Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Vận dụng mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter phân tích và đánh giá cường độ cạnh tranh của ngành mía đường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.16 KB, 16 trang )

Bộ môn: Quản trị chiến lược

Lớp HP: H2102SMGM0111

GVHD : Cô Nguyễn Thị Vân
Nhóm : 09
Câu hỏi thảo luận: Vận dụng mơ hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh trong ngành của
M.Porter, anh chị hãy phân tích và đánh giá cường độ cạnh tranh của ngành mía đường Việt
Nam

BÀI THẢO LUẬN
I. GIỚI THIỆU NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM
1.

Lịch sử ngành mía đường Việt Nam
Theo ghi chép, nghề làm đường phèn và mật thủ cơng từ mía đã được phát triển tại Việt Nam

khoảng 200 năm TCN. Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên và lãnh thổ rất phù hợp cho sản xuất
cây mía. Mặc dù đã có từ lâu đời, ngành đường Việt Nam chỉ được thực sự phát triển từ năm 1995,
khi chương trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa ngành mía đường được khởi động. Ngành đường
Việt Nam đã trải qua 04 giai đoạn phát triển chính sau:
-

Giai đoạn trước 1975: Quy mơ rất nhỏ, chưa phát triển do chiến tranh
Giai đoạn 1975 – 1994: Nền móng ngành mía đường được xây dựng
Sau khi thống nhất đất nước, ngành đường được mở rộng và được nhà nước quản lý. Kinh phí

xây dựng nhà máy đến từ viện trợ của Chính phủ và các quốc gia khác. Các NMĐ có quy mơ lớn
được xây dựng tại mỗi vùng miền, là bước xây dựng nền móng cho giai đoạn phát triển thần tốc của
ngành đường Việt Nam ở giai đoạn kế tiếp. Tính đến năm 1995, cả nước đã sản xuất được khoảng
450 nghìn tấn đường, đạt tốc độ tăng trưởng kép 14% trong giai đoạn 1975 – 1995.


-

Giai đoạn 1995 – 2000: Tăng trưởng nhanh
Trước năm 1995, cả nước chỉ sản xuất được dưới 500 nghìn tấn đường mỗi năm, và phải nhập

khẩu 200.000 – 300.000 tấn/năm để phục vụ nhu cầu trong nước. Để đảm bảo nhu cầu nội địa,
ngành đường tiến hành chương trình “01 triệu tấn đường” bắt đầu từ năm 1995 và kết thúc vào năm
2000. Chương trình có ý nghĩa về mặt kinh tế và giải quyết được các vấn đề xã hội, như đáp ứng
việc làm cho hơn 700.000 lao động, đưa diện tích đất đồi vào sử dụng có hiệu quả.


- Giai đoạn 2001 – nay: Tiến hành hội nhập, cạnh tranh trong khu vực .
Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp không chỉ chú trọng phát triển đầu tư vào sản xuất, mà
còn phát triển các sản phẩm đường, sản phẩm sau đường và cạnh đường; tái cấu trúc hình thành các
tập tồn, cơng ty lớn; tiến hành hội nhập với các quốc gia trong khu vực và toàn cầu. Tính tới niên
vụ 2017/18, tồn ngành đường ép hơn 14 triệu tấn mía, sản xuất được hơn 1,4 triệu tấn đường, nhập
khẩu gần 500.000 tấn đường, bao gồm cả đường lậu.
2.

Vịng đời ngành mía đường Việt Nam

Ngành mía đường Việt Nam đang dần bước vào giai đoạn bão hõa, tốc độ tăng trưởng giảm
dần. Sản lượng tiêu thụ đường trong nước tăng với tốc độ trung bình khoảng 24%, từ 0,64 triệu
tấn/năm giai đoạn 1994 – 1998 lên tới 1,57 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2013 – 2018. Tuy nhiên,
tốc độ tăng trưởng đang giảm dần qua từng giai đoạn.
Theo dự báo của OECD-FAO, tiêu thụ đường nội địa tại Việt Nam sẽ đạt khoảng 1,8 triệu tấn
vào năm 2023, mức tiêu thụ trung bình ước đạt khoảng 1,76 triệu tấn/năm cho giai đoạn 5 năm từ
2019 – 2023. Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ của giai đoạn này so với 5 năm trước ước đạt ~12%.
3.


Vị thế ngành mía đường Việt Nam trên thế giới và khu vực ASEAN
Ngành mía đường Việt Nam có vị thế rất khiêm tốn trên bản đồ đường mía thế giới. Theo số

liệu năm 2017, cả nước sản xuất được:
• ~18,4 triệu tấn mía (+13% yoy), đứng thứ #14 trên thế giới


• Năng suất mía trung bình chỉ đạt 65 tấn mía/ha (+3% yoy), thấp hơn so với mức trung bình
thế giới 71,2 tấn/ha
• Sản lượng đường mía sản xuất trong nước đạt ~1,5 triệu tấn (+14% yoy), tương đương với
1,1% sản lượng đường mía tồn cầu.

Tại khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 4 trong sản xuất đường mía, xếp sau Thái Lan,
Philippines và Indonesia, nhưng đứng thứ 2 về hiệu quả sản xuất.


Tương tự như phần lớn các quốc gia ASEAN, ngành đường Việt Nam ở trong tình trạng nhập
siêu. Do vị trí địa lý gần với quốc gia xuất khẩu đường thứ 2 thế giới là Thái Lan, tỷ trọng đường
Thái Lan nhập khẩu vào nước ta chiếm chủ yếu, tuy đang có dấu hiệu giảm dần nhưng vẫn ở mức
cao (64%). Kim ngạch nhập khẩu đường vào Việt Nam trong năm 2017 đạt 87 triệu USD, với sản
lượng ước đạt khoảng 118.000 tấn đường (-49% yoy). Nguồn cung trong nước vẫn đủ đáp ứng nhu
cầu nội địa. Tỷ trọng sản lượng đường nhập khẩu/tiêu thụ của Việt Nam thấp nhất (17%) trong các
nước nhập siêu đường tại ASEAN.

Trong khi đó, xuất khẩu đường của Việt Nam phụ thuộc chính vào thị trường Trung Quốc.
Các doanh nghiệp đường Việt Nam thường xuất khẩu đường qua Trung Quốc theo đường tiểu
ngạch.
II. VẬN DỤNG MƠ HÌNH CÁC LỰC LƯỢNG ĐIỀU TIẾT CẠNH TRANH TRONG
NGÀNH CỦA M.PORTER PHÂN TÍCH CƯỜNG ĐỘ CẠNH TRANH NGÀNH MÍA
ĐƯỜNG VIỆT NAM

1.

Đe dọa gia nhập mới
Ngành mía đường là ngành tiêu dùng thiết yếu quan trọng cho tiêu dùng trong nước. Mối đe

dọa từ các doanh nghiệp đã và đang có chiến lược gia nhập vào ngành phụ thuộc chủ yếu vào các
rào cản gia nhập, bao gồm:
-

Tính kinh tế của quy mơ:
Ngành đường Việt Nam vẫn cịn khá non trẻ, mang tính tự cung – tự cấp, sản lượng sản xuất

trong nước xấp xỉ nhu cầu tiêu dùng, vì vậy năng lực cạnh tranh của ngành cịn kém, xuất khẩu gặp
nhiều khó khăn so với các nước trong khu vực và trên thế giới và nguyên nhân đến từ việc các
doanh nghiệp trong ngành vẫn đang loay hoay giải quyết bài toán về nguyên liệu. Trữ lượng đường


và năng suất mía Việt Nam cịn thấp so với thế giới, làm cho giá thành mía nguyên liệu ở Việt Nam
rất cao. Trong khi, giá mía ở Thái Lan rơi vào khoảng 600 nghìn/ tấn thì tại Việt Nam là từ 900 –
1.200 nghìn/ tấn, cao gấp đơi so với Thái Lan. Hơn nữa quy mơ sản xuất mía cịn nhỏ lẻ, dễ thay đổi
diện tích, khó áp dụng cơ giới hóa, vùng nguyên liệu cả nước chưa phân bố phù hợp. Chính vì thế
nên các doanh nghiệp trong ngành đều đứng trước nguy cơ phải đối mặt với vấn đề rủi ro về tỷ
giá, làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp sản xuất gặp
bất lợi về giá so với các sản phẩm nhập khẩu. Quy mô sản xuất càng nhỏ thì ảnh hưởng của việc
này càng lớn, tính kinh tế càng kém hiệu quả. Để có thể cải thiện tình trạng này thì doanh nghiệp
cần tìm kiếm các đơn hàng lớn, mở rộng nhà máy, nhập nguyên liệu với số lượng lớn. Điều này đã
và đang tạo ra những khó khăn và trở ngại cho các doanh nghiệp muốn gia nhập thị trường. Đối với
doanh nghiệp nước ngoài muốn gia nhập thị trường có thể kết hợp đầu tư với các doanh nghiệp nội
địa trong ngành để giảm bớt gánh nặng về bài tốn kinh tế quy mơ.
-


Chun biệt hóa sản phẩm:
Các sản phẩm của ngành mía đường là sản phẩm thiết yếu trong tiêu dùng, khơng có tính khác

biệt nhiều và là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm nên ít nhạy cảm so với giá. Khách
hàng của các NMĐ chủ yếu là khách hàng tổ chức, trung gian và các khách hàng công nghiệp,
thường được đặt trong mối quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài vì vậy điều này đã làm giảm sức cạnh
tranh của ngành đường Việt Nam. Các doanh nghiệp mới muốn tham gia vào thị trường đều phải
đầu tư rất nhiều so với các doanh nghiệp đi trước, yêu cầu tạo ra sản phẩm nổi trội và phải đưa ra
các chính sách thu hút để có thể tránh được nguy cơ bị “đá” ra khỏi ngành.
-

Nhu cầu vốn đầu tư ban đầu:
Một nhà máy đường phải có cơng suất thiết kế 6.000 tấn mía/ngày trở lên và diện tích vùng

nguyên liệu tương ứng thì mới có thể đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô. Nhu cầu vốn đầu tư
ban đầu cho một NMĐ đạt tiêu chuẩn là 60 triệu USD, chưa tính đầu tư vùng ngun liệu. Hiện nay
chỉ có 8/38 nhà máy đạt được tiêu chuẩn này. Nếu một nhà đầu tư muốn gia nhập ngành chỉ muốn
tham gia vào khâu tinh luyện trở đi thì có thể khơng cần phát triển vùng nguyên liệu mà chỉ cần thu
mua đường thơ từ trong nước và thị trường nước ngồi. Điều này đã làm hạn chế các doanh nghiệp
muốn tham gia và đầu tư, họ đều tỏ ra e ngại khi chi phí bỏ ra rất lớn nhưng thời gian thu hồi rất
chậm, rủi ro cao.
-

Gia nhập vào các hệ thống phân phối:
Ngoại trừ số ít nhà máy phát triển được kênh bán lẻ tiêu dùng và bán sỉ trực tiếp đến khách

hàng công nghiệp, 90% lượng đường sản xuất đều qua hệ thống thương lái trung gian mới đến được
nơi tiêu thụ. Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp gia nhập mới trong việc xây dựng hệ
thống kênh phân phối phù hợp, cùng với đó địi hỏi các doanh nghiệp mới phải đưa ra các chính



sách phá giá, khuyến mãi, chiết khấu,… hấp dẫn nhằm thuyết phục các kênh phân phối sẵn có chấp
nhận sản phẩm của mình và thu hút nhiều kênh phân phối khác.
-

Chính sách của Chính phủ:
Theo quyết định 26/2007/QĐ-TTg và quy hoạch của bộ NN&PTNT giai đoạn 2020 - 2030,

định hướng ngành mía đường đến năm 2020, khơng lập thêm nhà máy mới mà đầu tư chiều sâu cho
các nhà máy hiện tại. Khơng tăng nhiều diện tích mía mà tập trung vào quy hoạch vùng nguyên
liệu, quy hoạch thành những cánh đồng lớn. Từ những quyết định này cho thấy chính phủ rất quan
tâm định hướng các nhà máy với mục tiêu giảm được chi phí nhờ việc tối ưu hóa năng suất, và tập
trung hơn trong q trình sản xuất, để nâng cao chất lượng ngành mía đường. Đồng thời tạo ra rào
cản gia nhập ngành cao cho các doanh nghiệp đã và đang có chiến lược gia nhập ngành mía đường.
Ngồi ra, rào cản gia nhập cịn đến từ việc khả năng duy trì hay mở rộng diện tích mía gặp
khó khăn do phụ thuộc rất lớn vào tính kinh tế của cây mía so với các hoạt động sản xuất khác, mà
hiện tại nghề trồng mía đang trở nên kém hấp dẫn do giá đường liên tục giảm. Đây cũng là một
trong những rào cản lớn đặt ra đối với các doanh nghiệp đang có ý định gia nhập ngành mía đường.
=>Từ những phân tích về các rào cản gia nhập ở trên có thể nhận định rào cản gia nhập ngành
mía đường cao đồng nghĩa với việc làm giảm cường độ cạnh tranh ngành mía đường Việt Nam.
2.

Đe dọa từ các sản phẩm thay thế
Hiện nay, nhu cầu của con người về sức khỏe ngày càng được nâng cao nên ngoài việc sử

dụng dược phẩm và tập luyện, nhiều người dần quan tâm đến chế độ ăn uống và thành phần dinh
dưỡng trong các thực phẩm họ sử dụng. Do đường và các sản phẩm tạo ngọt thường được cho là
nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, từ béo phì đến cao huyết áp, mọi người đều muốn tìm
kiếm những sản phẩm thay thế các loại đường tinh luyện truyền thống. Hơn nữa một lượng lớn nhà

máy lựa chọn nhập đường thô về tinh luyện thay vì thu mua mía của dân. Việc sản xuất ra đường từ
mía hiện tại rất khó khăn về cả khâu sản xuất lẫn xuất khẩu, nên đã vô hình tạo điều kiện cho sự
phát triển của một số chất tạo ngọt khác vươn lên và thay thế sản phẩm đường tinh luyện truyền
thống có thể kể đến như mật mía, mật ong, đường thốt nốt, đường dừa, cỏ ngọt, đường chà là,…
Mật mía: Đây là sản phẩm phụ của chế biến đường mía. Nói cách khác, đó là chất lỏng cịn
sót lại sau khi đường kết tinh. Các chất làm ngọt giữ lại một số các chất dinh dưỡng tự nhiên tìm
thấy trong cây mía, bao gồm kali, magiê, vitamin B6, đồng, selen và mangan. Nó cũng chứa 6% giá
trị sắt và canxi hàng ngày và đã được chứng minh là có mức độ chất chống oxy hóa cao.
Mật ong: Mật ong và bột mật ong không hề chứa chất béo và đặc biệt rất giàu chất chống oxy
hóa, có khả năng làm giảm cholesterol, mỡ máu và viêm. Tuy nhiên, hàm lượng dinh dưỡng của
chúng rất ít, và mật ong vẫn là một dạng đường.


Đường thốt nốt: Đường thốt nốt là loại đường nấu từ dịch chảy từ nhụy hoa thốt nốt. Đường
thốt nốt có vị ngọt thanh và hồn tồn tự nhiên, có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể giúp
thanh lọc giải nhiệt, tốt cho hệ tiêu hóa, ngừa bệnh thiếu máu.
Đường dừa: Đường dừa được làm từ nhựa chiết xuất từ các chồi của cây dừa. Đường dừa
cung cấp một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng, bao gồm thiamin, sắt, đồng, kẽm, kali, phốt pho,
magiê, canxi, và chất chống oxy hóa. Chất ngọt này cũng chứa inulin, một carbohydrate ở hệ tiêu
hóa, hoạt động như một chất tiền sinh học, hay "thức ăn" cho các vi khuẩn đường ruột có lợi.
Cỏ ngọt: Cỏ ngọt là một loại thảo dược được nghiên cứu là có hàm lượng đường nhiều hơn
gấp 300 lần so với đường mía. Tuy nhiên, nó sẽ không làm tăng lượng đường trong cơ thể đối với
người sử dụng, rất thích hợp với người bị tiểu đường, béo phì và huyết áp cao.
Đường chà là: Đường chà là được làm từ quả chà khô nghiền thành bột vụn, chứa nhiều
vitamin, khống chất và đặc biệt nó có hàm lượng chất xơ cao hơn nhiều so với các chất tạo ngọt
khác
Các sản phẩm thay thế trên được làm từ nguyên liệu tự nhiên, ít chế biến, nhiều dinh dưỡng
hơn đường trắng. Thực tế các chất tạo ngọt này có lợi cho sức khỏe hay khơng vẫn cịn nhiều tranh
cãi. Về giá cả, các sản phẩm này thường có giá cao hơn đường tinh luyện nhiều lần. Trong tương
lai, khi thu nhập được cải thiện, khách hàng sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để mua các sản phẩm

thay thế đường tinh luyện. Tuy nhiên việc đe dọa từ các sản phẩm và dịch vụ thay thế của ngành
mía đường vẫn là không cao bởi đây là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người, và với
mức giá cạnh tranh thì đường tinh luyện vẫn là sản phẩm tối ưu nhất trong ngành cơng nghiệp thực
phẩm nói chung, tiêu dùng trong các mơ hình kinh doanh ( qn ăn, nhà hàng…) hay các hộ gia
đình có thu nhập trung bình – thấp , vì vậy nó khó có thể bị thay thế hồn tồn.
3.

Quyền thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng

a.

Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng
-

Mức độ tập trung của các nhà cung cấp:
Tính đến năm 2017, cả nước có 42 nhà máy đường phân bổ từ Bắc đến Nam. Hiện tại sản

xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu, hơn nữa các nhà máy lại được phân bổ theo vùng miền, nên sản xuất
và tiêu thụ tại chỗ. Mặc dù Việt Nam có diện tích trồng mía lớn nhưng số lượng người trồng mía
nhiều nên mức độ tập trung khơng cao, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp của vùng nguyên liệu. Cụ
thể: Về nguồn cung, vụ 2015/2016, cả nước có 62 tỉnh trồng mía với tổng diện tích 284.367 ha.
Vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ là 3 vùng có diện tích mía lớn nhất
cả nước lần lượt là 58,8 ngàn ha, 56,3 ngàn ha và 54,8 ngàn ha, tương ứng với 21%, 21% và 20%
tổng diện tích mía cả nước. Trong đó, Gia Lai với 38,6 ngàn ha (chiếm 14% diện tích mía cả nước)


và Thanh Hóa với 32,2 ngàn ha (chiếm 11% diện tích mía cả nước) là 2 tỉnh có diện tích trồng mía
lớn nhất nước. Quy mơ sản xuất mía cịn manh mún nhỏ lẻ ,dễ thay đổi diện tích, khó áp dụng cơ
giới hóa. Vì thế mức độ tập trung của các nhà cung cấp là không cao, điều này làm giảm cường độ
cạnh tranh trong ngành .

-

Đặc điểm hàng hóa dịch vụ:
Giá trị ngành mía đường phụ thuộc rất lớn từ nguyên liệu đầu vào là cây mía tuy nhiên năng

suất mía của Việt Nam lại liên tục bị sụt giảm. Cụ thể, theo báo cáo Hiệp hội Mía đường Việt Nam,
kết thúc niên vụ 2016 - 2017, sản lượng đường trong nước đạt 1.227 triệu tấn, thấp hơn niên vụ
2014-2015 là 190 triệu tấn. Diện tích mía cả nước gần 300.000 ha với năng suất 64,5 tấn/ha. So với
năng suất mía bình qn thế giới thì năng suất mía Việt Nam thấp hơn 9,2%. Nguyên nhân do biến
đổi khí hậu, tình hình xâm nhập mặn kết hợp với sự khơng ổn định trong giá thu mua ngun liệu
mía đã khiến nhiều hộ nơng dân trồng mía khơng n tâm sản xuất, dẫn đến sản lượng, năng suất
mía bình quân thấp. Nếu như giá mía ở Thái Lan chỉ khoảng 600 ngàn đồng/tấn thì ở Việt Nam con
số này cao hơn gần gấp đôi, vào khoảng 900-1.200 ngàn đồng/tấn. Bên cạnh đó Cơng tác nghiên
cứu và ứng dụng giống mía phù hợp với từng địa phương cịn hạn chế. Trình độ kỹ thuật của người
dân trồng mía cịn thấp; làm đất chưa kỹ; đầu tư phân bón cịn ít, bón cịn lãng phí và chưa đúng
thời điểm. Tổ chức sau thu hoạch còn nhiều bất cập, làm giảm hiệu suất thu hồi đường trong mía.
Những điều trên là nguyên nhân làm giảm quyền lực thương lượng của nhà cung cấp (những người
trồng mía) dẫn đến làm giảm cường độ cạnh tranh trong ngành.
-

Chuyên biệt hóa sản phẩm:
Sự khác biệt giữa các sản phẩm của các nhà máy đường là rất thấp do các nhà máy có quy

trình sản xuất tương đối giống nhau. Sự chuyên biệt hóa sản phẩm đường dường như khơng có. Do
đó khả năng thay thế sản phẩm của các doanh nghiệp đường là rất dễ khiến quyền lực thương lượng
của khách hàng tăng lên (do khách hàng có thể sử dụng sản phẩm của bất kì doanh nghiệp nào cũng
được) làm cho các nhà cung ứng giảm sẽ dẫn đến làm giảm cường độ cạnh tranh trong ngành.
-

Chi phí chuyển đổi nhà cung ứng:

Đa phần các nhà máy đường được quy hoạch một vùng nguyên liệu riêng và có kí kết hợp

đồng với nơng dân trồng mía. Vì thế việc đổi nhà cung cấp là rất khó, trừ khi các nhà máy này được
chấp nhận quy hoạch vùng nguyên liệu khác. Ngoài ra vùng nguyên liệu bắt buộc phải ở gần nhà
máy để tiết giảm chi phí vận chuyển và quan trọng hơn là tránh thất thốt trữ lượng đường trong
mía. Điều này khiến cho quyền thương lượng của nhà cung ứng (nông dân trồng mía) tăng lên
khiến quyền lực thương lượng của doanh nghiệp chế biến mía giảm đi, làm tăng cường độ cạnh
tranh trong ngành.
b.

Quyền lực thương lượng của khách hàng:
-

Chuyên biệt hóa sản phẩm:


Sự khác biệt giữa các sản phẩm của các nhà máy đường là rất thấp do các nhà máy có quy
trình sản xuất tương đối giống nhau. Sự chuyên biệt hóa sản phẩm đường dường như khơng có. Do
đó khả năng thay thế sản phẩm của các doanh nghiệp đường là rất dễ khiến quyền lực thương lượng
của khách hàng tăng lên (do khách hàng có thể sử dụng sản phẩm của bất kì doanh nghiệp nào cũng
được) làm tăng cường độ cạnh tranh trong ngành
-

Số lượng khách hàng và Tính tập trung của khách hàng:
Khách hàng tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi yêu cầu doanh

nghiệp cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn hoặc sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt hơn. Trong
ngành mía đường nói riêng, khách hàng có q nhiều sự lựa chọn đối với sản phẩm đường và
doanh nghiệp. Tuy nhiên số lượng khách hàng cá nhân quá lớn, vì thế Quyền thương lượng chủ
yếu thuộc về khách hàng là tổ chức, với khách hàng cá nhân sẽ khơng có khả năng áp đặt giá.

4.

Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Cuộc cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành lúc nào cũng là cuộc cạnh tranh khốc liệt

nhất và biểu hiện rõ tốc độ cạnh tranh của ngành, và với ngành mía đường cũng khơng ngoại lệ:
-

Số lượng các công ty và Mức độ tập trung của ngành:
Thống kê 2017 Việt Nam có khoảng 41 nhà máy đường phân bổ từ Bắc đến Nam, chủ yếu

phân bố theo vùng miền, sản xuất và tiêu thụ tại chỗ.
Về phía các cơng ty sản xuất đường:
+ 4 công ty: công ty CP đường Quảng Ngãi, công ty đường Biên Hịa, cơng ty CP Thành
Thành Cơng và cơng ty CP mía đường Lam Sơn có quy mơ sản xuất lớn nhất, đều đạt trên 100 ngàn
tấn đường mỗi năm.
+ Công ty CP đường Quảng Ngãi sản xuất được 11% tổng sản lượng đường cả nước, hiện
đang sở hữu nhà máy đường An Khê.
+ Công ty CP Thành Thành Cơng và cơng ty đường Biên Hịa là 2 doanh nghiệp sản xuất
đường lớn nhất khu vực kinh tế trọng điểm Đơng Nam Bộ, có vùng trồng mía lớn nhất so với các
công ty cùng niêm yết.
+ Các công ty cịn lại có quy mơ khá nhỏ, cơng suất thiết kế đều từ 3.500 tấn 1 năm trở
xuống.
Như vậy số lượng cơng ty và nhà máy đường khá lớn, tính cạnh tranh tăng cao, các hãng
giành giật khách hàng và cơ hội xuất khẩu để cạnh tranh thị phần, tuy nhiên với tỷ lệ tập trung cao,
ảnh hưởng từ mức độ tập trung ngành làm giảm cường độ cạnh tranh ngành mía đường Việt Nam


nói chung, phần gay gắt thuộc về các cơng ty lớn cố gắng để có được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn
so với các đối thủ .

-

Mức độ tăng trưởng của ngành
Sau 22 năm phát triển và trưởng thành, ngành mía đường Việt Nam đã tạo dựng được chỗ

đứng vững chắc, vụ 2014/2015 ngành sản xuất được 1.417.000 tấn đường, vụ 2015/2016 sản xuất
được 1.237.300 tấn đường, doanh thu toàn ngành đạt 24,8 ngàn tỷ đồng, chiếm 0,53% GDP cả
nước. Tính đến 2016/2017 là niên vụ thứ 3 mà mức độ tăng trưởng âm, sản lượng thu hoạch sụt
gảm, cụ thể tổng sản xuất là 1227 triệu tấn giảm so với niên vụ trước đó gần 10.000 tấn đường,
giảm so với niên vụ 2014/2015 là 190.000 tấn. Tốc độ của ngành tăng trưởng thấp nên thì áp lực
cạnh tranh cao, đặc biệt là cạnh tranh về giá. Vì vậy cường độ cạnh tranh trong ngành còn còn khá
gay gắt và doanh nghiệp phải đi giành giật khách hàng của nhau. Tới niên vụ 2017/2018, toàn
ngành đường ép hơn 14 triệu tấn mía, sản xuất được hơn 1,4 triệu tấn đường, nhập khẩu gần
500.000 tấn đường, bao gồm cả đường lậu. Điều đáng chú ý là trong niên vụ 2019/2020 ngành mía
đường tại Việt Nam có sản lượng sản xuất thấp nhất trong vòng 19 năm do thiếu nguyên liệu, lượng
tiêu thụ đường cũng giảm do sự bùng phát của dịch covid-19 . Hiện tại nước ta đã kiểm soát dịch
bệnh tương đối, số ca nhiễm mới giảm đi từng ngày, thị trường ngành mía đường dần xuất hiện
nhiều dấu hiệu tích cực, cùng những nỗ lực vươn lên từ cả doanh nghiệp và phía nhà cung ứng,
trong năm 2021, ngành mía đường Việt Nam được kỳ vọng sẽ từng bước khôi phục, mở ra triển
vọng tăng cao vị thế cạnh tranh trên bản đồ mía đường quốc tế. Mức độ tăng trưởng tăng sẽ tạo điều
kiện cho sự gia nhập mới, các doanh nghiệp cũ thu được lợi nhuận, không chỉ chú trọng phát triển
đầu vào sản xuất, mà còn phát triển các sản phẩm đường, sản phẩm sau đường và cạnh đường; tái
cấu trúc hình thành các tập tồn, công ty lớn; với mục tiêu tiến hành hội nhập cùng các quốc gia
trong khu vực và toàn cầu.
-

Sự đa dạng của đối thủ cạnh tranh:
Hoạt động xuất khẩu đường của Việt Nam hiện vẫn cịn hạn chế vì chưa cạnh tranh được về

giá. Trong khối ASEAN, Thái Lan là nước có sản lượng đường lớn nhất, chiếm đến 62% sản lượng

đường cả khu vực và cũng là quốc gia duy nhất xuất khẩu ròng mặt hàng này. Thị trường xuất khẩu
đường của Thái Lan chủ yếu là các nước trong khu vực ASEAN. Ngành mía đường nhìn chung ở
Việt Nam phải cạnh tranh trực tiếp với đường Thái Lan. Tập đồn Mitr Phol của Thái Lan có 5 nhà
máy với tổng cơng suất ép 130.500 tấn mía/ngày hay tập đồn Thai Roong Ruang có 7 nhà máy với
tổng cơng suất ép 121.800 tấn mía/ngày. Các cơng ty mía đường của Việt Nam chỉ bằng 1/8 quy mô
của các tập đồn lớn của Thái. Vì vậy, vào đầu năm 2018, khi hiệp định ATIGA được thực hiện, mặt
hàng đường từ các nước trong khối ASEAN vào Việt Nam sẽ được xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu,
với thuế suất nhập khẩu chỉ là 5%. Trước sức ép cạnh tranh với đường ngoại nhập giá rẻ trong khu


vực, đặc biệt là cạnh tranh trực tiếp với đường Thái Lan, ngành mía đường Việt Nam đang đứng
trước áp lực buộc phải đổi mới nhằm nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.
=> Mức độ cạnh tranh trong ngành là rất lớn nhất là từ các doanh nghiệp trong nước với các
doanh nghiệp nước ngồi, làm cho ngành mía đường Việt Nam không ổn định. Điều này sẽ đặt ra
nhiều thách thức với doanh nghiệp trong nước cũng như tạo động lực phát triển cho các doanh
nghiệp này.
-

Tình trạng dư thừa cơng suất, Khối lượng chi phí cố định và lưu kho
Ngành mía đường là ngành có tính kinh tế theo quy mơ, chi phí cố định rất cao vì vậy các

Doanh nghiệp trong ngành ln cố gắng nhận các đơn hàng lớn và sản xuất gần với tổng cơng suất
để đạt được mức chi phí thấp nhất cho mỗi sản phẩm sản xuất ra, hậu quả là tình trạng dư thừa công
suất. Mặc dù nhu cầu trong nước còn nhiều địa dư tăng trưởng nhờ vào sự gia tăng của dân số và
mức tiêu thụ bình quân đường/người, theo IMF, dự kiến tốc độ Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng là
1,12 %/ năm trong giai đoạn 2016-2020 . Tuy nhiên về mức tiêu thụ đường/ người, theo OEC, hiện
nay mức tiêu thụ đường của Việt Nam là 20,1 kg/người lại thấp hơn so với mức bình quân thế giới
21,5 kg/người và thấp hơn so với các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia 21,6 kg/người,
Campuchia 31 kg/người, Thái Lan 37kg/người, Ấn Độ 22,4 kg/người. Hơn nữa hoạt động xuất khẩu
đường của Việt Nam hiện còn nhiều hạn chế vì chưa cạnh tranh được về giá, tình hình tiêu thụ

đường của các doanh nghiệp Việt Nam khá chậm. Lượng đường tồn kho cả nước đã ở mức trên
717.000 tấn. Ghi nhận của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, ngày 17/11/2017, giá bán bn đường
kính trắng ở Hà Nội là 13.200 – 14.000 đồng/kg, thế nhưng giá đường Thái Lan nhập lậu ở Cửa
khẩu Lao Bảo và biên giới Tây Nam chỉ có 12.000 đồng/kg. Sự chênh lệch về giá đường trong nước
và giá đường nhập lậu đã khiến các doanh nghiệp và thương nhân thu mua đường không mua
đường trong nước, làm trữ lượng tồn kho cao, khó khăn cho cả nơng dân và các nhà máy sản xuất
mía đường. Tình trạng dư thừa cơng suất càng nặng nề hơn, khối lượng hàng hóa lưu kho lớn, dễ hư
hỏng và hết date tốn kém nhiều chi phí của Doanh nghiệp. Các nhà sản xuất ai cũng muốn xuất
hàng đi càng nhanh càng tốt, vì vậy cường độ cạnh tranh trong ngành diễn ra dữ dội hơn, lợi nhuận
của ngành dễ bị giảm xuống.
- Các rào cản rút lui
Đối với ngành mía đường khi một doanh nghiệp gia nhập ngành cần đầu tư nhà máy, xưởng
sản xuất, phương tiện máy móc, thiết bị cơng nghệ,…chuẩn bị một nguồn vốn khá lớn cùng với đó
cần những giấy phép nhất định mới có thể hoạt động trong ngành, vì vậy khi doanh nghiệp càng
lớn thì các rào cản rút lui càng cao, việc rút lui khỏi ngành sẽ dẫn tới những thiệt hại rất lớn cho
các công ty. Như vậy với các rào cản rút lui đã tạo lên những áp lực nhất định cho các doanh


nghiệp trong ngành. Việc này khiến môi trường cạnh tranh của ngành ngày càng khốc liệt hơn tạo
áp lực lớn kiến các doanh nghiệp cần thay đổi hoàn thiện và nâng cao chất lượng nếu muốn tồn tại
và phát triển trong ngành.

5.

Quyền lực của các bên liên quan
- Chính phủ
Việt Nam khơng có luật mía đường, cơ sở pháp lý duy nhất đến nay là văn bản của Văn phịng

Chính phủ thơng báo ý kiến kết luận của Chính phủ về đề án tổng quan mía đường Việt Nam. Hiệp
hội Mía đường chỉ có chức năng “đánh giá, giám sát”, chỉ kiến nghị, khơng can thiệp được vào

chính sách. Do khơng có pháp lý quy định, việc phân chia lợi nhuận của nhà máy đường và nông
dân dựa trên cơ sở thoả thuận, tranh chấp xảy ra thường xuyên trong từng mùa vụ, do đó khi tranh
chấp, phần lớn thua thiệt thuộc về nơng dân.
Trước đó, năm 2015, theo đề xuất của Bộ Cơng Thương, Chính phủ cho phép tạm nhập tái
xuất qua địa bàn tỉnh Lào Cai 220.000 tấn đường (chủ yếu là đường Thái Lan), thời hạn thực hiện
tái xuất được gia hạn đến ngày 31/12/2017, khoảng 500.000 tấn đổ bộ vào nội địa, gây khó cho các
nhà sản xuất đường trong tiêu thụ.... và các doanh nghiệp ôm hàng quá lớn, không kịp tái xuất.
Theo quyết định 26/2007/QĐ-TTg và quy hoạch của bộ NN&PTNT giai đoạn 2020-2030,
định hướng ngành mía đường đến năm 2020, khơng lập thêm nhà máy mới mà đầu tư chiều sâu cho
các nhà máy hiện tại. Khơng tăng nhiều diện tích mía mà tập trung vào quy hoạch vùng nguyên
liệu, quy hoạch thành những cánh đồng lớn.
=≫ Áp lực từ Chính phủ làm giảm cường độ cạnh tranh trong ngành, giúp định hướng các
nhà máy giảm được chi phí đầu tư, và tập trung hơn trong quá trình sản xuất, để nâng cao năng suất,
chất lượng ngành mía đường. Đồng thời có thể tạo ra rào cản gia nhập ngành cao cho các doanh
nghiệp đã và đang có chiến lược gia nhập ngành mía đường.
-

Các hiệp hội thương mại
Đầu năm 2018, Việt Nam chính thức thực hiện lộ trình cam kết Hiệp định thương mại hàng

hóa ASEAN (ATIGA), tức là các nước trong khối sẽ khơng cịn bị hạn chế nhập khẩu đường vào
Việt Nam, trong khi thuế suất, nhập khẩu chỉ là 5%. Đường nhập khẩu vào nhiều sẽ là thách thức
lớn đối với ngành cơng nghiệp mía đường cịn yếu kém của Việt Nam, đồng thời tạo ra thách thức
lớn cho các doanh nghiệp chế biến đường trong nước bởi sự thâm nhập thị trường của các doanh
nghiệp nước ngoài mà đặc biệt là Thái Lan, làm tăng cường độ cạnh tranh trong ngành.
-

Dân chúng



Mía là cây trồng có sự gắn kết chặt chẽ nhất giữa nông dân với các doanh nghiệp chế biến
thông qua hợp đồng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Đây là ngành tiêu dùng thiết yếu quan trọng cho
tiêu dùng trong nước. Nó khơng chỉ là một ngành kinh tế mà còn mang ý nghĩa xã hội, giúp kinh tế
vùng nông thôn phát triển, ổn định xã hội, gia tăng việc làm. Tạo công ăn việc làm cho bà con nơng
dân trồng mía, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số góp phần thúc đẩy nơng thơn mới. Cây mía
khơng chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà còn là biện pháp làm giàu hiệu quả, thúc đẩy phát triển
nông thôn mới, giúp cho nền kinh tế nông thơn theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhờ
việc nơng dân đảm bảo thu nhập và có lãi nên sẽ để tục đầu tư cho cây mía, nhà cung ứng và doanh
nghiệp được nâng cao năng lực cạnh tranh.
III. ĐÁNH GIÁ CƯỜNG ĐỘ CẠNH TRANH NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM.
1.

Đánh giá.
Từ việc phân tích theo mơ hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.porter có thể thấy:
Có rất nhiều rào cản khi mới gia nhập thị trường ngành mía đường (áp lực từ giá ngun liệu

cao, khơng có sự khác biệt trong sản phẩm, các chính sách của Chính phủ, vốn đầu tư ban đầu
lớn...) làm cho việc gia nhập vào ngành này của các doanh nghiệp ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn,
các cơng ty sẽ cân nhắc khi quyết định đầu tư vào ngành mía đường, dẫn đến mức độ gia nhập mới
là không cao làm cho cường độ cạnh tranh của các công ty đang hoạt động trong ngành cũng giảm
xuống.
Cùng với đó, có thể dễ dàng để tìm các sản phẩm thay thế cho sản phẩm mía đường. Tuy
nhiên do sự khác biệt ở phân khúc giá nên sự tác động hay đe doạ cạnh tranh từ các doanh nghiệp
gia nhập mới đối với các sản phẩm dịch vụ thay thế là không cao.
Về sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành thì cực kì gay gắt. Bởi đây khơng chỉ là
cuộc chiến giữa các công ty nội địa về cùng một loại sản phẩm mà còn là sự cạnh tranh thị phần,
nguồn nguyên liệu - nhà cung cấp hay hệ thống phân phối … và khó khăn hơn cả do hiện tượng dư
cung, dẫn đến tình trạng thừa cơng suất ảnh hưởng trực tiếp đến các chi phí về lưu kho, sản xuất,
quản lý… đây là mối lo ngại lớn khiến nhiều doanh nghiệp có thể bị phá sản và bị sàng lọc ra khỏi
thị trường. Mặt khác, số lượng công ty hiện tại ngày càng nhiều cùng sự đa dạng về chiến lược,

công nghệ, quy mô riêng nên sẽ rất khó khăn trong việc nhận dạng đối thủ cạnh tranh nguy hiểm
nhất. Vì thế đây là ngành tiềm năng và cường độ cạnh tranh rất cao.
Bên cạnh đó, có thể thấy quyền thương lượng của nhà cung ứng đối với ngành mía đường
Việt Nam là khơng lớn, quyền lực cung cấp thấp ( chất lượng và năng suốt nguồn nguyên liệu cịn
kém, quy mơ sản xuất manh mún ...), làm giảm cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
ngành. Về phía quyền thương lượng từ khách hàng, với mỗi đối tượng khách hàng thì quyền lực


thương lượng là khác nhau. Đối với khách hàng nhỏ lẻ do nhu cầu về sản phẩm đa dạng vì vậy
quyền lực thương lượng của khách đơn lẻ là thấp dẫn đến tác động về cường độ cạnh tranh ngành
không cao, đối với khách hàng là tổ chức thì ngược lại.
Ngồi ra với sự hỗ trợ từ các chương trình của Chính phủ, sự củng cố các quy định về luật
và lợi ích từ các hiệp hội thương mại mang lại sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong ngành mía đường ( cạnh tranh về giá, về tiêu chuẩn chất lượng,…)
2.

Dự báo cạnh tranh trong tương lai.
Trong tương lai, nhu cầu cầu tiêu dùng đường trong nước và trên thế giới có thể tiếp tục

tăng. Quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với đường mía xuất xứ Thái Lan được kỳ
vọng phần nào sẽ giúp mía đường Việt phục hồi sản xuất. Cụ thể trong năm 2021, ngành mía đường
Việt Nam liên tục đón nhiều tin vui. Giá đường trong nước có xu hướng tăng nhờ vào tác động tích
cực của chiều tăng giá đường thế giới. Theo đó, từ đầu năm, giá đường thế giới tăng giá nhiều phiên
liên tiếp và thậm chí lên mức cao kỷ lục sau 3,5 năm. Giá đường thô tháng 3/2021 là 16,41 US
cent/lb, tiếp tục tăng 3,6% so với tháng trước. Tại thị trường trong nước, giá mua mía ở miền Nam
và miền Trung đã tăng đến mức bình quân 950.000 đồng/tấn tại ruộng. Tại miền Bắc bình qn
900.000 đồng/tấn. Ngồi ra, ở một số địa phương giá mua mía đã tăng đến mức bình quân
1.100.000 đồng/tấn tại ruộng. giá đường tăng sẽ giúp giá thu mua mía ngun liệu tăng, nơng dân
đảm bảo thu nhập và có lãi để tiếp tục đầu tư cho cây mía. Các doanh nghiệp ngành đường có dư
địa phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhân công và bao tiêu được tồn bộ sản phẩm cho nơng dân

trồng mía. Cịn người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm đường chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng,
an toàn cho sức khỏe. Một tác động nữa là thị trường đường được bình ổn sẽ giúp ổn định chất
lượng, giá cả đường nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất có sử dụng đường làm
nguyên liệu như bánh kẹo, sữa, nước giải khát,.. Và cuối cùng, Nhà nước được tăng thu ngân sách
nhờ vào các khoản thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp từ các nhà máy đường khi họ
ổn định sản xuất và hoạt động hiệu quả.
Như vậy, ngành đường mía sẽ được nâng cao khả năng cạnh tranh trong ngành và trong hội
nhập quốc tế.
3.

Giải pháp.
- Tăng cường năng lực nội sinh của ngành đường mía, cần thực hiện đồng bộ, quyết liệt

những giải pháp chiến lược như: sàng lọc, tái cơ cấu và tập trung đầu tư cho vùng nguyên liệu và
nhà máy sản xuất hoạt động hiệu quả, năng suất; đầu tư nghiêm túc cho cơng nghệ nhằm tối ưu hố
quy mơ, đa dạng hố sản phẩm từ cây mía và phế phụ phẩm.


- Tăng cường quan hệ phối hợp điều hành của các ngành các cấp, Nhà nước cần hỗ trợ người
nông dân, đưa ra luật mía đường để bảo vệ người nơng dân trồng mía.
- Các nhà máy đẩy mạnh các kênh bán lẻ, phân phối, để tìm đầu ra cho sản phẩm.
- Thực hiện tự do hóa thương mại, tăng cường sự hỗ trợ và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà
nước, đẩy mạnh công tác ngăn chặn nhập lậu đường, nhất là từ phía Thái Lan.
- Hồn thiện các chính sách tài chính đối với ngành đường mía Việt Nam: Về hỗ trợ cơng
nghệ, áp dụng chính sách hiện hành về ưu đãi vốn ngân sách cho nghiên cứu khoa học, phát triển
giống mới, nghiên cứu quy trình sản xuất. Về hỗ trợ cơ sở hạ tầng: xây dựng các cơng trình giao
thơng, thủy lợi,…
- Tăng cường quan hệ phối hợp điều hành của các ngành các cấp, Nhà nước cần hỗ trợ người
nông dân, đưa ra luật mía đường để bảo vệ người nơng dân trồng mía.
- Các nhà máy đẩy mạnh các kênh bán lẻ, phân phối, để tìm đầu ra cho sản phẩm.





×