Tình trạng trí tuệ khi con người về già
Chúng ta thường thấy có một số các cụ vào
khoảng tuổi từ 60 trở lên đã có tính lẫn-lộn, nhớ
sai hay không nhớ được tên của con cháu và bạn
bè, nói đi nói lại những điều đã nói mà tưởng như
chưa nói bao giờ, và nói lẩm-bẩm khi ở một mình.
Trong trường-hợp nặng hơn, người ta mắc phải
bệnh mất trí-nhớ (alzheimer disease). Tuy-nhiên,
quý cụ không nên tự cho mình là đú- lẫn hay suy-
thoái trí-nhớ khi không nhớ ra tên một người mà
mình đã gặp hay nói chuyện với họ.
Lý do là khi ta giao thiệp với nhiều người thì không
thể nhớ hết tên những người mà mình đã gặp. Đây là
lẽ thường tình. Ngoài ra, có những người làm ta
không thể quên tên họ được trong khi đó lại có hạng
người làm ta rất dễ quên tên của họ. Lý do chính là
những bậc tài giỏi, nổi tiếng, và thường liên lạc thì lẽ
dĩ nhiên ta không bao giờ quên tên họ được, còn như
những hạng người không có gì đáng để ta phải chú ý
và không có liên lạc thường xuyên thì tự họ đã làm
cho ta khó nhớ tên của họ rồi chứ không phải vì ta đú
lẫn đâu.
Nếu tình trạng “đú-lẫn,” “lẩm-cẩm,” hay mất trí-nhớ
xảy ra lúc về già thì con người quả là một gánh nặng
cho gia đình và xã hội. Hậu quả là chuỗi ngày cuối
cùng của cuộc đời họ sẽ vất vưởng vô cùng. Trái lại,
chúng ta cũng thấy có những người già bảy tám chín
mươi tuổi mà vẫn còn minh mẫn, vẫn tham gia công
việc cộng đồng xã hội một cách có hiệu quả, và vẫn
điều khiển được guồng máy quốc gia một cách sáng
suốt. Cuộc đời của các cụ này thật là có ý nghĩa vì
các cụ không những không làm phiền ai mà còn giúp
ích tích cực cho gia đình và xã hội.
Kết quả của cuộc khảo cứu tình trạng sức khỏe của
các cụ cao niên đã được đăng trên báo Psychology
And Aging, 4/1996. Cuộc khảo cứu này tìm ra những
yếu tố giữ vai trò quyết định về tình trạng khả năng trí
tuệ của quý cụ. Đó là các yếu tố về giáo dục, khả
năng của buồng phổi, có tập thể dục cùng sinh hoạt
chăm chỉ hay không, và có làm chủ được mình hay
không. Trong cuộc khảo cứu này, các nhà nghiên cứu
thuộc những trường đại học Duke, Harvard, và Yale ở
Hoa Kỳ đã khảo cứu tình trạng sức khỏe của hơn
1200 các cụ về các tuổi từ 70 đến 79 trong thời gian
hai năm rưỡi liên quan đến các mặt thể chất, tâm lý,
xã hội, và nếp sống. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tình trạng khả
năng trí tuệ của quý cụ như sau:
- Yếu tố thứ nhất là vốn liếng giáo dục mà các cụ đã
có. Càng có kiến văn và có giáo dục, các cụ càng tinh
tường và khang kiện (to be in good health).
- Yếu tố thứ hai là khả năng hít thở của buồng phổi.
Phổi càng khoẻ, các cụ càng minh mẫn, có tiếng nói
sang sảng, và có nhận thức bén nhạy.
- Yếu tố thứ ba là sinh hoạt hằng ngày. Càng tập thể
dục đềuđặn và có các sinh hoạt như cắt cỏ, làm vườn
(trồng cây, chơi cảnh, nuôi cá, chim...), và nhất là
tham gia các công việc xã hội thì các cụ càng minh
mẫn và phán đoán sáng suốt.
- Yếu tố cuối cùng là việc làm chủ được cuộc sống
và tương lai của mình. Nếu người ta biết được mình
có thể làm chủ được điều tốt cũng như điều xấu trong
cuộc sống, họ sẽ cảm thấy hạnh phúc, thành công, và
có ích cho tha nhân. Có được như thế thì khi về già
họ không bị suy kém về tinh thần và thể chất. Chỉ
nguyên yếu tố làm chủ được cuộc sống của mình đã
là một điều tuyệt diệu. Điều này thật đúng với hạnh
“bát-nhã" tức là “tri-huệ” của nhà Phật. Đây là một
công trình nghiên cứu rất có ích lợi cho các thế hệ
tương lai.
Muốn có một cuộc sống ý nghĩa lúc về già, ngay từ
khi còn trẻ, chúng ta phải cố công theo đuổi việc học
cho đến nơi đến chốn, siêng năng tập thể thao thể
dục hằng ngày, ăn uống đầy đủ chất bổ, giữ vệ sinh
đúng cách để tránh bệnh tật, hít thở có phương pháp
để giữ cho buồng phổi tốt đẹp, và cố gắng thường
xuyên để có những sinh hoạt có ý nghĩa ở trong gia
đình cũng như ở ngoài xã hội.