Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Nghiên cứu đánh giá mô hình chứng chỉ rừng theo nhóm các hộ gia đình trồng rừng sản xuất tại xã trung sơn, huyện gio linh, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------

DƯƠNG DUY KHÁNH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CHỨNG CHỈ RỪNG
THEO NHÓM CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT
TẠI XÃ TRUNG SƠN, HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------

DƯƠNG DUY KHÁNH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CHỨNG CHỈ RỪNG
THEO NHÓM CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT
TẠI XÃ TRUNG SƠN, HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ


Chuyên ngành: LÂM HỌC
Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TSKH. NGUYỄN NGỌC LUNG

HÀ NỘI, 2011


i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học, Khoa Lâm học và
các Giảng viên trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã nhiệt tình truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
Luận văn Thạc sĩ.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Giáo sư, Tiến sỹ khoa
học Nguyễn Ngọc Lung - Người hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu
và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ thuộc Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để hoàn thành Luận văn này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến gia
đình; các anh, chị em và bạn bè trong lớp học, các đồng nghiệp, những người đã
đóng góp, giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ,
hướng dẫn và chỉ bảo từ GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Lung. Các nội dung nghiên

cứu trong đề tài này là trung thực, các số liệu tham khảo có trích dẫn rõ ràng, các
kết quả nghiên cứu chưa từng được ai công bố trong bất cứ các công trình nghiên
cứu nào trước đây.
Nếu có phát hiện bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội
đồng cũng như kết quả luận văn của mình.
Xin trân trọng cảm ơn,
Tác giả

Dương Duy Khánh


ii

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................. vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 5
1.1. Tổng quan về chứng chỉ rừng ...................................................................... 5
1.1.1. Hội đồng quản trị rừng-FSC ............................................................. 5
1.1.2. Chứng chỉ rừng và sự phát triển ....................................................... 6
1.1.2.1. Trên thế giới: .................................................................................. 6
1.1.2.2. Tại Việt Nam .................................................................................. 9
1.1.3. Cơ chế hoạt động của CCR: ............................................................ 11
1.1.3.1. Cơ sở đánh giá CCR ..................................................................... 11
1.1.3.2.Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC)................................................. 15

1.1.3.3. Đơn vị cấp chứng chỉ.................................................................... 16
1.2. Tình hình xuất, nhập khẩu gỗ có CCR tại Việt Nam ................................ 19
1.2.1. Tình hình xuất khẩu gỗ:................................................................... 19
1.2.2. Tình hình nhập khẩu gỗ: ................................................................. 25
1.3. Tiếp cận với cấp chứng chỉ rừng tại Việt Nam ......................................... 29
1.4. Các khó khăn trong quản lý rừng ở cấp quy mô nhỏ, lẻ khi tiếp cận với
chứng chỉ rừng và quản lý rừng bền vững ........................................................ 32
Chương 2: MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................... 36
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 36
2.2. Cơ sở khoa học .......................................................................................... 36


iii

2.3. Tính khả thi của đề tài ............................................................................... 37
2.4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 37
2.5. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 37
2.6. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................... 38
Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................. 39
3.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu ............................................................ 39
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 39
3.1.1.1.Vị trí địa lý..................................................................................... 39
3.1.1.2. Địa hình ........................................................................................ 39
3.1.1.3. Khí hậu - Thủy văn ....................................................................... 40
3.1.1.4.Tài nguyên đất ............................................................................... 42
3.1.1.5. Tình hình sử dụng đất toàn huyện ................................................ 44
3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội ................................................................... 44
3.1.2.1. Dân số huyện Gio Linh................................................................. 44
3.1.2.2. Thành phần dân tộc ...................................................................... 45

3.1.2.3. Lao động ....................................................................................... 45
3.1.2.4. Cơ sở hạ tầng ................................................................................ 45
3.1.3. Tài nguyên rừng .............................................................................. 47
3.1.3.1. Hệ thực vật.................................................................................... 48
3.1.3.2. Hệ động vật................................................................................... 48
3.2. Tổng quan về xã Trung Sơn [16]............................................................... 49
3.2.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 49
3.2.2. Các nguồn tài nguyên, khoáng sản .................................................. 50
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 52
4.1. Tình trạng trồng, chăm sóc, bán sản phẩm gỗ keo tại địa phương ............ 52
4.2. Diện tích rừng trồng đã được cấp chứng chỉ và quy trình cấp chứng chỉ FSC ... 54
4.3. Tổng quan mô hình CCR nhóm hộ gia đình thành công tại Gio Linh ...... 59
4.3.1. Tổng quan về nhóm CCR................................................................. 59


iv

4.3.2. Cơ cấu tổ chức nhóm: ..................................................................... 59
4.3.3. Hoạt động nhóm: ............................................................................. 61
4.3.4. Quỹ phát triển nhóm:....................................................................... 65
4.3.5. Một số khó khăn trong công tác quản lý nhóm ............................... 66
4.4. Các khó khăn hiện các hộ trồng rừng đang gặp phải và các giải pháp thông
qua cấp CCR ..................................................................................................... 67
4.5. Đánh giá các lợi ích của người dân và của xã hội khi nhóm hộ tham gia
được cấp CCR ................................................................................................... 70
4.5.1. Đánh giá về lợi ích kinh tế .............................................................. 70
4.5.2. Đánh giá lợi ích về mặt xã hội ........................................................ 76
4.5.3. Đánh giá về lợi ích môi trường và quản lý rừng bền vững ............. 78
4.6. Các đề xuất bổ sung về chính sách và hướng dẫn thực hiện CCR theo
nhóm hộ phù hợp với điều kiện thực tế tại vùng nghiên cứu. .......................... 80

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................. 89
5.1. Kết luận ...................................................................................................... 89
5.1.1. Kết quả chính của đề tài .................................................................. 89
5.1.2. Các điểm mới của đề tài .................................................................. 90
5.2. Khuyến nghị............................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
HTX

Hợp tác xã

QLR

Quản lý rừng

QLRBV

Quản lý rừng bền vững

TCLN

Tổng cục lâm nghiệp

CCR


Chứng chỉ rừng

FSC

Hội đồng quản trị rừng

SLIMF

Rừng quản lý theo quy mô nhỏ đầu tư thấp

CITES

Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã

ITTO

Tổ chức gỗ nhiệt đới Quốc Tế

FLEGT

Thực thi luật lâm nghiệp và thương mại

LACEY

Tên 1 đạo luật của Mỹ về nguồn gốc gỗ

KfW

Ngân hàng tái thiết Đức


SECO

Cục kinh tế liên bang Thụy Sỹ

GFTN

Mạng lưới thương mại lâm sản toàn cầu

EU

Cộng đồng các nước châu Âu

VIFORES Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam
CoC

Chuỗi hành trình sản phẩm

BQL

Ban quản lý

GFA

Công ty tư vấn cấp chứng chỉ của Đức

SNV

Tổ chức phát triển Hà Lan

UBND


Ủy ban nhân dân

CCLN

Chi cục lâm nghiệp

VCG

Nhóm chứng chỉ rừng cấp thôn

WWF

Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng

STT

Trang

1.1

Thị trường xuất khẩu gỗ và sản phầm gỗ 6 tháng đầu năm 2011

24


1.2

Thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2011

28

3.1

Số liệu bình quân 5 năm các chỉ tiêu nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa

42

3.2

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Gio Linh

44

3.3

Hiện trạng rừng huyện Gio Linh phân theo chức năng

47

4.1

Tổng diện tích rừng trồng keo có sổ đỏ xã Trung Sơn

52


4.2

Tổng hợp diện tích và lượng gỗ khai thác rừng có chứng chỉ
tại xã Trung Sơn (thôn Kinh Môn và Giang Xuân Hải)

71

4.3

Các chi phí cho cấp chứng chỉ (áp dụng cho diện tích dưới 2000ha)

72

4.4

Kinh phí thực hiện dự án cho nhóm Kinh Môn và Giang Xuân Hải

76

4.5

Phân tích SWOT

82

4.6

Đánh giá sai số trước và sau khai thác tại thôn Kinh Môn Áp
dụng công thức (1)


4.7

86

Tính sai số trước và sau khai thác tại thôn Kinh Môn
Áp dụng công thức (2)

87


vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT

Tên hình ảnh

Trang

3.1

Sơ đồ địa giới hành chính tỉnh Quảng Trị

40

3.2

Sơ đồ tổng quát địa giới hành chính xã Trung Sơn


50

4.1

Sơ đồ diện tích các lô rừng được cấp chứng chỉ năm 2010

56

4.2

Phân tích chi phí khi đầu tư cho 3 loại rừng có và không có FSC

73

4.3

Phân tích thu nhập với loại gỗ tròn và gỗ dăm có và không có FSC

75


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết, luật Bảo vệ và phát triển rừng cũng như Chiến lược
lâm nghiệp Quốc Gia đã có những định hướng rõ ràng về quản lý rừng bền vững,
tuy nhiên nó vẫn chưa xây dựng được chính sách quản lý rừng (QLR) bền vững
cho nhiều loại rừng hiện có của nước ta hiện nay, đặc biệt là rừng trồng do các
hộ gia đình, các tổ chức cá nhân quản lý, khai thác và sử dụng. Trong chiến lược
phát triển lâm nghiệp Quốc Gia năm 2006 -2020, nhiệm vụ của ngành lâm

nghiệp cần phải quản lý bền vững 8,4 triệu ha rừng sản xuất trong đó có 4,15
triệu ha rừng trồng bao gồm rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung, lâm sản
ngoài gỗ..., 3,36 triệu ha rừng sản xuất là rừng tự nhiên và 0,62 ha rừng tự nhiên
phục hồi sản xuất nông lâm kết hợp. Bên cạnh đó, ngành lâm nghiệp còn quản lý
bền vững 5,6 triệu ha rừng phòng hộ và 2,16 triệu ha rừng đặc dụng [12].
Chứng chỉ rừng là một công cụ quan trọng trong việc quản lý bền vững
rừng, đặc biệt là rừng kinh doanh, thực chất đây là chứng chỉ ISO cung cấp cho
các đơn vị kinh doanh rừng, kinh doanh gỗ và lâm sản. Cho đến nay, đối tượng
rừng được cấp chứng chỉ tương đối rộng bao gồm cả chứng chỉ cho rừng tự
nhiên và rừng trồng. Trên thế giới, có khá nhiều nước áp dụng mô hình chứng
chỉ rừng và đã góp phần lớn trong việc quản lý rừng bền vững, đặc biệt là các
khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng đặc dụng, bên cạnh đó chứng chỉ
rừng còn mang lại các lợi ích về mặt kinh tế, xã hội và môi trường cho con
người. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, khái niệm về chứng chỉ rừng còn rất
mới mẻ, có rất ít các công ty lâm nghiệp, các tổ chức, cá nhân quan tâm đến nó,
có khi có quan tâm nhưng thực tế chưa biết bắt đầu từ đâu.
Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá mô hình chứng chỉ rừng (CCR) thành
công để đề xuất các giải pháp, thậm chí bổ sung để hoàn thiên các tiêu chí đã và
được nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước quan tâm. Nó góp phần không
nhỏ trong việc cải thiện các chính sách quản lý rừng bền vững và hỗ trợ người
dân trong việc kinh doanh rừng đảm bảo được các yêu cầu về môi trường, kinh
tế và xã hội.


2

Trong vài thập kỷ qua, cảnh quan rừng tự nhiên nguyên sinh tại Việt Nam
nói chung và khu vực miền Trung Việt Nam nói riêng đang có chiều hướng suy
thoái nghiêm trọng. Hiện tại tại khu vực miền Trung Việt Nam có diện tích
khoảng 7.300 km2, đã suy thoái và phân mảnh nghiêm trọng do các nguyên nhân

như hậu quả chiến tranh, khai thác gỗ bất hợp pháp, các tập quán canh tác lâm
nghiệp không bền vững và sự bành trướng của các giống cây ngoại lai. Việc độc
canh cây Keo và các loài cây khác tạo ra sự phân mảnh hơn là tái kết nối cảnh
quan rừng. Các khu rừng tự nhiên có giá trị bảo tồn cao suy thoái đang liên tục
được chuyển đổi thành các khu vực trồng cây rừng cho kinh tế với các chu kỳ
kinh doanh ngắn hạn. Nếu sự việc này vẫn được tiếp tục diễn ra với tốc độ ngày
càng tăng và tính nguyên vẹn của hệ sinh thái không được phục hồi, nhiều loài
đặc hữu tại khu vực sẽ đối mặt với sự tuyệt chủng trong tương lai gần. Việc quản
lý các khu vực rừng trồng cũng chưa được trú trọng, các khu rừng mang tính
phòng hộ vẫn được khai thác bừa bãi tùy vào điều kiện kinh tế của từng hộ làm
ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng hộ của rừng.
Trên thế giới cũng như ở Viêt Nam, sự thành công của việc chứng chỉ cho
các đơn vị QLR (forest management unit) rộng lớn như Cty lâm nghiệp, lâm
trường quốc doanh, liên hiệp sản xuất, HTX lâm nghiệp... đã được khẳng định
trong 15 năm nay, ví dụ ở Viêt Nam Công ty trồng rừng QFPL Quy Nhơn, lâm
trường Đoan Hùng, lâm trường Vân Đài (Phú Thọ) đã được cấp chứng chỉ QLR
bền vững, nhưng chứng chỉ QLR bền vững cho cá nhân hay hộ gia đình với quy
mô nhỏ từ vài ba ha tới vài ba chục ha (gọi là SLIMF) gộp lại thành nhóm thì
đây là mô hình đầu tiên, nếu có kinh nghiệm tốt sẽ có tác động lớn đến diện tích
rừng phân tán nhưng diện tích rừng rất rộng lớn của người dân nông thôn, vùng
sâu, vùng xa. Có thể nói „Chứng chỉ rừng (Forest Certification) chính là sự xác
nhận bằng văn bản rằng một đơn vị quản lý rừng đã đạt được các tiêu chuẩn
quản lý rừng của tổ chức cấp chứng chỉ“ [12].
Hiện nay, nhiều người tiêu dùng đã nhận thức được tầm quan trọng của
các mặt hàng đồ gỗ được cấp chứng chỉ rừng, thậm chí hội người tiêu dùng tại
Anh, Hà Lan còn có xu hướng tẩy chay sử dụng các loại hàng không có nguồn


3


gốc xuất xứ. Nhu cầu đối với gỗ nhiệt đới đã được chứng chỉ ở thị trường châu
Âu và Mỹ đã vượt quá cung. Hiện có hơn 8.000 sản phẩm trên khắp thế giới có
mang biểu trưng của chứng chỉ rừng FSC (Hội đồng quản trị rừng thế giới) từ
cửa gỗ đến lược chải đầu, từ văn phòng phẩm đến giấy vệ sinh. Ngày nay, mạng
lưới lâm sản toàn cầu, một nhóm các tổ chức và công ty cam kết sản xuất và
buôn bán gỗ và lâm sản đã được chứng chỉ, đã có mạng lưới ở 18 quốc gia khác
nhau trên khắp thế giới với hơn 600 thành viên. Theo kết quả thống kê nhu cầu
sử dụng hàng có chứng chỉ rừng đã gia tăng với tỉ lệ 2-3% mỗi năm ở Anh. Ở Hà
Lan có 500 công ty cùng với nhà nhập khẩu gỗ nhiệt đới lớn nhất ở châu Âu và lớn
thứ 2 trên toàn thế giới, hiện đã cam kết chỉ mua sản phẩm đã có GSC. Các mạng
lưới bán lẻ rất lớn từ Anh và Mỹ cũng hoạt động với vai trò xúc tác cho những thay
đổi bởi họ đang gia tăng yêu cầu cung cấp gỗ đã được chứng chỉ. [41].
FSC gọi phương pháp này là CCR theo nhóm, phương pháp này có điều
kiện mở rộng vì nhà nước Viêt Nam đã giao quyền quản lý sử dụng tới 3,287
triệu ha rừng trồng và rừng tự nhiên cho hộ gia đình và cá nhân (TCLN, 2010),
và đề tài luận văn này sẽ cố gắng nghiên cứu để bổ sung đóng góp cho mô hình
này sao cho ngày càng phù hợp với thể chế chính sách , luật tục và truyền thống
canh tác, quản lý của địa phương. Mặc dù chứng chỉ rừng vừa có thể tăng khả
năng tiếp cận thị trường, vừa đem lại lợi ích về mặt kinh tế, môi trường và xã hội
cho người dân nhưng nó cũng đòi hỏi khung chính sách có tính chất hỗ trợ từ các
cấp chính quyền địa phương, trung ương đến các cộng đồng quốc tế để nó có thể
thực tế hóa các tính năng đó. Quá trình áp dụng chứng chỉ rừng tại nước ta cần
phải xem xét đánh giá lại một cách có hệ thống đảm bảo giảm thiểu các tác động
tiêu cực và đẩy mạnh công tác quản lý rừng có trách nhiệm. Trên cơ sở đó đúc
rút kinh nghiệm để có thể áp dụng đảm bảo chứng chỉ rừng là một trong những
công cụ quan trọng trong việc quản lý rừng bền vững và có trách nhiệm.
Tiêu chuẩn QLRBV là mức độ cao chung cho toàn thế giới, thể chế và
các chính sách QLR ở mỗi vùng, mỗi quốc gia lại khác nhau, vì vậy thông qua
việc đánh giá của tổ chức cấp CCR, ta có điều kiện xem xét sự chênh lêch của
các quy định đó không những chỉ nhằm đưa năng lực QLR của ta dần dần đạt tới



4

trình độ quốc tế, mà còn tạo điều kiện dễ dàng cho các chủ rừng Việt Nam thuận
lợi trong việc xin cấp CCR, đó cũng chính là mục đích, là nội dung đóng góp của
công trình này vào việc thực hiện tiến trình QLRBV trong chiến lược phát triển
lâm nghiệp 1996-2020[12].
Với mục tiêu nhằm chuyển hướng lại xu thế này cũng như để giảm thiểu
các tác động tiêu cực, quản lý rừng có trách nhiệm đảm bảo không ảnh hưởng
đến công tác phòng hộ của rừng được nhiều cơ quan, tổ chức trong và ngoài
nước quan tâm. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cũng có nhiều các tổ chức,
cá nhân khác nhau tham gia vào hoạt động hỗ trợ các hộ gia đình cấp chứng chỉ
rừng nhằm đảm bảo được chu kỳ kinh doanh dài hơn cho rừng và tăng cường thu
nhập cho người dân thông qua việc bán gỗ có chứng chỉ. Tuy nhiên hoạt động
này mới thực hiện được một số ít các điểm trên địa bàn của tỉnh. Trên cơ sở đó,
việc nghiên cứu đánh giá mô hình Chứng chỉ rừng theo hướng quản lý từng bền
vững theo nhóm hộ gia đình tại xã Trung Sơn, huyện Gio Linh nhằm bổ sung
hướng dẫn chứng chỉ rừng theo nhóm phù hợp với điều kiện Miền Trung Việt
Nam là vấn đề cấp thiết, cần thiết phải thực hiện để nhân rộng, đảm bảo cho việc
duy trì và phát triển hệ sinh thái, cảnh quan rừng một cách bền vững hơn.


5

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về chứng chỉ rừng
1.1.1. Hội đồng quản trị rừng-FSC
Hội đồng quản trị rừng (FSC) là một mạng lưới toàn cầu, được thành lập

vào tháng 10 năm 1993 tại Toronto, Canada với 130 thành viên đến từ 26 quốc
gia. Trong những ngày đầu, tổ chức đặt trụ sở tại Oaxaca, Mehico, sau này
chuyển đến thành phố Bonn của CHLB Đức. Sau khi được thành lập, tổ chức
này được đông đảo các tổ chức về kinh tế, xã hội và môi trường quan tâm, tín
nhiệm. Họ cũng đã đưa ra được 10 nguyên tắc và nhiều các tiêu chí về quản lý
rừng bền vững, có trách nhiệm làm căn cứ đánh giá thẩm định chứng chỉ rừng,
các tiêu chí chi tiết dựa vào từng nguyên tắc cụ thể. Trên thực tế, hội đồng quản
trị rừng không trực tiếp cấp chứng chỉ cho các đơn vị tập thể hoặc cá nhân mà họ
ủy quyền cho các đơn vị cấp chứng chỉ có uy tín trên thế giới thực hiện các hoạt
động đánh giá, thẩm định và cấp chứng chỉ. Cho đến nay có đến 27 tổ chức được
ủy quyền cấp chứng chỉ rừng trong đó có các tổ chức lớn, có tên tuổi và uy tín
như Smartwood, GFA, SCS...[29].
Tại Thụy Điển hàng năm có lớp đạo tạo quốc tế SSC Forestry (Svensk
Skogscertifiering AB) về Chứng Chỉ Rừng (CCR) để giúp các nước trên thế giới
đào tạo nguồn nhân lực cho các quốc gia có nhu cầu thành lập các tổ chức sáng
kiến quốc gia hay CCR Quốc gia để thực hiện quản lý bảo vệ rừng bền vững.
Ở Việt nam, năm 1998 đã thành lập Tổ công tác Quốc Gia về QLRBV và
CCR.(NWG), từ năm 2006 đổi tên là Viện QLRBV & CCR (SFMI), được FSC
gọi chung là sáng kiến quốc gia
Mục tiêu của Hội đồng quản trị rừng (FSC) là thúc đẩy quản lý rừng trên
thế giới một cách hợp lý về mặt môi trường, có ích lợi về mặt xã hội và có thể


6

thực hiện được về mặt kinh tế. Để thực hiện được mục tiêu này, FSC đã đưa ra
các tiêu chí thực hiện là:
- Đẩy mạnh việc áp dụng các nguyên tắc và tiêu chí về quán lý rừng đối
với tất cả các loại rừng trên toàn thế giới thông qua một chương trình ủy nhiệm
tình nguyện cho các cơ quan cấp chứng chỉ.

- Tiến hành các hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng
của việc tăng cường quản lý rừng
- Hướng dẫn và giúp đỡ các đơn vị, tổ chức, cá nhân, các nhà hoạch định
chính sách, các cơ quan quản lý rừng, các cơ quan lập phápvề lĩnh vực quản lý rừng.
FSC cũng khuyễn khích và hỗ trợ các sáng kiến quốc gia và khu vực nhằm
phi tập trung công việc và thúc đẩy sự tham gia của địa phương như: người liên hệ
với FSC, nhóm làm việc FSC, Văn phòng FSC cấp quốc gia, vùng...
Vấn đề cấp chứng chỉ rừng như là một biện pháp đảm bảo quản lý rừng
bền vững và hợp lý về mặt môi trường. Vấn đề này có thể sẽ gây ra nhiều mối lo
ngại hơn là đóng góp một phần vào việc bảo tồn nguồn tài nguyên rừng đang bị
cạn kiệt. Tình hình ngày càng căng thẳng khi việc cấp CCR gây nhiều tranh cãi
và lộn xộn như hiện nay. Tuy nhiên FSC cũng đã chứng minh được tính khách
quan và thực tế của mình trong việc đánh giá, cấp chứng chỉ và đặc biệt nó nhấn
mạnh nhiều được về các điểm môi trường, kinh tế và xã hội, do vậy nó được
nhìn nhận một cách đúng đắn hơn trong việc đánh giá và cấp chứng chỉ hiện tại.
1.1.2. Chứng chỉ rừng và sự phát triển
1.1.2.1. Trên thế giới:
Trên thế giới chứng chỉ rừng được xem xét từ nhiều khía cạnh nhưng thường
thì được coi là một công cụ hỗ trợ chính sách đồng thời đó cũng làm một quá
trình giúp cho công tác quản lý rừng tại địa phương được tốt hơn. Trong cả hai
trường hợp nêu trên thì chứng chỉ rừng có 02 mục tiêu chính là: (1) Cải thiện
thực tiễn quản lý rừng và (2) tạo ra những thuận lợi về mặt thị trường cho người
sản xuất và các sản phẩm được cấp chứng chỉ. Việc sử dụng các công cụ kinh tế


7

để bảo vệ môi trường được các chuyên gia về kinh kế và các tổ chức quốc tế lớn
trên thế giới (OECD-Tổ chức phát triển kinh tế hoặc WB-ngân hàng thế giới)
khuyến khích trong gần hai thập kỷ qua. Trong một đánh giá gần đây, tổ chức

phát triển quốc tế (OECD) đã coi chứng chỉ làm một khuyến khích kinh tế gián
tiếp với định nghĩa là: “Bất kỳ một cơ chế nào tạo ra hoặc cải thiện các tín hiệu
thị trường và giá cả đối với tài nguyên sinh học, khuyến khích bảo tồn và sử
dụng bền vững tính đa dạng sinh học”.
Tại Đức, chính phủ thông báo chỉ mua gỗ có nguồn gốc hợp pháp trên cơ
sở quản lý rừng bền vững. Hệ thống cấp chứng chỉ PEFC được sử dụng như một
công cụ chứng minh tính hợp pháp của gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ. Chính phủ
liên bang đã xây dựng bộ quy chế nhằm chống lại việc khai thác gỗ bất hợp pháp
và khẳng định để ngăn chặn sự suy thoái của rừng thì việc áp dụng các phương
pháp quản lý rừng bền vững là một việc làm bắt buộc và rất cần thiết.
Tại Phần Lan, lâm nghiệp được quản lý ở quy mô nhỏ với cấp hộ gia đình
là chính. Tại đây hiện tại có hơn 400 nghìn chủ sở hữu rừng quy mô nhỏ cung
cấp tới hơn 80% tổng số gỗ cho cả nước với quy mô hơn 60% sở hữu với diện
tích nhỏ hơn 20ha. Việc cấp chứng chỉ ở đây được thực hiện từ những năm 1990
theo hình thức tự nguyện, các chủ rừng có thể làm đơn xin cấp chứng chỉ cho cá
nhân hoặc theo nhóm. Việc thanh tra kiểm tra sẽ được tiến hành hàng năm áp
dụng cho các chủ rừng được lựa chọn bất kỳ, kết quả thanh tra do một cơ quan
độc lập thẩm định. Hiện tại hệ thống cấp chứng chỉ rừng của Phần lan có 37 tiêu
chuẩn áp dụng trên toàn quốc.
Tại Thụy Điển, FSC thành lập một nhóm xây dựng bộ chứng chỉ từ năm
1996, thành phần của nhóm xây dựng bao gồm đại diện các doanh nghiệp lâm
nghiệp, chính quyền, các viện nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ... và đến
năm 1998 nội dung cơ bản của bộ công cụ đã được hoàn thành. Hệ thống chứng
chỉ rừng ở đây có thể được đánh giá là nghiêm khắc nhất trong tất các các hệ
thống đang áp dụng cấp chứng chỉ hiện nay trên thế giới. Nó được xây dựng với


8

mục tiêu bảo tồn thiên nhiên trong cả các khu vực rừng sản xuất vì vậy những

chủ rừng lớn và các cơ quan trong chính phủ phải lồng ghép những quy định bắt
buộc đó vào các văn bản hướng dẫn. Cũng tại nước này, các tiêu chuẩn cấp
chứng chỉ rừng của FSC là điều kiện bắt buộc phải thực hiện do vậy sản lượng
rừng của nước này tăng lên đáng kể. Hiệp hội liên minh các chủ rừng ban đầu rất
tích cực tham gia đàm phán về hệ thống các tiêu chuẩn của FSC, tuy nhiên nhiều
tiêu chuẩn trong hệ thống không được họ đồng tình và hệ thống cấp chứng chỉ
của Thụy Điển bị chỉ trích dữ dội từ phí các chủ rừng. Một trong những nguyên
nhân chủ yếu là tiêu chuẩn ở đây không phù hợp với các chủ rừng quy mô nhỏ
với diện tích nhỏ là các cá nhân hộ gia đình. FSC cũng có đề nghị cấp chững chỉ
cho một nhóm các hộ gia đình chủ rừng nhỏ nhưng hiệp hội liên minh rừng
không đồng ý, họ cho rằng không thể cấp chứng chỉ cho hàng ngàn chủ hộ có
diện tích rừng quy mô nhỏ trong khi các hoạt động buôn bán lâm sản của họ diễn
ra ở khắp nơi, như vậy khó có thể truy xuất ra nguồn gốc nguyên liệu gỗ để sản
xuất ra sản phầm. Các chủ rừng giữ quan điểm cho rằng hệ thống cấp chứng chỉ
phải được hài hòa cấp quốc tế và là quy tắc tương đồng với tiêu chuẩn của các
nước khác. Như vậy có thể đánh giá bộ tiêu chuẩn FSC tại đây đã gây ra thiệt hại
về kinh tế với chủ rừng là tư nhân hoặc các hộ gia đình cá nhân vì theo ước tính
của FSC nếu áp dụng tiêu chuẩn đó thì sẽ có tới 14% diện tích rừng không được
khai thác để dùng cho mục tiêu bảo tồn.
Tại Canada, chính phủ nước này chính thức cam kết quản lý rừng bền
vững bằng việc xây dựng và phê duyệt chiến lược lâm nghiệp quốc gia và quản
lý rừng bền vững vào năm 1992. Hiện nay Canada có tới hơn 20triệu ha rừng đã
được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững lớn nhất trên thế giới
Tại Châu Á, từ những năm 1990, khi thảo luận về các vấn đề về rừng thì
việc quản lý rừng bền vững và cấp CCR luôn được thảo luận sôi nổi hơn cả, việc
đưa ra các tiêu chuẩn cũng được cân nhắc để đảm bảo tính hợp lý và phù hợp với
chính sách của từng nước khác nhau. Tuy nhiên do ở Châu Á có nhiều kiểu rừng


9


khác nhau nên việc đưa ra một bộ tiêu chuẩn để áp dụng chung vẫn chưa thực
hiện được. Cấp CCR được khẳng định là công cụ quan trọng và là công cụ chính
sách mạnh mẽ nhất trong quản lý rừng được các nước trong khu vực Châu Á
khẳng định. Để tham gia vào các hoạt động cấp CCR theo các nước trên thế giới,
Châu Á cũng dần dần tham gia vào các hoạt động cho việc cấp CCR như: tham
gia vào các cuộc họp thượng đỉnh Trái đất năm 1992 và là thành viên của tổ
chức ITTO, xây dựng các bảng tiêu chuẩn quốc gia dựa trên các nguyên tắc và
tiêu chí của FSC và đã có một số diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng được cấp CCR.
Tuy nhiên thành tựu của các nước Châu Á còn bị hạn chế nhiều do gặp nhiều khó
khăn trong việc cấp chứng chỉ rừng do tính bền vững chưa có, các khó khăn về chính
sách đất đai, nạn khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp vẫn là vấn đề ảnh hưởng lớn
đến quản lý rừng và cấp CCR.
Trên thực tế trên thế giới tới tháng 9 năm 2011 có tới 79 Quốc gia được
cấp chứng chỉ với 1062 chứng chỉ FM cho tổng diện tích là 143,91 triệu ha, tổng
cộng có 107 Quốc gia được cấp chứng CoC với tổng số chứng chỉ là 21.439[28].
Thực tế này chứng minh sự phổ biến và tuân thủ của các đơn vị/cá nhân đối với
bộ tiêu chuẩn của FSC[29].
1.1.2.2. Tại Việt Nam
Việt Nam đã tham gia hoạt động cấp CCR từ những năm 1998 cho tới
nay, tuy nhiên việc cấp chứng chỉ chỉ áp dụng cho các khu vực rừng trồng chứ
chưa cấp cho bất cứ một khu vực rừng tự nhiên nào. Việc cấp chứng chỉ rừng tại
Việt Nam ban đầu đã nhận được sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương,
sự hăng hái và tự nguyện của các chủ rừng và tiến trình đi đến quản lý rừng bền
vững để đạt được chứng chỉ rừng đã đạt được một số tiến bộ nhất định, nhất là
tại các khu vực khai thác chế biến xuất khẩu gỗ hoặc các công ty lâm nghiệp có
liên quan đến xuất khẩu gỗ. Việc áp dụng chứng chỉ rừng như một công cụ để
quản lý bền vững rừng và tài nguyên thiên nhiên thực sự đang là vấn đề cần thiết
ở các cấp độ chính quyền địa phương, các công ty lâm nghiệp, các đơn vị cá



10

nhân là các chủ rừng quy mô nhỏ lẻ. Đặc biệt trong bối cảnh chung hiện nay trên
toàn thế giới, nếu chúng ta không năng động hội nhập thị trường thế giới thì sẽ bị
bỏ xa, chẳng hạn như sản phẩm lâm sản của chúng ta sản xuất từ các sản phẩm
gỗ không có chứng chỉ thì chúng ta không thể xuất sang các thị trường “béo bở”
trên thế giới được. Do vậy việc áp dụng công cụ hoặc phương pháp/tiêu chuẩn
trong quản lý rừng để đạt được đến cấp chứng chỉ rừng là mục tiêu hàng đầu của
các công ty lâm nghiệp của cả khối nhà nước và khối tư nhân .
Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, các trở ngại dần dần cũng xuất hiện, đó
là quá trình chuyển đổi các chủ rừng quan lý theo cơ chế bao cấp nhà nước như
một đơn vị sự nghiệp lâm nghiệp sang hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
theo pháp luật hiện hành, các lâm trường quốc doanh đổi tên thành các công ty
lâm nghiệp ngoài việc quản lý rừng, khai thác gỗ họ còn được cấp kinh phí cho
việc giữ gìn an ninh trật tự, vận động người dân thực hiện các chính sách giáo
dục, y tế, văn hóa, xã hội... Trước đây các kế hoạch trồng rừng, khai thác gỗ đều
do nhà nước cấp chỉ tiêu và hầu hết có ít các lâm trường có thể tự điều tra trữ
lương, sản lượng khai thác, thiết kế khai thác... mà hầu hết họ phải thuê hoặc
khoán cho các tổ chức/cá nhân khác từ bên ngoài vào làm, do đó động lực để cho
các chủ rừng tiến hành làm chứng chỉ rừng ngày càng giảm đi rõ rệt, có những chủ
rừng không quan tâm đến CCR hoặc có quan tâm thì chỉ ở mức độ biết, để đấy.
Năm 2004, chính phủ ra nghị định số 200/2004/NĐ-CP về đổi mới các
lâm trường quốc doanh, giao quyền tự chủ kế hoạch và tự chủ về tài chính cho
các lâm trường và đổi mới các lâm trường thành các doanh nghiệp sản xuất lâm
nghiệp. Ngược lại với các chủ rừng, các đơn vị kinh doanh rừng và lâm trường,
các cơ sở chế biến lâm sản lại phát triển manh mẽ và vươn tới các thị trường có
lợi nhuận cao trên thế giới mà yêu cầu của các thị trường này là gỗ phải có
nguồn gỗ hợp pháp và được quản lý bền vững, có nghĩa là gỗ phải có CCR. Do
vậy các doanh nghiệp này cần phải có một hệ thống quản lý chặt chẽ để có thể

truy được nguồn gốc gỗ mà họ sử dụng và cần nguồn nguyên liệu được cấp


11

chứng chỉ rừng theo các nguyên tắc mà FSC đã quy định được áp dụng tại khu
vực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng [13]. Kết quả của Nghị định số
200/2004/NĐ-CP là đổi được tên tất cả các "Lâm trường" (2 từ) thành
"CTTNHHMTVLN" (11 từ), và các Lâm trường trả lại tổng diện tích khoảng 1,2
triệu ha rừng tự nhiên cho UBND các xã quản lý. Cho đến nay các rừng tự nhiên
này từ có người quản lý thành không có người quản lý[11].
Kết quả kiểm kê rừng (Viện điều tra rừng, 2000) cho thấy, tổng trữ lượng
gỗ cây đứng toàn quốc là 721 triệu m2. Nếu tổ chức quản lý kinh doanh hợp lý
hàng năm có thể khai thác tối thiểu là 1 %, tương đương 7 triệu m2, như vậy sau
chương trình hạn chế khai thác rừng tự nhiên nghèo kiệt (1997-2010), thường
gọi là “đóng cửa rừng tự nhiên” trong 15 năm, sẽ không chỉ có 105 lâm trường
khai thác gỗ hiện nay mà sẽ lại tăng lên gấp 2-3 lần với tổng trữ lượng cây đứng
7 triệu m3/năm còn năm dưới lượng tăng trưởng hàng năm 1% của rừng.
(Nguyễn Ngọc Lung, 2001)[10].
Hiện tại, nước ta là một trong năm nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu
hàng hóa đồ gỗ nhưng thị trường cung cấp nguồn nguyên liệu có chứng chỉ rừng
hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu. Do vậy việc tìm kiếm các nguồn
gỗ có chứng chỉ với giá thành đáp ứng được yêu cầu ngày càng được các đơn vị
kinh doanh về lâm sản quan tâm hàng đầu. Đây cũng có thể được đánh giá là
một động cơ để khuyến khích các cơ sở kinh doanh, các công ty lâm nghiệp phối
hợp với các chủ rừng để tiến hành thực hiện các hoạt động cấp chứng chỉ rừng,
đáp ứng được yêu cầu của các nước nhập khẩu đề ra và cải thiện được tình trạng
quản lý rừng hiện tại của nước ta cũng như tăng được các lợi ích về môi trường,
kinh tế, xã hội cho các chủ rừng, các cấp chính quyền địa phương và người dân.
1.1.3. Cơ chế hoạt động của CCR:

1.1.3.1. Cơ sở đánh giá CCR
Các nước trên thế giới hiện nay đang nỗ lực thể hiện các chính sách, pháp
luật và các hành động liên quan đến bảo vệ rừng, quản lý rừng bền vững và có


12

trách nhiệm thông qua tiến trình xây dựng những tiêu chí và chỉ tiêu để cụ thể
hóa hoạt động quản lý rừng và giám sát chặt chẽ các hoạt động này. Mỗi quan hệ
giữa CCR và các tiến trình liên chính phủ nhằm xây dựng các tiêu chí và chỉ thị
cho quản lý rừng bền vững có tính bổ sung, hỗ trợ. Những sáng kiến như tins
trình liên Âu tại Châu Âu, tiến trình Tarapota tại Châu Mỹ Latinh, tiến trình
Montreal tại những nước vùng ôn đới và hàn đới nhằm mục tiêu cải thiện chất
lượng thông tin cấp quốc gia và hiện trạng rừng. Chứng chỉ rừng thì hoàn toàn
khác vì nó mang tính chuẩn mực chứ không manh tính miêu tả và hoạt động ở
cấp quản lý với vai trò là một khuyến khích thị trường. Nhưng ở đây lại có sự bổ
sung và tương hỗ lẫn nhau là vì vcác số liệu có được từ các tiến trình xây dựng
các tiêu chí, chỉ thị có thể giúp xây dựng các tiêu chuẩn chững chỉ và ngược lại
thông tìn về các khu rừng đã được cấp chứng chỉ có thể sử dụng trong các tiến
trình xây dựng tiêu chí và chỉ thị.
Tại châu Âu có 32 quốc gia tham gia tiến trình Pan European -Helsinki
vào năm 1994. Tiến trình này đã xây dựng các tiêu chuẩn và chỉ số theo nguyên
tắc quản lý rừng vền vững ở châu Âu. Kết quả có 6 tiêu chí và 20 chỉ số (C&I)
định lượng được xác định (FAO) 2001)[32]. Tổ chức gỗ nhiệt đới (ITTO) có 52
quốc gia trong đó có 33 quốc gia sản xuất gỗ nhiệt đới và 27 quốc gia tiêu thụ
sản phẩm (ITTO member page)[30]. Trong những năm 90, ITTO đã đi tiên
phong trong việc xây dựng tiêu chuẩn để đo lường quản lý rừng nhiệt đới bền
vững và đã xác định được 7 tiêu chí và 27 chỉ số tập trung trước hết vào cơ sở
pháp luật và thể chế quản lý rừng bền vững và tập trung vào đối tượng là rừng
khai thác gỗ, chưa có cho rừng đa mục tiêu. Sau đó bảng chỉ số này được điều

chỉnh vào lần 2 năm 1998 và lần 3 vào năm 2005[31]. Trung tâm nghiên cứ lâm
nghiệp quốc tế (CIFOR) cũng đưa ra bộ tiêu chuẩn QLRBV với 8 tiêu chí trong
khi đó tiến trình Montréal được nhiều nước ôn đới đề xuất bộ tiêu chuẩn 7 tiêu
chí ra đời lần đầu vào tháng 2 năm 1995 tại Santiago, Chile và đã được sửa đối
lần 3 vào tháng 12 năm 2007. (Website về Tiến trình Montreal)[34].


13

Tương tự như vậy, FAO năm 1995 và tổ chức Môi trường Liên hiệp quốc
đã hỗ trợ các nước châu Phi và vùng Cận Đông tổ chức hội thảo tại Nairobi,
Kenya và đưa ra 7 tiêu chí với 47 chỉ số cho vùng rừng khô hạn châu Phi và 7
tiêu chí, 65 chỉ số cho vùng Cận Đông[35]. Năm 1997, tổ chức FAO và Môi
trường và Phát triển Trung Mỹ cũng họp đề xây dựng tiêu chuẩn và chỉ tiêu cho
các nước thành viên. Kết quả là có 8 tiêu chí và 52 chỉ số cho cấp quốc gia và 4
tiêu chí cùng 40 chỉ số cho cấp vùng. (FAO, 2001)[26].
Tùy điều kiện mỗi quốc gia khác nhau trên thế giới mà việc xây dựng tiêu
chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững trên cơ sở thảo luận và nhất trí giữa
các tổ chức môi trường, kinh tế và xã hội phù hợp với công ước quốc tế về môi
trường và đao dạng sinh học như CITES, TFAP... có thể dựa trên các nguyên tắc
quản lý bảo vệ rừng của hội đồng quản trị rừng. Tiêu chuẩn phải bao gồm các
tiêu chí cụ thể về môi trường, kinh tế, xã hội phù hợp với đối tượng được chứng
chỉ rừng (CCR cho rừng tự nhiên hoặc rừng trồng) và với điều kiện của từng
vùng sinh thái hoặc trên phạm vi cả nước. Trong tài liệu hướng dẫn của ITTO về
quản lý bền vững rừng tự nhiên nhiệt đới[37] thì những quy định tập trung vào
41 nguyên tắc cụ thể với 03 mục lớn như: (1) Chính sách pháp luật; (2) Quản lý
rừng và (3) là những vấn đề kinh tế xã hội và tài chính. Trong mỗi nguyên tắc lại
có các hoạt động cụ thể quy định các công việc cần làm để đảm bảo tuân thủ các
nguyên tắc đề ra.
Trong tài liệu những nguyên tắc và tiêu chí quản lý rừng của FSC đưa ra

gồm có 10 nguyên tắc áp dụng cho tất các các loại rừng tự nhiên và rừng trồng
kể cả rừng sản xuất gỗ và các loại rừng cho ra các sản phẩm khác ngoài gỗ [17].
Các nguyên tắc và tiêu chí phải bao gồm tất cả các khía cạnh liên quan đến quản
lý kinh doanh rừng và tuân thủ các chính sách pháp luật, quyền và trách nhiệm
sử dụng đất, quyền của các cộng đồng địa phương, phân chia lợi nhuận, khuyến
khích đa dạng hóa sản phẩm, chống ô nhiễm môi trường, kiểm tra đánh giá,
chăm sóc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, xã hội... Tuy nhiên các chủ rừng


14

không nhất thiếp phải đáp ứng được toàn bộ các tiêu chí trên thì mới được cấp
chứng chỉ, việc này còn tùy thuộc vào việc tổ chức thực hiện chứng chỉ nhưng
phải đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc quan trọng nhất liên quan đến các yếu
tố môi trường, xã hội.
Chứng chỉ rừng không thể thay thế những biện pháp quản lý bảo vệ rừng
truyền thống như chính sách pháp luật, công ước, chương trình hay kế hoạch
hành động của địa phương, nước sở tại. Tuy nhiên tùy theo điều kiện thì chứng
chỉ rừng là một công cụ hữu hiệu khuyến khích áp dụng quản lý rừng bền vững
và thu hút các tầng lớp xã hộ tham gia trong quá trình hội nhập và phát triển.
Nhiệm vụ chính của FSC là thúc đẩy việc quản lý rừng trên thế giới một
cách hợp lý về mặt môi trường, có lợi ích về mặt xã hội và kinh tế.
a) Lợi ích về môi trường:
Đảm bảo cho tất cả mọi người tham gia vào thương mại lâm sản rằng các
đóng góp của họ sẽ giúp đỡ việc bảo tồn hơn là hủy diệt rừng, con người và cuộc
sống thông qua các hoạt động.
Bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị khác như nước, đất…
Duy trì các chức năng sinh thái và thể thống nhất của rừng.
Bảo vệ các loại động, thực vật quý hiếm và môi trường sống của chúng.
b) Lợi ích về xã hội:

Đảm bảo quyền con người được tôn trọng. Nhiệm vụ chính là yêu cầu có
sự tham gia của nhiều thành phần có liên quan khi xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc
gia hay khu vực. Điều này có nghĩa rằng tất cả các hoạt động laâ nghiệp phải
được sự đồng thuận cảu các nhóm dân tộc thiểu số hoặc cộng đồng địa phương.
Ví dụ: các phương thức sử dụng rừng truyền thống như thu lượm hoa, quả, củi, vật
liệu xây dựng hoặc cây thuốc phải được cân nhắc để đảm bảo cuộc sống của họ.
c) Lợi ích về kinh tế:
Đó là chủ rừng cần phải cố gắng đạt được cách sử dụng tối ưu và chế biến
tại chỗ các sản phẩm đa dạng của rừng, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi


15

trường nơi khai thác và chế biến. FSC xây dựng 10 nguyên tắc và tiêu chuẩn cho
quản lý rừng bền vững. Các nguyên tắc và tiêu chuẩn này phù hợp với tất cả các
loại rừng: ôn đới, nhiệt đới, rừng tự nhiên và rừng trồng.
Từ các nguyên tắc và tiêu chuẩn đó, các quốc gia, khu vực tham gia vào
tiến trình quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng sẽ xây dựng các bộ tiêu
chuẩn quốc gia riêng để đánh giá và phù hợp với các điều kiện cụ thể của mình.
Các bộ tiêu chuẩn này cần phải được sự phê chuẩn của FSC trước khi được sử
dụng để đánh giá cấp chứng chỉ tại quốc gia hoặc khu vực đó.
1.1.3.2.Chuỗi hành trình sản phẩm (CoC)
Từ một cây gỗ, để có thể trở thành một thành phẩm gỗ, cần phải trải qua
nhiều bước, bao gồm từ khai thác, chế biến và sản xuất sơ cấp và thứ cấp, phân
phối và tiêu thu. Quá trình này được gọi là chuỗi-hành-trình-sản-phẩm. Bằng
cách kiểm định từng bước trong quá trình này, chứng chỉ chuỗi hành trình sản
phẩm (CoC) đảm bảo với khách hàng rằng các sản phẩm đã được chứng chỉ mà
họ mua thực sự có nguồn gốc từ một khu rừng đã được chứng chỉ. Sản phẩm của
các công ty đã được chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm có thể được mang
nhãn FSC.

Bước đầu tiên cho một công ty muốn thực hiện chững chỉ chuỗi hành trình
sản phẩm là phải xác định tất cả điểm kiểm soát gỗ tập kết (CCP’s). Điểm kiểm
soát gỗ tập kết là điểm mà gỗ nguyên liệu đã được chứng chỉ và chưa được
chứng chỉ có khả năng bị trộn lẫn với nhau. Ở mỗi điểm đã xác định sẽ cần sự
kiểm soát để đảm bảo rằng gỗ sẽ không bị trộn lẫn. Trong hầu hết các trường
hợp, CCP’s sẽ bao gồm:
- Việc thu mua nguyên liệu gỗ
- Đầu vào tốt
- Kiểm tra trong sản xuất
- Hàng hóa thành phẩm và lưu kho
- Việc bán hàng


16

Cách thức mà CCP’s có thể ngăn cản được việc trộn lẫn gỗ đã được chứng
chỉ và chưa được chứng chỉ là thông qua việc kết hợp xác nhận và xác minh gỗ,
phân loại gỗ và chứng từ phù hợp, cùng với việc đào tạo chuyên môn đầy đủ.
Hướng dẫn chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm thay đổi tùy theo các cơ quan
cấp chứng chỉ khác nhau và các chi tiết cần dẫn chiếu đến các cơ quan cấp chứng
chỉ có liên quan. Do đó, mục tiêu của việc chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm
là cung cấp bằng chứng rằng sản phẩm được chứng chỉ có nguồn gốc từ các khu
rừng đã được cấp chứng chỉ và quản lý tốt và xác minh rằng các sản phẩm đó
không lẫn lộn với các sản phẩm từ các khu rừng chưa được chứng chỉ ở bất kỳ
điểm nào của chuỗi cung cấp, trừ phi dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của cơ chế
nhãn sinh thái tỷ lệ (%) mà sản phẩm đang được áp dụng. Nhãn sinh thái dựa
trên tỷ lệ là một cơ chế mà lâm sản chỉ chừa một tỷ lệ nhỏ nguyên liệu gỗ được
chứng chỉ vẫn có thể được dán nhãn nêu lên rằng chúng có nguồn gốc từ các khu
rừng được quản lý tốt. Cơ quan chứng chỉ được ủy nhiệm đang tiến hành hoặc
quản lý chương trình chứng chỉ này sẽ đưa ra hướng dẫn và giới hạn về các

tuyên bố này trên nhãn sinh thái.
Chi phí trực tiếp của việc được chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm
(CoC) bao gồm chi phí đánh giá ban đầu và hàng năm. Chi phí gián tiếp có thể
bao gồm khoản tăng thêm để phân loại sản phẩm, trang bị lại nhà xưởng và đào
tạo nhân viên để đảm bảo tính riêng rẽ của sản phẩm.
1.1.3.3. Đơn vị cấp chứng chỉ
Như đã nói ở trên, FSC không trực tiếp cấp chứng chỉ mà ủy quyền cho
các đơn vị khác có đủ điều kiện để cấp chứng chỉ cho các tổ chức, đơn vị và cá
nhân trên toàn thế giới[29]. Hiện nay có 27 tổ chức được FSC ủy quyền cấp cấp
chứng chỉ rừng chính trên phạm vi toàn cầu là[25]:
(1) BM TRADA Certification Ltd (TT) – Anh
Email:

Website: www.bmtrada.com

(2) Bureau Veritas Certification UK (BV) - Anh


×