Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá thực trạng công nghệ sản xuất gỗ ghép từ gỗ rừng trồng tại công ty TNHH hoàn cầu II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.8 KB, 69 trang )

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hồn thành khóa luận tốt nghiệp, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến
các thầy, cơ giáo trong khoa Chế biến Lâm sản - Trường Đại học Lâm nghiệp,
những người đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện khố luận.
Đặc biệt, tơi xin chân thành cảm ơn thầy giáo T.s Vũ Huy Đại, người đã
tận tình trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt thời gian làm khố luận tốt nghiệp.
Qua đây tơi xin cảm ơn đến tập thể cán bộ công nhân viên cơng ty TNHH
Hồn Cầu II; Trung tâm thơng tin khoa học thư viện trường Đại học Lâm
nghiệp; cùng toàn thể gia đình; bạn bề đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực hiện khố luận của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do kiến thức và kinh nghiệm thực tế cịn
hạn chế nên trong khố luận này sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy
rất mong được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy, cơ giáo và các bạn
sinh viên để khố luận của tơi hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 5 năm 2009

Sinh viên thực hiện
Đỗ Minh Đức


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Như mọi người đã thấy trong những năm gần đây nghành chế biến gỗ của
nước ta đã và đang đi lên, có nhiều nhà máy vừa và nhỏ được xây dựng lên
với mục đích tạo ra các sản phẩm từ gỗ phục vụ mục đích con người. Từ
trước tới nay gỗ là loại vật liệu rất thân thiện với con người và được sử dụng
rất rộng rãi mà nhiều loại vật liệu khác không thể thay thế được, các sản phẩm
từ gỗ đang được sử dụng trong một số ngành như: xây dựng cơ bản, đồ mộc


nội thất ngoại thất, giao thông, kiến trúc,…Thực trạng hiện nay cho thấy
nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên ngày càng cạn kiệt do vậy dẫn tới tình trạng
khan hiếm nguyên liệu đặc biệt là ngun liệu gỗ có đường kính lớn. Chính
điều đó đã gây khơng ít hậu quả nghiêm trọng đối với mơi trường sinh thái mà
cịn ảnh hưởng trực tiếp tới ngành cơng nghiệp chế biến gỗ.
Đứng trước tình trạng nguyên liệu ngày càng khan hiếm như vậy đã đặt ra
bài tốn về sử dụng cũng như tìm kiếm ngun liệu mới và việc kết hợp sử
dụng hợp lý nguồn nguyên liệu đã có là một điều hết sức cần thiết hiện nay.
Gỗ rừng trồng và công nghệ sản xuất ván nhân tạo đang là một câu trả lời
mang tính thuyết phục nhất hiện nay. Gỗ rừng trồng với đặc điểm dễ trồng,
nhanh phát triển do vậy việc sử dụng gỗ rừng trồng làm nguyên liệu chính cho
ngành chế biến gỗ đã và đang được sử dụng rất rộng rãi trong hầu hết các
doanh nghiệp chế biến gỗ.
Trong thực tế việc sử dụng gỗ vào những mục đích cần gỗ có kích thước
lớn là rất nhiều nhưng gỗ có kích thước lớn hiện nay ngày càng ít do việc khai
thác rừng trái phép diễn ra nhiều. Vì thế cơng nghệ sản xuất gỗ ghép đóng vai
trị quan trọng trong việc khắc phục nhược điểm này của nguyên liệu gỗ. Gỗ
ghép là một loại vật liệu gỗ được tạo nên từ những thanh gỗ nhỏ nên khơng bị
mất đi tính tự nhiên của gỗ, lại có tính ổn định kích thước tốt hơn, đặc biệt
hơn nữa là gỗ ghép có thể tạo ra kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều dày
lớn phục vụ mọi nhu cầu của xã hội.


2

Việc nghiên cứu cấu tạo gỗ ghép từ các loại gỗ rừng trồng là rất cần thiết
và là xu hướng tất yếu trong công nghiệp chế biến gỗ. Tuy nhiên việc nghiên
cứu về mặt lý thuyết chưa đạt được hiệu quả cao trong q trình sản xuất cơng
nghiệp mà phải biết kết hợp giữa lý thuyết và thực tế sản xuất của cơ sở, từ đó
sẽ có thể kích thích năng suất cũng như chất lượng sản xuất. Chính vì vậy

khóa luận tốt nghiệp “ Đánh giá thực trạng cơng nghệ sản xuất gỗ ghép từ
gỗ rừng trồng tại công ty TNHH Hoàn Cầu II “ sẽ phần nào đánh giá điều
đó.


3

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nƣớc

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Những năm gần đây khi nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên khơng cịn nhiều do
thực trạng tàn phá rừng diễn ra nhiều, ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường
sinh thái và ngành chế biến gỗ nước ta. Bên cạnh đó thì loại hình sản xuất gỗ
ghép mới được chú trọng phát triển. Đặc biệt hiện nay khi các loại gỗ có
đường kính lớn ngày càng hạn chế thì song song với đó là các loại gỗ rừng
trồng được đưa vào sử dụng làm nguyên liệu chính cho ngành chế biến gỗ nói
chung và việc sản xuất gỗ ghép nói riêng là giải pháp tương đối hiệu quả cho
các doanh nghiệp chế biến gỗ. Bên cạnh nhu cầu cần thiết sử dụng gỗ rừng
trồng làm nguyên liệu chính để phục vụ sản xuất thì việc nghiên cứu cơng
nghệ sản xuất cũng như tìm hiểu ưu nhược điểm của các loại gỗ rừng trồng
mới cho hiệu quả cao đang là vấn đề được đặt ra. Đối với công nghệ sản xuất
gỗ ghép từ gỗ rừng trồng chưa có sự đầu tư nghiên cứu nhiều lắm, mới có
sinh viên Hồng Đức Thuận khóa 2003-2007 nghiên cứu cấu tạo glulam từ gỗ
dừa, cịn có sinh viên Ngơ Thùy Dương khóa 2004-2008 với đề tài đánh giá
một số tính chất cơng nghệ của gỗ ghép từ gỗ trẩu làm đồ mộc xây dựng. Một
số đề tài phần lớn chỉ nghiên cứu về mặt lý thuyết, chưa có sự áp dụng rộng

rãi những lý thuyết đó vào sản xuất thực tiễn của các doanh nghiệp. Điều này
đã tạo nên khoảng cách giữa doanh nghiệp và nhà trường. Chính vì vậy thực
trạng sản xuất gỗ ghép của nhiều doanh nghiệp trong nước còn nhiều vấn đề
chưa hợp lý, điều đó dẫn đến năng suất và chất lượng sản phẩm chưa cao.
Chính vì vậy trong đề tài này tơi xin đánh giá thực trạng công nghệ sản xuất
gỗ ghép từ gỗ rừng trồng tại cơng ty TNHH Hồn CầuII với mục đích hồn
thiện hơn cơng nghệ sản xuất gỗ ghép.


4

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Gỗ ghép trên thế giới đã được phát triển từ nhiều năm về trước, chủ yếu
là ở Châu Âu.Với việc áp dụng các cơng nghệ hiện đại, các dây truyền máy
móc với độ chính xác cao vào sản xuất khơng chỉ cơng nghệ gỗ ghép nói
riêng mà cả nghành chế biến gỗ nói chung. Do vậy chất lượng sản phẩm, năng
suất sản phẩm của họ tương đối cao.
Một số nước sản xuất gỗ ghép có sản lượng lớn như Phần Lan, Đức, Nga,
Tiệp Khắc, …
Phần Lan là nước sản xuất ván ghép dạng glulam có sản lượng lớn nhất; vào
năm 2006 có khoảng 11 công ty sản xuất ván ghép dạng glulam. Nước này
hàng năm sản xuất khoảng 206000 m3, trong đó 39000 m3 tiêu thụ trong
nước, còn lại được xuất sang các nước trong khối EU, Nhật Bản, …
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng công nghệ sản xuất ván ghép thanh tại cơ sở.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cho cơ sở.
1.3.


Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu tình hình sản xuất của cơng ty.
- Khảo sát công nghệ sản xuất ván ghép thanh.
- Khảo sát thiết bị sản xuất ván ghép thanh.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ván ghép thanh.
1.4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Toàn bộ các cơng đoạn trong q trình sản xuất ván ghép thanh tại công ty
từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến các tấm ván ghép thanh sản phẩm cuối
của dây truyền sản xuất.
- Sản phẩm gỗ ghép sản xuất từ gỗ rừng trồng chủ yếu dùng để làm nguyên
liệu cho quá trình sản xuất đồ mộc nội ngoại thất.


5

1.5.

Phƣơng pháp thực hiện

- Phương pháp điều tra khảo sát: Tìm hiểu thu thập số liệu gốc thực tế có tại
hiện trường sản xuất, quan sát trực tiếp đối tượng cần tìm hiểu và điều tra
thơng tin qua các đối tượng đó. Kết hợp cơ sở lý thuyết với quá trình khảo sát
thực tế tại hiện trường.
- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng các ý kiến đánh giá của những người đi
trước, người trực tiếp sản xuất cũng như chỉ đạo sản xuất.

- Phương pháp kế thừa tài liệu: Kế thừa các tài liệu và tiếp thu các kiến thức
đã được nghiên cứu từ trước.


6

CHƢƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 . Gỗ ghép, yêu cầu nguyên liệu sản xuất gỗ ghép
2.1.1. Khái niệm gỗ ghép
Gỗ ghép là một loại hình ván nhân tạo, những thanh gỗ có kích thước nhỏ,
hoặc ngắn sau khi đã được loại bỏ các khuyết tật, được ghép lại với nhau, cần
phải căn cứ vào màu sắc vân thớ của gỗ để phối hợp ghép sao cho hợp lý, sau
đó sử dụng keo dán để ghép lại thành ván, có thể sử dụng phương pháp ghép
ngón hoặc phương pháp ghép bằng để ghép chúng thành ván.
Đặc điểm chung của loại ván này là đa dạng về kích thước khơng kén chọn
về nguyên liệu, công nghệ đơn giản, phạm vi sử dụng rộng. Ở nhiều nước coi
đây là vật liệu của kiến trúc, tức là chúng được sử dụng để thay thế cho những
loại gỗ trịn có đường kính lớn. Nếu dùng để sản xuất đồ gia dụng, thì căn cứ
vào loại gỗ khác nhau, hoặc loại keo sử dụng khác nhau mà công dụng của
chúng cũng sẽ khác nhau.
Về cơ bản gỗ ghép khơng làm thay đổi kết cấu ngun có của gỗ, hoặc là
có thể nói gỗ ghép vẫn phát huy được tác dụng tự nhiên của gỗ, do đó gỗ ghép
vẫn thuộc loại vật liệu tự nhiên. Gỗ ghép có tính đồng đều và tính ổn định về
kích thước tốt hơn so với gỗ tự nhiên cùng loại. Sản xuất gỗ ghép sẽ sử dụng
gỗ nhỏ vào những mục đích cần gỗ lớn, gỗ chất lượng kém nhưng lại sử dụng
ở những vị trí địi hỏi chất lượng cao, gỗ có độ rộng nhỏ nhưng lại dùng ở
những nơi có yêu cầu độ rộng lớn, điều đó có tác dụng rất lớn cho việc nâng
cao hiệu quả lợi dụng gỗ.
Ngồi ra, gỗ ghép cịn được ứng dụng trong: sản xuất cửa chính, cửa sổ,

cửa thơng phịng, đồ gia dụng, tay vịn ghế, mặt bàn ăn, dụng cụ dạy học, tủ
kính, tay vịn cầu thang, ghép tường trong phịng thể thao, ván sàn, khung
cửa,…
* Một số ƣu điểm của gỗ ghép :
- Có thể sản xuất từ gỗ có kích thước nhỏ, độ bền cơ học thấp;


7

- Dễ nâng cao tỷ lệ lợi dụng gỗ;
- Sản phẩm đa dạng và ổn định về kích thước;
- Linh động khi liên kết lắp ghép;
- Phạm vi sử dụng rộng.
2.1.2. Yêu cầu nguyên liệu
2.1.2.1. Nguyên liệu gỗ
- Không nên ghép các loại gỗ khác nhau trong cùng một sản phẩm;
- Độ ẩm thanh 8-12%;
- Chênh lệch ẩm giữa các thanh trong 1 sản phẩm <= 3%;
- Sai số cho phép về kích thước của thanh ghép:
. Chiều dày: + 0,3 mm;
. Chiều rộng: + 0,3 mm;
. Chiều dài: + 20 mm;
- Khơng cho phép có tủy trong thanh;
- Nứt trên mặt gỗ ghép <= 1mm;
- Nghiêng thớ <= 30 mm trên 3 m chiều dài ( <= 10%);
- Một cạnh nào đó của thanh cơ sở phải nhỏ hơn 50 mm.
2.1.2.2. Về chất kết dính:
Sản phẩm dùng trong nhà điều kiện nhỏ hơn 500c thì dùng Melamin urê,
Resorcinol hoặc dùng keo PVAc.
Sản phẩm dùng ngoài trời: Với sản phẩm dùng ngồi trời có mái che nhiệt

độ nhỏ hơn 500c thì dùng các loại keo loại 1 ( Resocinol hay Phenol
Resocinol).
Trong sản xuất ván nhân tạo có rất nhiều loại keo được sử dụng, ta cần nắm
vững các phương pháp phản ứng loại keo để có thể chọn keo hợp lý cho từng
mối dán và phù hợp với công nghệ dán ép. Theo trạng thái người ta chia keo
thành các loại như keo lỏng, keo bột, keo dạng hạt hoặc theo tính chất của keo
người ta chia thành keo nhiệt rắn và keo nhiệt dẻo, có thể phân loại keo theo


8

nguồn gốc như: Ure formaldehyde(U-F), Phenol Formaldehy(P-F), Polyvinyl
Axetat(PVAc),…
Trong sản xuất gỗ ghép, có thể sử dụng keo( U-F), loại keo này có hàm
lượng formaldehy tự do thấp, dễ sản xuất, màu sáng, có thể dễ nhuộm màu và
có tính kinh tế. Tuy nhiên khả năng chịu nhiệt và nước của keo này kém, khi
đóng rắn màng keo này giịn và cứng, phù hợp với liên kết ở trạng thái tĩnh,
tùy vào yêu cầu chất lượng và tính chất của sản phẩm mà ta có thể sử dụng
keo Polyvinyl Axetat(PVAc) của hãng DYNO có ký hiệu DYNOKOLL P115.
Đây là một loại keo nhiệt dẻo không gây độc hại, mối dán bền, có tính đàn
hồi.
Trong sản xuất ván nhân tạo nói chung và ván ghép thanh nói riêng, yêu cầu
loại keo sử dụng khơng độc hại hoặc ít độc hại với con người, hàm lượng
Formaldehy tự do không vượt quá 1,5%, màu sắc của keo khi đóng rắn khơng
ảnh hưởng tới màu sắc vật dán, độ pH của keo không làm thay đổi tính chất
của vật dán, các thơng số kỹ thuật của keo phải đảm bảo thuận lợi cho quá
trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.2. Một số tính chất của gỗ ghép và các yếu tố ảnh hƣởng
Chất lượng gỗ ghép được đánh giá bởi nhiều chỉ tiêu như độ bền của mối
dán , độ trương nở , khối lượng thể tích , độ bền cơ học ( cường độ uốn tĩnh ,

cường độ ép dọc ….).
Các thanh gỗ nhỏ được ghép với nhau tạo thành gỗ ghép nên tính chất gỗ
ghép phụ thuộc nhiều tính chất gỗ và độ bền mối dán .Vì thế độ bền mối dán
cần đặc biệt quan tâm trong quá trình sản xuất gỗ ghép.
2.2.1.Khối lƣợng thể tích
- Khối lượng thể tích gỗ ghép phụ thuộc vào loại gỗ tạo gỗ ghép.
- Là một trong những tính chất rất quan trọng , nó ảnh hưởng đến hầu hết các
tính chất cơ học của gỗ . Nhìn chung khối lượng thể tích gỗ càng cao thì tính
chất cơ học ( khả năng chịu lực ) của gỗ càng lớn và ngược lại gỗ có khối


9

lượng thể tích gỗ càng nhỏ thì cường độ chịu lực càng thấp. Quan hệ giữa
cường độ và khối lượng thể tích là quan hệ tuyến tính,có dạng:
α =aβ +b
trong đó :
α –cường độ gỗ, N/mm2;
β- khối lượng thể tích, g/cm3;
a,b các hệ số của phương trình phụ thuộc vào loại gỗ
2.2.2. Độ trƣơng nở
Độ trương nở là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng thay đổi kích
thước của vật liệu gỗ. Độ trương nở của gỗ ghép phụ thuộc vào loại gỗ, loại
keo, mật độ kích thước thanh ghép ( chiều dày, chiều rộng thanh) mạch ghép.
Với gỗ ghép người ta quan tâm đến tỉ lệ trương nở chiều dày và chiều rộng.
Tỷ lệ trương nở chiều dày, chiều rộng của tấm gỗ ghép phụ thuộc nhiều vầo
loại gỗ và phương pháp ghép thanh.
2.2.3. Độ bền mối dán
Chất lượng mối dán phụ thuộc vào đặc tính của gỗ ( vật dán ), đặc tính của
chất kết dính và chế độ dán ép.

2.2.3.1.Ảnh hƣởng của vật dán ( gỗ )
* Loại gỗ:
Ứng với mỗi loại gỗ sẽ có một khối lượng thể tích và thành phần các chất
trong gỗ khác nhau. Gỗ có khối lượng thể tích lớn, có kết cấu các tế bào mạch
gỗ chặt chẽ, khi gia công cho chất lượng bề mặt thanh tốt do đó lượng keo
tráng cần ít nhưng vẫn đảm bảo mối dán. Ngược lại gỗ có khối lượng thể tích
nhỏ dẫn đến kết cấu trong gỗ lỏng lẻo do các tế bào mạch gỗ xếp không chặt
chẽ, khi gia công cho bề mặt thanh kém dẫn đến lượng keo tráng lớn.
* Độ ẩm gỗ:
Độ ẩm gỗ ảnh hưởng đến độ bền mối dán được xem xét ở hai khía cạnh là
ảnh hưởng tới khả năng thấm keo và biến dạng của thanh. Nếu độ ẩm thanh
khi dán ép quá lớn ( lớn hơn mức quy định ) sẽ làm giảm độ nhớt của keo,


10

làm cho keo dễ bị tràn ra và thẩm thấu vào gỗ khi ép. Vì vậy lượng keo trên
bề mặt thanh bị hạn chế làm chất lượng mối dán giảm. Ngược lại nếu độ ẩm
của thanh thấp khả năng hút dung môi của keo vào trong gỗ là rất lớn, làm
cho độ nhớt của keo tăng lên, khả năng dàn trải của màng keo không đều, liên
tục, làm giảm chất lượng mối dán.
Nếu độ ẩm của thanh ghép cao, trong quá trình sử dụng độ ẩm gỗ ghép
giảm, gỗ bị co rút dẫn đến hiện tượng biến dạng và màng keo bị bong tách.
Còn nếu độ ẩm quá thấp, gỗ ghép hút ẩm và giãn nở nhưng ảnh hưởng của
việc gỗ bị dãn nở đến mối dán ít nguy hiểm hơn so với co rút.
Vì thế thơng thường u cầu về độ ẩm thanh ghép 8-12%, chênh lệch độ
ẩm giữa các thanh phải trong khoảng 2-2.5%.
. Căn cứ vào đặc điểm của gỗ nguyên liệu;
. Căn cứ vào chỉ tiêu kỹ thuật của ván nhân tạo.
* Độ nhẵn bề mặt:

Theo thuyết dán dính, bề mặt vật dán càng phẳng và độ nhẵn càng cao thì
cường độ dán dính càng lớn. Vì vậy chất lượng mối dán là yếu tố quan trọng
ảnh hưởng tới chất lượng ván.
Nếu bề mặt các thanh thành phần có độ nhẵn bề mặt càng cao thì khả năng
bôi tráng keo càng dễ dàng, lượng keo tráng tiêu tốn ít, màng keo sẽ mỏng,
đều, liên tục. Chất lượng mối dán tốt khả năng chịu lực tăng cao. Ngược lại
nếu chất lượng bề mặt các thanh thấp, độ mấp mơ lớn, việc bơi tráng khó,
màng keo sẽ khơng mỏng, đều liên tục, làm giảm sự tiếp xúc giữa các thanh
do đó chất lượng mối dán giảm.
Căn cứ vào điều kiện thực tế của máy móc thiết bị, có thể chọn chất lượng
bề mặt thanh ghép ở  6 -  8 .
* Kích thƣớc thanh ghép:
Trong q trình sản xuất gỗ ghép quan hệ giữa chiều dài và chiều rộng
thanh ghép là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Sự thay đổi quan hệ
kích thước này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và giá thành


11

sản phẩm. Sở dĩ khi thay đổi kích thước thanh làm cho các tính chất vật lý, cơ
học của ván thay đổi bởi vì: gỗ là vật liệu dị hướng có các tính chất khác nhau
theo ba phương dọc thớ, xun tâm, tiếp tuyến. Chính vì sự khác nhau này đã
làm cho gỗ dễ bị cong vênh, dẫn tới các khuyết tật của sản phẩm. Do vậy đã
có một số cơng trình nghiên cứu về gỗ ghép, song việc xây dựng mối quan hệ
kích thước giữa chiều dày và chiều rộng thanh cịn chưa được nghiên cứu đầy
đủ. Kích thước chiều dày thanh thường được quyết định bởi chiều dày sản
phẩm, còn chiều rộng thanh phụ thuộc rất nhiều vào cấu tạo và tính chất của
gỗ, đặc biệt là chênh lệch co dãn giữa 2 chiều tiếp tuyến và xuyên tâm.
. Căn cứ vào cơ sở lý thuyết;
. Căn cứ vào đặc điểm nguyên liệu.

* Phƣơng pháp ghép:
Ngoài những yếu tố trên trong trường hợp ghép sử dụng phương pháp ghép
ngón độ bền mối dán phụ thuộc vào bề mặt tạo ngón ghép và các thơng số
kích thước của ngón ghép.
+ Ảnh hƣởng của phƣơng pháp ghép thanh theo chiều rộng:
Phương pháp sắp xếp các thanh thành phần có ảnh hưởng lớn đến tính ổn
định kích thước và khả năng biến dạng của ván trong quá trình sử dụng. Khi
tạo ván ghép thanh từ những thanh gỗ xẻ tiếp tuyến mà các vòng năm của
chúng lại sắp xếp đối xứng với nhau theo phương chiều rộng ván, thì ván tạo
ra ít cong vênh hơn, nhưng có nhược điểm là bề mặt ván có dạng sóng do sự
co rút của gỗ theo phương tiếp tuyến và phương xuyên tâm là khác nhau. Nếu
mặt tiếp tuyến với đường vòng năm của các thanh ghép vng góc với bề mặt
ván ghép thì ván tạo thành sẽ có bề mặt nhẵn và phẳng hơn. Loại ván như vậy
chỉ có thể tạo ra từ thanh ghép xẻ xuyên tâm. Tuy nhiên khi xẻ các thanh dạng
xuyên tâm tỷ lệ lợi dụng gỗ nhỏ hơn rất nhiều so với phương pháp xẻ tiếp
tuyến.
- Căn cứ vào cơ sở lý thuyết;


12

- Căn cứ vào mục tiêu sử dụng cho sản phẩm là đồ mộc thông dụng và hiệu
quả kinh tế;
- Căn cứ vào chỉ tiêu kỹ thuật của gỗ ghép chọn phương pháp các thanh ghép
có mặt tiếp tuyến với đường tròn vòng năm xếp đối xứng theo phương chiều
rộng ván.
+ Ảnh hƣởng của phƣơng pháp ghép theo chiều dài thanh thành phần:
Để nâng cao chất lượng lợi dụng gỗ, trong q trình gia cơng phải tiến
hành loại bỏ khuyết tật thanh ghép bằng phương pháp cắt ngắn.Việc nối ghép
các thanh ngắn này có thể thực hiện theo phương pháp tiếp xúc hoặc phương

pháp ghép ngón. Căn cứ mục tiêu của khoá luận là thực tiễn sản xuất nên chủ
yếu là sử dụng phương pháp nối ngón ( Finghe Joint ).
* Ảnh hƣởng của kích thƣớc bề mặt, ngón ghép.
+ Ảnh hƣởng của bề mặt tạo ngón ghép
Tuỳ theo mục đích sử dụng và yêu cầu của chất lượng sản phẩm mà ngón
ghép có thể theo phương chiều dày hoặc phương chiều rộng.
Nếu xét về khả năng chịu lực thì hai phương pháp này rất khác nhau độ bền
uốn tĩnh thì tạo ngón ghép theo chiều dày lớn hơn so với phương chiều rộng.
Sở dĩ tạo ngón ghép theo phương chiều rộng có độ bền uốn tĩnh nhỏ là do:
Khả năng chịu uốn theo phương tiếp tuyến nhỏ hơn phương xuyên tâm ( do
cấu tạo gỗ ). Mặt khác khả năng kéo đứt mối ghép theo phương chiều dày khó
hơn theo phương chiều rộng, vì khi tạo ngón ghép theo phương chiều dày là
phay theo chiều tiếp tuyến của gỗ, nó cho độ nhẵn bề mặt, khả năng liên kết
bằng keo dán tốt hơn khi tạo ngón ghép theo chiều rộng thanh. Ngồi ra khi
phay ngón theo chiều dày thanh cịn có một số ưu điểm sau: Bề mặt ngón
phẳng, nhẵn nên tạo được màng keo đều, liên tục, do đó lượng keo tráng giảm
áp suất ép nhỏ vì lượng ma sát trên các ngón ít.
Nhưng khi phay ngón theo chiều dày thanh cịn có một số nhược điểm như:
Nếu cùng một khối lượng sản phẩm thì khi phay ngón theo chiều dày sẽ mất
nhiều nguyên liệu hơn. Vì khi đó bề mặt ván phải gia cơng đi một lượng lớn


13

hơn so với ván có thanh ghép theo chiều rộng khi cùng một kích thuớc sản
phẩm. Phay ngón theo chiều dày khi gia cơng sản phẩm dễ bị bóc mặt tại vị trí
ngón.
Tuy nhiên khi phay ngón theo chiều dày nó cho một sản phẩm đẹp và có
chất lượng cao.
+ Ảnh hƣởng của kích thƣớc ngón:

l-Chiều dài ngón, mm;
p-Bước ngón, mm;
t- Bề rộng đỉnh ngón, mm;
α - Độ nghiêng của ngón.
+ Ảnh hƣởng của chiều dài ngón (l)
Dựa vào kích thước dao phay định hình ta có thể tạo được nhiều cấp chiều
dài ngón. Chiều dài ngón ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mối ghép và giá
thành sản phẩm.
Nếu ngón ngắn l= 7.5-10 mm khi gia cơng sẽ tận dụng được gỗ, phế liệu
ít, cơng cắt gọt thấp.
Nếu ngón có độ l =50-60mm, thì khi gia cơng cắt gọt lớn, phế liệu nhiều.
Loại ngón này chỉ phù hợp với loại gỗ có khối lượng thể tích lớn và độ bền cơ
học cao. Cịn loại gỗ có độ bền cơ học thấp, nhẹ xốp, chịu lực kém khi phay
có hiện tượng vỡ đầu. Vì vậy chọn chiều dài ngón hợp lí là rất quan trọng.
Căn cứ vào đặc điểm nguyên liệu, trong các đề tài thường sử dụng chiều dài
ngón l =7.5 - 10mm.
+ Ảnh hƣởng của bƣớc ngón (p)
Với cùng chiều dài ngón, nếu ngón lớn ( ngón thơ ) tổng diện tích tiếp
xúc thanh sẽ giảm dẫn đến cường độ dán dính của mối dán giảm. Nếu bước
ngón nhỏ số lượng ngón trên một đơn vị chiều rộng thanh lớn, làm cho tổng
diện tích tiếp xúc tăng lên độ lớn của bước răng phụ thuộc vào loại gỗ và
chiều dài ngón. Các loại gỗ có khối lượng thể tích 0.3- 0.7g/cm3 thì phụ thuộc
bước ngón và chiều dài ngón tuân theo bảng sau:


14

Bảng 2.1 Bƣớc ngón và chiều dài ngón
L(mm)


P(mm)

7.5
P=l/2.5

10
P=l/3

24
P=l/3.5

L<35

P=l/4

+ ảnh hƣởng của độ lớn đỉnh ngón (t)
Như ta đã biết, dạng ngón trong mối ghép đầu dạng ngón thường rất mảnh.
Vì vậy khi phay hoặc vận chuyển rất dễ vỡ đầu ngón, để khắc phục hiện
tượng này ngón được phay bao giờ cũng tồn tại độ rộng đỉnh ngón t. Độ rộng
đỉnh ngón t chủ yếu phụ thuộc vào loại gỗ. Gỗ càng nhẹ, xốp, độ bền cơ học
thấp độ rộng đỉnh ngón lớn và ngược lại.
+ ảnh hƣởng của góc đỉnh ngón (α )
Góc đỉnh ngón là góc nhọn tạo bởi mặt phẳng cạnh ngón và mặt phẳng
song song với chiều dọc thanh. Khi cố định dạng ngón thì góc ở đỉnh phụ
thuộc vào chiều dài ngón và bước ngón α=f(l,p).
Trong sản xuất người ta thường sử dụng những dạng ngón có góc ở
đỉnh là:


α=5-10o.

2.2.3.2. Ảnh hƣởng của chất kết dính
* Loại keo:
Với mỗi loại keo khác nhau có thời gian đóng rắn khác nhau, do vậy thời
gian duy trì áp suất ép max cũng khác nhau. Mỗi loại keo có khoảng thời
gian đóng rắn thích hợp vì vậy ta cần lựa chọn keo hợp lí để nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm.
* Lƣợng keo:
Độ bền mối dán phụ thuộc rất nhiều vào lượng keo tráng khi thực hiện
quá trình dán ép. Nếu lượng keo tráng trên một diện tích bề mặt q ít thì khả
năng dàn trải màng keo không đều, không liên tục làm cho chất lượng mối


15

dán kém. Nếu lượng keo tráng quá nhiều làm cho màng keo dày, sinh ra nội
ứng suất trong màng keo khi đã đóng rắn. Khi dán ép keo sẽ bị tràn ra ngồi,
gây lãng phí keo làm tăng giá thành sản phẩm lên đáng kể. Theo một số cơng
trình nghiên cứu trước đây và tài liệu tham khảo thì lượng keo tráng thích hợp
cho gỗ ghép từ 150-250 g/m2.
2.2.3.3. Ảnh hƣởng của chế độ dán ép
Chế độ dán ép được đặc trưng bởi 3 thông số: áp suất, thời gian, nhiệt độ.
Các thông số này lựa chọn căn cứ vào: loại gỗ, loại keo. Nếu gỗ cứng cần áp
suất ép lớn, thời gian ép lâu, nhiệt độ lớn. Ngược lại với gỗ mềm cần áp suất
ép nhỏ, thời gian ép ngắn, nhiệt độ thấp.
* Ảnh hƣởng của áp suất ép:
Trong sản xuất gỗ ghép áp suất ép đóng vai trị định hình sản phẩm cịn làm
tăng khả năng tiếp xúc giữa bề mặt vật dán. Theo lý thuyết dán dính khi bề

mặt vật dán phẳng nhẵn, khả năng dàn trải đều của màng keo lớn thì lực ép
khơng đáng kể, trong thực tế khi gia công không thể thực hiện đến độ phẳng lí
tưởng. Vì vậy, cần phải chọn ra một trị số áp suất đủ lớn, để làm tăng khả
năng tiếp xúc giữa các bề mặt thanh ghép là tốt nhất mà không phá hủy vật
dán. Nhưng áp suất đó khơng được q lớn sẽ gây nên hiện tượng tràn keo ra
ngồi làm mất tính liên tục của màng keo, lượng keo tráng không đảm bảo
ảnh hưởng đến chất lượng mối dán.
Trong sản xuất gỗ ghép cần phải có lực tác dụng theo 2 phương lực ép theo
phương ngang ( ván ghép theo chiều rộng ) có vai trị tạo ra sự tiếp xúc tốt
nhất cho vật dán. Lực ép theo phương đứng có tác dụng ổn định bề mặt ván
khơng cho nó biến dạng trong q trình ép ván.
Cịn lực ép dọc (ghép theo chiều dài thanh) có tác dụng ghép nối các
thanh ngắn để được kích thước thanh dài công nghệ mà vẫn đảm bảo cường
độ và thẩm mĩ.


16

Nếu áp suất ép nhỏ thì sự tiếp xúc giữa vật dán kém, do đó cường độ
dán dính giảm dẫn tới ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vậy trị số áp suất
là một hàm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
* Ảnh hƣởng của thời gian ép
Thời gian ép là thời gian duy trì ván trong máy ép để thu được cường độ
dán dính của sản phẩm là tốt nhất. Thời gian ép chủ yếu quan tâm đến thời
gian duy trì áp suất ép max.
Thời gian duy trì áp suất ép max phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương
pháp ép, loại gỗ, độ ẩm, loại keo, nhiệt độ ép ….
Gỗ mềm, nhẹ keo dễ đóng rắn, thời gian ép nhanh hơn so với gỗ cứng
Phương pháp ép nhiệt độ cao ( ép nhiệt), thời gian ép ngắn hơn phương
pháp ép nhiệt độ thấp ( ép nguội ).

Độ ẩm thanh ghép lớn, keo khó đóng rắn, thời gian ép dài hơn so với các
thanh có độ ẩm nhỏ.
Với mỗi loại keo khác nhau có thời gian đóng rắn khác nhau, do vậy thời
gian duy trì áp suất ép cũng khác nhau.
* Ảnh hƣởng của nhiệt độ ép
Nhiệt độ ép có vai trị làm tăng khả năng dàn trải keo, giảm thời gian đóng
rắn của keo đồng thời cải thiện vấn đề tiếp xúc giữa các bề mặt vật dán. Do ép
ván ở nhiệt độ cao gỗ được mềm hóa là cho khả năng tiếp xúc giữa các bề mặt
vật dán tăng, độ nhớt của keo giảm làm cho khả năng dàn trải của keo tăng.
Nhưng nếu nhiệt độ ép cao quá độ nhớt của keo giảm quá nhanh, tăng khả
năng thấm sâu của keo vào trong gỗ, màng keo dễ bị gián đoạn, độ bền mối
dán giảm. Nếu nhiệt độ ép quá thấp khả năng dàn trải keo giảm làm cho màng
keo đóng rắn kém, dễ gây gián đoạn cho màng keo, hở mạch keo, thời gian ép
lâu.


17

CHƢƠNG III
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA CƠNG TY
1.Giới thiệu
Cơng ty TNHH Hồn Cầu II là một trong nhưng cơng ty đi đầu về sản xuất
đồ nội thất chất lượng cao, phục vụ cuộc sống hàng ngày của tất cả mọi
người. Đến với cơng ty bạn có thể nhìn ngắm các đồ nội thất từ sản phẩm
dùng trong nhà cho đến sản phẩm sử dụng ngoài trời, từ hàng cao cấp cho đến
hàng phổ thơng. Tại đây ln có 1 đội ngũ thiết kế sản phẩm do vậy bạn
không bao giờ phải lo lắng sản phẩm bị trùng lặp giữa các công ty với nhau,
mỗi loại sản phẩm đều mang một kiểu dáng riêng có thể làm thỏa mãn bất kỳ
một gu thẩm mĩ của bất kỳ khách hàng nào. Ngoài kiểu dáng và chủng loại
sản phẩm đa dạng và phong phú thì tại đây cơng ty đã sử dụng rất thành công

công nghệ sơn PU cho công việc trang sức sản phẩm, tạo ra cho sản phẩm
một màu sắc đẹp, hài hòa, độ bền ổn định và hơn thế nữa là cơng tác phục vụ
tốt nhất có thể các u cầu của khách hàng. Chính vì tất cả những ưu điểm
trên đã giúp thương hiệu Hồn Cầu II có được chỗ đứng trên thị truờng đến
ngày hôm nay. Bên cạnh đó Hồn Cầu II cịn chủ động đổi mới cơng nghệ,
kết hợp công nghệ mới trong sản xuất, chắc chắn sẽ đáp ứng tốt mọi nhu cầu
của khách hàng.
+ Địa chỉ : Showroom trưng bày sản phẩm tại 411 đường Kim Mã – Hà Nội
Nhà máy sản xuất hiện tại: khu công nghiệp An Khánh, km số 9
+ Các loại hình sản phẩm của cơng ty: Khá đa dạng với nhiều chủng loại:
- Đồ nội thất sử dụng trong phòng khách: bàn, ghế, tủ, giá kê, ….
- Đồ nội thất dùng trong phòng ăn: tủ bếp, bàn ăn ….
- Đồ nội thất dùng trong phòng ngủ: giường, tủ trang điểm, ….
- Đồ sử dụng trong xây dựng ,kiến trúc như: cánh cửa nhà trung cư, cửa sổ,
cửa vệ sinh,….
- Ván sàn được làm từ nhiều loại gỗ khác nhau.


18

+ Các sản phẩm ở trên chủ yếu được sản xuất dựa trên ngun liệu chính từ
hai dây truyền cơng nghệ của công ty:
- Công nghệ sản xuất ván ghép thanh.
- Công nghệ sản xuất ván lạng gỗ.
2. Cơ cấu tổ chức của cơng ty TNHH Hồn Cầu II
Ban Giám Đốc
-TGĐ : Nguyễn Trọng Danh
-PGĐ : Nguyễn Thanh Tùng

P.thiết kế sản

phẩm

P. hành chính
tổng hợp

P. kế tốn

Xí Nghiệp
1. Quản đốc kiêm trưởng phòng
2. Bộ phận KCS : - gỗ
- sơn
3. Cán bộ : - kỹ thuật
- vật tư
- cơ điện
- vận tải

Kho
NVL

Sấy
gỗ

Mộc
máy

Lắp
Hồn
Thành
ráp
thiện

phẩm
,lắp
đặt
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơng ty

Lắp
đặt
cơng
trình


19

Mat bang tong the phan xƣong hoan cau


20

3. Tình hình sản xuất của cơng ty hiện tại.
+ Các loại sản phẩm công ty đang sản xuất chủ yếu là:
- Sản xuất các sản phẩm nội thất cao cấp.
- sản xuất lắp ráp 1831 bộ cửa cho khu chung cư Nam Thang Long –Hà Nội.
- Làm tủ bếp cho siêu thị Vincom.
- Làm ván sàn.
+ Hiện tại công ty sử dụng dây truyền sản xuất ván ghép thanh, dây truyền
sản xuất ván lạng gỗ làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất đồ nội thất.
- Dây truyền sản xuất ván ghép thanh của công ty sản xuất ván ghép thanh
nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho việc sản xuất cửa của chung cư, và sẽ được
giới thiệu ở chương sau.
- Dây truyền sản xuất ván lạng gỗ thì sản xuất ra nguyên liệu ván lạng, đã và

đang được sử dụng vào sản xuất tủ bếp và đồ nội thất cao cấp.
+ Từ trước tới nay để đáp ứng u cầu sản xuất đồ nội thất thì cơng ty phải
mua nguyên liệu từ ngoài về, cụ thể là phải mua ván nền để phục vụ quá trình
sản xuất:
- Ván MDF với kích thước: 2440*1220*3, mm
2440*1220*5, mm
2440*1220*7, mm
- Ván dăm loại 3 lớp , 5 lớp với kích thước: 2440*1220*3, mm
2440*1220*5, mm
2440*1220*7, mm
- Ván dán loại 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp với kích thước: 2440*1220*3, mm
2440*1220*5, mm
. Ván lạng gỗ với kích thước: 2440*1220*3, mm
2440*1220*2.5, mm.
+Sơ đồ cơng nghệ sản xuất ván lạng:
Hiện tại công ty đã và đang sản xuất ván lạng gỗ phục vụ nguyên liệu cho
việc sản xuất đồ nội thất. Công nghệ sản xuất ván lạng chủ yếu theo hai sơ đồ
công nghệ:


21

Sơ đồ 1: Được sản xuất từ trước đến nay

Các điều kiện
ép(p;t;To)
Ván
lạng

Xén cạnh


Quá trình
dán ép

Chà nhám

Ván nền
(tiêu chuẩn)

Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ sản xuất ván lạng 01
Sơ đồ 2: Hiện đang được đầu tư về mặt trang thiết bị máy móc cơng nghệ
và sẽ đi vào sản xuất hàng loạt trong thời gian gần nhất.

Gỗ xẻ

Luộc gỗ

Lạng
ván

Sấy ván
lạng

Các điều kiện
ép (p; t; to)
Ván nền :theo quy
cách
- Ván dán
- Ván dăm
- Ván MDF


Hình3.3. Sơ đồ cơng nghệ sản xuất ván lạng 02

Xén và
khâu ván
lạng

Quá trình dán
ép

Xén cạnh

Chà
nhám


22

Mat bang phan xƣơng ván lạng


23

* Nhận xét :
Hiện tại công ty đã lắp đặt và đang chạy thử dây truyền sản xuất ván lạng
hoàn chỉnh theo sơ đồ 02 hình 3.3 và đây chính là một bước đột phá lớn, cho
hiệu quả cao trong việc tạo ra nguyên liệu cho sản xuất đồ nội thất của công
ty.
4. Định hƣớng sản xuất của công ty.
Công ty đã và đang bước từng bước đi lớn trong quy mơ sản xuất của mình

cụ thể với một vài định hướng sản xuất của công ty:
+ Mở rộng quy mô sản xuất
Công ty hiện tại đang hoạt động trong một nhà máy với diện tích tương đối
nhỏ tại km số 9, cụm cơng nghiệp An Khánh. Chính vì vậy để nâng cao hiệu
quả sản xuất cũng như năng suất sản phẩm cung cấp ra thị trường thì cơng ty
đã chuyển đổi mở rộng phương thức sản xuất:
- Công ty đã và đang xây dựng một nhà máy sản xuất ván nhân tạo trên Yên
Bái, nơi mà sẽ cung cấp một lượng gỗ rừng trồng lớn phục vụ quá trình sản
xuất của công ty, hơn thế nữa mai sau trên đây cũng chính là nơi cung cấp ván
nền cho cơng ty.
. Dây truyên sản xuất ván dăm ( OKAN), Công suất: 5000m3/năm.
. Dây truyền sản xuất ván ghép thanh,
. Dây truyền sản xuất ván dán,
Địa chỉ: công ty Đông Thái Dương, Km 2 đường Lý Đạo Thành - TpYên
Bái.
- Việc chuyển đổi di chuyển nhà máy Hoàn Cầu II tại cụm công nghiệp An
Khánh về một địa điểm với diện tích 5 ha tại Miếu Mơn – Hịa bình và đây
chính là vị trí chính thức sản xuất của cơng ty sau này. Điều này càng chứng
minh cho việc mở rộng sản xuất của công ty sẽ đạt được những thành tựu lớn
sau này.


24

+ Phát triển sản xuất ván nhân tạo
Nhận thấy rõ được lợi ích của việc sử dụng nguyên liệu ván nhân tạo hiện
nay và mai sau do vậy việc phát triển sản xuất ván nhân tạo đã là một chủ
trương lớn của cơng ty hiện nay.
Tình hình sản xuất ván nhân tạo của công ty hiện tại chỉ dừng lại tại công
nghệ sản xuất ván ghép thanh, công nghệ sản xuất ván lạng gỗ. Tuy nhiên

việc mở rộng quy mô sản xuất và việc đưa thêm dây truyền công nghệ sản
xuất ván dăm, ván dán vào sản xuất sau này càng chứng minh rằng định
hướng của công ty là đặc biệt phát triển sản xuất ván nhân tạo. Việc áp dụng
thêm các dây truyền sản xuất ván nhân tạo sẽ đưa Hồn Cầu II đang từ 1 cơng
ty phải sử dụng ván nền mua bên ngồi phục vụ q trình sản xuất, chuyển
hẳn sang việc tự mình sản xuất ra ván nền cung cấp nguyên liệu cho chính
dây truyền sản xuất đồ nội thất của mình, và hơn thế nữa là để hồn thiện q
trình sản xuất của cơng ty. Đây là một trong những hướng đi đúng đắn của
công ty và có thể nhận thấy rõ một điều là cơng ty Hồn Cầu II đang từng
bước khẳng định mình trong ngành công nghiệp chế biến gỗ của nước ta.


×