Sơ cấp cứu là gì ?
Sơ cấp cứu là những trợ giúp hay chữa trị ngay lúc ban đầu cho nạn nhân bị
bất cứ chấn thương, sự cố hay bị một căn bệnh đột ngột nào đó trước khi có xe cấp
cứu, bác sĩ, hoặc người có chuyên môn đến chữa trị.
Việc sơ cấp cứu dó là vô cùng cần thiết bởi vì thời gian chờ đợi bác sĩ hay
những người cấp cứu đến có thể làm nạn nhân lâm vào tình trạng nguy hiểm hay
không thể cứu được nữa cho dù được đưa đến bệnh viện.
Tính mạng nạn nhân lúc đó có thể đo từng phút từng giây. Nói một cách
khác đó là những lúc mà sự trợ giúp kịp thời của bạn có thể cứu sống được một
con người. Thực tế đã xảy ra những sự việc hết sức đau lòng và đáng tiếc không
đáng xảy ra nếu những người xung quanh nạn nhân có kiến thức về sơ cấp cứu.
Mục đích của việc sơ cấp cứu:
1. Bảo toàn tính mạng cho nạn nhân, người thân và có khi chính
bản thân mình.
2. Hạn chế ảnh hưởng của căn bệnh.
3. Giúp nạn nhân hồi phục.
4. Người sơ cấp cứu là người:
5. Được huấn luyện, thực tập tốt.
6. Được kiểm tra và thường xuyên được tái kiểm tra.
7. Có kiến thức và chuyên môn luôn được cập nhật.
Phương pháp hồi sức
Điều cần thiết đối với cuộc sống là oxy và các chất khác đưa vào cơ thể
được truyền qua máu đến các tế bào của chúng ta. Tại đó, chúng được chuyển
thành năng lượng cần cho mọi hoạt động của chúng ta. Não với chức năng điều
khiển toàn bộ cơ thể phải được cung cấp oxy liên tục. Sau ba hoặc bốn phút thiếu
oxy, não ngừng hoạt động: bất tỉnh, ngừng thở, tim thôi đập và có thể tử vong.
Phương pháp hồi sức ABC
Có ba yếu tố liên quan đến việc đưa oxy lên não.
Đường dẫn khí (Airway: A) phải thông để oxy có thể vào bên
trong cơ thể.
Việc thở (Breathing: B) phải diễn ra để oxy có thể đến phổi.
Và máu phái được lưu thông khắp cơ thể (Circulation: C),
đem oxy đến các mô bao gồm cả các mô của não.
Người sơ cấp cứu nên
Giữ cho não luôn được cung cấp oxy theo phương pháp hồi
sức ABC:
Thông khí đạo (Airway),
Duy trì hơi thở (Breathing) và
Tuần hoàn máu (Circulation)
Kêu gọi sự giúp đỡ chuyên môn khẩn cấp.
Cứu người chết đuối
Lưu ý rằng nước quá lạnh làm tăng nguy hiểm đối với cả nạn nhân và
người cấp cứu vì nó có thể gây ra:
Không kiểm soát được nhịp thở hay thở hổn hển, có nguy cơ
bị ngộp nước.
Huyết áp tăng đột ngột có thể bất ngờ gây cơn đau tim.
Mất khả năng bơi bất ngờ; ngay cả một người bơi khỏe cũng
có thể chìm.
Nếu bị chìm trong nước quá lâu có thể bị giảm thể nhiệt.
Hành dộng: Những điều nên làm
Cứu nạn nhân lên bờ mà ít gây nguy hiểm cho bạn nhất.
Chọn cách an toàn nhất để cứu nạn nhân. Nếu có thể, hãy ở
trên bờ và dùng tay, gậy, cành cây hoặc quăng dây, phao cho nạn nhân.
Bơi đến và kéo nạn nhân đi nếu bạn là người cứu hộ đã được
huấn luyện lay nếu nạn nhân đã bất tỉnh. Nếu có thể bạn nên lội đi trong
nước hơn là bơi, như vậy sẽ an toàn hơn.
Khi đem nạn nhân lên khỏi nước, hãy khiêng đầu nạn nhân
thấp hơn ngực để giảm thiểu nguy cơ bị nôn mửa.
Chữa trị việc chết đuối và ảnh hưởng của nước lạnh.
Đưa nạn nhân đi bệnh viện ngay cả khi nạn nhân dường như
đã tỉnh hẳn.
Không nên nhảy xuống nước trừ khi thật cần thiết.
Tim ngừng đập
Thuật ngữ "cardiac arrest" (tim ngừng đập) dùng để chỉ bất cứ sự ngừng
đập đột ngột nào của tim. Nó có thể là hậu quả của cơn đau tim hay những nguyên
nhân khác bao gồm mất máu trầm trọng, ngạt thở, điện giật, sốc anaphylatic, dùng
thuốc quá liều và bị hạ nhiệt.
Đặc điểm của bệnh là mạch ngừng đập và không thở được. Bạn phải làm hô
hấp nhân tạo càng sớm càng tốt bởi vì không có oxy, cơ tim và não sẽ bị hủy diệt
nhanh chóng.
Thuật ngữ "cardiac arrest" (tim ngừng đập) dùng để chỉ bất cứ sự ngừng
đập đột ngột nào của tim. Nó có thể là hậu quả của cơn đau tim hay những nguyên
nhân khác bao gồm mất máu trầm trọng, ngạt thở, điện giật, sốc anaphylatic, dùng
thuốc quá liều và bị hạ nhiệt.
Đặc điểm của bệnh là mạch ngừng đập và không thở được. Bạn phải làm hô
hấp nhân tạo càng sớm càng tốt bởi vì không có oxy, cơ tim và não sẽ bị hủy diệt
nhanh chóng.
Cách nhận biết
Mạch không đập.