Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Thiết kế nội thất phòng khách cho một căn hộ chung cư cao cấp được lựa chọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.01 KB, 40 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, ở Việt Nam tình trạng dân cư tập trung đông đúc tại các
thành phố lớn, các đơ thị đã gây ra tình trạng thiếu đất và nhà ở. Đây là vấn đề
lo ngại mà các cơ quan chức năng đang tìm cách giải quyết. Và để khắc phục
tình trạng trên, nhiều khu đơ thị, khu chung cư đầy đủ tiện nghi, có thể đáp
ứng nhu cầu hiện tại, giúp nhà nước giải quyết mối lo trước mắt, đang dần
dần mọc lên.
Các loại chung cư từ hạng I (cao cấp), đến chung cư bình dân (hạng IV)
đáp ứng sự lựa chọn cho nhiều tầng lớp trong xã hội.
Việc xây dựng các khu chung cư mới là cần thiết, và cơng việc trang trí
nội thất cho các căn hộ trong đó lại càng thiết thực hơn.
Trước tiên, ta phải khảng đinh rằng thiết kế nội thất là yêu cầu tất yếu
của mọi cơng trình kiến trúc. Từ cơng trình phục vụ các hoạt động xã hội, đến
cơng trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt cua con người (bao gồm nhà ở, khu vui
chơi giải trí, cơng viên, …) đều cần được trang tri một cách hoàn mỹ. Sự phát
triển của nền kinh tế đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của con người
được nâng lên, nhu cầu hưởng thụ của con người ngay một cao. Việc làm đẹp
cho ngơi nhà của mình là mong muốn hàng đầu của mỗi người.
Việc trang trí nội thất đẹp sẽ nâng cao giá trị của các căn hộ và tạo lợi
thế về giá bán trên thị trường, mang lại lới ích kinh tế cho nhà đầu tư. Mặt
khác lại làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần cho người sử dụng.
Có nhiều căn hộ chung cư đã được thiết kế nội thất, nhưng trong quá
trình sử dụng, do thiết kế đã lỗi thời hay chủ nhà muốn thay đổi, làm mới cho
căn nhà của mình cũng đã tìm tới các nhà thiết kế, để được tư vấn và làm đẹp
cho tổ ấm của mình.
Xuất phát từ những vấn đề trên và được sự đồng ý của khoa Chế biến
Lâm sản, tơi thực hiện nghiên cứu khố luận tốt nghiệp với đề tài:
“ Thiết kế nội thất phòng khách cho một căn hộ chung cư cao cấp
được lựa chọn”.
1



Chương I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Mục tiêu của đề tài
- Thiết kế được khơng gian nội thất phịng khách cho một căn hộ chung
cư cao cấp theo yêu cầu cụ thể.
- Hồn thiện tư liệu thiết kế thi cơng cho mộ số đồ mộc nội thất chủ yếu
trong phòng khách được thiết kế.
1.2. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lí luận và thực tiễn.
- Xác lập yêu cầu và phương án thiết kế.
- Thiết kế hình thức khơng gian phịng khách.
- Thiết kế thi công yếu tố nội thất trọng điểm ( một số sản phẩm đồ gỗ
nội thât).
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu thực tiễn về trang trí nội thất được thực hiện tại một số khu
chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Thiết kế nội thất phòng khách cho căn hộ chung cư cao cấp đã chọn
theo yêu cầu giả định cụ thể.
- Thiết kế thi công cho hai sản phẩm đồ mộc trọng điểm là: bàn phòng
khách và kệ ti vi theo yêu cầu lựa chọn.
1.4. Phương pháp nghên cứu
- Phương pháp thư viện.
- Phương pháp kế thừa kinh nghiệm thực tế.
- Phương pháp thiết kế sáng tạo, tư duy logic.

2


Chương II

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn về thiết kế nội thất
2.1.1 Cơ sở lí luận cho thiết kế nội thất phịng khách
a) Kiến trúc là gì?
Kiến trúc là cơng trình xây dựng, là môi trường không gian do con người
tạo ra để cư trú, sinh hoạt. Kiến trúc phải phù hợp u cầu sử dụng, bền vững
đồng thời thơng qua hình thức bên nồi để truyền đạt tư tưởng , tình cảm và
kinh nghiệm cảm thụ.
b) Thiết kế nội thất là gì?
Thiết kế nội thất là thiết kế mơi trường khơng gian bên trong cơng trình
kiến trúc với mục đích thỗ mãn yêu cầu về vật chất và tinh thần của con
người. Thiết kế nội thất là một bộ phận không thể tách rời của thiết kế kiến
trúc. Tuy nhiên, thông thường thiết kế nội thất được nhiều người hiểu như là
sắp đặt, trang trí nhà hay trang trí nội thất.
c) Trang trí nội thất là gì?
Khi các cơng trình kiến trúc hình thành xác lập nên những khơng gian có
mối quan hệ tương đối với nhau được gọi là không gian kiến trúc. Trong các
mối quan hệ ấy có mối quan hệ giữa không gian kiến trúc bên trong và khơng
gian kiến trúc bên ngồi. Khơng gian kiến trúc bên ngồi, sau khi hồn thiện
cơng trình được gọi là khơng gian ngoại thất. Cịn phần khơng gian kiến trúc
bên trong sau khi hồn thiện được gọi là khơng gian nội thất.
Cơng việc hồn thiện khơng gian kiến trúc bên trong đưa cơng trình vào
sử dụng được gọi là trang trí nội thất. Trang trí nội thất có thể là sắp đặt các
đồ đạc trong phịng, có thể là sơn hồn thiện một bề mặt hay gắn lên đó
những hoạ tiết, hoa văn trang trí. Trang trí nội thất cũng có thể là đưa vào đó
một lọ hoa, một chậu cây cảnh. Song nhìn chung những cơng việc như vậy
đều được gọi là trang trí nội thất, mặc dù mức độ cơng việc có thể là khác
nhau rất xa về độ phức tạp. Trang trí nội thất ln hướng tới mục tiêu là làm
3



đẹp khơng gian kiến trúc bên trong của cơng trình, cho dù đôi lúc hiệu quả
của việc thiết kế không được như mong muốn.
Tóm lại: Trang trí nội thất là việc tổ chức tất cả sản phẩm của mỹ thuật
ứng dụng vào trong không gian, sao cho không gian hài hòa về tổng thể, bố
cục, màu sắc, ánh sáng và tính cơng năng cao. Những yếu tố cần thiết cho một
khơng gian nội thất: Cơng năng, ích dụng, thẩm mỹ.
d) Các bước và nội dung thiết kế nội thất
Nhìn chung, thiết kế nội thất được thực hiện theo các bước sau:
- Thu thập thông tin làm cơ sở thiết kế.
- Xây dựng và lựa chọn phương án thiết kế.
- Trình bày bản vẽ và thuyết minh, đánh giá thiết kế.
- Lập kế hoạch thi công và nghiệm thu.
e) Các qui t c

l nghệ thuật trong thiết kế nội thất

- Đối lập và Thống nhất
- Chủ yếu và phụ thuộc
-Thăng bằng và ổn định
- Đối lập và sai biệt (Tương phản)
- Hài hồ và vận luật
- Tỷ lệ và kích thước
f) Màu s c, ánh sang và chất liệu trong nội thất phòng khách
- Màu sắc:
Màu sắc là hiện tượng vật lý mà mắt chúng ta thấy được. Màu sắc luôn
tác động đến cuộc sống của chúng ta. Màu sắc có ngơn ngữ riêng của nó mà
chúng ta phải tự cảm nhận. Màu sắc có sức mạnh làm tâm hồn chúng ta rung
động.
Màu sắc có ảnh hưởng đến tâm sinh lý con người bởi vì mỗi màu có một

"nhiệt độ" riêng. Các màu đỏ, cam, vàngcó tính cách nóng ấm và động.Những
cái gì ở trên nền màu này đều có khuynh hứơng xáp lại gần nhau. Các màu
này được gọi là màu tiến vì chúng tạo cảm tửơng ta gần hơn so với vị trí của
4


chúng. Ðặc tính này đưa đến hai kết quả song song : đồ đạc bọc nệm màu đỏ
rực làm tăng kích thước của chúng. Nhưng các bức từơng đều sơn đỏ thì lại
làm cho phịng bớt rộng đi vì các từơng sẽ có khuynh hướng tiến lại gần nhau,
thành thử phịng trơng như bị thu hẹp lại.
Màu xanh duơng, xanh lục và tím có tính cách lạnh và tĩnh vì chúng có
vẻ xa ta hơn so với vị trí thực của chúng, chúng được coi là màu thoái. Chúng
làm giảm kích thước của đồ đạc nhưng làm tăng kích thuớc của phịng.
Một căn phịng q lạnh lẽo có thể làm nóng ấm lên bằng các từơng màu
vàng, thảm màu nâu và giừơng ghế bọc nệm màu cam.
Chính vì những tác động đến tâm lý con nguời như thế, màu sắc được sử
dụng sẽ thể hiện tính cách của chủ nhà. Nếu công việc thuờng ngày của bạn là
tĩnh lặng và buồn tẻ thì căn phịng được thiết kế với những màu sắc sôi nổi,
mạnh mẽ như một mong muốn giải thốt. Trong truờng hợp mơi truờng làm
việc của bạn q sôi nổi và ồn ào căng thẳng, màu xanh sẽ có tác dụng cân
bằng tâm lý ấy và bạn sẽ nhẹ nhàng thanh thản.
Còn nếu việc cố ý tạo ra các màu sắc nhu thế trong trang hồng nhà cửa
khơng vì mục đích giải tỏa áp lực cơng việc hàng ngày hẳn chủ nhân là con
người có cá tính như những "ẩn dụ" do màu sắc mang lại.
Màu sắc trong nội thất phòng khách:
nên chọn màu tường là màu lục nhạt, màu vàng cam nhạt, màu hồng nhạt
kết hợp với màu của vật dụng chính cần làm nổi bật như tranh treo tường, bộ
sưu tập... Tường và trần cần thiết phải sáng hơn nền cho ta cảm giác phịng
thêm thống hơn. Màu của rèm cửa nên đậm hơn một "tông" với màu tường,
và một vài đồ đạc nhỏ (chậu hoa, sách, tượng, đồ chơi..) có thể điểm bằng

màu gần như ngun gốc khơng pha. Ví dụ tuờng màu vàng cam nhạt thì trần
có thể trắng, màn cửa màu kem, bàn ghế màu nâu hoặc màu cà phê hay màu
xanh lá cây đậm, tượng lọ và bình trang trí màu đỏ hoặc xanh lá chuối non
hay màu tím.
Màu sắc được phân thành 8 loại:
5


- Màu nóng
- Màu lạnh
- Màu ấm
- Màu mát
- Màu sáng
- Màu sậm
- Màu nhạt
- Màu tươi
- Ánh sáng:
Phòng khách thường là nơi sinh hoạt chung của các thành viên trong gia
đình và giữa chủ nhà với khách nên cần một khơng gian gợi mở. Vì thế, ánh
sáng trong phịng tận dụng được nguồn sáng tự nhiên càng nhiều càng tốt.
Nếu phịng khách nằm ngay tầng một, có thể dùng kính thay cho những bức
tường kín mít. Phịng khách nhìn ra hướng vườn, khơng gian trong suốt của
kính sẽ tạo nên sự giao hòa giữa thiên nhiên và nhà ở, ngồi trong nhà nhưng
cảm giác như đang ngồi chơi giữa vườn có mái che.
Bố trí nguồn sáng cho phịng khách bằng ánh sáng điện vào buổi tối cũng
rất cần thiết. Khi dùng nguồn sáng điện, phải tạo được khơng khí ấm cúng,
gần gũi. Đèn chính của phịng khách rộng nên là những loại đèn mang đến sự
sang trọng, chẳng hạn như đèn chùm. Nếu khơng gian phịng khách theo
phong cách cổ một chút nên dùng ánh sáng gián tiếp hơn là trực tiếp. Các đèn
tuýp có thể được giấu trên trần hắt xuống, đèn hắt treo ở tường hắt ngược lên

trần. Ánh sáng gián tiếp sẽ tạo cảm giác chan hịa, thoải mái và khơng bị chói
mắt, đặc biệt khi xem TV. Tường có thể dùng đèn trang trí để chiếu sáng phụ
cho các phòng rộng.
Xu hướng hiện nay là trang trí ánh sáng bằng các đèn điện mà khơng lộ
ra bóng đèn. Dùng đèn âm trần, âm tường tạo ra nguồn sáng trang trí từng góc
có chủ định.

6


Đối với các loại đèn âm trần thường bố trí các loại đèn bóng trịn,
halogen, neon, compact để cho một ánh sáng nền vừa phải. Gian phịng khách
có sofa màu ấm hay sáng nên dùng những cây đèn nhỏ chiếu sáng từng góc để
tạo nên sự ấm cúng. Nếu tường sơn sáng màu và có lắp gương lớn thì khơng
cần mắc nhiều bóng đèn. Khơng nên lạm dụng q nhiều đèn trong phịng
khách. Chỉ nên bố trí khoảng 2 đến 3 loại ánh sáng khác nhau.
- Chất liệu:
Vật liệu (chất liệu) có khả năng ảnh hưởng đến con người qua các giác
quan. Màu sắc tác động lên thị giác, các bề mặt vật liệu tác động lên khứu
giác… Bất kỳ một thực thể nào đều có mang trong mình một tính năng nhất
định, nếu được bố trí hài hịa.
Chọn vật liệu nội thất theo phong thủy:
+ Năng lượng:
Mỗi loại vật liệu xung quanh cuộc sống của chúng ta đều chứa đựng một
năng lượng riêng. Thuật Phong thủy quan niệm mọi vật chất đều mang những
tính chất của ngũ hành. Chúng ảnh hưởng tới khí của khu vực chúng ta đang
sống.
Những vật liệu có bề mặt sáng bóng như nhơm, kính mang tính dương,
giúp khí di chuyển nhanh hơn. Ngược lại, bề mặt nhám, thơ, sậm lại có tác
dụng làm chậm dịng khí. Do vậy, đối với khu vực cần sự năng động như

phòng làm việc, phòng khách, sử dụng chất liệu hiện đại như nhơm, inox…
mang tính dương là sự lựa chọn phù hợp.
Phòng khách và phòng ăn với vật liệu và đồ trang trí nội thất hiện đại.
Ngược lại, với những căn phòng hay khu vực cần tới sự n tĩnh, thư thái
như phịng ngủ, phịng giải trí, nên sử dụng các vật liệu mang tính âm, xuất xứ
từ thiên nhiên như gỗ, mây, tre, lục bình… Những vật liệu này sẽ cho bạn
cảm giác tĩnh tâm, yên bình và tốt cho sức khỏe.
Các vật liệu xuất xứ từ thiên nhiên mang lại cảm giác yên lành và ấm
cúng cho phòng ngủ.
7


+ Khí:
Gỗ thuộc hành Mộc. Các loại gỗ có bề mặt nhẵn bóng sẽ giúp khí lưu
chuyển nhanh, nên dùng lát sàn nhà.
Sàn gỗ là một trong những vật liệu dùng cho nội thất được ưa chuộng
thời gian gần đây.
Các loại đá ốp tường thuộc hành Thổ. Chúng mang lại cảm giác vững
chắc, thích hợp để lát cầu thang, mặt bếp nấu. Thép, inox có bề mặt bóng sẽ
làm tăng tốc độ lưu chuyển khí. Nên dùng kim loại cho khu vực ứ đọng như
bếp hoặc nhà tắm.
Bếp và phòng tắm với những vật liệu đá ốp lát và inox có độ bóng sáng
làm tăng sự thống đãng sạch sẽ.
g) Các yếu tố của không gian nội thất
Các yếu tố cấu thành nội thất kiến trúc
- sàn;
- Trần;
- Tường;
- Cột và kèo;
- Cầu thang;

- Cửa, cửa sổ và rèm
Các yếu tố liên quan thiết bị trong nội thất
- Ánh sáng tự nhiên;
- Chiếu sáng nhân tạo;
- Nước;
- Thơng gió;
- Âm thanh;
Các yếu tố giao thông nội thất:
- Hành lang
- Ban công
- Lối đi lại
8


Các yếu tố đồ đạc nội thất: Bàn, ghế tủ, kệ, vật dụng trang trí …
h) Các yếu tố của thiết kế nghệ thuật trong khơng gian nội thất
- Hình thức;
- Màu sắc;
- Chất liệu;
- Ấnh sáng.
i) Nội dung thiết kế
Thiết kế mơi trường khơng gian:
- Thiết kế hình tượng khơng gian: là thiết kế hình thức khơng gian tổng
thể;
- Thiết kế hệ thống thiết bị môi trường.
Thiết kế điều chỉnh:
- Kết cấu khơng gian
- Màu sắc
- Cấu hình khơng gian
Thiết kế đồ mộc hay vật dụng:

- Trong giới hạn khơng gian đã điều chỉnh( tranh, vật trang trí).
- Các vật dụng (đồ mộc).
k) Biểu diễn thiết kế
- Mặt bằng mô tả kết cấu nội thất bản vẽ các mặt tường và bản vẽ mặt
trần.
- Hình phối cảnh: mơ tả hình tượng khơng gian theo thấu thị có hiệu quả
cảm nhận về hình, màu, chất liệu, ánh sáng.
l) Kích thước khơng gian
- Kích thước cơng năng
- Kích thước tâm lý
m) Yếu tố con người trong nội thất phòng khách
Các bộ phận cấu thành nên không gian nội thất được gọi là các yếu tố nội
thất. Các yếu tố này có tác dụng giới hạn khơng gian, tơ điểm bài trí không
9


gian hay thực hiện một chức năng sử dụng nào đó của khơng gian nội thất.
Tất cả các yếu tố như: sàn, trần, tường, cầu thang, cửa đi lại và cửa sổ, các đồ
đạc, vật dụng trang trí...trong phịng đều được coi là các yếu tố của nội thất.
Con người cũng là một yếu tố nội thất đặc biệt trong không gian nội thất.
Yếu tố con người chi phối mọi yếu tố khác trong không gian nội thất.
Yêu cầu đối với khơng gian nội thất phịng khách của căn hộ chung cư
cao cấp:
Yêu cầu đối với nội thất phòng khách nhìn chung là phải tạo ra được cảm
giác khơng khí đúng theo ý đồ của chủ nhân, nó có thể là sự hồ nhã, thân
thiện, ấm cúng, hay cũng có thể là sự khuyếch trương thanh thế, đề cao vị thế
của chủ nhà...
Trong các loại phịng khách gia đình thơng thường thì khơng gian phịng
khách địi hỏi sự ơn hồ, ổn định, gần gũi chứ ít khi cần khơng khí xã giao, xa
cách, song mức độ thân thiện của nó vẫn ẩn chứa một sự phân biệt chủ,

khách. Đây là một vấn đề tương đối khó trong trang trí khơng gian nội thất
phịng khách.
Chức năng chính của phịng khách là tiếp khách, khách lại có nhiều loại
với nhiều mức độ thân mật khác nhau, bởi vậy tính linh hoạt của khơng gian
là hết sức cần thiết để có thể ứng xử với mọi người.
Với chức năng chính là tiếp khách thỉ tối thiểu, phịng khách phải có một
bộ phận khơng gian cho chủ và khách an toạ, đàm phán. Nơi đó chính là nơi
kê đặt bàn ghế tiếp khách của phịng. Bình đẳng chủ khách vốn là tư chất, cốt
cách của người Phương Đông, nên bàn ghế tiếp khách trong phịng khách gia
đình thường khơng có sự phân biệt, khác nhau.

10


2.1.2 Một số hình ảnh thực tế về nội thất phòng kháh tại một số khu
chung cư cao cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội

Hình 1: Nội thất phịng khách nhà - P 707 tòa nhà CT2B
khu chung cư Xa La - Hà Nội

Hình 2: Nội thất căn hộ chung cư nhà- P702 - CT1A - DN2
Khu đô thị Mỹ Đình 2, Từ Liêm, Hà Nội

Hình 3: Chung cư N09B1, Dịch Vọng, Hà Nội
11


Hình 4: Chung cư 34 Lê Văn Lương, Hà Nội

Hình 6: Chung cư cao cấp Mandarin arden Đông Nam Trần Duy Hưng và Trung Hồ Nhân Chính


Hình 7: Nhà chung cư Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội

12


2.2 Cơ sở lí luận và thực tiễn về thiết kế sản phẩm mộc
2.2.1 Cơ sở l luận về thiết kế sản phẩm mộc
a) Khái niệm về thiết kế sản phẩm mộc
Thiết kế sản phẩm mộc là tiến hành ý tưởng kết cấu, kế hoạch cho ý
tưởng và vẽ thể hiện kế hoạch của của ý tưởng để làm ra sản phẩm mộc.
b) Nh ng yêu c u chung của sản phẩm mộc
u cầu cơng năng
Mỗi sản phẩm đều có những chức năng sử dụng nhất định được thiết lập
theo ý đồ của người thiết kế, chức năng đó có thể chỉ là trang trí. Yêu cầu đầu
tiên đối với một sản phẩm mộc là vật dụng là phải thoả mãn các chức năng sử
dụng của chúng.
Khi xem xét, phân tích sản phẩm mộc, ta cần phải quan tâm đầy đủ đến
các chức năng của mỗi một sản phẩm vì nó khơng chỉ có một chức năng cố
định mà cịn có thể có những chức năng phụ khác do phát sinh khi sử dụng.
VD: Sản phẩm ghế, trước tiên phải đáp ứng được chức năng chính của nó là
ngồi. Ngồi ra nó cịn có thể được ngồi ở nhiều tư thế khác nhau, hay có thể
được làm vật kê để đứng lên làm việc gì đó... Nếu khi thiết kế, điều này
khơng được quan tâm đúng mức thì chắc chắn thiết kế sẽ khơng đạt u cầu
mong muốn.
u cầu tính nghệ thuật (hay thẩm mỹ)
Trong lĩnh vực thiết kế, sản phẩm mộc không chỉ cần đáp ứng yêu cầu về
công năng sử dụng mà nó cần phải đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ. Nếu khơng
có u cầu về thẩm mỹ, công việc thiết kế sản phẩm mộc dường như trở thành
thiếu ý nghĩa. Thẩm mỹ của mỗi sản phẩm có thể nói là phần hồn của chính

mỗi sản phẩm. Một chiếc ghế để ngồi, bình thường thì nó khơng nói nên điều
gì nhưng khi nó được thiết kế tạo dáng theo một ý đồ thẩm mỹ, nó lại tạo ra
một cảm giác thoải mái hơn cho người ngồi cũng như những người khác xung
quanh khi nhìn vào nó. Thẩm mỹ là một phần của chất lượng sản phẩm kết
tinh nên giá trị sản phẩm.
13


Yêu cầu về kinh tế
Không chỉ riêng đối với sản phẩm mộc, một trong những yêu cầu khá
quan trọng nói chung đối với một sản phẩm đó là yêu cầu về kinh tế. Tác
động của kinh tế là bành trướng, rộng khắp, sản phẩm mộc không thể là ngoại
lệ. Yêu cầu đối với mỗi sản phẩm có thể hướng theo mục tiêu: "Đáp ứng chức
năng tốt nhất, có thẩm mỹ đẹp nhất nhưng phải có giá thành thấp nhất". Để
làm được điều đó, trong mỗi sản phẩm ta cần có kế hoạch sử dụng nguyên vật
liệu hợp lý, thuận tiện cho gia công chế tạo, giá thành sản phẩm hạ. Tạo ra các
sản phẩm tốt, có cấu tạo chắc chắn, bền lâu cũng có ý nghĩa kinh tế lớn đối
với người sử dụng cũng như đối với xã hội.
c) Các ch tiêu đánh giá thiết kế sản phẩm mộc :
Tương ứng với những yêu cầu đối với sản phẩm mộc như trên, ta cũng có
các chỉ tiêu để đánh giá một sản phẩm mộc như sau:
- Mức độ đáp ứng chức năng sử dụng của sản phẩm.
- Tính thẩm mỹ của sản phẩm.
- Tính hợp lý của việc sử dụng nguyên vật liệu.
- Khả năng thực hiện gia công chế tạo sản phẩm ở mức nào.
Sản phẩm mộc có thể dựa trên những chỉ tiêu chính này để đánh giá nó
về mặt thiết kế là tốt hay chưa tốt.
d) Các nguyên t c cơ bản của thiết kế sản phẩm mộc :
Chúng ta đã biết thế nào là một sản phẩm tốt, thế nào là sản phẩm chưa
tốt qua các chỉ tiêu đánh giá sản phẩm mộc như trên. Vậy để có một sản phẩm

tốt, ta cần phải thực hiện thiết kế theo một số nguyên tắc nhất định. Bởi điều
đó có ý nghĩa quyết định tới chất lượng sản phẩm.
Nhìn chung, khi thiết kế sản phẩm mộc ta cần dựa trên một số nguyên tắc
cơ bản sau:
(1) Đảm bảo cơng năng sản phẩm theo đúng ý đồ, mục đích thiết kế.

14


Trong mọi công đoạn thiết kế, người thiết kế phải lấy công năng của sản
phẩm làm định hướng xuyên suốt. Khi tạo dáng, ngồi mục tiêu là có mẫu mã
đẹp, ta luôn phải chú ý tới khả năng đáp ứng của sản phẩm trong sử dụng.
Nguyên tắc đảm bảo công năng được chú ý nhiều nhất trong q trình
tính tốn nguyên vật liệu và các giải pháp liên kết, kết cấu sản phẩm.
(2) Đảm bảo các nguyên tắc thẩm mỹ trong thiết kế.
Nguyên tắc này chủ yếu vận dụng trong quá trình tạo dáng sản phẩm.
Nhưng trong quá trình thi công cũng không thể xem nhẹ bởi độ tinh xảo của
các mối liên kết, chất lượng bề mặt sản phẩm ảnh hưởng khơng ít tới chất
lượng thẩm mỹ của sản phẩm.
(3) Đảm bảo tính kinh tế cũng như sự phù hợp của công nghệ chế tạo, gia
công sản phẩm.
Nguyên tắc này cần đảm bảo một cách "tế nhị", tránh những lãng phí
khơng cần thiết mà hiệu quả thiết kế vẫn khơng cải thiện được nhiều. Bền,
đẹp và rẻ tiền đó là những mong ước của người sử dụng, nhưng để tìm được
điểm chung đó, để có được sự giao hồ giữa người thiết kế và người sử dụng,
để đi đến một phương án thi cơng địi hỏi người thiết kế phải đưa ra phương
án thiết kế của mình một cách thuyết phục, có cơ sở khoa học.
Trong thiết kế tạo dáng sản phẩm, người thiết kế phải luôn đặt ra câu hỏi:
"mẫu sẽ được gia công như thế nào?". Đây là một trong những ưu điểm của
người thiết kế có kiến thức về công nghệ.

Để thiết kế một sản phẩm phát triển ra thị trường, người ta thường đặt ra
nhiều nguyên tắc chi tiết hơn để sản phẩm làm ra đáp ứng sự mong đợi của thị
trường.
e) Các bước thiết kế một sản phẩm mộc
Trên cơ sở các nguyên tắc thiết kế nêu trên, công việc thiết kế được thực
hiện theo nhiều cách, nhiều công đoạn và tuỳ the từng điều kiện cụ thể khác
nhau, người thiết kế có thể thực hiện theo cách này hay cách kia. Song nhìn

15


chung các bước thiết kế sản phẩm mộc có thể được thực hiện theo các bước
chung như sau:
Bước 1: Thu thập thông tin làm cơ sở thiết kế
Bước 2: Tạo dáng sản phẩm
Bước 3: Lựa chọn phương án kết cấu, liên kết sản phẩm và tính tốn
nguun vật liệu
Bước 4: Lựa chọn công nghệ và lập kế hoạch thi công
Bước 5: Chế thử - kiểm tra, đánh giá - nghiệm thu:
f) Liên kết cơ bản của sản phẩm mộc
Trong sản phẩm mộc có nhiều loại liên kết, các dạng liên kết này có thể
phân thành các nhóm như sau:
- Liên kết mộng
- Liên kết đinh, vít, bulơng
- Liên kết bản lề
- Liên kết bằng keo
- Các dạng liên kết khác
g) Quan hệ gi a đồ mộc với con người
Con người là nguồn gốc của mọi thiết kế. Thiết kế sản phẩm mộc thực
chất là giải quyết mối quan hệ giữa con người với đối tượng thiết kế. Mối

quan hệ ấy càng được nghiên cứu sâu sắc thì khả năng đáp ứng của đồ mộc
đối với nhu cầu sử dụng của con người càng hiệu quả.
Mối quan hệ trực tiếp
Kích thước của mỗi sản phẩm được tạo ra đều dựa trên cơ sở kích thước
của con người, có nghĩa là sản phẩm và con người có một mối quan hệ nhất
định. Trong thiết kế, kích thước của sản phẩm chịu sự chi phối bởi kích thước
và trạng thái tư thế hoạt động của con người.
Những mối quan hệ gắn liền với các hoạt động ổn định trong thời gian
tương đối dài như: ngồi, nằm, tì mặt, tựa... được gọi là những mối quan hệ
trực tiếp. Trong mối quan hệ trực tiếp, các kích thước của sản phẩm thường
16


có ràng buộc tương đối chặt chẽ với kích thước con người hơn rất nhiều so
với mối quan hệ gián tiếp. Ví dụ: Kích thước chiều cao của mặt ngồi ln gắn
liền với kích thước từ đầu gối tới gót chân và tư thế ngồi của con người.
Mối quan hệ gián tiếp
Mối quan hệ gián tiếp là mối quan hệ khơng phải trực tiếp. Trong mối
quan hệ gián tiếp, kích thước của các sản phẩm ít chịu ràng buộc hơn bởi các
kích thước của con người, tất nhiên nó vẫn chịu sự chi phối nhất định. Ví dụ:
Chiều rộng tủ rộng hay hẹp một chút cũng không ảnh hưởng đến trạng thái ổn
định của con người.
Mục đích của việc phân loại các mối quan hệ là để chúng ta có thể phân
tích yêu cầu sản phẩm trong thiết kế. Sau khi phân tích, chúng ta sẽ thiết lập
được hệ thống ưu tiên các yêu cầu đặt ra cho sản phẩm.
2.2.2. Cơ sở thực tiễn
a) Các loại đồ mộc s dụng trong phịng khách
- Bàn
- Ghế, ghế đơn
- Kệ ti vi, giá sách…

- Vách ngăn ….
- Và một số sản phẩm đồ mộc trang trí khác như: đồ thủ cơng mỹ nghệ
…b) Các kiểu thịnh hành
- Bàn phòng khách: đơn giản, không cầu kỳ, kết hợp nhiều loại vật liệu
khác nhau, tạo nên sự mới mẻ và sang trọng.

17


Hình 12: Bàn phịng khách sang trọng với sắc trắng tinh khiết

Hình 13: Bàn phịng khách sáng bóng với vật liệu kính

Hình 14: Bàn phịng khách sag trọng, thanh thốt với màu cafe

c) Hình ảnh về kệ tivi
18


- Kệ ti vi: Đa dạng về chủng loại, màu sắc, chức năng, cơng dụng …

Hình 18: Phong cách trang trí mới cho khơng gian phịng khách
với kệ tivi thật đặc biệt

Hình 19: sự tiện dụng chỉ ngay trong tầm tay

Hình 20: Khơng có nhiều chi tiết cầu kỳ nhưng lại có sức hút lạ thường

Chương III
19



THIẾT KẾ KHƠNG GIAN PHỊNG KHÁCH
3.1 Cơ sở thiết kế
3.1.1 Đối tượng s dụng
Phần lớn khách hàng chọn chung cư cao cấp là người trẻ, những người
thường xuyên đi nước ngồi hoặc làm trong cơng ty nước ngồi. Ngồi ra là
Việt kiều và người nước ngoài làm việc ở Việt Nam.
Cịn người dân nói chung, đặc biệt là những người lớn tuổi vẫn chưa có ý
định hay muốn ở nhà chung cư. Người Việt Nam thích sống theo kiểu gia
đình quây quần bên nhau, có khi cái nhà trên phố rất chật chội nhưng vẫn
thích hơn là chung cư rộng rãi, thoáng mát.
3.1.2 Tiêu chuẩn đối với chung cư cao cấp
Nhà chung cư hạng 1 (cao cấp) là hạng có chất lượng sử dụng cao nhất;
đảm bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội,
chất lượng hoàn thiện, trang thiết bị và điều kiện cung cấp dịch vụ quản lý sử
dụng đạt mức độ hồn hảo.
Tiêu chí, quy đinh cho chung cư hạng I (Trích thơng tư 14/2008 bộ XD
về phân hạng chung cư):
a)Nhóm tiêu chí về quy hoạch, kiến trúc
Quy hoạch
Vị trí: Có hệ thống giao thơng bên ngồi nhà đảm bảo các loại phương
tiện giao thông đường bộ đều tiếp cận được đến sảnh chính của cơng trình.
Cảnh quan: Có sân, vườn, thảm cỏ, cây xanh, đường dạo thiết kế đẹp,
hoàn chỉnh, thống nhất.
Môi trường: Không gian xung quanh rộng rãi, mơi trường thống mát,
sạch đẹp.
Thiết kế kiến trúc
Cơ cấu của căn hộ:
- Các không gian chức năng tối thiểu gồm: phòng khách, phòng ngủ, khu

vực bếp, phòng ăn, phòng vệ sinh và các phòng khác;
- Mỗi căn hộ tối thiểu có 02 khu vệ sinh;
20


- Phịng ngủ chính có khu vệ sinh riêng.
Diện tích căn hộ:
- Phụ thuộc vào quy mô thiết kế, nhưng khơng nhỏ hơn 70 m2;
- Diện tích phịng ngủ chính lớn hơn 20 m2 .
Thơng gió chiếu sáng cho căn hộ:
- Các phịng đều phải đảm bảo thơng gió, chiếu sáng.
- Phòng khách, phòng ngủ, bếp, phòng ăn phải được thơng gió, chiếu
sáng tự nhiên và tiếp xúc với khơng gian rộng rãi.
Trang thiết bị vệ sinh trong căn hộ:
- Thiết bị tối thiểu gồm: chậu rửa mặt, bồn cầu, thiết bị vệ sinh phụ nữ,
vòi tắm hoa sen, bồn tắm nằm hoặc đứng.
- Các thiết bị cấp nước có hai đường nước nóng và nước lạnh.
Cầu thang:
- Có thang máy, thang bộ, thang thoát hiểm.
- Cầu thang bộ: Chiếu tới của mỗi đợt thang phục vụ tối đa 04 căn hộ.
- Thang máy:Đảm bảo vận chuyển đồ đạc, băng ca cấp cứu, mỗi thang
phục vụ tối đa không quá 40 căn hộ.
Chỗ để xe:
Có chỗ để xe: (trong hoặc ngồi nhà) đảm bảo tiêu chuẩn và được trơng
giữ bảo vệ an tồn. Mỗi căn hộ tối thiểu có 1,5 chỗ để ô tô.
b) Yêu c u về hạ t ng kỹ thuật, hạ t ng ã hội của khu ở
Hạ tầng kỹ thuật
Hệ thống giao thông:
- Hệ thống giao thông đồng bộ và đảm bảo tiêu chuẩn cứu hỏa, cứu nạn.
Hệ thống cấp điện

Có hệ thống cấp điện dự phịng đảm bảo cho sinh hoạt cơng cộng và thắp
sáng trong căn hộ khi mất điện lưới quốc gia.
Hệ thống cấp, thoát nước
- Hệ thống thiết bị cấp, thoát nước đầy đủ, đồng bộ, đảm bảo vệ sinh và
vận hành thông suốt (24 giờ trong ngày).
Hệ thống thông tin liên lạc:
21


- Có hệ thống đảm bảo cung cấp dịch vụ truyền hình, điện thoại, internet
tiên tiến, hiện đại; đảm bảo điều kiện vận hành thơng suốt.
Hệ thống phịng chống cháy nổ
- Có hệ thống thiết bị cảm ứng tự động báo cháy, chữa cháy, hệ thống tín
hiệu, thơng tin khi có hỏa hoạn trong căn hộ và khu vực sử dụng chung.
Hệ thống thu gom và xử lý rác:
- Có thùng chứa rác nơi công cộng;
- Hệ thống thu rác trong nhà, xử lý rác đảm bảo vệ sinh và cách ly với
khu vực sảnh tầng, sảnh chính.
Hạ tầng xã hội:
- Hạ tầng xã hội đồng bộ với chất lượng cao, có đầy đủ các cơng trình
(giáo dục mầm non, giáo dục phổ thơng cơ sở, văn hố thơng tin, dịch vụ
thương mại, thể dục thể thao, không gian dạo chơi, thư giãn...) trong bán kính
500 m;
- Có khu vui chơi giải trí ngồi trời rộng rãi; sân, vườn, đường dạo được
thiết kế đẹp.
c) Yêu c u về chất lượng hoàn thiện
Vật tư, vật liệu dùng để xây dựng và hồn thiện: Sử dụng các loại vật tư,
vật liệu có chất lượng cao tại thời điểm xây dựng.
Trang thiết bị gắn liền với nhà: Sử dụng các trang thiết bị có chất lượng
cao tại thời điểm xây dựng.

d) Yêu c u về chất lượng dịch vụ quản l s dụng
Bảo vệ an ninh:
- Có hệ thống camera kiểm sốt trong các sảnh, hành lang, cầu thang.
- Có nhân viên bảo vệ tại các lối ra vào 24/24 h trong ngày.
Vệ sinh: Thường xuyên quét dọn, lau rửa, hút bụi các khu vực cơng cộng,
đảm bảo vệ sinh.
Chăm sóc cảnh quan: Đảm bảo chăm sóc cây xanh, sân, vườn, đường nội
bộ luôn sạch đẹp.
Quản lý vận hành: Bảo dưỡng, sửa chữa hư hỏng kịp thời.
22


3.2 Nhiệm vụ thiết kế
- Xác định đối tượng sử dụng và các tiêu chí cụ thể đối với căn hộ chung
cư cao cấp từ đó đưa ra ý tưởng và phương án thiết kế đúng đắn nhất.
- Xây dựng và lựa chọn phương án thiết kế
- Thiết kế hình thức khơng gian cho phương án đã lựa chọn.
- Hồn thiện hồ sơ thiết kế.
- Thiết kế thi công một số sản phẩm đồ mộc trọng điểm sử dụng trong
phương án thiết kế.
- Thuyết minh cho phương án thiết kế
3.3 Ý đồ và pong cách chủ đạo trong thiết kế
3.3.1 Ý đồ thiết kế
Trước đây vì lý do riêng tư mà phịng khách mang đậm tính rời rạc và
nặng về phô diễn, nhằm thể hiện niềm tự hào của gia chủ về cuộc sống vật
chất cũng như tinh thần và đảm bảo được sự riêng tư khi tiếp khách. Nhưng
khi cuộc sống dần chuyển dịch về hướng hiện đại hoá, chun nghiệp hố,
mơi trường cuộc sống và phong cách sinh hoạt có sự chuyển biến lớn do dân
số tăng nhanh, diện tích ở ngày càng bị thu hẹp và với việc các không gian
công cộng được xây dựng hàng loạt nhằm phục vụ cho nhu cầu tiếp khách,

giao lưu và sinh hoạt tập thể, vì thế con người ngày càng ít xu hướng tiếp
khách tại nhà, vì thế phịng khách cũng chuyển dịch đặc tính cơng năng và
văn hố tiếp khách của mình. Phịng khách khơng cịn đơn thuần là phịng
tiếp khách”, nó đã chuyển đổi chức năng thành phịng sinh hoạt chung của gia
đình, nơi tiếp đón những người thân, bạn bè. Do khơng cịn giới hạn ở tính
riêng tư nên phòng khách ngày nay chú trọng vào nét tinh tế, sự liên thông với
các không gian sinh hoạt gia đình nhằm giúp cho khơng gian tổng thể ngơi
nhà trở nên rộng hơn, việc sinh hoạt tiện nghi cũng dễ dàng hơn và việc thể
hiện cá tính riêng của gia chủ trở nên dễ dàng cũng như sinh động hơn.
Phịng khách được thiết kế liên thơng với khu bếp và khơng gian phịng
ăn. Được bố trí đơn giản, gạt bỏ tối đa chi tiết rườm rà, tập trung sáng tạo theo
chiều hướng thanh thoát, sử dụng những sản phẩm nội thất đồng bộ để tạo cho
không gian sự hài hịa về màu sắc và bố cục. Ngồi những vật dụng cần thiết
23


như bàn, ghế, kệ tivi, tivi, loa, đầu đĩa, bàn ăn, tủ bếp … khơng gian cịn được
bố trí thêm kệ trang trí và một số cây xanh nhằm tạo sự thân thiện, gần gũi với
thiên nhiên. Các đồ dung được tính tốn bố trí sao cho gọn gàng, tiện dụng
mang lại sự thơng thống, thư thái nhất cho gia chủ.
3.3.2 Phong cách chủ đạo trong phương án thiết kế
Những phong cách thiết kế nội thất là:
- Truyền thống (Traditional)
- Đương đại (Contemporary)
- Cổ điển (Classical)
- Tự nhiên (Nature)
- Đồng quê (Countryside)
- Hiện đại (Modern)
Như trên ta đã xác định đói tượng sử dụng chủ yếu là những người trẻ,
những người thường xun đi nước ngồi hoặc làm trong cơng ty nước ngoài

hoặc việt kiều. Họ là những con người năng động, sáng tạo và đầy cá tính, họ
khơng địi hỏi một khơng gian cầu kì mà phải thật thoải mái, tiện dụng. Nên
phong cách hiện đại (Modern) sẽ là lựa chọn đúng đắn và thích hợp nhất cho
khơng gian nội thất.Phong cách nội thất hiện đại là sử dụng những hình khối
đơn giản và hữu dụng để trang trí. Sự giản dị đem lại cảm giác chân thực và
gầm gũi trong cuộc sống. Lợi ích của việc thiết kế nội thất đơn giản sẽ giúp
không gian trở nên rông rãi và thơng thống hơn, thể hiện rõ rang tính cách
của gia chủ hơn và đồng thời cũng dễ gia cơng các hạng mục cơng trình hơn.
3.4 Xây dựng và lựa chọn phương án thiết kế
Dưới đây là hai phương án bố trí mặt bằng cho khơng gian được thiết kế:

24


Hình 21: phương án I cho khơng gian thiết kế

Hình 22: Phương án II cho không gian thiết kế

25


×