Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.68 KB, 5 trang )


Mối quan hệ giữa sinh vật và
môi trường


Quần xã sinh vật sống trong môi trường
không chỉ thích nghi với mọi biến đổi
của các yếu tố môi trường một cách bị
động mà còn phản ứng lại một cách tích
cực theo hướng đồng hóa và cải tạo môi
trường để sống tốt hơn. Do đó, giữa môi
trường và quần xã sinh vật có mối liên
quan chặt chẽ trên cơ sở tương tác lẫn
nhau thông qua các “mối liên hệ ngược.”.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một trong
những đặc tính quan trọng của mối tương
tác đó là tỷ lệ giữa số lượng sinh khối và
“giá thể” hay sinh cảnh của quần xã . Tỷ
lệ này càng nhỏ, trong điều kiện cân bằng
ổn định thì tác động của quần xã lên sinh
cảnh càng yếu và tính ổn định của môi
trường hướng đến việc làm tăng độ bền
vững của toàn hệ thống càng kém hiệu
quả.
Theo quy luật, thành phần không
sống (hay giá thể) trong thủy quyển
lớn hơn nhiều lần so với các hệ sinh thái
trên cạn. Sinh vật lượng trung bình của
sinh vật trên cạn đạt đến 12 - 13 kg/m2,
còn ở dưới nước chỉ khoảng
10g/m2 (tính theo khối lượng khô),


nghĩa là nhỏ hơn 1000 lần. Điều khác
biệt ở chỗ, trên cạn sinh vật phân bố theo
chiều thẳng đứng chỉ vào khoảng mấy
chục mét, còn ở dưới nước chúng lặn
xuống sâu đến hàng trăm thậm chí hàng
ngàn mét từ mặt xuống đáy.
Trong giới hạn của thủy quyển, mật
độ chất sống tăng khi dung tích thủy
vực giảm; ở đại dương trong một mét
khối nước chứa trung bình 20mg sinh
khối (khối lượng ẩm), còn trong các hồ
lớn - phần mười gam, trong hồ chứa - vài
chục gam, trong ao nuôi - đến kilogam.
Nói một cách khác, các thủy vực càng
nhỏ, hẹp... thì vai trò của thành phần
sống trong hệ sinh thái càng cao và tác
động của nó lên sinh cảnh càng mạnh.
Mặc dù theo khối lượng, thành phần sống
trong hệ rất nhỏ so với thành phần chung
sống, song vai trò hoạt động và tính chủ
đạo của nó lại rất lớn trong các chu trình
sinh địa hóa. Chẳng hạn thành phần hoá
học của biển cũng như trầm tích đáy
của nó chủ yếu được quyết định bởi
hoạt động sống của sinh vật (Odum,
1983).
Sự hình thành đất canh tác cũng là minh
chứng rõ rệt cho vai trò cải tạo đất của
các nấm, vi khuẩn, những loài động vật
nhỏ bé (giun đất) và thực vật.

Khi thích nghi với môi trường, quần xã
sinh vật không ngừng phát triển do sự
tiến hoá liên tục của các loài. Sinh cảnh
rõ ràng có ảnh hưởng lên sự phát triển
tiến hoá của sinh vật, nhưng không hoàn
toàn là nguyên nhân trực tiếp của quá
trình đó. Ngược lại, sự thay đổi của sinh
cảnh dưới ảnh hưởng của quần xã khó
quan sát được trong thời gian ngắn,
nhưng trong quá trình lịch sử địa chất lại
rất lớn lao, ví dụ sự tạo thành các đảo san
hô ở Nam Thái Bình Dương, sự biến đổi
của hồ thành rừng...
Qua đó thấy rằng các thành viên cấu tạo
nên quần xã càng ở bậc tiến hoá cao,
càng đứng cuối xích thức ăn, càng có
đóng góp nhiều cho quần xã trong việc
làm biến đổi môi trường.
Thu Nga

×