Tải bản đầy đủ (.docx) (162 trang)

Đánh giá mô hình chứng chỉ rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã lộc bổn huyện phú lộc, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.43 MB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

PHẠM NGỌC ANH

ĐÁNH GIÁ MƠ HÌNH CHỨNG CHỈ RỪNG TRỒNG THEO
NHÓM HỘ XÃ LỘC BỔN, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. ĐÀO CÔNG KHANH

Hà Nội, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quảnghiên cứu đaṭđươcc̣ làsản phẩm của bản thân đa
̃thưcc̣ hiêṇ trong thời gian nghiên cứu đềtài, có sự hỗ trợ, hướng dẫn và chỉ bảo từ
TS Đào Công Khanh. Các nội dung nghiên cứu trong đề tài này là trung thực,
các số liệu tham khảo có trích dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu chưa từng
được ai công bố trong bất cứ các cơng trình nghiên cứu nào trước đây.
Nếu có phát hiện bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội


đồng về kết quả luận văn của mình.
Xin trân trọng cảm ơn,
Tác giả
Phạm Ngọc Anh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sỹ của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học, Khoa Lâm học và
các Giảng viên trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
Luận văn Thạc sỹ.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sỹ Đào Công Khanh
- Người hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận
văn
Thạc sỹ.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ thuộc sở Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND huyện Phú Lộc- tỉnh Thừa Thiên Huế,
Ban quản lý dự án “ Phát triển ngành lâm nghiệp – WB3 ” tỉnh Thừa Thiên Huế,
các nhóm hộ tại xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để hoàn thành Luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn,
Tác giả
Phạm Ngọc Anh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................
DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................

ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................................................... 4

́

1.1 MÔṬ SÔVẤN ĐỀ CƠ BẢN..................................................................................................... 4
1.1.1 Tổng quan về chứng chỉ rừng............................................................................................... 4
1.1.2 Chứng chỉ rừng và sự phát triển.......................................................................................... 5
1.1.2.1 Khái niệm.................................................................................................................................... 5
1.1.2.2 Chứng chỉ rừng trên thế giới............................................................................................ 5
1.1.2.3 Chứng chỉ rừng tại Việt Nam............................................................................................ 8
1.1.2.4. Các nghiên cứu liên quan đến QLRBV và CCR ở Việt Nam........................ 13
1.1.3. Cơ chế hoạt động của CCR................................................................................................ 16
1.1.3.1. Cơ sở đánh giá CCR......................................................................................................... 16
1.1.3.2.Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC).............................................................................. 19
1.1.3.3. Đơn vị cấp chứng chỉ........................................................................................................ 21
1.2. TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU GỖ CĨ CCR TẠI VIỆT NAM.............22
1.2.1. Tình hình xuất khẩu gỗ........................................................................................................ 22
1.2.2 Tình hình nhập khẩu gỗ ở Việt Nam............................................................................. 27
1.3 TIẾP CẬN VỚI VIỆC ĐÁNH GIÁ VÀ CẤP CCR TẠI VIỆT NAM.............29
1.3.1 Tiếp cận việc đánh giá và cấp CCR................................................................................ 29
1.3.2 Các khó khăn trong quản lý rừng ở cấp quy mô nhỏ, lẻ khi tiếp cận với
chứng chỉ rừng và quản lý rừng bền vững.............................................................................. 31
Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......36
2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................................. 36
2.1.1. Mục tiêu tổng quát................................................................................................................. 36
2.1.2. Mục tiêu cụ thể......................................................................................................................... 36

́


2.2. ĐÔI TƯƠNGc̣ VÀPHAṂ VI NGHIÊN CỨU.............................................................. 36
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................................... 36
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................... 36


2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU................................................................................................. 36
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................................... 37
2.4.1. Quan điểm và phương pháp luận.................................................................................... 37
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu.................................................................. 37
2.4.2.1 : Phương pháp kế thừa tài liệu..................................................................................... 37
2.4.2.2: Phương pháp điều tra khảo sát thực địa................................................................ 38
2.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu...................................................................... 40
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU.............................48
3.1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU [16]............................................... 48
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................................................. 48
3.1.1.1.Vị trí địa lý............................................................................................................................... 48
3.1.1.2.Địa hình.................................................................................................................................... 49
3.1.1.3. Khih́ âu,, thủy văn, điạ chất thởnhưỡng.................................................................... 49
3.1.1.4. Tài nguyên nước.................................................................................................................. 50
3.1.1.5. Tài nguyên rừng.................................................................................................................. 50
3.1.1.6. Cảnh quan môi trường..................................................................................................... 51
3.1.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên của xã Lộc Bởn.................................. 51
3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ- XÃ HỘI....................................................................................... 53
3.2.1. Thực trạng các ngành kinh tế............................................................................................ 53
3.2 .2. Phát triển các ngành kinh tế............................................................................................. 54
3.3. VĂN HÓA- XÃ HỘI................................................................................................................ 55
3.3.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập...................................................................... 55
3.3.2. Giao thông.................................................................................................................................. 56
3.3.3. Thủy lơị........................................................................................................................................ 56
3.3.4. Môi trường.................................................................................................................................. 56

3.3.5. Giáo dục đào tạo...................................................................................................................... 57
3.3.6. Y tế................................................................................................................................................. 57
3.3.7. Văn hóa – thể thao.................................................................................................................. 57
3.3.8. Quốc phịng, An ninh............................................................................................................ 58
3.3.9. Các chương trình dự án đang triển khai trên địa bàn xã.................................... 58


Chương 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC........................................................................................... 60
4.1. Hiện trạng quản lý và phát triển kinh doanh rừng trồng trong khu vực, quá
trình cấp chứng chỉ rừng và kết quả về số lượng................................................................. 60
4.1.1. Giới thiệu khái quát về Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp.........................60
4.1.2. Quá trình đánh giá và cấp CCR theo nhóm hộ gia đình.................................... 61
4.1.3. Hiện trạng quản lý và phát triển kinh doanh rừng trồng tham gia FSC tại
xã Lộc Bởn............................................................................................................................................... 66
4.2. Tổng quan mơ hình CCR nhóm hộ gia đình tại xã Lộc Bổn................................ 70
4.2.1. Tởng quan về nhóm CCR.................................................................................................... 70
4.2.2. Cơ cấu tở chức nhóm:........................................................................................................... 72
4.2.3. Hoạt động nhóm:..................................................................................................................... 75
4.2.4. Quỹ phát triển nhóm:............................................................................................................ 82
4.2.5. Một số khó khăn trong cơng tác quản lý nhóm....................................................... 82
4.3. Các khó khăn hiện mà hộ trồng rừng đang gặp phải và các giải pháp thông
qua cấp CCR........................................................................................................................................... 83
4.4. Đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội và mơi trường khi tham gia chứng chỉ
rừng theo nhóm..................................................................................................................................... 88
4.4.1: Đánh giá tổng quan.............................................................................................................. 88
4.4.1.1. Hiệu quả của dự án............................................................................................................ 88
4.4.1.2.Tác động của dự án đối với ngành............................................................................. 90
4.4.1.3. Tác động của Dự án về kinh tế, xã hội và môi trường.................................... 90
4.4.2: Đánh giá chi tiết..................................................................................................................... 91
4.4.2.1 Đánh giá về sinh trưởng................................................................................................... 91

4.4.2.2: Đánh giá hiệu quả về kinh tế....................................................................................... 94
4.4.2.3: Đánh giá hiệu quả về xã hội...................................................................................... 100
4.4.2.4: Đánh giá tác động về môi trường........................................................................... 103
4.4.2.5: Phân tích SWOT............................................................................................................... 107
4.5. Các đề xuất bổ sung về chính sách và hướng dẫn thực hiện CCR theo nhóm
hộ phù hợp với điều kiện thực tế tại vùng nghiên cứu................................................... 108
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................................... 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................. 114
PHỤ LỤC.............................................................................................................................................. 118


BQL
CCLN
CCR
CITES
CoC
EU
FLEGT
FSC
GFA
GFTN
HTX
ITTO
LTQD
OECD
QLR
QLRBV
SECO
SLIMF
SNV

TCLN
UBND
VCG
VIFORES
WB
WWF


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Tên bảng

1.1

Danh sách các chủ rừng đã được cấp
(12/2014)

1.2

Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm
năm 2013.

3.1

Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất tạ

4.1

So sánh quy trình trồng, chăm sóc, k


4.2

Các cấp trong mơ hình chứng chỉ nh

4.3

Tổng hợp trách nhiệm của quản lý n

4.4

Các chi phí cho cấp chứng chỉ (áp dụ
2000ha).

4.5

Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng trồ

4.6

Các chỉ tiêu sinh trưởng trung bình.

4.7

Phạm vi biến động giữa các tiêu chí.

5.1

Tổng hợp khối lượng gỗ khai thác rừ


5.2

Tổng hợp chi phí vận chuyển bán gỗ

5.3

Tổng hợp chi phí vận chuyển bán gỗ

5.4

Tổng hợp chi phí khai thác gỗ FSC.

5.5

Tổng hợp chi phí trồng và chăm sóc

5.6

Tổng hợp thu nhập bán rừng khồng c

5.7

Tổng hợp điều tra cơ cấu kinh tế hộ

5.8

Tính tốn các chỉ số PV(B), PV(C).

5.9


Tổng hợp kết quả phỏng vấn về trình

5.10

Tổng hợp đánh giá tác động kinh tế,

6.1

Tổng hợp điều tra số liệu mơi trường

6.2

Tổng hợp điều tra chất lượng nguồn

6.3

Phân tích SWOT


DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT

Tên hình ảnh

1.1

Bản đồ diện tích chứng chỉ rừng vùng châu Á Dương

3.1


Bản đồ địa giới hành chính xã Lộc Bổn- huyện
Thừa Thiên Huế

4.1

Bản đồ dự án phát triển ngành Lâm nghiệp

4.2

Bản đồ các lô rừng được cấp chứng chỉ FSC xã


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chứng chỉ rừng là giấy chứng nhận xác nhận hiện trạng quản lý rừng
(QLR) của chủ rừng đã đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí và chỉ số quốc tế về
QLRBV. Cộng đồng quốc tế, chính phủ, các cơ quan chính phủ và người tiêu
dùng yêu cầu các doanh nghiệp chứng minh được nguồn gốc xuất xứ nguyên
liệu gỗ được lấy từ các lô rừng được quản lý bền vững và hướng tới sản phẩm
xanh sạch đảm bảo môi trường [15]. Ngay từ những năm 1990 ITTO đã đề ra
mục tiêu đến năm 2000 tất cả sản phẩm rừng của nước thành viên phải có nguồn
gốc từ rừng được quản lý bền vững. Năm 1998 WB và WWF đề ra mục tiêu đến
năm 2005 toàn thế giới có trên 200 triệu ha rừng, gồm 100 triệu ha rừng nhiệt
đới và 100 triệu ha rừng ôn đới được cấp chứng chỉ. Tính đến năm 2005 diện
tích rừng được cấp chứng chỉ bởi các quy trình chủ yếu trên toàn thế giới là
341,95 triệu ha. Như vậy là tổng diện tích rừng tính đến năm 2005 vượt chỉ tiêu
so với mục tiêu của liên kết WB-WWF đưa ra nhưng diện tích rừng nhiệt đới
được cấp chứng chỉ rừng vẫn cịn nhỏ lẻ, rất xa với mục tiêu.
Chứng chỉ rừng (CCR) là một công cụ quan trọng trong việc đánh giá

quản lý rừng bền vững, thực chất đây là chứng chỉ ISO cung cấp cho các đơn vị
quản lý rừng, kinh doanh gỗ và lâm sản. Cho đến nay, đối tượng rừng được cấp
chứng chỉ bao gồm cả chứng chỉ cho rừng tự nhiên và rừng trồng. Trên thế giới,
nhiều nước đã áp dụng mơ hình chứng chỉ rừng và đã góp phần trong việc quản
lý rừng bền vững, đặc biệt là các khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng đặc
dụng, bên cạnh đó chứng chỉ rừng cịn mang lại các lợi ích về mặt kinh tế, xã hội
và môi trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, khái niệm về chứng chỉ rừng
cịn rất mới mẻ, có rất ít các Công ty lâm nghiệp, các tổ chức, cá nhân quan tâm,
hoặc quan tâm nhưng thực tế chưa biết bắt đầu từ đâu.
Chiến lược lâm nghiệp Quốc gia đã có những định hướng rõ ràng về quản lý
rừng bền vững(QLRBV), tuy nhiên vẫn chưa xây dựng được chính sách QLRBV
cho các loại rừng ở nước ta hiện nay, đặc biệt là rừng trồng do các hộ gia đình, các
tổ chức cá nhân quản lý, khai thác và sử dụng. Trong chiến lược phát triển lâm
nghiệp Quốc gia năm 2006 – 2020[1], nhiệm vụ của ngành lâm nghiệp


2

cần phải quản lý bền vững 8,4 triệu ha rừng sản xuất trong đó có 4,15 triệu ha
rừng trồng bao gồm rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung, lâm sản ngoài gỗ,
3,36 triệu ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên và 0,62 ha rừng tự nhiên phục hồi
sản xuất nơng lâm kết hợp. Bên cạnh đó cịn phải phấn đấu ít nhất có được 30%
diện tích rừng sản xuất có chứng chỉ rừng.
Hiện nay, nhiều người tiêu dùng đã nhận thức được tầm quan trọng của các
mặt hàng đồ gỗ được cấp chứng chỉ rừng, thậm chí hội người tiêu dùng tại Anh, Hà
Lan cịn có xu hướng tẩy chay sử dụng các loại hàng gỗ khơng có nguồn gốc xuất
xứ. Nhu cầu đối với gỗ nhiệt đới đã được chứng chỉ ở thị trường châu Âu và Mỹ đã
vượt quá cung. Hiện có hơn 8.000 sản phẩm trên khắp thế giới có mang biểu tượng(
Logo) của chứng chỉ rừng FSC (Hội đồng quản trị rừng thế giới). Chứng chỉ rừng
(Forest Certification) quy mơ theo nhóm có điều kiện mở rộng vì chính phủ Việt

Nam đã giao qùn quản lý sử dụng tới 3,287 triệu ha rừng trồng và rừng tự nhiên
cho hộ gia đình và cá nhân [15]. Mặc dù chứng chỉ rừng vừa có thể tăng khả năng
tiếp cận thị trường, vừa đem lại lợi ích về mặt kinh tế, môi trường và xã hội cho
người dân nhưng bên cạnh đó cũng địi hỏi khung chính sách có tính chất hỗ trợ cao
từ các cấp chính qùn trung ương, địa phương đến các cộng đồng quốc tế để có
thể thực tế hóa các tính năng đó. Q trình áp dụng chứng chỉ rừng tại nước ta cần
phải xem xét đánh giá lại một cách có hệ thống đảm bảo giảm thiểu các tác động
tiêu cực và đẩy mạnh cơng tác quản lý rừng có trách nhiệm. Trên cơ sở đó đúc rút
kinh nghiệm để có thể áp dụng đảm bảo chứng chỉ rừng là một trong những công
cụ quan trọng trong việc quản lý rừng bền vững và có trách nhiệm đồng thời phải
xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp nhằm khuyến khích cộng đồng tham gia
bảo vệ và phát triển rừng.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đang thực hiện Dự án Phát triển
ngành Lâm nghiệp (WB3) đã hỗ trợ cho các hộ gia đình đánh giá cấp chứng chỉ
rừng nhằm đảm bảo được chu kỳ kinh doanh dài hơn cho rừng và tăng cường thu
nhập cho người dân thông qua việc bán gỗ có chứng chỉ. Tuy nhiên, hoạt động này
mới thực hiện ở quy mơ diện tích và số hộ tham gia còn nhỏ, phân tán trên địa bàn
của tỉnh Thừa Thiên Huế. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, căn cứ vào


3

điều kiện thực tế tại địa phương, đề tài luận văn “Đánh giá mơ hình chứng chỉ
rừng trồng FSC theo nhóm hộ xã Lộc Bổn- huyện Phú Lộc- tỉnh Thừa Thiên
Huế ” sẽ góp phần làm cơ sở xây dựng mơ hình chứng chỉ rừng theo quy mơ
nhóm hộ gia đình phù hợp với thể chế chính sách, luật tục, truyền thống canh
tác, quản lý tại địa phương.


4


Chương 1
́́

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 MÔṬ SÔ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1.1.1 Tổng quan về chứng chỉ rừng.
Hội đồng quản trị rừng - FSC (Forest Stewardship Council) là một tổ
chức phi lợi nhuận toàn cầu, được thành lập vào tháng 10 năm 1993 tại Toronto,
Canada với 130 thành viên đến từ 26 quốc gia. Trong những ngày đầu, tổ chức
đặt trụ sở tại Oaxaca, Mehico, sau này chuyển đến thành phố Bonn của Cộng
hòa liên bang Đức. Sau khi được thành lập, tổ chức này được đông đảo các tổ
chức về kinh tế, xã hội và môi trường quan tâm, tín nhiệm. Họ cũng đã đưa ra
được 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí làm khung xây dựng các chỉ số đảm bảo thỏa
mãn yêu cầu quản lý rừng bền vững, có trách nhiệm làm căn cứ đánh giá thẩm
định chứng chỉ rừng, các tiêu chí chi tiết dựa vào từng nguyên tắc cụ thể. Trên
thực tế, hội đồng quản trị rừng không trực tiếp cấp chứng chỉ cho các đơn vị tập
thể hoặc cá nhân mà họ ủy quyền cho các đơn vị cấp chứng chỉ có uy tín trên thế
giới thực hiện các hoạt động đánh giá, thẩm định và cấp chứng chỉ. Cho đến nay
có đến 27 tổ chức được ủy quyền cấp chứng chỉ rừng trong đó có các tổ chức
lớn, có tên tuổi và uy tín như Smartwood, GFA, SCS... [24].
Mục tiêu của FSC là thúc đẩy quản lý rừng trên thế giới một cách hợp lý
gia tăng lợi ích kinh tế, an toàn và cải thiện môi trường, xã hội. Để thực hiện
được mục tiêu này, FSC đã đưa ra các tiêu chí thực hiện là:
-

Đẩy mạnh việc áp dụng các nguyên tắc và tiêu chí về quản lý rừng đối

với tất cả các loại rừng trên toàn thế giới thông qua một chương trình ủy nhiệm

cho các cơ quan đánh giá cấp chứng chỉ.
- Hướng dẫn và giúp đỡ các đơn vị, tổ chức, cá nhân, các nhà hoạch
định chính sách, các cơ quan quản lý rừng, các cơ quan lập pháp về lĩnh vực
quản lý rừng.
-

Tiến hành các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng

của việc tăng cường quản lý rừng.


5

-

Sản phẩm thu được từ rừng đảm bảo tính kinh tế khả thi cho hộ gia đình,

cũng là động lực để người dân địa phương duy trì tài nguyên rừng và tuân thủ kế
hoạch quản lý lâu dài.
1.1.2 Chứng chỉ rừng và sự phát triển.
1.1.2.1 Khái niệm
Chứng chỉ rừng (Forest Certification - FC): Là sự xác nhận bằng giấy
chứng chỉ rằng đơn vị quản lý rừng được chứng chỉ đã đạt những tiêu chuẩn về
quản lý rừng bền vững do tổ chức chứng chỉ hoặc được uỷ quyền chứng chỉ quy
định. Nói cách khác, chứng chỉ rừng là q trình đánh giá quản lý rừng để xác
nhận rằng chủ rừng đã đạt các yêu cầu về quản lý rừng bền vững. Nhiệm vụ
chính của CCR là thúc đẩy việc quản lý rừng trên thế giới một cách bền vững về
mặt mơi trường, có lợi ích về mặt xã hội và kinh tế.[19]
Chứng chỉ nhóm: Là một q trình theo đó nhiều chủ rừng hoặc các nhà
quản lý rừng được cấp chung một chứng chỉ FSC. Một chủ thể nhóm là đơn vị

đại diện giữ chứng chỉ cho một nhóm gồm các chủ rừng hoặc các nhà quản lý
rừng cùng đồng ý tham gia vào nhóm. Các khu rừng của từng thành viên được
áp dụng hệ thống quản lý rừng đã được chứng chỉ của chủ thể nhóm. Chủ thể
nhóm phải đáp ứng được tất cả các yêu cầu về quy định và thủ tục của FSC và
tất cả các chủ rừng, nhà quản lý rừng phải đáp ứng được bộ tiêu chuẩn P&C
FSC.
1.1.2.2 Chứng chỉ rừng trên thế giới
Năm 1992 lần đầu tiên Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) đề ra những
tiêu chí cho quản lý bền vững rừng nhiệt đới. Hiện nay trên thế giới có một số
quy trình cấp chứng chỉ rừng đang hoạt động như Hội đồng quản trị rừng quốc
tế (FSC), Chương trình phê duyệt các quy trình chứng chỉ rừng (PEFC) của
Châu Âu, sáng kiến lâm nghiệp bền vững (SFI) của Bắc Mỹ, Hội tiêu chuẩn
Canada (CSA), Quy trình chứng chỉ quốc gia CertforChile của Chile, Viện sinh
thái Indonesia (LEI) và Hội đồng chứng chỉ gỗ Mã Lai (MTCC). Hai quy trình
đang hoạt động ở cấp toàn cầu là FSC và PEFS, trong khi đó các quy trình khác
chỉ hoạt động ở cấp vùng hoặc quốc gia.


6

Trên thế giới chứng chỉ rừng được xem xét từ nhiều khía cạnh nhưng vẫn
được coi là một cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho chính sách và các hoạt động của
chính phủ nhằm kiểm sốt việc khai thác gỗ bất hợp pháp, đặc biệt với những
cánh rừng nhiệt đới đồng thời đó cũng là một q trình giúp cho công tác quản
lý phù hợp với môi trường, xã hội mang lại lợi ích kinh tế. Nhìn chung chứng
chỉ rừng có 02 mục tiêu chính: (1) Cải thiện tình trạng thực tiễn của việc quản lý
rừng và (2) tạo ra những thuận lợi về mặt thị trường cho người sản xuất các sản
phẩm được cấp chứng chỉ. Việc sử dụng các công cụ kinh tế để bảo vệ môi
trường được các chuyên gia về kinh kế và các tổ chức quốc tế lớn trên thế giới
(OECD, hoặc WB) khuyến khích trong gần hai thập kỷ qua. Trong một đánh giá

gần đây, tổ chức phát triển quốc tế (OECD) đã coi chứng chỉ làm một khuyến
khích kinh tế gián tiếp với định nghĩa là: “ Bất kỳ một cơ chế nào tạo ra hoặc cải
thiện các tín hiệu thị trường và giá cả đối với tài nguyên sinh học, khuyến khích
bảo tồn và sử dụng bền vững tính đa dạng sinh học ”.
Tại Phần Lan, lâm nghiệp được quản lý ở quy mơ nhỏ với cấp hộ gia đình
là chính. Tại đây hiện tại có hơn 400 nghìn chủ sở hữu rừng quy mô nhỏ cung
cấp tới hơn 80% tổng số gỗ cho cả nước với quy mô hơn 60% sở hữu với diện
tích nhỏ hơn 20 ha. Việc cấp chứng chỉ ở đây được thực hiện từ những năm
1990 theo hình thức tự nguyện, các chủ rừng có thể làm đơn xin cấp chứng chỉ
cho cá nhân hoặc theo nhóm. Việc thanh tra kiểm tra sẽ được tiến hành hàng
năm áp dụng cho các chủ rừng được lựa chọn bất kỳ, kết quả thanh tra do một cơ
quan độc lập thẩm định. Hiện tại hệ thống cấp chứng chỉ rừng của Phần Lan có
37 tiêu chuẩn áp dụng trên toàn quốc.
Tại Đức, chính phủ thơng báo chỉ mua gỗ có nguồn gốc hợp pháp trên cơ
sở quản lý rừng bền vững. Hệ thống cấp chứng chỉ PEFC được sử dụng như một
cơng cụ chứng minh tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ. Chính
phủ liên bang đã xây dựng bộ quy chế nhằm chống lại việc khai thác gỗ bất hợp
pháp và khẳng định để ngăn chặn sự suy thối của rừng thì việc áp dụng các
phương pháp quản lý rừng bền vững là một việc làm bắt buộc và rất cần thiết.


7

Tại Thụy Điển, FSC thành lập một nhóm xây dựng bộ chứng chỉ từ năm
1996, thành phần của nhóm xây dựng bao gồm đại diện các doanh nghiệp lâm
nghiệp, chính quyền, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ... và đến
năm 1998 nội dung cơ bản của bộ công cụ đã được hoàn thành. Hệ thống chứng
chỉ rừng ở đây có thể được đánh giá là nghiêm khắc nhất trong tất các các hệ
thống đang áp dụng cấp chứng chỉ hiện nay trên thế giới. Nó được xây dựng với
mục tiêu bảo tồn thiên nhiên trong cả các khu vực rừng sản xuất vì vậy những

chủ rừng lớn và các cơ quan trong chính phủ phải lồng ghép những quy định bắt
buộc đó vào các văn bản hướng dẫn.
Tại Canada, chính phủ nước này chính thức cam kết quản lý rừng bền
vững bằng việc xây dựng và phê duyệt chiến lược lâm nghiệp quốc gia và quản
lý rừng bền vững vào năm 1992. Hiện nay Canada có tới hơn 20 triệu ha rừng đã
được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững lớn nhất trên thế giới
Tại Châu Á, từ những năm 1990, khi thảo luận các vấn đề về rừng thì việc
quản lý rừng bền vững và cấp CCR luôn được thảo luận sôi nổi hơn cả, việc đưa
ra các tiêu chuẩn cũng được cân nhắc để đảm bảo tính hợp lý và phù hợp với
chính sách của từng nước khác nhau. Tuy nhiên do ở Châu Á có nhiều kiểu rừng
khác nhau nên việc đưa ra một bộ tiêu chuẩn để áp dụng chung vẫn chưa thực
hiện được. Cấp CCR được khẳng định là công cụ quan trọng và là cơng cụ chính
sách mạnh mẽ nhất trong quản lý rừng được các nước trong khu vực Châu Á
khẳng định. Để tham gia vào các hoạt động cấp CCR theo các nước trên thế giới,
Châu Á cũng dần dần tham gia vào các hoạt động cho việc cấp CCR như: tham
gia vào các cuộc họp thượng đỉnh trái đất năm 1992 và là thành viên của tổ chức
ITTO. Tuy nhiên thành tựu của các nước Châu Á cịn bị hạn chế nhiều do gặp
nhiều khó khăn trong việc cấp chứng chỉ rừng do tính bền vững chưa có, các khó
khăn về chính sách đất đai, cấp quản lý, nạn khai thác và buôn bán gỗ, động vật
hoang dã bất hợp pháp vẫn là vấn đề ảnh hưởng lớn đến quản lý rừng và cấp
CCR.
Tại vùng châu Á – Thái Bình Dương (tính đến tháng 2/2015) có
12.329.519 ha được cấp chứng chỉ chiếm 6.75 % diện tích chứng chỉ toàn cầu


8

với 18 nước tham gia. Trong đó đứng đầu là Trung Quốc với 3.413.857 ha và
thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ (phần lãnh thổ châu Á) với 2.346.799 ha [11].
1.1. Bản đồ diện tích chứng chỉ rừng vùng châu Á - Thái Bình Dương


Trên thế giới tới tháng 7 năm 2014 có tới 81 Quốc gia được cấp chứng chỉ
với 1282 FM/CoC cho tổng diện tích là 182,701 triệu ha, tổng cộng có 114 Quốc
gia được cấp chứng CoC với tổng số chứng chỉ CoC là 27.997 [12]. Thực tế này
chứng minh sự phổ biến và tuân thủ của các đơn vị, cá nhân đối với bộ tiêu
chuẩn của FSC [24].
1.1.2.3 Chứng chỉ rừng tại Việt Nam
Trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, nhân loại đứng trước thảm hoạ suy
thối mơi trường trên toàn cầu nên đã đề ra nhiều giải pháp bảo vệ và phục hồi
môi trường, trong đó có phong trào quản lý rừng bền vững. QLRBV là sáng kiến
của cộng đồng quốc tế do những người chế biến, tiêu thụ gỗ cam kết chỉ sử dụng
và lưu thông trên mọi thị trường thế giới những sản phẩm gỗ nào được khai thác


hợp pháp từ các khu rừng đã được quản lý bền vững. Muốn vậy, chứng chỉ rừng
và chứng chỉ gỗ được áp dụng như là một công cụ hữu


9

hiệu để buộc mọi chủ rừng đảm bảo quản lý rừng bền vững về cả 3 phạm trù:
kinh tế, môi trường, xã hội.
Việt Nam tham gia quá trình này từ năm 1998 tới nay, tuy diện tích rừng
được cấp chứng chỉ FM và chứng chỉ Chuỗi hành trình sản phẩm chưa nhiều;
nhưng được sự hưởng ứng từ Chính phủ, Bộ NN & PTNT và các Bộ chuyên
ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương, sự hăng hái tự nguyện của
các chủ rừng, tiến trình Quản lý rừng bền vững đã đạt được một số tiến bộ đáng
kể, đặc biệt là tại các vùng trồng và khai thác gỗ nguyên liệu, chế biến gỗ xuất
khẩu.
Song, nhiều trở ngại cho vấn đề QLRBV của Việt Nam cũng xuất hiện, đó là

q trình chuyển đổi các chủ rừng quản lý theo cơ chế bao cấp nhà nước như
một đơn vị sự nghiệp cơng ích lâm nghiệp sang hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp theo pháp luật. Trước đây, đơn vị quản lý rừng đều thuộc Nhà nước, gọi
là lâm trường quốc doanh (LTQD) và được thành lập theo kết cấu tổ chức hành
chính với đa chức năng hầu hết tại các vùng miền núi, dân tộc ít người, dân trí
thấp, hạ tầng chưa mở mang. Ngoài việc quản lý rừng, khai thác gỗ cịn được
cấp kinh phí để giữ gìn an ninh, vận động nhân dân thực hiện mọi chính sách xã
hội, văn hố, y tế, giáo dục, khún nơng, khuyến lâm, xây dựng làng bản và cơ
sở hạ tầng. Các chính sách tổ chức kinh doanh quản lý đều do Nhà nước chỉ đạo,
cho phép, mà chính sách lại thay đổi quá nhiều, quá nhanh; từ một doanh nghiệp
lâm nghiệp được kinh doanh toàn diện, lợi dụng tổng hợp trước 1980 chuyển
sang chỉ được trồng rừng, bảo vệ rừng, bán cây đứng cho các doanh nghiệp khai
thác vận chuyển và tách hoạt động chế biến xuất khẩu riêng ra thành công ty
riêng, các kế hoạch trồng rừng, khai thác gỗ đều do Nhà nước cấp chỉ tiêu, rất
nhiều khi lâm trường không được tự làm mà bắt buộc phải thuê khoán cho dân
hoặc các doanh nghiệp khác tới làm. Từ đó lợi ích và động lực để chủ rừng quản
lý rừng bền vững nhằm xin cấp chứng chỉ bị loại trừ. Giai đoạn này, đã nhiều
lâm trường và cơ quan quản lý cấp tỉnh xây dựng lại cơ chế chính sách, giao
quyền tự chủ kế hoạch, tự chủ tài chính cho lâm trường và quyết tâm đổi mới
lâm trường thành doanh nghiệp lâm nghiệp sản xuất lâm sản theo Quyết định


10

187/TTg (1999) của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới tổ chức và quản lý Lâm
trường quốc doanh, và nghị quyết số 28/NQTƯ của Bộ chính trị Trung ương
Đảng về tiếp tục sắp xếp đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh. Sau
nhiều năm thực hiện và đánh giá các chính sách đổi mới, chuyển đổi cơ chế
quản lý[14]. Chính phủ đã ban hành các văn bản quan trọng nhằm thúc đẩy quá
trình Quản lý rừng bền vững ở nước ta như: Quyết định về Quy chế Quản lý

rừng (Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg); Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai
đoạn 2006 – 2020 (Quyết định 18/2007/QĐ-TTg); Quyết định phê duyệt Kế
hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 (Quyết định số
18/2012/QĐ-TTg); Nghị định về “Sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu
quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp (Nghị định số 118/2014/NĐ –
CP). Các văn bản của Chính phủ đều nhấn mạng đến tầm quan trọng của Quản
lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng. Trên cơ sở định hướng và chỉ đạo của
Chính phủ, bộ NN & PTNT cũng đã ban hành các văn bản chỉ đạo các cơ quan
trực thuộc thực hiện tiến trình Quản lý rừng bền vững hướng tới Chứng chỉ
rừng. Đặc biệt, Quyết định số 2242/2014/QĐ-TTg ngày 11 tháng 12 năm 2014
của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt đề án tăng cường quản lý khai thác gỗ
rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020” và ngày 03 tháng 11 năm 2014 [13], trên cơ
sở các kinh nghiệm thực tế, bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số
38/2014/TT-BNNPTNT “Hướng dẫn về Phương án Quản lý rừng bền vững”.
Đây bắt đầu một giai đoạn “chuyển mình” thực sự về QLRBV và Chứng chỉ
rừng đối với các chủ rừng thuộc mọi thành phần kinh tế.[11]
Từ năm 1998, Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for
Nature - WWF) đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, cục Phát triển Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm và một số cơ quan trong ngành
lâm nghiệp trong việc tổ chức các hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững.
Từ đó đến nay, WWF Đông dương là tổ chức giúp đỡ chủ yếu về tài chính và kỹ
thuật cho Tổ cơng tác quốc gia Việt Nam trong việc xây dựng bộ tiêu chuẩn
quốc gia về quản lý rừng bền vững dựa theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn của
FSC.


11

Giai đoạn 1998 - 2003 hoạt động thúc đẩy quản lý bảo vệ rừng chủ yếu là
do tổ công tác Quốc gia (NWG) cùng với sự phối hợp của các tổ chức khác như

TFT(Tropical Forest Trust), dự án REFAS, WWF Đơng Dương góp phần đẩy
mạnh q trình cải thiện quản lý rừng thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật cho
một số chủ rừng xây dựng mơ hình Chứng chỉ rừng. Từ năm 2004, các tổ chức
này đã đẩy mạnh các hoạt động theo từng chương trình riêng trong việc hỗ trợ
các đơn vị quản lý rừng, thường là đơn vị lâm trường tiếp cận các tiêu chuẩn
Quản lý bảo vệ rừng của FSC.
Năm 2002, FSC đã khởi xướng một chương trình “Tăng khả năng tiếp cận
tới chứng chỉ FSC cho các khu rừng quản lý quy mô nhỏ và kém tập trung”,
được biết như là “Sáng kiến SLIMF”. Và chứng chỉ nhóm được thiết kế nhằm
giảm bớt các chi phí và tăng cơ hội cho các chủ rừng tham gia vào chứng chỉ
FSC thơng qua việc đóng góp các chi phí chứng chỉ của các chủ rừng.
Năm 2013 – 2014 Tổng cục lâm nghiệp với sự tài trợ của quỹ TFF đã thực
hiện dự án “Xây dựng chính sách Quản lý rừng bền vững và thúc đẩy Chứng chỉ
rừng tại Việt Nam”. Cùng với sự tư vấn của Viện Quản lý rừng bền vững &
Chứng chỉ rừng và trường Đại học lâm nghiệp đã xây dựng được bộ Nguyên tắc
Quản lý rừng bền vững Việt Nam (Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT). Đây có
thể coi là một trong những bước đột phá về QLRBV đối với ngành lâm nghiệp.
Bộ tiêu chuẩn này tuân theo các Nguyên tắc và tiêu chí của FSC, là kết quả hài
hịa hóa 5 bộ tiêu ch̉n tạm thời của 5 tổ chức Quốc tế áp dụng cho Việt Nam
kết hợp với tiêu chuẩn 9c Việt Nam.
Việc cấp chứng chỉ rừng tại Việt Nam ban đầu đã nhận được sự ủng hộ
của Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, sự
hăng hái và tự nguyện của các chủ rừng. Việc áp dụng chứng chỉ rừng như một
công cụ để quản lý bền vững rừng và tài nguyên thiên nhiên thực sự đang là vấn
đề cần thiết ở các cấp độ chính quyền từ Trung ương đến địa phương, các công
ty lâm nghiệp nhà nước, và các đơn vị chủ rừng khác. Đặc biệt trong bối cảnh
kinh tế chung hiện nay trên toàn thế giới, nếu chúng ta không theo kịp yêu cầu
thị trường thế giới thì những sản phẩm lâm sản của chúng ta sản xuất từ các



12

sản phẩm gỗ khơng có chứng chỉ, khơng rõ nguồn gốc không thể xuất sang các
thị trường lớn trên thế giới như Châu Âu, Châu Mỹ được. Do vậy việc áp dụng
công cụ hoặc phương pháp/tiêu chuẩn trong quản lý rừng để đạt được đến cấp
chứng chỉ rừng là mục tiêu hàng đầu của các chủ rừng nhà nước và tư nhân, hộ
gia đình trồng rừng.
Tóm lại, nhờ sáng kiến của những người sử dụng và kinh doanh gỗ về
việc chỉ buôn bán, tiêu thụ và sử dụng các loại gỗ có nguồn gốc từ những khu
rừng đã được quản lý bền vững, hàng loạt các tổ chức Quản lý rừng bền vững đã
ra đời và có các phạm vi hoạt động khác nhau trên thế giới và đề xuất các tiêu
chuẩn quản lý rừng với các tiêu chí khác nhau, song mọi tiêu chuẩn đều được đề
xuất đòi hỏi tính bền vững của 3 lĩnh vực: kinh tế, xã hội và mơi trường, trong
đó quan trọng nhất là việc chủ rừng biết quản lý diện tích đất rừng của mình.
Trong đó, FSC là tổ chức chứng chỉ được đánh giá có uy tín nhất và chứng chỉ
FSC được mọi thị trường chấp nhận. Ngoài ra, QLRBV đã trở thành nhu cầu,
được hầu hết các nước công nghiệp tiên tiến và hàng loạt quốc gia đang phát
triển có rừng tự nguyện tham gia. Hiện tại, Việt Nam là một trong những nước
xuất khẩu đồ gỗ ngoài trời hàng đầu thế giới, nhưng thị trường cung cấp nguồn
nguyên liệu có chứng chỉ rừng bền vững chưa đáp ứng được yêu cầu của các cơ
sở chế biến, doanh nghiệp trong nước đang khát nguồn gỗ có CCR. Do vậy việc
tìm kiếm các nguồn gỗ có chứng chỉ được yêu cầu ngày càng gia tăng đang được
các đơn vị kinh doanh về lâm sản quan tâm hàng đầu. Đây cũng có thể được
đánh giá là một động cơ để khuyến khích các cơ sở kinh doanh, các công ty lâm
nghiệp bắt tay làm cầu nối thị trường bền vững với các chủ rừng để tiến hành
thực hiện các hoạt động cấp chứng chỉ rừng, đáp ứng được yêu cầu của các nước
nhập khẩu đề ra và cải thiện được tình trạng quản lý rừng hiện tại của nước ta
cũng như tăng được các lợi ích về mơi trường, kinh tế, xã hội cho các chủ rừng,
các cấp chính quyền địa phương và người dân.



13

1.1.2.4. Các nghiên cứu liên quan đến QLRBV và CCR ở Việt Nam
Quan tâm tới nhu cầu quản lý rừng bền vững, đến nay đã có nhiều đề tài
đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các mơ hình rừng trồng khác
nhau.
“ Bảo vệ đất và đa dạng sinh học trong các dự án trồng rừng bảo vệ môi
trường” (1994) Hoàng Xuân Tý đã tiến hành những nghiên cứu về kinh tế, môi
trường. Tuy nhiên, trong các phân tích và đánh giá, tác giả thường thiên về một
mặt hoặc là kinh tế, hoặc là môi trường hay xã hội mà không đánh giá một cách
toàn diện các mặt trên.
Năm 1996, Đoàn Hoài Nam với luận văn thạc sỹ “Bước đầu đánh giá hiệu
quả kinh tế- sinh thái của một số mơ hình rừng trồng tại n Hương, Hàm Yên,
tỉnh Tuyên Quang” đã đề cập đến hiệu quả tổng hợp về kinh tế và sinh thái, tuy
nhiên tác giả chưa đề cập đến vấn đề xã hội.
Năm 1998, Cao Danh Thịnh với đề tài thạc sỹ “ Thử nghiệm ứng dụng
một số phương pháp định lượng có trọng số để so sánh hiệu quả kinh tế và môi
trường trong một số dự án lâm nghiệp khu vực phòng hộ đầu nguồn sông Đà” đã
đề cập đến hiệu quả tổng hợp kinh tế, môi trường. Tác giả cũng đã nêu vấn đề
định lượng có trọng số các chỉ tiêu đánh giá và cho biết phương pháp tính trọng
số bằng tương quan đạt độ chính xác cao hơn cả.
Dự án phát triển nông thôn miền núi tỉnh Tuyên Quang thuộc chương
trình Phát triển nơng thơn miền núi Việt Nam – Thụy Điển (2001), đã nghiên
cứu đánh giá tác động môi trường của Dự án trên địa bàn huyện Hàm Yên tỉnh
Tuyên Quang, Maria Berlekom và nhóm cán bộ của Dự án đã đề cập đến sự thay
đổi về kinh tế, xã hội, thay đổi về sản xuất và môi trường trên địa bàn các xã
vùng Dự án vào các thời điểm trước và sau dự án.
Để đánh giá sự thay đổi về kinh tế - xã hội của Dự án này, các tác giả đã
tập trung vào việc phân tích sự thay đổi về số lượng hộ giàu nghèo trong các

thôn bản. Đánh giá sự thay đổi về sử dụng đất, sản xuất và môi trường, nghiên
cứu tập trung đánh giá những thay đổi liên quan đến rừng, lâm sản và chim thú
hoang dã, thay đổi về sản xuất, phát triển chăn nuôi, thay đổi về nguồn nước cho


14

sinh hoạt và sản xuất. Tất cả những đánh giá này thơng qua việc phỏng vấn trực
tiếp hộ gia đình hay thông qua các cuộc họp thôn. Việc đánh giá các chỉ tiêu do
người dân đia phương tự đánh giá định tính bằng phương pháp cho điểm.
Bên cạnh những nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế -xã hội- môi trường
của các mơ hình rừng trồng, những năm gần đây, tại Việt Nam cịn có rất nhiều
những nghiên cứu và đề xuất mơ hình hướng đến quản lý rừng bền vững và tiến
tới chứng chỉ rừng.
Ban đầu là các cuộc khảo sát được NWG tiến hành trong các năm 19981999 tạ các đơn vị như Lâm trường Tân Phú (Đồng Nai), Lâm trường Hương
Thủy (Thừa Thiên Huế), Công ty chế biến gỗ Thừa Thiên H́,...với mục đích là
nắm tình hình về trình độ QLR, sản xuất chế biến kinh doanh lâm sản, các điểm
mạnh, yếu của từng đơn vị cũng như về thể chế, chính sách và 3 khía cạnh
QLRBV quan tâm. Từ cuối năm 2000 đến nay, NWG đã phối hợp với WWF
Đông Dương, TFT, GTZ tiến hành việc khảo sát thực tế tình hình QLR và đánh
giá tính khả thi của các chỉ số của P&C&I VN tại các đơn vị QLR và các cơ sở
chế biến trong cả nước như Lâm trường Hà Nừng (Gia Lai), Con Cng (Nghệ
An), Cơng ty Long Đại (Quảng Bình), Xí nghiệp trồng rừng tư nhân Đỗ Thập
(Yên Bái)... Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn các chủ rừng quốc doanh và tư
nhân đều mong muốn tiến tới QLRBV và được cấp CCR. Tuy nhiên các đơn vị
vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như: doanh nghiệp chưa tự chủ trong
SXKD còn bị rằng buộc nhiều bởi cơ chế chính sách, các chức năng xã hội và
mơi trường thường chưa được chủ rừng quan tâm đúng mức, chính sách về bảo
tồn rừng và đa dạng sinh học chỉ tập trung vào các khu rừng đặc dụng do Nhà
nước quản lý, chưa chú ý đến bảo tồn trong các rừng sản xuất, các kế hoạch sản

xuất dài hạn và trung hạn chỉ được thực hiện khi cơ quan quản lý Nhà nước yêu
cầu để phân bổ chi tiêu khai thác gỗ, mặt khác, do lợi nhuận thấp, cơ sở hạ tầng
nghèo nàn dẫn đến đầu tư sản xuất thấp, yếu kém trong nhân lực... dẫn đến hạn
chế trong QLRBV.
Các nghiên cứu về xác định và xây dựng mơ hình cấu trúc rừng ổn định
được Cục Lâm nghiệp, thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiến hành


15
trong chương trình “ Dự án thí điểm lâm nghiệp cộng đồng 2006-2007” theo công
văn số 815/ CV –QLR ngày 12 tháng 6 năm 2007 của Cục Lâm nghiệp hướng dẫn
xây dựng mơ hình rừng mong muốn cho rừng gỗ tự nhiên của cộng đồng.

Nguyễn Văn Điển và cộng sự đã có những nghiên cứu và đề xuất một số
mơ hình cấu trúc rừng hợp lý cho rừng nứa xen tre gỗ và rừng phòng hộ đầu
nguồn tại tỉnh Hòa Bình.
Năm 2008, Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng cũng thực hiện
đánh giá rừng độc lập về quản lý rừng trồng của mơ hình chứng chỉ rừng “theo
nhóm” của huyện n Bình, tỉnh n Bái. Ở đây, các hộ trồng rừng cũng góp
chung diện tích rừng trồng hợp thành Chi hội trồng rừng Yên Bái và xin cấp
CCR. Qua đánh giá, kết quả cho thấy: các hộ trồng rừng thuộc Chi hội đã đáp
ứng được các tiêu chuẩn QLRBV của Việt Nam ở các mức độ khác nhau. Các
khiếm khuyết trong quản lý rừng có thể khắc phục được, tuy nhiên một số tiêu
chí và chỉ số trong quản lý chưa phù hợp, nên viêc sử dụng nó để đánh giá cịn
chênh lệch.
Trong những năm 2008- 2010, Viện Quản lý rừng bền vững và CCR đã hỗ
trợ Tổng Công ty Giấy Việt Nam đánh giá QLRBV cho 11 công ty lâm nghiệp
để tiến tới được FSC chứng chỉ rừng theo nhóm.
Để đáp ứng các nguyên tắc và tiêu chí cho bộ tiêu chuẩn QLRBV, một số
đề tài khác được thực hiện nhằm hỗ trợ các lâm trường, công ty lâm nghiệp cụ

thể xác định và khắc phục các lỗi chưa tuân thủ theo tiêu chuẩn, xác lập các kế
hoạch quản lý rừng hợp lý hơn.
Năm 2011, Dương Duy Khánh với đề tài “ nghiên cứu đánh giá mơ hình
chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trong sản xuất tại xã Trung Sơn,
huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị ” đã đánh giá được lợi ích của việc tham gia
chứng chỉ rừng trồng theo nhóm hộ về 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Tác giả
cũng đã chỉ ra được các điểm mạnh và cơ hội cho chứng chỉ rừng cấp nhóm
trong tương lai, các điểm yếu và thách thức hiện tại mà các nhóm gặp phải. Trên
cơ sở các khó khăn, thách thức đó, tác giả đã đưa ra được các giải pháp hữu ích


×