Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Thiết kế máy phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây lâm nghiệp tại trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.02 KB, 61 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 2 tháng thực tập tốt nghiệp với tinh thần khẩn trương và nghiêm
túc, đến nay tôi đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp: “Thiết kế máy phun thuốc
bảo vệ thực vật cho cây lâm nghiệp tại trung tâm nghiên cứu ứng dụng
khoa học công nghệ lâm nghiệp Thanh Hóa”.
Trong q trình thực hiện tốt nghiệp, được sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo trong bộ môn Kỹ thuật cơ khí, đặc biệt là sự chỉ bảo tận tình của thầy
giáo hướng dẫn TS. Lê Văn Thái, cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân và
sự giúp đỡ của bạn bè đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp đúng thời
gian quy định. Nhân dịp này cho tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới các thầy cơ
và bạn bè vì sự giúp đỡ q báu đó.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Xn Mai, ngày 28 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Hồ Văn Chung


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 3
1.1. Tình hình sản xuất và thực trạng sâu bệnh phá hoại cây lâm nghiệp nước ta... 3
1.1.1. Tình hình trữ lượng rừng ở nước ta ........................................................ 3
1.1.2.Thực trạng sâu bệnh phá hoại cây lâm nghiệp ......................................... 4
1.2. Tổng quan về vấn đề bảo vệ thực vật cây lâm nghiệp ........................................ 5
1.2.1. Thuốc bảo vệ thực vật cây lâm nghiệp ................................................... 5
1.2.2. Công nghệ bảo vệ thực vật cho cây lâm nghiệp ..................................... 7


1.2.3. Thiết bị bảo vệ thực vật cho cây lâm nghiệp ........................................ 11
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài...................................................................................20
1.4. Nội dung nghiên cứu đề tài ..................................................................................20
1.5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi áp dụng đề tài ..............................................20
1.6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ....................................................................20
Chƣơng 2. ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN THIẾT KẾ ........ 21
2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm nghiên cứu, ứng
dụng khoa học công nghệ Lâm Nghiệp Thanh Hóa .................................................21
2.2. Lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật ............................................................... 22
2.3. Lựa chọn nguyên tắc làm việc của máy .............................................................23
2.4.1. Phương án 1: Máy phun thuốc bảo vệ thực vật lắp trên xe đẩy............ 23
2.4.2. Phương án 2: Máy phun thuốc bảo vệ thực vật lắp sau máy kéo ......... 24
2.3.4. Ưu, nhược điểm của các phương án...................................................... 26
2.3.5. Tiêu chí lựa chọn phương án................................................................. 26
2.3.6.Kết luận lựa chọn phương án thiết kế .................................................... 26
Chƣơng 3. TÍNH TỐN THIẾT KẾ KỸ THUẬT .................................... 27
3.1. Tính tốn thiết kế hệ thống ống dẫn vòi phun....................................................27


3.1.1. Chọn đường ống .................................................................................... 27
3.1.2. Tính tổn thất trên ống dẫn ..................................................................... 29
3.2. Tính tốn thiết kế quạt gió ...................................................................................32
3.2.1. Xác định một số thơng số của quạt gió ................................................. 32
3.2.2. Tính tốn một số kích thước chính của quạt gió ................................... 36
3.3. Thiết kế thùng chứa ..............................................................................................37
3.4. Tính toán thiết kế bộ phận trộn............................................................................38
3.4.1. Lựa chọn bộ phận khuấy ....................................................................... 38
3.4.2. Tính tốn bộ phận trộn .......................................................................... 39
3.5. Lựa chọn nguồn động lực ....................................................................................41
3.6. Thiết kế hệ thống dẫn động..................................................................................42

3.6.1. Sơ đồ nguyên lý hoạt động.................................................................... 42
3.6.2. Hệ dẫn động cho quạt gió ..................................................................... 44
3.6.3. Hệ thống dẫn động cho bộ phận khuấy ................................................. 48
Chƣơng 4. SƠ BỘ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ ............................. 52
4.1. Năng suất ...............................................................................................................52
4.2. Sơ bộ hoạch toán giá thành ..................................................................................53
4.3. Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế...........................................................................54
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


ĐẶT VẤN ĐỀ
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng – lâm nghiệp là một chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo công ăn
việc làm, tăng thu nhập cho người dân tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các
vấn đề chính trị - xã hội của đất nước. Từ đại hội Đảng lần thứ III, Đảng ta
luôn coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm, Đảng ta đã xác
định thực chất của cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là “Quyết tâm thực hiện
cách mạng kỹ thuật thực hiện phân công mới về lao động xã hội là q trình
tích lũy xã hội chủ nghĩa để không ngừng thực hiện tái sản xuất mở rộng”.
Tiếp theo, tại đại hội Đảng lần thứ VIII cũng đã xác định phải đặc biệt coi
trọng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng – lâm nghiệp và nơng thơn. Trong
những năm gần đây nhờ có đổi mới nơng – lâm nghiệp nước ta đã đạt được
những thành tựu đáng khích lệ. Tuy vậy, nông – lâm nghiệp hiện nay vấn
đang đứng trước những thách thức to lớn, vấn đề về chăm sóc, bảo vệ, sản
xuất và thu hoạch chưa đạt được năng suất cao, đặc biệt là ngành lâm nghiệp.
Việt Nam là nước có diện tích rừng rộng lớn, chiếm hơn 2/3 lãnh thổ là đồi
núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng
cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú
về các lồi sinh vật. [1]Tính đến ngày 31/12/2009 Việt Nam có 13.258.843 ha

đất có rừng, nhiều hơn 140.070 ha so với năm 2008, trong đó diện tích rừng
tự nhiên là 10.339.305 ha và rừng trồng là 2.919.538 ha, độ che phủ rừng toàn
quốc năm 2009 là 39,1%; tăng 0,4% so với năm trước, sự thay đổi trên chủ
yếu là do diện tích rừng trồng tăng. Năm 2009, nước ta trồng mới được
359.409 ha rừng, trong đó có 7.599 ha rừng đặc dụng, 70.826 ha rừng phòng
hộ, 267.597 ha rừng sản xuất và 13.387 ha loại rừng khác. Tuy diện tích rừng
có tăng nhưng chất lượng rừng chưa cao do dịch bệnh, côn trùng gây ra. Hàng
năm, dịch sâu bệnh hại rừng trồng đã gây nên những tổn thất lớn không
những làm giảm chất lượng rừng, làm chết cây ước tính thiệt hại nhiều tỷ
đồng mà cịn làm suy thối mơi trường. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa
1


X kỳ họp thứ hai ngày 5/12/1997, vấn đề sâu bệnh hại rừng là vấn đề sinh
học. Rừng càng được trồng trên quy mô lớn là những điều kiện thuận lợi về
thức ăn cho sâu bệnh phát sinh và phát triển, tần suất dịch sẽ cao, hậu quả khó
có thể lường trước được. Ví dụ như trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (huyện Đình
Lập) đã xảy ra hiện tượng sâu róm ăn trụi lá thơng, có nguy cơ chết cây, chỉ
tính 20 ngày đầu tháng 9 năm 1999 đã có tới 450 ha rừng thơng bị thiệt hại,
trong đó có khoảng 165 ha rừng bị sâu róm phá hoại nặng nề. Mật độ sâu là
411 con trên một cây. Đây là đợt dịch bệnh lớn nhất từ trước tới nay, hiện nay
Đình Lập vẫn chưa có biện pháp nào để khoanh vùng và ngăn chặn bởi kinh
phí và phương tiện phun thuốc trừ sâu gần như khơng có
Từ thực trạnh trên để đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó, được sự đồng ý của
Khoa Cơ điện cơng trình, sự hướng dẫn của thầy TS. Lê Văn Thái, tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Thiết kế máy phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây
lâm nghiệp tại trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học cơng nghệ lâm
nghiệp Thanh Hóa”

2



Chƣơng 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình sản xuất và thực trạng sâu bệnh phá hoại cây lâm nghiệp
nƣớc ta
1.1.1. Tình hình trữ lượng rừng ở nước ta
Việt Nam là nước có diện tích rừng lớn. Từ năm 1995, diện tích rừng
Việt Nam đã khơng ngừng tăng lên, đến năm 2009, độ che phủ đạt 39,1%;
nhiều khu rừng phòng hộ và đặc dụng trong cả nước đã được thiết lập trên cơ
sở quy hoạch chung của quốc gia đã giúp cho việc bảo vệ có hiệu quả rừng
đầu nguồn, bảo tồn các hệ sinh thái rừng, các lồi thực vật, động vât rừng đó
là kết quả của những chính sách đúng đắn của Nhà nước cho bảo vệ và phát
triển rừng. Theo Tổng Cục Thống Kê, sản xuất lâm nghiệp trong chín tháng
năm 2011 bị ảnh hưởng bởi thời tiết rét đậm kéo dài tại thời điểm đầu năm ở
các tỉnh phía Bắc và khơ hạn tại khu vực miền Trung nên tiến độ trồng rừng
chậm so với năm trước. Diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước chín
tháng ước tính đạt 151,5 nghìn ha, bằng 92,4% cùng kỳ năm 2010; số cây lâm
nghiệp trồng phân tán đạt 163,6 triệu cây, tăng 0,3%; diện tích rừng được
khoanh ni tái sinh đạt 1192 nghìn ha, tăng 1,2%; diện tích rừng được chăm
sóc 448,6 nghìn ha, tăng 1,6%; sản lượng gỗ khai thác đạt 3066 nghìn m 3,
tăng 11,9%; sản lượng củi khai thác 21,5 triệu tấn, tăng 1,4%. Khai thác lâm
sản chín tháng đạt khá, đặc biệt là khai thác gỗ do các địa phương tập trung
khai thác trên diện tích rừng trồng sản xuất đến tuổi cho thu hoạch. Một số
tỉnh có sản lượng gỗ khai thác tăng cao là: Thừa Thiên - Huế 149,8 nghìn m3,
tăng 259,9% so với cùng kỳ năm trước; Quảng Ninh 190 nghìn m3, tăng
181,5%; Đồng Nai 88,3 nghìn m3, tăng 51,8%; Quảng Ngãi 171 nghìn m3,
tăng 10,3%; Tuyên Quang 162,2 nghìn m3, tăng 8%. Thời tiết hạn hán kéo dài
khơng chỉ ảnh hưởng đến tiến độ trồng và chăm sóc rừng mà cịn là một trong

những ngun nhân chính gây ra các vụ cháy rừng ở nhiều địa phương, đặc
3


biệt khu vực Trung Bộ và Nam Bộ. Ngoài ra, tình trạng chặt phá rừng trái
phép để lấy gỗ và lấy đất canh tác vẫn xảy ra ở một số địa phương miền núi
phía Bắc, Tây Ngun và Đơng Nam Bộ. Trong chín tháng năm 2011, cả
nước có 1997 ha rừng bị thiệt hại, trong đó diện tích rừng bị cháy 983 ha; diện
tích rừng bị chặt phá 1014 ha. Một số địa phương có diện tích rừng bị chặt
phá nhiều là: Lâm Đồng 194 ha; Đắk Nông 178 ha; Bình Phước 158 ha; Sơn
La 108 ha; Lai Châu 73 ha.
1.1.2.Thực trạng sâu bệnh phá hoại cây lâm nghiệp
Theo tài liệu trước đây có ghi nhận từ năm 1937 sâu róm thơng đã phá
hoại mạnh trên nhiều ngọn đồi thơng thuộc dãy núi Nham Biển (Yên Dũng –
Bắc Giang). Năm 1940, vùng Tây Bắc bị dịch châu chấu. cào cào tàn phá mọi
cánh đồng lúa làm cho người dân phải đi nơi khác kiếm ăn. Tháng 8/1958 sâu
thông phá hại nghiêm trọng ở Phú Nham, Phú Điền, Sơn Viện thuộc tỉnh
Thanh Hóa, ăn trụi lá thơng khoảng gần 100 ha. Năm 1958 và 1959 ở Bắc
Giang, sâu róm thơng đã hại 160 ha rừng thông đuôi ngựa tại dãy núi Neo,
khu vực bến Đám thuộc huyện Yên Dũng, sâu còn ăn cả cây con mới đem
trồng được 2 năm, làm thiệt hại khá nhiều cho công tác trồng rừng nơi đây.
Từ năm 1959 – 1960 ở Nghệ An đã phát sinh nạn sâu róm thơng rất lớn làm
trụi 515 ha rừng thông lớn. Những năm gần đây các trận dịch sâu xanh ăn lá
bồ đề, ong ăn lá mỡ, sâu đo ăn lá lim, sâu ăn lá muồng đen… thường xảy ra,
ăn trụi hàng nghìn ha rừng. Tháng 11/12 của năm 2007, dịch sâu róm đã lan
đến 985 ha rừng thông tại huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) với mật độ trung
bình từ 100 đến 200 con/cây. Sâu róm lan đến đâu, rừng thơng bị ăn trụi lá
đến đó. Chỉ trong 15 ngày đầu xuất hiện, sâu róm đã làm cho hàng chục ha
rừng thông bị ăn trụi lá. Địa phương bị sâu róm phá hại nhiều rừng thơng nhất
là 2 xã Vân Tùng và Đức Vân. Hơn nữa, sâu già hóa thành bướm bay vào nhà

đẻ trứng gây dị ứng da đối với người dân nơi đây, gây nhiều khó khăn cho
người dân trong sinh hoạt. Dịch sâu róm cũng bắt đầu xuất hiện tại các tiểu
khu 314B, thuộc địa phận xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Theo
4


báo cáo của Ban quản lý rừng phòng hộ Cẩm Xun thì mật độ kén trứng và
bướm trên cây thơng nơi cao nhất đạt 50 con/100 m2, nơi ít từ 5-10 con/100
m2. Theo ước tính, diện tích rừng bị sâu róm tàn phá lên tới hơn 80 ha. Được
biết, đây là đợt dịch thứ 4 trong năm 2006. Trong 3 lần dịch bùng phát trước
đó, Ban Quản lý rừng phịng hộ Cẩm Xun đã gặp rất nhiều khó khăn trong
cơng tác ngăn chặn và dập dịch vì diện tích thơng bị tàn phá lớn trong khi đơn
vị thiếu nhân lực, kinh phí và hóa chất diệt dịch. Nước ta cũng đã từng xảy ra
các loại bệnh dịch nguy hiểm như bệnh khô cành bạch đàn ở Đồng Nai làm
cho 11.000 ha cây bị khô, ở Thừa Thiên Huế 500 ha, ở Quảng Trị trên 50 ha.
Bệnh khô xám thông, bệnh rơm lá thông, bệnh khô ngọn thông, bệnh thối cổ
rễ thơng, bệnh tua mực quế, bệnh sọc tím tre luồng… đã uy hiếp nghiêm
trọng hàng nghìn ha rừng và ảnh hưởng đến sản xuất lâm nghiệp nước ta.
Từ thực trạng sâu bệnh phá hoại cây trồng nêu trên cho thấy tình hình
sâu bệnh đang diễn biến phức tạp và tốc độ lây lan rất nhanh. Hàng năm, dịch
sâu bệnh hại rừng trồng đã gây nên những tổn thất lớn không những làm giảm
chất lượng rừng, làm chết cây ước tính thiệt hại nhiều tỷ đồng mà cịn làm suy
thối mơi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
1.2. Tổng quan về vấn đề bảo vệ thực vật cây lâm nghiệp
1.2.1. Thuốc bảo vệ thực vật cây lâm nghiệp
Hiện tại trên thị trường thuốc bảo vệ thực vật cho cây lâm nghiệp có rất
nhiều loại nhưng được chia thành các nhóm chính sau:
1.2.1.1. Nhóm thuốc diệt nấm vơ cơ
a/. Nước Brođơ (Bordeaux)
Tác dụng của thuốc với việc phòng các bệnh: Thối cổ rễ, mốc sương,

đốm lá, đốm than, mốc xám, rụng lá, lt vơ do vi khuẩn nhưng ít tác dụng
với bệnh phấn trắng, gỉ sắt. Thời gian hữu hiệu 15 ngày. Ngồi ra hồ Borđơ
pha nồng độ đặc và thêm mỡ động vật để phòng trừ các bệnh thân cành.

5


b/. Hợp chất lưu huỳnh – vôi (ISO)
Tác dụng: Bảo vệ và điều trị các bệnh phấn trắng, gỉ sắt, đốm than, loét
thân cành, thảm nhung ở cây vải, rệp, nhện đỏ xoăn lá đào khơng phịng trừ
được bệnh mốc sương.
1.2.1.2. Nhóm thuốc diệt nấm hữu cơ
a/. Zineb: C4H6SZn
Là thuốc bột màu trắng xám, vàng nhạt, mùi hắc. Tác dụng phịng trừ
các bệnh: Khơ lá sa mộc, đốm lá, đốm than trầu, gỉ sắt, rụng lá thông, rụng lá,
khô cành, xoăn lá, thối hoa, thối nhũn.
Nồng độ dùng 0,4 – 0,8%
b/. PCNB (Pentaclorua nitrobengen) C6Cl5NO2
Dạng bột vàng hoặc trắng xám, dùng để xử lý hạt, xử lý đất phòng trừ
bệnh thối cổ rễ, thối gốc. Tác dụng diệt nấm do – NO2, - NH2 hoặc – SH trong
tế bào nấm thay thế bằng nguyên tử Cl mà gây ra độc cho nấm bệnh.
c/. Daconin, Chlorothalomin, TPN: C8N2Cl4
Daconin là tinh thể màu trắng, không mùi, không vị, là dạng thuốc sản
phẩm cơng nghiệp mùi hắc, khơng tan trong nước, ít hịa tan trong chất hữu
cơ, không ổn định trong môi trường kiềm mạnh dẫn đến khơng dùng với ISO.
Dùng phịng ngừa các bệnh hại do nấm gây ra như bệnh rụng lá, phấn trắng,
đốm quả, đốm than (thán thư), thối cổ rễ, khô ngọn.
d/. Formalin, CH2O
Dạng dung dich, mùi hắc, ổ định, bảo quản khơng thích hợp nó sẽ biến
đổi có bột lắng đọng màu trắng làm giảm hiệu quả thuốc. Độc với động vật

máu nóng, dễ bốc hơi.
Tác dụng: Xử lý đất, xử lý hạt, phòng ở và dụng cụ
1.2.1.3. Thuốc diệt nấm nội hấp
Khi sử dụng thuốc hòa tan trong dịch cây, truyền đến các bộ phận để
phòng trừ bệnh. Có những ưu điểm như: Phun lên cây thuốc ngấm vào mơ
biểu bì để tránh được sự phân giải thuốc do mơi trường, kéo dài thời kì hữu
6


hiệu, giảm số lần phun thuốc; có thể dẫn truyền đến các bộ phận chưa có
thuốc; có tác dụng tốt với các bệnh khó phịng trừ như thân, cành, rễ, yêu cầu
về độ đồng đều và phủ kín mặt đốm bệnh khơng cao như các thuốc khác. Ví
dụ: Phun vào lá có thể phịng trừ bệnh hại thân, cành, rễ. Xử lý hạt và đất có
thể phịng trừ bệnh hại lá, thân cành
1.2.1.4. Chất kháng sinh và thuốc diệt nấm bằng cây cỏ
- Cycloheximide C15H15O4N ổn định trong môi trường chua bị phân giải
trong môi trường kiềm. Tác dụng diệt nấm, diệt cỏ, động vật thân mềm. An
toàn với cây nên ở Châu Âu, Mỹ, Nhật hay dùng.
- Streptomyxin: Phòng trừ bệnh loét thân, đốm đen khoai, chổi sể, phấn
trắng cây cao su.
1.2.1.5. Thuốc diệt tuyến trùng
Sử dụng hạt na, hạt củ đậu, lá xoan, cọng và lá cây thuốc lào, thuốc lá
chiết lấy nước phun hoắc tưới để trừ sâu xám, sâu non bọ hung ăn hại rễ cây.
1.2.2. Công nghệ bảo vệ thực vật cho cây lâm nghiệp
Cùng với cây nông nghiệp, rừng trồng hiện đang bị sâu bệnh tấn cơng
ngày càng tăng cả về diện tích, loại dịch hại và tỷ lệ hại. Để bảo vệ và chăm
sóc cho cây rừng được tốt hơn thì việc đưa ra những biện pháp phòng trừ sâu,
bệnh là rất cần thiết. Sau đây là những biện pháp phòng trừ sâu, bệnh cho cây
rừng được áp dụng phổ biến.
1.2.2.1. Các biện pháp phòng trừ bệnh hại cây trồng

a/. Biện pháp kiểm dịch thực vật
Kiểm dịch thực vật là một trong những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn
sự lây lan bệnh hại nguy hiểm từ nơi này đến nơi khác.
b/. Biện pháp kỹ thuật lâm nghiệp
Là áp dụng các biện pháp kinh doanh rừng chính xác và phù hợp nhằm
làm cho mơi trường thích nghi với sinh trưởng của cây con hoặc cây rừng mà
bất lợi cho sự phát sinh, phát triển bệnh hại.

7


Phương pháp này tác động toàn diện vào cả 3 nhân tố: vật gây bệnh –
cây chủ - môi trường. Nó khơng những làm giảm chi phí phịng trừ mà cịn
cải thiện được hệ sinh thái, bảo vệ rừng (khơng phải sử dụng biện pháp hóa
học) một việc làm mang lại nhiều lợi ích.
c/. Biện pháp phịng bệnh trong kỹ thuật trồng rừng
Là chọn đất trồng cây phù hợp để nâng cao tính chống chịu bệnh của cây
rừng và chọn loại hình trồng rừng hỗn giao hợp lý.
d/. Biện pháp phòng trừ sinh vật học
Là lợi dụng các sinh vật để phòng trừ bệnh cây bao gồm:
Lợi dụng tác dụng ký sinh bậc II để phịng trừ, ví dụ như sử dụng nấm
ký sinh lên dây tơ hồng; sử dụng vi khuẩn hòa tan nấm gây bệnh thối cổ rễ.
Sử dụng nấm khơng gây độc hoặc ít độc để lấn át những nấm có độ độc
cao, ví dụ như nấm gây bệnh loét thân cây sồi có độ độc rất cao. Người ta lấy
nấm Endothia parsitica ít gây độc tiêm vào thân cây bị loét dẫn đến hạn chế
được bệnh loét thân cây sồi.
Sử dụng vi sinh vật này ức chế vi sinh vật khác, ví dụ như dùng nấm Da
trải lấn át nấm mục trắng rễ cây thơng, vì nấm mục trắng rễ cây thông ưa xâm
nhập vào gỗ mới chặt sau đó mới xâm nhiễm vào tế bào sống.
Lợi dụng nấm cộng sinh rễ cây để phòng trừ các nấm bệnh mục rễ, thối cổ rễ…

e/. Biện pháp vật lý cơ giới
Là dùng nhiệt, nhiệt điện và các cơng cụ máy móc đơn giản để tiêu diệt
vật gây bệnh, các biện pháp được áp dụng như: dùng sức nóng để khử trùng
đất, cày phơi ải đất, xử lý hạt bằng nước nóng, tiêu trừ cây bệnh, lá cây bệnh,
thể quả nấm mục, rửa hạt bằng dòng nước mạnh áp suất lớn 2 atm các bào tử
nấm Fusarium không còn bám trên vỏ hạt giống, nạo vết bệnh rồi quét thuốc
bảo vệ lên, quét lên vết thương.
f/. Biện pháp phịng trừ bằng hóa học
Là dùng chế phẩm hóa chất để phịng trừ bệnh cây, có các dạng bao gồm
thuốc trừ, thuốc bảo vệ và thuốc điều trị. Đây là biện pháp nhanh nhất, tích
8


cực nhất để tiêu diệt nguồn bệnh, nhất là khi bệnh hại đã phát sinh có nguy cơ
phát dịch, tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều nhược điểm như: Gây ơ
nhiễm mơi trường tiêu diệt cả sinh vật có ích, chịu ảnh hưởng của thời tiết, dễ
gây ra tính quen thuốc đối với vật gây bệnh, phải có thời gian cách ly bảo đảm
an toàn nhất là rau màu và cây ăn quả, giá thành cao: Chi phí thuốc, phương
tiện, con người sử dụng phải có trình độ kỹ thuật và trình độ quản lý.
1.2.2.2. Các biện pháp phịng trừ sâu bệnh
a/. Biện pháp canh tác
Trong trồng trọt nói chung và sản xuất lâm nghiệp nói riêng, gieo trồng
và chăm sóc đúng kỹ thuật giúp cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, vừa có
tác dụng hạn chế, tiêu diệt sâu hại có hiệu quả tốt. Trồng, chăm sóc đúng kỹ
thuật tạo ra những điều kiện sinh thái có lợi cho sinh trưởng và phát triển của
cây trồng, cây khỏe mạnh sẽ chống chịu được sâu hại hoặc hồi phục nhanh
sau khi bị sâu phá hại.
Ưu nhược điểm: Phương pháp này rẻ tiền, ít tốn cơng, đơn giản, khơng
ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường.
b/. Biện pháp sinh học

Là lợi dụng các sinh vật có ích, các chất kháng sinh do chúng tiết ra để
hạn chế, tiêu diệt sâu hại, các sinh vật này được gọi là thiên địch của sâu hại
như: Các động vật bò sát, lưỡng cư, chim sâu, chim gõ kiến, động vật hoang
dã, cơn trùng có ích như cơn trùng có tính chất bắt mồi, cơn trùng có tính ký
sinh (ong ký sinh, ruồi ký sinh, bọ ngựa, bọ rùa), các loại nấm, vi khuẩn ký
sinh trên sâu, nhộng gây hại để tiêu diệt sâu (ví dụ: Sâu non của sâu róm
thơng hay bị nấm bạch cương, vi khuẩn gây bệnh chết nhũn).
Ưu nhược điểm: Bảo đảm cân bằng sinh thái, không gây ô nhiễm môi
trường, hiệu quả cao. Song áp dụng phương pháp này cần phải nghiên cứu kỹ
quy luật phát sinh, phát triển của sâu hại để có biện pháp tác động đúng lúc.

9


c/. Biện pháp vật lý cơ giới
- Bắt giết: Ngắt bỏ trứng sâu, cây và cành lá bị sâu phá hoại.
- Đánh bả độc, mồi nhử (cám rang + rau xanh băm nhỏ 40 phần, thuốc
sâu 1 phần) đánh bả dế, sâu xám.
- Ngăn chặn: Vịng nhựa dính sâu (dầu thơng 10g, tùng hương 1,25g, hắc
ín 2g, Vađơlin 1,5g thêm một ít dầu gai). Đào rãnh ngăn sâu quanh vườn ươm.
- Dùng nhiệt độ cao và tia phóng xạ.
- Dùng ánh sáng bẫy đèn…
d/. Biện pháp hóa học
Là dùng những chế phẩm hóa học gây ngộ độc cho sâu hại để hạn chế và
tiêu diệt chúng. Sử dụng đúng kỹ thuật rất tốt.
Ưu điểm: Tiêu diệt nhanh chóng, có khả năng chặn đứng sự lan tràn của
dịch hại, mang lại hiệu quả cao.
Nhược điểm: Dễ gây ô nhiễm môi trường, ngộ độc cho người và gia súc,
gây hiện tượng quen thuốc cho một số loại sâu hại, phá vỡ cân bằng sinh thái
trong tự nhiên.

e/. Biện pháp kiểm dịch thực vật
Nhằm ngăn chặn sâu hại di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Ví dụ
như chọn cây khỏe đi trồng rừng, phun thuốc sâu hại trước khi xuất đi trồng.
f/.Biện pháp phòng trừ tổng hợp
Là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi
trường và những biến động quần thể của loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ
thuật và biện pháp thích hợp có thể được nhằm duy trì mật độ của loài gây hại
ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế.
Mỗi phướng pháp trên đều có những ưu, nhược điểm nhất định, nên phải
áp dụng tổng hợp các biện pháp, tính tốn cân nhắc vận dụng khi cần thiết
theo nguyên tắc:
- Trong hệ thống phòng trừ tổng hợp tất cả các kỹ thuật tham gia cần phải
xem xét đến sự hài hịa với các yếu tố mơi trường, đặc biệt là cần phải khai
10


thác tối đa những nhân tố gây chết tự nhiên của sâu hại. Mặt khác, tác động
của tất cả các kỹ thuật được sử dụng cũng phải xem xét đánh giá về mặt này.
- Không thể hi vọng và suy nghĩ nơng cạn rằng có thể tiêu diệt hết các cơ
thể gây hại mà cần hiểu rằng chỉ có thể duy trì mật độ của chúng dưới mức
gây ra những thiệt hại kinh tế.
- Khơng thể quan niệm phịng trừ tổng hợp như là một “Quy trình in sẵn”
để áp dụng trong mọi trường hợp, ở mọi nơi, mọi lúc, mà cần phải coi đó như
là một nguyên tắc cần phải tuân theo để có phép lựa chọn trong mọi tình
huống củ thể, mọi giải pháp tối ưu.
- Những biện pháp có thể áp dụng được trong phịng trừ tổng hợp thì rất
đa dạng và phong phú. Đồng thời, những thành tựu mới trong nghiên cứu
khoa học bảo vệ thực vật ngày càng được đưa ra sử dụng trong sản xuất nhiều
hơn và rộng rãi hơn, không dừng lại ở một chỗ.
1.2.3. Thiết bị bảo vệ thực vật cho cây lâm nghiệp

Thiết bị bảo vệ thực vật cho cây lâm nghiệp được phân loại thành các
nhóm sau:
1.2.3.1. Phân loại
a/. Theo nguồn động lực
Loại người mang, được trang bị bơm tay hay bơm động cơ. Máy có cấu
trúc đơn giản, dùng ở diện tích phun nhỏ hẹp, dùng để phun cây có chiều cao
dưới 3,5 m.
Loại người đẩy hay súc vật kéo, được trang bị bơm động cơ hay bơm
tay. Loại này lượng thuốc mang theo nhiều hơn, năng suất phun cao hơn,
được sử dụng để phun thuốc cho cây ăn quả, cây bên đường giao thơng.
Loại máy kéo: Có năng suất phun cao, chất lượng phun tốt, có hiệu quả
kinh tế, kỹ thuật cao, sử dụng ở những vùng có tổ chức sản xuất lớn, quy
hoạch đường xá tốt.
Loại máy bay: Có năng suất rất cao, chất lượng phun rất tốt, có thể phun
ở những nơi khơng có đường xá, sình lầy…song chi phí giá thành phun cao.
11


b/. Theo nhiệm vụ
Loại phun thuốc vạn năng, dùng phun thuốc cho cây ngoài đồng, trong
vườn hoặc đối tượng phun nào cũng được.
Loại chuyên dụng, chỉ phun thuốc cho một loại cây, hay một đối tượng
phun, đòi hỏi máy và vịi phun có cấu trúc riêng biệt.
c/. Theo dạng thuốc
Máy phun thuốc nước: Thuốc có thể khơ, ẩm, nước nhưng được pha chế
dưới dạng nước để phun. Loại máy phun thuốc nước hiện nay dùng phổ biến,
an toàn cho người và gia súc, tiết kiệm thuốc. Nhược điểm của loại máy này
là chi phí năng lượng lớn và hiệu quả diệt sâu thấp.
Máy phun thuốc bột: Thuốc ở dạng bột khô phun phủ lên bề mặt đối
tượng cây trồng. Loại này có ưu điểm là hiệu quả diệt sâu cao, song có nhược

điểm là tốn thuốc và kém an tồn cho người sử dụng.
Máy phun thuốc phối hợp: Thuốc nước và bột hoặc phun bột ẩm để phát
huy ưu điểm của hai loại máy trên.
d/. Theo nguyên tắc làm việc
Phun thuốc theo nguyên tắc áp suất: Chất lỏng được nén với áp suất cao
qua vịi phun thốt ra tạo thành bụi sương.
Phun thuốc theo nguyên tắc thổi: Chất lỏng chảy hoặc bơm ra với áp suất
thấp đến vòi phun gặp luồng gió thổi mạnh làm tơi và cuốn theo tạo thành bụi
sương phủ lên đối tượng phun.
Phun thuốc theo nguyên tắc phối hợp: Phát huy ưu điểm của hai loại máy
trên, máy phun thuốc kết hợp cả hai nguyên tắc là phun theo áp suất và thổi.
Phun mù: Chất lỏng được phun thành sương mù bằng phương pháp cơ nhiệt.
1.2.3.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số thiết bị bảo vệ thực vật điển hình
a/. Thiết bị phun thuốc theo nguyên tắc áp suất
Máy phun thuốc nước Bơng Sen BTN – 16 là ví dụ cho Thiết bị phun
thuốc theo nguyên tắc áp suất có cấu tạo như (hình1.1).Thiết bị do nhà máy
cơ khí Nơng nghiệp chế tạo. Đây là loại máy phun thông dụng nhất trong
12


nông nghiệp được dùng để phun trừ dịch hại cho các cây trồng như Lúa, Ngô,
Rau, Đậu… hoặc để phun cho các cây trồng khác khi có chiều cao nhỏ hơn
2,5 m.
Cấu tạo của máy phun thuốc theo nguyên tắc áp suất (hình 1.1) bao gồm
các bộ phận chính sau:
- Thùng chứa thuốc và bộ phận khuấy trộn.
- Bộ phận tạo áp suất phun
- Bộ phận điều hoà áp suất
- Vịi phun


Hình 1.1 - Máy phun thuốc Bơng sen BTN – 16
1 - Thùng thuốc; 2 - Bơm piston; 3 - Bình ổn áp; 4 - Ống dẫn; 5 – Bình
ổn áp; 6 – Cần phun thuốc; 7 – Vịi phun; 8 - Khóa; 9 – Tay điều khiển
b/. Máy phun thuốc theo nguyên tắc thổi
Cấu tạo của máy phun thuốc theo nguyên tắc thổi (hình 1.2) gồm các bộ
phận chính sau:

13


Thùng đựng thuốc thường làm bằng thép có sơn chống gỉ (máy S100 của
Đức) hay bằng nhựa (máy DM9 của Nhật), tại cửa đổ thuốc vào thùng có lưới
lọc để lọc sạch tạp chất để khơng làm tắc vịi phun. Dưới đáy thùng có khố
K1 ra vịi phun, khi khơng phun thuốc thì khố lại. Trên thùng có lỗ dẫn khí từ
quạt gió thổi về thùng, để áp suất trong thùng cân bằng với áp suất ở cửa thổi
của quạt tạo điều kiện cho thuốc phun ra vòi phun (4) dễ dàng. Quạt gió (6)
được dẫn động từ động cơ xăng hai kỳ (máy đeo vai) hay từ trục thu công
suất của máy kéo (máy phun thuốc lắp sau máy kéo). Quạt gió (6) có cửa hút
ở tâm quạt, cửa thổi tiếp tuyến với thân quạt nối với ống dẫn khí loại mềm để
dễ dàng thay đổi hướng của cửa ra khí khi phun thuốc.

Hình 1.2 – Sơ đồ máy phun thuốc theo nguyên tắc thổi
1 - Thùng chứa thuốc. 2 - Lưới lọc. 3 - Ống dẫn khơng khí. 4 - Vòi phun.
5 - Ống dẫn thuốc. 6 - Ống nối mềm. 7 - Quạt ly tâm
Nguyên lý hoạt động:
Khi phun thuốc, dẫn động cho quạt gió (6) quay với tốc độ cần thiết sẽ
tạo ra một luồng không khí chuyển động với tốc độ cao, áp suất lớn ở cửa đẩy
của quạt. Nhờ ống dẫn khơng khí (3), một phần khí đó được đưa lên mặt
14



thống của thuốc trong thùng, nhờ nó làm cho áp suất trên mặt thoáng của
thuốc trong thùng tăng dần, tạo điều kiện thụân lợi cho thuốc phun ra ở vòi
phun (4) dễ dàng và đều đặn. Mép vát của vòi phun (4) được bố trí sao cho
tránh được luồng khơng khí từ quạt thổi đến gây cản trở cho sự phun thuốc ra
khỏi vòi. Khi thuốc được phun ra khỏi miệng vịi phun (4) gặp luồng khơng
khí chuyển động với tốc độ cao, áp suất lớn thổi qua, đánh tơi thuốc thành các
hạt nhỏ rồi cuốn theo bay ra ngoài phủ lên cây trồng. Máy phun thuốc thổi có
ưu điểm là cấu tạo đơn giản, các chi tiết trong máy không chịu áp lực lớn như
phun theo nguyên tắc áp suất nên an tồn hơn, vịi phun chỉ là ống dẫn thuốc
đơn giản nên ít bị tắc kẹt. Máy có thể phun thuốc đi xa, ví dụ máy S100 của
Đức có thể phun thuốc đi xa tới 40 – 60 m. Trong khi đó nếu dùng phun theo
nguyên tắc áp suất, để phun xa 10 – 12 m thì áp suất phun phải đạt 20 – 25 at,
đòi hỏi kết cấu máy phải bền vững, đắt tiền. Tuy nhiên, máy phun thuốc theo
nguyên tắc thổi cũng có hạn chế, nếu chế tạo máy phun cỡ nhỏ để người
mang cũng cần phải có động cơ nên giá thành đắt. Khi phun những loại cây
chuyên dụng thì dùng phun theo nguyên tắc áp suất ta có thể bố trí vịi phun
thành dàn phun từ trên xuống, từ bên vào và dưới lên để thuốc bám vào mặt
trước, mặt sau và các kẽ thân, lá cây. Trong khi đó nếu phun bằng phương
pháp thổi sẽ khó khăn đưa như phun theo nguyên tắc áp suất. Theo nguyên lý
trên, hiện nay trên thị trường ở nước ta đã và đang tồn tại một số máy phun
thuốc (hình 1.2). Máy do Hãng: STIHL/Đức và được sản xuất tại Brazil.
c/. Máy phun thuốc phối hợp
Cấu tạo của máy phun thuốc theo nguyên tắc phối hợp (hình 1.4) gồm
các bộ phận chính sau:
Để phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của hai loại máy trên xuất
hiện máy phun thuốc phối hợp nguyên tắc áp suất và thổi.
Nguyên lý làm việc:
Thuốc trong thùng được khuấy trộn nhờ chân vịt (2). Thuốc được bơm
(7) hút vào ống dẫn (5), bơm ra ống dẫn (8), qua van điều chỉnh (16), phần

thuốc thừa trở về thùng, phần thuốc chính ra vòi phun (10). Chất lỏng khi ra
khỏi vòi phun gặp luồng gió thổi mạnh do quạt (9) tạo nên đẩy thuốc đi xa
15


phủ lên cây trồng. Khi phun, mở khố (11), đóng khố (13) lại. Khi bổ sung
thuốc vào thùng ta đóng khoá (11), mở khoá (13), đổ vào thùng lượng nước
mồi đủ để chứa đầy các đường ống và bơm, cho bơm hoạt động, một lượng
nước trong thùng được bơm đến thân bơm phun tia, phun qua cổ khuếch tán
của bơm. Tại đây động năng của tia phun đẩy nước theo ống vào thùng, đồng
thời tạo độ giảm áp hút nước từ nguồn vào thân bơm, thực hiện quá trình nạp
nước cho máy.

Hình 1.3 - Máy phun thuốc phối hợp nguyên tắc phối hợp
1 - Thùng thuốc. 2 - Bộ phận khuấy. 3 - Lưới lọc. 4,14 - Bầu lọc.
5,8 - Ống dẫn. 6,11,13 - Các khoá. 7 - Bơm. 9 - Ống dẫn khơng khí từ quạt gió
thổi đến. 10 - Vòi phun. 12 - Ống nạp nước. 15 - Áp kế. 16 - Van điều chỉnh và
van an toàn. 17 - Phao báo mức nước
d/. Máy phun thuốc bột
Sơ đồ cấu tạo của máy phun thuốc bột (hình 1.5)
16


Nguyên lý hoạt động:
Khi động cơ làm việc, mô men quay được truyền từ trục thu công suất
của máy kéo qua bộ truyền xích (10) làm quay trục của bộ phận khuấy trộn
(2) để làm tơi thuốc trong thùng (1) trong suốt quá trình phun. Cũng từ trục
(2) qua bộ truyền xích làm quay trục nạp liệu (11) (trục xoắn có ống cánh gạt
3, ống này đẩy thuốc qua bộ phận định lượng) để dồn thuốc trong thùng ra
cửa (4) để rơi xuống máng nghiêng (5) rồi rơi vào buồng quạt. Để điều chỉnh

lượng thuốc ra khỏi cửa (4) nhờ tay kéo (12) điều chỉnh tấm chắn (13). Cũng
từ trục thu công suất của máy kéo, mô men quay truyền qua trục các đăng
(14) đến hộp giảm tốc (9) làm cho cánh quạt (6) quay. Khi quạt quay, tạo ra
một luồng khơng khí chuyển động với tốc độ cao cuốn thuốc trong buồng
quạt phun ra khỏi vòi phun (7) phủ lên cây trồng. Để điều chỉnh hướng vòi
phun nhờ hệ thống xilanh thuỷ lực và hệ thống tay địn (8)..

Hình 1.4 - Máy phun thuốc bột OXY – 50
1- Trục các đăng. 2 - Tay đòn. 3 - Trục xoắn cung cấp. 4 - Trục khuấy. 5 -Thuốc bột.
6 - Cánh quạt. 7 - Vòi phun. 8 - Cán piston. 9 - Piston. 10 - Đường dẫn dầu thủy lực.
11 - Xilanh. 12 - Quạt. 13 - Máng nạp. 14 - Cửa điều tiết. 15 - Thanh truyền điều khiển cửa
điều tiết. 16 - Bánh răng. 17- Truyền động xích. 18 - Xích truyền động. 19 - Bộ truyền xích
17


e/. Máy phun thuốc mù
Cấu tạo của máy phun thuốc theo nguyên tắc mù (hình 1.6)
Nguyên lý làm việc:
Bơm lùa khơng khí nhận chuyển động quay từ động cơ, hút khơng khí từ
ngồi vào dưới áp suất 0,2 Mpa. Bơm truyền một phần khơng khí tới bộ phận
đốt bằng xăng. Một phần khơng khí đi vào buồng đốt (5). Một phần khác đi
vào ống hình cơn của bộ phận đốt và phun xăng từ bộ phận phun xăng (23)
(xăng đi vào bộ phận đốt bằng phương pháp tự chảy). Để khắc phục tình trạng
sự cung cấp xăng bị ngắt quãng và để giảm hiện tượng va đập thuỷ lực xuất
hiện trong quá trình vận chuyển máy, trong hệ thống này có bộ phận điều hồ
(22). Xăng ở dạng phun tơi, nhờ tia lửa của bugi (17) mà bùng cháy trong
buồng đốt (5). Nhiệt độ cháy của hỗn hợp đạt tới 10000C.Trong buồng nhiệt,
các sản phẩm cháy được trộn với không khí nên làm nhiệt độ giảm xuống đến
3800 – 5000C và ở tốc độ lớn (250 – 300) m/s, khí nóng đi qua bộ phận khuếch
tán, trong đó có ống phun (12) để phun chất lỏng.


18


Hình 1.5 - Thiết bị tạo mù
1 - Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ. 2 - Ống hình cơn của bộ phận đốt.
3 - Vít định vị. 4 - Lỗ quan sát. 5 - Buồng đốt. 6 - Cốc lọc. 7 - Thùng xăng.
8 - Tay kéo. 9 - Ống dẫn. 10 - Van định lượng. 11 - Ống loe.
12 - Ống phun. 13 - Ống nhiệt. 14 - Bình lọc. 15 - Ống dẫn. 16 - Thùng
chứa thuốc. 17 - Bugi. 18 - Bơm lùa khơng khí. 19 - Bình lọc khơng khí.
20 - Cổ loe ngã ba của ống dẫn. 21 - Van. 20 - Bộ phận điều hoà. 23 - Ống phun xăng
Khi đi qua ống phun khí sẽ cuốn theo thuốc ở thùng chứa (16), rồi dẫn
qua bình lọc (14), ống dẫn (9) và van định lượng (10) mà truyền tới ống loe
(11). Tại đây chất lỏng được phun ra ngồi, trộn với khơng khí nóng, bốc hơi
một phần và thốt ra ngồi ống loe. Ở cửa thốt, hỗn hợp hơi nước và khí
được trộn lẫn với khơng khí bên ngồi bị nguội nhanh và biến thành mù trắng.
Lượng cung cấp thuốc được điều chỉnh bằng van (10) nhờ thanh kéo (8). Chất
lượng mù được điều chỉnh theo nhiệt độ cháy của hỗn hợp bằng cách thay đổi
lượng cung cấp xăng qua van (21). Hiện tượng cháy của xăng có thể được xác
định qua âm thanh hoặc bằng mắt thường nhìn qua lỗ quan sát. Theo nguyên
19


lý trên, hiện nay trên thị trường ở nước ta đã và đang tồn tại một số máy phun
thuốc (hình 1.6). Máy do Hãng KOREA sản xuất.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu thiết kế máy phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây lâm nghiệp
với áp suất phun phù hợp với chiều cao của cây nhằm cải thiện điều kiện làm
việc cho người lao động, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng diệt
sâu bệnh phá hoại cây trồng và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.

1.4. Nội dung nghiên cứu đề tài
Nội dung nghiên cứu của đề tài:
- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
- Đề xuất và lựa chọn phương án thiết kế.
- Tính toán thiết kế kỹ thuật.
- Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế.
- Kết luận và kiến nghị.
1.5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi áp dụng đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Thiết kế máy phun thuốc bảo vệ thực vật diệt sâu róm cho cây thơng có
chiều cao H 15m.
- Phạm vi ứng dụng của đề tài
Phạm vi ứng dụng của đề tài là tại trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa
học công nghệ lâm nghiệp Thanh Hóa.
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp tư vấn chuyên gia để chọn những phương án phù hợp,
chính xác nhất.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế để tìm hiểu những loại thuốc,
loại máy phun thuốc bảo vệ thực vật đang có trên thị trường.
- Phương pháp lý thuyết: Vận dụng kiến thức của các môn học cơ sở
thiết kế máy, chi tiết máy để tính tốn, thiết kế máy phun thuốc bảo
vệ thự vật.

20


Chƣơng 2

ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN THIẾT KẾ
2.1. Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm nghiên

cứu, ứng dụng khoa học công nghệ Lâm Nghiệp Thanh Hóa
Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Khoa học cơng nghệ Lâm Nghiệp
Thanh Hóa (tiền thân của Lâm trường Hà Trung) đã trải qua chặng đường 40
năm xây dựng và phát triển. Lâm trường Hà Trung được thành lập ngày 25
tháng 11 năm 1970 tại QĐ số 1464 TC-UBTH tỉnh Thanh Hóa. Ngày
16/6/2003 thực hiện Nghị quyết số 28 NQ/TW của Bộ chính trị về tiếp tục sắp
xếp đổi mới và phát triển Nông – Lâm trường quốc doanh; Quyết định số
1903/QĐ-UBND ngày 10/7/2006 của UBND tỉnh Thanh Hóa về tiến hành sắp
xếp đổi mới và phát triển Nông – Lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa. Ngày 07/11/2006 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3218/QĐUBND chuyển lâm trường Hà Trung thành Ban quản lý rừng Phòng hộ và
Đặc dụng Hà Trung với nhiệm vụ chủ yếu là: Tổ chức quản lý bảo vệ phát
triển và sử dụng rừng Phòng hộ, rừng Đặc dụng và rừng Sản xuất trên diện
tích rừng được giao, theo quyết định của pháp luật; Tổ chức các hoạt động
SXKD dịch vụ phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế của đơn vị. Trong
chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển, trung tâm đã triển khai trồng
mới được gần 5.000 ha rừng. Trong đó thời kỳ từ 1970 đến 1992 triển khai
trồng được 2.500 ha; thực hiện Dự án 327 từ năm 1993 đến năm 1998 trồng
được 935.5 ha; giai đoạn 1999 đến năm 2010 thực hiện Dự án trồng mới 5
triệu ha rừng đơn vị đã trồng được 1.326.7 ha và khoanh nuôi tái sinh 297.4
ha rừng tự nhiên. Ngồi ra đơn vị đã tích cực tham mưu cho UBND huyện Hà
Trung quản lý sử dụng có hiệu quả 6.000 ha đất quy hoạch cho phát triển lâm
nghiệp. Đặc biệt trong những năm gần đây đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với
các ngành, các cấp và nhân dân trong vùng, tổ chức quản lý bảo vệ tốt diện
tích rừng đã có, bảo vệ ngun vẹn khu bảo tồn thiên nhiên rừng Sến đặc
21


dụng Tam Quy. Bộ máy quản lý của đơn vị đã tổ chức thực hiện tốt các dự án,
đã thu hút được hàng ngàn hộ tham gia trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng;
góp phần tạo thêm cơng ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho các hộ nhân

dân địa phương trong vùng dự án. Đứng trước yêu cầu phát triển ngày càng
cao đối với ngành Lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa, ngày 23/11/2009 UBND tỉnh
ra Quyết định số 4163/QĐ-UBND thành lập trung tâm nghiên cứu, ứng dụng
khoa học công nghệ Lâm nghiệp Thanh Hóa trên cơ sở tổ chức lại Ban quản
lý rừng Phòng hộ và rừng Đặc dụng Hà Trung.
Ngồi những thuận lợi ở trên thì trung tâm cũng tồn tại nhũng khó khăn
như: Địa bàn hoạt động rộng, rừng và đất rừng do đơn vị được giao quản lý
đan xen với các khu vực dân cư, điều kiện làm việc nặng nhọc, đời sống vật
chất cịn khó khăn, rừng Thơng thuần lồi có tác dụng phịng hộ cao nhưng
cũng thường xảy ra dịch sâu hại và luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy rừng;
diện tích rừng Sến đặc dụng vừa tiềm ẩn nguy cơ cháy cao, vừa diễn biến sinh
học không thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển của cây Sến.
2.2. Lựa chọn thuốc bảo vệ thực vật
Trên cơ sở so sánh giữa các loại thuốc sử dụng, dựa trên hiệu quả kinh
tế và tác hại đối với con người, so sánh giữa hai loại thuốc nước và thuốc bột
thì phun thuốc nước cho hiệu quả, năng suất cao, ít tác hại đối với người lao
động hơn so với thuốc bột. Đối với thuốc bột có ưu điểm phun ở nơi khó khăn
về nước hoặc độ dốc cao nhưng lại có nhược điểm lãng phí thuốc khi phun và
gây hại cho môi trường. Do vậy, tôi chọn loại thuốc sử dụng trong máy bảo vệ
thực vật là loại thuốc nước.
Ngoài ra được sự tư vấn của các chuyên gia và tìm hiểu thực tế của bản
thân tại trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp
Thanh Hóa có các loại thuốc nước bảo vệ thực vật dùng phổ biến như Kurabc
3,6 EC; Kuraba WP; Alpha Crpermethrin; VBT bột… Từ những loại thuốc
trên thì tôi chọn thuốc Kurabc 3,6 EC phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài của

22



×