Tải bản đầy đủ (.docx) (202 trang)

Nghiên cứu một số cơ sở khoa học trồng rừng thâm canh Sa mộc (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook) ở vùng Đông Bắc Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.58 MB, 202 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ THỊ NGỌC HÀ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CƠ SỞ KHOA HỌC TRỒNG RỪNG
THÂM CANH SA MỘC (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook)
Ở VÙNG ĐÔNG BẮC BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI – 2021


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................ii
CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN........................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN………………………………….vii
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN........................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu về Sa mộc trên thế giới...............................................6
1.1.1. Đặc điểm phân loại, hình thái, cơng dụng của Sa mộc................................6
1.1.2 . Nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh thái, lập địa trồng rừng Sa mộc..........8
1.1.3. Nghiên cứu về chọn, tạo giống Sa mộc.....................................................14
1.1.4. Nghiên cứu về kỹ thuật trồng, nuôi dưỡng rừng Sa mộc...........................18


1.2. Nghiên cứu về Sa mộc tại Việt Nam.................................................................24
1.2.1. Đặc điểm phân loại, hình thái, cơng dụng của Sa mộc..............................24
1.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh thái, điều kiện gây trồng...............25
1.2.3. Nghiên cứu về chọn, tạo giống Sa mộc.....................................................27
1.2.4. Nghiên cứu về kỹ thuật trồng, nuôi dưỡng rừng Sa mộc...........................28
1.3. Nhận xét và đánh giá.......................................................................................32
1.3.1. Thí nghiệm làm đất trồng rừng.................................................................33
1.3.2. Thí nghiệm tuổi cây con đem trồng...........................................................34
1.3.3. Thí nghiệm mật độ trồng...........................................................................34
1.3.4. Thí nghiệm bón phân.................................................................................34
1.3.5. Thí nghiệm tỉa cành...................................................................................35
1.3.6. Thí nghiệm tỉa thưa ni dưỡng................................................................36
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................37


2.1. Nội dung nghiên cứu....................................................................................37
2.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố lập địa đến sinh trưởng và tăng trưởng của
rừng trồng Sa mộc tại vùng Đông Bắc Bộ...............................................................37
2.1.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Sa mộc..............37
2.1.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng Sa mộc 37
2.1.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Sa mộc ở vùng Đông
Bắc Bộ..................................................................................................................37
2.2. Quan điểm, phương pháp luận và cách tiếp cận nghiên cứu.........................38
2.2.1. Quan điểm, phương pháp luận...................................................................38
2.2.2. Cách tiếp cận.............................................................................................38
2.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................40
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp.......................................................40
2.3.2. Phương pháp điều tra, đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố lập địa đến sinh
trưởng Sa mộc tại vùng Đông Bắc Bộ.................................................................40
2.3.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm.......................................................................44

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................49
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................54
3.1. Ảnh hưởng của nhân tố lập địa đến sinh trưởng và tăng trưởng của rừng
trồng Sa mộc tại vùng Đông Bắc Bộ...................................................................54
3.1.1. Một số đặc điểm lập địa và sinh trưởng của Sa mộc tại vùng Đông Bắc Bộ.....54
3.1.2. Ảnh hưởng của một số nhân tố lập địa đến sinh trưởng và tăng trưởng của rừng
trồng Sa mộc.........................................................................................................68
3.2. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng Sa mộc..............78
3.2.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật làm đất trồng đến sinh trưởng rừng trồng Sa mộc......78
3.2.2. Ảnh hưởng của tuổi cây con đem trồng đến sinh trưởng rừng trồng Sa mộc....80
3.2.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng rừng trồng Sa mộc.............82
3.2.4. Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng rừng trồng Sa mộc.........................84
3.2.5. Ảnh hưởng của tỉa cành đến sinh trưởng rừng trồng Sa mộc...........................86
3.3. Kết quả nghiên cứu một số kỹ thuật tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng Sa mộc.......88


3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ để lại đến sinh trưởng, tăng trưởng rừng Sa mộc tỉa thưa
ở tuổi 7..................................................................................................................88
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ để lại đến sinh trưởng, tăng trưởng rừng Sa mộc tỉa thưa
ở tuổi 11................................................................................................................95
3.3.3. Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng, tăng trưởng rừng Sa mộc tỉa thưa ở
tuổi 7...................................................................................................................105
3.3.4. Ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng, tăng trưởng rừng Sa mộc tỉa thưa ở
tuổi 11.................................................................................................................112
3.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng và nuôi dưỡng rừng Sa mộc tại
vùng Đông Bắc Bộ............................................................................................119
3.4.1. Đề xuất về lập địa trồng rừng Sa mộc..........................................................119
3.4.2. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Sa mộc..................122
3.4.3. Đề xuất một số biện pháp tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng Sa mộc.................124
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................125

1. Kết luận.........................................................................................................125
2.Tồn tại.............................................................................................................126
3. Kiến nghị.......................................................................................................127
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................129
I. Tài liệu tiếng Việt...........................................................................................129
II. Tài liệu nước ngoài.......................................................................................131
PHỤ LỤC..............................................................................................................140


CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Ký hiệu,
từ viết tắt
∆D:
∆Dt:
∆H:
∆M:
CEC:
Clay:
CTTN:
D0 (cm):
D1,3 (cm):
ĐC:
Dt (m):
Dtrong:
f:
Hdc (m):
Hvn (m):
K:
Limon:
M (m3/ha):

MF1:
NPK:
OM:
OTC:
p:
pH:
TB:
Sandy:
VS:

Giải thích
Tăng trưởng đường kính cây (cm/thời gian)
Tăng trưởng đường kính tán cây (m/thời gian)
Tăng trưởng chiều cao cây (m/thời gian)
Tăng trưởng trữ lượng lâm phần (m3/ha/thời gian)
Khả năng trao đổi cation
Hạt sét
Cơng thức thí nghiệm
Đường kính gốc cây
Đường kính của cây tại vị trí 1,3m
Đối chứng
Đường kính tán cây
Dung trọng đất
Hình số thân cây
Chiều cao dưới cành
Chiều cao vút ngọn
Kali
Đất thịt
Trữ lượng cây đứng
Chế phẩm hữu cơ vi sinh do Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ

rừng sản xuất
Phân khoáng tổng hợp đạm, lân, kali
Hàm lượng mùn tổng số (%)
Ô tiêu chuẩn
Xác xuất
Độ chua
Trung bình
Hạt cát
Phân hữu cơ vi sinh
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Bảng 2.1 : Vị trí và đặc điểm của các OTC tại khu vực điều tra..............................42
Bảng 3.1: Đặc điểm lập địa rừng trồng Sa mộc.......................................................54
Bảng 3.2: Tổng hợp số liệu điều tra rừng trồng Sa mộc ở vùng Đông Bắc Bộ............61


Bảng 3.3: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sinh trưởng của lâm
phần Sa mộc............................................................................................................69
Bảng 3.4: Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tăng trưởng trữ lượng
của lâm phần Sa mộc...............................................................................................73
Bảng 3.5: Mơ hình tương quan giữa ∆M với các nhân tố lập địa............................75
Bảng 3.6: Sinh trưởng của Sa mộc ở thí nghiệm làm đất.........................................79
Bảng 3.7: Sinh trưởng của Sa mộc ở thí nghiệm tiêu chuẩn cây con đem trồng......81
Bảng 3.8: Sinh trưởng của Sa mộc ở thí nghiệm mật độ trồng................................82
Bảng 3.9: Sinh trưởng của Sa mộc ở thí nghiệm bón phân......................................85
Bảng 3.10: Sinh trưởng của Sa mộc ở thí nghiệm tỉa cành......................................87
Bảng 3.11: Các chỉ tiêu của rừng Sa mộc 7 tuổi trước và ngay sau khi...................88
Bảng 3.12: Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng Sa mộc 7 tuổi sau tỉa thưa 20 tháng. 89
Bảng 3.13: Các chỉ tiêu tăng trưởng của rừng Sa mộc 7 tuổi sau tỉa thưa 20 tháng.90
Bảng 3.14: Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng Sa mộc 7 tuổi sau tỉa thưa 32 tháng. 91

Bảng 3.15: Các chỉ tiêu tăng trưởng của rừng Sa mộc 7 tuổi sau tỉa thưa 32 tháng. 92
Bảng 3.16: Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng Sa mộc 7 tuổi sau tỉa thưa 42 tháng......93
Bảng 3.17: Các chỉ tiêu tăng trưởng của rừng Sa mộc 7 tuổi sau tỉa thưa 42 tháng......94
Bảng 3.18: Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng 11 tuổi trước và ngay sau tỉa thưa.........95
Bảng 3.19: Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng Sa mộc 11 tuổi sau tỉa thưa 20 tháng....96
Bảng 3.20: Các chỉ tiêu tăng trưởng của rừng Sa mộc 11 tuổi.................................96
Bảng 3.21: Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng Sa mộc 11 tuổi.................................98
Bảng 3.22: Các chỉ tiêu tăng trưởng của rừng Sa mộc 11 tuổi.................................98
Bảng 3.23: Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng Sa mộc 11 tuổi.................................99
Bảng 3.24: Các chỉ tiêu tăng trưởng của rừng Sa mộc 11 tuổi sau tỉa thưa 42 tháng....100


Bảng 3.25: Kết quả tổng hợp sinh trưởng D1,3 theo cấp kính sau tỉa thưa 42 tháng....102
Bảng 3.26: Các chỉ tiêu của rừng Sa mộc 7 tuổi trước và ngay sau khi tỉa thưa ở thí
nghiệm bón phân...................................................................................................106
Bảng 3.27: Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng Sa mộc 7 tuổi sau tỉa thưa 20 tháng ở
thí nghiệm bón phân..............................................................................................107
Bảng 3.28: Các chỉ tiêu tăng trưởng của rừng Sa mộc 7 tuổi sau tỉa thưa 20 tháng ở
thí nghiệm bón phân..............................................................................................108
Bảng 3.29: Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng Sa mộc 7 tuổi sau tỉa thưa 32 tháng ở
thí nghiệm bón phân..............................................................................................109
Bảng 3.30: Các chỉ tiêu tăng trưởng của rừng Sa mộc 7 tuổi sau tỉa thưa 32 tháng ở
thí nghiệm bón phân..............................................................................................109
Bảng 3.31: Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng Sa mộc 7 tuổi sau tỉa thưa 42 tháng ở
thí nghiệm bón phân..............................................................................................110
Bảng 3.32: Các chỉ tiêu tăng trưởng của rừng Sa mộc 7 tuổi sau tỉa thưa 42 tháng ở
thí nghiệm bón phân..............................................................................................111
Bảng 3.33: Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng 11 tuổi trước và ngay sau tỉa thưa ở thí
nghiệm bón phân...................................................................................................113
Bảng 3.34: Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng Sa mộc 11 tuổi sau tỉa thưa 20 tháng

ở thí nghiệm bón phân...........................................................................................114
Bảng 3.35: Các chỉ tiêu tăng trưởng của rừng Sa mộc 11 tuổi sau tỉa thưa 20 tháng ở
thí nghiệm bón phân..............................................................................................115
Bảng 3.36: Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng Sa mộc 11 tuổi sau tỉa thưa 32 tháng ở
thí nghiệm bón phân..............................................................................................116
Bảng 3.37: Các chỉ tiêu tăng trưởng của rừng Sa mộc 11 tuổi sau tỉa thưa 32 tháng ở
thí nghiệm bón phân..............................................................................................116


Bảng 3.38: Các chỉ tiêu sinh trưởng của rừng Sa mộc 11 tuổi sau tỉa thưa 42 tháng ở
thí nghiệm bón phân..............................................................................................117
Bảng 3.39: Các chỉ tiêu tăng trưởng của rừng Sa mộc 11 tuổi sau tỉa thưa 42 tháng ở
thí nghiệm bón phân..............................................................................................118


DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
Hình 1.1. Bản đồ khu vực trồng rừng Sa mộc trên thế giới.......................................9
Hình 1.2: Khu vực trồng rừng Sa mộc tại Trung Quốc............................................10
Hình 1.3: Diện tích Sa mộc có trữ lượng lớn hơn 450 m3/ha ở tuổi 20 ở Trung Quốc
................................................................................................................................. 23
Hình 2.1: Sơ đồ phương pháp tiếp cận của đề tài nghiên cứu..................................39
Hình 2.2. Các điểm điều tra nghiên cứu của đề tài ở vùng Đơng Bắc Bộ................41
Hình 3.1: Biểu đồ mức độ tương đồng về điều kiện lập địa của các OTC...............57
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện mức độ tương đồng giữa các OTC theo kiểu khoanh vùng....58
Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện mức độ tương đồng giữa các nhân tố lập địa.................59
Hình 3.4: Biểu đồ sinh trưởng đường kính thân cây................................................63
Hình 3.5: Biểu đồ hiện trạng sinh trưởng chiều cao cây..........................................65
Hình 3.6: Hiện trạng tổng tiết diện ngang của lâm phần Sa mộc điều tra................67
Hình 3.7: Biểu đồ tương quan giữa lập địa với sinh trưởng D1.3 lâm phần...............70
Hình 3.8: Biểu đồ tương quan giữa lập địa với sinh trưởng Hvn lâm phần...............71

Hình 3.9: Biểu đồ tương quan giữa lập địa với tổng tiết diện ngang của lâm phần..72
Hình 3.10: Biểu đồ tương quan giữa nhân tố lập địa với trữ lượng lâm phần.................74
Hình 3.11: Biểu đồ mơ hình tương quan giữa ∆M với các nhân tố lập địa..............74
Hình 3.12: So sánh chỉ tiêu tăng trưởng ∆D 1,3 của rừng Sa mộc tỉa thưa ở tuổi 7 và
tuổi 11....................................................................................................................101
Hình 3.13: So sánh chỉ tiêu tăng trưởng ∆M của rừng Sa mộc tỉa thưa ở tuổi 7 và
tuổi 11....................................................................................................................103


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài luận án
Năm 2020 là một năm thành công rực rỡ của ngành Lâm nghiệp Việt Nam
khi xuất khẩu gỗ đã vượt qua rất nhiều ngành hàng xuất khẩu truyền thống khác
để thiết lập một kỉ lục mới, thu về hơn 13,2 tỉ USD, tăng gần 16,9% so với năm
2019 (TCLN 2021) [21]. Tuy nhiên, cơ hội này cũng đang gặp phải khơng ít
thách thức, đặc biệt là bài tốn xây dựng vùng nguyên liệu. Theo số liệu thống
kê từ Tổng cục Lâm nghiệp, về mặt lí thuyết để có thể cung cấp được 2 triệu m 3
gỗ lớn cho ngành chế biến sản phẩm đồ gỗ, mỗi năm Việt Nam cần khoảng
30.000 ha rừng trồng gỗ lớn đưa vào khai thác. Như vậy sau chu kỳ 12 năm với
cây sinh trưởng nhanh thì phải phát triển và duy trì được 360.000 ha rừng trồng
gỗ lớn (TCLN, 2019) [20]. Tuy nhiên, hiện nay 70% diện tích rừng trồng của
nước ta là Keo và Bạch đàn với chu kỳ ngắn (từ 5-7 năm), 20% cịn lại là Mỡ,
Bồ đề, Tràm, chỉ có 10% diện tích rừng trồng các lồi cây bản địa (BIFA, 2020)
[1]. Theo các chuyên gia lâm nghiệp, việc gây trồng và khai thác sớm các diện
tích rừng trồng thuần lồi có thể gây những hệ lụy lớn về sinh thái và tính bền
vững. Vì vậy, phát triển trồng rừng thâm canh các lồi cây bản địa có chu kỳ
kinh doanh dài hơn chính là biện pháp khắc phục những tồn tại nêu trên mà vẫn
đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Trên cơ sở đó, các ngành chức năng đã ban hành các chính sách như: quyết
định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 8/7/2013, phê duyệt "Đề án tái cơ cấu

ngành Lâm nghiệp" với mục tiêu trọng tâm là phát triển nâng cao chất lượng
rừng để đạt sản lượng gỗ thương phẩm bằng 80% trữ lượng, trong đó 40% gỗ
lớn và 60% gỗ nhỏ. Về loài cây lâm nghiệp được chọn để tập trung phát triển
rừng sản xuất, ngoài 2 loài cây phổ biến hiện nay là cây Keo và Bạch đàn, quyết
định số 4961/QĐ-BNN-TCLN ngày 17/11/2014 của Bộ NN&PTNT đã đưa ra
danh mục 14 loài cây lâm nghiệp chủ lực cho trồng rừng sản xuất tại các vùng


sinh thái lâm nghiệp. Trong số 14 lồi đó, cây Sa mộc vừa là loài cây chủ lực
cho trồng rừng sản xuất vừa là loài cây chủ yếu cho trồng rừng ở các tỉnh vùng
Tây Bắc Bộ, Trung tâm Bắc Bộ và Đơng Bắc Bộ. Tiếp theo đó, thơng tư số 30
năm 2018 của Bộ NN&PTNT về việc Quy định danh mục lồi cây lâm nghiệp
chính thì cây Sa mộc (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook) được chọn là
một trong 6 loài cây chủ lực của trồng rừng sản xuất.
Thực tế, cây Sa mộc tuy đã được trồng khá phổ biến ở các tỉnh vùng núi phía
Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái… nhưng những nghiên cứu về loài cây
này ở nước ta chưa thực sự có chiều sâu. Riêng đối với nghiên cứu về kỹ thuật
trồng rừng Sa mộc ở nước ta hiện nay cịn có một số khoảng trống như: Chưa có
hệ thống kỹ thuật trồng rừng Sa mộc thâm canh từ khâu xác định lập địa trồng
thích hợp, tiêu chuẩn cây con, phương thức trồng, làm đất, mật độ trồng, bón
phân, tỉa cành, tỉa thưa ni dưỡng rừng theo hướng cung cấp gỗ lớn. Trong khi
đó, trên thế giới, các nước như Trung Quốc, Newzealand, Brazil… đã nghiên
cứu và đạt được rất nhiều thành tựu trong việc phát triển hệ thống kỹ thuật trồng
rừng thâm canh cây Sa mộc, tạo ra được rừng trồng Sa mộc năng suất, chất
lượng cao. Các thành tựu này chính là cơ sở vận dụng trong nghiên cứu của luận
án này.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn nêu trên, đề tài luận án “Nghiên cứu
một số cơ sở khoa học trồng rừng thâm canh Sa mộc (Cunninghamia lanceolata
(Lamb.) Hook) ở vùng Đông Bắc Bộ” được đặt ra là cần thiết, có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án
- Về lý luận:
Xác định được một số cơ sở khoa học trồng rừng thâm canh Sa mộc ở vùng
Đông Bắc Bộ.
- Về thực tiễn:


Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Sa mộc ở
vùng Đông Bắc Bộ.
3. Ý nghĩa của đề tài luận án
3.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần xây dựng luận cứ khoa học trong việc trồng rừng thâm canh Sa
mộc tại vùng Đông Bắc Bộ.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Phát triển các biện pháp trồng rừng thâm canh Sa mộc theo hướng kinh
doanh gỗ lớn.
4. Những đóng góp mới của đề tài luận án
- Xác định được tương quan giữa một số nhân tố lập địa đến sinh trưởng
rừng trồng Sa mộc, trên cơ sở đó đề xuất vùng trồng và điều kiện lập địa trồng
rừng Sa mộc ở vùng Đông Bắc Bộ.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Sa mộc
về tiêu chuẩn cây con đem trồng, kỹ thuật làm đất trồng rừng, mật độ trồng,
lượng phân bón, kỹ thuật tỉa cành và một số biện pháp tỉa thưa nuôi dưỡng rừng
trồng Sa mộc ở vùng Đông Bắc Bộ.
5. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là rừng trồng Sa mộc
(Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook).
5.2. Địa điểm nghiên cứu
- Điều tra, đánh giá sinh trưởng và xác định lập địa trồng rừng Sa mộc ở 8

xã, thuộc 6 huyện (huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng; huyện Tràng
Định, Văn Lãng, Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn và huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh).
Qua khảo sát thực tế cho thấy đây là những địa điểm có rừng trồng Sa mộc
thành lâm phần đảm bảo lập ô tiêu chuẩn để tiến hành đo đếm được.


- Thiết lập thí nghiệm trồng rừng và tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng tại
huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, nơi có diện tích rừng trồng Sa mộc lớn và cây
Sa mộc sinh trưởng tốt.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
- Đề tài luận án giới hạn nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố lập địa
chủ đạo gồm: khí hậu (nhiệt độ trung bình năm, độ ẩm trung bình năm, lượng
mưa trung bình năm); địa hình (độ cao so với mực nước biển và độ dốc); thổ
nhưỡng (loại đất; tính chất vật lý đất như thành phần cơ giới đất, dung trọng đất;
thành phần hóa học đất như hàm lượng đạm, lân, kali tổng số, hàm lượng mùn,
khả năng trao đổi Cation; độ dày tầng đất) đến sinh trưởng, tăng trưởng của
rừng trồng Sa mộc.
- Giới hạn nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng rừng chủ yếu gồm:
Tuổi cây con đem trồng, làm đất trồng rừng, mật độ trồng rừng, bón phân, tỉa
cành.
- Giới hạn nghiên cứu xác định mật độ để lại, bón phân cho rừng trồng Sa
mộc tỉa thưa ở tuổi 7 và tuổi 11 tại Quảng Ninh.
Một trong những biện pháp thâm canh rừng là sử dụng giống tốt, nhưng
trong luận án này không nghiên cứu về chọn giống mà kế thừa nguồn giống đã
được chọn lọc từ nghiên cứu giống của Đề tài trọng điểm cấp Bộ.
6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu xác định các nhân tố lập địa chủ đạo trong nhóm
nhân tố về khí hậu, điạ hình và đất đến sinh trưởng và tăng trưởng của rừng
trồng Sa mộc được thực hiện tại 6 huyện (huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, tỉnh Cao

Bằng; huyện Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn và huyện Ba Chẽ
tỉnh Quảng Ninh) là những nơi có rừng trồng Sa mộc tập trung thành lâm phần
đảm bảo cho việc điều tra, đo đếm số liệu.


- Các nội dung nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh Sa mộc về tiêu
chuẩn cây con đem trồng, kỹ thuật làm đất, mật độ trồng, bón phân, tỉa cành và
biện pháp tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng Sa mộc tuổi 7 và tuổi 11 được lựa
chọn thực hiện tại huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh.
7. Bố cục luận án
Luận án gồm 128 trang, ngoài các phần lời cam đoan; lời cảm ơn; danh
mục các từ viết tắt; danh mục các bảng biểu, hình ảnh; tài liệu tham khảo và các
phụ lục; đề tài luận án gồm có các phần chính sau đây:
Phần mở đầu (5 trang);
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (31 trang);
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu (17 trang);
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (71 trang);
Kết luận, tồn tại và kiến nghị (4 trang);


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu về Sa mộc trên thế giới
1.1.1. Đặc điểm phân loại, hình thái, cơng dụng của Sa mộc
Sa mộc (Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook), thuộc họ Bụt mọc
(Taxodiaceace). Chi Cunninghamia có 2 loài gồm Cunninghamia lanceolata và
C. konishi. Loài C. konishi có kích thước nhỏ hơn C. lanceolata (Dallimore và
cộng sự, 1931) [43].
Sa mộc là cây gỗ lớn, thường xanh, sinh trưởng nhanh, sản lượng cao, chất
lượng gỗ tốt. Cây có thân thẳng, trịn, có thể cao tới 50 m, đường kính đạt tới 3

m, tán lá màu xanh đậm, hình kim tự tháp hoặc hình nón. Vỏ xám sẫm đến nâu
sẫm hoặc đỏ nhạt, nứt khơng đều, có mùi thơm. Cành mọc xoắn quanh thân,
phân cành ngang. Lá dày, cứng mọc hình xoắn ốc thành 2 hàng, thẳng hoặc
cong hình lưỡi liềm, dài 0,8-6,5 cm; rộng 1,5-5 mm. Hạt có kích thước 12x8
mm, khi non màu xanh, khi chín chuyển sang màu nâu đỏ, hình trứng hoặc hình
cầu. Mỗi vảy có 3 hạt, hạt có cánh nhỏ. Cây 6-8 tuổi bắt đầu ra nón vào tháng 2
đến tháng 5, nón chín từ cuối tháng 8 đến tháng 11 (Thực vật chí Trung Quốc,
1982) [90].
Gỗ Sa mộc mềm nhưng bền, thớ thẳng, màu trắng đến vàng nhạt. Khối
lượng thể tích gỗ 0,4-0,5 g/cm3. Được sử dụng trong xây dựng, cột, cầu, thuyền,
phương tiện vận tải, đồ gia dụng và làm củi đun rất tốt. Tại Trung Quốc, gỗ Sa
mộc chiếm 20-30% sản lượng gỗ thương mại. Vỏ Sa mộc dùng sản xuất tannin,
cành nhỏ dùng để chiết xuất tinh dầu làm nước hoa. Các sản phẩn từ cây Sa mộc
có thể làm thuốc trị các vết thâm tím trên cơ thể, thuốc giảm đau và trị vết
thương (Chang và cộng sự, 1988) [31].
Sa mộc có dáng đẹp, khả năng chống sâu bệnh tốt nên được dùng để trồng


rừng trong vùng á nhiệt đới, được dùng trong hệ thống nơng lâm kết hợp với các
lồi Ngơ, Đậu, Lúa mì, Khoai tây, Lạc, Thuốc lá, Lúa nương hay trồng hỗn giao
với các loài cây đa tác dụng như Trẩu, Sở, trồng làm cảnh quan trên đường phố,
công viên (Chang và cộng sự, 1988) [31].
Sa mộc đã được trồng làm cảnh quan ở một số nước Châu Âu, Vương
Quốc Anh và Mỹ, tuy nhiên khi trồng thành rừng tập trung thì khơng thành cơng
do chúng khơng thích ứng với điều kiện khí hậu ở đó (FAO, 1982) [49].
Với rừng trồng Sa mộc ở độ tuổi 34, 22 và 10, sinh khối lượng cành, lá
khô hàng năm lần lượt là 4,88 (± 0,21), 3,73 (± 0,21) và 3,29 (± 0,36)
tấn/ha/năm. Như vậy, tổng chất dinh dưỡng trả lại đất hàng năm của rừng trồng
Sa mộc liên quan đến Cacbon (1,12-2,71 tấn/ha/năm), N (39,32 - 62,04
kg/ha/năm), K (15,95 - 22,44 kg/ha/năm), và P (1,30-1,63 kg/ha/năm) (Zhou T.,

và cộng sự, 2009) [87]. Ngoài ra, dinh dưỡng trong đất thay đổi từ điều kiện hạn
chế đạm sang điều kiện hạn chế lân (Li và cộng sự, 2020) [74].
Nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO 2 của rừng trồng Sa mộc tại Lào cho
thấy khả năng hấp thụ CO2 của rừng Sa mộc tuổi 5 đạt 3,009 tấn/ha; ở tuổi 7 đạt
5,581 tấn/ha; ở tuổi 8 đạt 6,167 tấn/ha và đạt 6,687 tấn/ha đối với rừng tuổi 11
(Chen, Wang và cộng sự 2017) [41].
Nghiên cứu thành phần hóa học của các chất chiết xuất từ Sa mộc đã
được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu trong vài thập kỷ trở lại đây (Zhou
T., và cộng sự, 2009) [87]. Tinh dầu của Sa mộc, ngay cả khi ở nồng độ thấp đã
có thể kháng nấm, chống lại hai loại nấm gây thối trắng, Trametes versicolor và
Irpex lacteus (He, Kang, Wang, 2015) [53]. Ngoài tinh dầu, chiết xuất thực vật
của Sa mộc cịn có cồn thô (APE) với protein (17,7 mg mL-1), flavonoid (2,35
mg mL-1) và phenol (0,19 mg mL-1). APE thô này từ Sa mộc được phát hiện
như một chất chống oxy hóa tự nhiên và kháng khuẩn mạnh với hàm lượng
protein, flavonoid và phenolics cao (Jyoti và cộng sự, 2018) [61].


1.1.2 . Nghiên cứu về đặc điểm phân bố, sinh thái, lập
địa trồng rừng Sa mộc
Gần đây, cây Sa mộc đã được ghi nhận như một loài thực vật được du
nhập đến nhiều nước trên thế giới, loài cây này được trồng chủ yếu để làm cây
xanh đường phố và cây cảnh trong vườn nhà. Bên cạnh những nghiên cứu của
các nhà khoa học đến từ Trung Quốc, có một số nghiên cứu học thuật liên quan
đến trồng rừng Sa mộc sản xuất đã có ở Newzealand (Fung, 1993) [51]; và ở
Brazil (Caieiras, 1982) [29].
Sa mộc có phân bố ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào và được trồng rộng rãi ở
Nhật Bản (Dallimore và cộng sự, 1931) [43]. Phân bố tự nhiên của Sa mộc ở
khu vực á nhiệt đới, trong phạm vi 21 041’-34003’ vĩ độ Bắc và 101045’-121053’
kinh độ Đông. Ở Trung Quốc, Sa mộc phân bố ở lưu vực sơng Dương Tử, Tần
Lĩnh và khu vực phía Nam. Đây là khu vực gây trồng rộng nhất và cây sinh

trưởng nhanh nhất. Phân bố theo độ cao ở mỗi khu vực có khác nhau: như tại
khu vực núi Đại Biệt ở phía Đơng phân bố ở độ cao 700 m (so với mặt nước
biển) trở xuống, khu vực núi Đới Vân của tỉnh Phúc Kiến phân bố ở độ cao
1.000 m trở xuống, khu vực núi Nga Mi ở tỉnh Tứ Xuyên phân bố từ 1.800 m
trở xuống và ở Đại Lý tỉnh Vân Nam phân bố ở độ cao 2.500 m trở xuống
(Thực vật chí Trung Quốc, 1982) [90].
Sa mộc phân bố tự nhiên ở khu vực khí hậu cận á nhiệt đới có độ ẩm cao,
khu vực ấm áp, có lượng mưa nhiều, nhiệt độ trung bình năm từ 15 ÷ 230C,
tháng 1 có nhiệt độ trung bình từ 0 ÷ 150C, Sa mộc có thể chịu lạnh đến nhiệt độ
-170C, mùa Hè (tháng 7, 8, 9) nhiệt độ bình qn có thể vượt q 30 0C, thậm chí
có ngày cao nhất cịn vượt q 400C. Hoạt động sinh trưởng, phát triển của Sa
mộc diễn ra khi nhiệt độ từ 15 0C trở lên, nhiệt độ thích hợp nhất từ 20-26 0C. Sa
mộc phân bố chủ yếu ở khu vực có lượng mưa 1.200-2.000 mm (Li và cộng sự,
2020) [74].


Sa mộc xuất hiện cả ở rừng tự nhiên rụng lá và rừng thường xanh (Thực
vật chí Trung Quốc, 1982) [90]. Cả hai kiểu rừng, các cây lá rộng hỗn giao đều
có thể là những cây tầng cao, như vậy có thể thấy Sa mộc khơng phải là lồi
mọc đơn loài. Tại huyện An Cát, tỉnh Chiết Giang, hầu hết rừng tre đều lẫn với
Sa mộc và Thông mã vĩ (WCSP, 1827) [79]. Tương tự, một số tài liệu khác cũng
chỉ ra rằng, rất ít trường hợp Sa mộc xuất hiện rừng thuần lồi trong tự nhiên
(Menzies, 1988) [73].

Hình 1.1. Bản đồ khu vực trồng rừng Sa mộc trên thế giới
(Nguồn: />
Sa mộc đã được trồng phổ biến ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc
biệt là Trung Quốc, Đài Loan. Ở Trung Quốc, Sa mộc được trồng từ những năm
300 sau Công nguyên (Menzies, 1988) [73]. Sa mộc được trồng thành rừng với
diện tích lớn từ năm 843 sau Công nguyên và việc quản lý rừng trồng được bắt

đầu từ cuối thế kỷ 12 đến thế kỷ 15 (Menzies, 1988) [73]. Nghiên cứu về lịch sử
trồng Sa mộc cho rằng, loài này đã được trồng ở Trung Quốc dưới thời nhà


Minh (năm 1368-1644) và có thể cịn ngay cả trước đó ở thời nhà Hán (năm 206
trước Cơng ngun đến 220 sau Cơng ngun).

Hình 1.2: Khu vực trồng rừng Sa mộc tại Trung Quốc (Yuhao Lu, 2015)

Ở Trung Quốc, Sa mộc được người dân gây trồng trên 1000 năm và kỹ
thuật trồng đã đạt đến trình độ phát triển cao; là lồi cây trồng lâm nghiệp quan
trọng, diện tích chiếm tới 50% ở một số tỉnh và được trồng ở 16 trong số 21 tỉnh
của Trung Quốc, với biên độ từ 22-34o vĩ độ Bắc, 102-122o kinh độ Đông (FAO,
1982) [49]. Hiện nay, tổng diện tích trồng Sa mộc chiếm tới 30% diện tích rừng
trồng ở Trung Quốc, với hơn 9 triệu ha, chủ yếu ở miền Nam Trung Quốc, trữ
lượng gỗ chiếm khoảng ¼ tổng lượng gỗ thương mại của Trung Quốc (Lei, 2015)
[67]. Hàng năm Trung Quốc trồng mới khoảng 700.000 ha Sa mộc (Zhou và cộng
sự, 2016) [87].
Sa mộc có thể chịu được sương giá, nhưng tới ngưỡng nhiệt độ -15 oC cây
non có thể bị chết. Sa mộc xuất hiện nơi có nhiệt độ trung bình trong khoảng 12


- 23oC, lượng mưa dao động từ 660 -2.450 mm, độ cao từ 1.000 – 2.600 m. Sa
mộc thích hợp với 3 loại đất ở vùng núi là đất nâu vàng, đất đỏ vàng và đất đỏ.
Sa mộc cũng ưa đất tốt, đất cát đen, đất sét vàng, đất vàng đỏ đến lẫn đá, thích
nghi với các loại đất có độ pH khá rộng, thường là pH 4-5, tuy nhiên nơi pH đến
7-8 vẫn có thể sinh trưởng (Yin và cộng sự, 2010) [85]. Cũng có tài liệu ghi
nhận Sa mộc thích hợp với nơi có đất thịt, thốt nước tốt, độ pH từ 4,7-6,4, tỷ lệ
C/N từ 6,8 đến 16 [91] .
Trên thế giới, đã có hàng chục bài báo được xuất bản bằng tiếng Anh, phân

tích về ảnh hưởng của các nhân tố lập địa đến rừng trồng Sa mộc. Một nghiên
cứu về sinh trưởng của hai loài hạt trần (P. massoniana và C. lanceolata) trong
rừng trồng hỗn giao thứ cấp giải thích rằng Sa mộc (C. lanceolata) có khả năng
sinh trưởng thân cây tốt hơn trong điều kiện bóng râm (Cheng và cộng sự, 2013)
[40].
Trong hệ sinh thái tự nhiên, có nhiều nhân tố tương tác với nhau và tác
động đến từng cá thể cũng như cả quần thể thực vật. Hàng chục nghiên cứu đã
được thực hiện để điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến rừng trồng Sa mộc.
Đầu tiên, là nhiệt độ trung bình năm tăng lên đã thúc đẩy khả năng sinh
trưởng của quần thể Sa mộc tốt hơn. Bên cạnh đó, khả năng nảy mầm của hạt Sa
mộc được lấy từ quần thể phía Nam, khi nảy mầm đã thích nghi tốt hơn với
nhiệt độ cao so với cây con nảy mầm từ hạt được lấy từ quần thể Sa mộc trồng ở
khu vực phía Bắc (Zhou và cộng sự, 2016) [87].
Tiếp đó, địa hình được khẳng định là nhân tố ảnh hưởng chủ đạo đến chiều
cao vút ngọn của cây Sa mộc. Theo đó, độ cao so với mực nước biển có ảnh
hưởng nhiều nhất đến sinh trưởng chiều cao vút ngọn, sau đó đến loại đất và độ
dốc (Xu và cộng sự, 2019) [84].
Cấu trúc tán của cây Sa mộc cho sinh khối lá tương đương với sự gia tăng
thể tích ngọn (Xu và cộng sự, 2019) [84]. Hiệu suất tự tỉa thưa tự nhiên của Sa


mộc và giá trị tạm thời của quá trình tự tỉa thưa là -1,5. Tình trạng tự chết đi đối
với lồi Sa mộc được ước tính là 0,96 đối với lá, 0,93 đối với cành, 1,42 đối với
thân, 1,35 đối với rễ và 1,28 đối với chồi (Zhang và cộng sự, 2009) [86]. Ngồi
ra, các tác giả cịn tổng kết các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ chết tự nhiên của Sa
mộc bao gồm: tuổi và cấu trúc quyết định 88,82%, khí hậu quyết định 11,18%
(Zhang và cộng sự, 2009) [86].
Nghiên cứu về tác dụng của việc tỉa cành đến sinh trưởng của cây Sa mộc
cho thấy, sự sinh trưởng của Sa mộc khơng có sai khác rõ rệt khi được tác động
tỉa cành. Ngồi ra, q trình quang hợp của lá cũng không cho thấy sự sai khác

giữa rừng trồng được tỉa cành và không tỉa cành (Li và cộng sự 2020) [74].
Do Sa mộc có phân bố rộng rãi, vì vậy trong khu vực phân bố có sự khác
nhau về điều kiện đất đai và khí hậu, dẫn đến sự khác nhau về sản lượng rừng
trồng. Sản lượng rừng trồng Sa mộc đạt cao nhất nơi thung lũng, giảm ở nơi có
độ dốc cao, hướng phơi phía Tây và trên đỉnh núi (CCG of Chinese Fir, 1981a)
[34]. Ở Trung Quốc, Sa mộc trồng vùng núi cũng cho năng suất tốt hơn so với
trồng ở vùng đồi thấp. Sinh trưởng của Sa mộc có mối liên quan tới nhiệt độ,
lượng mưa và độ ẩm. Theo đó, Sa mộc sinh trưởng tốt nhất ở nơi có nhiệt độ
trung bình năm là 22oC, lượng mưa trung bình/tháng là 200 mm (Yin và cộng
sự, 2010) [85]. Nhiệt độ và lượng mưa thích hợp là nhân tố quan trọng nhất cho
Sa mộc, sau đó tầng đất sâu, thốt nước và đất màu mỡ là điều kiện quan trọng
thứ 2 (Li và cộng sự, 2020) [74]. Một số nghiên cứu đã ghi nhận nơi có tầng đất
dày, pH 4,5-6,5, thung lũng thấp và độ dốc nhỏ Sa mộc sinh trưởng tốt nhất. Đối
với điều kiện địa lý, Sa mộc thích hợp trồng ở những nơi giao nhau giữa rừng lá
rộng thường xanh và rừng rụng lá. Loại đất thích hợp là đỏ, vàng, nâu-vàng và
đỏ-vàng (FAO, 1982) (Fung, 1993) [49] [51].
Sinh trưởng của Sa mộc rất mẫn cảm với lượng mưa thấp trong điều kiện
nhiệt độ cao. Sinh trưởng của Sa mộc cũng ảnh hưởng bởi hướng phơi, trong đó


hướng phơi Đông cho sinh trưởng tốt hơn so với hướng phơi Tây đối với rừng
Sa mộc dưới 10 tuổi (Chiao, 1986) [32]. Mối quan hệ giữa đường kính (D 1.3) và
mật độ lâm phần cũng được nghiên cứu, trong đó D 1.3 và mật độ có mối quan hệ
nghịch với nhau (Cheng và cộng sự, 2013) [40].
Trữ lượng lâm phần có mối quan hệ chặt chẽ với chiều cao, vì vậy chiều
cao đã được sử dụng để xây dựng phương trình tương quan ước tính trữ lượng
với hệ số tương quan cao nhất. Phương trình tương quan giữa chiều cao và trữ
lượng lâm phần có thể dự đốn đúng trên 90%, dù lâm phần trồng bằng cây con
hay là lâm phần tái sinh chồi. Ngồi ra, phương trình tương quan giữa chiều cao
với tuổi lâm phần và điều kiện lập địa có dạng Log H = Log SI - x(I/A-1/20),

trong đó H là chiều cao (m), SI là chỉ số điều kiện lập địa, x là hệ số diện tích và
A là tuổi lâm phần (Du, Zhang và cộng sự, 1988) [45].
Năng suất và trữ lượng của lâm phần phụ thuộc vào điều kiện lập địa, điều
kiện khí hậu và mật độ trồng. Với trữ lượng từ 250-350 m 3/ha ở tuổi 20 thì được
coi là rừng đạt năng suất tốt (FAO, 1982) [49]. Một vài tài liệu cũng đề cập sản
lượng có thể đạt tới 420 m3/ha ở tuổi 20 (CCG of Chinese Fir, 1981a) [34].
Luân kỳ khai thác của Sa mộc phụ thuộc vào điều kiện lập địa và mục tiêu
sản xuất, tuy nhiên, trồng rừng gỗ nhỏ luân kỳ ngắn thì nên khai thác ở tuổi 1520 năm (FAO, 1982) [49]. Đối với trồng rừng thâm canh ở tỉnh Hồ Nam, Trung
Quốc, luân kỳ khai thác có thể rút ngắn xuống 15 năm (Du, Zhang và cộng sự,
1988) [45]. Nếu mục đích của luân kỳ sau là tái sinh chồi, luân kỳ khai thác nên
từ 10-20 năm, khi đó, chồi sẽ khỏe, bên cạnh đó, luân kỳ khai thác ngắn cũng
hạn chế việc xuất hiện độ thon của thân lớn so với kinh doanh luân kỳ dài. Rừng
Sa mộc chu kỳ 20-25 năm để sản xuất gỗ xẻ có đường kính khoảng 18 cm trở
lên, ln kỳ khai thác 20-40 năm (Hung, 1969) [56].
Cuối cùng, để cải thiện độ phì của đất, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng rừng
trồng hỗn giao Sa mộc có khả năng cải thiện độ phì nhiêu của đất, đặc biệt là


các đặc tính hóa học (Zhou và cộng sự, 2020) [89]. Về chiều rộng vịng sinh
trưởng, Sa mộc là lồi sinh trưởng nhanh, sự tăng trưởng trung bình của chiều
rộng vòng năm của Sa mộc được xác định là tỷ lệ nghịch với mật độ, môđun
đàn hồi (MOE) và môđun đứt (MOR) của gỗ (Jiang và cộng sự, 1988) [60].
Như vậy, với phạm vi phân bố tự nhiên, và yêu cầu về đặc điểm lập địa
như trên, Sa mộc được đánh giá là lồi cây thích hợp gây trồng ở miền Bắc
nước ta.
1.1.3. Nghiên cứu về chọn, tạo giống Sa mộc
Tại Trung Quốc, Sa mộc đã được nghiên cứu gây trồng từ những năm 1950
và khảo nghiệm xuất xứ được tiến hành từ thời gian này ở cả trung ương và địa
phương. Đặc biệt vào năm 1976 Trung Quốc đã thực hiện chương trình khảo
nghiệm trên tồn quốc. Phương pháp khảo nghiệm truyền thống được áp dụng

bằng cách so sánh sinh trưởng của các xuất xứ trồng trong cùng một điều kiện
lập địa và lặp lại ở nhiều địa điểm khác nhau (Fang, 1987) [47]. Kết quả nghiên
cứu cho thấy có sự khác biệt lớn về sinh trưởng giữa các xuất xứ trồng trong 2
khảo nghiệm ở tỉnh Quảng Đông. Khảo nghiệm thứ nhất gồm 20 xuất xứ trồng
trên 3 địa điểm khác nhau và đánh giá sau 9 năm trồng; khảo nghiệm thứ 2 gồm
56 xuất xứ trồng trên 5 địa điểm khác nhau và đánh giá sau 5 năm trồng. Kết
quả cho thấy, 5 xuất xứ tốt nhất là Dung Thủy (Quảng Tây); Lạc Xương (Quảng
Đơng); Cẩm Bính (Quý Châu), Kiến Âu (Phúc Kiến); và Toàn Nam (Giang
Tây); các xuất xứ này có trữ lượng cao hơn 5 xuất xứ tiếp theo là 210-254% và
cao hơn 5 xuất xứ xấu nhất từ 4-8 lần. Một kết quả đáng chú ý là khơng có sự
sai khác ở điều kiện lập địa trồng khác nhau; điều này cho thấy Sa mộc có khả
năng thích ứng với phạm vi điều kiện lập địa rộng; đặc biệt 2 xuất xứ Dung
Thủy và Lạc Xương sinh trưởng tốt ở tất cả các điệu kiện lập địa khác nhau
(CCG for study of Mixed Stands in South China, 1987) [37].
Một chương trình khảo nghiệm tồn quốc lớn hơn bao gồm 2 khảo nghiệm:


khảo nghiệm thứ nhất gồm 19 lô hạt trồng tại 21 địa điểm và đánh giá sau 6 năm
trồng; khảo nghiệm thứ 2 gồm 43 lô hạt trồng tại 45 địa điểm và đánh giá sau 3
năm trồng. Một lần nữa cho thấy kết quả có sự khác biệt về sinh trưởng trong
khảo nghiệm thứ nhất; 5 xuất xứ tốt nhất có trữ lượng cao gấp 3,3 lần 5 xuất xứ
kém nhất. Khảo nghiệm thứ 2 cũng cho thấy sự khác biệt rõ rệt về sinh trưởng
chiều cao ở tuổi 3. Cũng giống như khảo nghiệm ở Quảng Đơng, nhóm xuất xứ
vùng Nam Ninh và Phúc Kiến có các đặc điểm tốt nhất về sinh trưởng, thích
nghi cao với các lập địa, kháng sâu bệnh và sương muối tốt và 2 xuất xứ tốt nhất
cũng là Dung Thủy và Lạc Xương (China Forestry Sector Loan project, 1989a)
[38].
Đánh giá sau 15 năm khảo nghiệm các xuất xứ Sa mộc trên phạm vi 13
tỉnh của Trung Quốc đã chọn ra những xuất xứ tốt, tốc độ sinh trưởng nhanh và
sản lượng cao bao gồm 9 xuất xứ: Dung Thuỷ (Quảng Tây), Lạc Xương (Quảng

Đông), Đại Điền (Phúc Kiến), Kiến Âu (Phúc Kiến), Đồng Cổ (Giang Tây), Lân
Thuỷ (Tứ Xuyên), Hội Đồng (Hà Nam), Cẩm Bính (Q Châu), Nam Bình
(Phúc Kiến) (Hong và cộng sự 1985) [55].
Đa dạng di truyền của các xuất xứ cũng được đánh giá bằng phương pháp
phân tích Isozyme và Karyotype, đã cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về một số
enzyme giữa các lô hạt từ 11 xuất xứ [46]. Sự đa dạng xuất xứ tăng dần từ các
xuất xứ ở khu vực trung tâm, giống như kết quả đánh giá sinh trưởng của trồng
khảo nghiệm xuất xứ. Trung tâm của đa dạng kiểu hình (polymorphism) được
xác định ở vùng phía Tây và Tây Nam tỉnh Tứ Xun và Đơng Nam tỉnh Vân
Nam, chứng tỏ đây có thể là vùng nguyên gốc của Sa mộc (Hong và cộng sự
1985) [55].
Song song với khảo nghiệm xuất xứ, chương trình cải thiện giống Sa mộc
được tập trung nghiên cứu những năm 1960 và vườn giống thế hệ thứ nhất được
thiết lập với những dịng có kiểu hình vượt trội được lựa chọn. Các vườn giống


thế hệ thứ 2 được thiết lập vào những năm 1980 và khảo nghiệm hậu thế cũng
được tiến hành. Đến thời điểm này, năng suất được đánh giá tăng 10-15% thơng
qua cải thiện giống. Năm 1982, trong chương trình cải thiện giống Sa mộc tại
Khai Hóa (Chiết Giang) các cây mẹ của những dòng ưu trội được tuyển chọn
qua khảo nghiệm đã được trẻ hóa thơng qua cắt tạo chồi và sau đó được giâm
hom. Sau đó, năm 1985, rừng trồng khảo nghiệm dịng vơ tính được thiết lập từ
những dịng được thụ phấn chéo tại đây (Thực vật chí Trung Quốc, 1982) [90].
Theo tài liệu của Trung tâm Nghiên cứu Cơng nghệ kỹ thuật Sa mộc Quốc
gia, tồn Trung Quốc đã tổ chức bình chọn những cây Sa mộc Vua cho từng
vùng. Tiêu chuẩn bình chọn những cây này là cây phải có chu vi ngang ngực từ
3 m trở lên, cao trên 30m, sinh trưởng tốt, sản lượng cao. Kết quả đã bình bầu
được hơn 100 cây Sa mộc Vua (Sa mu Vương) và các nhà khoa học lấy những
cây này để nghiên cứu khảo nghiệm và nhân giống. Quá trình cải thiện giống
được tiếp tục nghiên cứu và ngày càng tiến bộ thông qua việc cải thiện các đặc

tính di truyền của Sa mộc. Cho đến nay đã thiết lập được các vườn giống thế hệ
thứ 3 trên quy mơ lớn và đã có rất nhiều các giống năng suất cao.
Qua đánh giá, trữ lượng gỗ của giống từ vườn giống dịng vơ tính qua cải
thiện di truyền cao hơn đối chứng 33-72%, trong khi đó từ lựa chọn cây trội
thơng qua kiểu hình chỉ tăng 14-39% (Fan, Yu, 1987) [46].
Ở Trung Quốc, nhân giống Sa mộc bằng giâm hom được áp dụng từ
khoảng 800 năm về trước năm 1950. Sau năm 1950, dưới sự ảnh hưởng của nhà
di truyền học người Nga, Lysenko, nhân giống bằng hạt trở nên phổ biến hơn.
Tuy nhiên, khoảng từ những năm 1980, nhân giống bằng giâm hom lại trở nên
phổ biến và kỹ thuật nhân giống bằng hom và kỹ thuật trẻ hóa được cải thiện.
Các nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống đã được tiến hành khá đầy đủ và đã xây
dựng được quy trình nhân giống cho cả nhân giống bằng hom và hạt. Đối với
nhân giống vô tính Sa mộc, yếu tố quan trọng cho việc nhân giống thành công là


×