Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Bệnh Tularemia gây viêm hạch nguy hiểm docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.23 KB, 6 trang )

Bệnh Tularemia gây viêm
hạch nguy hiểm

Các yếu tố trong dây chuyền lây nhiễm bệnh Tularemia.
Tularemia là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn francisella
tularensis gây ra. Nguồn bệnh là nhiều loài động vật có vú và được truyền
sang người bằng lây truyền trực tiếp hoặc do các loài côn trùng cắn. Bệnh gây
sốt, viêm hạch và tổn thương nhiều cơ quan như: mắt, phổi, đường tiêu hoá.
Đến nay, bệnh được phát hiện ở nhiều nước Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Quốc,
Nhật Bản, Australia, châu Phi, Liên Xô (cũ), ở Việt Nam đã có nhiều thông báo về
các vụ dịch chuột, dịch sốt sưng hạch...
Bệnh lây truyền như thế nào?
Francisella tularensis là trực khuẩn đường ruột, ở nhiệt độ 40oC, vi khuẩn
sống trong nước và đất ẩm trên 4 tháng; 10oC trên 9 tháng; trong sữa, vi khuẩn
sống trên 3 tháng; ở xác động vật chết, vi khuẩn sống được 6 tháng... Nhưng vi
khuẩn dễ bị diệt bởi các chất thức khử khuẩn như lyzol, cloramin, crezol...
Các loài động vật chuột, thỏ, chó, bò, cừu, chim... mang mầm bệnh và thải
vi khuẩn ra nước, đất tạo ra ổ bệnh thiên nhiên. Bệnh lây truyền giữa các động vật
với nhau là do ve vỏ cứng và các loại sâu bọ hút máu gây ra. Người mắc bệnh do
tiếp xúc trực tiếp ô nhiễm vi khuẩn qua đường da, kể cả da không sây sát, niêm
mạc (mắt, hô hấp, tiêu hoá), qua thức ăn, nước uống; qua vết đốt của côn trùng;
qua vết cắn của động vật bị bệnh như mèo, chó, lợn... không thấy lây trực tiếp từ
người bệnh sang người lành hoặc qua đồ vật. Sau khi mắc bệnh, bệnh nhân có
miễn dịch lâu bền.
Các thể bệnh thường gặp
Bao gồm nhiều thể: thể hạch, hạch loét, hạch mắt, hạch họng, thể bụng hay
thể ruột, thể phổi (viêm phế quản, viêm phổi), thể lan tràn hay thể nhiễm khuẩn
huyết tiên phát. Tùy thể mà có biểu hiện lâm sàng khác nhau:
- Thể hạch, do nhiễm khuẩn qua da. Xuất hiện viêm hạch tại nơi vi khuẩn
xâm nhập. Vào ngày thứ 2 - 3, hạch sẽ sưng và rất đau, hạch to lên nhanh, từ nhỏ
bằng ngón tay cho tới to bằng quả trứng. Nhiều trường hợp sau 1 - 4 tháng, hạch


trở về bình thường. Nhưng cũng có khi sau 3 - 4 tháng, hạch sẽ hoá mủ, mềm ra và
cuối cùng vỡ mủ. Mủ tương đối đặc, màu trắng sữa, không có mùi, xét nghiệm mủ
có thể thấy vi khuẩn. Hạch vỡ liền sẹo rất chậm và để lại sẹo cứng, đôi khi để lại
cục xơ. Có thể có một hạch hoặc nhiều hạch, thường thấy nhất là nách, bẹn, đùi.
Nếu nhiễm bệnh qua đường ăn uống thì thấy hạch cổ và dưới hàm. Trường hợp
nhiễm khuẩn huyết thì xuất hiện hạch ở nhiều nơi, nhưng hạch này thường không
to, ít đau và không thành mủ. Cùng với hạch sưng, bệnh nhân có sốt cao, tình
trạng nhiễm độc toàn thân rõ.
- Thể hạch loét phát sinh khi vi khuẩn qua nơi da sây sát, qua vết đốt của
ve, muỗi, ruồi trâu... Tại vết đốt, sau 1 - 2 ngày tạo thành nốt dát, rồi phỏng nước,
mụn mủ và tạo thành nốt loét giống như miệng núi lửa, ít đau, bờ vết loét gồ cao
lên và cứng, mặt vết loét phủ một màng sẫm màu, xung quanh trắng. Có thể viêm
hạch quanh vết loét.
- Thể hạch mắt xuất hiện khi vi khuẩn qua niêm mạc mắt, gây viêm kết mạc
nặng, gây nốt phỏng và loét niêm mạc, từ đó thoát ra dịch, mủ màu vàng đặc. Nốt
loét rộng khoảng 0,25cm. Các hạch dưới hàm, hạch mang tai, hạch cổ sưng to và
đau. Tình trạng toàn thân nặng, nếu tổn thương cả 2 mắt thì thường nặng và tử
vong vào ngày thứ 6 - 8 của bệnh.
- Thể hạch họng, do vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, bệnh nhân thấy
đau họng, khó nuốt, họng đỏ, hạch amydal sưng to, phù nề, trên mặt có phủ màng
trắng đục, hoại tử, màng này khó bóc ra giống như màng giả của bệnh bạch hầu,
nhưng có điểm khác là không phát triển quá giới hạn của amydal, hay gặp tổn
thương một bên. Nếu bệnh nhân có sưng cả hạch dưới hàm, hạch cổ, hạch mang
tai, hạch thường hoá mủ và tiến triển kéo dài.
- Thể hạch bụng, do vi khuẩn xâm nhập vào cùng thức ăn, gây sưng các
hạch mạc treo, kích thích màng bụng gây các cơn đau bụng nặng, buồn nôn và nôn
nhiều, chán ăn.
- Thể phổi tiên phát, do vi khuẩn xâm nhập qua đường hô hấp, gây viêm
phổi, viêm phế quản. Viêm phế quản, bệnh nhân có triệu chứng giống cúm như
đau ngực, ho khan... Trường hợp viêm phổi: thường diễn biến kéo dài trên 2 tháng,

khám phổi thấy ran khô, nhiều ran ẩm nhỏ hạt. Bệnh dễ biến chứng giãn phế quản,
áp-xe phổi, viêm màng phổi, hoại thư phổi và tạo nên các hang.
- Thể viêm phổi thứ phát, là biến chứng của bất kỳ thể nào, khi vi khuẩn
theo đường máu tới phổi hoặc theo đường bạch huyết tới các hạch khí phế quản và
từ đó vào nhu mô phổi dẫn tới viêm phổi ổ nhỏ hoặc là viêm phế quản.
- Thể nhiễm khuẩn huyết, gặp ở bệnh nhân có thể lực yếu. Thường không
thấy tổn thương tại chỗ. Bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng sốt 39 -
40oC, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, gan, lách to ngay từ ngày đầu của bệnh. Tiếng
tim mờ, huyết áp giảm, mạch yếu, tốc độ máu lắng tăng. Bạch cầu tăng. Sốt kéo
dài khoảng 3 tuần. Đa số bệnh nhân xuất hiện hồng ban dầy và đối xứng ở tay,
chân, kiểu "bít tất" ở chân và tay, mặt, cổ, ngực, ban hết sau 8 - 12 ngày. Thể này
hay biến chứng viêm phổi, viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim...
Bệnh cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh: dịch hạch, bệnh than, lao
hạch, cúm, thương hàn, nhờ xét nghiệm vi khuẩn và các triệu chứng đặc hiệu của
mỗi bệnh.
Chữa trị và phòng bệnh
Các thuốc kháng sinh có hiệu quả tốt chữa bệnh là : streptomycin,
gentamycin, cephalosporin thế hệ 3, rifampycin. Điều trị triệu chứng truyền dịch,
giải độc. Hạch vỡ thì rửa sạch và thay băng. Nhỏ mắt bằng dung dịch kháng sinh,
nếu nặng có thể dùng hydrocortison.

×