Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Tài liệu Các bệnh hại ngô doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.6 KB, 17 trang )

PHẦN I - MỞ ĐẦU
I-Đặt vấn đề:
Ngô là một trong ba loại cây lương thực quan trọng nhất trên thế giới, về
mặt diện tích và tổng sản lượng ngô đứng thứ ba sau lúa mì và lúa nước.
Tổng sản lượng ngô trên thế giới là 637.4 triệu tấn, năng suất bình quân 4.31
tấn/ha Trên thế giới ngô đã được sử dụng là một loại lương thực chính trong
các bữa ăn hàng ngày như Bồ Đào Nha, Nam Phi, Brazin, Venezuela... Đặc
biệt ở những vùng nông thôn nghèo ngô được xem là cây lương thực cần
thiết cứu đói cho người dân. Ngoài ra ngô còn cung cấp thức ăn cho gia súc,
là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất các mặt hàng của ngành công
nghiệp, lương thực thực phẩm, dược phẩm và công nghiệp nhẹ, là mặt hàng
nông sản có giá trị.
Hiện nay ở Việt Nam, ngô là cây lương thực đứng thứ hai sau lúa, là cây
trồng quan trọng ở cả đồng bằng, trung du và miền núi, ngô là một loại cây
trồng không những có giá trị xuất khẩu cao trong nước mà còn ở nước ngoài.
Tuy nhiên năng suất ngô ở nước ta vẫn còn chưa cao trong khi nhu cầu về
ngô của loài người ngày càng tăng lên, vì vậy việc tăng năng suất ngô là việc
làm vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết. Muốn vậy sản xuất ngô phải
tiếp thu nhanh chóng tiến bộ Khoa học kỹ thuật tiên tiến, đầu tư vốn, giống,
tăng cường thâm canh và một trong những lĩnh vực không thể thiếu được đó
là công tác Bảo vệ thực vật. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ngô
hiện nay đang bị rất nhiều các loại bệnh tấn công như đốm lá, mốc hồng, gỉ
sắt, ung thư... Qua thống kê hàng năm trên thế giới, thiệt hại về bệnh gây ra
mất khoảng 23.5 triệu tấn ngô tương đương với 3.525 tỷ USA, riêng chỉ tính
ở Mỹ đã mất khoảng 8- 19 triệu tấn ngô tương đương với 1.8- 2.85 tỷ USA
hàng năm (S. Ramus Wamy – 1987).
Vì vậy việc nghiên cứu các bệnh trên ngô để từ đó tìm ra nguyên nhân và
đưa ra các biện pháp phòng trừ thích hợp giúp nâng cao năng suất ngô là
điều rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề
tài:”Nghiên cứu một số bệnh hại chính trên ngô”.
II- Mục đích, yêu cầu:


Xác định một số bệnh hại chính trên ngô và đề ra biện pháp phòng trừ
thích hợp.



PHẦN II- NỘI DUNG:
1. Bệnh đốm lá ngô :
1.1- Phân bố và thiệt hại của bệnh:
Đốm lá gồm 2 loại là đốm lá lớn và đốm lá nhỏ, là bệnh phổ biến nhất ở
trong các vùng trồng ngô trên thế giới và ở nước ta. Mức độ tác hại của bệnh
phụ thuộc tùng giống từng vùng và chế độ canh tác khác nhau. Đối với một
số giống ngô (Iova Ganga 5, Vijay, Ganga 2 và một số giống ngô lai) trồng ở
một số chân đất xấu do chăm sóc kém thì tác hại của bệnh khá rõ rệt, làm
cây sinh trưởng kém lá chóng tàn lụi, thậm chí cây con có thể chết. Năng
suất ngô giảm sút nhiều khoảng 12-30%.
1.2- Triệu chứng:
Bệnh đốm lá nhỏ và đốm lá lớn có triệu chứng khác hẳn nhau, tuy nhiên
đều hại chủ yếu ở phiến lá và ở bắp hạt.
1.2.1- Bệnh đốm lá nhỏ(Bipolaris maydis hay Helminthosporium maydis)
Vết bệnh nhỏ như mũi kim hơi vàng sau đó lớn rộng ra thành hình tròn
hoặc bầu dục nhỏ, kích thước vết bệnh khoảng 5-6 x 1.5mm, màu nâu hoặcở
giữ hơi xám, có vièn nâu đỏ, nhiều khi vết bệnh có quầng vàng. Bệnh hại ở
lá, bẹ lá, hạt, bệnh phát sinh khi ngô được 2-3 lá.
1.2.2- Bệnh đốm lá lớn( Bipolaris turcica hay Helminthosporium turcium)
Vết bệnh dài có dạng sọc hình thoi không đều, màu nâu hoặc xám bạc,
không có quầng vàng. Kích thước vết bệnh lớn 16-25 x2-4mm, có khi vết
bệnh kéo dài tới 5-10cm, nhiều vết bệnh có thể liên kết nối tiếp với nhau làm
cho lá dễ khô táp, rách tươm ở đoạn chóp lá. Bệnh thường xuất hiện ở những
lá già phía dưới sau đó lan dần lên phía trên và có thể cả ở những lá bi phát
sinh khi bắp đã được 7-8 lá. Nếu thời tiết ẩm ướt vết bệnh có một lớp mốc

đen.
1.3- Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh đốm lá nhỏ do nấm Bipolaris maydis gây ra. Bệnh đốm lá lớn do
nấm Bipolaris turcica gây ra. Cả hai loài nấm trên đều thuộc họ
Dematiaceae, nấm bất toàn, giai đoạn hữu tính thuộc lớp nấm túi.
1.3.1- Bipolaris maydis(Helminthosporium maydis)
Loại nấm này có cành bào tử phân sinh thẳng hoặc hơi cong mà vàng nâu
nhạt, có nhiều ngăn ngang, kích thước 162-487x5.1-8.9µm. Bào tử phân sinh
hình con thoi hơi cong da bào có 2-15 ngăn ngang, màu vàng nâu nhạt, kích
thước 30-115x10-15µm. Bào tử phân sinh hình thành thích hợp nhất ở nhiệt
độ 20-30
o
C, nảy mầm ở nhiệt độ thích hợp nhất 26-32
o
C.Nhiệt độ quá thấp
(< 4
o
C) hoặc quá cáo (>42
o
C) bào tử không nảy mầm. Sợi nấm sinh trưởng
thích hợp ở 28-30
o
C. Bào tử phân sinh có sức chịu đựng khá với điều kiện
khô, nhất là khi bám trên hạt giống có thể bảo tồn được hàng năm.
1.3.2- Bipolaris turcica (Helminthosporium turcium)
Loại nấm này có cành bào tử phân sinh đa bào màu vàng nâu có nhiều
ngăn ngang, kích thước khoảng 66-262x7.7-11.5µm. Bào tử phân sinh hình
con nhộng tương đối thẳng 2-9 ngăn ngang, màu nâu vàng kích thước 45-
152x15-25µm. Nấm sinh trưởng thích hợp nhất ở nhiệt độ 28-30
o

C.
1.4- Đặc điểm phát sinh phát triển:
Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao 28-30
o
C,
trời ấm áp mưa ẩm nhiều, bệnh thường phát sinh vào thời kỳ ngô vươn cao,
đặc biệt sau khi trỗ cờ đến chín sáp. Tuy nhiên trong những điều kiện cây
ngô sinh trưởng kém, thời tiết bất lợi, cây mọc chậm bệnh đều có thể phát
sinh phá hại sớm hơn và nhiều hơn ngay từ giai đoạn đầu sinh trưởng (2-3
lá) cho đến chín. Đốm lá lớn phát sinh muộn hơn thường là giai đoạn 7-9 lá,
còn giai đoạn 2-5 lá ít xuất hiện hơn. Bệnh phát sinh trước hết các lá già, lá
bánh tẻ rồi lan dần lên các lá phía trên ngọn, lây bệnh vào cả lá bắp.Nấm
bệnh lây lan bằng bào tử phân sinh, xâm nhập qua các vết trầy xước hoặc khí
khổng. Thời kỳ tiềm dục dài ngắn thay đổi theo tuổi cây và trạng thái lá, nói
chung kéo dài khoảng 3-4 ngày.

Các giống ngô nhập nội rất dễ bị nhiễm
bệnh
.
Nguồn bệnh tồn tại trên hạt giống, trong đất và tàn dư lá cây.
1.5- Biện pháp phòng trừ:
-Hạt thu hoạch làm giống cần được phơi sấy khô. Trước khi gieo hạt có thể
xử lý bằng một số loại thuốc trừ nấm:Carbendazin, Thiram...
- Đất trồng ngô không để mưa úng làm đọng nước, cày bừa kỹ, vùi tàn dư
thân lá bị bệnh xuống lớp đất sâu hoặc thu gom lại để đốt diệt nguồn bệnh.
- Bón phân đầy đủ và cân đối giữa đạm, lân, kali và các chất trung vi lượng,
giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu tốt với nấm bệnh.
-Tưới ẩm thường xuyên giúp cây phát triển khỏe mạnh.
-Biện pháp hoá hoc: tiến hành phun thuốc vào thời kỳ cây nhỏ 3-4 lá, 7-8 lá
và trước trỗ cờ. Các loại thuốc có thể dùng: Boocdo, Tilt 250EC, Benlat C-

50WP, Dithale M45-80WP.
2.- Bệnh khô vằn hại ngô (Rhizoctonia solani Kiihn)
2.1- Phân bố và thiệt hại:
Bệnh khô vằn là bệnh nấm hại quan trọng nhất trên các giống ngô mới
hiện nay đang trồng rộng rãi ở khắp các miền trồng ngô ở nước ta.
Thiệt hại do bệnh khô vằn gây ra tuỳ thuộc vào vị trí vết bệnh trên cây
liên quan đến tác hại của bệnh. Vết bệnh càng cao, càng gần vị trí đóng bắp
thì năng suất càng giảm. Mức thiệt hại năng suất do bệnh khô vằn là 6.3-
91.8% được xác định theo chiều cao vị trí vết bệnh và chiều cao vị trí đóng
bắp.
2.2- Triệu chứng:
Bệnh hại trên các bộ phận phiến lá, bẹ lá, thân và bắp ngô, tạo ra các vết
bệnh lớn màu xám tro, loang lổ đốm vằn da hổ, hình dạng bất định như dạng
đám mây. Lúc đầu bệnh là những vết đốm hình bầu dục ướt sau đó vết bệnh
lan rộng ra, nhièu vết bệnh hợp lại thành những đám mây chỗ đậm chỗ nhạt.
Trên phiến lá vết bênh cũng tương tự như bẹ lá nhưng biểu hiện điển hình
hơn. các vết bênh có màu lục tím ướt lan nhanh và chiếm hết cả phần lá,
nhièu vết bệnh liên kết lại với nhau thanh những vằn loang lổ lam cho lá khô
xác và cây bị còi cọc khiến phí gốc cây lên tới áo bắp và bắp ngô, bông cờ
làm cây lá úa vàng tàn lụi khô chết, bắp thối khô. Trong điều kiện ẩm ướt
kéo dài sợi nấm sẽ tạo thành khối sợi trong phần hạt có màu nâu đen, bên
ngoài phần hạt giáp với lá bẹ có màu nâu trắng làm thối bắp gây ảnh hưởng
đến năng suất.
2.3-Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh do nấm Rhizoctonia solani thuộc lớp nấm trơ Mycelisa sterilia, ở
gian đoạn hữu tính Thara tephorus cucumericus thuộc lớp nấm đảm, là loài
nấm đa thực có phổ ký chủ rất rộng (lúa, ngô, khoai tây, thuốc lá, lạc, cà
chua, bông, cải bắp, đậu đỗ...). Chúng là loài hạch nấm tương đối lớn 1.1-
2.6mm màu nâu không đồng đều, có dạng nhu mô giả, hình tròn, không có
vỏ bao bọc phía ngoài. Sợi nấm Rhizoctonia solani còn non không màu

trong suốt và mọc thẳng trên môi trường thạch hay trên bề mặt cây trồng.
Các nhánh của sợi nấm ngắn đi và phát triển thành hạch, đây chính là
nguyên nhân dẫn đến sự lan truyền nguồn bệnh. Trong không khí sợi nấm có
màu hơi vàng rồi chuyển sang nâu. Sợi nấm đa bào có nhiều vách ngăn lúc
trưởng thành có màu nâu vàng nhạt và phân nhánh ngang thẳng góc với trục
chính, ở chỗ phân nhánh tế bào thắt lại, sát đó có một màng ngăn ngang. Sợi
nấm có tốc độ sinh trưởng nhanh xấp xỉ 30mm/ ngày trên môi trường PDA ở
nhiệt độ cao.
2.4- Đặc điểm phát sinh phát triển:
Bênh phá hại quanh năm, nặng nhất vào tháng mùa hè và mùa thu. Bệnh
phát triển mạnh từ sau khi ngô trỗ cờ, phun râu cho đến lúc gần thu hoặch.
Bệnh phát sinh vào thời kỳ ngô 6-7 lá sau đó tăng nhanh tỷ lệ bệnh vào thời
kỳ ra bắp đến thu hoặch làm khô chết cây non hoặc thối hỏng bắp ngô. Bệnh
hại nghiêm trọng trên các giống ngô mới LVN10, DK888...
Chế độ chăm sóc kém, mật độ gieo trồng đều có ảnh hưởng tới mức độ
nhiễm bệnh khô vằn trên ngô.
Nguồn bệnh trên tàn dư cây bệnh, trong đất dưới dạng hạch nấm.
2.5- Biện pháp phòng trừ:
Chọn lọc trồng những giống ngô ít nhiễm bệnh, giống kháng bệnh. Gieo
đúng thời vụ mật độ trồng vừa phải không quá dày, tránh úng đọng nước.
Vệ sinh đồng ruộng tiêu huỷ thu rọn tàn dư cây bệnh sau thu hoạch. Làm
đất, ngâm nước diệt trừ hạch nấm.
Khi bệnh xuất hiện có thể phun thuốc: Validacin 5SL (1.5l/ha), Tilt super
300ND-0.1% (0.4l/ha) và mọt số loại thuốc như Bavistir 50WP xử lý 87%
bệnh, Difolatan 80WP xử lý 72% bệnh...
Xử dụng chế phẩm Trichodecma để ức chế sự phát triển sợi nấm và hạch
nấm khô vằn cũng có tác dụng phòng trừ bệnh, đảm bảo an toàn môi trường
( hiệu quả ức chế đối với khô vằn ngô là 67.8-79.3%)
3.- Bệnh mốc hồng ngô (Fusarium verticillioides):
3.1- Phân bố và thiệt hại:

Bệnh gây hại phổ biến trên hầu khắp các vùng trồng ngô trên thế giới.
Bệnh mốc hồng đã được phát hiện và nghiên cứu ở nước ta khá lâu. Bệnh
chủ yếu phát sinh gây hại trên bắp và hạt. Nấm gây bệnh mốc hồng không
chỉ phá hại trên đồng ruộng, trong kho bảo quản mà còn có khả năng sinh ra
một số độc tố như: fumonisin, moniliformin... Những nghiên cứu trong thời
gian gần đây đã chỉ ra rằng độc tố fumonisin trong ngô là nguyên nhân gây
ra nhiều bệnh nghiêm trọng cho con người và vật nuôi. Tổ chức Y tế Thế
giới đã xếp fumonisin vào nhóm 2B là nhóm chất có khả năng gây ung thư
cho người.
3.2- Triệu chứng:
Nấm có thể gây hại trên hầu hết các bộ phận và trên tất cả các giai đoạn
sinh trưởng của cây ngô.
Nấm xâm nhiễm vào hạt tạo ra các vạch sọc màu trắng đục trên bề mặt
hạt. Trong điều kiện ẩm độ cao, có thể quan sát thấy một lớp nấm mốc màu
phớt hồng trên bề mặt của các hạt bị bệnh.
Trên thân ngô, vết bệnh lúc đầu chỉ là các đốm nhỏ màu nâu sau đó phát
triển, lan rộng tạo thành vết thối xung quanh thân làm phần này bị thối mục.
Vết bệnh thường xuất hiện tại vị trí các đốt thân phía dưới sát mặt đất. Khi
có gió lớn cây sẽ bị gãy gục trên ruộng. Nấm gây bệnh còn có thể gây thối
đen rễ và dẫn đến hiện tượng cây bị héo vàng.
Ngoài ra, nấm còn gây hại trên cây lúa gây bệnh lúa von, làm cây phát
triển cao vọt, lá bệnh chuyển màu xanh nhạt sau đó màu vàng gạch cua,
cứng giòn rồi chết nhanh chóng, có thể thấy lớp phấn trắng phớt hồng ở đốt
thân và rễ. Hạt bị bệnh thường lép lửng, vỏ hạt màu xám, trên vỏ hạt có thể
quan sát thấy lớp nấm trắng phớt hồng trong điều kiện ẩm ướt. Trong điều
kiện khô, trên đốt thân và vỏ hạt có nhiều chấm nhỏ li ti màu đen, đó là quả
thể của nấm.
3.3- Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh do nấm Fusarium verticiccioides, giai đoạn hữu tính Gibberella
fujikuroi gây ra. Nấm sinh sản vô tính bằng bào tử phân sinh được hình

thành trên các bọc giả và chuỗi. Bào tử phân sinh có hai loại:
-Bào tử lớn thon dài hơi cong lưỡi liềm có từ 3-5 vách ngăn ngang, đầu
hơi thon nhọn, đuôi hình bàn chân.
-Bào tử nhỏ đơn bào có hình giọt nước thuôn dài hoặc hình trứng.
Bào tử hậu không hình thành.
Giai đoạn hữu tính tạo quả thể bầu (Perithecium) màu xanh đen hoặc tím
đen, dạng hạt chấm đen nhỏ li ti trên bộ phận bị bệnh, trong đó có chứa
nhiều túi, mỗi túi có tám bào tử túi. Bào tử túi không màu, hình bầu dục có
1-2 vách ngăn ngang.
3.4- Đặc điểm phát sinh phát triển:
Bệnh gây hại trên hầu hết các giống ngô trên tất cả các vùng trồng ngô ở
nước ta. Bệnh gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ từ 28-30
o
C và ẩm độ
không khí cao.Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trên hạt giống và tàn dư cây
trồng. Nấm bệnh có thể xâm nhập vào trong cây trồng mà không gây ra bất
cứ triệu chứng trên cây khi cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Khi cây
trồng gặp điều kiện bất lợi như hạn hán hoặc ngập úng dẫn đến sinh trưởng,
phát triển kém nấm sẽ tấn công gây hại. Bệnh lan truyền trên đồng ruộng
nhờ gió và qua hạt giống. Giai đoạn cây ngô trỗ cờ phun râu là giai đoạn

×