6 lưu ý thiết kế nội thất phòng tắm.
Các nhà thiết kế nội thất đã giúp nhà bếp mang lại nhiều chức năng hơn một căn phòng
chỉ để chuẩn bị bữa ăn mà còn là một nơi thích ứng với các cuộc xum họp của cả gia
đình, phòng tắm cũng thế, những năm gần đây, mọi người hiểu tầm quan trọng của phòng
tắm hơn, không chỉ là nơi thực hiện các chức năng tối thiểu mà còn là nơi thư giãn. Làm
thế nào để làm cho căn phòng này là một nơi dễ chịu để bắt đầu một ngày mà tiết kiệm
chi phí nhất có thể? Chúng tôi có thể giúp bạn có những ý tưởng tuyệt vời cho một phòng
tắm hoàn hảo.
1. Phòng tắm và phòng ngủ cần được kết nối thoải mái, thuận tiện.
Hãy xem xét các phòng tắm trong toàn bộ không gian tổng thể của căn nhà và mặt
bằng sàn phòng ngủ của bạn. Các mối liên quan của phòng ngủ, khu vực thay đồ, phòng
tắm, và lối vào từ hành lang phải là nguyên tắc quan trọng nhất trong khi lập một bản
phác thảo ý tưởng. Thuê một kiến trúc sư, hay một nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp để
tư vấn giúp bạn. Bản vẽ bên dưới cho bạn thấy từ hành lang đi vào phòng ngủ, từ phòng
ngủ, bạn đi qua khu vực thay đồ để vào phòng tắm, không gian phòng tắm nằm ở vị trí xa
nhất từ cửa đi chính, do đó, phòng tắm sẽ là không gian riêng tư nhất. Cánh cửa giữa
phòng ngủ và phòng tắm thường xuyên mở, khi bạn đứng ở giữa hành lang chỗ phòng
thay đồ bạn có thể nhìn thấy những mọi thứ trong các phòng.
Kế tiếp, phác thảo trên cho thấy lối vào chính của phòng tắm phải thông qua một
phòng thay đồ và bồn tắm nằm ở vị trí cuối cùng của toàn bộ không gian. Trong phòng
tắm lại được chia ra làm nhiều không gian tách biệt, trường hợp cần sự riêng tư khi sử
dụng phòng tắm thì nó cho phép người kia vẫn có thể thay đồ hay sử dụng các chức năng
khác mà không làm phiền đến người kia, hoặc có thể là người kia đang ngủ mà bạn vẫn
không làm phiền.
Nếu cửa ra vào chính đi qua phòng tắm, thì các nhà thiết kế lại có một phương án
khác: Tạo một cặp phòng thay đồ tách biệt với phòng ngủ.
Trong cả hai phương án trên, phòng tắm không phải là không gian lớn nhất, phòng
ngủ là không gian lớn nhất. Chúng đủ lớn nhưng không quá lớn so với các không gian
khác. Không gian phòng tắm kiểu này là đủ và thoải mái nhưng không được sang trọng.
2. Chỉ định từng chức năng cụ thể cho mỗi khu vực.
Thiết kế một không gian cụ thể cho các chức năng cần thiết nhất. Lavabo rửa mặt: thiết
kế một khu vực cạnh tường để có thể treo được lavabo hay vòi nước, tương tự cho khu
vực bồn tắm, khu vực tắm đứng và nhà vệ sinh, điều đó có nghĩa là các khu vực đó được
đặt bao quanh các bức tường của phòng tắm.
Lưu ý là bạn cần xem xét mục đích và nhu cầu xem rằng bạn có thực sự cần một bồn
tắm nằm và bồn tắm đứng riêng rẽ hay là kết hợp chúng lại với nhau, hoặc thậm chí chỉ là
một vòi hoa sen duy nhất, vì nó sẽ tác động nhiều đến ngân sách của bạn. Nhà vệ sinh cần
là một phòng riêng trong phòng tắm cho dù nó là một phần của phòng tắm. Bạn có thể
trang trí đá nghệ thuật trên tường phòng tắm những không nên quá nhiều, cơ bản vẫn là
đá sáng màu để phòng tắm nhìn sáng sủa, sạch sẽ hơn.
Bạn nên dự trù những thứ sẽ lắp đặt thêm trong tương lai. Nếu phòng tắm chỉ để đáp
ứng với chức năng sử dụng tối thiểu thì không cần thiết. Ví dụ bên dưới cho thấy có 2
khu vực là nhà vệ sinh và bồn tắm đứng ở cạnh nhau, trong trường hợp tương lai bạn
muốn lắp một bồn rửa hay tiểu nam trong nhà vệ sinh thì có thể thu nhỏ diện tích khu vực
tắm đứng lại một chút để dành chỗ cho khu vực vệ sinh.
Một phòng vệ sinh riêng biệt thì sẽ cần nhiều không gian hơn. Nếu không gian nhỏ, kết
hợp một nhà vệ sinh được thiết kế chung trong phòng tắm có thể sẽ làm cho phòng tắm
trông lớn hơn.
3. Sắp xếp nội thất trong phòng tắm hợp lý.
Không nên sắp xếp nội thất một dãy trên tường. Thay vào đó, sắp xếp các khu vực
chức năng khác nhau xung quanh trung tâm của không gian, và cho không gian này một
cảm giác thoải mái để di chuyển thuận tiện. Điều này dựa trên khoảng cách nhỏ nhất bạn
cần phải di chuyển từ trung tâm ra xung quanh. Điều đó có nghĩa là, khi bạn đứng từ
trung tâm phòng tắm, bạn có thể di chuyển đến bất kỳ khu vực nào một cách nhanh nhất.
4. Phòng tắm nên là một phần mở rộng của phòng ngủ.
Sử dụng phòng tắm để làm cho phòng ngủ trông lớn hơn và ngược lại. Khi cánh cửa
phòng tắm mở, thường là như vậy, bạn sẽ thấy những gì trong phòng tắm từ phòng ngủ?
Bạn sẽ nhìn thấy một bồn tắm đẹp bên trên lát đá mozaic trong một góc tường cong cong
với một cửa sổ nhỏ xinh nhìn ra bầu trời? Hay bạn nhìn thấy một nhà vệ sinh với chiếc
bồn cầu? Vì thế, hãy xem xét cẩn thận những gì bạn nhìn thấy trong phòng tắm. Trong
khi nằm ngâm mình thư giãn trong bồn tắm, thì bạn nhìn thấy cái gì? Giỏ đựng quần áo
bẩn hay là nhìn ra ngoài bầu trời thông qua cửa sổ chính của phòng ngủ.
5. Sử dụng đồ đạc và vật liệu phù hợp.
Lựa chọn nội thất và vật liệu phù hợp với sở thích của bạn và với phong cách của ngôi
nhà. Nếu nhà bạn theo phong cách Châu âu cổ điển thì nên trang trí bằng đá mozaic, vòi
hoa sen màu vàng đồng,…nếu là phong cách hiện đại thì chỉ nên sử dụng gạch men và
vòi hoa sen mạ crome,…Phòng tắm là một nơi mà bạn dành rất nhiều thời gian để thư
giãn, và việc sửa chữa khá phức tạp, vì thế bạn nên sử dụng những vật liệu tốt. Thuê một
nhà thiết kế nội thất để có thể giúp gia đình của bạn thiết kế và lựa chọn nội thất. Họ có
thể giúp bạn tiết kiệm chi phí điện nước khi sử dụng hoặc chi phí cho việc sửa chữa trong
tương lai.
Nếu bạn yêu thích một thiết kế nằm ngoài phạm vi ngân sách của bạn thì hãy tự hỏi tại
sao bạn thích nó hơn các thiết kế khác. Một khi bạn xác định được những nét đẹp thu hút
bạn, bạn có thể mang chúng đến một chuyên gia thiết kế nội thất, những người có thể
giúp bạn tìm thấy những thiết bị thay thế tương tự mà vẫn phù hợp với thiết kế trong
phạm vi ngân sách của bạn.
6. Xem xét các thiết kế trên một tỷ lệ thích hợp.
Luôn luôn xem xét thiết kế của bạn nằm trong một tỷ lệ hợp lý. Nếu bạn cảm thấy rằng
phòng tắm nhỏ, thì cũng không nên lấy đi không gian từ phòng ngủ để làm cho phòng
tắm lớn hơn. Khi bạn đang thực hiện ý tưởng, nhìn qua phác thảo phòng tắm của bạn.
Phòng tắm nhỏ hơn phòng ngủ của bạn lý tưởng nhất, và tất nhiên là nhỏ hơn so với cả
phòng ăn của bạn. Mặc dù ban thư giãn trong phòng tắm, nhưng nó không có nghĩa là
bạn ở trong đó cả ngày, phòng ngủ là nơi bạn sử dụng 1/3 cuộc sống của mình. Phòng
tắm lớn hơn phòng ngủ là một tỷ lệ không hợp lý.
Duy trì sự cân bằng trong tổng thể bằng cách giữ cho phòng tắm nhỏ hơn phòng ngủ.
Nhưng nó không được quá nhỏ, nó phải là một không gian cho bạn cảm giác thoải mái dễ
chịu, nhưng phòng tắm không nên đặt vào phần không gian còn thừa của ngôi nhà như
gầm cầu thang, Nếu không gian của bạn cho phép thì diện tích phòng tắm nên bằng 1/2
của phòng ngủ.
Theo các bước cơ bản trên, bạn sẽ có một phòng tắm phản ánh phong cách sống bạn,
mang lại sự tiện lợi và hợp lý cho toàn bộ phòng ngủ của bạn. Tại aFFe, các nhà thiết kế
của chúng tôi luôn sẵn sàng các ý tưởng để có thể mang đến cho bạn một không gian
sống tuyệt vời với chi phí hợp lý.