Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu nhân giống tỏi một nhánh allium sativum l bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.87 KB, 64 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
VIỆN CƠNG NGHỆ SINH HỌC
----------o0o----------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG TỎI MỘT NHÁNH (Allium sativum l.)
BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT

NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÃ SỐ: 7420201

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp
Khóa

: Ths. Nguyễn Thị Thơ
KS. Vũ Thị Phan
: Phạm Thị Anh
: 1453071818
: K59B- CNSH
: 2014 - 2018

Hà Nội, 2018


LỜI CẢM ƠN
Để nâng cao kỹ thuật của sinh viên ngành Cơng Nghệ sinh học Lâm
Nghiệp nói riêng và sinh viên đại học Lâm Nghiệp nói chung, đƣợc sự đồng ý
của lãnh đạo Viện Công nghệ sinh học Lâm Nghiệp và giáo viên hƣớng dẫn em


xin tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nhân giống Tỏi một nhánh
(Allium sativum L.) bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật”.
Có đƣợc kết quả hiện tại trƣớc hết em xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới cơ
giáo Th.S Nguyễn Thị Thơ và KS. Vũ Thị Phan đã tận tâm hƣớng dẫn, chỉ bảo
và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt q trình nghiên cứu để em có thể
hoàn thành đƣợc đề tài này.
Em xin cảm ơn ban lãnh đạo Viện CNSH Lâm Nghiệp và Bộ môn Tài
nguyên thực vật rừng. Bên cạnh đó em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy, cơ giáo và tồn bộ cán bộ viên chức tại Bộ môn Tài
Nguyên thực vật rừng đã tạo điều kiện, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý
báu cho em để quá trình nghiên cứu đƣợc thuận lợi hơn.
Với những kết quả khả quan em cũng xin tiếp tục đƣợc nghiên cứu tiếp để
đề tài đạt đƣợc kết quả tốt nhất. Với tinh thần luôn cố gắng, chăm chỉ cũng nhƣ
ham học hỏi tuy nhiên với kinh nghiệm còn hạn chế nên trong q trình nghiên
cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận đƣợc những lời nhận xét,
đóng góp ý kiến của các thầy, cơ giáo để đề tài nghiên cứu của em đƣợc hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 05năm 2018
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Anh

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................... vi

ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 3
1. 1. Giới thiệu về Tỏi ........................................................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm sinh học và sinh thái của Tỏi một nhánh. ................................... 3
1.1.2. Giá trị........................................................................................................... 4
1.1.3.Tình trạng phân bố và khai thác. .................................................................. 6
1.2. Nghiên cứu nuôi cấy in vitro các lồi họ hành .............................................. 7
1.3. Nghiên cứu ni cấy in vitro Tỏi. .................................................................. 8
1.3.1. Trong nƣớc. ................................................................................................. 8
1.3.2.Trên thế giới ................................................................................................. 9
PHẦN 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 10
2.1. Mục tiêu: ...................................................................................................... 10
2.1.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 10
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 10
2.2. Nội dung: ...................................................................................................... 10
2.2.1. Nghiên cứu kỹ thuật tạo mẫu sạch in vitro ............................................... 10
2.2.2. Nghiên cứu kỹ thuật cảm ứng tạo mô sẹo ................................................. 10
2.2.3. Nghiên cứu kỹ thuật hình thành phơi soma từ mơ sẹo.............................. 10
2.2.4. Nghiên cứu kỹ thuật tái sinh chồi. ............................................................ 10
2.2.6. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây in vitro hoàn chỉnh ...................................... 11
2.3. Vật liệu nghiên cứu, địa điểm và điều kiện bố trí thí nghiệm. ..................... 11
2.3.1. Vật liệu nghiên cứu: .................................................................................. 11
2.3.2. Địa điểm và điều kiện bố trí thí nghiệm: .................................................. 11
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu:............................................................................. 11
2.4.1. Phƣơng pháp tạo mẫu sạch Tỏi một nhánh ............................................... 11
ii


2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu tạo mô sẹo Tỏi một nhánh................................ 12
2.4.3. Phƣơng pháp hình thành phơi soma từ mơ sẹo ......................................... 12

2.4.5. Nhân nhanh chồi........................................................................................ 14
2.4.6. Ra rễ tạo cây hoàn chỉnh ........................................................................... 15
2.4.7 Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu ....................................................... 15
PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 18
3.1. Kết quả tạo mẫu sạch ................................................................................... 18
3.2. Kết quả tạo mô sẹo Tỏi một nhánh .............................................................. 20
3.3. Nghiên cứu khả năng hình thành phơi soma từ mô sẹo. .............................. 23
3.4. Nghiên cứu khả năng tái sinh chồi ............................................................... 25
3.4.1.Tái sinh chồi từ phôi soma ......................................................................... 25
3.4.2. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật tái sinh chồi Tỏi trực tiếp từ lát cắt mỏng. . 28
3.5. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân nhanh chồi Tỏi ...................................... 31
3.6. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật tạo cây Tỏi hoàn chỉnh................................... 34
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ .............................................................. 38
1. Kết luận ........................................................................................................... 38
2. Tồn tại.............................................................................................................. 38
3. Kiến nghị ......................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BAP

6-Benzylaminopurine

Ki

kinetin


NAA

Naphthalene Acetic Acid

2,4-D

2,4-Dichlorophenoxyacetic acid

TDZ

Thidiazuron

CT

Công thức

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Thành phần dinh dƣỡng có trong 100g Tỏi tƣơi ................................... 5
Bảng 2.1: Bố thí nghiệm và thu thập số liệu về khả năng tạo mẫu sạch Tỏi một
nhánh ................................................................................................................... 12
Bảng 2.2: Bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu ảnh hƣởng của các chất điều hịa
sinh trƣởng tới khả năng tạo mơ sẹo của Tỏi một nhánh .................................... 12
Bảng 2.3: Bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu ảnh hƣởng của các chất điều hịa
sinh trƣởng tới khả năng hình thành phơi soma từ mơ sẹo ................................. 13
Bảng 2.4: Bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu ảnh hƣởng của các chất điều hòa
sinh trƣởng tới khả năng tái sinh chồi từ phơi soma ........................................... 13

Bảng 2.5: Bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu ảnh hƣởng của các chất điều hòa
sinh trƣởng tới khả năng tái sinh chồi Tỏi trực tiếp từ lát cắt mỏng................... 14
Bảng 2.6: Bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu ảnh hƣởng của các chất điều hòa
sinh trƣởng tới khả năng nhân nhanh chồi Tỏi ................................................... 15
Bảng 2.7: Bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu ảnh hƣởng của chất điều hòa
sinh trƣởng tới khả năng tạo cây con hoàn chỉnh ............................................... 15
Bảng 3.1: Khả năng tạo mẫu sạch nảy mầm của cây Tỏi một nhánh ................. 18
Bảng 3.2. Khả năng cảm ứng tạo mô sẹo của lát cắt mỏng ................................ 21
Bảng 3.3: Ảnh hƣởng của chất ĐHST đến khả năng hình thành phôi soma từ
mô sẹo.................................................................................................................. 24
Bảng 3.4: Ảnh hƣởng của chất ĐHST đến khả năng tái sinh chồi từ phôi soma
............................................................................................................................. 26
Bảng 3.5: Ảnh hƣởng của các chất ĐHST đến khả năng tái sinh chồi trực tiếp từ
lát cắt mỏng ......................................................................................................... 28
Bảng 3.6: Ảnh hƣởng của các chất ĐHST tới khả năng nhân nhanh chồi Tỏi ... 32
Bảng 3.7. Ảnh hƣởng của chất ĐHST đến khả năng ra rễ của chồi Tỏi............. 35

v


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Tỷ lệ mẫu sạch và tỷ lệ mẫu nảy mầm của mẫu Tỏi trong các cơng
thức khử trùng khác nhau .................................................................................... 18
Hình 3.2: Mẫu Tỏi đƣợc khử trùng bằng công thức CT1 sau 7 ngày ni cấy .. 20
Hình 3.3: Hình ảnh mơ sẹo ni cấy trong các môi trƣờng TD1, TD2, TD3 VÀ
TD4 sau 2 tháng theo dõi .................................................................................... 23
Hình 3.4: Hình ảnh phơi soma thu đƣợc trong quá trình hình thành sau 4 tuần
nuôi cấy trên các môi trƣờng: zxA: Trên B2; B: Trên B3; C: trên T3; D: trên B4
............................................................................................................................. 25

Hình 3.5: Chồi Tỏi tái sinh từ phôi soma trên các môi trƣờng: ......................... 27
Hình 3.6: Ảnh hƣởng của chất ĐHST lên khả năng tái sinh chồi trực tiếp từ lát
cắt mỏng .............................................................................................................. 28
Hình 3.7: Chồi Tỏi tái sinh trực tiếp từ lát cắt củ trên các mơi trƣờng:............. 30
Hình 3.8: Tỷ lệ tạo đa chồi của các cơng thức thí nghiệm.................................. 32
Hình 3.9: Chồi Tỏi đƣợc nhân nhanh trên các mơi trƣờng: ............................... 34
Hình 3.10: Tỷ lệ ra rễ của các cơng thức thí nghiệm khác nhau......................... 35
Hình 3.11: Cây con hồn chỉnh trong các mơi trƣờng: ....................................... 37

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây một nhánh (tỏi cơ đơn) có tên khoa học là Allium sativum L. thuộc họ
hành tỏi Alliaceae, là cây thuốc và cây rau gia vị quan trọng (Nguyễn Thanh
Phƣơng và cs, 2012). Những năm trƣớc công nguyên Tỏi đƣợc trồng trên các
vùng nhiệt đới Trung Á, về sau đƣợc trồng rộng rãi ở Hy Lạp, Ai Cập và La Mã.
Hiện nay Tỏi đƣợc trồng phổ biến ở nhiều nƣớc trên thế giới đặc biệt ở Việt
Nam, một số vùng trồng Tỏi nổi tiếng nhƣ: thành nhiều vùng chuyên canh có
tiếng nhƣ Tiên Sơn (Bắc Ninh), Mê Linh (Vĩnh Phúc), Hà Nội, Hƣng Yên, Hải
Phòng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Đà Lạt... (Tạ Thu
Cúc và cs, 2000).
Các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc đã nghiên cứu và đƣa ra nhiều
công dụng của Tỏi một nhánhđối với sức khỏe con ngƣời: làm gia vị, làm tỏi
đen chữa đƣợc rất nhiều bệnh khác nhau. Trong Tỏi một nhánh chứa 0,1-0,36%
các hợp chất dầu dễ bay hơi quy định cho các tính chất dƣợc lí của Tỏi. Tỏi có
chứa ít nhất 33 hợp chất sulfur, 17 amino acid, đƣờng, arginine và các chất
khoáng chất nhƣ selenium và enzymes nhƣ allinase, peroxidases, myrosinase,
…Trong đó có 3 hoạt chất chính là allicin, liallyl sulfide và ajoene. Allicin là
hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi có tác dụng trong điều trị nhiều

loại bênh: ung thƣ, chống oxi hóa, chống nhiễm trùng, giảm mỡ máu, trị thƣơng
hàn,…(Trịnh Văn Hải, 2013). Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, tỏi và rƣợu Tỏi
một nhánh có thể chữa đƣợc 4 nhóm bệnh bao gồm thấp khớp (sƣng khớp, mỏi
xƣơng cốt...); tim mạch (hở van tim, huyết áp cao, thấp); phế quản và tiêu hóa
(loét dạ dày, viêm tá tràng, …) (Trần Bích Ngọc, 2015).
Tỏi Lý Sơn có mùi vị đặc trƣng thơm ngon hơn so với Tỏi ở các vùng
khác. Tuy nhiên việc trồng tỏi theo phƣơng pháp truyền thống ở vùng đảo Lý
Sơn lại gặp vô vàn những khó khăn: giống, chi phí sản xuất và điều kiện khí hậu
khắc nghiệt và năng suất thu đƣợc khơng cao, đặc biệt là Tỏi một nhánh (chỉ thu
đƣợc vài ký/xào). Việc nhân giống Tỏi một nhánh chủ yếu bằng hạt nên năng
suất tỏi vụ sau thƣờng không ổn định. Đây chính là khó khăn lớn nhất trong việc
1


nhân giống loại tỏi quý này. Do đó giá trị của Tỏi một nhánh ở vùng đảo Lý Sơn
là rất cao trong khi sản lƣợng rất khan hiếm. Kỹ thuật nuôi cấy mô-tế bào ra đời
đáp ứng đƣợc hầu hết nhƣng thiếu xót của phƣơng pháp truyền thống: Tạo ra
một lƣợng lớn cây con khỏe mạnh, đồng đều, sạch bệnh và không phụ thuộc vào
thời tiết.
Cho đến nay, ở Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu in vitro cây
Tỏi: Trịnh Văn Hải (2013), Nguyễn Thanh Phƣơng, Nguyễn Thị Lý Anh
(2012),…Từ những cơ sở trên tôi mạnh dạn tiến hành chuyên đề nghiên cứu thử
nghiệm nhân giống vô tính Tỏi một nhánhvới tên: “Nghiên cứu nhân giống Tỏi
một nhánh (Allium sativum L.) bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật”.

2


PHẦN 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1. 1. Giới thiệu về Tỏi
1.1.1. Đặc điểm sinh học và sinh thái của Tỏi một nhánh.
Tỏi một nhánh thuộc họ hành tỏi, tên khoa học là Alium sativum (L). Tỏi
một nhánh thuộc cây thân cỏ, mọc hàng năm, lá dẹp và dày. Củ tỏi nằm phía
dƣới mặt đất, củ tỏi chỉ có một tép duy nhất. Tỏi có màu trắng, hình bầu dục,
kích thƣớc nhỏ hơn đầu ngón tay út, tỏi có đầu nhọn và dẹp dài khoảng 2 cm và
rộng 1 cm, có lớp vỏ ngồi với nhiều lớp vỏ.Tỏi một nhánh chứa nhiều tinh dầu
nên khi ăn vào, không gây mùi hôi nhƣ các loại tỏi thông thƣờng khác mà có vị
cay thơm đặc biệt.
Thân: Thân thật là chồi mọc đầu tiên (tép tỏi), thân khí sinh có hình trụ
trịn vƣơn cao, mang phát hoa. Thân thật phía dƣới mang nhiều rễ phụ, bẹ lá và
chồi (tép tỏi) hình thành thân giả, phần bẹ lá và chồi bó thành khối tạo nên củ
(giả). Củ tỏi có một tép duy nhất đƣợc bao bọc bởi nhiều lớp vỏ.
Lá: Phần dƣới là bẹ ôm sát chồi bên trong (tép tỏi). Phần phiến lá bên
trên cứng, thẳng, dài 15-50cm, rộng 1-2,5cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp.
Hoa: Tỏi có hoa mọc thành cụm trên đầu một trục hình trụ từ thân củ
kéo dài ra. Cuống hoa mọc trực tiếp từ củ tỏi. Hoa tỏi rộng ra hình lán,
cụm hoa là một tán giả hình cầu, màu trắng, đỏ hoặc xanh nhạt. Hoa xếp thành
tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55cm hay hơn. Bao hoa màu trắng hay
hồng bao bởi một cái mo dễ rụng tận cùng thành mũi nhọn dài. Hoa lƣỡng tính,
thụ phấn nhờ cơn trùng.
Rễ: Rễ Tỏi thuộc loại rễ chùm, phát triển kém, tập trung chủ yếu ở lớp
đất mặt, chịu hạn kém. Rễ Tỏi có nhiều sợi dài, phân nhánh yếu, đƣợc bao phủ
bởi hệ thống nhiều lông hút.
Tỏi là cây chịu lạnh tốt, cây có thể sinh trƣởng và phát triển ở nhiệt
độ18 - 20°C, cịn để tạo củ thì cần từ 20 - 22°C. Tỏi ƣa ánh sáng dài ngày, nếu
có đủ nắng trong 12 giờ/ngày thì cây sẽ ra củ nhanh. Tỏi cũng là loại cây ƣa
nƣớc nhƣng ở mức độ vừa phải. Nếu thiếu nƣớc cây sẽ đanh lại, củ nhỏ còn nếu
3



thừa nƣớc thì sẽ gây ra hiện tƣợng úng củ, thối củ làm cho củ không giữ đƣợc
lâu.
Tuy nhiên Tỏi một nhánh là loại tỏi đƣợc “sinh ra" trong điều kiện thời
tiết bất thƣờng nhƣ nắng hạn kéo dài, mất mùa. Nhƣ vậy càng mất mùa thì lƣợng
Tỏi một nhánh thu đƣợc càng lớn.

Nguồn

1.1.2. Giá trị
Thành phần trong củ tỏi khoảng 84,09% nƣớc, 13,38% chất hữu cơ, và
các chất vô cơ 1,53%, trong khi trong lá tỏi là 87,14% nƣớc, 11,27% chất hữu
cơ, các chất vô cơ 1,59%.
Trong củ tỏi tƣơi hoặc nghiền chứa nhiều hợp chất sulfur nhƣ aliin, allicin,
ajoene,

allylpropl,

diallyl,

trisulfide,

sallylcysteine,

vinyldithiines,

S

allylmercaptocystein và các hợp chất khác. Bên cạnh các hợp chất sulfur cịn có
chứa 17 amino acid, đƣờng, arginine và các chất khác. Khoáng chất nhƣ selenium

và enzymes nhƣ allinase, peroxidases, myrosinase, và các enzym, vitamin nhóm
B, protein, khống

chất, saponin, flavonoid,



các sản

Maillard khơng phải là các hợp chất có chứa lƣu huỳnh.

4

phẩm phản

ứng


Bảng 1.1 Thành phần dinh dƣỡng có trong 100g Tỏi tƣơi
Hàm lƣợng
g/100g tỏi STT
tƣơi

STT

Thành phần

1

Carbohydrat


33,06 g

12

2
3
4
5
6

Đƣờng
Chất xơ thực phẩm
Chất béo
protein
- beta-caroten

7

Thiamin (Vit. B1)

1,00g
2,1 g
0,5 g
6,39 g
5 μg (0%)
0,2 mg
(15%)
0,11 mg
(7%)

0,7 mg (5%)

8
9
10
11

Riboflavin (Vit.
B2)
Niacin (Vit. B3)
Axit
pantothenic (Vit.
B5)
Vitamin B6

0,596 mg
(12%)

Thành phần

Hàm lƣợng
g/100g tỏi tƣơi

13
14
15
16
17

Axit folic (Vit.

B9)
Vitamin C
Canxi
Sắt
Magie
Mangan

31,2 mg (52%)
181 mg (18%)
1,7 mg (14%)
25 mg (7%)
1,672 mg (84%)

18

Phospho

153 mg (22%)

19

Kali

401 mg (9%)

20

Natri

17 mg (1%)


21

Kẽm

1,16 mg (12%)

Selen

14,2 μg

1,235 mg
22
(95%)
Nguồn: USA

3 μg (1%)

(Theo phân tích của Bộ Nơng nghiệp Hoa Kỳ)

Tỏi một nhánh chỉ có một nhánh duy nhất, không giống nhƣ bao loại tỏi
thông thƣờng khác có nhiều tép. Chính vì vậy, tất cả toàn bộ chất dinh dƣỡng
của cây tỏi chỉ tập trung vào một tép tỏi mà thôi. Tỏi một nhánh chứa 0,1 0,36% các hợp chất dầu dễ bay hơi quy định cho các tính chất dƣợc lí của Tỏi.
Tỏi có chứa ít nhất 33 hợp chất sulfur nhƣ aliin, allicin, ajoene, allylpropl,
diallyl, trisulfide, sallylcysteine, vinyldithiines, S-allylmercaptocystein, và các
hợp chất khác. Bên cạnh các hợp chất sulfur cịn có chứa 17 amino acid, đƣờng,
arginine và các chất khác. Khoáng chất nhƣ selenium và enzymes nhƣ allinase,
peroxidases, myrosinase, và một vài enzyme khác. Tỏi chứa hàm lƣợng cao hợp
chất sulfur hơn bất kì cây họ hành nào. Hợp chất lƣu huỳnh quyết định cả mùi
hăng của tỏi và nhiều dƣợc tính khác. Mùi đƣợc hình thành bởi phản ứng của

enzyme allinase với hợp chất sulfur alliin. Enzyme này bất hoạt bởi nhiệt độ là
ngun nhân tỏi nấu chín khơng có mùi mạnh nhƣ tỏi sống và hoạt tính sinh học
5


cũng ít hơn. Trong củ tỏi có 3 hoạt chất chính là allicin, liallyl sulfide và
ajoene. Allicin là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi có tác dụng
trong điều trị nhiều loại bênh: ung thƣ, chống oxh, chống nhiễm trùng, giảm mỡ
máu, trị thƣơng hàn,..(Trịnh Văn Hải và cs, năm 2013). Allicin không hiện diện
sẳn trong tỏi. Tuy nhiên, khi đƣợc cắt mỏng hoặc đập dập và dƣới sự xúc tác của
phân hoá tố anilaza, chất aliin có sẳn trong tỏi biến thành allicin. Do đó, càng cắt
nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao. Một ký tỏi có thể cho ra từ 1 đến 2
gam allicin. Allicin dễ biến chất sau khi đƣợc sản xuất ra. Theo tổ chức Y tế
thế giới WHO, tỏi và rƣợu Tỏi một nhánh có thể chữa đƣợc 4 nhóm bệnh bao
gồm thấp khớp (sƣng khớp, mỏi xƣơng cốt...); tim mạch (hở van tim, huyết áp
cao, thấp); phế quản và tiêu hóa (loét dạ dày, viêm tá tràng, ợ chua…) (Trần
Bích Ngọc, 2015).
Ngồi ra, Tỏi một nhánh cịn có cơng dụng giảm mỡ máu, chống thừa cân,
béo phì, chữa đƣợc trĩ nội, trĩ ngoại, bệnh đái tháo đƣờng….Tỏi một nhánh ở
đảo Lý Sơn có giá trị kinh tế rất cao với giá trị khoảng 1,4 triệu đồng/kg và nổi
tiếng khắp thế giới khi đƣợc chế biến thành sản phẩm chức năng Tỏi đen khoảng
trên 2 triệu đồng.
1.1.3.Tình trạng phân bố và khai thác.
Việt Nam có các điều kiện thuận lợi cho việc trồng tỏi và đã hình thành
nhiều vùng chuyên canh có tiếng nhƣ Tiên Sơn (Bắc Ninh), Mê Linh (Vĩnh
Phúc), Hà Nội, Hƣng Yên, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh
Thuận và Đà Lạt... (Tạ Thu Cúc và cộng sự, 2000). Trong đó nổi tếng nhất là
Tỏi một nhánh ở vùng đảo Lý Sơn với giá trị cao 1,4 triệu đồng/ kg. Sự khác
biệt về thổ nhƣỡng và kinh nghiệm trồng trọt đã giúp cho vùng đất đảo nổi tiếng
với Tỏi một nhánh. Mỗi củ Tỏi một nhánh chỉ có một tép và khi ăn có mùi thơm

rất đặc trƣng. Vì số lƣợng khơng nhiều nên loại tỏi này đƣợc xem là "của hiếm"
và khi bán có giá thành cao hơn nhiều so với loại tỏi thƣờng. Giá trị là thế, nhiều
tác dụng là thế nhƣng Tỏi một nhánh lại thuộc loại quý hiếm do chỉ có thể thu
đƣợc vài ký tỏi/một xào, vì vậy giá thành của tỏi ngày một tăng lên.

6


Hiện nay đã có sự phát triển rộng rãi về việc trồng Tỏi một nhánh tuy
nhiên chất lƣợng không đƣợc tốt bằng so với Tỏi một nhánh có nguồn gốc từ
huyện đảo Lý Sơn. Tỏi một nhánh của Trung Quốc lại đƣợc rao bán tràn lan trên
thị trƣờng Việt Nam với giá thấp chỉ khoảng 100.000 đồng một kg.
1.2. Nghiên cứu ni cấy in vitro các lồi họ hành
Kỹ thuật nuôi cấy mô - tế bào thực vật hiện nay đƣợc ứng dụng rộng rãi
trong nhân giống các loài cây lâm nghiệp, nông nghiệp, dƣợc liệu quý, cây cảnh.
Nhiều công trình đã cơng bố về việc nhân giống in vitro trong phịng thí nghiệm,
trong đó có cây Tỏi.
M. Ziv và cs (1999) đã nghiên cứu về khả năng nhân chồi của hoa Thủy
tiên và đƣa ra kết luận sự hiện diện của axit axetic naphthalene (NAA) và
kinetin có tác động mạnh đến khả năng tái sinh chồi. Thời gian khử trùng tốt
nhất là 15p. Vật liệu tốt nhất là mô ở điểm tiếp giáp giữa cuống và các nhánh.
Đặng Thị Quỳnh Trang và cs (2009) đã nghiên cứu nuôi cấy mơ phân sinh
chồi ngọn có nguồn gốc từ chồi trên củ hoa loa kèn (Zantedeschia eliottiana
Engl.) thu đƣợc kết quả: Mơ phân sinh ngọn từ các cây in vitro có khả năng phát
sinh rất nhiều chồi (khoảng 26 chồi) sau 5 tuần trên mơi trƣờng có bổ sung BA
2mg/l và IBA 0,5mg/l. Các chồi phát sinh rễ sau một tuần trên mơi trƣờng MS
khơng hormon. Các chất điều hịa tăng trƣởng thực vật đóng vai trị quan trọng
trong q trình phát sinh chồi. Các cây có nguồn gốc từ sự nuôi cấy mô phân
sinh ngọn đã tăng trƣởng rất tốt trong chậu ở nhà lƣới của phịng thí nghiệm.
Nguyễn Thị Duyên và cs (2005) đã nghiên cứu kết quả sản xuất thử giống

hoa loa kèn tứ quý và đƣa ra kết luận: Giá thể tốt cho năng suất, chất lƣợng củ
của loa kèn khi trồng từ củ con invitro là 1/2 xơ dừa + 1/4 đất + 1/4 trấu hun và
1/2 trấu hun + 1/4 đất + 1/4 xơ dừa. Giá thể tốt nhất cho chất lƣợng củ của loa
kèn khi nhân giống bằng vảy củ đã hình thành củ con là CT3 (1/4 đất + 1/2 trấu
hun + 1/4 xơ dừa). Khi tách vảy củ để nhân, chọn củ có kích thƣớc 12 - 14cm,
loại bỏ 2 - 3 vảy phía ngồi, lấy 5 - 6 vảy phía trong, kết quả sẽ cho năng suất và
chất lƣợng củ tốt nhất. Xử lý lạnh vảy củ khi đã hình thành củ con trong thời
gian 4 tuần cho năng suất và chất lƣợng củ giống tốt nhất, với tỷ lệ củ nhỡ cao
7


hơn củ nhỏ và tỷ lệ cấp 1 cao hơn cấp 2. Trồng loa kèn Tứ Quý sử dụng củ có
kích thƣớc 12 - 14cm là phù hợp nhất. Ở kích thƣớc này, cây sinh trƣởng, phát
triển khỏe.
1.3. Nghiên cứu nuôi cấy in vitro Tỏi.
1.3.1. Trong nước.
Nguyễn Thị Thanh Phƣơng và Nguyễn Thị Lý Anh (2012) đã nghiên
cứu làm sạch virus cho cây Tỏi ta (Allium sativum L.) bằng nuôi cấy meristem
và đƣa ra kết luận nhƣ sau: Nghiên cứu đã tìm ra cơng thức khử trùng mẫu tỏi
tốt nhất là: Ethanol 70% trong 1 phút + NaDCC 5g/l trong 5 phút, đạt tỷ lệ mẫu
sạch là 68,88%, tỷ lệ mẫu sạch vi sinh vật có khả năng tái sinh chồi là 66,85%.
Môi trƣờng tái sinh chồi từ mô phân sinh tốt nhất là MS + 30g saccarose + 1mg
BA/l, cho tỷ lệ mẫu sống là 68,23%, tỷ lệ tái sinh tạo mô sẹo 44,33%, tạo chồi là
64,18%, chiều cao chồi đạt 4,33cm, hệ số nhân chồi đạt 1,88 chồi/mẫu. Có thể
làm sạch virus cho cây tỏi khi tách mơ phân sinh ở kích thƣớc ≤ 0,3mm. Và khi
bổ sung ribavirin vào môi trƣờng nuôi cấy tái sinh meristem ở nồng độ 20mg/l
có tác dụng làm sạch virus khi kích thƣớc tách ≤ 1,0mm. Nghiên cứu cũng đã
xác định đƣợc môi trƣờng nhân nhanh chồi tỏi tốt nhất là môi trƣờng MS + 30g
saccarose + 0,5mg αNAA/l + 2,0mg BA/l, cho hệ số nhân chồi đạt 4,08
chồi/mẫu, chồi sinh trƣởng tốt nhất đạt chiều cao 7,55cm. Môi trƣờng nhân

nhanh mô sẹo là MS + 30g saccarose + 2,0mg BA/l. Môi trƣờng tái sinh chồi từ
mô sẹo tốt nhất là MS + 15g saccarose/l + 10g glucose/l + 5g manitol/l + 2,0mg
BA/l cho số chồi tái sinh trên mẫu là 11,67 chồi/mẫu. Mơi trƣờng tạo cây hồn
chỉnh tốt nhất cho cây tỏi là MS + 30g saccarose + 0,5g THT/l + 0,5mg αNAA/l,
cho tỷ lệ cây ra rễ đạt 100%, số rễ 5,19 rễ/cây và cây sinh trƣởng phát triển tốt.
Nghiên cứu nuôi cấy mô phân sinh cây tỏi của Trịnh Văn Hải và cs (2013)
đã đƣa ra kết luận nhƣ sau: Chế độ khử trùng tốt nhất cho tỉ lệ mẫu sạch cao
nhất đó là khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong 6 phút. Ở chế độ khử trùng này tỷ
lệ mẫu sạch đạt cao nhất là 69,44%. Cắt mô phân sinh với kích thƣớc 0,8 mm
cho tỷ lệ mẫu sống cao nhất đạt 72,20%. Môi trƣờng tái sinh chồi từ mô phân
sinh tốt nhất là: MS + 30g/1 đƣờng + 1mg/1 BA +0,25mg/1 NAA. Trên môi
8


trƣờng này tỷ lệ tái sinh chồi đạt cao nhất là 90,27%. Môi trƣờng nhân chồi tốt
nhất là: MS + 30g/1 đƣờng + 2mg/1 BA. Trên môi trƣờng này hệ số nhân cao
nhất là 2,52 chồi/ mẫu cấy.
1.3.2.Trên thế giới
Alejandrina Robledo-Paz và cs (2000) đã nghiên cứu và đƣa ra kết luận
môi trƣờng tạo mô sẹo tốt nhất sau 7 tuần nuôi cấy là: MS + 4.5 μM 2,4-D + 4.6
μM kinetin.
Jitendra Mehta và cs (2013) nghiên cứu và cho ra kết quả nhƣ sau: Môi
trƣờng tạo mô sẹo tốt nhất sau 7 tuần nuôi cấy là MS + 0,25 mg/l 2,4-D+ 0,5
mg/l Ki cho kết quả kích thƣớc mơ sẹo là 4,6 cm và MS + 0,25 mg/l 2,4-D + 0,5
mg/l BAP cho kết quả kích thƣớc mơ sẹo là 3,4 cm. Môi trƣờng tạo rễ tốt nhất
sau 3 tuần ni cấy là MS có bổ sung 2mg/l IBA cho kết quả tạo rễ là 65% và
chiều dài rễ là 1,68 ± 0,32 cm
Danielle C Scotton và cs (2013) đã nghiên cứu và thu đƣợc kết quả: Môi
trƣờng tạo mơ sẹo là mơi trƣờng MS có bổ sung 2,4-D và iP. Môi trƣờng tái sinh
tốt nhất là môi trƣờng MS có bổ sung 8,5 mM BAP và 0,1 mM NAA.


9


PHẦN 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu:
2.1.1. Mục tiêu chung
Xây dựng đƣợc quy trình kỹ thuật nhân giống in vitro Tỏi một nhánh.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định đƣợc công thức môi trƣờng khử trùng vật liệu nhân giống cho
tỷ lệ mẫu sạch cao.
- Xác định đƣợc mơi trƣờng thích hợp nhất cho cảm ứng tạo mơ sẹo, hình
thành phơi soma, tái sinh chồi từ phôi soma, tái sinh chồi trực tiếp từ lát cắt
mỏng.
- Xác định đƣợc mơi trƣờng thích hợp để kích thích nhân nhanh chồi.
- Xác định mơi trƣờng thích hợp tạo cây hoàn chỉnh.
2.2. Nội dung:
2.2.1. Nghiên cứu kỹ thuật tạo mẫu sạch in vitro
Nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian khử trùng đến khả năng tạo mẫu sạch
in vitro.
2.2.2. Nghiên cứu kỹ thuật cảm ứng tạo mô sẹo
Ảnh hƣởng của các chất điều hòa sinh trƣởng tới khả năng cảm ứng tạo
mô sẹo từ lát cắt mỏng đế củ tỏi.
2.2.3. Nghiên cứu kỹ thuật hình thành phơi soma từ mơ sẹo
Ảnh hƣởng của các chất điều hịa sinh trƣởng để khả năng hình thành phơi
soma từ mơ sẹo.
2.2.4. Nghiên cứu kỹ thuật tái sinh chồi.
2.2.4.1. Nghiên cứu kỹ thuật tái sinh chồi từ phôi soma
Ảnh hƣởng của các chất điều hòa sinh trƣởng tới khả năng tái sinh chồi từ
phôi soma.

2.2.4.2. Nghiên cứu kỹ thuật tái sinh chồi Tỏi trực tiếp từ lát cắt mỏng đế củ
Ảnh hƣởng của các chất điều hòa sinh trƣởng đến khả năng tái sinh chồi
trực tiếp từ lát cắt mỏng.
2.2.5. Nghiên cứu kỹ thuật kích thích nhân nhanh chồi.
10


Ảnh hƣởng của chất các chất điều hòa sinh trƣởng tới khả năng nhân
nhanh chồi.
2.2.6. Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây in vitro hoàn chỉnh
Nghiên cứu ảnh hƣởng của các chất điều hòa sinh trƣởng đến khả năng
tạo cây con hoàn chỉnh.
2.3. Vật liệu nghiên cứu, địa điểm và điều kiện bố trí thí nghiệm.
2.3.1. Vật liệu nghiên cứu:
Củ Tỏi một nhánh Lý Sơn (Allium sativum L.) do Bộ môn Tài nguyên
thực vật rừng - Viện Công nghệ sinh học Lâm Nghiệp cung cấp.
2.3.2. Địa điểm và điều kiện bố trí thí nghiệm:
- Địa điểm: phịng TN bảo tồn nguồn gen thực vật, Viện Công nghệ sinh
học Lâm nghiệp.
- Điều kiện bố trí thí nghiệm:
+ Ánh sáng: thời gian chiếu sáng 16h/ngày.
+ Cƣờng độ ánh sáng: 2.000 - 3000 lux.
+ Nhiệt độ phịng ni cấy: 25± 2 .
+ Độ ẩm trung bình: 60- 70%.
+ pH mơi trƣờng 5,8-6.
- Thí nghiệm lặp lại 3 lần.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
2.4.1. Phương pháp tạo mẫu sạch Tỏi một nhánh
Củ Tỏi sau khi đƣợc bóc lớp vỏ ngồi, ta dùng bơng sạch có thấm cồn 70
độ, lau nhiều lần rồi đƣợc đƣa vào box cấy vô trùng rửa bằng nƣớc cất vô trùng.

Trƣớc khi đƣợc khử bằng HgCl2 0,1% trong 5 - 9 phút, lắc qua mẫu với cồn 70
độ trong 30s để khử trùng bề mặt ngoài của mẫu. Cuối cùng mẫu đƣợc rửa lại
bằng nƣớc cất vơ trùng ít nhất 5 lần. Củ tỏi sau khi khử trùng đƣợc thấm khô
bằng giấy thấm vơ trùng, cắt bỏ phần thịt củ bên ngồi, thu phần mầm bên trong
và cấy vào môi trƣờng MS. Các cơng thức thí nghiệm và số liệu thu thập đƣợc
thể hiện theo mẫu bảng 2.1.

11


Bảng 2.1: Bố thí nghiệm và thu thập số liệu về khả năng tạo
mẫu sạch Tỏi một nhánh

CT1

Thời
gian khử
trùng
(phút)
5

CT2

7

CT3

9

Công

thức TN

Tổng
sốmẫu
nc

Số
mẫu
sạch tb

Tỷ lệ
mẫu
sạch
(%)

Số
mẫu
nảy
mầm

Đặc
điểm
của cây
mầm

Tỷ lệ
nảy
mầm
(%)


2.4.2. Phương pháp nghiên cứu tạo mô sẹo Tỏi một nhánh
Sau khi thu đƣợc mẫu sạch tiến hành cắt lát mỏng khoảng 0,5mm từ phần
đế củ, sau đó cấy vào các mơi trƣờng cảm ứng tạo mơ sẹo (mơi trƣờng MS có bổ
sung TDZ có nồng độ từ 0,02-0,08 mg/l và 2,4-D có nồng độ 0,2 mg/l kết hợp
với nhau). Kết quả đƣợc thu thập sau 2 tháng ni cấy. Thí nghiệm đƣợc bố trí
và số liệu đƣợc thu thập theo mẫu bảng 2.2.
Bảng 2.2: Bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu ảnh hƣởng của
các chất điều hịa sinh trƣởng tới khả năng tạo mơ sẹo của Tỏi một nhánh

Tên
CTTN
TD1

Chất điều hòa sinh
trƣởng
TDZ
2,4D
( mg/l)
(mg/l)
0,02
0,2

TD2

0,04

0,2

TD3


0,06

0,2

TD4

0,08

0,2

Tỷ lệ
Số mẫu
Tổng số
tạo mơ
tạo mơ
mẫu NC
sẹo
sẹo tb
(%)

Đặc
điểm
của mơ
sẹo

2.4.3. Phương pháp hình thành phôi soma từ mô sẹo
Mô sẹo sau khi thu đƣợc tiến hành cắt nhỏ có kích thƣớc 5 mm rồi tiến
hành cấy vào các môi trƣờng tái sinh khác nhau (mơi trƣờng khống MS có bổ
sung các chất điều hòa sinh trƣởng BAP nồng độ từ 1-2,5 mg/l và TDZ nồng độ
từ 0,1-0,4 mg/l một cách riêng rẽ). Quan sát và thu kết quả sau 6 tuần nuôi cấy.

Các cơng thức thí nghiệm và số liệu thu thập đƣợc thể hiện theo mẫu bảng 2.3:
12


Bảng 2.3: Bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu ảnh hƣởng của các chất điều hòa
sinh trƣởng tới khả năng hình thành phơi soma từ mơ sẹo

Chất ĐHST
Các
CTTN
T1
T2
T3
T4
B1
B2
B3
B4

TDZ
(mg/l)

BAP
(mg/l)

0,1
0,2
0,3
0,4
-


1
1,5
2
2,5

Tổng số
mẫu TN

Số mẫu
TB hình
thành phơi
soma

Tỷ lệ mẫu
hình thành
phơi soma
(%)

Đặc điểm

2.4.3. Phương pháp tái sinh chồi Tỏi.
2.4.3.1. Tái sinh chồi Tỏi từ phôi soma
Phôi soma sau khi thu đƣợc cấy vào các mơi trƣờng tái sinh khác nhau
(mơi trƣờng khống MS có bổ sung các chất điều hịa sinh trƣởng BAP nồng độ
từ 1-2,5 mg/l và TDZ nồng độ từ 0,1-0,4 mg/l riêng rẽ). Quan sát và thu kết quả
sau 4 tuần ni cấy. Các cơng thức thí nghiệm và số liệu thu thập đƣợc thể hiện
theo mẫu bảng 2.4:
Bảng 2.4: Bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu ảnh hƣởng của các chất điều hòa
sinh trƣởng tới khả năng tái sinh chồi từ phôi soma


Chất ĐHST
Các
CTTN
T1
T2
T3
T4
B1
B2
B3
B4

TDZ
(mg/l)
0,1
0,2
0,3
0,4
-

Tổng
Số
số
mẫu
BAP
mẫu
tái
(mg/l)
TN sinh tb

1
1,5
2
2,5

13

Tỷ lệ
mẫu tái
sinh(%)

Số
chồi
tb/
mẫu

chồi
hữu
hiệu

Đặc
điểm
chồi


2.4.3.2. Phương pháp tái sinh chồi Tỏi trực tiếp từ lát cắt mỏng
Đế củ đƣợc cắt thành những lát mỏng kích thƣớc khoảng 0,5 mm sau đó
đặt vào mơi trƣờng dinh dƣỡng (MS có bổ sung thêm các chất điều hòa sinh
trƣởng khác nhau TDZ nồng độ từ 0,3-0,4 mg/l, BAP nồng độ từ 0,5-2 mg/l kết
hợp với 0,2 mg/l 2,4-D có nồng độ). Quan sát trong vịng 8 tuần thu kết quả.

Cơng thức thí nghiệm và số liệu thu thập đƣợc thể hiện theo mẫu bảng 2.5:
Bảng 2.5: Bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu ảnh hƣởng của các chất điều hòa
sinh trƣởng tới khả năng tái sinh chồi Tỏi trực tiếp từ lát cắt mỏng

Chất ĐHST
Các
CTTN

TDZ
(mg/l)

BAP
(mg/l)

2,4-D
(mg/l)

S1

-

0,5

0,2

S2

-

1


0,2

S3

-

1,5

0,2

S4

-

2

0,2

S5

0,3

-

0,2

S6

0,4


-

0,2

Tổng
số
mẫu
TN

Số
mẫu
tái
sinh

Tỷ lệ
mẫu tái
sinh(%)

Số
chồi
tb/
mẫu

Đặc
điểm
chồi

2.4.5. Nhân nhanh chồi
Sau khi tạo đƣợc chồi trực tiếp từ lát cắt mỏng, nuôi chồi tới khi đạt tiêu

chuẩn (phát triển 2 lá, chồi cao tầm 3 cm), tách chồi cấy sang mơi trƣờng
khống MS có bổ sung các chất ĐHST BAP nồng độ từ 0,3-0,9 mg/l, Kinetin
nồng độ 0,2 mg/l và NAA nồng độ 0,1 mg/l kết hợp với nhau và quan sát, thu
kết quả sau 2 tuần ni cấy. Cơng thức thí nghiệm và số liệu thu thập đƣợc thể
hiện theo mẫu bảng 2.6:

14


Bảng 2.6: Bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu ảnh hƣởng của các chất điều hòa
sinh trƣởng tới khả năng nhân nhanh chồi Tỏi

Chất ĐHST
Các

BAP

Kinetin

NAA

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

NN1

0,5


0,2

0,1

NN2

0,3

0,2

0,1

NN3

0,7

0,2

0,1

NN4

0,9

0,2

0,1

CTTN


Tổng



Tỷ lệ

số

mẫu

mẫu

đa

chồi

TN

chồi

(%)

tạo đa Sô chồi
tb/ mẫu

Đặc
điểm
chồi


2.4.6. Ra rễ tạo cây hoàn chỉnh
Chồi Tỏi sau khi đƣợc nhân nhanh và nuôi cấy đủ tiêu chuẩn (chồi 2 lá,
cao khoảng 6cm, chồi mập), đƣợc tách riêng và đƣa sang nuôi cấy trong môi
trƣờng ra rễ. Môi trƣờng này có thể là MS khơng (ĐC) hoặc là MS có bổ sung
thêm chất ĐHST thuộc nhóm Auxin đó là NAA với nồng độ thay đổi từ 0,2-0,6
mg/l. Quan sát và thu kết quả sau 2 tuần nuôi cấy. Cơng thức thí nghiệm và số
liệu đƣợc thể hiện trong bảng 2.7:
Bảng 2.7: Bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu ảnh hƣởng của
chất điều hòa sinh trƣởng tới khả năng tạo cây con hồn chỉnh

ĐC

Chất
ĐHST:
NAA
(mg/l)
-

R1

0,2

R2

0,4

R3

0,6


Các
CTTN

Tổng
Chiều
số
Sơ mẫu Tỷ lệ ra Sô rễ tb/
dài tb rễ
mẫu
ra rễ
rễ ( %)
mẫu
( cm)
TN

2.4.7 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
15

Đặc
điểm
rễ


Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Chỉ tiêu thu thập số liệu cho thí nghiệm khử trùng tạo mẫu sạch từ củ
Tỏi một nhánh:
Tỷ lệ mẫu sạch =

x 100%


Tỷ lệ mẫu sạch tái sinh =

x 100%

- Chỉ tiêu thu thập số liệu cho thí nghiệm tạo mơ sẹo từ lát cắt mỏng
Tỷ lệ mẫu tạo mô sẹo =

x 100%

Đặc điểm của mô sẹo: màu sắc, tạo mô sẹo một phần hay tồn phần, hình
dạng
- Chỉ tiêu thu thập số liệu cho thí nghiệm hình thành phơi từ mơ sẹo
Tỷ lệ mẫu hình thành phơi soma =

x 100%

- Chỉ tiêu thu thập số liệu cho thí nghiệm tái sinh chồi từ phôi soma
Tỷ lệ mẫu tái sinh chồi =

x 100%

Số chồi tb/mẫu =
Đặc điểm của chồi: màu sắc, độ mập, độ mọng nƣớc, chiề cao, hình dạng.
- Chỉ tiêu thu thập số liệu cho thí nghiêm tái sinh chồi trực tiếp từ lát cắt
mỏng:
Tỷ lệ mẫu tái sinh =

x 100%

Số chồi tb/mẫu =

Đặc điểm của chồi tái sinh: chiều cao, hình dạng, độ mập, màu sắc.
- Chỉ tiêu thu thập số liệu cho thí nghiệm nhân nhanh chồi đƣợc tái sinh
trực tiếp từ lát mỏng:
Tỷ lệ mẫu đa chồi =

× 100%

Đặc điểm của mẫu tạo đa chồi: số chồi/mẫu; kích thƣớc chồi và độ khỏe
của chồi, màu sắc
- Chỉ tiêu thu thập số liệu cho thí nghiệm tạo cây Tỏi một nhánh hoàn
chỉnh:
16


Tỷ lệ ra rễ =

× 100

Đặc điểm của rễ: chiều dài rễ, số rễ/chồi, độ mập của rễ
Phƣơng pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập, số liệu đƣợc xử lý trên máy tính với phần mềm SPSS.

17


PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả tạo mẫu sạch
Quy trình nhân giống in vitro với bất kỳ đối tƣợng nào cũng đều phải trải
qua giai đoạn tạo mẫu sạch. Đây là bƣớc đầu tiên và rất quan trọng để tạo nguồn
mẫu sạch, khỏe mạnh cho các giai đoạn tiếp theo của quy trình nhân giống.

Với mỗi đối tƣợng khác nhau thì hóa chất sử dụng để khử trùng và thời
gian khử trùng cũng khác nhau để có đƣợc tỷ lệ mẫu sạch và tỷ lệ mẫu nảy mầm
cao nhất. Kết quả thu đƣợc thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Khả năng tạo mẫu sạch nảy mầm của cây Tỏi một nhánh

Tổng số
mẫu NC

Số mẫu
sạch tb

90

29

Tỷ lệ
mẫu
sạch
(%)
96,67

29

Tỷ lệ
nảy
mầm
(%)
96,67

Đặc

điểm
của cây
mầm
+++

CT1

Thời
gian khử
trùng
(phút)
5

CT2

7

90

29,33

97,78

29,33

97,78

++

CT3


9

90

29,33

97,78

29,33

97,78

++

Công
thức
TN

Sig

Số mẫu
nảy
mầm tb

0,864

Ghi chú : +++: chồi mập, dài, mọc nhanh: ++: chồi mập, ngắn, mọc chậm

Tỷ lệ mẫu sạch (%)

%

97,78
97,8
97,6
97,4
97,2
97
96,8
96,6
96,4
96,2
96

97,78

96,67

CT1

CT2

CT3

Axis Title
Tỷ lệ mẫu sạch (%)

Hình 3.1: Tỷ lệ mẫu sạch và tỷ lệ mẫu nảy mầm của mẫu Tỏi
trong các công thức khử trùng khác nhau


18


×