CHƯƠNG II.
Q TRÌNH MANG THAI Ở GIA SÚC
Mục đích: Trình bày những biến đổi khi mang thai của gia súc mẹ (cùng với
bào thai) và các phương pháp chẩn đoán gia súc có thai, từ đó có biện pháp
chăm sóc, quản lý hợp lý.
Thời lượng giảng dạy: 7 tiết
I. THỜI GIAN MANG THAI VÀ SỐ LƯỢNG THAI
1. Thời gian mang thai
Thời gian mang thai được tính từ lúc con vật thụ thai (thường tính từ khi phối giống)
đến khi đẻ.
Bị: 9 tháng 10 ngày; Trâu: 11 tháng; Ngựa: 11 tháng; Dê, cừu: 5 tháng; Lợn: 3 tháng
3 tuần 3 ngày; Chó, mèo: 2 tháng; Hươu: 7 – 7.5 tháng, thỏ: 1 tháng... [3]
Số liệu trên chỉ là tương đối trong thực tế còn phụ thuộc nhiều yếu tố: tuổi (già >non,
lứa 1>lứa 2), giống, thời tiết khí hậu, dinh dưỡng, số thai (1 thai>2 thai), thai
đực>cái...
2. Số lượng thai
+ Đơn thai: 1-2 con như ở trâu bò, ngựa
+ Đa thai:
- Tuỳ theo giống và lồi và thậm chí từng cá thể: Lợn nội trung bình 12-16 con, lợn
ngoại từ 8-12 con, dê cừu: 3-5 con, thỏ 2-4 con, chó 2-5 con, mèo: 2-4 con...
- Do tuổi khác nhau, ở gia súc đa thai lứa đầu thường ít hơn lứa sau.
- Do điều kiện chăm sóc, ni dưỡng hoặc mùa vụ.
- Do kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (thời điểm, phẩm chất tinh, kỹ thuật dẫn tinh).
23
II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA THAI
1. Sự làm tổ của hợp tử
Hình 15. Q trình làm tổ của phơi [4]
Sau khi thành hợp tử, hợp tử sống ở ống dẫn trứng và tiếp tục phát triển nhờ dinh
dưỡng của nỗn hồng và dịch tiết ống dẫn trứng. Ít ngày sau (tuỳ từng loài gia súc,
khoảng 3-4 ngày) hợp tử di chuyển về làm tổ tại nơi cư trú ở tử cung. Sự di chuyển
được của hợp tử nhờ chất dịch của vịi trứng, hoạt động của lơng nhung ở vòi trứng
và tác dụng co giãn của vòi trứng dưới tác động của hormone Progesteron. Trong
quá trình di chuyển thì hợp tử đã thực hiện nhiều giai đoạn của quá trình phân chia,
khi đến tử cung hợp tử có dạng phôi dâu (32-64 tế bào). Khi đến nơi cư trú hợp tử
tiết ra một loại men ăn mòn niêm mạc tử cung và cư trú tại đó và phát triển thành
bào thai. Thời gian làm tổ của hợp tử cũng tuỳ từng lồi gia súc, ví dụ như ở bị là 13,4 tháng, ngựa 7-14 tuần, cừu 30-80 ngày, lợn 12-24 ngày…
Ngay trong những giai đoạn phát triển đầu lá phơi nằm sát và dính với niêm mạc tử
cung, lúc đầu liên kết cịn yếu sau đó dần dần bền chặt hơn. Vì vậy trong giai đoạn
đầu của gia súc có chửa chúng ta cần chú ý trong chăm sóc, nuôi dưỡng và sử dụng
gia súc hợp lý để tránh sẩy thai.
2. Màng thai
Sau khi làm tổ ở thành tử cung, phôi tiếp tục được phát triển và nhau thai được hình
thành. Trong một số tuần đầu các tế bào trên bề mặt túi phôi đã bài tiết ra enzim để
24
phân huỷ tế bào của thành tử cung ở vùng xung quanh phôi để cung cấp chất dinh
dưỡng cho phôi tiếp tục sinh trưởng và phát triển. Trong nhau thai cũng đã bắt đầu
cung cấp một ít chất dinh dưỡng và oxy ngay từ những tuần lễ đầu, sau đó thì nhau
thai hồn tồn đảm nhiệm được chức năng dinh dưỡng cho phôi. Máu của con mẹ
và máu của thai không được trộn lẫn với nhau mà chỉ trao đổi chất dinh dưỡng, khi
đi qua màng ngăn cách thông qua cuống rốn cho đến khi sinh đẻ.
2.1. Màng ối: Là màng trong cùng, gần thai nhất, có hình bầu dục, ở lỗ rốn của thai
màng ối và da của thai dính lại. Màng ối thường trong suốt, qua màng có thể nhìn
thấy thai nhi.
Giữa màng ối và màng niệu có mạng lưới huyết quản phân bố đều do từ dây rốn lại.
Túi trong của màng ối có nước ối. Nước ối lúc đầu có màu trong sau đó vàng nhạt.
Nước ối giảm vào thời kì cuối có thai như ở bị: 5-7 lít, ngựa 3-4 lít, ở lợn thì ít hơn.
Thành phần hoá học chủ yếu của nước ối chủ yếu là các chất: Protein, Ure, kích tố
nhau thai, sinh tố, muối, đường. Trong nước ối còn chứa chất giống kích tố hậu n
(oxytoxin) có tác dụng làm con bóp tử cung -> khi đẻ thường lấy nước ối cho uống
để kích thích bong nhau.
Tác dụng chính của nước ối:
- Giữ cho thai nhi ở vị trí cân bằng tránh sự chèn ép của cơ quan phủ tạng con mẹ.
- Giúp cho thai nhi tránh được tác nhân cơ học bên ngồi
- Làm cho các tổ chức xung quanh khơng dính vào thai nhi.- Khi đẻ túi màng ối chưa
vỡ đè lên và kích thích cổ tử cung và khung xương chậu mở, nước ối vỡ ra có tác
dụng bơi trơn âm đạo.
25
Hình 16. Mối liên hệ mẹ và thai qua hệ thống nhau
2.2. Màng niệu
Nằm giữa màng đệm và màng ối. Màng niệu có thể coi như là bóng đái ngồi cơ thể.
Trong màng niệu có nước niệu có thành phần hoá học chủ yếu là Ure và một số
muối. Thời kỳ đầu nước ối lớn hơn nước niệu, thời kì sau thì ngược lại.
* Lưu ý: Sự khác nhau giữa màng niệu ngựa và các loài gia súc khác.
- Ở ngựa: lớp màng niệu phủ lên toàn bộ bề mặt của màng ối cho nên khi đỡ đẻ cần
chú ý vì khi đẻ màng niệu đệm đã rách, túi màng niệu ối bao mặt ngoài của thai nhi
cùng với thai nhi lọt vào chỗ rách của màng niệu đệm để sổ ra ngoài, ngựa khi đẻ
thường nằm nên thai ra nhẹ, màng niệu ối dầy không rách được do vậy dễ làm cho
thai nhi bị ngạt. Gặp trường hợp trên phải lập tức xé màng niệu ối ngay để cứu thai
nhi.
- Màng niệu của các gia súc khác không bao toàn bộ bề mặt ngoài của màng ối mà
chỉ che phủ mặt dưới và hai bên, vì vậy khi gia súc đẻ trước tiên là màng ối ló ra âm
mơn nên bị vỡ trước.
2.3. Màng nhung (còn gọi là màng đệm)
Là màng ngồi cùng, trên màng nhung có lơng nhung (núm nhau). Cấu tạo núm
nhau của trâu bị theo hình đít bát khác với một số lồi gia súc khác nên dễ bị sát
nhau. Lông nhung tiếp xúc với nhau mẹ ở niêm mạc của tử cung và ở đây xảy ra
trao đổi chất giữa cơ thể con mẹ và con con.
26
Hình 17. Sơ đồ màng thai gia súc [5]
27
3. Sự biến đổi của gia súc cái khi có thai
3.1. Sự biến đổi tồn thân
Khi gia súc có thai, các kích tố nhau thai và kích tố của thể vàng làm ảnh hưởng đến
cơ năng các tuyến khác. Do đó ở thời kỳ đầu q trình trao đổi chất tăng lên, dẫn
đến con vật ăn khoẻ, tiêu hoá manh, khả năng tích luỹ lớn dần dẫ đến con vật nhanh
béo. Ở thời kỳ cuối của thai do yêu cầu phát triển mạnh của bào thai nó phải hấp
thụ chất dinh dưỡng từ con mẹ, nên con mẹ thường gầy đi. Vì vậy, trong thực tế
chăn ni giai đoạn chửa cuối chúng ta cần phải chú ý chăm sóc ni dưỡng chu
đáo nhất là về chế độ dinh dưỡng. Trong thời gian có chửa Glycogen tích luỹ ở gan,
mỡ trung tính và Colesteron trong máu tăng lên. Lượng Hemoglobin trong máu bình
thường, máu nhanh đơng hơn. Lượng Ca, P trong máu giảm xuống vào thời kỳ có
chửa sau (có thể dẫn đến bại liệt), nhưng lượng K lại tăng lên. Hoạt động của tim,
phổi trở nên khó khăn do áp lực của bào thai đè lên xoang bụng và xoang ngực.
Qúa trình lưu thơng máu, sự hơ hấp và bài tiết đều bị ảnh hưởng. Do vậy, ở kỳ cuối
có chửa con vật thường bị phù nề, khó thở, hay đi tiểu tiện, có thể mệt mỏi, tốt mồ
hơi. Sự chèn ép của thai có thể làm thay đổi tuần hoàn xoang chậu, phù thũng hai
chân sau.
3.2. Sự biến đổi của bộ máy sinh dục
- Buồng trứng: thể tích buồng trứng to lên, khi khám qua trực tràng ta thấy thể vàng,
ở trâu bò thường là một thể vàng còn ở lợn thì số thể vàng thường nhiều hơn thai
nhi do trứng rụng mà không được thụ thai hoặc bị sẩy thai.
28
- Tử cung: thể tích và trọng lượng tử cung tăng lên, dây chằng tử cung căng do đó
buồng trứng kéo về phía trước và hơi xuống thấp. Máu được lưu thông đến tử cung
rất nhiều tạo điều kiện tăng chất dinh dưỡng để nuối bào thai.
- Cổ tử cung: bình thường cổ tử cung đóng kín tách biệt tử cung với âm đạo. Nhưng
khi có chửa thì tử cung đóng chặt hơn, niêm mạc dày lên, trên niêm mạc có tế bào
thượng bì tiết ra niêm dịch keo dính gây hiện tượng đóng nút cổ tử cung. Niêm dịch
này lúc đầu có màu trăng sau đó chuyển sang màu vàng, đến nâu tuỳ theo tuổi của
thai. Trước khi đẻ khoảng 1 tuần dịch này long ra và chảy ra ngồi.
4. Chẩn đốn có thai ở gia súc
Gia súc cần chẩn đốn có thai sớm, chính xác. Nếu khơng có thì có thể do cơ quan
sinh dục, hiện tượng động dục, rụng trứng, thời gian, phương pháp phối, phẩm chất
tinh... Nếu có thai thì có kế hoạch ni dưỡng chăm sóc, sử dụng, khai thác...
4.1. Chẩn đốn theo phương pháp lâm sàng
4.1.1. Dùng đực thí tình
Người ta cho đực thí tình vào chuồng gia súc cái đã được thụ tinh qua một chu kỳ,
nếu con cái chịu đực là chưa có thai. Thường dùng cho trâu bị và rất thuận lợi cho
các cơ sở chăn nuôi tập thể, chăn nuôi cơng nghiệp.
4.1.2. Quan sát bên ngồi
Kết hợp quan sát với sờ, nắn, gõ, nghe.
Khi con vật có thai thì:
- Khơng động dục ở các chu kỳ
tiếp theo
- Thời gian đầu con vật ăn tốt,
hay uống nước -> béo sau đó
gầy đi
- Ép tay vào thành bụng, nghe
tim thai... thấy máy động của
bào thai
- Con vật yên tĩnh, đi lại chậm
chạp, thận trọng, chóng mệt
Hình 18. Khám thai qua trực tràng
29
- Phù tứ chi, phía dưới thành bụng, tuyến vú
- Thay đổi trạng thái cân bằng, đối xứng hai bên thành bụng, độ lớn của bụng...
Phương pháp này thường chỉ phát hiện được ở những tháng chửa cuối.
4.1.3. Phương pháp khám qua âm đạo
Dùng mỏ vịt đưa vào cơ quan sinh dục con cái, mở nó ra và thơng qua hệ thống đèn
soi hay ánh sáng tự nhiên để phát hiện có thai qua sự thay đổi thể tích, màu sắc,
dịch tiết... Phương pháp này khó, khơng phát hiện được tuổi của thai và dễ dàng
làm sẩy thai, gây viêm đường sinh dục nên rất ít làm.
4.1.4. Phương pháp khám qua trực tràng
Dùng tay đưa vào trực tràng thông qua đó kiểm tra các bộ phận của cơ quan sinh
dục cái và bào thai. Được áp dụng cho trâu bò, lợn ngoại, ngựa. Đây là phương
pháp tiên tiến, dễ tiến hành đối với các cơ sở sản xuất khơng có trang thiết bị chẩn
đốn.
a. Mục đích
- Chẩn đốn được con vật có thai hay khơng
- Đốn được thai tháng thứ mấy
- Xác định và phát hiện những gia súc mang bệnh sản khoa
b. Các căn cứ để khám thai
- Sự thay đổi của rãnh tử cung
- Sự thay đổi thể tích của sừng tử cung
- Hoạt động của động mạch tử cung
- Kích thước của thai và thể tích núm nhau
- Vị trí của bào thai
- Thể tích và sự thay đổi bề mặt buồng trứng
c. Phương pháp khám thai đối với bò
Giới thiệu
30
Chẩn đốn có thai cung cấp một cơng cụ hữu ích trong quản lý các hệ thống chăn ni
bị thịt. Trong chương này, những lợi ích của kỹ thuật này đối với các nhà chăn ni bị
vùng Bắc Australia cũng như việc đưa ra sự đánh giá các giai đoạn khác nhau của q
trình có chửa ở bị thịt sẽ được thảo luận ngắn gọn.
Không bao giờ được đánh giá thấp tầm quan trọng của việc xác định tuổi thai. Tỷ lệ có
chửa của lần phối giống đầu tiên, liên quan với tuổi của con giống và lượng mưa, hình
thành nên một cơ sở cần thiết để giải thích các kết quả. Lập các chương trình một cách
hợp lý để tác động đến tỷ lệ sinh sản chỉ có thể thực hiện được với những ghi chép đầy
đủ.
Những lợi ích có thể đạt được từ việc chẩn đốn có chửa hiệu quả bao gồm:
1. Lựa chọn những bị giống khơng có chửa để loại thải, thay vì loại thải vì tuổi.
2. Phát hiện và đánh giá những những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của
đàn.
3. Đưa ra các biện pháp nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng của hạn hán đối với bị giống.
4. Hình thành các nhóm bị theo giai đoạn mang thai, hoặc là theo mục đích bán, hay
chỉ đơn giản là để quản lý.
5. Lựa chọn một cách có hiệu quả để điều trị khi có bệnh chậm sinh.
6. Tránh phối giống những con bị có biểu hiện động dục trong lúc có chửa.
7. Mua bán hợp lý, ví dụ, bán những con giống bị loại thải, và bán lại những con bị
khơng có chửa ngay lập tức.
8. Lựa chọn những con cái cho mục đích thí nghiệm khi mà tình trạng, và/hay giai đoạn
có chửa có thể ảnh hưởng đến kết quả.
9. Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản.
Kiểm tra bò bằng sờ khám qua trực tràng được chấp nhận rộng rãi vì là phương pháp
thực tế đáng tin tưởng nhất để phát hiện có chửa, và ước lượng tuổi của thai khi khơng
có số liệu phối giống. Điều này là do sự chính xác và tốc độ nhanh của sờ khám qua
trực tràng đối với tuổi.
Mức độ dễ mà theo đó chẩn đốn có thể thực hiện được ở mỗi cá thể gia súc đầu tiên
phụ thuộc vào các yếu tố:
1. Giai đoạn có chửa.
2. Sự kháng cự của gia súc (nhu động).
súc.
3. Sự kháng cự của gia súc phụ thuộc vào tính khí và phương pháp cố định gia
4. Số lứa đẻ của gia súc.
Mỗi một yếu tố, đặc biệt là sự kháng cự của gia súc, ảnh hưởng đến tốc độ kiểm tra số
lượng lớn bò. Những yếu tố bổ xung quan trọng hơn bao gồm:
1. Thiết kế và xây dựng gióng giá và sân kiểm tra.
2. Nhân cơng sẵn có để lùa gia súc và để làm những cơng việc tại chỗ kiểm tra bị.
31
3. Tỷ lệ có chửa của đàn.
4. Sự có mặt, và tỷ lệ đàn hồi phục tử cung sau khi đẻ hay sẩy thai, và
5. Sự thống nhất của người kiểm tra có kinh nghiệm khi kiểm tra một số lượng lớn
gia súc.
Các bước được tiến hành, và những dấu hiệu đặc biệt của sự có chửa để phát hiện
việc có chửa, và việc xác định tuổi của thai, rất dao động giữa các cá thể. Vì hầu hết
những dao động này phụ thuộc vào giai đoạn có chửa, nên xác định có chửa ở giai
đoạn đầu thuận lợi hơn so với việc xác định có chửa ở giai đoạn giữa và giai đoạn cuối
của q trình có chửa.
Những đặc điểm khơng có chửa
Bốn đặc điểm chính phân biệt tử cung bình thường khơng có chửa:
1. Khơng có dịch trong sừng tử cung.
2. Cả hai sừng tử cung đều có thành dày.
3. Cả hai sừng tử cung đều thuôn nhỏ về phía cuối.
4. Cả hai sừng tử cung đều cong nhẹ.
Kích thước, sự ổn định và vị trí của tử cung bình thường khơng có chửa là do sự thành
thục giới tính, lứa đẻ, giống, giai đoạn của chu kỳ động dục.
Kích thước của sừng tử cung từ trước khi thành thục giới tính đến khi bắt đầu có chửa
có đường kính khoảng 12,7mm và dài khoảng 203mm. Tăng kích thước tử cung xuất
hiện khi bắt đầu có chửa đến khi sừng tử cung đạt tới đường kính 38mm, độ dài
356mm. Có những sự khác biệt nhỏ xuất hiện ở kích thước sừng tử cung tương
ứng.Trương lực cơ tử cung rất nhỏ trong thời kỳ không động dục và trước khi gia súc
thành thục giới tính. Trương lực cơ tử cung dao động ở những gia súc có chu kỳ.
Trương lực cơ tăng là một đặc tính phổ biến của gia súc trong lúc động dục, trong khi
đó trương lực cơ trung bình ở giữa chu kỳ động dục.
Tử cung khơng có chửa thường nằm trong xương chậu. Khoảng 5% gia súc đẻ nhiều
lứa có tử cung vẫn nằm lại trong xoang bụng sau khi kết thúc hồi phục sinh lý. Phát hiện
này có khuynh hướng xuất hiện phổ biến hơn ở bị Brahman và các giống lai.
Phát hiện có chửa sớm
Những thay đổi sớm nhất có thể sờ khám được ở tử cung có chửa là:
1. Thành tử cung mỏng hơn.
2. Có dịch trong tử cung, và
3. Khơng sờ thấy sừng tử cung thon về phía cuối.
Những thay đổi này xuất hiện đầu tiên ở buồng trứng phía cuối sừng tử cung có thai.
Khi dịch màng ối tích lũy những thay đổi tương tự cũng xuất hiện ở sừng tử cung khơng
có thai trong vịng hai tuần. Có ba dấu hiệu của có chửa ở giai đoạn đầu có thể phát
hiện được ở bị đã đẻ nhiều lứa có thể trạng tốt vào tuần mang thai thứ sáu. Do đường
kính của tử cung nhỏ hơn và thành tử cung mỏng hơn ở bò hậu bị so với bò cái đã đẻ
nhiều lứa có thể trạng kém nên những thay đổi này có thể được phát hiện sớm hơn một
tuần.
32
Khi cả 2 sừng tử cung được lấp đầy bởi dịch màng ối vào lúc 8 tuần tuổi, thì sừng tử
cung cong lên phía trên các mạch máu màng ối. Sức căng của tử cung đã tác động đến
thành tử cung và làm mất độ cong của sừng có thai và khơng làm mất độ cong của
sừng khơng có thai.
Sự hiện diện của các núm nhau và sự có mặt của thai là những yếu tố cơ bản để khẳng
định sự có chửa.
Núm nhau xuất hiện khi thai 5 tuần tuổi. Tuy nhiên, thường là vào lúc 13 tuần có chửa
thì kích thước núm nhau mới đủ to để xác định được bằng sờ khám qua trực tràng.
Nhu động của thai vào lúc 10 tuần tuổi là một căn cứ để xác định có chửa khi khám thai.
Trước giai đoạn này, kích thước của thai và các mạch máu màng ối bao quanh làm cho
việc xác định thai khó khăn, thậm chí khơng thể xác định được.
Nhịp đập động mạch giữa tử cung, phía sừng có thai có thể xác định được vào lúc 13
tuần tuổi ở hầu hết bò hậu bị. ấn ngón tay lên thành động mạch có thể xác định được
nhịp đập động mạch. Động mạch tử cung là một trong những căn cứ có giá trị để xác
định có chửa.
Kiểm tra Finscher: sự trượt của màng thai có thể xác định ở tuần thứ 5, mặc dầu sức
căng của thành tử cung đã làm cho khó xác định bằng phương pháp này khi thai ở 8
tuần tuổi.
Trong khi phương pháp kiểm tra này rất phổ biến ở Mỹ, nhiều người cho rằng phương
pháp này không cần thiết, bởi vì phương pháp này dễ làm bong sự kết dính núm nhau ở
giai đoạn đầu có chửa, phương pháp kiểm tra này nên hạn chế để chẩn đoán phân biệt
khi nghi ngờ có chửa.
Có thể sờ khám màng ối khi có chửa 5 tuần và một số người đã dùng để phát hiện có
chửa và để xác định tuổi thai. Vì tim thai có thể dễ xác định hơn, không phải chỉ căn cứ
vào mạch máu, màng ối có thể bị bong ra, vì vậy phương pháp kiểm tra mạch máu
màng ối không được khuyên dùng.
Xác định tuổi thai trong giai đoạn mới có chửa
Tuổi thai có thể đốn chính xác vào tuần thứ 6 đến tuần 13 của thời kỳ có chửa. Đặc
điểm phát triển của tử cung được sử dụng để đốn tuổi thai được mơ tả ở Bảng 4 .
Mức độ dịch trong sừng tử cung là căn cứ để xác định tuổi thai đến 8 tuần tuổi. Giữa
tuần thứ 8 và 13 thì kích thước tuyệt đối và tương ứng của sừng tử cung được dùng
cho xác định tuổi thai.
Ở một số cá thể, có ít hoặc khơng có màng nhau phát triển ở sừng khơng có chửa.
Trong những trường hợp này, kích thước tuyệt đối của sừng mang thai tăng lên nhanh
hơn bình
thường. Sừng tử cung cong lên phía trên và căng cứng xuất hiện bên sừng có thai,
trong khi đó thành sừng khơng có thai vẫn dầy và khơng có dịch, sự khác nhau này là
sự phát triển bình thường.
Khám thai sau khi có chửa 3 tháng
Trọng lượng nước ối sau 3 tháng kéo tử cung xuống xoang bụng. Cổ tử cung bị kéo sát
xuống xoang chậu, trong khi đó trọng lượng kéo nó xuống đáy xoang chậu. Ảnh hưởng
của trọng lượng là biểu hiện bằng chứng hiển nhiên ở giữa hoặc cuối giai đoạn có
33
chửa.
Sự chửa phải được khẳng định bằng sờ khám được thai, núm nhau hoặc động mạch tử
cung.
Khám thai phụ thuộc vào kích thước và vị trí nhưng có thể xác định được tất cả các giai
đoạn. Tuy không phải là phổ biến, khó chạm đến thai nhất là vào tháng thứ 5 và thứ 7,
đặc biệt là từ giữa tháng có chửa thứ 5 đến giữa tháng thứ 6.
Xác định núm nhau khơng khó. Sờ vào phía trên khối thai sẽ xác định được núm nhau.
Động mạch tử cung- ở một số ít trường hợp, khi mà cả thai và núm nhau đều khơng sờ
thấy hoặc khơng chắc chắn, thì xác định động mạch tử cung là điều cần thiết ở cả 1
hoặc cả 2 động mạch ở giữa tử cung.
Ở tháng có chửa thứ 3, động mạch phía sừng tử cung chứa thai có đường kính 3,2mm
và rất mờ nhạt. Đường kính động mạch tử cung gấp đơi và xác định rõ khi thai 4 tháng.
Động mạch tử cung tiếp tục phát triển và đường kính đạt 12.7mm vào lúc thai 8 tháng,
lúc này động mạch tử cung đập mạnh, dễ xác định.
Ở sừng tử cung không chứa thai, mạch đập động mạch tử cung vẫn mờ nhạt khi thai 7
tháng tuổi và có thể xác định rõ khi thai 8 tháng tuổi .
Xác định tuổi thai giai đoạn sau tháng chửa thứ 3
Kích thước thai có thể dùng để đốn tuổi đến khi 4 tháng. Khi đó có thể xác định được
sự cong xuống thấp của tử cung.
Xác định tuổi vào giai đoạn giữa và cuối có chửa chủ yếu dựa vào kích thước núm
nhau. Kích thước núm nhau trên chiều dài của tử cung rất khác nhau vì vậy cần thiết
phải lựa chọn vị trí tiêu chuẩn để đánh giá. Vì vậy người ta quy định chung là khám các
núm nhau ngay phía sát cổ tử cung vì có kết quả thống nhất và thuận tiện trong việc
khám thai.
Vị trí của thai, mặc dầu đã được nhiều người dùng để xác định tuổi thai, nhiều khi bị
nhầm lẫn do sự biến động rất lớn. Đặc biệt chú ý khi khám cho bị bị đói ăn, thiếu nước
uống trong một thời gian. Trong những trường hợp này thì vị trí thai sẽ rất khác so với
bị được ăn uống đầy đủ.
Kích thước thai cũng cần được bổ xung thêm để xác định tuổi thai.
Ở một mức độ hạn chế, quan sát bên ngồi cũng là một cơng cụ để xác định có chửa ở
giai đoạn đầu. Sự phát triển của bầu vú và sưng mọng của âm hộ là những căn cứ tốt
trước khi bị đẻ. Khi có các biểu hiện như vậy ít nhất thì thai cũng trên 8 tháng.
Các căn cứ để xác định tuổi thai được tổng kết ở Bảng 5.
Chẩn đốn phân biệt
Bóng đái
• Bóng đái khơng có rãnh chia đơi
• Cổ bóng đái ở phía dưới hay song song với cổ tử cung, gắn đối ngược với thân tử
cung.
• Khơng có núm nhau.
• Khơng có sự va động khi khám phải bóng đái.
34
• Tiếp tục kiểm tra sẽ xác định được tử cung.
Tử cung ở giai đoạn đầu hồi phục
• Khơng có núm nhau và khơng xác định động mạch đập.
• Khơng có sự va động của thai.
• Thành tử cung dày.
• Cổ tử cung to tồn bộ.
• Dịch tử cung và chất thải dễ thấy ở âm hộ.
• Thể trạng cơ thể và sự phát triển bầu vú là các căn cứ để xác định bò mới đẻ hay
sẩy thai.
Tử cung ở giai đoạn cuốí hồi phục
• Thành tử cung dày.
• Có dịch nhưng thành tử cung khơng căng.
• Ít khi có thể vàng trên buồng trứng.
• Đơi khi quan sát thấy dịch ở âm hộ
• Kiểm tra Finscher- âm tính.
Tích mủ , tích nước và viêm tử cung
• Thành tử cung dày.
• Dịch âm hộ biểu hiện viêm tử cung.
• Tử cung phía trên khơng căng lên.
• Kiểm tra Finscher- âm tính.
Viêm nội mạc tử cung
• Thành sừng tử cung dày mềm về phía cuối sừng và cong nhẹ.
• Khơng có dịch
• Kiểm tra Finscherếs-âm tính
Viêm cơ tử cung
• Phân biệt với giai đoạn giữa của kỳ chửa • Tử cung có thành dày
• Khơng có núm nhau và
• Khơng thể phát hiện khối thai
• Phân biệt với giai đoạn chửa sớm
• Tử cung có sừng dày
• Sừng tử cung khơng cong lên phía trên
• Kiểm tra Finscher-âm tính
Thai gỗ
• Khơng có dịch màng ối, núm nhau và mạch đập tử cung.
35
• Khối thai hoặc là “chắc và nhão” hay “Cứng như đá”.
Buồng trứng
• Phân biệt với núm nhau
• Có hình dáng đẹp, nếu có mặt của thể vàng
• Cứng đồng đều hơn so với núm nhau
• Có vị trí ở phía bên so với thân tử cung
Các thiết bị gióng giá
Thiết kế và xây dựng gióng giá rất khác nhau và ảnh hưởng lớn đến sự thuận tiện, tốc
độ và độ an toàn khi kiểm tra.
Cổng bên đối với người kiểm tra là tốt nhất. Cổng xoay một mình hay kết hợp với cổng
trượt rất được ưa thích. Nên dùng cổng bên để ngăn cách những bò đang đợi, cổng
phải xoay chắc chắn, vừa với một người kiểm tra.
Việc cố định gia súc trong lúc kiểm tra nên hạn chế tối thiểu. Giữ bị ở phía đầu thường
mất nhiều thời gian, và làm khuấy động cả đàn. Nếu một gia súc phải được cơ lập để
kiểm tra thì cần phải có dây thừng, dây xích hay thanh gỗ chắn ngang phía sau để tránh
bị đá.
Ở những nơi mà hai hay ba con bị có thể được giữ ở trong gióng giá phía trước của lối
vào phía bên, thì dây thừng hay thanh gỗ để đề phịng bị đá là khơng cần thiết và khó
thực hiện. Với sự bố trí này, một bò đã được kiểm tra được giữ lại trong róng giá để giữ
những con bị tiếp theo trong lúc kiểm tra.
Khám ở phía sau gióng giá với những bị bình tĩnh có thể cần thiết với với những gióng
giá ngắn mà khơng có lối vào ở bên.
36
Phương pháp này loại bỏ việc cần thiết phải vào chuồng gia súc giữa các lần khám vì
sự an tồn của người khám và tốc độ khám. Khi phương pháp này là cần thiết, những
Bảng 4. Đặc điểm phát triển bình thường của tử cung bị giai đoạn 35-90 ngày tuổi [1]
bò đã được kiểm tra nên giữ lại đến khi đầy chuồng, và sau đó thả từng con giữa các
lần khám.
Dây cố định bị thường được buộc từ phía bên qua phía sau của gióng giá ở những nơi
khơng có cổng trượt. Phương pháp này được áp dụng ở những nơi mà lối vào trượt về
phía trước của gióng giá.
Dây buộc cố định thường nằm ở một tấm bảng phía sau lối trượt cũng có thể rất hữu
ích. Nó đảm bảo rằng một con bò sẵn sàng di chuyển về phía trước ngay lập tức để
kiểm tra. Hơn nữa, dây cố định gia súc sẽ là một chướng ngại đối với con bò đang đợi
37
thứ hai muốn lao về phía trước.
Xác định tuổi thai bằng cách quan sát bằng mắt
Xác định tuổi thai bằng cách quan sát bằng mắt thường được xác định bằng kích thước
của thai, bằng độ dài của chóp mơng, và cũng bằng sự nhận biết về sự phát triển giải
phẫu. Kích thước và hình dáng của các mạch máu màng ối cũng là những chỉ dẫn hữu
ích trong những giai đoạn có chửa sớm.
Cho điểm thể trạng khi chẩn đốn có chửa ở bị tơ và bị cái: nên cho điểm thể trạng bị
vì điểm thể trạng giúp giải thích hiện tượng chửa và giúp đưa ra các quyết định quản lý.
Bảng 5. Đặc điểm phát triển bình thường của tử cung bò từ 3-9 tháng tuổi [1]
38
Bảng 5. Đặc điểm bào thai bò qua các tháng tuổi [1]
39
Hình 19. Khám thai bị qua trực tràng [2]
d. Phương pháp khám thai trâu (tương tự khám thai bò song xê dịch chút ít vì trâu
chửa 11 tháng)
e. Phương pháp khám thai ngựa
Ở ngựa người ta thương dùng phương pháp khám thai qua âm đạo, kết hợp vởi
khám thai qua trực tràng. Vì ở ngựa sau khi có chửa niêm mạc âm đạo nhợt nhạt, có
40
một lớp nhầy trắng đục và keo phủ ngoài. Cổ tử cung co và bé lại, nút niêm dịch
trắng đục bít hết lỗ ngồi tử cung. 75% ngựa cái phối giống được 1 tháng nếu có
chửa đều có triệu chứng trên.
* Chú ý khi khám thai qua trực tràng cần phân biệt có chửa với khơng có chửa, có
chửa với viêm tử cung và các bệnh phụ khoa khác: viêm tích mủ, viêm tích nước,
thai thối.
4.2. Chẩn đốn có thai bằng phương pháp phịng thí nghiệm
4.2.1. Phương pháp của giáo sư Nguyễn Tấn Ghi Trong (ĐH Y Hà nội)
Dùng axit H2SO4, HNO3, HCl kết hợp với các ProlanB có trong nước tiểu sẽ tạo ra
các phức chất có màu đặc trưng.
4.2.2. Phương pháp sinh học phản ứng Galli Mainini
Lấy nước tiểu của con cái nghi có chửa tiêm từ 3-5 ml vào túi bạch huyết ở lưng ếch
đực. Dưới tác dụng của Gonadotropin hoặc Estrogen (nếu có) thì sau 4 giờ sẽ thấy
tinh trùng trong nước tiểu của ếch lấy từ bóng đái.
4.2.3. Phương pháp miễn dịch học
Trong nước tiểu lợn chửa có chứa Prolan (hormone kích sinh dục) có tính kháng
nguyên rất mạnh. Theo nguyên lý miễn dịch học ta có thể gây phản ứng ngưng kết
(hoặc ngăn cản trở phản ứng ngưng kết) để phát hiện kháng nguyên Prolan có sẵn
trong nước tiểu để phát hiện kháng thể trong máu gia súc cái có thai.
Nói chung là các phương pháp phóng thí nghiệm là khá tốn kém, độ chính xác chưa
cao nên ít dùng.
4.3. Dùng máy khám thai
Hiện nay việc sử dụng máy siêu âm để khám thai rất phổ biến ở các trang trại lớn
mang lại kết quả chẩn đốn cao nhất là có thể chẩn đốn được thai ở các giai đoạn
đầu.
41
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
Joe, B. and W.F. John, Applied Animal Reproduction. 1996
Petes, A.R. and P.J.H. Ball, Reproduction in Cattle. Second ed. 1998:
Blackwell Science. 227.
Dũng, T.T., D.Đ. Long, and N.V. Thanh, Sinh sản Gia súc. 2002, Hà Nội: NXB
Nông nghiệp.
Giao, H.K., Công nghệ Cấy truyền phôi ở Gia súc. 2003, Hà Nội: NXB Khoa
học và Kỹ thuật.
Knobil, E. and J.D. Neill, The Physiology of Reproduction. Second ed. 1994,
New York: Raven Press.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thời gian mang thai và số lượng thai của một số loài gia súc đã học?
2. Các loại màng thai (vẽ hình)?
3. Sự biến đổi của gia súc cái khi có thai?
4. Chẩn đốn gia súc có thai theo phương pháp lâm sàng?
42