Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Ngộ độc thuốc ngủ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.83 KB, 4 trang )

Ngộ độc thuốc ngủ

Liều gây chết của Gacdénal là 5g nhưng có người chỉ uống 1g cũng có thể
tử vong; liều gây chết của cloran là 10g.

Triệu chứng chính

- Ngộ độc nhẹ: ngủ say, thở vẫn đều, mạch vẫn đều và rõ, còn phản ứng khi véo
da, châm kim... các phản xạ gân và đồng tử giảm hoặc vẫn bình thường.
- Ngộ độc nặng: hôn mê sâu, thở chậm và nông, khò khè, mạch nhanh, huyết áp hạ
hoặc không đo được, đồng tử co và giảm phản xạ với ánh sáng, phản xạ gân mất.
- Tìm barbituric trong nước tiểu (+).

Nếu bệnh trạng kéo dài, sǎn sóc không tốt, bệnh nhân có thể liệt trung tâm hô hấp,
phù phổi cấp, viêm phổi...

Xử trí:

- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
- Xét nghiệm nước tiểu và chất nôn tìm barbituric (cần 50ml nước tiểu).
- Xét nghiệm đường huyết, ure huyết, amoniac huyết, dự trữ kiềm, đường niệu,
xeton niệu để loại các nguyên nhân hôn mê khác.
- Rửa dạ dày: nếu uống thuốc ngủ chưa quá 6 giờ và bệnh nhân còn tỉnh. Nước rửa
pha than hoạt tính: 30-40g trong 500ml nước. Nếu nạn nhân hôn mê sâu: đặt sonde
nhỏ vào dạ dày, bơm dung dịch ngọt hoặc kiềm vào dạ dày mỗi lần khoảng 50ml
rồi rút ra. Làm nhiều lần cho đến khi sạch dạ dày.
- Loại chất độc: bằng cách cho đi tiểu nhiều.
Xử trí theo 2 nhóm lớn barbituric:
* Barbituric chậm và rất chậm: Phenobarbitan (Gacdenan), Barbitan (Verian). Các
thuốc này thải qua thận và gây hôn mê kéo dài.
Cho lợi tiểu thẩm thấu và kiềm hóa bằng truyền tĩnh mạch 6 lít dung dịch


phối hợp luân chuyển: dung dịch bicarbonat 14%o - 50ml, dung dịch maniton 10%
- 500ml, dung dịch glucose 10% - 500ml, thêm vào mỗi chai 1,5g KCl. Đối với
phụ nữ và người cỡ nhỏ thì giảm lượng dịch đi một chút.

Nếu nạn nhân có bệnh chống chỉ định cho lợi tiểu thẩm thấu như suy tim, suy thận
thì nên chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc với các dung dịch kiềm.


* Barbituric nhanh hoặc trung gian: loại thuốc này thải nhanh qua gan gây hôn mê
ngắn nhưng nguy hiểm hơn do có thể gây ngừng thở nhanh. Xử trí gây đi tiểu
không có lợi. Chỉ truyền dịch để giữ thǎng bằng nước và điện giải, nhưng phải sẵn
sàng hô hấp hỗ trợ bằng máy hoặc thổi ngạt nếu bệnh nhân ngừng thở hoặc có rối
loạn nhịp thở.

Nếu không rõ nhiễm độc loại barbituric gì hoặc phối hợp nhiều loại thuốc: chỉ có
cách là cho lợi tiểu thẩm thấu vì biện pháp này không gây nguy cơ gì lớn.
- Chống trụy mạch: dùng Ouabain... nếu huyết áp tối đa <80mmHg thì truyền
thêm Noradrenalin 2-4mg cho mỗi lọ dung dịch glucose 500ml (không pha vào
các dung dịch có Na vì Noradrenalin sẽ bị phá hủy.
- Thở oxy ngắt quãng từng 15' một: luôn luôn giữ cho đường thở lưu thông,
thường xuyên hút đờm rãi, để bệnh nhân nằm đầu thấp và nghiêng đầu cho đờm
rãi dễ chảy ra... Sẵn sàng chống ngừng thở, đặt nội khí quản và hô hấp hỗ trợ khi
cần.
- Chống nhiễm trùng đường hô hấp: cho kháng sinh.
- Tiêm lobelin, vitamin...
- Theo dõi dự trữ kiềm và điện giải đồ trong thời gian truyền dung dịch kiềm.
- Chú ý việc nuôi dưỡng bệnh nhân, chống loét, giữ ấm nếu trời rét hoặc thân nhiệt
thấp.



×