C/ Gỗ khô. D/ Cao su. Câu 4: Êlectrôn tự do có trong vật nào dưới đây? A/ Mảnh nilông. B/ Mảnh nhôm. C/ Mảnh giầy khô. D/ Mảnh nhựa. Câu 5: Dòng điện trong kim loại là gì? A/ Là dòng chất điện tương tự như chất lỏng dịch chuyển có hướng. B/ Là dòng các Êlectrôndịch chuyển có hướng. C/ Là dòng các hạt nhân nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng. D/ Là dòng các nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng. Câu 6: Khi nối liền hai cực của pin bằng dây dẫn kim loại với hai đầu của bóng đèn thì có điện tích dịch chuyển như thế nào qua dây dẫn và dây tóc bóng đèn. A/ Các điện tích dương dịch chuyển từ cực dương sang cực âm . B/ Các điện tích dương dịch chuyển từ cực âm sang cực dương. C/ Các Êlectrôn tự do dịch chuyển từ cực âm sang cực dương. D/ Các Êlectrôn tự do dịch chuyển từ cực dương sang cục âm. Câu 7: Dòng điện trong kim loại là gì? Kim loại là vật dẫn điện hay cách điện? Tại sao? Câu 8: Chất cách điện là gì? Kể tên ba loại chất cách điện. Bài 21: 1/ Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được qui ước như thế nào ? A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín C. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch điện D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện Câu 2: Sơ đồ mạch điện là gì ? A. Là ảnh chụp mạch điện thật B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện C. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó D. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ Câu 3: Sơ đồ mạch điện cho biết A. Công dụng của các bộ phận của mạch điện B. Các kí hiệu của công dụng điện.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> C. Cách mắc các bộ phận của mạch điện D. Chiều của dòng điện trong mạch Câu 4: Chọn phát biểu đúng A. Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ B. Từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng C. Câu a và b đều đúng D. Câu a và b đều sai Câu 5. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, sơ đồ biểu diễn đúng chiều dòng điện trong mạch là Đ K A. Đ I. Đ I. K B. K. Đ I. C. K. I D. Câu 6: Tác dụng của công tắc điện là A. Cung cấp dòng điện lâu dài C. Làm cho đèn sáng và tắt B. Đóng ngắt mạch điện D. Cả a, b, c, đúng II/ Tuận luân : 1/ Vẽ sơ đồ mạch điện gồm : nguồn điện 2 pin , môt bóng đèn , một khóa K đóng ? Vẽ chiều dòng điện 2/Xét mạch điện kín với các dây dẫn bằng đồng a/ khi có dòng điện chạy trong mạch điện kín này thì các electron tự do trong dây dẫn dịch chuyển có hướng từ cực nào sang cực nào của nguồn điện ? b/ Chiều dịch chuyển có hướng của các electron trong câu trên là ngược chiều với qui ước của dòng điện? Bài 22+23 Câu 1. Hoạt động nào của dụng cụ dưới đây không dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện ? A. Bàn là điện B. Máy sấy tóc C. Đèn LED D. Ấm điện đang nung Câu 2. Hoạt động nào của dụng cụ dưới đây chứng tỏ dòng điện đi qua được chất khí ? A. Bóng đèn dây tóc B. Bàn là C. Cầu chì D. Bóng đèn bút thử điện Câu 3. Dụng cụ nào dưới đây hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện ? A. Điện thoại di động B. Rađiô C. Tivi D. Nồi cơm điện Câu 4. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút được ? A. Các vụn nhôm B. Các vụn sắt C. Các vụn đồng D. Vụn giấy viết Câu 5. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây ? A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng từ C. Tác dụng phát ra âm thanh D. Tác dụng hóa học Câu 6. Cần cẩu dùng nam châm điện hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện ? A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng phát sáng C. Tác dụng từ D. Tác dụng hóa học Câu 1. Dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện qua nó có thể làm vật nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng ? A. Bóng đèn bút thử điện B. Bóng đèn dây tóc.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> C. Đèn LED D. Ấm điện đang đun nước Câu 2. Trong các cụm từ dưới dây hãy chọn ra cụm từ chỉ hoạt động của thiết bị dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện ? A. Nồi cơm điện, quạt điện, radio, tivi B. Máy bơm nước, bàn là, bút thử điện, đồng hồ điện C. Ấm điện, máy tính bỏ túi, máy chụp ảnh di động D. Bếp điện, bóng đèn dây tóc, nồi cơm điện, bàn là, lò sưởi điện Câu 3. Dòng điện chạy qua dụng cụ nào dưới đây khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng ? A. Thanh nung của nồi cơm điện B. Radio C. Đèn điốt phát quang D. Dây đốt nóng của ấm điện Câu 4. Làm theo cách nào dưới dây khi chú ý tới tác dụng sinh lí của dòng điện ? A. Không sử dụng bất kì dòng điện nào, vì dòng điện có thể gây nguy hiểm đến tín mạng con người B. Khi sử dụng các dụng cụ điện, không cần tránh việc dòng điện có thể đi qua cơ thể người C. Chỉ sử dụng dòng điện để chữa một số bệnh D. Sử dụng các dụng cụ điện khi cần thiết và lưu ý an toàn điện Câu 5. Vật nào dưới dây có tác dụng từ ? A. Một pin còn mới đặt trên bàn B. Một mảnh nilông đã cọ xát C. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua D. Một đoạn băng dính (băng keo cách điện) Câu 6. Để mạ bạc cho một chiếc nhẫn người ta làm như sau ? A. Nối chiếc nhẫn với cực dương của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch mối bạc B. Nối chiếc nhẫn với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch mối bạc C. Nối thỏi bạc với cực âm của nguồn điện và chiếc nhẫn với cực dương của nguồn điện, rồi nhúng cả hai vào trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua D. Nối thỏi bạc với cực dương của nguồn điện và chiếc nhẫn với cực âm của nguồn điện, rồi nhúng cả hai vào trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua II. Câu hỏi tự luận:. Câu 1. Xeùt caùc duïng cuï ñieän sau: Quaït ñieän, noài côm ñieän, tivi, rañioâ, aám ñieän. Hoûi khi caùc duïng cuï điện này hoạt động thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào ? Đáp án:. - Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích trong hoạt động của: Nồi cơm điện, ấm điện - Tác dụng nhiệt của dòng điện là không có ích trong hoạt động của: Quạt điện, tivi, rađiô Câu 2. Dòng điện có mấy tác dụng chính? Kể tên? Bóng đèn pin hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện ? Đáp án: Dòng điện có năm tác dụng chính. Đó là: Taùc duïng nhieät, Taùc duïng phaùt saùng, Taùc duïng từ, Tác dụng hóa học, Tác dụng sinh lí. Bóng đèn pin hoạt động dựa vào tác dụng nhieät của dòng điện Bài 24: Cường độ dòng điện Câu 1: Ampe kế là dụng cụ dụng để làm gì ? A. Để đo nguồn điện mắc trong mạch điện là mạnh hay yếu. B. Để đo lượng electron chạy qua đoạn mạch. C. Để đo độ sang của đèn mắc trong mạch. D. Để đo cường độ dòng điện chạy qua mạch. Câu 2: Trên ampe kế không có dấu hiệu nào dưới đây:.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> A. Hai dấu (+) và (-) ghi tại hai chốt nối dây dẫn. B. Sơ đồ mắc dụng cụ này vào mạch điện. C. Trên mặt dụng cụ này có ghi chữ A hay chữ mA. D. Bảng chia độ cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất. Câu 3: Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì ? A. Niutơn (N). B. Ampe(A). C. Đêxiben(dB). D. Héc(Hz). Câu 4: Khi bóng đèn pin sáng bình thường thì dòng điện chạy qua nó có cường độ vào khoảng 0,3A. Nên sử dụng Ampe kế có giới hạn đo nào dưới đây là thích hợp nhất để đo cường độ dòng điện này? A. 0,3A. B. 1,0A. C. 250 mA. D. 0,5A. Câu 5: Ampe kế có giới hạn đo là 50mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào dưới đây ? A. Dòng điện đi qua bóng đèn pin có cường độ là 0,35A. B. Dòng điện đi qua đèn điôt phát quang có cường độ là 28mA. C. Dòng điện đi qua nam châm điện có cường độ là 0,8A. D. Dòng điện đi qua bóng đèn xe máy có cường độ là 0,50A. Câu 6:Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị sai ? A. 1,28A=1280mA. B. 32mA=0,32A. C. 0,35A=350mA. D. 425mA=0,425A. Bài 25,26 Câu 1. Hoạt động nào của dụng cụ dưới đây không dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện ? A. Bàn là điện B. Máy sấy tóc C. Đèn LED D. Ấm điện đang nung Câu 2. Hoạt động nào của dụng cụ dưới đây chứng tỏ dòng điện đi qua được chất khí ? A. Bóng đèn dây tóc B. Bàn là C. Cầu chì D. Bóng đèn bút thử điện Câu 3. Dụng cụ nào dưới đây hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện ? A. Điện thoại di động B. Rađiô C. Tivi D. Nồi cơm điện Câu 4. Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút được ? A. Các vụn nhôm B. Các vụn sắt C. Các vụn đồng D. Vụn giấy viết Câu 5. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây ? A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng từ C. Tác dụng phát ra âm thanh D. Tác dụng hóa học Câu 6. Cần cẩu dùng nam châm điện hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện ? A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng phát sáng C. Tác dụng từ D. Tác dụng hóa học Câu 1. Dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện qua nó có thể làm vật nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng ? A. Bóng đèn bút thử điện B. Bóng đèn dây tóc C. Đèn LED D. Ấm điện đang đun nước Câu 2. Trong các cụm từ dưới dây hãy chọn ra cụm từ chỉ hoạt động của thiết bị dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện ? A. Nồi cơm điện, quạt điện, radio, tivi B. Máy bơm nước, bàn là, bút thử điện, đồng hồ điện C. Ấm điện, máy tính bỏ túi, máy chụp ảnh di động D. Bếp điện, bóng đèn dây tóc, nồi cơm điện, bàn là, lò sưởi điện.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Câu 3. Dòng điện chạy qua dụng cụ nào dưới đây khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng ? A. Thanh nung của nồi cơm điện B. Radio C. Đèn điốt phát quang D. Dây đốt nóng của ấm điện Câu 4. Làm theo cách nào dưới dây khi chú ý tới tác dụng sinh lí của dòng điện ? A. Không sử dụng bất kì dòng điện nào, vì dòng điện có thể gây nguy hiểm đến tín mạng con người B. Khi sử dụng các dụng cụ điện, không cần tránh việc dòng điện có thể đi qua cơ thể người C. Chỉ sử dụng dòng điện để chữa một số bệnh D. Sử dụng các dụng cụ điện khi cần thiết và lưu ý an toàn điện Câu 5. Vật nào dưới dây có tác dụng từ ? A. Một pin còn mới đặt trên bàn B. Một mảnh nilông đã cọ xát C. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua D. Một đoạn băng dính (băng keo cách điện) Câu 6. Để mạ bạc cho một chiếc nhẫn người ta làm như sau ? A. Nối chiếc nhẫn với cực dương của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch mối bạc B. Nối chiếc nhẫn với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch mối bạc C. Nối thỏi bạc với cực âm của nguồn điện và chiếc nhẫn với cực dương của nguồn điện, rồi nhúng cả hai vào trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua D. Nối thỏi bạc với cực dương của nguồn điện và chiếc nhẫn với cực âm của nguồn điện, rồi nhúng cả hai vào trong dung dịch muối bạc để cho dòng điện chạy qua III) VẬN DỤNG:. Câu 1. Xeùt caùc duïng cuï ñieän sau: Quaït ñieän, noài côm ñieän, tivi, rañioâ, aám ñieän. Hoûi khi caùc duïng cuï điện này hoạt động thì tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích đối với dụng cụ nào? Không có ích đối với dụng cụ nào ?. Đáp án: - Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích trong hoạt động của: Nồi cơm điện, ấm điện - Tác dụng nhiệt của dòng điện là không có ích trong hoạt động của: Quạt điện, tivi, rađiô Câu 2. Dòng điện có mấy tác dụng chính? Kể tên? Bóng đèn pin hoạt động dựa vào tác dụng nào của dòng điện ? Đáp án: Dòng điện có năm tác dụng chính. Đó là: Taùc duïng nhieät, Taùc duïng phaùt saùng, Taùc duïng từ, Tác dụng hóa học, Tác dụng sinh lí. Bóng đèn pin hoạt động dựa vào tác dụng nhieät của dòng điện ------------------BÀI 25+26. HIỆU ĐIỆN THẾ - HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ ĐIỆN Câu 1. Đơn vị đo hiệu điện thế là? A) Vôn (V) B) Ôm (Ω) C) Ampe (A) D) Oát (W) Câu 2. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó? A) Điện trở B) Một hiệu điện thế C) Công suất D) Nhiệt năng Câu 3. 1 kilô vôn (kV) có giá trị bằng bao nhiêu vôn (V)? A) 100 (V) B) 10000 (V) C) 1000 (V) D) 10 (V) Câu 4. Để đo hiệu điện thế người ta dùng dụng cụ đo? A) Ampe kế B) Oát kế C) Ôm kế D) Vôn kế Câu 5. Trên một bóng đèn ghi số liệu kĩ thuật (3V) có nghĩa là?.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> A) Cường độ dòng điện định mức của bóng đèn là (3V) B) Hiệu điện thế điện định mức của bóng đèn là (3V) C) Điện trở của bóng đèn là (3V) C) Công suất của bóng đèn là (3V) Câu 6. Để đo hiệu điện thế ta mắc Vôn kế vào mạch điện như thế nào? A) Mắc nối tiếp vào mạch điện B) Mắc song song vào mạch điện C) Mắc cực dương (+) của Vôn kế vào cực âm (-) của thiết bị cần đo D) Mắc cực dương (-) của Vôn kế vào cực dương (+) của thiết bị cần đo Câu 1. Để đo hiệu điện thế của nguồn điện có giá trị 12V ta phải sử dụng vôn kế có giới hạn đo bao nhiêu là phù hợp? A) 12 (mV) B) 12 (mA) C) 12 (V) D) 6 (V) Câu 2. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng cao thì? A) Cường độ dòng điện càng lớn B) Cường độ dòng điện càng nhỏ C) Điện trở càng lớn D) Điện trở càng nhỏ Câu 3. Khi chưa nối bóng đèn vào nguồn điện thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn sẽ là? A) 10 (V) B) 20 (V) C) 0 (V) D) 30 (V) Câu 4. Bóng đèn có ghi (6V) để sử dụng đèn ta phải mắc vào hiệu điện thế là bao nhiêu? A) 12 (V) B) 24 (V) C) 3 (V) D) 6 (V) Câu 5. Đối với một bóng đèn nhất định, nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn này mà giảm dần thì xảy ra đều nào dưới dây? A) Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn giảm B) Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng dần C) Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn lúc đầu tăng, lúc sau giảm dần D) Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn không thay đổi Câu 6. Trong trường hợp nào dưới dây có hiệu điện thế khác 0? A) Giữa hai cực Bắc, Nam của thanh nam châm B) Giữa hai đầu một cuộn dây dẫn để riêng trên bàn C) Giữa hai cực của một pin còn mới D) Giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch. III) VẬN DỤNG: Câu 1. Đổi đơn vị cho các giá trị sau? A) 500 kV = V B) 220V = kV C) 0,5V = mV D) 6 kV = V Đáp án: A) 500 kV = 500 000 V B) 220V = 0,220 kV C) 0,5V = 500 mV D) 6 kV = 6000 V Câu 2. Cho mạch điện như sơ đồ Hãy cho biết vôn kế đo hiệu điện thế nào trong trường hợp công tắc K mở và trong trường hợp công tắc K đóng? Đáp án: - Khi K mở: vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. + - Khi K đóng: vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện (hay cũng chính là hiệu điện thế qua bóng đèn). K. -. V.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×