Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

NGLL khoi 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 47 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BẢNG THIẾT KẾ NỘI DUNG GDNGLL TRONG MÔN THỦCÔNG KHỐI LỚP: 1 Lưu ý: Những hình ảnh , những nghề, trò chơi…. giới thiệu dưới đây mang tính định hướng - Gv có thể chọn những hình ảnh… nghề khác để giới thiệu sao cho phù hợp với địa phương và điều kiện CSVC nhà trường TUẦN 13: Bài dạy: Các quy ước cơ bản về gấp giấy và gấp hình. Tích hợp: Câu đố vui (10 phút) 1. Nghĩ nhanh: Có một tàu điện đi về hướng nam. Gió hướng tây bắc. Vậy khói từ con tàu sẽ theo hướng nào? 2. Nếu bạn nhìn thấy con chim đang đậu trên nhánh cây, làm sao để lấy nhánh cây mà không làm động con chim? 3. Cái đầu giống mèo, chân giống mèo, và tai giống con mèo, nhưng không phải con mèo. Vậy là con gì? 4. Vào lúc nào thì đồng hồ gõ 13 tiếng? 5. Có ba quả táo trên bàn và bạn lấy đi hai quả. Hỏi bạn còn bao nhiêu quả táo? 6. Bố mẹ có ba người con trai, mỗi người con trai có một em gái. Hỏi gia đình đó có bao nhiêu người? 7. Hai cha con, hai cha con đi vào đám rừng rậm nằm giữa đám rừng thưa. Hỏi có mấy người? Xem đáp án 1. Nghĩ nhanh: Có một tàu điện đi về hướng nam. Gió hướng tây bắc. Vậy khói từ con tàu sẽ theo hướng nào? Tàu điện làm gì có khói 2. Nếu bạn nhìn thấy con chim đang đậu trên nhánh cây, làm sao để lấy nhánh cây mà không làm động con chim? Bạn chịu khó đợi chim bay đi nhé 3. Cái đầu giống mèo, chân giống mèo, và tai giống con mèo, nhưng không phải con mèo. Vậy là con gì? Con của con mèo (còn gọi là mèo con) 4. Vào lúc nào thì đồng hồ gõ 13 tiếng? Là lúc bạn nên đem đồng hồ đi sửa.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 5. Có ba quả táo trên bàn và bạn lấy đi hai quả. Hỏi bạn còn bao nhiêu quả táo? 2 quả (Vì bạn đã lấy đi 2 quả rồi còn gì) 6. Bố mẹ có ba người con trai, mỗi người con trai có một em gái. Hỏi gia đình đó có bao nhiêu người? 6 người (bao gồm 3 người con trai, 1 cô con gái và bố mẹ) 7. Hai cha con, hai cha con, đi vào đám rừng rậm nằm giữa đám rừng thưa. Hỏi có mấy người? 3 người( bao gồm ông nội, cha và con). TUẦN 14: Bài dạy: Gấp các đoạn thẳng cách đều: Tích hợp: Con Tàu Tìm Báu Vật ( 10 phút) Cách chơi: Người chơi được chia thành nhiều đội có số lượng bằng nhau. Mỗi đội đứng xếp thành 1 hàng dọc để làm những đoàn tàu. Tất cả các người chơi đều bị bịt mắt trừ người cuối cùng làm người trưởng tàu. Mỗi đội được quy định sẽ đi lấy 1 báu vật như cuốn sách, chiếc dép hay cành cây… để cách xa các đội 30 – 50m. Trước khi chơi, người chơi trong đội sẽ thống nhất với nhau những ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển. Ví dụ: - Nếu trưởng tàu đập lên vai trái người đứng trước thì tàu rẽ trái. - Nếu trưởng tàu đập lên vai phải người đứng trước thì tàu rẽ phải. - Nếu trưởng tàu đập lên 2 vai người đứng trước thì tàu đi thẳng. Người nào nhận được ám hiệu xong sẽ chuyền ám hiệu lên cho người đứng trước mình theo cách tương tự. Sau đó trò chơi được tiến hành dưới sự hướng dẫn của các trưởng tàu. Tàu nào tìm được báo vật trước thì sẽ thắng. Luật chơi: Người chơi không được dùng lời nói để điều khiển các người trong đội. Đội nào vi phạm sẽ bị loại..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TUẦN 15: Bài dạy: Gấp cái quạt. Giáo viên giới thiệu hình ảnh những loại quạt đẹp ( có thể tự sưu tầm thêm) ( 10 phút).

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

<span class='text_page_counter'>(5)</span> TUẦN 16: Bài dạy: Gấp cái quạt.(tt) Tích hợp: Giới thiệu di tích lịch sử ( 8 phút). Giáo viên có thể chọn giới thiệu một số di tích lịch sử khác- hoặc sử dụng tranh dạy học để giới thiệu. 1- Đền và lăng mộ Kinh Dương Vương (Bắc Ninh) có đền thờ Thuỷ tổ Kinh Dương Vương cùng Lạc Long Quân và Quốc mẫu Âu Cơ, ngoài ra còn có lăng mộ của vua Kinh Dương Vương Lộc Tục.. Đền Kinh Dương Vương 2 - Khu di tích đền Hùng (Phú Thọ) nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, là hình ảnh tập trung về cội nguồn đại gia đình các dân tộc Việt Nam, lưu giữ nhiều di vật từ thuở dựng nước Văn Lang đến nước Đại Việt..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Khu di tích đền Hùng. 3 - Di tích điện Long Hưng (Hưng Yên) ở làng Xuân Quan, có đền thờ Triệu Vũ Đế, được xây dựng trên nền điện Long Hưng cũ của Triệu Vũ Đế..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Di tích điện Long Hưng 4- Khu di tích Nam Trì (Hưng Yên) có đền, chùa Nam Trì và mộ hai vị danh tướng thời nhà Triệu: Thừa tướng Lữ Gia và Đại tướng Nguyễn Danh Lang..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Khu di tích Nam Trì. 5 - Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) xây dựng từ thế kỉ XI, là trường đại học đầu tiên của nước ta, còn 82 tấm bia đá tôn vinh những người đỗ đại khoa thời phong kiến..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Văn Miếu - Quốc Tử Giám TUẦN 17: Bài dạy: Gấp cái ví. Tích hợp: Giới thiệu di tích lịch sử ( 8 phút).( tt).

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Côn Sơn - Kiếp Bạc 6 - Di tích cung điện nhà Trần (Nam Định) ở làng Tức Mạc, hiện nay còn các đền Thiên Trường, Cổ Trạch và chùa Phổ Minh..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Di tích cung điện nhà Trần 7 - Yên Tử (Quảng Ninh) danh sơn các vua Trần chọn tu hành và lập Thiền phái Trúc Lâm..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Yên Tử. Khu di tích Lam Kinh 8 - Thành nhà Mạc (Lạng Sơn) hiện nằm trong khu vực phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, dấu tích còn lại gồm 2 đoạn tường xây bằng đá giữa hẻm núi..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Thành nhà Mạc.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Quần thể di tích cố đô Huế - Làng Sen (Nghệ An) quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn nhiều kỉ vật thời thơ ấu của Người..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Làng Sen TUẦN 18: Bài dạy: Gấp cái ví.( tiếp theo) Tích hợp: (10 phút). Trò chơi: THẢ CHÓ * Cách chơi: + Một bạn đóng vai “chú chó” + một bạn đóng vai “ ông chủ” + các bạn còn lại đống vai “thỏ con” + các bạn cùng hát: “ve ve chùm chùm, cá bóng nổi lửa, ba con lửa chếp chôi, ba con voi thượng đế, ba con dế đi tìm, ù a ù ịch” + một bạn làm ông chủ xoè ngữa bàn tay phải, các bạn tập trung thành một vòng tròn bên xung quanh ông chủ và lấy ngón tay trái của mình đặt vào lòng bàn tay của ông chủ khi nghe có có câu “ù a ù ịch” thì các bạn sẽ rút tay ra ông chủ sẽ bóp tay lại.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> * Luật chơi: + khi bạn nào bị ông chủ nắm ngón tay, sẽ đóng vai chú chó, các bạn còn lại sẽ làm thỏ + khi ông chủ tả một vật nào đó thì lập tức các chú thỏ sẽ chạy tới chạm vào, trong một khoảng thời gian nào đó và ông chủ sẽ thả chó + khi thấy chú chó xuất hiện thì ngay lập tức thỏ phải chạy nhanh đến chổ vật ông chủ tả chạm vào. và quay về chạm ông chủ. khi thấy chú chó thì các chú thỏ phải đi về ở tư thế khum, 2 tay chéo nhau đặc lên lổ tay. Nêu đi về ở tư thế khum mà không chéo tay thì bị chú chó bắt hoặc đứng lên để chạy về mà bị chú chó đụng sẽ bị đóng vai chú chó thay cho bạn làm chú chó TUẦN 19: Bài dạy: Gấp mũ ca lô. ( 10 phút) Tích hợp: Giới thiệu nghề làm nón lá ( Hoặc chọn 1 nghề khác phù hợp ở địa phương) ( Đây là tư liệu GV tham khảo và chọn lọc chi tiết để giới thiệu sơ lược cho học sinh) CôngThương - Để có được chiếc nón ưng ý, các nghệ nhân làm nón Huế phải trải qua nhiều công đoạn rất tỷ mỷ. Từ chọn khung, uốn vành, lợp lá, cắt hoa văn, rồi đến chằm và cuối cùng là đánh bóng bảo quản, đưa ra thị trường. Vì thế, sự phân công lao động trong các làng nghề nón rất chuyên nghiệp: thợ làm khung, thợ chuốt vành, thợ chằm nón... mỗi người một việc. Làm khung, chuốt vành là công đoạn đầu tiên quyết định độ khum, độ tròn, hình dáng, kích cỡ của chiếc nón. Khung nón được làm bằng gỗ nhẹ, có mái cong đều với nhiều kích cỡ, mỗi khung nón có thể dùng vài chục năm. Vành nón được làm bằng thân cây lồ ô, cây mung có rất nhiều ở Thừa Thiên-Huế, được chẻ, chuốt tròn thanh thoát, mỗi chiếc nón có từ 15 - 16 vành, được ví như “16 vành trăng”. Việc chọn lá làm nón được tuyển lựa xử lý qua nhiều khâu như: hấp, sấy, phơi sương, ủi phẳng nhưng vẫn phải giữ cho mặt lá màu trắng xanh. Tiếp đến là công đoạn lợp lá, đặt hoa văn, biểu tượng giữa hai lớp lá sao cho cân đối hài hòa trong không gian của chiếc nón, để khi soi lên các hoa văn hiện rõ. Biểu tượng ẩn hiện trong nón lá bài thơ thường là hình ảnh cầu Trường Tiền, núi Ngự Bình, Ngọ Môn, Phu Văn Lâu, đi kèm các câu thơ nổi tiếng viết về Huế được cắt bằng giấy bóng ngũ sắc, nên càng nổi bật giữa nền xanh trắng của lá nón. Chằm lá vào vành là công đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi người thợ phải có sự cần mẫn khéo léo để đường kim, mũi cước thẳng, đều mềm mại theo độ cong của vành nón. Công đoạn này thường do người phụ nữ thực hiện. Vì thế ở các làng nón, con gái được dạy nghề rất sớm, 14 - 15 tuổi đã thành thạo nghề. Nón lá sau khi hoàn tất được quét một lớp dầu bóng bằng nhựa thông pha cồn để tăng độ bóng, độ bền và chống thấm nước. Ở Huế, từ các chợ lớn như Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự... đến các chợ nhỏ như Sịa, Phò Trạch,… chợ nào cũng có hàng nón. Đặc biệt, chợ Dạ Lê là chợ chuyên bán nón được duy trì từ hàng trăm năm nay, là đầu mối lớn để nón Huế vào Nam, ra Bắc. Hiện nay, du lịch đang phát triển mạnh, nón lá trở thành mặt hàng lưu niệm mang nét văn hóa đặc sắc của Huế được du khách ưa chuộng. Nhiều du khách đã về tận các làng nón để được tận mắt chứng kiến và tham gia vào các công đoạn của nghề làm nón. Họ thực sự bất ngờ và thích thú khi được.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> người thợ nón lưu ảnh, tên của mình trên chiếc nón bài thơ mang về làm kỷ niệm. Chị Nguyễn Thị Thúy - nghệ nhân làm nón nổi tiếng ở làng nón Phú Cam, người đã từng được mời sang Nhật Bản biểu diễn và triển lãm nghề làm nón Huế - tự hào nói: Không ngờ nón Huế lại được nhiều người biết và yêu thích đến thế. Cứ mỗi lần chằm nón cho du khách xem là tôi hãnh diện lắm!... Trên đường phố Huế, không ít nữ du khách nước ngoài rất duyên dáng với chiếc nón Huế. Chiếc nón bài thơ là một kênh quảng bá hình ảnh Huế rộng rãi mà hiệu quả nhất trong số các sản phẩm làng nghề truyền thống nơi đây. Mỗi chiếc nón không chỉ thể hiện tài hoa người thợ qua từng đường kim, mũi cước mà còn tôn vinh văn hóa Huế qua hình ảnh biểu tượng của Huế, qua những câu thơ đi cùng năm tháng với Huế. Hiện nón Huế là sản phẩm thủ công mỹ nghệ đầu tiên của cả nước được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý (tháng 8/2010) và trở thành nét văn hóa, nét duyên không thể thiếu trong đời sống người dân xứ Huế. TUẦN 20: Bài dạy: Gấp mũ ca lô.( tiếp theo) Tích hợp: Trò chơi (10 phút). Như tuần 2 nhưng yêu cầu cao hơn. Ong đốt, kiến cắn, đau bụng a) Mục đích, ý nghĩa: Bồi dưỡng cho các em khả năng tập trung tư tưởng, làm quen với phản xạ nhanh nhẹn, linh hoạt b) Cách chơi: Chọn vị trí để mọi người cùng nhìn thấy và quản trò đọc to các câu “Ong đốt - Kiến cắn - Đau bụng”. Khi nói “Ong đốt” đồng thời lấy hai tay xoa lên trên đầu - “Kiến cắn” đồng thời lấy lấy hai tay xoa lên mu bàn chân - “Đau bụng” đồng thời lấy hai tay ôm bụng. Em nào ít chú ý sẽ làm nhầm, phải bước lên phía trước một bước hay đứng ra ngoài bàn. Trò chơi tiếp tục đến khi kết thúc. Ai là người bước lên nhiều nhất là người ít chú ý nhất trong cuộc chơi sẽ bị phạt. c) Luật chơi: - Tất cả người chơi phải nhìn lên người quản trò. - Làm sai theo quy định hoặc làm chậm khi đến lượt thì phạm luật TUẦN 21: Bài dạy: Ôn tập chủ đề “ Gấp hình”.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Tích hợp: Trò chơi (10 phút). Đi theo tín hiệu giao thông a) Mục đích, ý nghĩa: Giáo dục các em thực hiện tốt Luật Giao thông b) Cách chơi: Chuẩn bị: Cho các em tập hợp vòng tròn quay mặt vào trong nghe phổ biến trò chơi. sau đưa lên hai vai em đứng trước làm thành một đoàn tàu. Quản trò cho đơn vị quay phải hoặc trái. Hai tay của em đứng. Lệnh bằng một hồi còi Quy ước: - Tay đưa ngang (đèn xanh) - Tay đưa cao trên đầu (đèn đỏ) - Tay đưa chéo (đèn vàng) Theo quy ước trên của quản trò mà tàu đi nhanh (đèn xanh), tàu đi chậm (đèn vàng), tàu dừng (đèn đỏ). Lệnh được phát ra liên tục sẽ có em nhầm chân. c) Luật chơi: - Người bị nhầm theo qui ước là người phạm luật. TUẦN 22: Bài dạy: Cách sử dụng bút chì, thước kẻ, kéo. Tích hợp: Giới thiệu vẻ đẹp tranh thủy mặc ( thường vẽ trắng den) ( hoặc Gv chọn những hình ảnh khác phù hợp) ( 8 phút.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

<span class='text_page_counter'>(20)</span>

<span class='text_page_counter'>(21)</span> TUẦN 23: Bài dạy: Kẻ đoạn thẳng cách đều. Tích hợp: Giới thiệu cảnh đẹp đất nước ( GV có thể chọn những hinh ảnh dưới đây hoặc sưu tầm những tranh ảnh về cảnh đẹp khác phù hợp với điều kiện trường (7 phút). Những hình ảnh đẹp về Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì 2 hình ảnh đẹp về Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì 2.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Đây có phải những bậc thang lên trời?.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Chiều xuống. Những đám mây chùng trên đầu. Nhưng những vệt nắng lưng đèo vẫn soi xuống những ruộng bậc thang vằn vện nhiều sắc màu..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Hoàng Su Phì hiện lên vẻ đẹp hồn nhiên và diễm lệ như một thiên đường ẩn hiện trong mây. Hoàng Su Phì - một nơi mà đến đây mọi người sẽ cảm thấy như đang lạc vào một thế giới khác, không ồn ào và khói bụi chỉ thấy bát ngát một màu xanh của rừng và những thửa ruộng bậc thang vàng rực trong mùa lúa chin.

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Đây có phải là những bức tranh thêu ?.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Vào khoảng tháng 9 tháng 10 này chính là mùa thu hoạch, những ruộng bậc thang ở trên cung đường này là những bức tranh thiên nhiên tuyệt vời.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Thu về, lúa chín vàng khoác lên Hoàng Su Phì một chiếc hoàng bào lộng lẫy. Nếu bạn đi Hoàng Su Phì, bạn chớ bỏ qua Thông Nguyên nhé, mình nghe nói nơi đó là nơi xa nhất, giầu nhất và cũng có những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp (Nguồn: Sưu tầm).

<span class='text_page_counter'>(29)</span> TUẦN 24: Cắt, dán hình chữ nhật.. Giới thiệu Ngôi nhà sàn của đồng bào DTTS –( gv sưu tầm hình ảnh ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc thiểu số giới thiệu) TUẦN 25: Bài dạy: Cắt, dán hình chữ nhật.(tt) Tích hợp: Thi kể tên những vật có dạng hình CN (10 phút) GV chia lớp làm nhiều nhóm nhỏ - mỗi nhóm luân phiên nhau nói nhanh tên một vật quen thuộc có dạng hình CN. GV ghi nhận- sau vài lượt tổng kết tuyên dương nhóm kể được nhiều nhất. TUẦN 26: Bài dạy: Cắt, dán hình vuông Tích hợp: Giới thiệu Di tích lịch sử (10 phút). Giới thiệu di tích địa đạo Củ Chi Thông tin Địa đạo Củ Chi Địa đạo Củ Chi cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về phía Tây Bắc. Đây là nơi thu nhỏ trận đồ biến hóa của quân và dân Củ Chi trong cuộc kháng chiến lâu dài ác liệt suốt 30 năm chống kẻ thù xâm lược giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, là một công trình kiến trúc độc đáo, nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như màng nhện, có nơi ăn ở, hội họp và chiến đấu với tổng chiều dài hơn 200 km. Những sự tích có thật từ địa đạo đã vượt quá sức tưởng tượng của con người. Chỉ cần chui xuống một đọan đường hầm, bạn sẽ hiểu vì sao nước Việt Nam bé nhỏ lại chiến thắng kẻ thù là một nước lớn và giàu có bậc nhất. Vì sao Củ Chi, mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 21 năm với một đạo quân hơn gấp bội, thiện chiến, được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, tối tân. Trong cuộc đọ sức này, nhân dân Củ Chi đã chiến thắng oanh liệt.

<span class='text_page_counter'>(30)</span>

<span class='text_page_counter'>(31)</span>

<span class='text_page_counter'>(32)</span> TUẦN 27: Bài dạy: Cắt, dán hình vuông. Tích hợp: Giới thiệu cảnh đẹp đất nước Giới thiệu Hoa Đà Lạt Lạc vào xứ sở hoa Đà Lạt Dường như ở Đà Lạt, hoa mọc khắp nơi, từ dải phân cách đường tới các hàng rào và nhiều nhất là ở các công viên hay khu du lịch. Bạn có thể thỏa sức ngắm nhìn hoa mai anh đào, dã quỳ, bồ công anh hay các loại hoa hồng, hoa cúc....

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Mimosa, loài hoa nổi tiếng của Đà Lạt..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Những bông hoa leo xuất hiện nhiều ở các biệt thự..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Mai anh đào tạo nên tên nét riêng của xứ sở mù sương..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Hoa xác pháo..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> Hoa phượng tím..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Trong công viên trung tâm gần hồ Xuân Hương, có vô vàn các loài hoa khác nhau để bạn ngắm.. TUẦN 28: Bài dạy: Cắt, dán hình tam giác. Tích hợp: Lễ hội đua thuyền truyền thống Bình Thuận lễ hội ). ( tư liệu dành cho GV tham khảo- chỉ giới thiệu hình ảnh đua thuyền và một vài nét cơ bản về.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Theo sách lược ghi và sự phân tích của các nhà nghiên cứu, thì Đua ghe xuất xứ từ loại hình nghệ thuật nghi thức lễ Chèo Bả trạo - một loại hình văn hóa được hình thành trên sự kết hợp giữa tín ngưỡng thờ cá voi (còn gọi là cá Ông) đã có từ xa xưa của các dân tộc người ở vùng biển Đông Nam Á (trong đó có người Chăm) và tín ngưỡng thờ “thần đất, thần sông” của cư dân lúa nước đồng bằng Bắc bộ trong quá trình di dân của người Việt từ phương Bắc xuống. Với nghi thức lễ xếp thành đội chèo làm hình chiếc ghe, vừa chèo, vừa hát xướng, nội dung hát xướng là lời khấn nguyện cầu mong Ông ban cho quốc thái, dân an, thuận buồm xuôi gió, mùa màng làng vạn no ấm, hạnh phúc… Xong phần lễ (làm chay), đội Chèo Bả trạo tham gia vào phần Hội (Bội) với tư cách là một trợ diễn - xướng dân gian diễn tả cảnh lao động của bà con ngư dân trên biển, cũng như cảnh sinh hoạt của làng vạn, mối quan hệ nghĩa tình của cộng đồng dân cư. Ví như một đoạn diễn kéo neo của đội chèo Bả trạo ở phường Mũi Né.Và nội dung này càng về sau càng biến đổi phù hợp với hiện thực cuộc sống, từ đó, đua ghe đă bước vào đời sống con người và trở thành ngày Hội không thể thiếu được của cộng đồng dân cư làng vạn theo biển miền Trung từ Châu Ô rồi Ngũ Quảng (Quảng Bình) vào Bình Thuận hơn ba thế kỷ qua, như câu hát dân gian: “Dưới sông sắp đặt ghe đua Trên bờ sửa soạn miếu chùa Trạo ca” Truyền thuyết kể rằng, cách đây hơn 100 năm, ở Phan Thiết, có Bà Chút - một nữ mạnh thường quân đua thuyền luôn được bạn nghề Vạn Nam Nghĩa tôn vinh và nhớ măi. Mỗi lần Vạn sắp sửa bước vào cuộc đua, bà dành hẳn ngôi nhà hai tầng sát bờ sông, nuôi bạn chèo ăn ở tập luyện, cách ly hẳn vợ con. Kế đó là Ông Cả Tư trực tiếp tập huấn tư thế ngồi và nghệ thuật cầm dầm, thả dầm chém nước cho bạn đua trẻ giật giải nhiều năm liền. Do vậy, bây giờ trước khi vào cuộc đua, thuyền đua Vạn Nam Nghĩa (Phường Đức Nghĩa) thường diễn một vòng quanh sông tưởng nhớ các mạnh thường quân đă quá cố. Ngày xưa, các vạn mành đèn Nam Nghĩa, mành chà Thủy Tú, câu khơi Nam Hải, câu thúng Đức Long, rớ Phú Trinh vào dịp giỗ Ông lụy, mừng lễ xuống nghề thường tổ chức cho các bạn nghề mặc đồng phục, cầm dầm đồng màu vừa bơi vừa hò, đưa linh quanh một chiếc thuyền lớn bày hương án cúng thần biển cả. Dần dần với lối bơi rập ràng, phô diễn đẹp, giọng hò hay, việc cúng tế mang tính chất tín ngưỡng được biến thành Hội đua thuyền, tạo nên một sinh hoạt văn hóa dân gian có quy mô lớn của cư dân vùng biển. Những bạn chài sành việc đua thuyền cho biết : Một thuyền đua, muốn là tuấn mă phải đóng bằng gỗ bằng lăng dẻo nhẹ, thân dài, mũi nhọn, lái thon, hao hao hình con thoi lao trên khung cửi, nước chảy gió ngược, không cản nổi. Chèo dọc, dầm phách, dầm ngang, dầm xeo cũng dồi bằng bằng lăng không nhót, không vênh. Riêng chèo dọc phải dồi bằng gỗ b́ a có độ dẻo lớn, sức uốn mạnh. Mũi thuyền kẻ hình mắt phượng, đuôi dài, ngươi tròn viền trắng, tạo cho thuyền cái vẻ sắc sảo, tự tin..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Đội hình thuyền đua gồm những tay trạo thiện nghệ, cường tráng, mặc đồng phục cầm dầm mái sơn đỏ, dọc sơn trắng viền xanh. Người chỉ huy cầm chèo dọc, dạn dày sông nước, uốn lượn mái chèo điêu luyện để thuyền không bị đảo, bị lắc, mà có sức trớn lướt tới như bay. Người cầm dầm phách đứng trước mũi vừa bơi vừa hô nhịp cho các tay trạo thả mái rập ràng, tạo sức cộng hưởng lớn và lúc qua dè ra hiệu cho chèo dọc bát cạy đúng tầm, cua vòng đúng cỡ, giữ trớn lướt lúc chuyển vòng đua. Ngồi sóng đôi hai bên mạn, các tay trạo thả đều mái theo nhịp hô, đừng để dầm nọ sọ dầm kia, sức cộng hưởng kém, tốc độ chậm. Người cầm dầm xeo ngồi ở chót lại nạy cho thuyền thêm sức lướt, lúc qua dè dùng dầm làm bánh lái giữ cho thuyền quay vòng với tốc độ nhanh. Khi chèo phải hát, hát để tăng thêm sức, ḥa nhịp thở với nhịp chèo. Bước vào cuộc, thuyền đua sắp hàng ngang từng đôi một ở làng ranh xuất phát. Pháo hiệu nổ, các thuyền đua hè nhau xé nước nhắm cọc tiêu treo phướn đỏ lướt tới băng băng. Hai bên bờ sông, tiếng trống lân, trống ếch và tiếng ngừơi hò reo vang dậy, cờ xí rợp trời. Trên làn nước xanh sống cuộn dập dềnh, các tay trạo loang loáng mái dầm, giành nhau từng lợi thế nước nô, thể hiện tài trí và nghệ thuật đua của cộng đồng ngư dân. Lúc qua dè, có thuyền quay vòng nhanh, tạo trớn giỏi, bỏ đối thủ tụt lại đằng sau. Có thuyền cua quá ngặt, đội h́ nh chùn lại, thuyền lệch nghiêng chìm trong nước, có thuyền làm đúng bài bản nghệ thuật sông nước tạo được tốc độ cao, về đích sớm hơn thuyền bạn chỉ nửa mái dầm, cả đội hình giơ dầm lên trời tỏ nỗi mừng vui giành vinh dự về cho vạn chài quê nhà. Sau Hội đua, thuyền nghề tấp nập nối đuôi nhau đi lộng, đi khơi. Một đàn cò trắng vỗ cánh bay về phương Nam dập dờn theo sóng nước. Theo kinh nghiệm của ngư dân, đàn cò báo hiệu một vụ cá bội thu đang đến với cư dân vùng biển quê nhà. Lễ hội cầu Ngư, chèo Bả trạo, hát Bội và đặc biệt là ngày hội Đua thuyền đă trở thành máu thịt của người Phan Thiết, một di sản văn hóa truyền thống của cha ông lưu lại và ngày càng được trân trọng giữ gìn và phát huy. Hàng năm, Hội Đua thuyền được tổ chức vào chiều Mùng 2 - Tết Nguyên đán trên dòng sông Cà Ty. Một nhánh của thượng nguồn Sông Cái đổ về cửa Cồn Chà (Cảng Phan Thiết), nằm trong Trung tâm Tp. Phan Thiết ngày nay, thể hiện sự hiền lành, mang lẫn nét mộc mạc, chân chất, ấm áp nghĩa tình, đă đem dòng sữa của mình nuôi sống cả một vùng châu thổ, từ thượng nguồn xuống hạ lưu – cùng với hơn 4 vạn người dân Phan Thiết và các vùng lân cận về tham dự. Có thể nói, ngày Tết ở Phan Thiết mà không tổ chức đua thuyền coi như không có Tết. Năm 1999, trong dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh, đội đua thuyền Phan Thiết được mời tham dự Hội Đua thuyền toàn quốc trên sông Sài Gòn và đă đoạt giải vô địch 2000m nam quay vòng. Từ năm 2002, Đua thuyền truyền thống được đưa vào hệ thống thi đấu quốc gia và đội nam Bình Thuận đă gặt hái được nhiều thành công trong nước và nước ngoài như: Huy chương Vàng 700m đồng hàng, 2000m quay vòng và Huy chương Bạc 1000m đồng hàng tại Đại hội TDTT Toàn quốc 2002 tổ chức ở Phan Thiết, Bình Thuận. Đạt Cúp Đồng Giải Đua thuyền Rồng Quốc tế Thái Lan tháng 11/2002; Huy chương Vàng 700m, 1000m tại Giải Vô địch Quốc gia – Kiên Giang 2003; Huy chương Đồng 500m, 1000m tại SEA Games 22 – Việt Nam 2003; Huy chương Vàng 1000m tại Giải Đồng bằng Sông Cửu Long - Cần Thơ 2004; Huy chương Vàng 1000m, Huy chương Bạc 500m tại Giải Vô địch Quốc gia – Cà Mau 2004 và cuối cùng là 02 chức Vô địch ở nội dung 800m đồng hàng, 3.600m quay vòng tại Giải Đua thuyền Rồng Quốc tế tại Thành phố Nam Ninh – Trung Quốc tháng 9/2004. Vâng, một thành tích ấn tượng mà khó có thể diễn tả được niềm tự hào của.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> người dân Bình Thuận, nét đặc trưng truyền thống văn hóa đă và đang hiện hữu trong hàng vạn trái tim người hâm mộ môn thể thao truyền thống này trên mảnh đất quê hương. Đến với Lễ hội Đua thuyền truyền thống này, chúng ta sẽ có dịp chứng kiến những Đội thuyền kiệt xuất trong khu vực và thế giới. Qua đó, giới thiệu đến các nước bạn một Bình Thuận giàu lòng mến khách, nhiều tiềm năng trong phát triển về kinh tế, văn hóa, du lịch, thể thao…, mở ra cơ hội đầu tư vào Bình Thuận, đồng thời phát huy truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của con người Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng. Một vài hình ảnh của cuộc thi:. Ba đội vào vòng chung kết cự ly 1.700 mét.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Đội đua P.Bình Hưng về nhất cự ly 1.700 mét.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Các thuyền đua vượt cầu Lê Hồng Phong.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Có hàng chục nghìn người đến xem và cổ vũ.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Đội đua P.Đức Thắng đạt giải nhất cự ly 500 mét. TUẦN 29: Bài dạy: Cắt, dán hình tam giác. Tích hợp: Giới thiệu một số biển báo giao thông có dạng hình tam giác ( Biển báo nguy hiểm)  Qua hình ảnh biển báo giao thông giáo dục học sinh thực hiện đúng ATGT đường bộ.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> TUẦN 30: Bài dạy: Cắt, dán hàng rào đơn giản.. Tích hợp: Giới thiệu Đài liệt sĩ ở địa phương Giáo viên xây dựng bài dạy theo các định hướng sau: - Vị trí đài liệt sĩ của xã mình. - Ý nghĩa của đài liệt sĩ. - Các hoạt động của địa phương và nhà trường để tưởng nhớ các anh hùng kiệt sĩ như tổ chức lễ dâng hương vào ngày lễ, tết. - Giáo dục truyền thống cho học sinh. TUẦN 31:. Bài: Cắt dán hàng rào đơn giản (TT) Nội dung tích hợp ; cho học sinh vệ sinh lớp học ( 5-10 phút) TUẦN 32: Bài: Cắt dán và trang trí ngôi nhà. Nội dung tích hợp: Giới thiệu hình ảnh những ngôi nhà đẹp ( 8 phút) TUẦN 33: Cắt dán và trang trí ngôi nhà (TT) Nội dung tích hợp: GV tiếp tục giới thiệu những ngôi nhà đẹp ( 8 phút) TUẨN: 34. 35 Nội dung tích hợp: GV tổ chức cho học sinh chơi những trò chơi HS yêu thích.

<span class='text_page_counter'>(47)</span>

<span class='text_page_counter'>(48)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×