Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Thiết kế máy ép lề tự động cho nhà máy bao bì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 51 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA CƠ ĐIỆN VÀ CƠNG TRÌNH
-------------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ MÁY ÉP LỀ TỰ ĐỘNG CHO NHÀ MÁY BAO BÌ
NGÀNH

: CƠ ĐIỆN TỬ

MÃ SỐ

: 108

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Hoàng Sơn

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Tá Dũng

Mã sinh viên

: 1351082082

Lớp

: 58 - CĐT

Khóa học



: 2013 - 2017

Hà Nội, 2017


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nền sản xuất thế giới trong những năm gần đây được đặc trưng bởi cường độ
cao của các quá trình sản xuất vật chất. Chất lượng và hiệu quả của các quá trình sản
xuất phụ thuộc vào rất nhiều trình độ kỹ thuật của công nghiệp chế tạo máy.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, cơng nghiệp chế tạo máy cần khơng
ngừng hồn thiện và nâng cao trình độ kỹ thuật của các quá trình sản xuất. Điều khiển
tự động và tự động hóa là một trong những phương hướng phát triển chủ yếu của công
nghiệp chế tạo máy. Tự động hoá và điều khiển tự động cho phép sử dụng tối đa các
tiềm năng sẵn có, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với các trang thiết bị gia cơng cơ
khí. Việc ứng dụng thành cơng các thành tựu của lý thuyết điều khiển tối ưu, công
nghệ thông tin, cơng nghệ máy tính, cơng nghệ điện điện tử và các lĩnh vực khoa học
kỹ thuật khác trong những năm ngần đây đã đẫn đến sự ra đời và phát triển thiết bị
điều khiển logic khả lập trình (PLC).
Xuất phát từ thực tế đó và nhận thức được tầm quan trọng của nên qua quá trình
nghiên cứu cơ sở lý luận cùng với thời gian thực tập tại Công ty cổ phần bao bì Tân
Hưng em đã lựa chọn đề tài “Thiết kế máy ép lề tự động trong nhà máy bao bì” để
hồn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu về thiết kế náy ép lề tự động trong nhà máy bao bì của Cơng ty cổ
phần bao bì Tân Hưng.
Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu cơ chế hoạt động của phần cơ khí và tủ điện điều khiển của máy

ép lề tự động.
- Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện máy ép lề tự động trong nhà máy
bao bì của Cơng ty cổ phần bao bì Tân Hưng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Thiết kế máy ép lề tự động trong nhà máy bao bì của Cơng ty cổ phần bao bì
Tân Hưng.


- Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tại: Công ty cổ phần bao bì Tân Hưng
Địa chỉ: Thơn Ngọc Lặc, Xã Ngọc Sơn, Huyện Tứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, hình ảnh
+ Nghiên cứu và kế thừa có chọn lọc các tài liệu liên quan từ các giáo trình,
khóa luận tốt nghiệp khóa trước.
+ Phương pháp khảo sát thực tế, quy trình làm việc của phân xưởng tại Cơng ty.
- Phương pháp xử lý số liệu, hình ảnh
+ Phương pháp thống kê, thực hành và tính các chỉ tiêu có liên quan.
+ Phương pháp lấy hình ảnh thực tế tại phân xưởng tìm hiểu nguyên nhân và đề
ra các giải pháp.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, sơ đồ và tài liệu tham
khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương 2. Nggiên cứu cơ chế hoạt động và thiết kế sơ bộ phần cơ khí cho máy ép lề
tự động
Chương 3. Thiết kế tủ điện điều khiển và phần mềm điều khiển cho PLC
Nhận xét và kết luận
Sinh viên thực hiện đề tài


Nguễn Tá Dũng


NHẬN XÉT
(Của giảng viên hƣớng dẫn)

………………………………………………………………………………...............................
.......................................................................................................................................................
........................................................……………………………………………………………
…………………...........................................................................................................................
...................................................................................................................………………………
………………………………………………………...................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
(Chữ ký, họ tên)

TS.Hoàng Sơn


NHẬN XÉT
(Của giảng viên phản biện)

……………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………...........................................................

GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
(Chữ ký, họ tên)


MỤC LỤC
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................................. .1
1.1 Tính thực tiễn của đề tài........................................................................................1
1.1.1 Địa điểm nghiên cứu..............................................................................................1
1.1.2 Phân tích nhu cầu của nhà máy.............................................................................1
a) Giới thiệu về dây truyền cơng nghệ bao bì giấy..........................................................1
b) Lý do chọn đề tài.........................................................................................................3
1.2 Nội dung nghiên cứu.................................................................................................4
1.2.1 Chức năng của máy ép lề........................................................................................4
1.2.2 Nguyên lý hoạt động ............................................................................................. 5
1.2.3 Chức năng của PLC trong bộ điều khiển............................................................... 5
1.2.3 Hệ thống điều khiển............................................................................................... 5
Chƣơng 2. NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG VÀ THIẾT KẾ SƠ BỘ
PHẦN CƠ KHÍ CHO MÁY ÉP LỀ TỰ ĐỘNG ........................................................ 6
2.1 Nghiên cứu cơ chế hoạt động của máy ép lề tự động ...........................................6
2.1.1 Hình dáng và cấu tạo ............................................................................................. 6
2.1.2 Cơ chế hoạt động của máy ép lề tự động .............................................................. 9
2.2 Thiết kế sơ bộ phần cơ khí máy ép lề tự động ....................................................11

2.2.1 Giới thiệu phần mềm thiết kế .............................................................................. 11
2.2.2 Bản vẽ tổng thể máy ép lề ................................................................................... 11
2.2.3 Hình ảnh 3D mô phỏng máy ............................................................................... 16
2.3 Thiết kế mặt bằng cho máy ép lề tự động ........................................................... 18
Chƣơng 3. THIẾT KẾ TỦ ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN VÀ PHẦN MỀM ĐIỀU KHIỂN
CHO PLC .................................................................................................................... 19
3.1. Thiết kế tủ điện điều khiển .................................................................................19
3.1.1 Sơ đồ mạch điện .................................................................................................. 19
3.1.2 .Thiết bị cho tủ điện điều khiển ........................................................................... 22
3.1.3 Các cảm biến được sử dụng................................................................................. 28
3.2. Phần mềm cho PLC của máy ép lề tự động .......................................................29


3.2.1 Giới thiệu về phần mềm lập trình ........................................................................ 29
3.2.2 Lưu đồ thuật tốn ................................................................................................. 29
3.2.3 Giải thích kí hiệu trong chương trình điều khiển máy ép lề tự động.................30
3.2.4 Chương trình Lader trên phần mềm WPLsoft ................................................... 33
KẾT LUẬN ................................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ

Hình 1.1: giấy cuộn chƣa qua sơ chế...................................................

1

Hình 1.2: Lơ sấy..................................................................................

2


Hình 1.3: Máy tạo sóng.......................................................................

2

Hình 1.4: Máy ghép lớp......................................................................

2

Hình 1.5: Máy phân khổ......................................................................

3

Hình 1.6: Giấy đƣợc ép thành khối lớn...............................................

4

Hình 1.7:: Sơ đồ hoạt động của máy...................................................

5

Hình 2.1: Máy ép lề tự động................................................................

6

Hình 2.2: thùng dầu và hệ thống bơm thủy lực.................................

6

Hình 2.3: Bàn ép..................................................................................


7

Hình 2.4: Xi lanh điều chỉnh độ chặt của giấy và ngàm....................

7

Hình 2.5: Cuộn dây thép buộc.............................................................

8

Hình 2.6: Hộp xỏ dây...........................................................................

8

Hình 2.7: Cơ cấu truyền của hộp buộc...............................................

9

Hình 2.8: Dao cắt dây, móc buộc dây..................................................

9

Hình 2.9: Cách đi dây qua con lăn trong khâu buộc.........................

10

Hình 2.10: Hoạt động của càng xỏ dây................................................

10


Hình 2.11: Dây đƣợc buộc hồn chỉnh................................................

10

Hình 2.12: Giao diện phần mềm inventer 2013................................... 11
Hình 2.13: Bản vẽ tổng thể máy ép lề tự động....................................

12

Hình 2.14: Bản vẽ bàn ép và xilanh.....................................................

13

Hình 2.15: Bản vẽ hộp càng xỏ...........................................................

14

Hình 2.16: Bản vẽ hộp buộc dây.........................................................

15

Hình 2.17: Hinh ảnh mơ phỏng 3D máy ép lề tự động.....................

18

Hình 2.18: Mặt bằng máy ép lề tự động..............................................

18


Hình 3.1: Sơ đồ mạch lực của máy ép lề.............................................

19

Hình 3.2: Sơ đồ điện các van điều khiển............................................

20

Hình 3.3: Sơ đồ đầu vào/ ra của PLC..................................................

21

Hình 3.4: Sơ đồ bố trí thiết bị trong tủ điện.......................................

25

Hình 3.5: Tủ điện điều khiển máy ép lề tự động.................................

26

Hình 3.6: Sơ đồ bố trí nút ấn trên bảng điều khiển..........................

27


Hình 3.7: Sơ đồ đi dây bảng điều khiển..............................................

27

Hình 3.8: Giao diện của phần mềm WPLSoft..................................... 29

Hình 3.9: Lƣu đồ thuật toán điều khiển máy ép lề tự động..............

30

Bảng 2.1 Các chi tiết mô phỏng 3D.............................................. 16
Bảng 3.1 Thiết bị đƣợc sử dụng trong lắp đặt tủ điện............... 22
Bảng 3.2 Các cảm biến sử dụng cho máy.................................... 28
Bảng 3.3 Chú thích kí hiệu Lader trên phần mềm WPLsoft....

32


Chƣơng 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.1.1 Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại công ty cổ phần bao
bì Tân Hưng
Địa chỉ: Thơn Ngọc Lặc, Xã Ngọc Sơn, Huyện Tứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương
Nghành nghề chính của công ty: Sản xuất giấy, các sản phẩm bao bì giấy
phục vụ cho nghành cơng nghiệp và tiêu dùng (giấy Kraft, giấy vệ sinh, khăn ăn,
giấy gói, bao bì carton 2,3,5,7 lớp, bao bì Duplex).
1.1.2 Phân tích nhu cầu của nhà máy
a) Giới thiệu về dây truyền công nghệ bao bì giấy
Giấy bìa nguyên liệu được nhập trực tiếp từ các nhà máy sản xuất giấy,
được đóng thành từng cuộn lớn. Tùy thuộc vào nhu cầu đơn hàng mà giấy bìa có
độ dày cũng như độ nhám bề mặt khác nhau. Tiếp theo là tới khâu làm sóng,
ghép lớp, phân khổ, in và đóng gói.

Hình 1.1: Giấy cuộn chưa qua sơ chế

Giấy cuộn được đưa tới các máy càng (máy dùng để cố định và trải giấy
lên thảm truyền). Từ máy càng, giấy cuộn được kéo ra tới các lơ sấy. Lơ sấy có

1


nhiệm vụ làm mềm và trải phẳng giấy bằng nhiệt độ được lấy từ lò hơi qua ống
dẫn hơi. Sau khi giấy được là phẳng và làm mềm, giấy tiếp tục tới máy sóng.
Mục đích của việc làm sóng là để tạo độ cứng cho tấm bìa cũng như là lớp bảo
vệ sản phẩm phía trong hộp giấy. Trong máy tạo sóng có một hệ thống bao gồm
bước làm nóng, bước tạo sóng cho giấy. Giấy đi qua 2 quả lơ có các rãnh nhỏ ăn
khớp với nhau tạo ra các gợn sóng liên tiếp. Giấy sóng sẽ được chuyển tới máy
ghép lớp.

Hình 1.2: Lơ sấy

Hình 1.3: Máy tạo sóng

Tiếp tục với khâu ghép lớp. Máy ghép lớp sẽ nhận nhiệm vụ dán giấy lên
2 phía của giấy đã tạo sóng. Có 2 cặp lơ và càng ở 2 bên máy ghép lớp chuyển
giấy đã qua sấy vào máy. Máy ghép lớp phủ keo lên 2 bề mặt giấy sóngvà ép 3
phần lại với nhau rồi sấy khô tạo ra giấy bìa carton. Sau đó tới khâu phân khổ.

Hình 1.4: Máy ghép lớp
2


Tại khâu phân khổ giấy bìa sẽ được cắt thành tấm có kích thước được lập
trình theo đơn hàng. Sau đó giấy bìa carton được cắt bằng máy nề với hình của
hộp giấy trải ra dạng 2D. Phoi giấy tại khâu này được tạo ra rất nhiều.


Hình 1.5: Máy phân khổ
Các phôi hộp sẽ chuyển tới các máy in màu để in nhãn mác. Máy in ngoài
nhiệm vụ in màu khối cịn là nơi tinh chỉnh kích thước. Phoi giấy được xả ra
trong q trình cắt.Có 3 dạng máy in được sử dụng phổ biến ở các nhà máy bao
bì bao gồm: máy in 3 màu, máy in 6 màu, máy in tinh xảo.
Phôi hộp được chuyển đến khâu dán và đóng gói. Tại đây người cơng
nhân có nhiệm vụ nối 2 đầu của hộp carton lại bằng ghim hoặc keo dán. Đối với
các hộp có kích thước lớn phải dùng máy ghim để nối, đối với các loại hộp nhỏ
thì cần dùng máy dán keo. Hộp được ép dẹt và đóng gói đưa vào kho chờ ngày
giao hàng.
b) Lý do chọn đề tài
Quá trình sản xuất hộp bìa carton tạo ra nhiều chất thải trong đó có phoi
giấy (giấy vụn được xả ra trong khâu phân khổ và in ấn). Phoi giấy được tập hợp
lại và vận chuyển đến nhà máy giấy để tái chế. Việc tái chế sẽ giúp bảo vệ môi
3


trường cũng như giảm chi phí mua giấy cuộn. Việc tái chế này yêu cầu đến nhân
lực, phương tiện vận chuyển và cách thức đóng gói. Vấn đề đặt ra là làm thế nào
để vận chuyển được khối lượng giấy nhiều nhất có thể trong 1 chuyển vận
chuyển phoi giấy.
Giải pháp đó là ép phoi giất thành khối với áp suất lớn, giảm kích thước
và tăng khối lượng giấy. Máy ép lề ra đời để đáp ứng vấn đề trên song hiệu quả
còn chưa cao do vẫn còn thiếu yếu tố tự động hóa.
Vì vậy đề tài thiết kế máy ép lề tự động cho nhà máy bao bì sẽ cải tiến
phần điều khiển cho máy, tăng hiệu năng và thuận tiện sử dụng.
1.2. Nội dung nghiên cứu
1.2.1 Chức năng của máy ép lề
Máy ép lề có chức năng đóng gói giấy phế liệu thành khối có kích thước

lớn. Việc đóng gói này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cũng như thời
gian vận chuyển.

Hình 1.6: Giấy được ép thành khối lớn

4


1.2.2 Nguyên lý hoạt động
Máy ép lề sử dụng lực ép sinh ra từ xilanh thủy lực ép chặt phoi giấy
thành khối dười áp lực rất lớn. Người công nhân phải thu gom phoi giấy ở các
máy vào bỏ vào buồng ép, sau đó bấm nút để điều khiển máy làm việc. PLC với
chương trình có các thuật tốn điều khiển sẽ tự động đóng mở động cơ và các
van thủy lực. Người công nhân chỉ phải vận chuyển khối giấy được ép lên xe.
1.2.3 Chức năng của PLC trong bộ điều khiển.
Để làm được các thao tác với trình tự logic theo nguyên lý làm việc của
máy, một PLC có chương trình được nạp vào với các thuật tốn điều khiển các
khởi động từ, relay điều khiển và van thủy lực. Chương trình này sẽ vận hành
máy tuần tự theo các bước từ ép giấy cho tới khâu buộc dây.
1.2.3 Hệ thống điều khiển
Phần cứng
- Tủ điện dùng điện 3 pha với Atomat 3 pha.
- Khởi động từ cho bơm thủy lực
- Các relay điều khiển van phân phối của hệ thống thủy lực
- PLC được cấp nguồn từ biến áp 24V
- Các thành phần được nối với nhau bởi dây điện được đi trong máng
nhựa bảo vệ.
Phần mềm
Chương trình được viết bởi phần mềm lập trình cho PLC là WPLsoft. Sau đó
được nạp vào PLC và điều khiển máy ép lề theo các bước sau:

Khởi động bơm

Chu trình ép

Chu trình buộc

lặp lại

kết thúc khối

Hình 1.7: Sơ đồ hoạt động của máy
5


CHƢƠNG 2
NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG VÀ THIẾT KẾ SƠ BỘ PHẦN CƠ
KHÍ CHO MÁY ÉP LỀ TỰ ĐỘNG
2.1 Nghiên cứu cơ chế hoạt động của máy ép lề tự động
2.1.1 Hình dáng và cấu tạo

Hình 2.1: Máy ép lề tự động
Máy có cấu trúc nằm ngang, có ống dẫn phoi vào buồng máy, bàn ép cùng
hệ thống thủy lực, hệ thống buộc dây...
a) Hệ thống ép thủy lực
Thùng dầu và hệ thống bơm thủy lực

Hình 2.2: thùng dầu và hệ thống bơm thủy lực

6



Hệ thống bơm bao gồm 1 bơm lưu lượng và 1 bơm áp lực kèm theo các
van điều khiển dầu lưu thơng.
- Bơm lưu lượng là bơm có nhiệm vụ bơm nhanh dầu vào piston trong quá
trình ép.
- Bơm áp lực được dùng trong trường hợp cần gia tăng áp lực để ép chặt
quả giấy hoặc cắt đứt giấy tại cửa buồng ép.
- Van an tồn có nhiệm vụ bảo vệ hệ thống khi quá áp khi bơm tránh sự cố.
Bàn ép
Bàn ép có khe rãnh ở phần đầu cho phép thanh xỏ đi qua để luồn dây
buộc. Trên góc trên có răng cưa để cắt giấy khi ép.

Hình 2.3: Bàn ép
Xilanh điều chỉnh độ chặt của giấy

Hình 2.4: Xi lanh điều chỉnh độ chặt của giấy và ngàm

7


- Xilanh tác động lên sàn trên và 2 cửa ép 2 bên tạo ra lực ma sát tăng lực
ép chặt lên quả giấy.
- Xilanh này chỉ có 1 đường dầu vào, phản lực từ quả giấy tác động lại sẽ
đẩy dầu quay ngược về thùng.
b) Hệ thống buộc dây
Cuộn dây

Hình 2.5: Cuộn dây thép buộc
Cuộn dây được cấu tạo đơn giàn, dễ dàng thay thế khi hết dây bằng cách
tháo chốt ở đầu trục.

Hộp xỏ dây

Hình 2.6: Hộp xỏ dây

8


Thanh xỏ trong hộp xỏ dây được dẫn động từ bơm thủy lực thơng qua các
nhau và xích. 2 đầu của đoạn dịch chuyển có 2 cơng tắc hành trình cung cấp tín
hiệu điều khiển cho PLC và ngăn việc thanh xỏ va đập vào thành hộp.
Cơ cấu buộc dây

Hình 2.7: Cơ cấu truyền hộp buộc

Hình 2.8: Dao cắt dây, móc buộc dây

Cơ cấu buộc dây được điều khiển hồn tồn bằng các van phân phối dầu
từ bơm. Trong đó cơ cấu buộc được truyền động từ bơm thủy lực, cơ cấu cắt
truyền động bởi piston thủy lực.
2.1.2 Cơ chế hoạt động của máy ép lề tự động
a) Cơ chế hoạt động cơ khí
Tồn bộ hoạt động của máy đều dùng hệ thống thủy lực bao gồm khâu ép
và khâu buộc dây. Trong đó khâu buộc dây cần nhiều cử động phức tạp nhất.
Đầu tiên dây được cuộn lại thành cuộn và kéo dây theo chiều của con lắn.

9


Hình 2.9: Cách đi dây qua con lăn trong khâu buộc
Khi khối giấy đạt đủ chiều dài, máy tự động chuyển sang cơ chế buộc.

Đầu tiên càng xỏ sẽ kéo dây từ một bên của máy sang phía bên kia.

Hình 2.10: Hoạt động của càng xỏ dây
Dao sẽ cắt dây, các móc có nhiệm vụ xoắn chặt 2 đầu dây lại với nhau tạo
thành nút buộc chặt khối giấy ép, động thời tạo vòng dây mới cho khối giấy sắp ép.

Hình 2.11: Dây được buộc hồn chỉnh
b) Cơ chế hoạt động của bộ điều khiển
Máy ép lề được thiết kế về cơng suất ép cũng như tích hợp hộp buộc tự
động. Hệ thống làm việc được truyền lực hoàn toàn bằng thủy lực, từ khâu ép
cho đến buộc dây. PLC sẽ điều khiển vị trí của các van phân phối điều khiển
đóng mở dầu theo thứ tự trong chương trình. Các cơng đoạn được tự động hóa
nhờ chương trình được tích hợp sẵn trong PLC. Máy sẽ tự động nhận biết lượng
10


giấy đưa vào và thực hiện quá trình ép, sau đó chuyển sang q trình buộc dây
khi đủ độ dài. Các tín hiệu đầu vào của PLC từ các cảm biến cung cấp thơng tin
để thực hiện thuật tốn điều khiển. Độ dài quả giấy được đếm thông qua cảm
biến cũng như số lượng quả giấy được thể hiện trên màn hình hiển thị. Các
thơng số này đều có thể cài đặt dễ dàng trên màn hình bởi các ơ chọn để điền giá
trị số đếm.
2.2 Thiết kế sơ bộ phần cơ khí máy ép lề tự động
2.2.1 Giới thiệu phần mềm thiết kế
Trong quá trình thiết kế, phần mềm được sử dụng chủ yếu là Auto Cad để
thiết kế gia cơng cơ khí các chi tiết máy.
Phần mềm Inventor được sử dụng trong việc vẽ mô phỏng 3D máy ép lề, tạo
ra cái nhìn trực quan chính xác hình dáng cũng như cơ chế hoạt động của máy.

Hình 2.12: Giao diện phần mềm inventer 2013


2.2.2 Bản vẽ máy ép lề trên AutoCAD

11


12

Duyet

Thiet ke
6528
5522

4820

Hình 2.13: Bản vẽ tổng thể máy ép lề tự động

TL:

date

Vat lieu

so luong


Hình 2.14 Bản vẽ bàn ép và xilanh

13


96

195

15

Ø61

45

120

205

30

500

135

420

Ø225

800

60

125


1600

170*150*12

522

400

690

416

170*150*12

60

125

Duyet

Thiet ke

TL:
date

Vat lieu
so luong

BAN VE BAN EP CHINH



Hình 2.15 Bản vẽ hộp càng xỏ

14

825

1600

bi 6905

Duyet

Nguyen Ta Dung

DH Lam Nghiep

Thiet ke

TL:
date

Vat lieu
so luong

BAN VE HOP CANG XO


Hình 2.16 Bản vẽ hộp buộc dây


15

840

Duyet

Thiet ke

475

DH Lam Nghiep

Nguyen Ta Dung

bi 6004

TL:
date

so luong

BAN VE HOP BUOC DAY
Vat lieu

bi 6007

bi 6007

bi 6007



2.2.3 Hình ảnh 3D mơ phỏng máy
Bảng 2.1: Các chi tiết mơ phỏng 3D
Hình ảnh

Tên chi tiết

Bàn ép

Xilanh chính

Mặt bên, lô cuốn
dây

Mặt trên, thùng
dầu,tủ điện, silo

16


×