Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM VƯƠN LÊN TRONG HỌC TẬP doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.65 KB, 8 trang )




GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM VƯƠN LÊN
TRONG HỌC TẬP

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Đối tượng học sinh học tập yếu, kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, tuy
nhiên về số lượng học sinh yếu, kém nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của học sinh
yếu, kém nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều
đáng quan tâm của riêng mỗi nhà trường.
Tuy cùng hưởng thụ một nội dung chương trình giáo dục giống nhau, nhưng
mỗi học sinh đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác nhau, có điều kiện
hoàn cảnh sống và sự quan tâm chăm sóc ở gia đình khác nhau, có động cơ và thái
độ học tập khác nhau, môi trường giáo dục khác nhau (mà trong đó có sự dạy dỗ
của thầy cô giáo) thì năng lực học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi học
sinh cũng phải khác nhau.
II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ:
1. Về công tác triển khai kế hoạch chỉ đạo của ngành các cấp:
Nhà trường cần triển khai đầy đủ, kịp thơi các văn bản chỉ đạo, các hướng
dẫn cụ thể của ngành cấp trên đối với công tác phụ đạo, giúp đỡ học sinh yếu kém,
ngăn ngừa tình trạng học sinh bỏ học cho tất cả cán bộ, giáo viên, học sinh và cha
mẹ học sinh thực hiện ngay từ đầu năm học, đặc biệt là sau khi khảo sát chất lượng
học sinh đầu năm học và ở hội nghị CBCC để triển khai các biện pháp thực hiện
phong trào và thông qua các chỉ tiêu thi đua đến cuối năm học. Sau đó tiếp tục đưa
ra bàn bạc trong Đại hội CMHS đầu năm.


2.Về công tác khảo sát chất lượng và xây dựng kế hoạch :
- Căn cứ kết quả xếp loại học lực cuối năm học qua, so sánh với kết
quả khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học này, căn cứ sĩ số học sinh đầu năm


học với sĩ số học sinh từng tháng để tiến hành thống kê số liệu, xác định và phân
loại số học sinh yếu kém, học sinh bỏ học ở từng lớp, từng khối lớp.
- Căn cứ kế hoạch của Phòng GD-ĐT, căn cứ vào tình hình địa phương, và
kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chi tiết cụ
thể, phát động phong trào thi đua thực hiện kế hoạch trong năm học và đề ra các
giải pháp chủ yếu trong triển khai thực hiện, thành lập Ban chỉ đạo cấp trường, tổ
chức ký kết giao ước thi đua thực hiện nhiệm vụ.
2.1. Kết quả khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học:
Sau khi tổ chức khảo sát chất lượng học sinh đầu năm ít nhất ở 02 môn
Tiếng Việt và Toán, cần:
- So sánh kết quả khảo sát chất lượng đầu năm này với kết quả
xếp loại học lực cuối năm qua; các chỉ số về tỷ lệ tăng hay giảm sút?
- So sánh kết quả khảo sát chất lượng đầu năm này với kết quả
khảo sát cùng kỳ năm học qua; phân tích các chỉ số nói lên điều gì?
2.2. Nguyên nhân học sinh học yếu kém:
Bước tiếp theo có thể khảo sát, tìm ra nguyên nhân học sinh học tập
yếu kém vì các nguyên nhân như:
- Tiếp thu chậm; hổng hóc kiến thức;
- Thiểu năng trí tuệ;
- Lười, chán học;
- Hoàn cảnh khó khăn;


- Cha mẹ không quan tâm;
- Sức khoẻ, bệnh tật, thiên tai, dịch bệnh;
- Xa trường, đi lại khó khăn, không có phương tiện;
- Nguyên nhân khác,…
3. Về phát huy các nguồn lực trong nhà trường:
- Giúp đỡ học sinh yếu kém được gắn với cuộc vận động “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức,

tự học và sáng tạo”. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” với 4
nội dung do Bộ GD-ĐT phát động, cương quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hiện
tượng tiêu cực trong các lần tổ chức kiểm tra-thi cử trong toàn ngành.
- Ưu tiên phân công các GV có năng lực tay nghề vững vàng, có đạo đức,
tâm huyết và có kinh nghiệm để phụ đạo giúp đỡ HS yếu kém. Dạy phụ đạo, HS
yếu, kém bằng tâm lý sư phạm, kiên trì và dài lâu, dùng các biện pháp kích thích
động viên các em là chính, khơi dậy trong HS lòng tự tin, hứng thú học tập và vượt
khó để tiến bộ.
- Giáo viên phải nắm hết các điểm yếu, các nơi hổng hóc trong kiến thức của
từng học sinh yếu kém để tập trung bù đắp, bổ sung kiến thức. Không tạo không
khí căng thẳng, không được có lời lẽ và thái độ nặng nề với các em trong giờ dạy
và trong các lần kiểm tra. Tất cả các trường hợp giảng dạy không đạt yêu cầu, HS
yếu kém không tiến bộ thì phải được phân công lại.
- Đẩy mạnh công tác GV chủ nhiệm lớp, thực hiện tốt sinh hoạt 15 phút
đầu giờ : tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà, tổ chức ôn bài, sửa bài
tập đầu buổi học, phân công cán bộ lớp, cán sự bộ môn của lớp hướng dẫn giải bài
tập, tổ chức học tổ, học nhóm HS dứơi sự hướng dẫn của GVCN.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm điển hình về
công tác chủ nhiệm lớp, kinh nghiệm về giảng dạy phụ đạo học sinh yếu kém,


duy trì sĩ số học sinh. Hướng dẫn tổ chức tiết hoạt động tập thể để phát huy tính
chủ động, tự quản và thi đua học tập của lớp, tổng kết tình hình học tập, biểu
dương, khen ngợi kịp thời các HS yếu kém có nhiều cố gắng…đồng thời qua tiết
sinh hoạt tập thể lớp, GVCN còn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh từng
học sinh để có biện pháp giúp đỡ kịp thời, thiết thực.
- Nhà trường tăng cường công tác quản lý và theo dõi quá trình học tập của
từng học sinh, kiểm tra tỷ lệ chuyên cần của HS, kiểm tra chất lượng giảng dạy của
GV phụ đạo. Chỉ đạo GVCN, phối hợp đồng bộ, kịp thời với các GV bộ môn, với
các tổ chức đoàn thể và sự hỗ trợ giáo dục của cha mẹ HS, tổ chức thông báo kết

quả và tình hình học tập cụ thể của từng HS theo định kỳ.
- Trong dạy và học chính khoá, tận dụng tối đa quỹ thời gian giảng dạy ở
từng tiết học để tăng cường giáo dục HS cá biệt, HS khuyết tật, giúp đỡ kèm cặp
HS yếu kém các bộ môn. Giúp HS ôn lại kiến thức cũ, hệ thống hoá kiến thức đã
học để thực hành thành thạo kỹ năng làm bài tập.
Bảo đảm nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng HS
(cá thể hoá hoạt động dạy và học) tạo điều kiện cho HS yếu kém được tham gia
phát biểu, chữa bài trước lớp. Tổ chức phương pháp học tập thảo luận nhóm, hoạt
động nhóm để HS yếu kém được tham gia cùng nhóm, giúp các em xoá bỏ mặc
cảm yếu, kém và tự tin hơn trong học tập.
- Dạy phụ đạo giúp đỡ HS yếu kém ngoại khoá không phải thu tiền
học sinh, ở THCS có thể tập trung các môn Toán, Ngữ văn, Lý, Hoá,… ở Tiểu học
tập trung 2 môn Tiếng Việt và Toán, GV chủ nhiệm tăng cường giảng dạy kỹ năng
đọc – viết, nói- viết cho HS yếu kém, đặc biệt là học sinh các lớp 1-2-3, học sinh
người dân tộc.
Trong phương pháp dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, giáo viên tăng
cường hướng dẫn thêm để các em được làm 1 số bài tập có thể ít hơn số HS khá
giỏi nhưng phải bảo đảm thành thạo về kiến thức và kỹ năng giải đúng các bài tập
đó.


Đối với TH, dạy phụ đạo HS yếu kém tại điểm trường chính thì gom HS
theo từng khối để dạy phụ đạo, mỗi lớp có thể không quá 15 em, dạy 02-03 buổi
mỗi tuần, ở điểm trường lẻ từng GV chủ nhiệm dạy phụ đạo kèm thêm HS yếu tại
điểm trường 02 buổi mỗi tuần, (01 buổi ngày thứ bảy và 01 buổi trong tuần, học
sáng thì học phụ đạo vào buổi chiều hoặc học đủ 5 tiết mỗi buổi học.v.v…).
- Kiểm tra đánh giá học lực HS theo Chuẩn kiến thức-kỹ năng các
môn học qui định. Thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng GD ngày càng thực
chất, tổ chức coi thi, chấm bài nghiêm túc. Nhà trường cần tổ chức đầy đủ lực
lượng kiểm tra-giám sát các ky thi. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng tiêu cực,

bệnh thành tích trong kiểm tra- đánh giá HS.
Tổ chức GV chấm bài chung tại trường, giám khảo chấm bài 2 vòng độc lập,
lên điểm, làm điểm và ghi học bạ, thông báo sổ liên lạc về gia đình, tổ chức họp
mặt CMHS thông báo kết quả học tập trong năm học đúng qui định.
Kết quả các bài kiểm tra phải được so sánh với bài kiểm tra trước liền kề để
so sánh, nhận xét đánh giá sự tiến bộ của từng HS, so sánh điểm bài kiểm tra giữa
HK1 với bài khảo sát đầu năm, điểm KT cuối HK1 với giữa HK1.v.v… nhằm giúp
cho CBQL và GV điều chỉnh biện pháp dạy học, dạy phụ đạo cho HS yếu kém và
nâng cao công tác quản lý chất lượng GD.
- Tổ chức Đoàn Đội của nhà trường là nòng cốt của các phong trào thi đua
Học tốt, tổ chức phát động phong trào thi đua “Học nhiều điểm tốt”, “Giúp bạn
vượt khó học tập”, “Đôi bạn học tập”. “Góc học tập”, “Nhóm bạn học tập ở trường
và ở nhà”.v.v…
Tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, giáo dục tinh thần “tương thân
tương ái” tặng tập, vở, sách giáo khoa cũ, tặng áo cho bạn nghèo, phân công HS
khá giỏi kèm cặp, giúp đỡ HS yếu kém, gần gũi động viên và chia sẻ kịp thời với
những HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

×